GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn một thập kỷ, hệ thống ngành tài chính Việt Nam đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ, đánh dấu sự trưởng thành và vươn lên trong bối cảnh hội nhập quốc tế Đặc biệt, các ngân hàng được tái cấu trúc toàn diện thông qua việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng mạnh, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam Bên cạnh đó, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã mang đến làn gió mới, thúc đẩy năng lực cạnh tranh và cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng Điểm nổi bật trong quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự dịch chuyển mạnh mẽ từ hoạt động tín dụng truyền thống sang các hoạt động phi truyền thống đa dạng Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của thị trường và nhằm mục đích ĐDH thu nhập, giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm cơ hội phát triển mới cho các ngân hàng Các dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư, bancassurance, đã được chú trọng phát triển, góp phần gia tăng doanh thu ngoài lãi cho các NHTM và nâng cao trải nghiệm khách hàng Song song với việc tái cấu trúc nguồn thu, các ngân hàng cũng tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, blockchain, đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian giao dịch và gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng Nhờ đó, các NHTM có thể tập trung nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường Xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm và phát triển dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại và tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng đang được xem là chìa khóa dẫn đến sự phát triển bền vững và ổn định cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Việc giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng cũng là mục tiêu quan trọng được các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước chú trọng
Trước đây, thu nhập từ lãi vay đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu thu nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, xu hướng thu nhập phi lãi đang ngày một tăng trưởng Tỷ lệ thu nhập phi lãi đã tăng từ 18% vào năm
2015 lên 23% vào năm 2017 So sánh với các quốc gia trong khu vực như Philippines, Myanmar và Singapore (dao động từ 35% đến 40%), tỷ lệ thu nhập phi lãi của Việt Nam vẫn còn thấp hơn đáng kể Điều này cho thấy tiềm năng đối với hoạt động phi truyền thống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc các NHTM thực hiện đa dạng hóa vẫn còn gây không ít tranh cãi Quan điểm ủng hộ chỉ ra thu nhập từ hoạt động phi truyền thống thường ổn định hơn thu nhập từ lãi vay, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Trong khi đó, quan điểm phản đối lo ngại chi phí cao trong việc ĐDH sản phẩm có thể làm nguy cơ vỡ nợ và ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận Ngoài ra, việc đa dạng hóa có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do phải quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Một số quan điểm cho rằng, ĐDH có thể dẫn đến biến động cao hơn cho thu nhập của ngân hàng và rủi ro cao hơn nhưng lợi nhuận lại không cao hơn Vì vậy, việc cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá chi tiết về mặt lợi thế và bất lợi trước khi triển khai chiến lược này là vô cùng quan trọng Cần có thêm nghiên cứu để xác định ảnh hưởng ĐDH đối với rủi ro của ngân hàng Việt Nam và xây dựng chiến lược đa dạng hóa phù hợp. Để hiểu rõ hơn về tác động của việc đa dạng hóa thu nhập đến RRPS của các NHTM tại Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến RRPS của các NHTM cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2023”. Mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra kết luận cụ thể tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với RRPS của các NHTM, từ đó cung cấp những phương án giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất khuyến nghị với các nhà quản lý chính sách để họ có thể kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc đa dạng hóa thu nhập đến nguy cơ phá sản của các NHTM cổ phần tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2023 Tiếp đó, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đối với các nhà quản trị và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ phá sản cho cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu
Bài viết sẽ tập trung vào việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau:
- NHTM có những nguồn thu nhập nào?
- Làm thế nào để đo lường đa dạng hóa thu nhập?
- Đặc điểm của RRPS ngân hàng là gì? Cách thức đo lường RRPS?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến RRPS tại các NHTM tại Việt Nam? Các yếu tố này ảnh hưởng theo hướng nào?
- Đa dạng hóa thu nhập có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các NHTM tại Việt Nam?
- Để kiểm soát mức độ đa dạng hóa cấu trúc thu nhập và giảm thiểu rủi ro, cácNHTM Việt Nam cần áp dụng những biện pháp nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến RRPS của các NHTM cổ phần tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: 26 NHTM tại Việt Nam gồm ABB, ACB, BAB, BID, BVB, CTG, EIB, HDB, KLB, LPB, MBB, MSB, NAB, NVB, OCB, PGB, SCB, SGB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VIB, VPB.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng, để đánh giá tác động của 9 yếu tố đến rủi ro của các NHTM Việt Nam Phần mềm Stata 15 được sử dụng để thực hiện kiểm định và tìm ra mô hình phù hợp với bộ dữ liệu Các mô hình được sử dụng trong bài gồm phương pháp hồi quy gộp Pooled OLS, phương pháp ước lượng mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM)
Sau đó tác giả tiến hành kiểm định nhân tử Lagrange, kiểm định Hausman và kiểm định F để tìm ra mô hình phù hợp nhất Tiếp đó, tác giả kiểm tra các lỗi tiềm ẩn như: phương sai thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến Nếu phát hiện lỗi, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Driscoll Kraay để sửa chữa và đảm bảo tính chính xác cho mô hình Mục đích là tìm ra mô hình tối ưu nhất đạt được kết quả nghiên cứu chính xác, tin cậy.
Dữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn chính thống, bao gồm BCTC được kiểm toán của 26 ngân hàng TMCP tại Việt Nam, dữ liệu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế và số liệu thống kê chính thức của Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam.
Cấu trúc bài nghiên cứu
Bên cạnh danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì khóa luận được chia làm 5 chương sau:
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và RRPS của NHTM
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ RỦI RO PHÁ SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về ĐDH thu nhập của NHTM
2.1.1.1 Khái niệm ĐDH thu nhập
Khái niệm ĐDH ĐDH danh mục đầu tư đóng vai trò như một chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả, được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng rộng rãi Thông qua việc phân bổ tài sản hợp lý vào nhiều loại công cụ tài chính khác nhau, nhà đầu tư có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động thị trường đối với lợi nhuận tổng thể.
Lý thuyết ĐDH danh mục đầu tư hiện đại được tiên phong bởi Harry Markowitz vào năm 1952, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực tài chính Ý tưởng cốt lõi của lý thuyết này nằm ở việc lựa chọn các khoản đầu tư dựa trên mức độ tương quan giữa chúng với các tài sản khác trong danh mục đầu tư Nhận thức được một số hạn chế nhất định của mô hình Markowitz, lý thuyết ĐDH danh mục đầu tư hậu hiện đại được phát triển vào năm 1991 nhằm hoàn thiện để phù hợp hơn với thị trường Lý thuyết này bổ sung những yếu tố mới như vai trò của thông tin bất đối xứng và hành vi nhà đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả của chiến lược ĐDH ĐDH danh mục đầu tư được xây dựng với mục tiêu tối ưu: giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư Thay vì tập trung vào một hoặc một số kênh đầu tư nhất định, nhà đầu tư sẽ phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động thị trường đối với lợi nhuận chung Khi đầu tư vào các kênh có mức độ tương quan thấp hoặc ngược chiều nhau, biến động lợi nhuận của kênh này có thể được bù đắp bởi lợi nhuận tăng trưởng của kênh khác Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể duy trì mức lợi nhuận ổn định và hạn chế tối đa rủi ro thua lỗ.
Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là chiến lược phân bổ nguồn thu từ nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau thay vì chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất Khái niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngân hàng mở rộng phạm vi dịch vụ, bao gồm không chỉ các dịch vụ truyền thống như cho vay và nhận tiền gửi mà còn các hoạt động khác như dịch vụ tư vấn tài chính, môi giới chứng khoán, bảo hiểm và các sản phẩm tài chính phái sinh Lợi ích chính của đa dạng hóa thu nhập là giảm thiểu rủi ro tài chính Bằng cách có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, ngân hàng có thể bù đắp cho sự suy giảm trong một lĩnh vực bằng sự tăng trưởng trong lĩnh vực khác, từ đó ổn định dòng tiền và tăng cường khả năng chịu đựng các cú sốc kinh tế Hơn nữa, việc đa dạng hóa còn giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần, khi đó có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính toàn diện.
Tuy nhiên, đa dạng hóa thu nhập cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Một trong số đó là rủi ro phức tạp trong quản lý Khi ngân hàng mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, việc quản lý và giám sát các hoạt động này trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi hệ thống quản lý rủi ro phải chặt chẽ và hiệu quả Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới có thể gặp phải rủi ro thị trường, khi các sản phẩm hoặc dịch vụ mới không được thị trường chấp nhận hoặc bị cạnh tranh gay gắt Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực mới cũng có thể dẫn đến những sai lầm trong chiến lược kinh doanh Do đó, mặc dù đa dạng hóa thu nhập mang lại nhiều lợi ích tiềm năng, nhưng các ngân hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và có chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả để tận dụng tối đa các cơ hội mà nó mang lại.
2.1.1.2 Các loại hình thu nhập của NHTM
Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ các hoạt động như sau:
- Thu nhập từ các hoạt động cho vay.
- Thu nhập từ lãi hùn vốn, lãi kinh doanh liên kết: Đây là khoản thu nhập phát sinh từ việc ngân hàng tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác dưới hình thức góp vốn, hùn vốn hoặc liên kết liên doanh Số tiền thu nhập này được xác định dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà ngân hàng tham gia đầu tư.
- Thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
- Thu từ hoạt động dịch vụ (thu lệ phí, hoa hồng )
- Các khoản thu khác: như thu khách hàng phát hành quá số dư, thu lãi phạt nợ quá hạn
- Cơ cấu thu nhập của ngân hàng truyền thống được chia thành hai nguồn chính: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi Trong đó, thu nhập lãi đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất, chủ yếu đến từ các hoạt động tín dụng như cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, …Trước đây, hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các dịch vụ tín dụng truyền thống, tạo ra nguồn thu nhập lãi chính Các nguồn thu ngoài lãi khác như phí dịch vụ (séc, thanh toán, ủy thác, quản lý tài sản) đóng góp tỷ trọng tương đối nhỏ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bối cảnh thị trường tài chính ngày càng cạnh tranh và nhu cầu đa dạng của khách hàng đã thúc đẩy các ngân hàng thay đổi chiến lược kinh doanh, mở rộng sang các hoạt động phi truyền thống như bảo hiểm, đầu tư, kinh doanh thương mại khác Sự chuyển dịch này dẫn đến thay đổi trong cấu trúc thu nhập của ngân hàng: tỷ trọng thu nhập phi lãi dần tăng lên, trong khi tỷ trọng thu nhập lãi có xu hướng giảm Chính sự thay đổi này đã tạo nên khái niệm ĐDH thu nhập ngân hàng
2.1.1.3 Đo lường đa dạng hóa thu nhập
Đo lường đa dạng hóa thu nhập
Việc đo lường ĐDH thu nhập được thực hiện thông qua chỉ số Herfindahl- Hirschman (HHI) Chỉ số này được tính bằng cách tổng hợp bình phương các tỷ lệ của từng nguồn thu nhập Khi các nguồn thu nhập phân bố đồng đều, HHI có giá trị thấp và ngược lại, nếu một số ít nguồn thu nhập chiếm đa số thị phần, HHI sẽ cao Điều này chỉ ra mức độ tập trung của thu nhập trong hệ thống tài chính của ngân hàng HHI cung cấp cái nhìn tổng quan về ĐDH thu nhập, giúp đánh giá sự cân bằng giữa các nguồn thu nhập khác nhau và đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sử dụng HHI là một cách hiệu quả để đo lường và theo dõi sự thay đổi của ĐDH thu nhập Công thức tính chỉ số HHI trong ngành ngân hàng như sau:
Trong đó S1, S2, S3, Sn là phần trăm của các thành phần trong một lĩnh vực mà cần đo lường
HHI càng cao thì mức độ tập trung càng cao tức ĐDH thấp và ngược lại, HHI càng thấp thì mức độ tập trung càng thấp và ĐDH cao
Vai trò ĐDH thu nhập NHTM
Từ cuối thế kỷ XX, xu hướng đa dạng hóa thu nhập đã được các ngân hàng trên thế giới áp dụng rộng rãi, xuất phát từ nhu cầu giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định trước những biến động của lãi suất và tình hình kinh tế vĩ mô Đa dạng hóa thu nhập đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi nhuận ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế của các NHTM Bằng cách mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ, các ngân hàng không chỉ tăng cường nguồn thu nhập ngoài lãi mà còn thu hút và mở rộng tệp khách hàng Điều này giúp tình hình kinh doanh của ngân hàng trở nên thuận lợi hơn, khi có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ đa dạng mà ngân hàng cung cấp Đồng thời, sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, kết hợp với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, yêu cầu các ngân hàng phải thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với các tổ chức trong và ngoài nước Khi các ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, họ không chỉ tăng cường uy tín và thương hiệu mà còn củng cố vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế Việc đa dạng hóa thu nhập không chỉ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mà còn tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận Hoạt động của một ngân hàng ổn định và bền vững sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp đến thương mại và dịch vụ.
