1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO

PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”

Mô tả bản chất của sáng kiến:

Ngôn ngữ đối với trẻ mầm non giữ vai trò quyết định sự phát triển của trẻvề tư duy, nhận thức, thể chất, tinh thần và thẫm mỹ đồng thời giúp trẻ tự tintrong kỹ năng giao tiếp và mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống sau này đạt tớisự phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ.

Ngôn ngữ là nền tảng cơ sở cho sự hình thành tư duy, trí tuệ cảm xúc củatrẻ Trẻ quan sát nhận biết về thế giới xung quanh, mọi hoạt động diễn ra xungquanh sẽ được diễn tả bằng ngôn ngữ mà trẻ nghe, nhìn thấy được Khi trẻ diễntả bằng ngôn ngữ của mình, trẻ có xu hướng bắt chước ngôn ngữ từ người khácnghĩa là trẻ đang học tập, đang phát triển tư duy Nếu trẻ thường xuyên đượcnghe những ngôn ngữ yêu thương trẻ sẽ nói những lời yêu thương, giọng nói sẽrất mượt mà dễ thương Ngược lại, nếu trẻ không thường xuyên được nghenhững lời yêu thương trẻ sẽ bướng bỉnh, giọng nói sẽ kém phần mượt mà và dễthương Với những trẻ chỉ quan sát mà không biết diễn tả bằng ngôn ngữ nhưvậy trẻ chưa hiểu về những vật xung quanh, tư duy ngôn ngữ của trẻ bị chậm.Nhờ có ngôn ngữ trẻ biết đặt ra những câu hỏi, trẻ chủ động tiếp cận với nhữngđiều mới mẻ Nhờ có ngôn ngữ trẻ cảm nhận được những lời chỉ dẫn của ngườilớn từ đó trẻ nhận biết được đâu là đúng, đâu là sai Nhờ có ngôn ngữ trẻ có thểtrình bày suy nghĩ của mình cho người lớn và mọi người xung quanh hiểu về sởthích, sự mong muốn của mình; đồng thời rèn luyện cho trẻ những tình cảm,cảm xúc tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, đặcbiệt là kể chuyện sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng, pháttriển khả năng mạnh dạn, tự tin vào chính bản thân, phát triển ngôn ngữ mạchlạc, rõ ràng hơn, biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp để giáo dục trẻ một cáchtoàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các hành vi vănminh, tích lũy được những kiến thức về thế giới xung quanh một cách tự nhiênnhất, giúp cho trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triểnkhả năng biểu đạt,… Đặc biệt trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, tự tin khi kểvề một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình.

Năm học 2022- 2023, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫugiáo 5-6 tuổi Qua việc khảo sát đầu năm về khả năng phát âm, diễn đạt ngôn

Trang 2

ngữ của trẻ lớp tôi phụ trách, tôi nắm được cụ thể từng trẻ về khả năng phát âm,diễn đạt ngôn ngữ và tình hình học sinh của cả lớp, cụ thể như sau:

Trí tưởng tượng ,khả năng phán đoán tình huống: 9 trẻ tỉ lệ 26%Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc: 10 trẻ tỉ lệ: 29%

Sau khi khảo sát trên trẻ tôi đi tìm hiểu sâu về tình hình thực tế của phụhuynh lớp tôi thì đa số phụ huynh là công nhân, thời gian chăm sóc và tròchuyện với trẻ rất ít nên đa số trẻ đến trường khả năng giao tiếp còn khá hạnchế, thiếu mạnh dạn, tự tin khi trình bày quan điểm, hiểu biết của mình trước côgiáo và mọi người xung quanh Khi trả lời câu hỏi của cô và người lớn chưa rõràng, nói chưa trọn câu, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ địa phương, đây chính là ràocản chính cho sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ Để giải quyết được vấnđề này tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức tổ chức hoạt độngkhông chỉ là cung cấp kiến thức cho trẻ mà phải làm thế nào trẻ nói lên được ýkiến của mình một cách mạch lạc, để mọi người xung quanh hiểu rõ nội dungmà trẻ trình bày Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong giao tiếp, pháttriển tư duy, mạnh dạn, tự tin bước vào lớp một, điều này đã thúc đẩy tôi chọn

đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”

2 Tác giả sáng kiến:T

Tỷ lệ (%) đónggóp vào việctạo ra sángkiến

1 Hà ThịThu

Trường mầmnon Đại Hiệp

100%

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Hà Thị Thu- Giáo viên trường mầm non Đại Hiệp

Trang 3

4 Giấy chứng nhận/Quyết định công nhận sáng kiến số:

Quyết định số 514/QĐ-UBND Huyện Đại Lộc ngày 5 tháng 5 năm 2023về việc công nhận sáng kiến cơ sở thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm học2022-2023.

