1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao khả năng ngắt nghỉ câu đúng khi đọc bài môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 cd

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao khả năng ngắt nghỉ câu đúng khi đọc bài môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Tác giả
Trường học TRƯỜNG TIỂU HỌC …
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Thành phố
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2 MB

Nội dung

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGẮT NGHỈ CÂU ĐÚNG KHI ĐỌC BÀI MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 CÁNH DIỀU Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …... Vậy

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGẮT NGHỈ CÂU ĐÚNG KHI ĐỌC BÀI MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

LỚP 1

(CÁNH DIỀU)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 3

1.1 Đối với các bài văn, truyện 3

1.2 Đối với các bài thơ 5

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 7

PHẦN KẾT LUẬN 9

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 9

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 9

Trang 3

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp:

2 Tác giả

- Họ và tên:

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh Mục tiêu giáo dục tiểu học là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học

cơ sở” (Điều 23 luật Giáo dục) Trong tổng số các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm thời gian và thời lượng nhiều nhất trong tất cả các môn Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực

ấy được thể hiện qua 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết Trong đó Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng của chương trình Tiếng Việt

Đọc là một chìa khóa giúp học sinh mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng kiến thức của loài người, tìm hiểu những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng tình cảm của con người Đây cũng chính

là hành trang giúp học sinh hòa nhập giao tiếp với cộng đồng, hình thành một nhân cách toàn diện Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng và xử lý các nguồn thông tin tốt hơn, có hiệu quả hơn Năng lực đọc được hình thành qua thực hành, nó được hình thành trong 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm, trong đó đọc thành tiếng là hình thức quan trọng hàng đầu, không thể thiếu trong quá trình luyện đọc Vậy nhưng, không phải học sinh nào cũng có khả năng đọc thành tiếng chính xác, nhất là đối với việc ngắt nghỉ câu để đảm bảo ngữ nghĩa của câu Đây cũng chính

Trang 4

2

là một bài đoán khó, đòi hỏi các giáo viên phải tìm hiểu sâu để đưa ra các biện pháp phù hợp

Điều này càng quan trọng hơn trước sự đổi mới của giáo dục và sự ra đời của nhiều bộ sách học tập khác nhau, trong đó có bộ sách Cánh Diều - Bộ sách theo hướng phát triển năng lực, lấy học sinh làm trung tâm, hỗ trợ sự phát triển toàn diện về cả tri thức và kỹ năng Rèn luyện khả năng ngắt nghỉ qua các bài đọc trong sách tiếng Việt 1 - Cánh diều đúng sẽ giúp các em hiểu rõ cấu trúc ngôn ngữ và cách các câu được xây dựng Khi đọc một đoạn văn không có dấu câu hoặc có dấu câu sai, học sinh có thể hiểu nhầm ý nghĩa của câu và không thể tách biệt các ý trong văn bản Kỹ năng ngắt nghỉ câu giúp các em biết được nơi nào cần dừng lại

để thở, nghỉ ngơi và lấy hơi trước khi đọc tiếp Điều này giúp cải thiện khả năng đọc hiểu và giữ sự tập trung trong quá trình đọc, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học ngôn ngữ phức tạp hơn trong tương lai

Từ cơ sở trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu biện pháp “Nâng cao khả năng ngắt nghỉ câu đúng khi đọc bài môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 (CD)”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 1… trường Tiểu học …

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng ngắt nghỉ câu đúng khi đọc bài môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo bộ sách Cánh diều

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng công tác rèn luyện khả năng ngắt nghỉ câu khi đọc bài môn tiếng Việt tại trường Tiểu học … để căn cứ vào đó đưa ra biện pháp, hoạt động phù hợp nhằm nâng cao khả năng ngắt nghỉ câu đúng khi đọc bài môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo bộ sách Cánh diều

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

1.1 Đối với các bài văn, truyện

Hầu hết các bài văn hay những câu chuyện trong sách giáo khoa đều có cấu tạo từ những câu văn dài và được phân chia, thể hiện ý nghĩa thông qua các dấu câu Để đọc đúng và hay một văn bản thì cần phải biết ngắt nghỉ đúng chỗ, phù hợp với nội dung, cấu trúc của từng câu Học sinh phải nhận biết được dấu hiệu của câu để ngắt nghỉ, có khi dấu hiệu của câu là dấu câu nhưng cũng có khi nó được thay bằng từ chỉ quan hệ Vì thế, khi luyện đọc tôi giúp học sinh dựa vào các dấu hiệu (dấu câu) để ngắt nghỉ hoặc sau một số cụm từ có nghĩa ( giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ)

Ví dụ 1: “Sinh nhật bà, bé Huệ mang tặng bà một món quà Quà được đựng trong một chiếc hộp nhỏ Bà mở hộp quà, ngạc nhiên: ” (Bài tập đọc Món quà quý giá, trang 85, sách tiếng Việt 1, Cánh Diều)