2.1.2 Cơ sở lý luận về RRPS của NHTM
2.1.2.1 Khái niệm RRPS của NHTM
RRPS của NHTM là nguy cơ mà một ngân hàng không thể đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của mình, dẫn đến việc phải ngừng hoạt động và tiến hành các thủ tục phá sản Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng không có đủ thanh khoản để thanh toán các khoản nợ đến hạn, hoặc khi giá trị tài sản của ngân hàng giảm sút nghiêm trọng so với các khoản nợ phải trả Nguyên nhân của RRPS có thể bao gồm quản lý tài chính yếu kém, sự sụt giảm đột ngột của giá trị tài sản, hoặc những biến động lớn trên thị trường tài chính Khi một ngân hàng đối mặt với RRPS, điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực lan rộng đến toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế Rủi ro này xuất phát từ nhiều yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài phức tạp, đan xen lẫn nhau, tạo thành mối đe dọa trực tiếp đến khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của NHTM
Hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn bốn loại rủi ro chính bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản Bài nghiên cứu này tập trung phân tích RRPS của ngân hàng TMCP tại Việt Nam, đây là rủi ro tổng hợp bao hàm đặc điểm và biểu hiện của các loại rủi ro nêu trên.
Rủi ro tín dụng trong ngân hàng là khả năng khách hàng vay vốn không có khả năng thực hiện đầy đủ hoặc một phần nghĩa vụ thanh toán khoản vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng Nói cách khác, rủi ro tín dụng là nguy cơ tổn thất tài chính cho ngân hàng do khách hàng vay vốn không trả được nợ gốc và lãi vay. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro quan trọng nhất mà các ngân hàng phải đối mặt bởi vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và ổn định tài chính của ngân hàng
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất đáng kể cho lợi nhuận và giá trị thị trường của NHTM Nguy cơ phát sinh khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay gốc và lãi, dẫn đến tình trạng ngân hàng không thể đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán đến hạn một cách hợp lý về mặt thời gian và chi phí
Rủi ro lãi suất là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Rủi ro này xuất hiện khi có sự thay đổi trong lãi suất và các yếu tố liên quan, do sự không phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn Những biến động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản ròng, lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ số Z-score của E.I.Altman (1968)
Chỉ số Z-score do giáo sư Edward I Altman phát triển, được sử dụng để dự đoán nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp Chỉ số này kết hợp một loạt các tỷ số cho phép đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty Chỉ số Z-score sử dụng năm biến số tài chính,bao gồm tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản, lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, EBIT trên tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của tổng nợ, và doanh thu trên tổng tài sản Kết quả của chỉ số Z-score giúp các nhà phân tích tài chính,nhà đầu tư và các bên liên quan xác định mức độ rủi ro tài chính và khả năng phá sản của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó đưa ra các quyết định kinh tế và quản trị rủi ro hiệu quả
Chỉ số Z-score theo Roy (1952) và các điều chỉnh Z-score khác
Chỉ số Z-score được đề xuất bởi Roy (1952) với công thức ban đầu như sau:
Trong đó, ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, E/A là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và σ ROA là độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tác động của ĐDH đến RRPS của ngân hàng
Hai thập kỷ qua đã chứng kiến vô số nghiên cứu với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm giải đáp câu hỏi về tác động của ĐDH hoạt động ngân hàng đối với RRPS và lợi nhuận Tuy nhiên, kết quả thu được lại không thống nhất về ảnh hưởng của ĐDH đối với rủi ro ngân hàng, khiến đây vẫn còn là một chủ đề nghiên cứu còn nhiều tranh luận Theo các lý thuyết hiện tại về ĐDH thì có hai quan điểm cơ bản trái ngược nhau:
Quan điểm thứ nhất: ĐDH làm tăng rủi ro của các ngân hàng ĐDH hoạt động mở ra cánh cửa cho các ngân hàng thâm nhập vào những lĩnh vực và thị trường mới, tiềm năng mang lại lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên, việc dấn thân vào những lĩnh vực mới cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn Nếu thiếu hụt nguồn lực và năng lực quản trị, các ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình thích nghi và vận hành hiệu quả các hoạt động mới Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trường kinh doanh và những biến động thị trường khó lường cũng là những thách thức mà các ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng (DeYoung và cộng sự 2001) Việc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư đáng kể cho việc đào tạo nhân sự,trang bị kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để có thể cạnh tranh hiệu quả.Điều này dẫn đến gia tăng chi phí hoạt động, bao gồm chi phí đào tạo, chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, chi phí công nghệ, …Theo Acharya et al (2006), ĐDH hoạt động ngân hàng không đảm bảo lợi nhuận cao hơn mà còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng rủi ro.Việc mở rộng sang các lĩnh vực mới có thể dẫn đến những quyết định đầu tư mạo hiểm, kém hiệu quả do thiếu kinh nghiệm và năng lực quản lý, từ đó gây tổn thất cho ngân hàng ĐDH sản phẩm dịch vụ tuy mang lại nhiều nguồn thu nhập mới cho ngân hàng, nhưng cũng có thể khiến ngân hàng sao nhãng các hoạt động truyền thống, dẫn đến sự thiếu tập trung và giảm hiệu quả hoạt động Việc không có khả năng theo dõi hiệu quả các khoản vay có thể làm tăng thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và những người đi vay (Carlson(2004), Stiroh (2006), Mercieca et al.(2007)) Điều này làm trầm trọng thêm hiệu suất điều chỉnh rủi ro Trước áp lực cạnh tranh và lãi suất thấp, nhiều ngân hàng đang chuyển mình sang mô hình sinh lời mới dựa trên hoạt động thu phí, hoa hồng và kinh doanh Tuy nhiên, sự gia tăng các khoản phí này tiềm ẩn những rủi ro đáng kể, ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (Stiroh, 2004).
Cụ thể, khi ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, khách hàng phải trả thêm các khoản chi phí cho các dịch vụ này Điều này thể hiện qua việc tăng mức phí cho các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền, giao dịch ngân hàng điện tử (internet banking, mobile banking, ) Mức phí dịch vụ giữa các ngân hàng cạnh tranh nhau, do đó khách hàng có xu hướng so sánh mức phí của dịch vụ này với các dịch vụ truyền thống khác của ngân hàng, dẫn đến đánh giá tiêu cực về tổng thể chất lượng dịch vụ. Việc thu phí cao có thể khiến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác có mức phí thấp hơn, dẫn đến mất đi nguồn thu nhập và khách hàng tiềm năng. Theo Lepetit et al (2008), việc ĐDH sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là tăng cường hoạt động thu phí và hoa hồng, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ Ngoài ra, các ngân hàng đang ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và góp vốn mua cổ phần Mức độ sinh lời của các khoản đầu tư chứng khoán phụ thuộc vào diễn biến của thị trường Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, so với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới Thông tin về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết chưa được đầy đủ và minh bạch, khiến cho nhà đầu tư khó khăn trong việc đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán, dẫn đến việc đưa ra quyết định đầu tư dựa trên cảm tính Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam thường có biến động mạnh do tâm lý đám đông, khiến cho nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng và đưa ra quyết định đầu tư sai lầm Biến động mạnh của thị trường chứng khoán có thể dẫn đến thua lỗ cho các khoản đầu tư của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã cho thấy lỗ hổng rủi ro trong hệ thống tài chính Mỹ, đặc biệt là do sự tham gia của các ngân hàng vào các hoạt động phi truyền thống như ngân hàng đầu tư, môi giới chứng khoán và bảo hiểm - vốn được coi là những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Đạo luật Gramm-Leach-Bliley Act được ban hành vào năm 1999 nhằm sửa đổi luật Glass-Steagall, vốn đã hạn chế sự tham gia của các NHTM vào các hoạt động phi truyền thống trong nhiều thập kỷ.