7 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến (các vấn đề tồn tại trước khi

thực hiện sáng kiến, có thể là các khó khăn, bất cập,…)

Số lượng trẻ trong lớp đông, trong đó 40% trẻ chưa qua nhỡ, bé chưa cónề nếp học tập, còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt độngnên rất hạn chế trong việc chủ động sáng tạo.

Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giátrị sử dụng chưa cao Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít.

Tình hình thực tế của phụ huynh lớp tôi thì đa số phụ huynh là côngnhân, thời gian chăm sóc và trò chuyện với trẻ rất ít, thiếu kinh nghiệm và khảnăng hỗ trợ giáo dục trẻ nên đa số trẻ đến trường khả năng giao tiếp còn khá hạnchế, thiếu mạnh dạn, tự tin khi trình bày quan điểm, hiểu biết của mình trước côgiáo và mọi người xung quanh Khi trả lời câu hỏi của cô và người lớn chưa rõràng, nói chưa trọn câu, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ địa phương, đây chính là ràocản chính cho sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.

Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp cácmôn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình.

Trong quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo cô cho trẻ kể lạichuyện có sẵn trên nền tranh cô đã chuẩn bị hoặc xếp tranh theo gợi ý cô (áp đặt)và cung cấp nội dung cho trẻ kể nên việc hoạt động nhóm thường không có hiệuquả, chủ yếu trẻ cầm tranh để chuẩn bị lên xếp theo thứ tự đã được phân trước.

Giáo viên thường tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo như một nội dunghỗ trợ cho hoạt động khác, không tổ chức như một hoạt động chính thức

Trang 4

Trí tưởng tượng, khả năng phán đoán tình huống: 9 trẻ tỉ lệ 26%Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc: 10 trẻ tỉ lệ: 29%

8 Nội dung sáng kiến (các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng nêu

Kết hợp với lời kể chuyện hay, đọc thơ diễn cảm thì việc đầu tư xâydựng môi trường hoạt động làm quen văn học đóng vai trò rất quan trọng trongviệc tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo Để thực hiện tốt hoạt động tôi đã chútrọng xây dựng góc làm quen văn học và các góc học tập, góc sách, góc chủ đề,góc nghệ thuật, góc thư viện thân thiện của bé …thật hấp đẫn với những hìnhảnh lôi cuốn và đa dạng đồ dùng trực quan cho trẻ

Góc nghệ thuật: cô chuẩn bị những đồ dùng hóa trang như trang phục các nhân vật mũ Thỏ, mũ Ong, Bướm, chó Sói,…để trẻ tham gia hoạt độngnhóm đóng kịch.

Góc học tập: chuẩn bị những hình ảnh đã cắt rời về nhân vật, con vật, đồvật,… trẻ tạo nên những cuốn sách, những bức tranh để trẻ kể những câu chuyệnsáng tạo…giáo viên luôn tôn trọng cảm xúc, sự sáng tạo lựa chọn theo ý tưởngcủa trẻ để có những bức tranh và cho các cháu hứng thú khi thực hành, tập tranhsẽ giúp các cháu chủ động học tập mạnh dạn, tự tin cùng bạn bè, nhiều sáng tạotrong lời kể, ý tưởng hay mới lạ dẫn đến kết quả đọc thơ, kể chuyện của trẻ đạtkết quả cao.

Ở góc thư viện thân thiện của bé: tôi luôn trưng bày những quyển sách,những cuốn album do trẻ tự làm, tranh truyện, rối tay, rối que…có nội dung vềchủ đề đang học, nhiều trẻ biết sử dụng rối để minh họa một cách tự nhiên, trẻgiao lưu cùng bạn bè, mạnh dạn đọc thơ, kể chuyện sáng tạo trước tập thể.

