1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua bộ môn lqvh thể loại truyện kể cho trẻ 5 6 tuổi

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông

qua bộ môn LQVH thể loại truyện kể cho trẻ 5- 6 tuổi”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Ngay từ lúc lọt lòng, trẻ đã được làm quen với những tác phẩm văn học dướinhiều hình thức khác nhau Trẻ được nghe qua những lời ru mượt mà của bà, củamẹ, những câu chuyện li kì đầy hấp dẫn của cha Các tác phẩm văn học như một ôcửa rộng lớn mang đầy màu sắc, âm thanh kì diệu về cuộc sống hàng ngày Bằngsức mạnh của hình tượng những nhân vật trong tác phẩm văn học như con người,con vật, những bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua ngôn ngữ đọc kể đã tácđộng mạnh mẽ đến trẻ giúp trẻ cảm nhận được đẹp, xấu, thiện, ác trong thiên nhiêncũng như trong xã hội, góp phần hình thành cho trẻ khả năng cảm thụ nghệ thuật,phát triển khả năng tri giác thẩm mĩ Ngoài ra văn học còn góp một phần quantrọng vào việc phát triển ngôn ngữ, bước đầu hoàn thiện nhân cách toàn diện chotrẻ mầm non.

Văn học có rất nhiều thể loại: Chuyện, thơ, ca dao… mỗi thể loại đều cónhững cái hay, cái đẹp riêng nhưng thể loại mà trẻ thích nhất vẫn là những câuchuyện Kể chuyện cho trẻ nghe là cách giáo dục trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả

Trang 2

nhất Khi được nghe kể chuyện thì trẻ dường như hòa mình vào thế giới của nhữngnhân vật trong câu chuyện và trẻ muốn mình được trở thành những nhân vật đó.Trẻ muốn trở thành chàng Gióng dũng cảm, muốn trở thành cô Tấm hiền lànhbước ra từ quả Thị…

Với hoạt động kể chuyện, điều đầu tiên mỗi giáo viên mầm non chúng ta cầnphải đạt được đó là sự mong chờ đến giờ kể chuyện từ trẻ và lòng yêu thích nhữngcâu chuyện đó Việc lựa chọn những câu chuyện hay có nội dung phù hợp với độtuổi là điều không phải dễ dàng và làm như thế nào để trẻ hiểu được nội dung củacâu chuyện, trẻ hòa mình vào thế giới của những hình tượng văn học đó thì lạicàng khó hơn Giáo viên phải có sự tinh tế trong cách lựa chọn những câu chuyệnvà phải tìm tòi, suy nghĩ ra những cách truyền thụ câu chyện một cách hấp dẫn đểlôi cuốn, thu hút sự hứng thú ở trẻ.

Trên thực tế, phần lớn giờ học kể chuyện của trẻ mầm non còn đơn điệu, trẻchỉ mới nghe hiểu nội dung của câu chuyện mà trẻ không được hòa mình vàokhoảng không gian của những câu chuyện đó Phần đông giáo viên chúng ta chưatìm tòi, chưa sáng tạo trong cách tổ chức, chưa tạo ra được những điều kiện tốtnhất để tổ chức một tiết kể chuyện mà trong đó trẻ vừa được nghe được trảinghiệm hành động của những nhân vật.

Trong hoạt động kể chuyện đã có một số giáo viên nghiên cứu và đưa ra mộtsố biện pháp tạo được sự hứng thú cho trẻ Riêng bản thân tôi với mong muốn làmthế nào đó để thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ trong hoạt động kể chuyện tôicũng đã tìm tòi, nghiên cứu sách vở và căn cứ vào quá trình thực tế giảng dạy của

Trang 3

mình, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thôngqua bộ môn LQVH thể loại truyện kể cho trẻ 5- 6 tuổi".

2.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập phong phú, đa dạng tạođược sự hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động.

Môi trường hoạt động của trẻ bao gồm môi trường trong và ngoài lớp, đểkích thích sự hứng thú cho trẻ tôi đã suy nghĩ và tạo một góc kể chuyện là nơi cóđầy đủ ánh sáng, với nhiều hình ảnh của những câu chuyện mà trẻ sẽ được làmquen trong chủ đề Hoặc sử dụng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên như rơm, lákhô, hạt để tạo ra những câu chuyện với những nhân vật ngộ nghĩnh, hấp dẫn thịgiác của trẻ.

