1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chưa có nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động nêntrẻ thấy nhàm chán khi chơi.- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến cơ sở vật chất của lớp nhưng chưabiết cách phối hợp để giúp đỡ cô giá

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON QUẤT LƯU

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆNTên sáng kiến:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHO TRẺ 5-6 TUỔITHÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TẠI CÁC GÓC

Tác giả: Vũ Thị Thúy Trang

Đơn vị công tác: Trường mầm non Quất LưuChức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên mônTrình độ chuyên môn: Đại học

Bình Xuyên, năm học 2021-2022

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG MẦM NON QUẤT LƯU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến: Một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các gócLĩnh vực áp dụng: Giáo dục mẫu giáo

Bình Xuyên, năm học 2021-2022

Trang 3

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a) Tác giả sáng kiến: VŨ THỊ THÚY TRANG

- Ngày tháng năm sinh: 12/09/1988 Nam, nữ: Nữ- Đơn vị công tác: Trường mầm non Quất Lưu.

- Chức danh: Giáo viên.

- Trình độ chuyên môn: Đại học.

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: VŨ THỊ THÚY TRANGc) Tên sáng kiến:

- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc”

- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục mẫu giáo- Mô tả sáng kiến:

Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động vui chơi tại các góc nói riêngcó ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm nonnói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng Khi trẻ được vui chơi trẻ không chỉđược thoả mãn nhu cầu vui chơi, được thoả mãn nhu cầu làm người lớn mà còngiúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản góp phần giúp trẻ pháttriển toàn diện về nhân cách Khi tham gia hoạt động vui chơi tại các góc trẻđược lĩnh hội kiến thức về toán học, môi trường xung quanh, chữ cái, văn học,tạo hình, âm nhạc… Những kĩ năng trẻ lĩnh hội được là kĩ năng phối hợp vớibạn chơi, chia sẻ giúp đỡ, kĩ năng làm người bán hàng, làm người đầu bếp, làmbác sĩ, bác xây dựng,… Chính vì vậy hoạt động vui chơi tại các góc góp phầngiúp trẻ được phát triển toàn diện về nhân cách giúp trẻ sống tự tin, chan hoà

hơn Tuy nhiên hoạt động vui chơi tại các góc chỉ đạt hiệu quả và thực sự mang

lại ý nghĩa cho trẻ khi trẻ tích cực tham gia vui chơi Bởi khi trẻ tích cực thamgia thì trẻ mới có thể chủ động, thực sự trải nghiệm, trẻ có cơ hội sáng tạo và thể

Trang 4

hiện sự sáng tạo của chính mình, khi đó hoạt động vui chơi tại các góc mới đạtđược mục đích yêu cầu giáo dục trẻ Hiểu được tầm quan trọng trong việc pháthuy tính tích cực của trẻ khi tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc tôi đã tiếnhành nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động vui chơi nói chung và hoạtđộng vui chơi tại các góc nói riêng của trẻ lứa tuổi này, thực trạng về sự tích cựccủa của trẻ khi trẻ chơi hoạt động góc, thực trạng về việc tổ chức hoạt động góccủa lớp mình đang phụ trách, những khó khăn khi tổ chức hoạt động vui chơi tạicác góc cho trẻ Qua quá trình thực tế tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc chotrẻ 5-6 tuổi tôi nhận thấy một số khó khăn như:

- Trẻ chưa tích cực, chưa hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi tại cácgóc Kỹ năng chơi còn nghèo nàn, trẻ chưa tích cực, chưa chủ động khi thựchiện các thao tác vai và chưa có nhiều kỹ năng phối hợp, giao lưu với bạn chơi.

- Hình thức trang trí các góc chưa thẩm mĩ, đồ dùng đồ chơi còn nghèonàn chưa hấp dẫn trẻ Chưa có nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động nêntrẻ thấy nhàm chán khi chơi.

- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến cơ sở vật chất của lớp nhưng chưabiết cách phối hợp để giúp đỡ cô giáo và các con như thế nào.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi đã rút ra một số giải phápphát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các gócnhư sau:

Giải pháp thứ nhất: Sáng tạo, linh hoạt khi khiết kế các góc hoạt độngtheo hướng mở tạo điều kiện giúp trẻ phát huy tính tích cực khi chơi:

Trẻ mầm non luôn dễ dàng được thu hút bởi màu sắc hấp dẫn, mới lạ từkhông gian lớp học, từ đồ dùng đồ chơi Hơn thế nữa hoạt động vui chơi là hoạtđộng chủ đạo của trẻ nên đồ dùng đồ chơi là công cụ, phương tiện rất quan trọngtrong việc tổ chức hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động vui chơi tại cácgóc nói riêng Hiểu được điều này tôi đã sáng tạo, linh hoạt khi thiết kế và trangtrí các góc chơi đảm bảo khoa học, thẩm mĩ, hấp dẫn đối với trẻ Các đồ dùng đồchơi được sắp xếp và đổi mới theo hướng mở cụ thể như sau:

Dựa vào đặc trưng của mỗi chủ đề, tôi có các định hướng khác nhau trongviệc tìm hiểu thay đổi cách thức thiết kế môi trường hoạt động góc trong lớp đểtạo nên sự mới mẻ và trẻ không bao giờ nhàm chán Trước hết, để có được cácnguyên vật liệu đa dạng, ngoài việc giáo viên tự sưu tầm, tìm tòi thì sự ủng hộcủa các bậc phụ huynh là vô cùng cần thiết và ý nghĩa Tôi tuyên truyền với phụ

Trang 5

huynh giữ lại và ủng hộ những nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi như các chai lọnhựa, các loại vải, giấy, hộp bánh kẹo, hộp thuốc, ống sữa… Hay hàng ngày phụhuynh cho các con mang đến những loại củ, quả, hạt, lá cây như hạt đỗ xanh, đỗtương, củ khoai lang, hành tây, khoai tây… để làm thí nghiệm tại góc thiênnhiên và làm đồ chơi theo kế hoạch và hướng dẫn của giáo viên Điều này đãgiúp cho bản thân tôi tiết kiệm được chi phí, thời gian và đặc biệt tôi có thêmnhiều nguyên vật liệu mở đa dạng để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Hơnthế nữa các bậc phụ huynh rất vui vẻ, hào hứng, tích cực trong việc ủng hộ vàcùng xây dựng lớp học.

Sau khi sưu tầm được các nguyên vật liệu, dựa trên diện tích và không gianthực tế của lớp học tôi tiến hành tính toán để phân chia các góc chơi rõ ràng vềdanh giới, khoảng cách, vị trí của các góc đảm bảo các nguyên tắc: Tĩnh xa độngnhư góc học tập, góc tạo hình, góc thư viện là các góc mang tính tĩnh tôi sẽ bốtrí xa các góc mang tính động như góc xây dựng, góc âm nhạc, riêng khu vựcgóc phân vai tôi bố trí thành một khu vực riêng, các nội dung chơi gần nhaumang tính liên kết để trẻ thể hiện tốt việc giao lưu trong quá trình chơi Tôi phânchia diện tích các góc phù hợp với đặc thù của từng góc như góc xây dựng, gócphân vai cần nhiều diện tích hơn các góc còn lại, góc thiên nhiên của bé tôi bốtrí ngoài sảnh của lớp học… Sau đó tôi tiến hành trang trí, sắp xếp, bố trí đồdùng đồ chơi của từng góc như sau:

- Với góc âm nhạc: Trước hết, tôi trang trí mảng tường sinh động, thẩm mĩ,hấp dẫn trẻ bằng hình ảnh bạn nhỏ ca hát, những nốt nhạc sinh động, những bảnnhạc quen thuộc, tôi trang trí sân khấu âm nhạc cho trẻ biểu diễn… Sau đó, tôilàm đa dạng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm như: Từ nhữnghộp bánh, hộp kẹo, ống sữa làm thành những chiếc trống con, trống cơm vàtrang trí đẹp mắt bằng các loại giấy đa màu sắc, tôi làm giá để trống từ các loạiống nước Từ hột hạt, sỏi kết hợp với vỏ lon bia tôi làm xúc xắc vui nhộn Vớinhững quả bóng, vải nỉ, xốp tôi làm mũ múa, các loại đàn Đặc biệt, tôi chuẩnbị đa dạng các nguyên vật liệu mở để trẻ tự tạo ra đồ dùng đồ chơi mà trẻ yêuthích trong quá trình trẻ chơi Ví dụ: Trẻ tự tạo ra chiếc míc từ một đoạn ốngnước và một trái bóng bàn, trẻ tự trang trí những bộ trang phục biểu diễn dựatrên những nguyên liệu mà đã cùng cô chuẩn bị, trẻ cùng cô làm mũ múa, hoamúa, làm đàn, làm trống Điều này giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn khi thamgia chơi tại góc âm nhạc

Trang 6

Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc âm nhạc

- Với góc thiên nhiên: Tôi cùng trẻ chuẩn bị các nguyên liệu như củ khoailang, khoai tây, hành tây, hạt rau cải, hạt đỗ xanh, củ hành khô, các loại câyxanh, cây hoa… cùng với những đồ dùng như đất, khay nhựa, đồng hồ cát, dụngcụ chăm sóc cây, dụng cụ làm thí nghiệm… Với những đồ chơi này trẻ đã có cơhội được tư duy tích cực và trải nghiệm thực tế khi chơi và thực tế tại góc chơinày tôi nhận thấy sự hứng thú, tích cực, sáng tạo rất lớn của trẻ.