Ngoài ra tôi lồng ghép sử dụng những hình ảnh trực quan với nhữngnguyên vật liệu theo phương pháp Steam, sử dụng nguyên vật liệu tái chế như:lõi giấy, bìa cacton, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, vỏ ốc, hoa khô, lácây cùng các nguyên vật liệu tạo hình: kim tuyến, màu nước, keo sưa, dây ruy

Trang 5

băng, len… rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ Từ đó mỗi cá nhân trẻtự sáng tạo ra những sản phẩm tạo hình theo ý tưởng sẽ dễ dàng hiểu và sử dụngchính ngôn ngữ của mình kể thành những câu chuyện sáng tạo từ những sảnphẩm tự mình tạo nên Và cô chuẩn bị những đồ dùng hóa trang các nhân vật,mũ Thỏ, mũ Ong, Bướm, chó Sói…để trẻ tham gia đóng kịch từ đó sẽ giúp trẻsử dụng ngôn ngữ tư duy và mạch lạc hơn.

Với những hình ảnh, đồ dùng trực quan cô đã chuẩn bị môi trường tronglớp sẽ giúp trẻ say mê, hứng thú, tìm tòi, khám phá, tư duy, sáng tạo tích cựctham gia vào các hoạt động kể chuyện sáng tạo Và tôi luôn chú trọng môitrường chữ viết trong và ngoài lớp thật đẹp, hấp dẫn để cuốn hút trẻ để trẻ luyệnphát âm mọi lúc mọi nơi giúp ngôn ngữ ngày càng rõ ràng hơn.

Với môi trường bên ngoài trường Mầm non Đại Hiệp nơi tôi công tác làngôi trường mới rất đẹp, khang trang và rộng rãi với đầy đủ trang thiết bị đồchơi ngoài trời, có nhiều góc chơi phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho trẻđược hoạt động và trải nghiệm Bên cạnh những khu vui chơi phục vụ cho tất cảhoạt động, nhà trường còn thiết kế một khu vực cho trẻ hoạt động phát triểnngôn ngữ nói chung và hoạt động kể chuyện sáng tạo nói riêng với đầy đủ cácđồ dùng tranh ảnh, sách, tranh truyện, rối, sân khấu…phù hợp với từng độ tuổitheo các chủ đề rất đẹp nhằm lôi cuốn trẻ tham gia Qua đó giờ hoạt động ngoàitrời, giờ đón trả trẻ tôi đã tận dụng những bức tranh tường trong sân trường, gócdân gian, góc thiên nhiên, vườn rau, vườn hoa, vườn cổ tích, góc thư viện,…những biểu bảng, cây xanh …rất nhiều những hình ảnh trực quan bằng cách gợimở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về cảnh vật xung quanh, sử dụng với nhiềumục đích khác nhau giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đuađể đạt kết quả tốt.

Ngoài ra tôi tham mưu cùng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoạikhóa với sự tham gia của cô giáo, ông bà, cha mẹ trẻ như : thăm nhà bạn, điSiêu thị, thăm doanh trại quân đội, trường Tiểu học, di tích lịch sử…hoặc mờiPhụ huynh đến trò chuyện với trẻ Thông qua các buổi tham quan dã ngoại trẻ sẽvẽ, kể lại cho mọi người nghe về những chuyến đi, nêu cảm xúc của bản thân và từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển ngày càng phong phú, hoàn thiệnhơn Qua các ngày hội, sự kiện của trường và của lớp như : vui hội trung thu,ngày hội của cô và mẹ, vui hội hoa xuân,chúc mừng sinh nhật, khuyến khíchcho trẻ làm MC, những người dẫn chương trình, cùng nhau thỏa thuận, bàn bạccác tiết mục phân công sắp xếp công việc chuẩn bị…qua đó trẻ nghe hiểu lời nóivà sử dụng lời nói trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày một cách rõ ràng, mạchlạc.

Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì để đạt hiệu quả đối với hoạt động dạytrẻ kể chuyện sáng tạo thì đòi hỏi quan hệ giữa giáo viên và trẻ phải thể hiện tìnhcảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ nhữngsuy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình Ở độ tuổi này trẻ rất thích nghe độngviên, khen ngợi, thích thi đua và thích bắt chước

Trang 6

Đặc biệt, giáo viên phải biết linh hoạt sáng tạo, trong tổ chức môi trườnghoạt động cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động với nhiều hình thức khác nhaunhư cá nhân, hoạt động nhóm…để trẻ có cơ hội tư duy, thảo luận, giải quyếtvấn đề …, giờ học sôi nổi say mê không gò bó và mệt mỏi trẻ tự giác, tích cựctiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nhiều thói quen tốt để hình thành mộtnhân cách phát triển toàn diện nhất.