Khi trang trí góc kể chuyện tôi đã chú ý tới tầm nhìn và vị trí quan sát củatrẻ những hình ảnh đó phải vừa bằng tầm mắt để trẻ tự mình khám phá, trải nghiệmbằng cách có thể kể chuyện theo cách nghĩ riêng của mình hoặc kể theo nội dungcủa câu chuyện từ đó trẻ có được nhiều kinh nghiệm hơn, sáng tạo hơn trong suynghĩ cũng như cách vận dụng ngôn ngữ của mình vào giao tiếp.

Ngoài ra, tôi đã chuẩn bị nhiều cuốn truyện tranh có nội dung phù hợp vớichủ đề đang thực hiện có nhiều màu sắc và sắp xếp một cách đẹp mắt để thu hútđược sự chú ý của trẻ Ví dụ: Thực hiện chủ đề động vật thì tôi chuẩn bị nhiềucuốn truyện tranh như: “Quạ và công”, “chú dê đen”…, trẻ sẽ tự mình hoặc cùngvới các bạn cùng xem tranh chuyện để làm quen với những nhân vật trong câuchuyện.

Trang 4

Kết hợp với lời kể chuyện hay thì việc đầu tư xây dựng môi trường hoạtđộng LQVH đóng vai trò rất quan trọng giúp việc tổ chức hoạt động LQVH đạthiệu quả cao Những tranh ảnh, rối tay, rối bìa, hình ảnh trên máy có nhiều màu sắcđẹp sẽ dễ dàng thu hút trẻ Vì vậy giáo viên chú ý xây dựng môi trường học tậpLQVH ở lớp thật hấp dẫn.

Ở góc học tập: Chuẩn bị những hình ảnh đã được cắt rời về nhân vật, convật, đồ vật và trẻ sẽ tạo nên những cuốn sách, những bức tranh để trẻ kể những câuchuyện sáng tạo… Giáo viên luôn tôn trọng cảm xúc, sự sáng tạo lựa chọn theo ýtưởng của trẻ để có những bức tranh và cho các cháu được nhìn và kể chuyện sángtạo theo nội dung bức tranh nhằm giúp các cháu hứng thú khi thực hành, tập tranhsẽ giúp các cháu chủ động học tập mạnh dạn, tự tin cùng bạn bè, nhiều trẻ sáng tạotrong lời kể, ý tưởng hay mới lạ dẫn đến kết quả kể chuyện của trẻ đạt kết quả cao.

Ở góc nghệ thuật: Cô chuẩn bị những đồ dùng hóa trang như trang phục củacác nhân vật, mũ Thỏ, mũ Ong, Bướm, Chó sói…để trẻ tham gia đóng kịch.

Ở góc sách: Giáo viên trưng bày những cuốn sách mà trẻ đã làm, tranhtruyện, rối tay, rối que có nội dung về chủ đề đang học.

Với những đồ dùng cô đã chuẩn bị vào các hoạt động, giúp trẻ say mê, hứngthú tích cực tham gia, nhiều trẻ biết sử dụng rối để múa minh họa một cách tự tin,trẻ được giao lưu cùng bạn bè, mạnh dạn đọc thơ, kể chuyện sáng tạo trước tập thể.Điều quan trọng hơn nữa đó chính là tôi đã cùng với trẻ của mình tạo ranhững đồ chơi, những hình ảnh trang trí cho góc kể chuyện, gợi ý cho trẻ sắp xếpnhững bức tranh, những cuốn truyện theo ý thích của trẻ, và kết quả là 100% trẻ rất

Trang 5

hứng thú, rất nhiệt tình Trong quá trình thực hiện cùng với cô với các bạn trẻ đượctrao đổi, thảo luận được đưa ra ý kiến “Phải làm như thế nào nhỉ? Phải làm như thếkia…) về những cách thức trang trí, cách thức làm những nhân vật, những đồ chơitừ đó sẽ giúp trẻ hứng thú với câu chuyện và tự tin trong cách giao tiếp của mình.

Biện pháp 2: Lựa chọn tác phẩm chuyện, đặt ra hệ thống câu hỏi đàmthoại phù hợp.

