Trong quá trình này, các hoạt động chơi được thiết kế để giúp học sinh học tập một cách tự nhiên, đồng thời giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho các em.. Khi áp dụng phương pháp này
Trang 11
VẬN DỤNG "HỌC THÔNG QUA CHƠI" ĐỂ MỞ RỘNG VỐN TỪ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2
A MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
B NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Cơ sở thực tiễn 5
3 Giải pháp thực hiện 7
Biện pháp 1 Tổ chức trò chơi trong phần mở đầu để khơi gợi hứng thú học tập, mở rộng vốn từ cho học sinh 7
Biện pháp 2 Lồng ghép các trò chơi vận động vào trong quá trình giảng dạy để giúp học tiếp thu và ghi nhớ kiến thức 9
Biện pháp 3 Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua các trò chơi dưới hình thức hỏi - đáp 12
Biện pháp 4 Vận dụng công nghệ thông tin để tổ chức trò chơi trực tuyến giúp học sinh ôn tập kiến thức về vốn từ 15
4 Hiệu quả của sáng kiến 18
C KẾT LUẬN 20
1 Kết luận 20
2 Đề xuất, kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là một khung chương trình giáo dục áp dụng cho các trường phổ thông ở Việt Nam Mục tiêu của chương trình này là phát triển toàn diện các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất cho học sinh Trong chương trình này, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 2 chủ yếu tập trung vào việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, đọc hiểu, viết văn, cũng như khám phá về số và các khái niệm toán học cơ bản Ngoài ra, bộ sách cũng giúp học sinh khám phá và hiểu về thế giới xung quanh thông qua các bài học về tự nhiên, xã hội, và một số lĩnh vực khác
Tiếng Việt là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn tiểu học Môn học này giúp cho học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy, đồng thời tạo dựng nền tảng cho các môn học khác Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, học sinh bắt đầu được học cách viết, cách đọc các
âm tiết và từ ngữ cơ bản Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giúp các
em hiểu rõ hơn về cách sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống và cải thiện khả năng giao tiếp của mình
Hiểu rõ được những điều trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Vận dụng
"Học thông qua chơi" để mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” làm nội dung cho bài sáng kiến
kinh nghiệm của mình
DEMO M207 – SÁCH KNTT
Trang 33
2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng "Học thông qua chơi" để mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nhằm vận dụng "Học thông qua chơi"
để mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 - Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
- Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 1… trường Tiểu học…
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài sáng kiến này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
1.1 Khái niệm và nội dung về phát triển vốn từ cho học sinh lớp 2
Vốn từ là một trong những kiến thức cần thiết cho các học sinh, đặc biệt là cho học sinh lớp 2 Trong giai đoạn này, các em đã tiếp cận đầy đủ với các vần,
âm, chữ cái và cách ghép vần để tạo thành các từ và tiếng Việt Vì vậy mà việc xây dựng vốn từ sẽ trở thành một quá trình không thể thiếu Vốn từ này sẽ giúp ích cho học sinh không chỉ trong quá trình học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày Khi trau dồi vốn từ, các em có thể dễ dàng hoàn thành các bài tập về sử dụng ngôn ngữ và truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách chính xác và hiệu quả hơn
Trang 44
