1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nhận thức về hiện tượng nghiện mạng xã hội Ở sinh viên Đại học thành phố hồ chí minh

63 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức về hiện tượng nghiện mạng xã hội ở sinh viên Đại học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Võ Huỳnh Khánh Linh, Nguyễn Hồng Bích Phượng, Võ Thị Kim Ngân, Đoàn Thị Kim Ngân, Lưu Thị Trà My, Phạm Thành Đạt
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học ứng dụng
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,67 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (11)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.5. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài (12)
  • PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (14)
    • 2.1. Lịch sử nghiên cứu về nghiện mạng xã hội (14)
    • 2.2. Các khái niệm công cụ liên quan đến nghiện mạng xã hội (16)
      • 2.2.1. Mạng xã hội (16)
      • 2.2.2. Nghiện (29)
      • 2.2.3. Nghiện mạng xã hội (30)
      • 2.2.4. Sinh viên (36)
      • 2.2.5. Tổng kết (36)
    • 2.3. Thực trạng/ nguyên nhân/ ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội ở sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (37)
      • 2.3.1. Thực trạng của việc nghiện mạng xã hội của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (37)
      • 2.3.2. Nguyên nhân của việc nghiện mạng xã hội của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (42)
    • 2.4. Giải pháp/ ứng dụng/ bài học kinh nghiệm về nghiện mạng xã hội của (55)
      • 2.4.1. Một số giải pháp để khai thác và sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả (55)
      • 2.4.2. Ứng dụng việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả (57)
      • 2.4.3. Bài học kinh nghiệm để tránh nghiện mạng xã hội (57)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (59)
  • PHỤ LỤC (62)
    • Hinh 2.2.1.d: Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (0)

Nội dung

LỜI CAM KẾTNhóm chúng em xin cam kết rằng bài tiểu luận với đề tài “Nhận thức về hiệntượng nghiện mạng xã hội ở sinh viên đại học TP.HCM” là kết quả của một quátrình nghiêm túc trong việ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Lịch sử nghiên cứu về nghiện mạng xã hội

Liên quan tới chủ đề này, nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về mạng xã hội Với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội như một hình thức truyền thông mới, nó đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu trên toàn thế giới Nhóm đã tiến hành việc tìm kiếm, thu thập thông tin về nhiều công trình nghiên cứu và bài báo liên quan tới mạng xã hội và sinh viên đã đạt được những thành tựu đáng kể, nổi bật như: Nghiên cứu của Paul

A Kirschner và Aryn C Karpinski vào năm 2010: “Facebook® and academic performance” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng Facebook và thành tích học tập của sinh viên Từ đó cho thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể dẫn đến sự phân tán tư tưởng, làm giảm thời gian dành cho việc học và các hoạt động học thuật nghiêm túc khác Nghiên cứu của Daria J Kuss và Mark D. Griffiths vào năm 2017: “Social Networking Sites and Addiction: Ten Lessons Learned” đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động của việc nghiện các mạng xã hội lên cuộc sống của người dùng, đặc biệt là sinh viên và thanh thiếu niên Nghiên cứu không chỉ tập trung vào các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok mà còn xem xét các yếu tố gây nghiện và hậu quả của việc sử dụng quá mức Nghiên cứu của Lin et al vào năm 2016: “Association between Social Media Use and Depression among U.S Young Adults” đã phân tích mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội dẫn tới khả năng mắc bệnh trầm cảm ở người trưởng thành trẻ tuổi tại Hoa Kỳ Nghiên cứu này tập trung vào việc xem xét mức độ sử dụng mạng xã hội và tần suất sử dụng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm lý, đặc biệt là trầm cảm Các nhà nghiên cứu sử dụng “Thang đo Trầm cảm 7 mục” của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học (CES-D) để đánh giá mức độ trầm cảm của người tham gia Bên cạnh đó, cũng có không ít những cuộc tranh luận về vấn đề mạng xã hội tác động tích cực hay tiêu cực tới sinh viên, tiêu biểu như cuộc tranh luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: Is social networkingbad for today's generation? (Mạng xã hội có hại cho thế hệ ngày nay không?) Đã có rất nhiều người tham gia vào tranh luận về vấn đề này,trong đó có 58% đồng ý rằng mạng xã hội đang có những tác động tiêu cực đến sinh viên, 42% không đồng ý và kể ra những ưu điểm mà mạng xã hội mang lại Tại Việt Nam, sau hơn 25 năm phát triển về mặt Internet và hơn 15 năm mạng xã hội bắt đầu du nhập vào nước ta, vì thế sự phát triển của công nghệ số đã tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáng chú ý nhất là thực trạng sinh viên hiện nay Qua đó, nhóm cũng đã tìm một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Thị Hậu vào năm 2013 với sách “Mạng xã hội với giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh”, với sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú đã cho phép người dùng hiện nay có thể tiếp nhận, cũng như chia sẽ và chọn lọc thông tin một cách dễ dàng, không phân biệt khó khăn về không gian cũng như thời gian Tác giả đã nêu rõ ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ Thành phồ Hồ Chi Minh hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích sử dụng mạng xã hội góp phần giúp các bạn trẻ có thể cải thiện được việc sử dụng mạng xã hội của mình Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, nhóm có điều kiện tham khảo các tài liệu ở Văn phòng khoa, trên các diễn đàn (forum), thư viện (library), nghiên cứu (research) từ Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia, Thư viện Quốc gia cũng như tài liệu từ các nguồn khác và nhận thấy rằng đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về mạng xã hội, nổi bật như: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hương khóa QH – 2006 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải trí” Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu quá trình đưa – tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook và Twitter Kết quả khóa luận đã đưa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hướng trong việc phát triển mạng xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thôngtin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Lan Nguyên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” Luận án này hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, chỉ ra ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên, đưa ra định hướng giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả hơn, đồng thời, phát huy lợi ích và tính đa dạng, tích hợp của mạng xã hội này trong việc hỗ trợ hoạt động học tập và đời sống của sinh viên.