Quan điểm thứ hai: ĐDH giúp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng
Sanya and Wolfe (2010) đã tổng hợp các nghiên cứu và đưa ra bốn động cơ chính để các ngân hàng thực hiện ĐDH như sau: thứ nhất, ĐDH là một hàng rào giúp chống lại RRPS do nó làm giảm sự xuất hiện của các chi phí gây nên sự kiệt quệ về tài chính (Froot et al (1993), và Froot và Stein (1998)); thứ hai, ĐDH là một cơ chế để tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, đặc biệt nếu quy mô và phạm vi hoạt động tăng lên (Landskroner et al 2005); thứ ba, ĐDH giúp ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó củng cố vị thế của ngân hàng trên thị trường Thông qua các mối quan hệ cho vay, ngân hàng có thể thu thập nhiều thông tin hơn về khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro do thông tin bất cân xứng Ngân hàng có thể tăng thu nhập bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho các khoản vay (Baele et al 2007); thứ tư, thu nhập phi lãi có được từ việc ĐDH có thể làm giảm sự thay đổi về chu kỳ trong lợi nhuận khi lợi nhuận trong các hoạt động của ngân hàng không tương quan hoàn toàn Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh thêm rằng ĐDH tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trên nhiều phân đoạn thị trường, trên phạm vi rộng hơn, điều này làm tăng sự đổi mới và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ (Carlson(2004), Landskroner et al (2005), và Lepetit et al (2008)). ĐDH nguồn thu nhập là chiến lược quan trọng giúp ngân hàng phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp ĐDH giúp ngân hàng tránh được rủi ro bất ổn định, gia tăng thu nhập và mở rộng thị trường sang nhiều đối tượng khách hàng mới Nhờ kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngân hàng có thể thu hút khách hàng từ nhiều nhóm khác nhau, tăng doanh thu và lợi nhuận Khách hàng hài lòng với sự tiện lợi và đa dạng dịch vụ, từ đó gắn bó lâu dài với ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu Điều này còn tạo niềm tin cho khách hàng, giúp họ an tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, để từ đó nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường Nghiên cứu của Chiorazzo et al (2008) đã chỉ ra rằng việc ngân hàng chuyển hướng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi mang lại nhiều lợi ích
Nhờ quy mô vốn, công nghệ và nhân sự vượt trội, ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận và phòng ngừa nguy cơ sụp đổ Việc ĐDH hoạt động thông qua cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như bảo lãnh, chứng khoán, bảo hiểm, giúp ngân hàng gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Nguồn thu nhập ngoài lãi đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ ĐDH mô hình kinh doanh của ngân hàng và được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đánh giá cao Baele et al (2007) cũng đã chỉ ra rằng việc ngân hàng mở rộng ra các mô hình kinh doanh khác sẽ đem lại lợi ích cả về chi phí và thu nhập Chiến lược này sẽ cải thiện tổng nguồn thu và giảm chi phí bởi sự chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động, công nghệ thông tin (Deng et al., 2007) Thứ hai, nguồn dữ liệu từ khách hàng vay vốn có thể tạo điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ hiệu quả từ các hoạt động ĐDH, đồng thời tận dụng được tệp khách hàng hiện sẵn có cho các lĩnh vực kinh doanh mới Hơn nữa, cơ sở dữ liệu thu thập được từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khoản vay và cải thiện hiệu quả quản lý rủi ro của NHTM Việc ĐDH lĩnh vực kinh doanh từ sớm giúp các ngân hàng trang bị những kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, nắm bắt cơ hội phát triển và tối ưu hóa lợi nhuận khi thị trường biến động Nghiên cứu của Elsas et al.(2010) đã chứng minh rằng ĐDH thu nhập góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng thu nhập ngoài lãi và giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập.
Thực trạng ĐDH thu nhập tại ngân hàng TMCP Việt Nam
Dựa vào số liệu từ 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2023, tác giả đánh giá tình hình hoạt động ĐDH các nguồn thu nhập của ngân hàng, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Cấu trúc thu nhập của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2023
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm Thu nhập từ lãi
Thu nhập từ dịch vụ
Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng
Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh
Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của 26 NHTM Việt Nam
Biểu đồ 2.1 Cấu trúc thu nhập của NHTM Việt Nam giai đoạn 2010–2023
Nguồn: BCTC của 26 NHTM Việt Nam
Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi
Tỷ trọng thu nhập từ lãi Đ V T : T ri ệu đ ồn g
Biểu đồ 2.1 cho thấy cơ cấu thu nhập của ngân hàng TMCP Việt Nam đã có xu hướng tăng qua các năm trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2022 Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, nguồn thu nhập của ngân hàng trải qua biến động không ổn định, do các yếu tố như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, sự sụt giảm tốc độ GDP, quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp, giảm đòn bẩy nợ và biến động tiêu cực của thị trường chứng khoán và bất động sản Quá trình tái cấu trúc của ngân hàng bắt đầu từ năm 2011, dẫn đến việc tăng trưởng của tín dụng không cao Từ năm 2015 đến năm 2022, hoạt động tín dụng đã có sự phục hồi, do lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện và mở rộng kinh doanh, từ đó tăng nhu cầu vay nợ cho sản xuất, bất động sản và tiêu dùng, bất chấp ảnh hưởng của dịch covid-19 Tuy nhiên, năm 2023 chứng kiến sự suy giảm đáng kể trong nguồn thu của các NHTM, do tác động từ tổng cầu thế giới suy yếu, thêm vào đó thị trường bất động sản, vốn là khu vực thu hút nguồn vốn tín dụng lớn nhất, vẫn trầm lắng với số lượng giao dịch và số lượng dự án hoàn thành xây dựng ảm đạm
Tỷ lệ thu nhập từ lãi của các NHTM Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước phát triển trên thế giới, với giá trị trung bình là 78,33% Năm 2023 mặc dù mức thu nhập từ lãi sụt giảm nhưng tỷ lệ thu nhập từ lãi so với tổng thu nhập vẫn ở mức cao chiếm 76,08%
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam tăng nhẹ nhưng không đáng kể, với tỷ lệ trung bình khoảng 21,67%, ở mức tương đối thấp so với tổng nguồn thu nhập, phản ánh tiềm năng của nguồn thu phi lãi vẫn còn chưa được khai thác hết hay tỷ lệ sẽ còn tăng hơn nữa
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng nguồn thu nhập phi tín dụng trên tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2023
Thu nhập từ dịch vụ Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Thu nhập khác
Nguồn: BCTC của 26 NHTM Việt Nam
Tỷ trọng các nguồn thu nhập phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong 14 năm trở lại đây và có sự thay đổi không theo một xu hướng nhất định Nhìn chung, thu nhập từ dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và có chiều hướng tăng từ năm 2015 đến năm
2021 (từ 7,52% đến 12,28%) và sau đó giảm nhẹ xuống còn 11,84% trong năm 2023. Đặc biệt năm 2021, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ tăng mạnh đạt mức cao khoảng 12,28%.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã thúc đẩy các hoạt động tái cấu trúc của ngân hàng. Điều này bao gồm việc tăng cường quy trình công nghệ và dịch vụ trực tuyến, cải thiện quản lý rủi ro và tăng cường vốn dự phòng, đồng thời khuyến khích sự đổi mới trong mô hình kinh doanh Các ngân hàng cũng thực hiện chuyển đổi số và đẩy nhanh quy trình tái cấu trúc, nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh mới và nhu cầu của khách hàng Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng cùng với thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư có sự biến động lớn Điều này có thể dễ dàng giải thích bởi sự rủi ro trong các hoạt động này thường cao hơn nhiều so với hoạt động dịch vụ thu phí Các ngân hàng có thể thua lỗ nếu quản trị không hiệu quả và thị trường biến động không theo kỳ vọng
Tóm lại, thu nhập của các ngân hàng TMCP Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng Mặc dù hoạt động thu nhập phi tín dụng rất tiềm năng, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn do quy mô dịch vụ nhỏ và năng lực cạnh tranh hạn chế Việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng là chiến lược quan trọng giúp các NHTM phát triển toàn diện hơn Nhờ đó, các ngân hàng có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập truyền thống, đồng thời giảm thiểu rủi ro và cải thiện cơ cấu nguồn thu Hiện nay, các ngân hàng đang chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động dịch vụ ngân hàng Việc nâng cấp hệ thống giúp tăng tốc độ xử lý giao dịch, tăng mức độ phòng ngừa rủi ro, nâng cao khả năng bảo mật cho khách hàng và phát triển thêm các ứng dụng mới tiện ích Các ngân hàng cũng tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ trên thiết bị di động và internet, gia tăng tần suất giao dịch cho các khách hàng nhằm tăng trưởng doanh thu Xu hướng phát triển này có tiềm năng rất lớn và kỳ vọng sẽ có đột phá hơn trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, hoạt động chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn và thu nhập của người dân được cải thiện, đảm bảo các ngân hàng phát triển bền vững.
Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của ĐDH thu nhập đến RRPS của ngân hàng TMCP Việt Nam
2.4.1 Nhóm nghiên cứu về tác động tích cực của ĐDH trong việc giảm thiểu rủi ro ngân hàng
Sanya and Wolfe (2010) nghiên cứu về tác động của ĐDH đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại 11 nền kinh tế mới nổi đưa ra kết luận rằng ĐDH thu nhập giúp làm giảm RRPS và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng
Cũng đồng ý với quan điểm trên Lee và cộng sự (2014) khi xem xét việc ĐDH thông qua cấu trúc tài chính của các ngân hàng tại 29 quốc gia Châu Á - Thái Bình
Dương trong giai đoạn 1995-2009 đưa ra kết luận rằng khi ĐDH các nguồn doanh thu từ lãi, doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu khác thì lợi nhuận tăng và rủi ro giảm, còn doanh thu từ hoa hồng và phí thì không có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng
Baele et al (2007) nghiên cứu và sử dụng bộ dữ liệu từ 17 quốc gia châu Âu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004, dữ liệu là dạng bảng không cân bằng gồm
255 ngân hàng để xem xét lợi ích và tác hại của ĐDH Baele et al cho rằng khi ngân hàng thực hiện mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoài hoạt động cho vay sẽ làm tăng thu nhập ngoài lãi hiệu quả hơn Hơn nữa, việc mở rộng sang các hoạt động phi truyền thống cũng giúp các ngân hàng tiết kiệm thêm một khoản chi phí về công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất Từ đó ĐDH giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Thêm vào đó, ngân hàng cũng sẽ có thêm kênh thông tin về khách hàng nhằm hỗ trợ cho chất lượng hoạt động tín dụng hiện tại của ngân hàng, đồng thời cũng là một kênh tiếp cận nguồn khách hàng để phát triển mảng hoạt động mới Kết quả này được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu khác ở các thị trường khác nhau (Carlson 2004; Elsas et al 2010; Landskroner et al 2005)
Phan Trần Minh Hưng và Phan Nguyễn Bảo Quỳnh (2017) khi thực hiện nghiên cứu tác động của ĐDH sản phẩm đến rủi ro của 27 ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012 chỉ ra rằng ĐDH giúp giảm rủi ro cho các ngân hàng Bài nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay dựa trên các mối quan hệ cho vay của mình, thực hiện cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho khách hàng (bảo hiểm, dịch vụ thanh toán ) nhằm ĐDH nguồn thu và phân tán rủi ro cho mình
Nguyễn Thị Cảnh và cộng sự (2015) đã kết luận trong nghiên cứu của mình rằng ĐDH giúp giảm rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng có tổng tài sản lớn Lợi ích ĐDH không được tìm thấy trong danh mục các ngân hàng có tổng tài sản nhỏ Tác giả lựa chọn dữ liệu từ 32 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005-2012
2.4.2 Nhóm nghiên cứu về tác động tiêu cực của ĐDH làm gia tăng rủi ro ngân hàng
DeYoung et al (2001) tiến hành nghiên cứu tại Mỹ với bộ dữ liệu gồm 472 NHTM trong khoảng thời gian từ 1988 đến 1995, và kết luận rằng: khi ngân hàng tăng thu nhập từ hoạt động ngoài lãi, sẽ đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và nguồn nhân lực, từ đó gia tăng đòn bẩy hoạt động và rủi ro Đồng thời, việc áp dụng chiến lược tăng thu nhập từ phí và hoa hồng dịch vụ có thể dẫn đến mất khách hàng, khiến cho nguồn thu nhập của ngân hàng trở nên không ổn định Thực tế đã chứng minh rằng, việc tăng giá phí dịch vụ có thể khiến khách hàng dễ dàng thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ, lựa chọn ngân hàng khác vì họ nhạy cảm với việc tăng giá phí Trái lại, đối với các hoạt động tín dụng truyền thống, khách hàng thường có tâm lý e ngại khi phải thay đổi quan hệ tín dụng Việc này đòi hỏi họ phải xây dựng mối quan hệ mới và chịu các chi phí liên quan đến thông tin
Acharya et al (2006) đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chiến lược ĐDH hoạt động kinh doanh đối với rủi ro và lợi nhuận của 105 ngân hàng tại Ý trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1999 Nghiên cứu cho thấy việc ĐDH tài sản không đồng nghĩa với việc đảm bảo hiệu suất vượt trội hơn hoặc an toàn hơn cho các ngân hàng Trái ngược với kỳ vọng, lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng có thể xấu đi khi họ thực hiện ĐDH Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do chi phí chuyển đổi sang hoạt động phi truyền thống cao hơn dự kiến Khi chuyển đổi từ hoạt động truyền thống sang hoạt động phi truyền thống, các ngân hàng phải gánh chịu nhiều chi phí cho các hoạt động như đào tạo nhân viên, đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng thương hiệu, …Phần thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống trong giai đoạn đầu có thể không đủ bù đắp cho chi phí chuyển đổi cao Do đó, lợi nhuận của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến rủi ro hoạt động cao hơn
Lepetit và đồng nghiệp (2008) đã thực hiện một loạt các ước lượng nhằm đánh giá tác động của việc thay đổi cơ cấu hoạt động của các ngân hàng từ các hoạt động trung gian truyền thống sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng ở Châu Âu trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 Nghiên cứu này đã phân tích mối quan hệ giữa rủi ro của ngân hàng và mức độ ĐDH thu nhập, dựa trên các khoản thu nhập từ ngoài lãi, phí và hoa hồng, cũng như thu nhập từ thương mại Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng mở rộng hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi thường thể hiện mức độ RRPS cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc cho vay Ngoài ra, phần rủi ro tăng cao này có mối tương quan mạnh mẽ với thu nhập từ phí và hoa hồng hơn là thu nhập từ hoạt động thương mại Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô nhỏ, với tổng tài sản dưới một tỷ Euro tiềm ẩn rủi ro hơn khi ĐDH thu nhập từ phí và hoa hồng.