- Với góc phân vai: Tôi trang trí các nội dung chơi như: nấu ăn, bán hàng,bác sĩ, gia đình với đầy đủ các chi tiết trang trí hấp dẫn, thẩm mĩ, rõ ràng và đặctrưng Sau đó, tôi chuẩn bị trang phục đầy đủ cho các vai chơi như cô bán hàng,tạp dề và mũ cho bác đầu bếp, trang phục cho các thành viên trong gia đình,trang phục áo blu cho bác sĩ Và với mỗi nội dung chơi tôi chuẩn bị những đồdùng nguyên vật liệu khác nhau như:

+ Với nội dung nấu ăn: Tôi làm các dụng cụ nấu ăn như: Bộ đồ chơi nấu ănđiện tử, bếp ga, các loại nồi, đũa, bát, tủ lạnh, các loại củ quả bằng xốp nỉ, bằngnhựa Tôi đặc biệt chuẩn bị các loại rau củ quả thật như: rau cải, rau muống,giá đỗ, chanh và nước, một số loại quả… Từ các nguyên vật liệu đa dạng này vàcác nguyên vật liệu mở như vậy trẻ đã tích cực, chủ động, say sưa với nội dungchơi này trong suốt những buổi chơi.

Trang 7

Hình ảnh: Trẻ chơi nấu ăn tại lớp

+ Với nội dung bán hàng: Tôi chuẩn bị đầy đủ các gian hàng khác nhau phùhợp với từng chủ đề như: Bánh kẹo, hoa quả, giày dép, quần áo, túi sách, cácloại nước, cân, bộ đồ chơi siêu thị mini… Với các đồ dùng đồ chơi đa dạng đãtạo nhiều cơ hội để trẻ sáng tạo, tích cực khi tham gia nội dung chơi này và trẻđã có được những kĩ năng bán hàng đáng mong đợi.

Trang 8

Hình ảnh: Trẻ chơi bán hàng tại lớp

+ Với nội dung chơi gia đình: Tôi chuẩn bị các đồ dùng phù hợp với chủ đềnhư với chủ đề bản thân tôi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ tổ chức sinh nhật cho embé trong gia đình… Nội dung này vô cùng hấp dẫn trẻ vì trẻ được sử dụngnhững kinh nghiệm bản thân trong những lần tham gia tiệc sinh nhật tại giađình Từ đó trẻ có thể tự phân vai tổ chức một buổi sinh nhật vui vẻ và hàohứng, tái hiện lại không khí gia đình ấm cúng tại góc chơi.

+ Với nội dung chơi bác sĩ: Dựa trên tình hình thực tế về dịch bệnh covid –19 Tôi chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi cho trẻ giúp trẻ vừa chơi vừa có thểtuyên truyền về nội dung phòng chống dịch bệnh như có đầy đủ thông điệp 5k,cách khai báo y tế, khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách…

Hình ảnh: Trẻ chơi khám bệnh tại lớp

Trang 9

- Với góc học tập: Tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các nội dungcho trẻ làm quen với toán như: Các biểu tượng về số đếm, cách đếm trên đốitượng, nhận mặt số, cách tách, gộp, biểu tượng về hình học, về khối, đặc điểmcủa các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, không gian trên - dưới, trước -sau phải - trái, kích thước cao - thấp, dài - ngắn, to - nhỏ, cách đo, đong, biểutượng về thời gian… Với nội dung khám phá khoa học, tôi chuẩn bị cho trẻ cácbài tập tư duy, các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm, trẻ ôn lại những nội dungliên quan đến chủ đề đang thực hiện như khám phá chất tan hay không tan, sự kìdiệu của nam châm Từ các nguyên vật liệu này trẻ có nhiều cơ hội để tự lựachọn nội dung chơi mà trẻ hứng thú, yêu thích Từ đó trẻ tích cực, hứng thútham gia và qua nội dung của góc chơi này trẻ sẽ có cơ hội phát triển nhận thứcmột cách dễ dàng và tự nhiên nhất.