Việc xây dựng môi trường ngôn ngữ trong trường mầm non một cáchhiệu quả sẽ tạo ra những đứa trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo, ham hiểubiết, có suy nghĩ và biết giao tiếp.

Giải pháp 2: Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, chủ động sử dụngnhân vật kết hợp với lời kể khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo.

Hướng dẫn trẻ chủ động tham gia hoạt động và cách sử dụng nhânvật phù hợp với ngôn ngữ lời kể trong hoạt động kể chuyện sáng tạo

Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trựcquan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo củatrẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ chủ động tham gia vào hoạt động đồng thời biếtkết hợp giữa sử dụng nhân vật trong truyện và lời kể Khi dạy trẻ hoạt động kểchuyện sáng tạo thì đòi hỏi giáo viên phải có cả một quá trình giúp trẻ mạnhdạn, tự tin, và có vốn từ để trẻ tham gia hoạt động tốt.

Ở độ tuổi này trẻ rất thích nghe động viên, thích được khen thích thi đuavà thích bắt chước nắm được tâm lý trẻ tôi đã thực hiện một số việc sau:

Vào đầu năm học tôi thường xuyên gần gũi trò chuyện, gợi mở nắm bắtnhững ưu điểm, hạn chế của trẻ, động viên thu hút trẻ tham gia vào hoạt độngnhóm, tôi đã cho trẻ tự lựa chọn nhóm bạn cùng tham gia hoạt động Việcthường xuyên trò chuyện, thảo luận với các bạn trẻ tự nhiên dễ hòa đồng hơn, côgiáo là người cùng tham gia gợi ý, giúp đỡ những trẻ hạn chế Tôi vận dụng dạytrẻ tập kể chuyện mọi lúc mọi nơi, cho trẻ làm quen với việc nhìn hình ảnh vàchủ động suy nghĩ kể thành một câu chuyện

Trong hoạt động đón trẻ, hoạt động chiều tôi đưa trẻ đến góc chủ đề vàtrò chuyện với trẻ về những hình ảnh đã trang trí, tôi kể cho trẻ nghe một câuchuyện mà tôi nghĩ ra từ hình ảnh đó, rồi đặt tên cho câu chuyện, hoặc tôi kểmột câu chuyện mà chưa có phần kết thúc và tôi tạo cho trẻ sự tò mò, kích thíchtrẻ tìm cách giải quyết cho câu chuyện Từ đó trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ của mìnhnói lên được suy nghĩ của mình và kể tiếp câu chuyện của cô Ban đầu câuchuyện của trẻ có thể không logic, không hay, trẻ dùng câu cụt, chưa sử dụngđược từ nối…nhưng khi trẻ kể xong tôi thể hiện sự hài lòng, rất vui và tuyêndương trẻ, tặng cho trẻ những lời khen ngợi hoặc món quà nhỏ Đặc biệt khôngchê trẻ, tôi cung cấp thêm vài cụm từ để trẻ để giúp trẻ có thêm vốn từ và tạocho tất cả trẻ đều có cảm giác được thể hiện, thích được cô khen như bạn và cảmthấy bản thân mình cũng sẽ làm được như bạn Đối với hoạt động buổi chiều,trong các giờ sinh hoạt, tôi có thể ôn luyện kể chuyện diễn cảm những câuchuyện liên quan đến chủ đề câu chuyện sáng hôm đó trẻ học.

Trang 7

Trong khi nghe kể chuyện hoặc trẻ tham gia kể chuyện sáng tạo và trả lời cáccâu hỏi của cô, vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều, đồng thời qua đó giúp trẻbiết nói trọng câu, sử dụng các loại câu ghép Thông qua hoạt động kể chuyệnsáng tạo đã phát triển khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ.

Trong giờ nêu gương tôi thường xuyên khen tặng những bạn tham gia tốtkhông quên động viên khuyến khích những trẻ chưa tham gia, giờ đón trẻ tôikhen trẻ khi có bố mẹ trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin, dần trẻ lớp tôi rất hàohứng và tích cực, mạnh dạn tham gia hoạt động này.