Hiện nay giáo dục mầm non theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chonên việc lựa chọn những tác phẩm văn học sẽ dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí,phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ Thay vì lựa chọn những câu chuyện từ nămnày qua năm khác mà trẻ đã biết qua lời kể của anh chị, bố mẹ, xem trên ti vi…những câu chuyện đó không chỉ tạo sự nhàm chán ngay chính cả giáo viên mà còntạo sự nhàm chán cho chính bản thân trẻ, thì tôi đã lựa chọn như những câu chuyệnmới để đưa vào chương trình học sẽ tạo cho trẻ cảm giác mới lạ từ đó trẻ sẽ hứngthú hơn (Ví dụ câu chuyện: “Quạ và công”…).

Tôi đã chọn lựa những câu chuyện với nội dung phong phú đôi khi có thêmvài tình tiết phức tạp ví dụ: Truyện thần thoại, truyền thuyết Những câu chuyệndài với nhiều tình tiết giàu triết lý để mở rộng kiến thức và khả năng tư duy của trẻ,truyện tranh về những người khổng lồ hay những con thú biết cư xử giống người(Vịt con nói dối) Đôi khi tôi đã lựa chọn kể cho trẻ nghe những câu chuyện hài đểtạo nên những tiếng cười cho trẻ Trẻ có thể thỏa chí vui cười nhưng đằng sau đótrẻ sẽ cảm nhận được những triết lý để giáo dục trẻ các hành vi, cách cư xử, quy

Trang 6

tắc sống cái thiện luôn thắng cái ác (Ví dụ: “Chó sói và cừu non”, “chú dê đen”,“cáo, thỏ và gà trống” )

Sau khi lựa chọn được câu truyện kể thì điều cần chú ý tiếp theo đó chính làhệ thống câu hỏi đàm thoại, chính hệ thống câu hỏi đàm thoại của cô sẽ giúp chotrẻ tìm hiểu đươc nội dung của câu chuyện Tùy theo mục tiêu của giờ hoạt độngvà khả năng nhận thức của trẻ mà tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại cho phùhợp và đảm bảo nguyên tắc: Ngắn gọn, logic, dễ hiểu và phù hợp với nội dung câuchuyện và khả năng nhận thức của trẻ có tính gợi mở Không sử dụng các câu hỏitrả lời dưới dạng “có” và “không” để tránh trường hợp trẻ lười suy nghĩ Tôithường xuyên đưa ra các câu hỏi “Tại sao?” “Như thế nào?”, “Vì sao?” để phát huykhả năng tư duy, phán đoán của trẻ.

+ Mục tiêu bài dạy yêu cầu trẻ hiểu nội dung câu chuyện thì hệ thống câu hỏi sẽ là:

- Loại câu hỏi về nội dung: (Chuyện gì? Có những nhân vật nào? Làm gì?Nói gì? Nói như thế nào?).

- Loại câu hỏi mang tính chất suy luận: (Tại sao?).

- Câu hỏi về thái độ: (Con thích nhân vật nào? Vì sao? Con nghĩ gì về nhânvật này? ).

+ Mục tiêu bài dạy trẻ kể lại được câu chuyện hoặc đóng kịch ngoài nhữngcâu hỏi trên còn có các câu hỏi:

- Câu hỏi về ngữ điệu của các nhân vật (Nói gì? Nói như thế nào?).

Trang 7

- Loại câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả: (Thế nào? Nhưthế nào?).

- Ví dụ: Câu truyện “Chú dê đen”

Hệ thống câu hỏi về nhân vật cần đặt các câu hỏi như: + Chó sói là nhân vật như thế nào?.

+ Chó sói là con vật hung dữ cho nên khi giọng của chó sói sẽ như thế nào?Con hãy thử thể hiện giọng của chó sói nào?

+ Dê trắng là nhân vật như thế nào?.+ Con hãy đóng vai dê trắng nào.

Cuối mỗi bài học thì tôi đã đưa ra câu hỏi “vì sao? Tại sao” để một lần nữacủng cố và để biết xem trẻ của mình đã hiểu bài chưa…(Ví dụ: Câu chuyện Vịt connói dối, sau khi cho trẻ xem vở kịch rối “ Vịt con nói dối” tôi đã hỏi trẻ: hậu quảcủa việc Chuột Típ nói dối là gì? Hoặc vì sao bố mẹ của Vịt con lại không tintưởng bạn ấy?).

Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng trực quan minh họa nội dung của câuchuyện.

Bác Hồ trong lúc sinh thời khi nói chuyện với lớp cán bộ đào tạo mẫu giáoBác đã nói “Trong lúc học cần phải làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làmcho chúng học” Muốn trẻ mầm non hứng thú điều đầu tiên cô giáo mầm non cầnphải làm đó là chuẩn bị những phương tiện trực quan mới lạ, đẹp mắt để tạo sựhứng thú cho trẻ.

Trang 8

Như chúng ta đã biết trẻ 5 - 6 tuổi đã xuất hiện tư duy trực quan hình tượngnhưng loại tư duy này vẫn còn yếu mà loại tư duy chủ đạo vẫn là tư duy trực quanhành động Cho nên trong quá trình hoạt động tôi đã tạo điều kiện cho trẻ vừa đượcnghe, nhìn, sờ…

Đồ dùng trực quan cần phải đẹp, lạ mắt và dễ sử dụng không làm cho trẻ sợhãi, kích thước không quá to, quá nhỏ đảm bảo sao cho tất cả các trẻ đều nhìn thấyđược Trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe tôi đã kết hợp với những đồ dùngtrực quan như rối, thú bông, tranh, hình ảnh máy tính, các loại đồ chơi tự tạo bằngnguyên liệu sẵn có Vậy nên hầu như 100% trẻ của lớp tôi đều chăm chú, hứng thúnghe kể và ghi nhớ được trình tự câu chuyện.

Mỗi loại đồ dùng trực quan đều có những nét ưu việt khác nhau tùy vào mụcđích, nội dung của từng tiết học và điều kiện của các lớp mà chúng ta có thể lựachọn đồ dùng trực quan cho phù hợp.

Sử dụng máy tính trẻ sẽ thấy được các nhân vật trong câu chuyện di chuyển, hoạt động một cách sống động và hấp dẫn hơn và không phải sợ gặp khó khăn khi có tình huống xảy ra

Đồ chơi tận dụng các nguyên liệu sẵn có như các loại củ, quả, rơm, lá cây Tôi cùng với trẻ lớp mình dùng các loại lá cây xếp hình các con vật sau đó sẽ cùng nhau kể chuyện sáng tạo về sản phẩm của mình Điều đó đã tạo nên hứng thú cho trẻ, luyện ngôn ngữ, cách giao tiếp và ngoài ra còn phát huy được trí tưởng tượng cho trẻ

Trang 9

VD: Chuyện “Chàng Rùa” Tôi đã sử dụng vỏ quả bóng nhựa, vỏ dừa, hoặcviên đá để tạo dáng của con rùa.

Sử dụng rối: Các nhân vật được làm bằng rối sẽ tạo ra một thế giới của riêngtrẻ một cách sinh động, một mô hình thu nhỏ các nhân vật trong câu chuyện Trẻcó thể cùng cô tạo những nhân vật rối ngộ nghĩnh, đáng yêu, trẻ có thể vừa xemvừa hoạt động trải nghiệm cùng với những nhân vật rối đó

Biện pháp 4: Tạo tâm thế thoải mái và khơi gợi hứng thú cho trẻ.

Việc tạo tâm thế cho trẻ bước vào giờ học rất quan trọng Thành công củagiáo viên đó chính là tạo được sự hứng thú cho trẻ khi bước vào tiết học Bởi vì tạođược sự hứng thú cho trẻ khi bước vào học sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn và dễdàng hòa mình vào nội dung của những nhân vật trong câu chuyện Nếu như trẻkhông có sự hứng thú thì trẻ sẽ không thể tập trung chú ý như vậy mục tiêu màgiáo viên đặt ra sẽ không thực hiện được Cho nên điều đầu tiên, tôi đã suy nghĩlàm thế nào đó để tạo ra cách vào bài một cách hấp dẫn tạo sự hứng thú cho trẻ Córất nhiều cách để vào bài có thể sử dụng câu đố, làm quen với các nhân vật trongcâu chuyện, chơi trò chơi, ghép tranh, tạo tình huống… Tùy vào mục tiêu cô đưa rađể lựa chọn cách vào bài một cách phù hợp.