Học sinh lớp 2 có những đặc điểm nhận thức và tâm lý đặc trưng khi liên quan đến việc phát triển vốn từ Trong giai đoạn này, các em đã có khả năng tư duy logic và hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh Tuy nhiên, tầm hiểu biết của còn vẫn còn giới hạn trong phạm vi hẹp, chủ yếu tập trung vào những điều quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày và môi trường học tập Việc phát triển vốn từ ở học sinh lớp 2 cần được tiến hành thông qua các hoạt động phù hợp và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em Quan trọng nhất, cần tạo ra môi trường ủng
hộ và khích lệ, giúp học sinh lớp 2 tự tin và sáng tạo trong quá trình học tập
1.2 Khái niệm và đặc điểm của phương pháp "Học thông qua chơi"
Học thông qua chơi là phương pháp giáo dục mà kết hợp các hoạt động chơi
để tạo ra môi trường học tập thú vị và đầy hứng thú cho học sinh Trong quá trình này, các hoạt động chơi được thiết kế để giúp học sinh học tập một cách tự nhiên, đồng thời giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho các em Riêng đối với môn Tiếng Việt, học thông qua chơi chính là cách thức giúp học sinh mở rộng vốn từ hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng như đố vui, hỏi đáp, vận động, Phương pháp học thông qua chơi là một phương pháp học tập vui nhộn và hấp dẫn, giúp học sinh học được nhiều kiến thức và kỹ năng mới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Khi áp dụng phương pháp này để mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt lớp 2, các giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tạo môi trường thoải mái và thân thiện: Khi học thông qua chơi, học sinh cần phải cảm thấy thoải mái và thân thiện để có thể tham gia hoạt động một cách tích cực Giáo viên nên tạo ra môi trường vui vẻ, năng động và đầy tính tương tác
để học sinh có thể tham gia vào hoạt động một cách tự nhiên
- Lựa chọn hoạt động phù hợp với độ tuổi và sở thích của học sinh: Giáo viên cần chọn những hoạt động phù hợp với độ tuổi và sở thích của học sinh để tăng tính hứng thú và động lực học tập của học sinh
- Thiết kế hoạt động mang tính thử thách và động lực: Giáo viên cần thiết kế những hoạt động có tính thử thách và động lực cao để học sinh có thể phát triển
kỹ năng và kiến thức của mình thông qua trò chơi
Trang 55
- Đảm bảo tính cạnh tranh và hợp tác: Giáo viên cần khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động cạnh tranh hoặc hợp tác để tăng tính tương tác và kỹ năng xã hội của các em
Xuất phát từ những cơ sở trên, một lần nữa có thể khẳng định chương trình GDPT hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra các phương pháp giáo dục phù hợp Từ đó, việc vận dụng "Học thông qua chơi" để mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 là điều quan trọng và vô cùng cần thiết
2 Cơ sở thực tiễn
Phát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung trong quá trình dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Tuy nhiên, tại trường Tiểu học…, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên sẽ giới thiệu từ vựng mới cho học sinh và yêu cầu học sinh ghi nhớ, điều này khiến phần lớn học sinh đã tiếp thu kiến thức một cách thụ động Các giáo viên tuân theo chương trình giáo khoa, giảng dạy theo từng tiết học được quy định trong chương trình dạy cụ thể chứ chưa có nhiều sự sáng tạo hay đổi mới trong phương pháp giảng dạy Cũng vì vậy mà việc mở rộng vốn từ cho học sinh còn nhiều hạn chế
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 tại trường, tôi cũng nhìn nhận thêm được những mặt thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Nhà trường đã cung cấp cho học sinh một môi trường học tập thuận lợi, đầy
đủ cả về tinh thần lẫn vật chất Ban lãnh đạo đã tạo cơ hội và điều kiện cho giáo viên tổ chức các buổi tập huấn để đổi mới và sáng tạo phương pháp giảng dạy
- Các bậc phụ huynh đều có mong muốn con em mình phát triển về trí tuệ, nhân cách và đạo đức Chính vì thế, họ ủng hộ và hợp tác với giáo viên và nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của con em
- Dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các em học sinh vẫn nỗ lực, ngoan ngoãn và cố gắng hết sức mình trong học tập
Trang 66
Khó khăn:
- Phương pháp dạy học truyền thống không còn phù hợp, việc lặp đi lặp lại các hoạt động dạy học cũ đã khiến học sinh không còn hào hứng, vui vẻ trong tiết học
- Ở độ tuổi này, tâm lý của các em học sinh rất thích khám phá, tò mò với mọi hoạt động xung quanh, song cũng rất dễ mất tập trung và hay quên dẫn đến việc ghi nhớ vốn từ chưa cao
Để làm rõ hơn thực trạng này, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát về chất lượng vốn từ của các em học sinh và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát chất lượng vốn từ của học sinh lớp 1… trước khi áp dụng SKKN:
Số học sinh có vốn từ phong phú, đa dạng 5/30 17%
Số học sinh biết cách linh động sử dụng vốn từ trong
giao tiếp
Số học sinh có văn phong viết hấp dẫn 8/30 26%
Số học sinh nói chuyện rõ ràng, mạch lạc 12/30 40% Kết quả trên đã cho thấy được việc nâng cao chất lượng và mở rộng vốn từ của các em học sinh trong lớp vẫn còn nhiều thách thức Cụ thể trong lớp chỉ có 17% trong tổng số học sinh có vốn từ đa dạng, phong phú, 17% trong tổng số học sinh biết cách linh động sử dụng vốn từ trong giao tiếp, 26% các em học sinh học sinh có văn phong viết hấp dẫn và chỉ có 40% số học sinh nói chuyện rõ ràng, mạch lạc Đây là vấn đề khiến tôi trăn trở và cũng là động lực để tôi nghiên cứu, phát triển sáng kiến
Trang 7* Nội dung thực hiện:
Tổ chức trò chơi trong phần khởi động đầu tiết học là một cách hiệu quả để
mở rộng vốn từ cho học sinh Những trò chơi này không chỉ giúp các em rèn luyện
kỹ năng học thuật, mà còn giúp các em phát triển tư duy, tăng cường sự tập trung
và cải thiện khả năng giao tiếp Bên cạnh đó, các trò chơi khởi động cũng giúp tạo
ra một không khí học tập vui tươi, thú vị và đầy sáng tạo giúp các em tăng cường động lực học tập, khích lệ và giúp các em cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập Ngoài ra, việc tổ chức trò chơi cũng giúp các em học được cách hợp tác và
hỗ trợ trong một nhóm Khi tham gia vào các trò chơi, các em sẽ phải học cách chia sẻ và tôn trọng quyết định của các thành viên khác trong nhóm Những kỹ năng này rất quan trọng trong cuộc sống và sẽ giúp các em phát triển thành công trong tương lai
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt để mở rộng vốn từ cho học sinh, tôi đã tổ chức rất nhiều trò chơi khởi động đầu tiết học cho các em, chẳng hạn như: Trò chơi đố chữ, từ truyền miệng, đuổi hình bắt chữ, ai nhanh ai đúng, truyền điện, Tất cả những trò chơi này đều nhằm mục đích tạo hứng thú học tập, ôn tập kiến thức cũ và dẫn vào bài học mới một cách thú vị, tạo sự tò mò, thích thú , qua
đó cải thiện và mở rộng vốn từ cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ cho các em học sinh
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi - Tiếng Việt lớp 2 -
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, để giúp các em có thêm cảm hứng học
Trang 88
phần luyện từ chỉ sự vật, hoạt động, câu giới thiệu tôi đã tổ chức cho học sinh
“Tam sao thất bản”
Cách chơi: Tôi sẽ chia các em học sinh trong lớp thành 4 đội, thành viên của
các đội sẽ xếp thành 4 hàng dọc và quay lưng xuống vị trí cuối lớp Tôi sẽ chuẩn
bị các hình ảnh về sự vật và cho thành viên đầu tiên của 4 đội quan sát trong vòng
5 giây Nhiệm vụ của thành viên đầu tiên là ghi nhớ và vẽ ra bảng để diễn tả cho các thành viên còn lại trong đội biết về sự vật được quan sát Cứ như vậy cho đến thành viên cuối cùng, thành viên này sẽ ghi lại đáp án mà mình đoán được vào giấy Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều đáp án đoán đúng sẽ dành chiến thắng