Võ Xuân Vinh và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu với mẫu 37 NHTM Việt Nam gia đoạn 2006-2013 Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy mức độ ĐDH tỷ lệ thuận với lợi nhuận, tuy nhiên mô hình chưa xem xét đến sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô
Nguyễn Văn Hoà và Nguyễn Văn Thép (2022) phân tích ảnh hưởng của ĐDH thu nhập đến RRPS của các NHTM Việt Nam với bộ dữ liệu được thu thập từ 28 NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cho thấy việc ĐDH thu nhập không có ảnh hưởng đến RRPS đối với các NHTM Việt Nam Thay vào đó, kết quả nghiên cứu cho thấy RRPS của ngân hàng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố khác thuộc về đặc điểm ngân hàng như là RRPS của năm trước, an toàn vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng tài sản.
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước
Tác giả Phạm vi nghiên cứu Kết quả
Nghiên cứu về tác động tích cực của ĐDH làm gia tăng rủi ro ngân hàng
11 nền kinh tế mới nổi ĐDH thu nhập làm giảm RRPS và tăng lợi nhuận cho các NHTM.
29 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, giai đoạn 1995 – 2009 ĐDH các nguồn doanh thu từ lãi, doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu khác thì lợi nhuận tăng và rủi ro giảm.
Doanh thu từ hoa hồng và phí không có ý nghĩa cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Bae et al (2007) 255 ngân hàng tại 17 quốc gia Châu Âu, giai đoạn 1989 – 2004
Ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoài hoạt động cho vay làm tăng thu nhập ngoài lãi.
Mở rộng các hoạt động phi truyền thống giúp NHTM tiết kiệm thêm chi phí về công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất.
Từ đó, ĐDH giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng.
27 ngân hàng tại Việt Nam, giai đoạn
Các ngân hàng ĐDH bằng cách thực hiện cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho khách hàng (bảo hiểm, dịch vụ thanh toán,…), giúp giảm rủi ro.
32 ngân hàng tại Việt Nam, giai đoạn
2005 – 2012 ĐDH giúp giảm rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng có tổng tài sản lớn Lợi ích ĐDH không được thể hiện rõ ở các ngân hàng có tổng tài sản nhỏ.
Nghiên cứu về tác động tiêu cực của ĐDH làm gia tăng rủi ro ngân hàng
Ngân hàng tăng thu nhập từ hoạt động ngoài lãi làm gia tăng đòn bẩy hoạt động và rủi ro.
Gia tăng thu nhập từ phí và hoa hồng dịch vụ dễ làm mất khách và giảm ổn định của NHTM.
(2006) 105 ngân hàng tại Ý, giai đoạn 1993- 1999 ĐDH tài sản không đảm bảo tạo ra hiệu suất vượt trội hơn hoặc an toàn hơn cho các ngân hàng hay lợi nhuận và rủi ro sẽ xấu đi khi NHTM thực hiện ĐDH.
Các ngân hàng ở Châu Âu, giai đoạn 1996-2002
Các ngân hàng mở rộng thu nhập ngoài lãi thể hiện RRPS cao hơn các ngân hàng chủ yếu cho vay.
Phần rủi ro tăng cao có tương quan mạnh với thu nhập từ phí và hoa hồng hơn là thu nhập từ thương mại
Ngân hàng nhỏ với tổng tài sản dưới một tỷ Euro sẽ làm tăng rủi ro khi ĐDH thu nhập từ phí và hoa hồng.
Võ Xuân Vinh và cộng sự
37 NHTM Việt Nam, giai đoạn 2006-2013
Ngân hàng càng ĐDH thì lợi nhuận càng cao, nhưng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm tương ứng rủi ro tăng.
Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, các kết quả nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào những NHTM ở các nền kinh tế phát triển như Châu âu hay Hoa Kỳ, trong khi đó câu hỏi về liệu chiến lược ĐDH thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đối với RRPS của NHTM là vô cùng quan trọng ở các thị trường mới nổi, nơi các NHTM có quy mô nhỏ hơn so với quốc tế và các thể chế thường yếu kém
Thứ hai, đa số các nghiên cứu đều thu thập dữ liệu đến năm 2013, dẫn đến việc thiếu cập nhật thông tin trong giai đoạn gần đây, làm hạn chế khả năng áp dụng các giá trị và kết quả nghiên cứu vào thực tế Từ sau năm 2013, có nhiều sự kiện xảy ra như là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính, hay xu hướng thanh toán không tiền mặt Để đánh giá tính tổng quát của các phát hiện, các nghiên cứu nên được lặp lại trong tình hình nền kinh tế ổn định
Thứ ba, các nghiên cứu về lợi ích của chiến lược đa dạng hóa thu nhập đối với
NHTM cho thấy những kết quả không thống nhất, ngay cả khi được thực hiện tại cùng một quốc gia hoặc các quốc gia khác nhau Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra khuyến nghị cụ thể cho các NHTM về việc áp dụng chiến lược đa dạng hóa thu nhập.
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phân tích ảnh hưởng của ĐDH thu nhập đến RRPS của các ngân hàngTMCP Việt Nam được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp từ các báo cáo thường niên của 26 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2010–2023 thông qua trang web của các ngân hàng Đối với dữ liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát hàng năm, nhóm tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu mở của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng như Tổng cục Thống kê và các báo cáo của Bộ tài chính và NHNN Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu chính dưới dạng bảng cân bằng của 26 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2023 Việc sử dụng dữ liệu dạng này mang lại nhiều ưu điểm cho nghiên cứu, bao gồm kích thước mẫu lớn, giảm thiểu đa cộng tuyến, chứa đựng nhiều thông tin và đa dạng
Có bốn phương pháp thông thường trong việc xử lý bộ dữ liệu bảng là: mô hình hồi quy gộp Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM, phương pháp hồi quy Driscoll Kraay
Mô hình Pooled OLS (Pooled Ordinary Least Squared) là phương pháp ước lượng dựa trên phương pháp bình phương bé nhất, tuy nhiên nó không tính đến sự khác biệt giữa các cá thể không gian trong mô hình, dẫn đến kết quả ước lượng có thể sai lệch.
Mô hình ước lượng tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) là phương pháp giả định mỗi cá thể có đặc điểm riêng ảnh hưởng độc lập Nhờ đó, FEM có thể tách biệt và loại bỏ tác động của các yếu tố cố định ra khỏi tác động của các biến độc lập, giúp ước tính chính xác hơn mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình.
Random Effects Model - REM là một mô hình ước lượng ngẫu nhiên, biểu thị sự biến động giữa các ngân hàng được giả định là ngẫu nhiên và không có tương quan với các biến giải thích.
Phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll và Kraay là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và đa cộng tuyến thường gặp khi sử dụng các phương pháp hồi quy truyền thống như Pooled OLS, FEM và REM, giúp đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác và đáng tin cậy hơn.
Do đó, bài nghiên cứu sẽ lần lượt thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Bước 2: Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM
Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM bằng kiểm định
Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier
Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình FEM bằng kiểm định F- test
Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM bằng kiểm định Hausman Lựa chọn mô hình phù hợp
Bước 3: Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF
Bước 4: Kiểm định tự tương quan của sai số bằng kiểm định Wooldridge
Bước 5: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Modofied Wald
Bước 6: Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình Driscoll Kraay
Bước 7: Kết quả hồi quy ước lượng và thảo luận kết quả
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các lý thuyết về rủi ro tín dụng, nguy cơ phá sản và các yếu tố liên quan, tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu định lượng sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến, dựa trên các kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của Chiorazzo và cộng sự (2008), Lee và cộng sự (2014), với việc ưu tiên lựa chọn các biến tác động đến khả năng khánh kiệt, sự bất ổn và phá sản Nguyên tắc cơ bản là giữ nguyên tính chất của biến và công thức tính toán, tuy nhiên, sẽ điều chỉnh các biến không phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam Tác giả lựa chọn biến phụ thuộc và tập biến độc lập để đưa vào mô hình hồi quy cho 26 NHTM Việt Nam Biến phụ thuộc là chỉ số Z-score đại diện cho sức khoẻ của ngân hàng, tập biến độc lập bao gồm các biến ĐDH thu nhập, biến kiểm soát và biến vĩ mô.
Risk it = α + β 1 HHI t + β 2 NON1 it + β 3 SIZE it + β 4 ETA it + β 5 ROA it + β 6 LOAN it + β 7 GDP t
Riskit : Biến phụ thuộc đại diện RRPS của NHTM
HHIit : Chỉ số ĐDH thu nhập
NON1it : Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập
SIZEit : Quy mô ngân hàng
ETAit : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
ROAit : Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
LOANit : Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn
GDPt : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
INFt : Tỷ lệ lạm phát
COVIDit : Biến COVID εit : Phần dư
Mô tả và đo lường các biến
Đo lường biến phụ thuộc
Risk là biến phụ thuộc thể hiện RRPS của NHTM, được ước tính thông qua chỉ số Z-score, với:
ROA: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của ngân hàng
Equity: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản σ ROA : Độ lệch chuẩn của ROA.
Chỉ số Z-score là đề cập đến cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu do vậy nó thể hiện được cả về độ rủi ro và mức độ chấp nhận và chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Matthias Kohler (2013); Joaquin Maudos (2016) và Sissy và cộng sự (2016), Z-score được lựa chọn để đo lường rủi ro trong mô hình nghiên cứu Tuy nhiên giá trị của Z-score lại biến thiên nghịch chiều với độ rủi ro, Z-score ở mức cao thể hiện rủi ro ở mức thấp và ngược lại Ở Việt Nam, cũng dựa vào chỉ số này, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2014) cho thấy nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ và lớn sẽ có nguy cơ phá sản cao hơn các ngân hàng có quy mô trung bình.