Như vậy, liên quan đến vấn đề sử dụng mạng xã hội ở giới trẻ đặc biệt là sinh viên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, góp phần làm rõ về mặt khái niệm, nội dung và những yêu cầu nhằm phát huy mặt tích cực của mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ trong đó có sinh viên Ngoài ra, còn cho ta thấy việc lạm dụng mạng xã hội có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc công nghệ, giảm sút khả năng tương tác xã hội thực tế, và thậm chí gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm Hơn nữa,mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền thông tin sai lệch, tạo ra áp lực đồng trang lứa và sự so sánh xã hội không lành mạnh, ảnh hưởng đến nhận thức về bản thân và cuộc sống.

Các khái niệm công cụ liên quan đến nghiện mạng xã hội

2.2.1 Mạng xã hội: a Khái niệm mạng xã hội:

Khái niệm Mạng xã hội (Social network) trên internet, mạng xã hội trực tuyến, hay còn gọi là mạng xã hội ảo là khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối của thế kỷ XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmates.com (1995), SixDegree (1997), kể đến là sự bùng nổ của một loạt các trang mạng khác nhau tùy theo hướng tiếp cận như Friendster (2002), MySpace, Bebo, Facebook

(2004) và tại Việt Nam là Yobane (2006), Zingme (2009) Với sự phát triển nhanh chóng của hình thức xã hội ảo này, mạng xã hội được định nghĩa rất khác nhau tùy theo hướng tiếp cận.

Theo như luatvietnam.vn, Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP nêu rõMạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân,diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác Theo định nghĩa này, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểu một cách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với những người khác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh… tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác… Một điểm đặc biệt của mạng xã hội là tính linh hoạt, tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa Mạng xã hội hoạt động trên nền tảng internet, yêu cầu người dùng phải tạo tài khoản và hồ sơ cá nhân Thông qua các tài khoản ảo, người dùng có thể thiết lập mối liên kết các trang mạng xã hội lại với nhau Mọi nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội đều do chính người dùng đăng tải, tạo ra một không gian để họ tự do tìm kiếm và khám phá thông tin mà mình quan tâm.

Và hơn hết, các trang mạng xã hội luôn có chính sách bảo mật thông tin cá nhân người dùng Những người sử dụng mạng được gọi là cộng đồng mạng

Theo số liệu thống kê trong báo cáo thường niên về các xu hướng truyền thông xã hội do Meltwater và We Are Social công bố, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn cầu đã vượt mốc 5 tỷ người Tại Việt Nam, thời điểm đầu năm 2024,thực trạng sử dụng kỹ thuật số được thống kê như sau: có 78,44 triệu người dùngInternet, chiếm 79,1% dân số, 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội; có tổng cộng168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động; 92,7% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội Những con số này trở thành yếu tố quan trọng trong việc tìm hiểu về mạng xã hội.

Hình 2.2.1.a: Tổng quan về việc áp dụng và sử dụng các thiết bị và dịch vụ được kết nối. b Đặc điểm, mục đích của mạng xã hội:

Theo số liệu vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có 70 triệu người dùng mạng xã hội và sự phổ biến mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu hạ nhiệt Đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71% tổng dân số, nhưng theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,40 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên.

Mạng xã hội trên Internet bao gồm các đặc điểm nổi bật: tính liên kết nối, tính đa phương tiện, tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ Tính liên kết nối và chia sẻ mạnh mẽ: nó phá vỡ những ngăn cách về địa lý,ngôn ngữ, giới tính lẫn quốc gia Tính đa phương tiện: khi sử dụng các tính năng này, người tham gia thực hiện tính công khai của thông tin vừa phải tính đến bảo mật để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân Tính tương tác: thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin truyền đi và sau đó được phản hồi từ phía người nhận, mà còn phụ thuộc vào cách người dùng sử dụng ứng dụng của MXH Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ: tất cả các mạng xã hội đều có những ứng dụng tương tự nhau như đăng trạng thái, dạng nhạc hoặc video clip, viết bài nhưng được phân bổ dung lượng khác nhau.