- Với góc tạo hình: Tôi chuẩn bị đa dạng các nguyên vật liệu mở như cácloại giấy, ống hút, tăm bông, màu các loại như màu sáp, màu nước, màu dạ cácsách làm bộ sưu tập, các dây trang trí, … Tôi trang trí góc đảm bảo thẩm mĩ, hấpdẫn thu hút trẻ như các sản phẩm được trẻ tạo ra từ những buổi chơi trước, đồdùng đồ chơi mẫu Từ đó sẽ tạo cơ hội để trẻ được lựa chọn nội dung chơi vàtích cực sáng tạo với những nội dung đó Ví dụ: Với chủ đề bản thân trẻ có thểvẽ, xé dán, nặn chơi với màu nước… để tạo ra các sản phẩm về trang phục củabé, về cơ thể của bé, về món ăn bé yêu…

Hình ảnh: Trẻ chơi tạo hình tại lớp

- Với góc xây dựng: Tôi cũng chuẩn bị đa dạng các nguyên vật liệu đồdùng đồ chơi theo từng chủ đề Tôi đưa ra các gợi ý cho trẻ lựa chọn các nguyên

Trang 10

vật liệu và chủ đề chơi, từ đó tôi tạo cơ hội để trẻ có thể sáng tạo, tích cực để tạora công trình xây dựng bằng sự tư duy và hứng thú của mình.

- Với góc thư viện: Tôi tạo một không gian yên tĩnh, ấm áp về một khuvườn cổ tích với các loại truyện, sách, tranh ảnh, tranh minh hoạ truyện, sa bàn,rối tay, rối que, sách để trẻ tự cắt dán các nhân vật để tạo thành trình tự câuchuyện để trẻ có thể kể chuyện sáng tạo, xem sách, xem truyện, biểu diễn dối…Bằng các đồ chơi và các đồ dùng cô chuẩn bị, trẻ luôn tích cực và say sưa thamgia hoạt động Từ đó, trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.

Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc thư viện

Đặc biệt hơn nữa tôi hướng dẫn và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi, địnhhướng trẻ sáng tạo trong làm đồ chơi và trân trọng sản phẩm mình tạo ra Sau đó

Trang 11

cùng trẻ sắp xếp các đồ chơi đó vào các góc chơi Điều này đã giúp trẻ rất tíchcực, hứng thú, say mê, yêu thích tham gia cùng cô và cùng các bạn.

Đó chính là môi trường vật chất mà tôi đã xây dựng tại các góc để giúp trẻcó những cơ hội tốt nhất khi tham gia hoạt động vui chơi tại các góc, từ đó trẻtích cục, chủ động, hứng thú tham gia chơi

Ngoài môi trường vật chất, môi trường tâm lý trong lớp học là một điềukiện quyết định đến thành công của mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nóichung và sự thành công khi tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc nói riêng.Mỗi một buổi vui chơi tôi luôn tạo một tâm lý hào hứng cho trẻ, gây hứng thútạo sự thích thú cho trẻ trước khi vào mỗi buổi chơi Tôi luôn giáo dục, địnhhướng để tất cả trẻ trong lớp đều muốn đoàn kết, hoà đồng với bạn chơi Xâydựng mỗi một buổi chơi giống như một xã hội trẻ em thu nhỏ, hình thành nhữngyếu tố về tâm lý, nhân cách tốt đẹp ban đầu cho trẻ Đó cũng chính là nhữngđiều kiện cần thiết nhất để trẻ vui vẻ, tích cực tham gia vào mỗi buổi chơi cùngvới các bạn trong lớp

Việc xây dựng môi trường các góc theo hướng mở hướng vào mục tiêu giáodục lấy trẻ làm trung tâm đã tạo điều kiện cơ bản nhất để trẻ có cơ hội hứng thú,tích cực tham gia chơi Từ đó, sự tự nguyện của trẻ được đề cao và hoạt động vuichơi tại các góc đã thực sự mang lại giá trị góp phần giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện về nhân cách

Giải pháp thứ hai: Làm đa dạng, đổi mới hình thức tổ chức hoạt độnggóc tạo cơ hội để trẻ thực hành, khám phá, trải nghiệm nhằm phát huy tínhtích cực của trẻ:

Mỗi khi tổ chức một buổi hoạt động vui chơi tại các góc tôi luôn đặt mụctiêu cảm xúc, hứng thú của trẻ ra sao khi tham gia hoạt động góc Vì tôi luônmong muốn trẻ tham gia hoạt động vui chơi trẻ sẽ thực sự được thoả mãn nhucầu vui chơi, không căng thẳng, không bị áp đặt, không gò bó luôn được tựnguyện và được tôn trọng sở thích Để đạt được mục tiêu này tôi làm như sau:

Trong quá trình thoả thuận chơi, tôi luôn tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, trẻđược lựa chọn góc chơi, vai chơi, nội dung chơi và cách thức sử dụng đồ chơi.Từ đó trẻ sẽ hứng thú vì được làm, được chơi những gì mình thích Và chính sựyêu thích này sẽ khiến cho trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia chơi.