Bảng 3.1 Mô tả tóm tắt các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu Đo lường Kỳ vọng
Chỉ số đo lường độ RRPS Risk Z-score
Chỉ số đa dạng hóa thu nhập HHI ( NET NET +NON ) 2 + ( NET NON +NON ) 2 +
Tỷ lệ thu nhập từ lãi NON1 Thu nhập từ lãi/ Tổng thu nhập -
Quy mô ngân hàng SIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản -
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ETA Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản +
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản +
Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn LOAN Cho vay khách hàng/ Tổng huy động ngắn hạn +
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP GDP t −GDP t−1
Tỷ lệ lạm phát INF CPI t −CPI t−1
Nguồn tác giả tự tổng hợp
Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nghiên cứu thực nghiệm đã được tìm hiểu và chứng minh, kế thừa và vận dụng vào bối cảnh thực tế tại dữ liệu nghiên cứu, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sử dụng trong đề tài:
Giả thuyết 1: ĐDH thu nhập sẽ có tác động cùng chiều với Z-score, nghĩa là nghịch chiều với RRPS của NHTM.
Lý thuyết ĐDH danh mục đầu tư nhấn mạnh rằng khi ngân hàng thực hiện ĐDH các nguồn thu nhập sẽ làm giảm RRPS ngân hàng Các nghiên cứu của Meslier, Tacneng, & Tarazi (2014), Lee, Hsieh, & Yang (2014), Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) đều cho thấy, ngân hàng càng ĐDH các nguồn thu nhập thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao Tuy nhiên, do các nghiên cứu không đồng nhất về phạm vi nghiên cứu nên đã cho ra các kết quả khác nhau về ảnh hưởng của ĐDH đến RRPS của các ngân hàng Ở Việt Nam, các NHTM hầu như đều thực hiện việc ĐDH trong hoạt động kinh doanh của mình Các ngân hàng không chỉ duy trì các hoạt động truyền thống như cho vay và nhận tiền gửi mà còn cung cấp đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Nhiều ngân hàng đã lập ra công ty con để chuyên môn hóa từng mảng (bảo hiểm, chứng khoán, định giá,…) Điều này cho thấy xu hướng chung các ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh hoạt động ĐDH các nguồn thu nhập, giảm dần tỷ trọng thu nhập truyền thống trong cơ cấu hoạt động của ngân hàng.
Giả thuyết 2: Tỷ lệ thu nhập từ lãi có tác động ngược chiều với Z-score, nghĩa là cùng chiều với RRPS của ngân hàng.
Ghenimi và cộng sự (2017) cho rằng tỷ lệ thu nhập từ lãi cao có thể làm tăng rủi ro tín dụng và RRPS của ngân hàng Khi tập trung vào thu nhập từ lãi vay, các NHTM có xu hướng cho vay với mức độ rủi ro cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận Hoạt động này có thể dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, tăng nguy cơ phá sản khi các khoản vay không thể thu hồi được
Giả thuyết 3: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với Z-score, nghĩa là cùng chiều với RRPS của NHTM
Quy mô ngân hàng được xác định bằng cách lấy logarit tự nhiên tổng giá trị tài sản của ngân hàng Yong Tana & Christos Florosb (2013) kết luận rằng NHTM càng mở rộng quy mô thì RRPS càng cao Nghiên cứu của Teresa & M Dolores (2008) cũng cho thấy rủi ro của NHTM tăng khi quy mô ngân hàng lớn hơn Tuy nhiên, đối với NHTM quy mô trung bình, rủi ro lại giảm Ngược lại, quy mô ngân hàng không ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng tiết kiệm
Giả thuyết 4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với Z-score, nghĩa là ngược chiều với RRPS của NHTM.
Vốn chủ sở hữu là một hàng rào bảo vệ ngân hàng trước các cú sốc lớn khi giá trị tài sản giảm Hầu hết vốn chủ sở hữu được dùng vào việc đầu tư các tài sản cố định nhưng trong trường hợp cần thiết nó cũng được dùng để xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán của các ngân hàng Chỉ số này cũng đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, các ngân hàng lo ngại rủi ro sẽ tích lũy vốn chủ sở nhiều và tỷ lệ này sẽ cao, ngược lại các ngân hàng ưa thích rủi ro thì tỷ lệ này sẽ thấp.
Giả thuyết 5: Tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng tài sản ROA có tác động cùng chiều với Z-score, nghĩa là ngược chiều với RRPS của NHTM.
ROA phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng trên mỗi đồng vốn mà họ sử dụng Nói cách khác, ROA cho biết hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc chuyển đổi tài sản thành lợi nhuận Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu, được dùng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm cho vay, đầu tư,… ROA là thước đo hiệu quả của ngân hàng trong việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận Theo Yaraslau Taran (2012), ROA càng cao càng tốt cho ngân hàng vì ROA cao cho thấy ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên cùng một khoản đầu tư, dẫn đến lợi nhuận cao hơn đồng thời hiệu quả sử dụng vốn cao giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và hoạt động ổn định hơn
Giả thuyết 6: Tỷ lệ cho vay có tác động cùng chiều với Z-score, nghĩa là nghịch chiều với RRPS của NHTM
Tỷ lệ cho vay được sử dụng để đo lường thanh khoản và nhu cầu của ngân hàng.
Sự gia tăng của tỷ lệ này sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản do sự mất cân đối giữa cung và cầu Montgomery et al (2004) đã phát hiện mối nguy cơ tiềm ẩn giữa tỷ lệ cho vay và RRPS của các NHTM tại Nhật Bản và Indonesia Khi tỷ lệ cho vay cao, RRPS của ngân hàng cũng tăng Nguyên nhân là bởi trong giai đoạn khủng hoảng, ngân hàng thường chịu áp lực gia tăng lợi nhuận để bù đắp cho những tổn thất Nhằm gia tăng lợi nhuận, ngân hàng có xu hướng tập trung vào tăng trưởng tín dụng, dẫn đến việc cho vay nhiều hơn đồng thời nhắm đến những người vay có rủi ro cao với lãi suất cho vay cao hơn Việc cho vay rủi ro cao khiến ngân hàng dễ bị tổn thất khi người vay không thể thanh toán khoản vay, dẫn đến tăng RRPS Trong khi đó, đối với PWC (2006, 2012), tỷ lệ cho vay trên giúp xác định xu hướng và tính thanh khoản của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Giả thuyết 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với Z-score, nghĩa là nghịch chiều với RRPS của NHTM
Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ mang lại lợi ích cho hoạt động ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro Các lý thuyết kinh tế cho rằng ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ các sự kiện không mong muốn xảy ra trong nền kinh tế Do đó, để giảm bớt những tổn thất, những rủi ro, đặc biệt là RRPS từ ảnh hưởng tiêu cực trong nền kinh tế, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ nhiều vốn hơn
Giả thuyết 8: Tỷ lệ lạm phát có tác động nghịch chiều với Z-score, nghĩa là thuận chiều với RRPS của NHTM
Trong môi trường kinh tế vĩ mô, lạm phát đóng vai trò là một yếu tố quan trọng,thể hiện qua mức độ tăng giá chung của nền kinh tế và sự mất giá trị của tiền tệ Chỉ sốCPI (Chỉ số giá tiêu dùng) được sử dụng như thước đo lường lạm phát hàng năm Theo nghiên cứu của Revell (1979), lạm phát có mối tương quan mật thiết với kết quả kinh doanh của ngân hàng, được thể hiện qua tác động của nó đến các khoản chi phí hoạt động Khi tốc độ tăng trưởng thu nhập vượt xa tốc độ tăng trưởng chi phí, lạm phát sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngược lại, nếu chi phí tăng nhanh hơn thu nhập, lạm phát sẽ tiềm ẩn rủi ro đáng kể cho các tổ chức tài chính này Nhiều nghiên cứu khác cũng củng cố luận điểm này, cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lạm phát và RRPS ngân hàng (Sanya & Wolfe, 2011; Sissy & ctg, 2017).
Giả thuyết 9: Biến covid có tác động cùng chiều với Z-score, nghĩa là tác động ngược chiều với RRPS của NHTM.
Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm & cộng sự (2022) đã chỉ ra một kết quả đáng chú ý rằng rủi ro nợ của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 Mặc dù đại dịch mang đến nhiều thách thức cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, nó cũng tạo ra những cơ hội mới để các ngân hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tái cơ cấu và ĐDH hoạt động kinh doanh.Theo nghiên cứu, mặc dù thu nhập từ lãi của các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng nhất định do đại dịch, tác động này không quá đáng kể Bù lại, thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này Nhờ vậy, RRPS của các ngân hàng cũng được đánh giá là giảm xuống.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả
Bảng thống kê mô tả giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến được sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố đến sự ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15
Covid Tần suất Phần trăm Lũy kế
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15
Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của chỉ số Z-score tương ứng là 2,245121 và10,46559, có thể lập luận rằng NHTM ở Việt Nam có nguy cơ phá sản ở mức cao Giá trị này dao động từ -5,548786 đến 95,561,31, thể hiện sự chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất, đồng thời độ phân tán so với giá trị trung bình khá lớn Điều này cho thấy có sự phân cực rủi ro giữa các nhóm ngân hàng qua các năm.
Thống kê mô tả về biến độc lập
Chỉ số HHI trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 0,8340996, cho thấy mức độ tập trung thị trường tương đối cao Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức độ tập trung thị trường không đồng đều giữa các ngân hàng Giá trị HHI thấp nhất được ghi nhận là 0,7071132 thuộc về SCB năm 2021, trong khi giá trị HHI cao nhất là 1,190908 thuộc về BAB năm 2012 Điều này cho thấy SCB và các ngân hàng có chỉ số HHI thấp khác như MSB, SSB, MBB có sự ĐDH hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn so với các ngân hàng còn lại Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự ĐDH là nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng này Ví dụ điển hình là Sacombank, ngân hàng đã ứng dụng công nghệ mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh, bao gồm việc ra mắt các giao dịch trực tuyến từ năm 2010, phát hành thẻ thanh toán không tiếp xúc đầu tiên trên thị trường vào năm 2017, triển khai ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay trên điện thoại thông minh vào năm 2018 Ngoài ra, vào cuối năm 2017, Sacombank cũng hợp tác với Dai-ichi Life để kinh doanh bảo hiểm, nguồn thu từ phí bảo hiểm chiếm 30% tổng nguồn thu phí dịch vụ của ngân hàng Chính những chiến lược ĐDH hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tập trung vào phát triển dịch vụ tài chính và ứng dụng công nghệ, đã giúp Sacombank đạt được chỉ số HHI thấp nhất trong năm 2019, thể hiện sự ĐDH hoạt động hiệu quả nhất trong số các ngân hàng được nghiên cứu.