Ví dụ 2: Khi dạy học sinh Bài 4: Làm việc thật là vui - Tiếng Việt lớp 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, để giúp các em có thêm cảm hứng học tập trước khi vào bài mới tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò “Tôi là…tôi làm”
Cách chơi: Một học sinh sẽ đóng vai trò là người quản trò, người quản trò sẽ
nói câu đầu tiên để bắt đầu trò chơi, chẳng hạn “Tôi là gà trống, tôi gáy ò ó o gọi mọi người thức dậy”, sau khi người quản trò nói xong sẽ chỉ một bạn bất kỳ trong lớp, nhiệm vụ của người được chỉ là trong vòng 5 giây phải suy nghĩ ra một người, con vật hoặc đồ vật và hành động tương ứng phù hợp Nếu học sinh đó trả lời đúng sẽ được quyền chỉ định người tiếp theo, nếu trả lời sai sẽ chịu hình phạt vui trước lớp như giả tiếng con vật, hát một bài, múa theo nhạc,
Trang 99
(Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi đầu tiết học)
Sau khi tổ chức các trò chơi khởi động cho học sinh trước mỗi tiết học, tôi nhận thấy vốn từ của các em học sinh trong lớp đã có sự cải thiện rõ rệt Hầu hết các em đều biết thêm nhiều từ mới, biết cách chọn lọc và sử dụng vốn từ một cách hiệu quả Đặc biệt, sau những trò chơi trên lớp, các em đã tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp, đồng thời cảm thấy vui vẻ, hào hứng và có tinh thần hơn trong mỗi tiết học
* Điểm mới:
Điểm mới của biện pháp tập trung vào việc khai thác tâm lý học tập của học sinh trong độ tuổi Tiểu học, nhằm tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực để các em học sinh đón nhận tri thức một cách dễ dàng nhanh chóng Thông qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình hướng dẫn và mở rộng vốn từ, cách dùng từ cho các em
Biện pháp 2 Lồng ghép các trò chơi vận động vào trong quá trình giảng dạy để giúp học tiếp thu và ghi nhớ kiến thức
* Mục tiêu:
Mục tiêu của việc lồng ghép các trò chơi vận động vào trong quá trình giảng dạy là tạo ra một môi trường học tập tích cực và phong phú hơn cho học sinh Khi tham gia các trò chơi mang tính chất vận động sẽ giúp học sinh giảm stress, tăng
Trang 1010
cường sự tập trung, rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển sức khỏe Đồng thời, việc kết hợp các trò chơi này vào quá trình giảng dạy vốn từ còn giúp cho học sinh hứng thú hơn và dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn
* Nội dung thực hiện:
Trò chơi vận động đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể lực của học sinh Đây là một hình thức giải trí và thư giãn tích cực, không chỉ giúp giáo dục học sinh một cách toàn diện mà còn thu hút nhiều em tham gia và phát triển
kỹ năng vận động Hơn nữa, các trò chơi vận động còn cung cấp cho học sinh cơ hội để rèn luyện thể chất và phát triển các kỹ năng như nhận thức, ngôn ngữ và trí tưởng tượng
Các trò chơi vận động có nội dung đa dạng, phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên và xã hội hàng ngày, rất gần gũi với học sinh Tham gia các trò chơi vận động, các em sẽ được chơi trong môi trường tập thể và phát triển rất nhiều kỹ năng sống, trong đó có: kỹ năng chơi, giao tiếp và trải nghiệm Điều này giúp các em tự tin, hoạt bát, có vốn từ đa dạng, phong phú hơn
Để có thể lồng ghép các trò chơi vận động vào trong quá trình giảng dạy giúp học tiếp thu, ghi nhớ kiến thức cũng như mở rộng vốn từ, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động cho học sinh như: Chuyền bóng, nhóm ai nhanh hơn, vượt chướng ngại vật, đoán chữ cướp cờ,
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh đến phần luyện tập của Bài 3: Niềm vui của Bi và Bống - Tiếng Việt lớp 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia trò chơi vận động “Tìm từ tiếp sức” để giúp các
em mở rộng vốn từ, biết thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm
Cách chơi: Với trò chơi này tôi sẽ chuẩn bị trước 4 thùng giấy, trong mỗi
thùng sẽ chứa các thẻ có ghi những từ ngữ thuộc 4 nhóm: Từ ngữ chỉ con vật, từ ngữ chỉ cây cối, từ ngữ chỉ đồ dùng học tập, từ ngữ chỉ con người Sau đó tôi chia lớp thành 4 nhóm, thành viên các đội sẽ xếp thành 4 hàng dọc, từng thành viên sẽ lần lượt chạy lên lên thùng giấy của nhóm mình để tìm kiếm các từ ngữ mà tôi đưa ra Khi tìm được từ ngữ phù hợp, thành viên đó sẽ ghi lại từ ngữ lên phần
Trang 1111
bảng của nhóm mình rồi nhanh chân chạy trở về hàng và đập tay để giao nhiệm
vụ cho bạn tiếp theo Cứ như vậy trong vòng 5 phút, nhóm nào tìm kiếm được đúng nhiều thẻ từ ngữ nhất sẽ dành chiến thắng
(Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi tìm từ tiếp sức)
Ví dụ 2: Khi dạy học sinh đến phần luyện tập của Bài 10: Thời khóa biểu- Tiếng Việt lớp 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức trò chơi vận động “Tâm đồng ý hợp” để giúp học sinh mở rộng vốn từ về sự vật, hoạt động, câu nêu hoạt động
Cách chơi: Tôi đã tổ chức cho học sinh chọn bạn để tạo thành 3 nhóm, xếp
thành 3 hàng dọc khác nhau Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị thêm rất nhiều thẻ giấy ghi các từ ngữ, hành động khác nhau dành cho các đội Cứ 2 thành viên liên tiếp trong hàng sẽ lần lượt tham gia 1 lần chơi, 1 thành viên sẽ quan sát từ ngữ trên thẻ giấy và dùng các hành động của cơ thể (không được nói) để diễn tả lại cho thành viên còn lại Mỗi cặp sẽ có thời gian tối đa 1 phút để diễn tả và đoán từ Trò chơi cứ như vậy cho đến cặp thành viên cuối cùng, đội nào có số từ đoán đúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng
Trang 12Cách chơi: Tôi sẽ chia các em học sinh trong lớp thành 4 đội, thành viên của
các đội sẽ xếp thành 4 hàng dọc và quay lưng xuống vị trí cuối lớp Tôi sẽ chuẩn
bị các hình ảnh về sự vật và cho thành viên đầu tiên của 4 đội quan sát trong vòng
5 giây Nhiệm vụ của thành viên đầu tiên là ghi nhớ và vẽ ra bảng để diễn tả cho các thành viên còn lại trong đội biết về sự vật được quan sát Cứ như vậy cho đến thành viên cuối cùng, thành viên này sẽ ghi lại đáp án mà mình đoán được vào giấy Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều đáp án đoán đúng sẽ dành chiến thắng
Ví dụ 2: Khi dạy học sinh Bài 4: Cô gió (bài 4 trang 37 - chủ đề Mỗi người một vẻ, Tiếng Việt 2 tập 1, sách Chân trời sáng tạo), để giúp các em có thêm
cảm hứng học tập trước khi vào bài mới tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò “Tôi là…tôi làm”
Trang 13Cách chơi: Một học sinh sẽ đóng vai trò là người quản trò, người quản trò sẽ
nói câu đầu tiên để bắt đầu trò chơi, chẳng hạn “Tôi là gió, tôi làm chong chóng quay”, sau khi người quản trò nói xong sẽ chỉ một bạn bất kỳ trong lớp, nhiệm vụ của người được chỉ là trong vòng 5 giây phải suy nghĩ ra một người, con vật hoặc
đồ vật và hành động tương ứng phù hợp Nếu học sinh đó trả lời đúng sẽ được quyền chỉ định người tiếp theo, nếu trả lời sai sẽ chịu hình phạt vui trước lớp như giả tiếng con vật, hát một bài, múa theo nhạc,
(Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi đầu tiết học)
Sau khi tổ chức các trò chơi khởi động cho học sinh trước mỗi tiết học, tôi nhận thấy vốn từ của các em học sinh trong lớp đã có sự cải thiện rõ rệt Hầu hết các em đều biết thêm nhiều từ mới, biết cách chọn lọc và sử dụng vốn từ một cách hiệu quả Đặc biệt, sau những trò chơi trên lớp, các em đã tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp, đồng thời cảm thấy vui vẻ, hào hứng và có tinh thần hơn trong mỗi tiết học
* Điểm mới:
Điểm mới của biện pháp tập trung vào việc khai thác tâm lý học tập của học sinh trong độ tuổi Tiểu học, nhằm tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực để các em học sinh đón nhận tri thức một cách dễ dàng nhanh chóng