Trong quá trình trẻ chơi tôi luôn quan sát, theo dõi để giải quyết nhữngmong muốn của trẻ như: Đồ chơi có đảm bảo đủ và phù hợp hay không? Trẻ cóhứng thú hay không? Trẻ có chủ động thực hiện hành động vai chơi hay không?

Trang 12

Trẻ có tích cực liên kết giữa các nhóm chơi hay không? Trên cơ sở đó tôi sẽgiải quyết những vấn đề làm cho trẻ được thoả mãn kịp thời những nhu cầutrong quá trình trẻ chơi và các tình huống xảy ra trong quá trình chơi tôi luôngiải quyết một cách kịp thời và hợp lý nhất.

Tôi đưa ra các câu hỏi mang tính gợi mở để trẻ tích cực sáng tạo và giaolưu giữa các góc chơi? Ví dụ: Tôi cho trẻ ở góc thiên nhiên làm giá đỗ, sau đómang những sản phẩm của mình tới cho các bạn ở góc bán hàng để bán, và cácbạn góc nấu ăn sẽ đến mua giá đỗ về để nấu ăn, nấu ăn xong mời các bác gócxây dựng đến ăn Nếu trẻ không thực hiện mối liên hệ này tôi sẽ đưa ra các câuhỏi để trẻ tư duy thực hiện như: Các bác xây dựng hôm nay có muốn ăn món giáđỗ không? Các bác góc nấu ăn đi mua giá đỗ về chúng ta cùng xào nhé! Chúngmình sẽ đến đâu để mua món giá đỗ này? Các bác bán hàng sẽ lấy giá đỗ ở đâuđể bán? Bên cạnh đó khi tổ chức cho trẻ chơi tôi đưa ra các câu hỏi kích thíchtư duy cho trẻ ví dụ ở góc thiên nhiên: muốn cho hạt nảy mầm thành cây chúngta phải làm gì? Và trẻ đã tích cực tư duy nêu ra ý tưởng như: Chúng ta sẽ gieohạt, cho củ quả vào chậu đất… Để cho cây có thể lớn lên thì cây cần những điềukiện gì? Trẻ sẽ trả lời là các yếu tố ánh sáng, không khí, nước, đất, quá trìnhchăm sóc của con người Tương tự như vậy, mỗi một nội dung chơi, một gócchơi tôi đưa ra phương pháp tác động phù hợp, hiệu quả để trẻ tích cực, sáng tạovà giao lưu liên kết giữa các vai chơi, các nhóm chơi nhiều hơn.

Kết thúc mỗi buổi chơi tôi luôn động viên khuyến khích và nhận xét trẻmột cách đúng đắn kịp thời nhất Tôi tự mình rút kinh nghiệm và có những bàihọc để có phương pháp tổ chức tốt hơn cho lần sau Như vậy trẻ sẽ tích cực tưduy trong quá trình chơi làm cho mỗi cuộc chơi giống như một xã hội thu nhỏtạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Tôi luôn cập nhật những nội dung phù hợp với tình hình thay đổi của xãhội để đưa vào nội dung chơi cho trẻ Ví dụ: Trong giai đoạn hiện nay, xã hộiđang phải đối mặt với dịch bệnh covid-19 và trẻ mầm non cũng được trang bịnhững kĩ năng cơ bản trong việc phòng chống dịch bệnh như trẻ nhớ và thựchiện thông điệp 5K Có thể thấy rằng, mỗi một buổi chơi hoạt động góc chúng tanhìn thấy trẻ vui chơi và giao lưu với nhau như một xã hội trẻ em thu nhỏ Tôiđã đưa thông điệp 5K vào mỗi góc chơi như người đến góc phân vai mua hàngcũng phải đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách,… Hay ai đến tham quantại góc xây dựng cũng phải đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách… nếungười đến tham quan không thực hiện sẽ được trẻ tại góc xây dựng nhắc nhở

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w