Thống kê mô tả biến kiểm soát
Thứ nhất, biến NON1 đạt giá trị trung bình gần 80% với độ lệch chuẩn là 11,52%, mô tả nguồn thu của các ngân hàng chủ yếu là nguồn thu nhập từ lãi, các thu nhập còn lại vẫn chiếm tỷ trọng thấp Tỷ lệ thu nhập từ lãi nhỏ nhất là 19,95% vào năm
2015 của ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) Tỷ lệ thu nhập từ lãi lớn nhất là 117,76% vào năm 2018 thuộc về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID)
Thứ hai, biến quy mô với giá trị trung bình là 18,8828 tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 1,126456 tỷ, cho thấy sự biến động về quy mô của các NHTM không có sự chênh lệch lớn qua các năm Quy mô ngân hàng nhỏ nhất là 16,50232 tỷ đồng của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) năm 2019 và giá trị lớn nhất ghi nhận thuộc về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) năm 2023 với 21,47497 tỷ đồng.
Thứ ba, biến ETA với tổng số quan sát là 364 Đây là biến đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Nó có giá trị trung bình là 0,0868169 và độ lệch chuẩn là 0,0341356 Kết quả dữ liệu cho thấy tỷ lệ ETA có xu hướng tăng qua các năm Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhỏ nhất ghi nhận thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SHB) với giá trị bằng 0,0262139 vào năm 2019 Ngược lại, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) trong năm 2019 có giá trị ETA lớn nhất là 0,2383814.
Thứ tư, biến ROA với 364 quan sát Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản trung bình là 0,0086629 Độ lệch chuẩn là 0,006538 Trong các mẫu nghiên cứu, mức ROA nhỏ nhất ghi nhận cho ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) với giá trị là 8,90e-08 vào năm
2018 Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản lớn nhất là 0,0323799 thuộc về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vào năm 2022
Thứ năm, biến tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn với 364 tổng số quan sát, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn trung bình là 73,05% với độ lệch chuẩn tương ứng bằng 14,27%, thể hiện mức độ thanh khoản cao, đồng thời cho thấy sự tích cực mở rộng hoạt động cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế trong giai đoạn gần đây
Thứ sáu, biến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP với tổng 364 quan sát Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 5,91%, độ lệch chuẩn là 1,64% Năm 2021 ghi nhận giá trị GDP nhỏ nhất là 2,56%, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid–19 Tuy nhiên, năm
2022 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ khi giá trị tăng GDP tới 8,02%, tương ứng với giá trị lớn nhất giai đoạn 2010-2023.
Cuối cùng là biến tỷ lệ lạm phát INF, cũng áp dụng cho cả 364 quan sát Chỉ số INF trung bình là 3,65% Độ lệch chuẩn là 2,06% Số liệu cho thấy mức lạm phát tương đối thấp tại Việt Nam so với các nước trên thế giới.
Thống kê mô tả biến Covid
Biến covid được coi là biến giả, nhận giá trị bằng 1 trong trường hợp năm đó dịch covid và nhận giá trị bằng 0 khi năm đó không xảy ra dịch covid Tổng dữ liệu thống kê có 364 biến quan sát, trong đó 112 biến nhận giá trị bằng 1 (tương đương với30,77%) và 252 biến nhận giá trị bằng 0 (tương ứng với 69,23%).
Phân tích tương quan
Bảng 4.2 Bảng ma trận hệ số tương quan
Z-score Covid HHI INF GDP LOAN ROA ETA SIZE NON1
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15
Bảng 4.2 cung cấp thông tin về mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, giúp đánh giá mức độ liên quan và xu hướng biến động của các biến Hệ số tương quan là thước đo thống kê thể hiện mối quan hệ hai chiều giữa hai biến Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng lớn, mối quan hệ giữa hai biến càng chặt chẽ. Khi hệ số tương quan có giá trị dương, hai biến có tương quan cùng chiều, nghĩa là khi một biến tăng, biến kia cũng có xu hướng tăng theo Ngược lại, hệ số tương quan âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là khi một biến tăng, biến kia có xu hướng giảm.
Thứ nhất, xem xét tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Z-score trong mô hình Giá trị lớn nhất của hệ số tương quan giữa Z-score với biến tỷ lệ thu nhập từ lãi là -0,7006, thể hiện mối quan hệ ngược chiều Giữa biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và biến phụ thuộc cho ra tương quan yếu nhất với hệ số là - 0,0009, thể hiện mối quan hệ cùng chiều Có ba biến có quan hệ cùng chiều với Z- score là: biến covid, biến tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn và biến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Những biến còn lại đều có tương quan âm với biến phụ thuộc.
Thứ hai, xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Tương quan bé nhất giữa hai biến độc lập là tương quan giữa biến tỷ lệ lạm phát và biến quy mô ngân hàng với hệ số tương quan là -0,0141, hệ số này thể hiện tương quan yếu giữa hai biến Còn 0,9707 là hệ số tương quan cao nhất giữa các biến độc lập, cụ thể là giữa biến quy mô ngân hàng và biến tỷ lệ thu nhập từ lãi Khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập quá lớn (lớn hơn 0,7) có thể gây ra hiện tượng nhiễu (tức làm phóng đại hệ số Sig của các biến độc lập với biến phụ thuộc) trong việc tác động đến biến phụ thuộc Hệ số tương quan giữa HHI và SIZE, HHI và NON1, SIZE và NON1 đều có giá trị cao hơn 0,7 Vì vậy, mô hình có khả năng mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
Kiểm định lựa chọn mô hình
Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM
Trong phần này, tác giả thực hiện kiểm định nhằm xác định xem liệu mô hình có tồn tại tác động tiềm ẩn hay không, được ký hiệu là ID Kiểm định này được thực hiện bằng cách so sánh hai giả thuyết nghiên cứu trong phần mềm STATA15 Mục đích của kiểm định này là xác định mô hình nào phù hợp hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến: mô hình hồi quy Pooled OLS hay mô hình hồi quy REM/FEM Phương pháp nhân tử Lagrange với kiểm định Breusch-Pagan sẽ giúp xác định mô hình nào có khả năng giải thích mối quan hệ giữa các biến một cách hiệu quả hơn.
Từ phần mềm Stata15 đã trích xuất được kết quả kiểm tra sau đây:
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
Z-score [ID, t] = Xb + u[ID] + e [ID, t]
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange Breucher – Pagan
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15
Chibar2(01) = 0,00 Prob > Chibar2 = 1,0000 Điều này có nghĩa là p-value bằng 1,0000 < 5%, tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H 1, chấp nhận H 0 Vì vậy mô hình không tồn tại yếu tố a i ở mức ý nghĩa 5% Do đó, mô hình POLS thích hợp hơn mô hình REM/FEM tại mức ý nghĩa này
Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình FEM bằng kiểm định F-test
Thực hiện kiểm định đối chiếu giữa mô hình POLS và FEM bằng kiểm định F- test với hai giả thuyết:
H 1 : Chọn mô hình FEM Kết quả thu được là: F(25, 329) = 4,46
Kết quả kiểm định F đã thể hiện rõ p-value bằng 0,0001 < 5% Chính vì vậy, tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H 0, chấp nhận H 1, với bộ dữ liệu được nghiên cứu, mô hình FEM thích hợp hơn mô hình POLS
Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM bằng kiểm địnhHausman
Thực hiện kiểm định Hausman nhằm để kiểm định mối tương quan giữa yếu tố a i và các biến độc lập khác ở trong mô hình, cũng là để đưa ra quyết định chọn mô hình nghiên cứu thích hợp là REM hay FEM dựa trên hai giả thuyết sau:
H 0 : a i độc lập, không liên quan đến các biến độc lập khác ở trong mô hình
H 1 : a i tương quan với các biến độc lập khác ở trong mô hình
Kết quả từ kiểm định Hausman được thể hiện dưới đây:
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Hausman của mô hình
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15 b = consistent under H 0 and H a
Test: H 0: difference in coefficients not systematic chi2(9) = (b - B) ' [ (V_b - V_B)^(-1) ] (b - B)
Vì p-value bằng 0,0000 < 5% nên ở mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H 0, chấp nhận H 1.
Có thể kết luận rằng a i tương quan với các biến độc lập khác ở trong mô hình Chính vì thế, ở mức ý nghĩa 5%, mô hình tác động cố định FEM phù hợp hơn vì khi có sự tương quan với nhau thì phải ước lượng theo hồi quy dọc, tức làm triệt tiêu những quan hệ giữa a i và các biến độc lập khác.
Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Sau khi lựa chọn mô hình FEM làm mô hình nghiên cứu phù hợp, tác giả đã tiến hành kiểm tra các vi phạm hồi quy dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của mô hình, được trình bày ngay sau đây
Kiểm định đa cộng tuyến bằng nhân từ phóng đại phương sai Đa cộng tuyến tính là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong mô hình hồi quy khi hai hoặc nhiều biến giải thích có độ tương quan tuyến tính cao Điều này dẫn đến thông tin trùng lặp trong mô hình, gây ra sai lệch trong ước lượng các tham số và ảnh hưởng đến độ chính xác của mô hình, vì vậy, bài luận sử dụng nhân tử phóng đại phương sai để kiểm định Kết quả thể hiện từ phần mềm thống kê STATA15 như sau:
Bảng 4.5 Bảng nhân tử phóng đại phương sai VIF
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15
Dựa vào bảng trên, giá tị VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 3, hơn nữa giá trịVIF trung bình bằng 1,62 < 3 Vì vậy, có thể kết luận rằng, mô hình không bị khuyết tật đa cộng tuyến cao
Kiểm định khuyết tật tự tương quan Để kiểm định có hay không mô hình xuất hiện tượng tự tương quan, bài viết dùng kiểm định Wooldridge test với dữ liệu bảng, hai giả thuyết như sau:
H 0 : Không có hiện tượng tự tương quan
H 1 : Có hiện tượng tự tương quan
Phần mềm STATA cho kết quả:
Vì p-value bằng 0,0995 > 5% nên ở mức ý nghĩa 5%, chấp nhận H 0, bác bỏ H 1, mô hình không mắc khuyết tật tự tương quan với dữ liệu bảng
Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi
Phương sai của sai số thay đổi thường gây ra những kết luận sai lầm cho các kiểm định t và F Khóa luận thực hiện kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Modified Wald test với hai giả thuyết sau:
H 0 : sigma(i)^2 = sigma^2 với tất cả i, tương ứng với “Mô hình không bị mắc phương sai sai số thay đổi”
H 1 : sigma(i)^2 ≠ sigma^2 với tất cả i, tương ứng với “Mô hình bị mắc phương sai sai số thay đổi”
Kết quả thể hiện rằng: chi2 (26) = 28782,97 Prob>chi2 = 0,0000
Với p-value bằng 0,0000 < 5% vì thế ở mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H 0, chấp nhận
H 1 Do đó, mô hình bị mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi tại ý nghĩa 5%
Nghiên cứu khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi và khuyết tật tự tương quan phương pháp hồi quy Driscoll-Kraay, tức triệt tiêu những tác động tiêu cực của hai khuyết tật trên.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả mô hình nghiên cứu
Sau khi thực hiện các biện pháp giảm thiểu phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng phương pháp hồi quy Driscoll-Kraay, kết quả nghiên cứu mô hình đã được cải thiện đáng kể Việc áp dụng phương pháp này giúp giảm thiểu tác động của các vấn đề tiềm ẩn đến mô hình nghiên cứu và nâng cao tính chính xác cũng như tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy nghiên cứu của mô hình sau khi khắc phục bằng hồi quy
Driscoll/Kraay Coef Std Err t P > |t| [95% Conf Interval]
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA15
Giá trị hệ số xác định của mô hình bằng 0,7946 (within R-squared equals 0,7946) có nghĩa là 79,46% sự biến thiên của biến phụ thuộc Z-score được giải thích bằng các biến độc lập khác trong mô hình Ở mức ý nghĩa 5%, những biến có p-value nhỏ hơn 5% thì biến đó có ý nghĩa thống kê Quan sát kết quả từ bảng trên, những biến có ý nghĩa thống kê gồm: HHI (biến đại diện mức độ ĐDH) với p-value bằng 0,000; ETA (biến đại diện tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) với p-value bằng 0,049; SIZE (biến quy mô ngân hàng) với p-value bằng 0,001; NON1 (biến tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập) với p-value bằng 0,000 Những biến còn lại không có ý nghĩa thống kê vì p-value lớn hơn 5%
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Cụ thể về tác động của những biến số có ý nghĩa thống kê đến RRPS của các NHTM thông qua chỉ số Z-score được trình bày dưới đây:
Bảng 4.7 Kết quả mô hình nghiên cứu Tên biến Hệ số ước lượng Kết quả mô hình Giả thuyết nghiên cứu
ROA 39,10569 Không có ý nghĩa thống kê +
LOAN -1,734736 Không có ý nghĩa thống kê -
GDP -0,0948905 Không có ý nghĩa thống kê +
INF -0,0218696 Không có ý nghĩa thống kê -
COVID 0,4702128 Không có ý nghĩa thống kê +
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Biến đại diện HHI có hệ số ước lượng bằng 170,3263 Hệ số ước lượng dương mô tả mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ da dạng hoá HHI và Z-score Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, ở mức ý nghĩa 5%, chỉ số ĐDH tăng một đơn vị thì Z- score tăng 170,3263 đơn vị Kết quả này đồng thuận với giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra, được ủng hộ bởi Stiroh & ctg (2006) khi nghiên cứu này đã chỉ ra lợi ích của việc ĐDH các nguồn thu nhập là ngân hàng ít phải đối mặt với các loại rủi ro, đặc biệt là RRPS cũng như gia tăng thu nhập từ các hoạt động phi lãi.