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và duy trì các mối quan hệ xã hội, cho phép người dùng liên lạc với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, cũng như tìm kiếm những người có cùng sở thích thông qua Internet Bên cạnh việc kết nối, mạng xã hội còn cung cấp nền tảng để chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và nội dung khác, đáp ứng nhu cầu cập nhật tin tức, quảng cáo hoặc thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau Người dùng có thể tạo nội dung riêng, từ bài viết đến trạng thái, qua đó thể hiện bản thân và chia sẻ ý tưởng Mạng xã hội cũng khuyến khích sự hình thành và phát triển các cộng đồng dựa trên sở thích chung, giúp tạo ra tương tác tích cực Hơn nữa, nền tảng này còn là nơi để người dùng trao đổi thông tin, phản hồi và thảo luận về các vấn đề xã hội Không chỉ dừng lại ở đó, mạng xã hội cũng là công cụ mạnh mẽ cho tiếp thị và kinh doanh, giúp quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu Cuối cùng, nhiều mạng xã hội còn cung cấp các tính năng giải trí như xem video, nghe nhạc và chơi game, góp phần tạo ra trải nghiệm phong phú cho người dùng Tất cả những yếu tố này cho thấy rằng mạng xã hội không chỉ là một công cụ kết nối mà còn là một phần thiết yếu trong đời sống hiện đại, phục vụ nhiều mục đích khác nhau của con người. c Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam:

Sau khi thu thập kết quả từ cuộc khảo sát được báo cáo trong “Vietnam mobile app popularity 2024” (Mức độ phổ biến của ứng dụng di động Việt Nam 2024) mới đây của Q&Me (một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu trực tuyến lớn nhất) Trước đó, năm 2023, thời gian sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động của người Việt đã giảm xuống trung bình khoảng 4,1 giờ/ngày,giảm 2,4 giờ so với năm 2022 Tuy nhiên con số này đã tăng 1,4 giờ trong năm nay, lên 5,5 giờ/ngày.

Hình 2.2.1.c1: Hình ảnh thể hiện thời gian sử dụng ứng dụng vào năm 2023 và năm 2024.

Dựa vào dữ liệu nghiên cứu của Datareportal.com và Wearesocial.com, năm nền tảng mạng xã hội phổ biến được người Việt dành nhiều thời gian sử dụng nhất lần lượt là: Facebook (33%), TikTok (18%), Zalo (15%), Messenger (7%), Youtube (6%) Theo đó, chỉ 5 nền tảng này đã chiếm đến 3/4 thời lượng sử dụng ứng dụng di động của người Việt Tuy nhiên, khi xét trên tiêu chí tần suất mở ứng dụng trong một tuần, 98% những người được hỏi cho biết họ mở Zalo nhiều nhất vì đây cũng là ứng dụng được người Việt sử dụng để giao tiếp hàng ngày

Facebook: Là mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook cho phép người dùng chia sẻ nhiều loại nội dung như bài viết, hình ảnh, video và thậm chí cả livestream.Ngoài việc kết nối bạn bè, Facebook còn là nơi để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các trang fanpage và nhóm cộng đồng Khả năng tạo sự kiện, khảo sát và tương tác đa chiều giúp Facebook trở thành công cụ đa năng, từ giải trí đến công việc Dữ liệu được công bố trong tài nguyên quảng cáo của Meta cho ta thấy rằng có 72,70 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam vào đầu năm 2024 Khả năng tiếp cận quảng cáo của Facebook tại Việt Nam tăng thêm 6,5 triệu (+9,8%)

Hình 2.2.1.c2: Mạng xã hội Facebook tại Việt Nam năm 2024 theo Melwater.

Zalo: Là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hàng đầu tại Việt Nam, Zalo cung cấp các tính năng giao tiếp nhanh chóng và tiện lợi Không chỉ dừng lại ở việc nhắn tin, Zalo còn tích hợp nhiều tính năng xã hội như chia sẻ bài viết, hình ảnh, và quản lý công việc qua Zalo Official Account, tạo ra hệ sinh thái kết nối thông qua nền tảng quốc nội mạnh mẽ Với việc bảo mật thông tin cao và tính năng nhắn tin mượt mà, Zalo trở thành sự lựa chọn ưu tiên của người dùng Việt.Zalo giữ vững vị trí nền tảng được yêu thích nhất ở cả 3 nhóm thế hệ người dùng:GenX, GenY và GenZ với tỷ lệ vượt trội Trước làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI),Zalo cũng bổ sung hàng loạt tính năng nhằm giúp người dùng giải trí, phục vụ công việc và hỗ trợ kinh doanh, ví dụ như AI Avatar, AI Sticker, soạn tin nhắn bằng giọng nói (dictation), chuyển giọng nói thành văn bản (voice-to-text),chuyển văn bản thành tin nhắn thoại (text-to-speech)… Ước tính, các tính năng này trên Zalo đã thu hút trên 10 triệu người dùng và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Hình 2.2.1.c3: Mức độ yêu thích của người dùng.