Trong giờ trả trẻ tôi mở các video cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tíchvới nhiều chủ đề có sử dụng những con rối, những hình ảnh ghép thành bứctranh sáng tạo trong câu chuyện kể cho trẻ nghe, giúp trẻ làm giàu thêm vốn từđể từ đó giúp cho trẻ thích thú tham gia kể chuyện và khi kể nội dung phong phúhơn và giàu trí tưởng tượng hơn Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sángtạo.

Ví dụ: Các câu chuyện như Sói hung ác, Phù thủy độc á, Thỏ thông minh,Ông bụt tốt bụng hay hướng dẫn trẻ dùng những cụm từ : nhiều con cá thì trẻcó thể gọi một đàn cá, nhiều con vịt thì gọi đàn vịt, Hoặc các cụm từ chuyểntiếp: một lát sau, vào một ngày đẹp trời….

*Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan.

Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lờinói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.

Dạy trẻ ghép tranh, nhân vật kể chuyện: chọn những tranh, nhân vật màtrẻ thích ghép thành một dải câu chuyện theo ý thích sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.

Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đíchkể chuyện sáng tạo như sau:

* Bước 1: Hát bài “ Ta đi vào rừng xanh”.Hỏi trẻ trong bài hát có nhữngcon vật gì?

*Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng tranh Đàmthoại với trẻ về câu chuyện của cô (tên nhân vật,nội dung câu chuyện của cô, đặttên cho câu chuyện).

*Bước 3: Cho trẻ về nhóm chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích (cáccon vật),làm sách và khi mở sách ra là một cuốn truyện tranh Cô gợi mở ýtưởng cho trẻ bằng cách chọn những con vật, hình ảnh nào thì phải biết liên kếtlại tạo nên một câu chuyện sáng tạo theo ý thích.

*Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân Cô giáo phải chấpnhận ý tưởng của trẻ , tuyệt đối không nhận xét đúng sai, chỉ gợi ý những câuhỏi mở nhằm kích thích sự phát triển ngôn ngữ và thể hiện ý tưởng của mình.Cho trẻ đặt tên câu chuyện của mình.

Trang 8

Ví dụ câu chuyện của trẻ khi thực hiện kể chuyện sáng tạo Câu chuyện “cá rô không vâng lời” tác giả cháu Tấn Phát

Cháu đã chọn các nhân vật: Hai con cá, một con tôm, một con cua vàdán vào bức tranh.

Trên một dòng sông nọ, có rất nhiều con vật, cá mẹ cá con, tôm, cua.Một hôm cá mẹ đi tìm thức ăn dặn cá con : con ở nhà không được đi chơi xanhé Nhưng khi cá mẹ đi rồi thì tôm đến rủ cá con đi chơi: cá con ơi đi chơikhông? Cá con trả lời: mẹ mình không cho đi chơi xa Và tôm cứ rủ miết rồi cácon cũng đi Cá con bơi theo tôm đi rất xa, thấy trời tối tôm vội bỏ cá con và đivề và cá con không tìm được đường về và khóc Bác cua đến và hỏi: Vì saocháu khóc Cá con nói: Con không biết đường về nhà Và bác cua đã dẫn cá convề nhà Về đến nhà cá mẹ cảm ơn cua và cá con hối hận là đã không nghe lờimẹ Cá con nói: xin lỗi mẹ và hứa không đi chơi xa nữa.

Ở câu chuyện này cháu đã sử dụng các con vật và đã biết liên kết các nhân vật được với nhau và kể chuyện sáng tạo rất tốt Ngôn ngữ của cháu đượcthể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú và rất tư duy.

Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạytrẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp vớingôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ năng làm sách, mở sách đúng chiều, kỹnăng làm việc nhóm, kỹ năng nói trước đám đông mạnh dạn ,tự tin.