Biến đại diện vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ETA có hệ số ước lượng là 5,407525, thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa ETA và Z-score Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng một đơn vị thì Z-score tăng 5,407525 đơn vị Kết quả này đồng tình với giả thuyết 4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao trong cấu trúc tổng tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ phá sản cho các ngân hàng Điều này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu và khuyến nghị của Ủy ban Basel, đồng thời được NHNN Việt Nam quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ hệ thống ngân hàng khỏi rủi ro
Quy mô ngân hàng (SIZE) cũng có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số Z-score của ngân hàng với mức ý nghĩa 5% Hệ số hồi quy trong mô hình nghiên cứu là 7,644515, cho thấy quy mô ngân hàng tăng lên một đơn vị thì Z-score sẽ tăng 7,644515 đơn vị, đồng nghĩa rủi ro của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi Kết quả không trùng khớp với giả thuyết ban đầu tác giả đặt ra Theo nghiên cứu của Stiroh và Chiorazzo, V., et al (2008), các tổ chức tín dụng quy mô lớn có khả năng chống chịu rủi ro tốt hơn so với các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ Điều này là do các rủi ro đặc thù của các ngân hàng lớn có xu hướng giảm thiểu theo quy mô Các ngân hàng lớn cũng có tiềm năng ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn và có năng lực quản trị rủi ro cao hơn Hơn nữa, các tổ chức tín dụng quy mô lớn có khả năng gia tăng thị phần thông qua việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường mới Meslier, E., et al (2014) đã chỉ ra rằng các ngân hàng lớn có thể ĐDH danh mục đầu tư hiệu quả hơn và hạn chế biến động lợi nhuận khi tham gia thị trường mới (Sanya, I., et al., 2011).
Tỷ lệ thu nhập từ lãi (NON1) có tác động ngược chiều với Z-score Hệ số ước lượng bằng -230,7579 thể hiện rằng nếu tỷ lệ thu nhập từ lãi tăng một đơn vị thì Z- score sẽ giảm 230,7579 đơn vị Kết quả này đồng thuận với giả thuyết mà tác giả đưa ra Theo nghiờn cứu của Kửhler, T (2015) cỏc tổ chức tớn dụng luụn chỳ trọng vào việc gia tăng hoạt động tín dụng vì đây là nguồn thu nhập chủ lực của các NHTM Tuy nhiên, việc gia tăng tín dụng quá mức và thiếu kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, bao gồm làm gia tăng tỷ lệ nợ không thu hồi, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và làm gia tăng khả năng xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng.
Các biến còn lại bao gồm tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn (LOAN), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và biến covid không có ý nghĩa thông kê trong mô hình.
HÀM Ý QUẢN TRỊ
Tóm tắt kết quả chính và trả lời câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này khảo sát 26 NHTM tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2023 để đánh giá tác động của ĐDH thu nhập lên RRPS của ngân hàng thông qua phân tích dữ liệu bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa mức độ ĐDH hoạt động kinh doanh và RRPS của ngân hàng Điều này có nghĩa là khi ngân hàng tham gia vào nhiều lĩnh vực và mở rộng sản phẩm đầu tư, thì RRPS sẽ giảm xuống. Ngoài ra, còn có yếu tố tác động cùng chiều với RRPS là tỷ lệ thu nhập từ lãi và các yếu tố tác động ngược chiều với rủi ro như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và quy mô ngân hàng Tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và sự xuất hiện của dịch covid là nhóm các yếu tố không tác động đến RRPS Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kết luận chính:
Thứ nhất: Việc gia tăng mức độ ĐDH nguồn thu nhập góp phần giảm thiểu RRPS cho các NHTM
Thứ hai: RRPS của ngân hàng sẽ được cải thiện khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được tăng cường.
Thứ ba: Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và RRPS là nghịch chiều
Thứ tư: Gia tăng tỷ lệ thu nhập từ lãi sẽ làm tăng RRPS của ngân hàng.
Hàm ý chính sách đối với các nhà quản trị ngân hàng
5.2.1 Tăng cường hoạt động ĐDH thu nhập
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc ĐDH thu nhập sẽ có tác động làm giảm RRPS cho các ngân hàng Các nhà quản trị ngân hàng cần giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi hay còn gọi là thu nhập truyền thống và gia tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi từ việc ĐDH các sản phẩm Cụ thể:
- Tăng cường các hoạt động thu phí: tăng số lượng thẻ ATM, thẻ tín dụng (tăng số lượng cộng với thẻ phải được kích hoạt sử dụng), đẩy mạnh các dịch vụ trung gian thanh toán bất động sản, thanh toán quốc tế, phát triển dịch vụ tư vấn và lập kế hoạch tài chính, phát triển dịch vụ tài trợ tín dụng,…
- Liên kết với các đối tác bảo hiểm, đẩy mạnh nguồn thu từ hoa hồng bảo hiểm (Bancassunrance).
- Đẩy mạnh mảng kinh doanh ngoại hối Hoạt động ngoại hối luôn là nguồn thu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
- Đánh giá hiệu quả hoạt động (doanh số, lợi nhuận, rủi ro) của từng nguồn thu nhập ngoài lãi sẽ hỗ trợ ngân hàng xây dựng cơ cấu thu nhập hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Chiến lược ĐDH thu nhập dài hạn chỉ có thể thành công khi các nhà quản trị ngân hàng xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ phi truyền thống một cách thận trọng và chuyên nghiệp bằng việc đặt chỉ tiêu cụ thể bằng con số cho từng năm, từng quý Chỉ tiêu về lượng hợp đồng bảo hiểm liên kết bán ra trong năm về cả số lượng và chất lượng, đạt chỉ tiêu 100% khách hàng phải tham gia ngân hàng điện tử,…
5.2.2 Nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Kết quả mô hình hồi quy khẳng định mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ ETA và nguy cơ phá sản của NHTM Tỷ lệ ETA cao đóng vai trò như bộ đệm an toàn, giúp NHTM có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cú sốc tài chính và giảm thiểu nguy cơ phá sản Để đảm bảo an toàn tài chính, các nhà quản trị ngân hàng cần tập trung nâng cao tỷ lệ ETA thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu Việc này bao gồm đánh giá chính xác và toàn diện mức độ an toàn vốn, tối ưu hóa quản trị và phân bổ vốn, sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả Bên cạnh đó, đo lường hiệu quả hoạt động và quản trị dựa trên giá trị vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng, giúp đảm bảo an toàn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng giá trị vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp Ngoài nguồn vốn hình thành ban đầu, vốn chủ sở hữu còn được bổ sung trong quá trình hoạt động Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể gia tăng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, bao gồm nguồn từ lợi nhuận giữ lại và nguồn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, tăng vốn từ cổ đông hiện hữu, sáp nhập với NHTM trong nước, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hay phát hành trái phiếu tăng vốn cấp hai trên thị trường quốc tế Điều kiện tiên quyết để tăng vốn thành công từ cổ đông hiện hữu là họ phải có đủ nguồn lực tài chính và cam kết duy trì tỷ lệ sở hữu.
Tăng vốn từ phát hành thêm cổ phiếu chỉ thuận lợi khi thị trường này tăng trưởng tốt, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất biến động, hoạt động chưa ổn định, rất khó lường trước trong trường hợp cần tăng vốn nhanh như hiện nay.
Phương án huy động vốn thông qua chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược quốc tế uy tín đang nhận được sự quan tâm của nhiều ngân hàng Lý do là bởi các nhà đầu tư này sở hữu năng lực tài chính hùng mạnh cũng như kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, dày dặn Tuy nhiên các NHTM nên lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có ý định làm ăn lâu dài ở thị trường trong nước và thành công trên trường quốc tế và cũng nên chấp nhận cái mới, phát triển phương thức kinh doanh, quản rị rủi ro… Chỉ khi đó, NHTM trong nước mới tận dụng được kinh nghiệm và nguồn lực tài chính vững mạnh.
Phương án sáp nhập với ngân hàng nội địa chỉ phù hợp khi một ngân hàng mạnh sáp nhập với ngân hàng kém phát triển hơn, phương án này thuận lợi khi các NHTM trong nước có cùng văn hóa, cách thức kinh doanh, sự hiểu biết thị trường trong nước. Tuy nhiên, bất lợi là các ngân hàng mạnh cũng đang phải tập trung lành mạnh hóa hoạt động của mình, không muốn gánh thêm ngân hàng yếu kém Hơn nữa, sự sáp nhập giữa hai ngân hàng nội địa với nhau cũng khó mang lại sự thay đổi căn bản về mặt quản trị.