YouTube: Là nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới, YouTube cung cấp hàng tỷ video từ người dùng trên khắp toàn cầu Người dùng có thể tìm kiếm và xem các nội dung từ giải trí, giáo dục, tin tức đến hướng dẫn kỹ năng Ngoài ra, YouTube còn là nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo và lượng người theo dõi Đây là một trong những nền tảng có tác động lớn nhất đối với xu hướng truyền thông video trên toàn cầu

Hình 2.2.1.c4: Mạng xã hội Youtube tại Việt Nam năm 2024 theo Melwater.

Tài nguyên quảng cáo của Google cho biết YouTube có 63,00 triệu người dùng tại Việt Nam đầu năm 2024, cho thấy rằng khả năng tiếp cận quảng cáo của YouTube đầu năm 2024 tương đương với 63,5% dân số tổng cộng của Việt Nam. Quảng cáo trên YouTube đạt 80,3% tổng số người dùng Internet của Việt Nam (bất kể độ tuổi) vào tháng 1 năm 2024.

Instagram: Tập trung vào hình ảnh và video ngắn, Instagram thu hút người dùng thông qua tính năng tạo và chia sẻ nội dung mang tính thẩm mỹ cao Instagram Story và Reels là những công cụ sáng tạo mạnh mẽ cho người dùng trẻ thể hiện cá tính và phong cách sống Instagram cũng là nơi các thương hiệu, người nổi tiếng và influencers sử dụng để xây dựng hình ảnh và tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo trực quan.

Hình 2.2.1.c5: Mạng xã hội Instagram tại Việt Nam năm 2024 theo Melwater.

Thực trạng/ nguyên nhân/ ảnh hưởng của nghiện mạng xã hội ở sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Thực trạng của việc nghiện mạng xã hội của sinh viên Thành phố Hồ

Việc thay đổi và phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các phương tiện đại chúng, đặc biệt là những tiện ích mà công nghệ mang lại được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các mạng lưới mạng xã hội đã cho phép chúng ta sử dụng và tận dụng tối ưu những chức năng mà nó mang lại để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.Đối với các bạn sinh viên thì đây là một phần không thể thiếu vì đó là biện pháp tối ưu và gần như dễ dàng nhất để họ có thể giải trí, học tập, tìm hiểu và phát triển bản thân Vì để hiểu rõ hơn và tính chính xác của đề tài này, nhóm đã tiến hành bài khảo sát từ một số trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2.3.1.1: Biểu đồ thể hiện sinh viên các trường đại học tham gia khảo sát.

Qua bài khảo sát mà chúng em thu nhập đc từ 215 bạn sinh viên tham gia, thì em rút ra đc

Biểu đồ 2.3.1.2: Biểu đồ thể hiện giới tính sinh viên tham gia khảo sát.

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm cuối

Biểu đồ 2.3.1.3: Biểu đồ thể hiện sinh viên các năm tham gia khảo sát.

Qua biểu đồ trên, nhóm thu thập được 215 câu trả lời từ các bạn sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau Nhóm đã khảo sát và rút ra được trường HUTECH chiếm 53%, VLU chiếm 24%, UEH chiếm 17%, HCMUTE chiếm 6% Trong đó,người tham gia khảo sát có giới tính nữ chiếm 51,6%, còn lại là giới tính nam chiếm 48,4% Vì cuộc khảo sát nhắm đến các bạn sinh viên theo các năm nên sinh viên năm 1 tham gia khảo sát chiếm 10,7%, năm 2 là 42,8%, năm 3 là27,4%, còn lại là năm cuối chiếm 19,1%.

Biểu đồ 2.3.1.4: Biểu đồ thể hiện mạng xã hội sinh viên tham gia khảo sát thường dùng.

Và thông qua cuộc khảo sát của nhóm đối với 215 bạn sinh viên tham gia, ngày nay đã và đang có rất nhiều loại hình mạng xã hội cho phép sinh viên giải trí, tiếp cận được với thời đại, đáp ứng được nhiều nhu cầu của họ Và nhóm cũng đã rút ra được các loại mạng xã hội sinh viên sử dụng nhiều nhất Qua cuộc khảo sát ta có thể thấy được Facebook (177 người bình chọn) là mạng xã hội được sinh viên ưa dùng nhất Mặc dù ra đời với thời gian không lâu nhưng Facebook với những tính năng ưu việt, độ tương tác cao và dễ sử dụng Mạng xã hội này được sử dụng phổ biến và được các bạn trẻ yêu thích nhất ở Việt Nam Vị trí tiếp theo đó chính là Zalo và TikTok (176 người bình chọn), TikTok là nơi sinh viên năng động muốn thể hiện bản thân với mong muốn giao lưu kết bạn, tạo ra các xu hướng mới thì dường như không thể thiếu đối với mỗi bạn trẻ, Zalo đa phần là nơi để trao đổi việc học tập giữa giảng viên và sinh viên, giữa các nhóm sinh viên với nhau Nối tiếp đó là Instagram cũng chiếm một phần bình chọn cao (172 lượt bình chọn), với các tính năng hấp dẫn, thẩm mỹ cao, xây dựng cho mình một trang mạng xã hội đẹp Theo sau đó là Threads (139 bình chọn), mới vừa ra mắt cách đây không lâu nhưng đây là nền tảng mạng xã hội vừa giúp sinh viên giải đáp thắc mắc vừa giúp các nhà tuyển dụng nhỏ đăng tuyển trên đấy

Biểu đồ 2.3.1.5: Biểu đồ thể hiện thời điểm sinh viên tham gia khảo sát thường dùng mạng xã hội.

