1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Thương Hiệu Thời Trang Gori
Tác giả Nguyễn Hữu Tường, Nguyễn Gia Phã, Tô Nguyễn Tường Vy, Trương Thị Bích Duyên, Phạm Thị Kim Ngân
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Hành Vi Người Tiêu Dùng
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 8,3 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Sơ lược về Gen Z (14)
  • 1.2. Xu hướng thời trang bền vững (14)
  • 1.3. Xu hướng mua sắm trực tuyến (15)
  • 1.4. Xu hướng sản phẩm Việt lên ngôi (16)
  • 1.5. Xu hướng cá nhân hóa “you are what you wear” (17)
  • 1.6. Xu hướng sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới, lòng trung thành không cao (19)
  • CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI (20)
    • 2.1. Môi trường vi mô (20)
      • 2.1.1. Khách hàng (Thị trường người tiêu dùng) (20)
      • 2.1.2. Chuỗi cung ứng (22)
      • 2.1.3. Đối thủ cạnh tranh (23)
      • 2.1.4. Công chúng (25)
      • 2.1.5. Kênh phân phối trực tiếp (kênh thương mại điện tử) (26)
    • 2.2. Môi trường vĩ mô (27)
      • 2.2.1. Kinh tế (27)
      • 2.2.2. Văn hóa – xã hội (27)
      • 2.2.3. Khoa học – Công nghệ (29)
      • 2.2.4. Môi trường tự nhiên (29)
      • 2.2.5. Chính trị - Pháp luật (30)
    • 2.3. Phân tích cơ hội và thách thức cho thương hiệu thời trang (30)
      • 2.3.1. Cơ hội (30)
      • 2.3.2. Thách thức (31)
  • CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING (33)
    • 3.1. Tổng quan về thị trường thời trang Việt Nam (33)
    • 3.2. Dự báo thị trường thời trang Việt Nam (34)
    • 3.3. Tổng quan về thương hiệu (35)
      • 3.3.1. Thành lập và sứ mệnh (35)
      • 3.3.2. Sản phẩm (35)
    • 3.4. Chiến lược STP (37)
      • 3.4.1. Phân khúc thị trường (37)
      • 3.4.2. Chọn thị trường mục tiêu (40)
      • 3.4.3. Định vị (40)
    • 3.5. Chiến lược Marketing Mix (43)
      • 3.5.1. Sản phẩm – Product (43)
      • 3.5.2. Giá cả - Price (46)
      • 3.5.3. Địa điểm – Place (0)
      • 3.5.4. Chiêu thị - Promotion (49)
      • 3.5.5. Biểu đồ Gantt cho các chiến lược marketing mix (56)
      • 3.5.6. Ngân sách hoạt động (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

Thời trang ngày nay không dừnglại ở việc thể hiện xu hướng giới tính,độ tuổi, địa vị xã hội, công việc, sởthích mà nó còn phải khắc họa đượcnét bản sắc riêng biệt của giới trẻ.Khách hàng

Sơ lược về Gen Z

GenZ là nhóm đối tượng khách hàng có năm sinh từ 1997, nằm trong độ tuổi từ

18 đến 26 Hiện tại ở Việt Nam, dự kiến tính đến năm 2025 có khoảng 25% gen Z nằm trong lực lượng lao động Với ước tính lên đến 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng Có thể nói, đây là nhóm khách hàng mang trong mình những nét riêng, những thói quen,phong cách và xu hướng khác biệt so với các thế hệ tiêu dùng trước đây, đặc biệt là về lĩnh vực thời trang (tiêu biểu là quần áo).

Xu hướng thời trang bền vững

Trong quá trình phát triển, thời trang vốn được xem là một ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, so với các ngành công nghiệp khác, ngành thời trang tiêu thụ tài nguyên nước lớn thứ hai, chiếm 10% lượng khí thải carbon và gần 20% nước thải toàn cầu Người ta ước tính rằng 85% hàng dệt may trên thế giới đều kết thúc ở các bãi rác và chúng không dễ dàng hoặc không thể phân hủy Nhiều chuyên gia nhận định "thời trang mì ăn liền" (fast fashion) là nguyên nhân chủ yếu gây ra những sự lãng phí này.

Tuy nhiên, những thực trạng đó đang dần được thay đổi nhờ sự hình thành và phát triển của những xu hướng thời trang mới đặt yếu tố bền vững lên hàng đầu Trong cuốn sách Marketing 5.0, tác giả Philip Kotler đã chỉ ra rằng một trong những đặc điểm nổi bật trong hành vi mua sắm của gen Z là quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững của sản phẩm Hòa cùng nhịp xu hướng, thời trang bền vững đang ngày càng được phổ biến và thay đổi cách mọi người tiêu thụ các sản phẩm thời trang, giúp bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải Thời trang bền vững (sustainable fashion hay eco fashion) là một khái niệm chỉ những sản phẩm thời trang được làm từ chất liệu an toàn, có khả năng phân hủy hoặc có thể được tái sử dụng với quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí tài nguyên và hạn chế lượng xả thải ra môi trường Xu hướng thời trang này đang tạo ra những bước chuyển đổi mới trong cơ cấu ngành công nghiệp thời trang và được đông đảo thế hệ gen Z hưởng ứng.