Giải pháp 3 Sử dụng hệ thống câu hỏi mở kích thích trẻ tư duy và giúp trẻbiết cách dùng câu từ phù hợp phát âm đúng, rõ lời, tự tin trình bày trước mọi ngườithông qua các hoạt động

Ngôn ngữ lưu loát, nói năng mạch lạc sẽ giúp người ta tự tin hơn trong giao tiếp,đối với trẻ nhỏ cũng vậy, không dám phát biểu, ấp a, ấp úng khi cô yêu cầu trả lời, ngạinói trước đám đông, trước các bạn trước cô trong giờ học ở lớp, đó là do trẻ còn hạn chếvề ngôn ngữ, thiếu tự tin, không biết cách diễn đạt ý, không biết cách dùng từ, nói ngọng,nói lắp, nói không rõ lời,…để giúp trẻ tự tin, biết cách dùng từ, phát âm đúng, rõ lời thìtrước hết cô giáo phải giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, tăng cường khả năngnghe, nói bằng nhiều hình thức, qua trao đổi, vui chơi với bạn với cô ở hoạt động vuichơi, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động tự do…luôn trò chuyện, đặt câu hỏiđể trẻ trả lời và khuyến khích, động viên, khen trẻ khi trẻ đưa ra ý kiến, không chê trẻ khitrẻ trả lời chưa đúng mà chỉ gợi ý và đưa ra hướng dẫn giúp trẻ trả lời và luôn chú ý sửasai cho trẻ.

Việc tổ chức hoạt động theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” thì hệ thống câu hỏiđóng vai trò quan trọng khi tổ chức hoạt động cho trẻ Câu hỏi gợi mở sẽ kích thích tưduy, sáng tạo, phát huy hết khả năng tư duy của trẻ, tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìmkiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ Tôi luôn chú ý đến câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp, phân bổ câu hỏi cho tất cả các trẻ, trẻ tích cực đến trẻ nhút nhát khôngtập trung cho trẻ giỏi Đặt ít câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, câu hỏi phải khiến suy nghĩ để trảlời, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.

Trang 9

Đối với hoạt động làm quen văn học nói chung và hoạt động kể chuyện sáng tạonói riêng thì việc đặt ra câu hỏi đàm thoại gợi mở, dễ hiểu sẽ giúp trẻ tích cực suy nghĩ, tưduy và sử dụng ngôn ngữ và đưa ra ý kiến của bản thân làm giàu vốn từ và phát triền ngôn ngữ cho trẻ.

Ví dụ: Một số câu hỏi kích thích trẻ suy nghĩ: Con nghĩ như thế nào? Làm saocon biết? Sao con lại nghĩ như vậy? Nếu…thì sao? Nếu không…thì sao? Theo con điềugì sẽ xảy ra tiếp theo? Với con, con sẽ làm như thế nào?

Từ đó tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực, sôi nổi Như vậy vừa giúp trẻphát âm đúng, phát triển vốn từ, ngôn ngữ trôi chảy, vừa giúp trẻ tự tin đưa ra ý kiến, biếtsử dụng ngôn ngữ để đưa ra câu trả lời phù hợp mạnh dạn phát biểu trước lớp Đồng thờisẽ giúp trẻ cảm thụ văn học một cách tích cực, sâu sắc hơn, trẻ nhớ nội dung câu chuyệnlâu hơn và đóng kịch, trẻ sẽ thể hiện được tính cách nhân vật một cách tự nhiên chân thậtvà có cảm xúc.

Giải pháp 4: Thường xuyên rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạotheo nhóm cho trẻ và tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìmkiếm phương thức giải quyết.

*Thường xuyên rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo theo nhóm chotrẻ:

Việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non nói chung và tổ chứccho trẻ học hoạt động kể chuyện sáng tạo nói riêng được diễn ra dưới nhiềuhình thức khác nhau Do đó việc tổ chức cho trẻ thảo luận nhóm cũng phải đượctổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm rèn luyện kỹ năng thảo luận nhómđể phục vụ tốt hơn cho hoạt động kể chuyện sáng tạo và các tiết học khác.

Có nhiều hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động thảo luận nhóm sau đâytôi xin đưa ra một số hình thức cơ bản thường tổ chức ở các trường mầm nonnhư sau:

Hoạt động học của trẻ ở trường mầm non đó là các tiết học, với nhữngđặc trưng của tiết học giáo viên có thể sử dụng các bước của quy trình thảo luậnnhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học áp dụng vào các môn học khác để giúp trẻhình thành những kỹ năng cơ bản nhất của hoạt động kể chuyện sáng tạo

Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm :Tạo cho trẻ việc làm theo cặphoặc nhóm lớn ,nhóm nhỏ ,trẻ có nhiều cơ hội học hỏi lẫn nhau ,đàm phán vớibạn ,học cách lựa chọn giải quyết vấn đề cùng nhau ,hoạt động nhóm sẽ chogiáo viên quan sát trẻ ở các môi trường khác nhau để đảm bảo trẻ có thể thựchiện nhiệm vụ một cách độc lập

VD: Tôi cho trẻ sử dụng bộ đồ chơi sáng tạo là “Hộp quà kì diệu” tôi

cho đại diện của nhóm lên bấm đèn chọn bức tranh và nhóm đó phải thảo luậnkể câu chuyện tương ứng với bức tranh.