Nhìn các thông số ở biểu đồ trên, ta có thể thấy được phần lớn các bạn sinh viên sử dụng các trang mạng xã hội vào mỗi lúc rảnh chiếm tới 174 lượt bình chọn, tiếp đến là buổi tối chiếm 171 lượt bình chọn, buổi sáng chiếm 169 lượt bình chọn, khuya chiếm 129 lượt bình chọn và thấp nhất là chiều với 12 lượt bình chọn, trưa với 3 lượt bình chọn Vì thế, nhóm đã rút ra được các sinh viên đều sử dụng mạng xã hội vào lúc rảnh, nhưng vì là sinh viên nên lịch học mỗi ngày thường sẽ không cố định, hôm học sáng hôm học tối Các bạn sử dụng mạng xã hội vào đêm khuya cũng chiếm lượt bình chọn không thấp, thường thì các bạn sẽ làm bài xong rồi mới sử dụng, nhưng đêm khuya thì có hại cho sức khỏe của các bạn sinh viên Điều đó chứng tỏ một số bạn vẫn chưa nhận thức về những tác hại đối với sức khỏe khi thức đêm sử dụng mạng xã hội.

Từ 2 đến 4 tiếng Nhiều hơn 4 tiếng

Biểu đồ 2.3.1.5: Biểu đồ thể hiện thời gian sinh viên tham gia khảo sát thường hoạt động trên mạng xã hội.

Qua hai biểu đồ khảo sát về thời điểm và thời gian sử dụng thì nhóm đã rút ra được số liệu như sau Hầu hết các sinh viên đều sử dụng vào lúc mỗi khi rảnh, không có việc gì làm thì họ thường lướt các trang mạng xã hội để giải trí,… vì là sinh viên nên lịch học không cố định, hôm thì học sáng hôm thì học chiều nên nhóm không thể xác định được sinh viên sử dụng mạng xã hội lúc rảnh hay lúc học Nhìn qua, thời điểm buổi trưa rất ít (3 sinh viên bình chọn) có thể thấy được phần lớn sinh viên dành thời gian nghỉ ngủ để chuẩn bị cho buổi học hoặc buổi đi làm Và nhìn qua biểu đồ về thời gian sử dụng, ta có thể thấy được chỉ có 2 sinh viên dùng dưới 2 tiếng, quy ra là 1% trên 100%, từ 2 đến 4 tiếng thì có 45 sinh viên, quy ra là 21% và còn lại nhiều nhất là 168 sinh viên, quy ra là 78% Có một câu rất nổi tiếng trong bộ phim The Social Network “Ngày xưa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thành phố, bây giờ chúng ta sống trên mạng”, ngày nay với sự phát triển của công nghệ mỗi người cầm một chiếc điện thoại không ai nói với ai câu gì, giao tiếp hoàn toàn trên MXH từ việc thăm hỏi, trò chuyện đến đếm khuya, ngay cả mua sắm cũng ở trên mạng Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm không chỉ đối với nhà trường mà còn là sự quan tâm của các nhà quản lý hiện nay.

2.3.2 Nguyên nhân của việc nghiện mạng xã hội của sinh viên Thành phố Hồ

Mục đích sử dụng mạng xã hội 0.0%

Tạo thêm mối quan hệ bạn bè Trao đổi học hành, kiến thức Có thêm nhiều hiểu biết về xã hội Giảm bớt căng thẳng sau việc học Tán chuyện với bạn bè Muốn trở thành Tiktoker

Biểu đồ 2.3.2.1: Biểu đồ thể hiện mục đích sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội.

Theo biểu đồ trên, ta có thể thấy được phần lớn sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội với mục đích là “Tạo thêm mối quan hệ bạn bè” chiếm đến 98,1%, điều này giúp các bạn sinh viên mở rộng mối quan hệ của mình hơn, tìm được bạn bè cùng nhau phát triển trong việc học, đứng thứ hai là phục vụ cho việc “Giảm bớt căng thẳng sau việc học” chiếm 82,8%, thông thường ta đều thấy được mọi người đều tìm đến các trang mạng xã hội để giải trí sau những ngày học, ngày làm căng thẳng, đồng hạng ba đó là “Trao đổi học hành, kiến thức” và

“Tán chuyện với bạn bè” đều chiếm 81,4%, không thể lúc nào cũng hẹn nhau ra thư viện, trường lớp hay các quán café nên mạng xã hội cũng giúp phần nào, hạng bốn tiếp theo đó chính là “Có thêm nhiều hiểu biết về xã hội” giúp các bạn sinh viên biết thêm về các thông tin, sự kiện về xã hội hay thế giới quanh ta. Thấp nhất chính là “Muốn trở thành Tiktoker” chiếm 20% và “Khác” chiếm 8%, hiện nay TikTok đang phổ biến với giới trẻ, ta có thể thấy được càng ngày càng nhiều Tiktoker mới nổi hiện lên cùng với các “Trend” mới vừa có tốt nhưng vừa có độc hại, và cùng với những mục đích khác.