Ví dụ : Câu chuyện “Vịt con nói dối”, mục tiêu của bài đó là trẻ làm quenvới câu chuyện tôi sử dụng cách vào bài đó là sử dụng câu đố

“Tôi dùng để nói điều hay

Ai mà nói dối tôi buồn buồn ngay

Trang 10

Đố bé biết đó là cái gì?”

(Bộ phận nào trên cơ thể) (Cái miệng).Thế cái miệng dùng để nói những điều hay lẽ phải, còn khi cái miệng nói dốithì điều gì sẽ xảy ra? Có một bạn rất là hay nói dối, bạn ấy nói dối mọi lúc mọi nơi,không biết bạn ấy nói dối ai, nói dối những điều gì, và chuyện gì sẽ xảy ra khi bạnấy nói dối nhỉ? Bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Vịt con nói dối”nhé.

Ngoài ra tôi còn sưu tầm và làm các tranh có các hình ảnh đẹp, nghộ nghĩnhcho trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi gợi mở của cô, sau đó hướng cho trẻ kể mộtcâu chuyện theo các bức tranh cô đã chuẩn bị.

Ví dụ: Chuẩn bị 3 bức tranh.

+ Tranh 1: Một chú khỉ con đang đứng trước cây chuối con.+ Tranh 2: Khỉ đang tưới cây.

+ Tranh 3: Khỉ đang ăn những quả chuối.

Cô cho trẻ quan sát từng tranh và đặt các câu hỏi như: Chú khỉ đang làm gì?Tại sao lại phải tưới nước cho cây? Cây chuối lên xanh tốt và ra buồng là nhờ cóai? sau đó gợi ý để trẻ kể một câu chuyện theo nội dung của 3 bức tranh.

Biện pháp 5: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Kể chuyện sáng tạo là một hoạt động phong phú mà nội dung do trẻ tự nghĩra theo chủ đề học dựa vào những gợi ý của tranh, hình vẽ để trở thành câu chuyệntrí tưởng tượng của trẻ hoặc dựa vào gợi ý của cô theo chủ đề nhất định Hoạt động

Trang 11

sáng tạo dưới sự hướng dẫn của cô đã tạo cho trẻ trí sáng tạo và làm phong phúthêm ngôn ngữ lời nói mạch lạc, khả năng tư duy, khả năng diễn đạt suy nghĩ có lôgíc của trẻ.

Trẻ 5 - 6 tuổi khả năng ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng phát triển tươngđối tốt, bước đầu phát triển ở tư duy trừu tượng, óc tưởng tượng bay bổng Đây làđặc điểm quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo và hình thành ở trẻ khảnăng tư duy diễn đạt câu, giúp trẻ có những ý tưởng sáng tạo mới.

Tùy vào chủ đề mà tôi tạo ra các tranh truyện khác nhau và để góc truyệncho trẻ mặc sức tưởng tượng để kể các nội dung câu chuyện khác nhau trên mộtbức tranh Ví dụ ở chủ đề “nghề nghiệp” tôi làm bức tranh về phong cảnh đồngquê, bên cạnh đó tôi làm riêng những hình ảnh những người nông dân và nhữngsản phẩm dụng cụ nghề nông Hay bức tranh về lớp học và những hình ảnh rời cócô giáo đang làm những việc khác nhau ở trường Hay ở chủ đề “thế giới động vật”tôi làm các bức tranh về cảnh khu rưng và làm riêng các hình ảnh con vật để chotrẻ thỏa sức kể chuyện sáng tạo theo ý của mình.

Biện pháp 6: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh của trẻ

Ngay từ đầu năm học tôi và cô giáo đứng lớp đã tổ chức họp cha mẹ trẻ lớp,bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh để nhằm hỗ trợ cùng thống nhất kế hoạch, giáodục trẻ và thông qua các buổi đón trả trẻ, tuyên truyền trao đổi với cha mẹ về tìnhhình của trẻ, trao đổi về các chủ đề trẻ học, qua việc trao đổi nhằm giúp cha mẹbiết được chủ đề tới con em mình học bài thơ, câu chuyện gì để cha mẹ trẻ về nhàrèn thêm kiến thức cho trẻ, tạo điều kiện cho cô khi dạy trẻ phương pháp phát triển

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w