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non nên nócó ý nghĩa lớn đối với hoạt động kể chuyện sáng tạo Khi tổ chức cho trẻ chơi

Trang 10

giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thứcthi đua, chơi cùng nhau, chơi cạnh nhau, nhóm này giao lưu liên kết với cácnhóm khác…cho trẻ cùng nhau thảo luận để tìm ra nội dung chơi, chủ đề chơi,luật chơi, cách chơi phù hợp với nhiệm vụ.

Hoạt động ngoài trời: Khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên sử dụnghình thức quan sát theo nhóm, tôi tổ chức cho trẻ quan sát cùng một đề tài,nhưng mỗi nhóm quan sát một bộ phận khác nhau sau đó giáo viên cho trẻ trìnhbày những gì mình vừa được quan sát, được nhìn Như thế trẻ không chỉ đượcnghe các bạn nói mà trẻ còn được nhìn thấy sự vật thật từ đó sẽ hình thành biểutượng chính xác hơn về sự vật hiện tượng và có ý tưởng cho câu chuyện.

*Tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phươngthức giải quyết:

Ở tuổi mầm non, trẻ có đặc điểm là chóng nhớ nhưng cũng rất mau quênnên chúng ta không thể yêu cầu trẻ “học suông”, học “lý thuyết” và nhớ nhữngđiều “sách vở” được Nhất là những kiến thức về các hoạt động kể chuyện sángtạo cho trẻ thì càng cần thiết phải được biến thành kỹ năng để giúp trẻ nhận biếtvà giải quyết những vấn đề một cách triệt để Trẻ cần tìm hiểu, ghi nhớ, học hỏithông qua chính quá trình tự mình trải nghiệm Tập trung sự quan tâm, chú ý,hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻ chưa giải quyết được bằng cách lầnlượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, trao đổi, thểhiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đều muốn biết để gây tò mò,kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ, yêu cầu trẻ phải có kỹ năng phát hiện vàgiải quyết Để làm được điều đó người giáo viên cần phải chú ý tận dụng cáctình huống nảy sinh trong sinh hoạt hàng ngày để đưa vào giáo dục trẻ Đó cũngchính là phương thức để trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người.Nhưng nếu chỉ “trông chờ” vào các tình huống tự nảy sinh thì giáo viên sẽ luônbị động, thêm vào đó khó triển khai hết được các nội dung muốn dạy trẻ vì vậytôi cho rằng nên tạo thêm các tình huống để giáo dục trẻ Với suy nghĩ đó, tôiluôn có ý thức tìm tòi sáng tạo hoặc sưu tầm và đưa ra các tình huống để ápdụng vào dạy trẻ Vì thế, khi tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo trước hết cầntạo ra nhiều tình huống để trẻ có cơ hội được trao đổi, thảo luận với nhau.

Giáo viên bày tỏ sự hứng thú đối với những ý kiến nhận xét, thừa nhậnnhững phát hiện của trẻ, khen ngợi khi trẻ đưa câu hỏi hay hoặc ý tưởng sángtạo

Sử dụng hệ thống câu hỏi để tạo tình huống có vấn đề thì câu hỏi đóphải đem lại trẻ một sự thắc mắc, tò mò và muốn tìm hiểu đối tượng, câu hỏiphải kích thích tư duy của trẻ, từ một câu hỏi nhưng yêu cầu trẻ giải quyết nhiềunhiệm vụ.

Ví dụ: câu hỏi xác định sự việc? (con mèo đang ở đâu trong bếp) Câu hỏi có/ không/ai /cái gì/ở đâu/ làm gì?(Ai cho em quả bóng bay) Câu hỏi vì sao? Như thế nào?(Vì sao con chuột không bay được)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w