Như vậy, có thể khẳng định mạng xã hội với tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội giúp cho sinh viên kết nối và giữ liên lạc với nhau vượt qua các trở ngại về thời gian và không gian, tiết kiệm chi phí mà còn giúp cho sinh viên biết thêm nhiều thông tin, kiến thức và còn giải trí sau những giờ căng thẳng nhưng nếu như không biết cách sử dụng, tiết chế, kiểm soát, cân bằng giữa việc học và việc chơi thì có thể dẫn tới những hiện tượng về mặt tâm lý như stress, tâm thần,… đều là những biểu hiện của “nghiện”, nặng nhất là dẫn đến việc tự tử.

Biểu đồ 2.3.2.2: Biểu đồ thể hiện sinh viên kiểm tra mạng xã hội ngay sau khi thức dậy.

Qua biểu đồ bên trên, ta có thể thấy được đại đa số sinh viên đều bình chọn “Có” (chiếm 99,1%) và còn lại là “Không” (chiếm 9%) Điều này cho thấy tầm quan trọng và mức độ phổ biến của mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên Hầu hết các sinh viên đều kiểm tra mạng xã hội liền ngay sau khi thức dậy, với một tâm thế là không muốn bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào, sợ trong lúc mình ngủ có rất nhiều “drama” mới khiến mình thành người “tối cổ” Sự cao điểm của tỉ lệ sinh viên lựa chọn “Có” cho thấy rằng mạng xã hội không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và sự tập trung của sinh viên trong suốt cả ngày Điều này có thể dẫn đến những hệ quả tích cực, như việc duy trì kết nối với bạn bè và cập nhật thông tin, nhưng cũng đặt ra những thách thức, chẳng hạn như sự phân tâm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ Hơn nữa, việc kiểm tra mạng xã hội ngay khi vừa thức dậy có thể phản ánh một xu hướng sâu hơn về cách mà công nghệ đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của giới trẻ.

2.3.3 Ảnh hưởng của việc nghiện mạng xã hội của sinh viên Thành phố Hồ

Biểu đồ thể hiện quảng cáo và nội dung trên mạng xã hội ảnh hưởng đến thói quen mua sắm

Biểu đồ 2.3.3.1: Biểu đồ thể hiện quảng cáo và nội dung trên mạng xã hội ảnh hưởng đến thói quen mua sắm.

Biểu đồ này cho ta thấy sinh viên đều bị ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của mình từ những nội dung quảng cáo trên trang mạng xã hội, nhưng tùy theo mức độ Nhóm rút ra được 0 có sinh viên nào không bị ảnh hưởng, chỉ có 2 sinh viên ảnh hưởng thấp, 91 sinh viên ảnh hưởng trung bình, 95 sinh viên ảnh hưởng cao và có 27 sinh viên thấy mình hoàn toàn bị ảnh hưởng.

Ho àn to àn kh ôn g b ị ả nh hư ởn g Ản h h ưở ng th ấp Ản h h ưở ng tr un g b ình Ản h h ưở ng ca o

Ho àn to àn bị ản h h ưở ng

Biểu đồ thể hiện việc bày tỏ cảm xúc, ý kiến cá nhân

Biểu đồ 2.3.3.2: Biểu đồ thể hiện việc bày tỏ cảm xúc, ý kiến cá nhân.

Qua cuộc khảo sát nhóm chia thành 5 mức độ ảnh hưởng: Hoàn toàn không bị ảnh hưởng, ảnh hưởng thấp, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng cao và hoàn toàn bị ảnh hưởng Từ đó, thu được kết quả: 1 sinh viên bình chọn hoàn toàn không bị ảnh hưởng, 4 sinh viên bình chọn ảnh hưởng thấp, 57 sinh viên bình chọn ảnh hưởng cao và 55 sinh viên bình chọn hoàn toàn ảnh hưởng cao Ta có thể thấy được, mạng xã hội đã tác động khá mạnh lên việc bày tỏ quan điểm của bản thân.

Có thể ngại ngùng bày tỏ ý kiến của mình ngoài đời nhưng lại lên trên mạng bày tỏ một cách thoải mái hơn, nhưng cũng có người ngược lại Dù vậy, vẫn ảnh hưởng khá sâu sắc tới sinh viên.

Ho àn to àn kh ôn g b ị ả nh hư ởn g Ản h h ưở ng th ấp Ản h h ưở ng tr un g b ình Ản h h ưở ng ca o

Ho àn to àn bị ản h h ưở ng

Biểu đồ thể hiện việc lãng phí thời gian và xao nhãng trong quá trình học tập

Biểu đồ 2.3.3.3: Biểu đồ thể hiện việc lãng phí thời gian và xao nhãng trong quá trình học tập.