Ở ví dụ trên ngắt hơi ở dấu phẩy, ngắt hơi ở chủ ngữ và nghỉ hơi ở dấu chấm

Đó là: “ Sinh nhật bà,/ bé Huệ/ mang tặng bà một món quà.// Quà/ được đựng trong một chiếc hộp nhỏ.// ”

Trang 6

4

Vì vậy trước khi dạy một bài ứng dụng trong tiết Học vần cụ thể, tôi dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định cách ngắt giọng đúng cho các

em

Với những câu dài không có dấu phẩy hay những câu văn tuy không dài nhưng học sinh khó xác lập được các quan hệ ngữ pháp

Ví dụ 2: “Hạt nắng gặp bông hồng bị gãy cành đang sụt sùi khóc Nó an ủi, rồi gửi tặng bông hồng chiếc khăn tay màu vàng.” (Bài 3, trang 19, sách tiếng Việt 1, Cánh Diều)

Ở bài ứng dụng này, khi dạy, tôi sẽ hướng dẫn học sinh ngắt giọng dựa vào ý nghĩa của câu, chủ thể của câu để làm nổi bật nội dung thông báo của câu.Đó là: Hạt nắng/ gặp bông hồng bị gãy cành/ đang sụt sùi khóc Nó an ủi,/ rồi gửi tặng bông hồng chiếc khăn tay màu vàng

Ví dụ 3: “Trung thấy khó nói Bởi vì em đi học còn mang theo hôm thì cái kẹo, hôm thì con cánh cam.” (Bài Cái kẹo và con cánh cam, trang 119, sách tiếng Việt 1, Cánh Diều)

Trang 7

Để làm nổi bật nội dung của câu văn, tôi hướng dẫn học sinh ngắt giọng như sau: “Trung thấy khó nói// Bởi vì/ em đi học/ còn mang theo/ hôm thì cái kẹo/, hôm thì con cánh cam.//”

1.2 Đối với các bài thơ

Trong chương trình tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều có rất nhiều những bài thơ trong phân môn đọc để giúp học sinh rèn luyện, nâng cao khả năng đọc, vốn từ và giao tiếp Khi đọc thơ, việc ngắt giọng trong khi đọc không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu (ngắt giọng logic) mà còn căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ ca Học sinh đọc hay mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ Dường như học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh đọc từng câu thơ Với thơ chuyển tiếp, tôi sẽ hướng dẫn các em ngắt theo nhịp 2/ 2, với thơ 5 tiếng ngắt nhịp 2/ 3 hoặc 3/ 2, với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 3/ 4, 4/ 3 hoặc 2/ 2/ 3 Thơ lục bát ngắt theo nhịp chẵn 2/ 2/ 2; 4/4 Gặp những trường hợp này tôi phải hướng dẫn học sinh thật cụ thể cách ngắt nhịp Tôi hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Bài thơ Khi bố đi công tác, trang 118, sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều)

“ Bố/ đi công tác xa Nhà mình/ tràn nỗi nhớ Không nghe ai/ than thở

“Sao tôi/ mệt thế này!”//”

Trang 8

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGẮT NGHỈ CÂU ĐÚNG KHI ĐỌC BÀI MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1

Bộ sách Cánh diều

Trang 9

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

Đối với các bài

văn, truyện

Đối với các bài thơ

02

Các biện pháp

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với các bài văn, truyện

Để đọc đúng và hay

cần phải biết ngắt nghỉ

đúng chỗ, phù hợp với nội

dung, cấu trúc của từng

câu

Học sinh

phải nhận biết được dấu hiệu của câu để

ngắt nghỉ

Giáo viên

giúp học sinh khi luyện đọc dựa vào các dấu hiệu (dấu câu) để ngắt nghỉ hoặc sau một số cụm từ

có nghĩa

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với các bài văn, truyện

“Sinh nhật bà, bé Huệ mang tặng bà một

món quà Quà được đựng trong một chiếc

hộp nhỏ"

“ Sinh nhật bà,/ bé Huệ/ mang tặng

bà một món quà.// Quà/ được

đựng trong một chiếc hộp nhỏ.// ”

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

2 Đối với các bài thơ

“Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.”

“Quyển vở này/ mở ra Bao nhiêu/ trang giấy trắng Từng dòng kẻ/ ngay ngắn Như chúng em/ xếp hàng.”

“Quyển vở/ này mở ra Như chúng/ em xếp”

Trang 14

3 Hiệu quả của các biện pháp

33%

50%

83%

10%

Học sinh biết cách

ngắt nghỉ câu phù

hợp khi đọc bài văn,

truyện

Học sinh biết cách ngắt nghỉ câu chính xác khi đọc thơ

Học sinh biết chọn lọc và sử dụng linh động, sáng tạo nhiều cách ngắt nghỉ câu chính xác khi đọc bài

Học sinh có khả năng ngắt nghỉ câu còn hạn chế

Trước Sau

Ngày đăng: 28/07/2024, 19:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w