Phương án cuối cùng là phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 trên thị trường quốc tế Phương án này phù hợp với các ngân hàng có tên tuổi trên thị trường và có tiềm lực tài chính bởi chi phí phát hành lớn hơn nhiều so với phát hành cổ phiếu
5.2.3 Tăng quy mô ngân hàng
Kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình hồi quy cho thấy ảnh hưởng tích cực của quy mô NHTM tới mức độ RRPS Cụ thể, sự gia tăng quy mô tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm thiểu rủi ro tín dụng Quy mô tổng tài sản phản ánh tổng giá trị tài sản mà ngân hàng đang sở hữu, bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, khoản vay, tài sản cố định và các tài sản khác Trong đó, cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn nhất Do đó, sự gia tăng quy mô tổng tài sản cho thấy sự phát triển và hoạt động ổn định của NHTM, thể hiện qua các khía cạnh sau: Ngân hàng có nguồn lực tài chính dồi dào hơn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản sinh lợi nhuận cũng như có thể đầu tư nhiều hơn vào các tài sản cố định, góp phần gia tăng giá trị và củng cố vị thế tài chính Mặt khác, ngân hàng sở hữu lượng dự trữ tiền mặt dồi dào hơn, giúp thỏa mãn nhu cầu thanh toán và bảo đảm các hoạt động diễn ra suôn sẻ Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu gia tăng quy mô tổng tài sản, điều quan trọng là ngân hàng cần triển khai hiệu quả các chiến lược huy động vốn Nguồn vốn có thể đến từ: Vốn huy động như việc khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm, phát hành trái phiếu, vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hay vốn tự có từ việc giữ lại lợi nhuận sau khi trích lập các khoản dự phòng và chi trả cổ tức cho cổ đông
Ngoài ra, ngân hàng cũng cần mở thêm chi nhánh, tăng phạm vi hoạt động kinh doanh, giảm khoảng cách địa lý giữa khách hàng với ngân hàng để thu hút nhiều khách hàng giao dịch hơn.
5.2.4 Giảm tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi và RRPS của NHTM Tỷ lệ thu nhập từ lãi giảm khi tốc độ tăng trưởng từ nguồn thu nhập lãi chậm hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn thu, thay vì chỉ tập trung vào thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống, các nhà quản trị nên hướng đến phát triển các nguồn thu ngoài lãi tiềm năng khác.
Bước đầu tiên tiên quyết trong chiến lược ĐDH thu nhập của các NHTM là nâng cao nhận thức về vai trò then chốt của hoạt động này đối với sự phát triển bền vững của ngân hàng Việc nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của ĐDH thu nhập, được minh chứng bởi cả lý thuyết kinh tế và dữ liệu thực nghiệm, sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các ngân hàng xây dựng định hướng, chính sách và chiến lược phù hợp Bằng cách này, các NHTM có thể giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập lãi, tăng cường tính ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống tài chính ngân hàng.
Thứ hai là phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng: Về trung dài hạn thì các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng gắn liền với ứng dụng khoa học công nghệ sẽ rất phổ biến song song cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội, vì vậy các đơn vị này cũng cần phát triển nền tảng công nghệ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, tăng tính tiện ích và kích thích khách hàng sử dụng nhiều hơn phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đây sẽ là một trong những kênh có khả năng thu phí dịch vụ cao và ổn định đối với NHTM
Yếu tố con người luôn đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành ngân hàng vốn đòi hỏi tính nhạy cảm và chuyên môn cao Do đó, nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực là chiến lược trọng tâm thứ ba mà các NHTM cần triển khai để đáp ứng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao sẽ là nguồn lực sáng tạo dồi dào, giúp ngân hàng phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới, nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, kể cả những nhu cầu tiềm ẩn mà khách hàng chưa nhận thức được. Thêm vào đó, đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng dễ bị sao chép, và các khách hàng cũng rất nhạy cảm với giá cả và phí dịch vụ Do đó, chất lượng dịch vụ và tính tiện ích, được thể hiện qua đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu sâu về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và nhu cầu của khách hàng, sẽ là yếu tố quan trọng giúp giữ chân khách hàng và tối đa hóa nguồn thu ngoài lãi Ngoài ra, nhân viên có trình độ cao, kinh nghiệm sâu rộng và nhạy bén với thị trường sẽ là lợi thế quan trọng trong các giao dịch đầu tư và kinh doanh, góp phần tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng
Thứ tư là hạn chế các rủi ro khi ĐDH thu nhập Các ngân hàng cần phân tích hiệu quả của từng nguồn thu nhập gắn liền với sự biến động, rủi ro có thể phát sinh của từng nguồn thu nhập ngoài lãi để mang lại hiệu quả cao nhất từ ĐDH thu nhập Theo thực trạng ĐDH thu nhập của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2010 -
Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý
5.3.1 Khuyến nghị đối với chính phủ
Hệ thống pháp lý hoàn thiện sẽ tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thống nhất, bảo đảm các hoạt động được thực hiện một cách công khai, tuân thủ pháp luật và bình đẳng cho tất cả các ngân hàng Cụ thể, cần triển khai đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng, bao gồm Luật NHNN, Luật Tổ chức Tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác đồng thời NHNN cần cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ sống then chốt để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích sát nhập giúp loại bỏ những ngân hàng yếu kém, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh phát huy tối đa tiềm năng, tiết giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), việc tự do hóa lưu chuyển lao động, vốn và hàng hóa đang mở ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp, trong đó có các NHTM Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả những cơ hội này củng cố sức mạnh cạnh tranh trong thị trường khu vực và quốc tế, các NHTM Việt Nam cần được Chính phủ hỗ trợ một cách mạnh mẽ hơn
Thứ nhất, cải thiện hệ thống thông tin, tình hình hoạt động của NHTM.
Thực tế hiện nay các đánh giá, xếp hạng ngân hàng của cơ quan quản lý chưa được công khai, thị trường chỉ được tiếp cận các thông tin xếp hạng do các tổ chức tín dụng quốc tế công bố và các thông tin về hoạt động kinh doanh ngân hàng được các ngân hàng công bố cũng chưa chắc phản ánh đúng tình trạng hoạt động Các ngân hàng nhỏ đang có xu hướng huy động tiền gửi lãi suất cao hơn các ngân hàng lớn Điều này giúp các ngân hàng nhỏ thu hút được người gửi, cạnh tranh nguồn vốn với ngân hàng lớn, khách hàng gửi ở ngân hàng nhỏ vẫn yên tâm vì khoản tiền gửi gần như được bảo lãnh Nếu khách hàng không có thông tin về tình trạng hoạt động của NHTM để chủ động về tiền gửi của mình thì trong trường hợp xảy ra tình huống đột xuất sẽ gây thiệt hại lớn Do đó cần sớm minh bạch thông tin của hệ thống, để hoạt động của NHTM vận hành theo quy luật thị trường, khi đó nếu có đổ vỡ xảy ra, cú sốc cho thị trường sẽ được giảm thiểu Ngoài ra, cần đảm bảo chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhanh chóng, kịp thời, chính xác về khách hàng, đảm bảo tình hình hoạt động của NHTM thông suốt, không cho vay nhầm khách hàng hoặc đánh giá sai khách hàng tốt Từ đó công khai được thông tin nợ xấu của toàn hệ thống
Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng.
NHNN cần kiểm soát, giám sát quá trình mở rộng quy mô của các NHTM theo sự phát triển kinh tế, đồng thời tích cực thúc đẩy ứng dụng mô hình của Ủy ban Basel vào kiểm soát hoạt động ngân hàng, mở rộng phạm vi ngân hàng áp dụng Các hoạt động kiểm tra giám sát cần thực hiện có khoa học, tránh chồng chéo nhau gây ảnh hưởng tới hoạt động của NHTM
Thứ ba, công tác nghiên cứu và dự báo.
Với vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,NHNN cần xây dựng hệ thống thông tin số liệu của riêng mình, cập nhật nhanh tình hình của hệ thống, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào số liệu thống kê hoặc số liệu các
NHTM cung cấp Từ đó tiến hành phân tích định kỳ xu hướng biến động rủi ro, như mức độ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động của hệ thống, rủi ro chính trị, rủi ro về môi trường kinh doanh, các rủi ro đã, đang xảy ra đối với hệ thống NHTM tại các nước khác Đây là những cảnh báo rất hữu ích cho hoạt động NHTM trong nước
Thứ tư, chuẩn bị nguồn lực phục vụ cho việc phá sản NHTM. Để chuẩn bị cho phá sản NHTM là một chặng đường dài về học tập kinh nghiệm, phương pháp của các nước trên thế giới, xác định được NHTM nào thuộc diện phá sản, đào tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng phương án và tiến hành nhận diện phá sản, xây dựng các biện pháp ứng phó với biến động của thị trường,… Do đó,NHNN cần có bước chuẩn bị ngay từ bây giờ, mà bước đầu tiên là xác định được các yếu tố nào đo lường RRPS của NHTM Với nguồn lực và thông tin của mình, nghiên cứu của NHNN sẽ chính xác và có giá trị thực tiễn hơn Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để phát hiện thật sớm ngân hàng yếu kém để thực hiện các giải pháp kiểm soát, phục hồi hoạt động ngân hàng, tránh xảy ra phá sản.
Hạn chế của đề tài
Bài luận đã đưa ra những phát hiện đáng chú ý về ngân hàng TMCP tại Việt Nam, thể hiện sự khác biệt so với giả thuyết ban đầu Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng nghiên cứu, bài luận cần khắc phục một số hạn chế sau:
Thứ nhất, phương pháp đo lường ĐDH thu nhập trong nghiên cứu này dựa trên tỷ trọng thu nhập lãi hoặc ngoài lãi so với tổng thu nhập Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ tập trung vào sự hiện diện đồng thời của tất cả các nguồn thu nhập mà chưa phân biệt rõ ràng tác động của từng nguồn thu nhập phi lãi thành phần Để nâng cao tính chính xác và hiệu quả của nghiên cứu, các công trình tiếp theo nên mở rộng theo hướng phân tích chi tiết ảnh hưởng của từng nguồn thu nhập thành phần trong thu nhập ngoài lãi đối với các mức độ rủi ro khác nhau
Thứ hai, nghiên cứu này được thực hiện trên dữ liệu từ năm 2010 đến năm
2023 Tuy nhiên, việc thiếu cập nhật dữ liệu sau năm 2023 có thể ảnh hưởng đến tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu và giải pháp đề xuất Nguyên do bởi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và những yếu tố này có thể biến động theo thời gian Do đó, dựa vào dữ liệu cũ để đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp có thể dẫn đến kết quả không chính xác.
Thứ ba, bài viết chỉ giới hạn nghiên cứu trên dữ liệu của 26 NHTM, trong khi con số thực tế hoạt động có thể cao hơn Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về tác động của ĐDH thu nhập đến RRPS của các ngân hàng tại Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, có thể phân chia mẫu các ngân hàng thành các mẫu nhỏ dựa trên quy mô vốn, tài sản hoặc loại hình sở hữu (ngân hàng có vốn nhà nước và tư nhân), cũng như tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán.Nhờ quá trình này, chúng ta có thể so sánh hiệu quả hoạt động của các loại hình ngân hàng khác nhau một cách khách quan và khoa học, từ đó đưa ra những đánh giá chi tiết và cụ thể hơn về ưu nhược điểm của từng loại hình.
Thứ tư, mặc dù nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của ĐDH thu nhập đến
RRPS của NHTM thông qua chỉ số Z-score, tuy nhiên việc chỉ sử dụng một chỉ số duy nhất có thể hạn chế tính toàn diện của đánh giá Việc bổ sung các chỉ số đo lường rủi ro khác như H-score sẽ giúp cung cấp bức tranh đa chiều hơn về tình hình tài chính của các NHTM.