Qua cuộc khảo sát nhóm chia thành 5 mức độ ảnh hưởng: Hoàn toàn không bị ảnh hưởng, ảnh hưởng thấp, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng cao và hoàn toàn bị ảnh hưởng Từ đó, thu được kết quả: 0 sinh viên nào bình chọn không bị ảnh hưởng, 62 sinh viên bình chọn ảnh hưởng thấp, 80 sinh viên bình chọn ảnh hưởng trung bình, 67 sinh viên bình chọn ảnh hưởng cao và chỉ có 6 sinh viên bình chọn hoàn toàn ảnh hưởng Như vậy, ta có thể thấy được sinh viên sử dụng mạng xã hội khá ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm lãng phí thời gian nhưng cũng có một số sinh viên cân bằng được giữa hai việc học và chơi Với quỹ thời gian có hạn trong ngày, nếu các bạn sinh viên không biết cân đối, dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian dành cho học tập.

Ho àn to àn kh ôn g bị ả nh h ưở ng Ản h hư ởn g th ấp Ản h hư ởn g tru ng b ìn h Ản h hư ởn g ca o

Ho àn to àn b ị ả nh h ưở ng

Biểu đồ thể hiện việc giảm sự tương tác giữa người với người

Biểu đồ 2.3.3.4: Biểu đồ thể hiện việc giảm sự tương tác giữa người với người.

Qua cuộc khảo sát nhóm chia thành 5 mức độ ảnh hưởng: Hoàn toàn không bị ảnh hưởng, ảnh hưởng thấp, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng cao và hoàn toàn bị ảnh hưởng Từ đó, thu được kết quả: 4 sinh viên nào bình chọn không bị ảnh hưởng, 41 sinh viên bình chọn ảnh hưởng thấp, 77 sinh viên bình chọn ảnh hưởng trung bình, 90 sinh viên bình chọn ảnh hưởng cao và chỉ có 3 sinh viên bình chọn hoàn toàn ảnh hưởng Qua các trang mạng xã hội, bạn có thể kết bạn được rất nhiều người, ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới Chỉ cần ngồi ở nhà thôi thì cũng có thể nói chuyện, tâm sự và chia sẻ vui buồn với những bạn ở rất xa Cũng vì sự tiện lợi này, bạn sẽ ít dành thời gian cho các mối quan hệ cũ, ít có những cuộc gặp thật ngoài đời để đi chơi, đi ăn.

Biểu đồ thể hiện việc thời gian chăm sóc bản thân và quan tâm mọi người xung quanh giảm

Biểu đồ 2.3.3.5: Biểu đồ thể hiện việc thời gian chăm sóc bản thân và quan tâm mọi người xung quanh giảm.

Giải pháp/ ứng dụng/ bài học kinh nghiệm về nghiện mạng xã hội của

Từ biểu đồ này, ta có thể thấy được các bạn sinh viên tham gia bình chọn đều nhận thức được việc nghiện mạng xã hội hiện nay hoàn toàn nghiêm trọng chiếm tới 126 lượt bình chọn, nghiêm trọng chiếm 84 lượt bình chọn, bình thường chiếm 3 lượt bình chọn, không nghiêm trọng chiếm 2 lượt bình chọn và không có bình chọn nào chọn không nghiêm trọng Hầu hết các bạn đều nhận thức được việc nghiện mạng xã hội rất nghiêm trọng tới các vấn đề xung quanh bản thân họ. Các vấn đề liên quan không chỉ ảnh hưởng đến thành tích học tập mà còn tác động lớn đến sức khỏe tinh thần và mối quan hệ xã hội xung quanh các bạn.

2.4 Giải pháp/ ứng dụng/ bài học kinh nghiệm về nghiện mạng xã hội của sinh viên:

2.4.1 Một số giải pháp để khai thác và sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả:

Với bối cảnh xã hội đang trên đà phát triển, mạng xã hội như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người Với khả năng kết nối nhanh chóng và rộng rãi thì việc sử dụng mạng xã hội như thế nào là đúng cách cũng là một điều rất quan trọng vì nếu không thì nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi và gây ra nhiều hệ lụy sau này. a Cá nhân:

Khi chúng ta làm một việc gì thì cũng cần phải xác định mục tiêu rõ ràng, vậy nên việc xác định mục tiêu của bản thân khi sử dụng mạng xã hội cũng rất quan trọng Mỗi người sẽ có những mục tiêu riêng cho tương lai của mình vì thế nên mục tiêu cho việc sử dụng mạng xã hội cũng sẽ khác nhau như: sử dụng cho việc học, tìm kiếm thông tin cho công việc hay học thêm những kỹ năng khác ngoài việc học,

Ngoài việc xác định mục tiêu rõ ràng thì chúng ta cũng nên lựa chọn cho mình nền tảng mạng xã hội phù hợp với mục tiêu hay sở thích cá nhân, như Instagram để chia sẻ hình ảnh đẹp hay video đời sống với bạn bè, người thân, Facebook, Youtube dùng để tìm kiếm thông tin, những kỹ năng sống cần thiết,

Với những người có khả năng sáng tạo nội dung thì có thể sử dụng mạng xã hội để xây dựng những nội dung chất lượng dựa trên những trải nghiệm cá nhân. Như việc các bạn trẻ hiện nay dùng các trang mạng xã hội như là Tiktok, Youtube, để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khía cạnh ẩm thực, học tập, mỹ phẩm, với mọi người một cách chân thật nhất.

Tuy là mạng xã hội mang lại khá nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng chúng ta còn phải biết phân bổ thời gian sử dụng mạng xã hội để tránh lãng phí thời gian một cách vô ích và cũng như giảm căng thẳng. b Cộng đồng:

Mạng xã hội không chỉ giúp ích cho cá nhân mỗi người mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Việc tạo ra các nhóm trên Facebook, Zalo hoặc trên các cộng đồng, diễn đàn để thảo luận, chia sẻ thông tin và cũng như hỗ trợ lẫn nhau.Chúng ta có thể thông qua các diễn đàn, cộng đồng đó để giao lưu, kết bạn với mọi người và có thể gặp mặt nhau trực tiếp để gắn kết mọi người lại với nhau từ những người xa lạ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể cùng nhau chung tay tổ chức những buổi tập dợt, các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về các chủ đề bảo vệ môi trường, an ninh mạng (bảo mật tài khoản, ), kỹ năng sống (phòng cháy chữa cháy), Tổ chức những hoạt động thiện nguyện, tình nguyện để hỗ trợ các dự án về cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn (giúp đỡ người vùng sâu vùng xa về học tập, nhà cửa, ) Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng các trang mạng xã hội để quảng bá cho doanh nghiệp hoặc của cá nhân bằng cách chia sẻ lên các hội nhóm, diễn đàn hay đăng trên chính trang cá nhân hay trang chính của doanh nghiệp trên mọi nền tảng.

2.4.2 Ứng dụng việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả:

Với việc công nghệ đang trên đà phát triển thì việc học không chỉ dừng lại ở việc học lý thuyết trên trường lớp mà còn có thể học trên các trang mạng qua các khóa học trực tuyến (điển hình như E-learning hay hocmai.com, ), trên Youtube cũng chia sẻ những bài học, bài giảng, kho tài liệu, và còn có thể tìm tài liệu trên các nhóm học tập, diễn đàn trực tuyến,

Mạng xã hội còn còn được dùng để tiếp thị, quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp/ cá nhân Các nền tảng như Facebook Ads, Instagram Ads và Google Ads dùng để tiếp cận mục tiêu với các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp/ cá nhân.

Hiện nay, khi muốn tổ chức cuộc họp hay buổi hội thảo có thể tổ chức trực tuyến như Google Meet, Zoom, Microsoft nhằm tiết kiệm thời gian cũng như là đi lại. Ngoài ra, còn có những buổi chia sẻ, tư vấn sức khỏe trực tuyến.

Trên các trang mạng xã hội như Tiktok, Instagram hay Youtube được đăng tải bởi những tài khoản dùng để chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, trải nghiệm về du lịch, ẩm thực,

2.4.3 Bài học kinh nghiệm để tránh nghiện mạng xã hội:

Với việc mạng xã hội đang được lan rộng trên toàn thế giới thì các các hiện tượng “Nghiện mạng xã hội” cũng nhiều không kém Ví dụ điển hình như Sivert,cậu bé 12 tuổi đến từ Minnesota (Mỹ), được mẹ mình chia sẻ rằng Sivert không nghe lời mẹ và cậu thường xuyên dành nhiều thời gian trong ngày cho máy tính và điện thoại thay vì học hành Trong khoảng thời gian loay hoay để tìm ra được cách có thể giúp con mình thay đổi thói quen dùng mạng xã thì mẹ của Sivert đã thấy một thử thách “18 cho 18” trên một chương trình phát thanh, nếu như Sivert có thể không sử dụng mạng xã hội tới năm 18 tuổi thì sẽ nhận được 1.800 USD.

Và sau khi đã nhận lời thử thách từ mẹ của mình, trong suốt khoảng thời gian thực hiện thử thách thì Sivert nhận được sự động viên từ gia đình và trải qua 6 năm nghiêm túc thì cậu bé Sivert năm nào đã 18 tuổi cai được việc bị “Nghiện mạng xã hội” Từ đó ta có có thể thấy việc “Nghiện mạng xã hội” là một hiện tượng rất nghiêm trọng với giới trẻ hiện nay và cần được loại bỏ bằng cách các bạn trẻ sẽ tự lên cho mình lịch trình phân bổ thời gian hợp lý để không bị căng thẳng stress hay bị “Nghiện mạng xã hội”, và điều cần đáng lưu ý đó chính là cần có phụ huynh bên cạnh các bạn trẻ ở lứa tuổi cấp 2-3 để theo sát được những hoạt động hằng ngày của con để không bị “Nghiện mạng xã hội” như Sivert.

Ngày đăng: 29/10/2024, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w