Theo Giáo sư Ting Chi: "Xu hướng thời trang bền vững đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là ở những người tiêu dùng thế hệ Z Họ rất quan tâm đến chủ nghĩa tiêu dùng bền vững, quan tâm đến môi trường và sẵn sàng thực hiện những thay đổi để giúp ích cho hành tinh” Gen Z với tư duy tiến bộ không nghĩ rằng việc sử dụng những thứ cũ là xấu hổ mà là điều đáng tự hào, vì đây là một đóng góp không nhỏ để giảm thiểu chất thải vào môi trường Theo khảo sát mới nhất của eBay, gần 80% thế hệ Z đã từng mua các sản phẩm thời trang cũ Thế hệ Z cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất số lượng người bán, chiếm 32% Tận dụng những bộ quần áo cũ để “biến tấu” theo phong cách mình yêu thích, thêm thắt những món phụ kiện ấn tượng, săn lùng đồ second-hand, đó chính là cách gen Z đang hành động để đưa thời trang thân thiện môi trường lên một tầm cao mới Có thể nói, gen Z không mù quáng chạy theo thời trang mà điều họ mong muốn thời trang phải là một giá trị tôn vinh xã hội cùng con người, phải góp phần vào việc duy trì lối sống “xanh” trên Trái Đất Chính vì thế, thời trang bền vững luôn là một giải pháp hữu hiệu, vừa đáp ứng được nhu cầu thời trang của gen Z, vừa đem đến sự hòa hợp trong hệ sinh thái giữa con người và môi trường.

Xu hướng mua sắm trực tuyến

Gen Z, được biết đến là một thế hệ được sinh ra trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Internet và các sản phẩm công nghệ, có thể xem là những người bản địa trong vùng đất kỹ thuật số Theo báo cáo chỉ số web toàn cầu, trung bình truyền thông xã hội

Gen Z là khoảng 2 giờ 55 phút mỗi ngày Đồng thời, theo báo cáo của Repota 2022, có đến 75% người tiêu dùng gen Z sử dụng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc Vì vậy, ta có thể thấy mạng xã hội đang và sẽ là "kinh đô mua sắm" của người tiêu dùng Gen Z.

Trong số những kênh mua sắm trực tuyến phổ biến nhất đối với Gen Z là Tik Tok Shop, Shopee và Lazada Tik Tok là một ứng dụng phổ biến để tìm kiếm và chia sẻ các video ngắn về thời trang, còn Shopee và Lazada là các trang web thương mại điện tử phổ biến cho phép người dùng mua sắm trực tuyến các sản phẩm thời trang và các sản phẩm khác.

Một trong những lý do chính khiến Gen Z thích mua sắm thời trang trực tuyến là tính tiện lợi và linh hoạt của nó Họ không cảm thấy cần thiết đến cửa hàng để mua

Hình 1-1: Các kênh Gen Z thường dùng để tìm kiếm thương hiệu sắm, họ chỉ đến khi không còn lựa chọn nào khác Trong một nghiên cứu của Ernst & Young, có đến 63% các bạn Gen Z nói rằng họ mua sắm trực tuyến vì tiết kiệm được kha khá thời gian Cùng với đó, có gần 53% nói lựa chọn trực tuyến tốt hơn tại cửa hàng Bởi vì, thông qua các nền tảng trực tuyến, người dùng có thể tìm kiếm và so sánh giá cả của các sản phẩm thời trang trực tuyến dễ dàng hơn so với khi đi mua sắm tại các cửa hàng truyền thống Hơn nữa, các trang web thương mại điện tử còn cung cấp cho người dùng nhiều ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn, từ đó giúp người dùng tiết kiệm được chi phí mua sắm.

Các kênh mua sắm trực tuyến cũng cung cấp cho Gen Z nhiều sự lựa chọn về thời trang, từ các thương hiệu nổi tiếng đến các nhãn hiệu thời trang mới nổi Các nhãn hiệu thời trang này thường được quảng cáo trên các trang mạng xã hội, làm cho các sản phẩm của họ trở nên phổ biến hơn đối với Gen Z Bên cạnh đó, các kênh mua sắm trực tuyến cũng cung cấp cho người dùng những trải nghiệm mua sắm thú vị và tiện lợi, giúp họ có được những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.

Xu hướng sản phẩm Việt lên ngôi

Từ năm 2020, xu hướng sử dụng hàng Việt Nam lên ngôi Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế biến động dẫn đến việc “người Việt dùng hàng Việt” để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phục hồi kinh tế Theo Nielsen, có 17% người tiêu dùng chỉ sử dụng hàng nội địa, 59% người tiêu dùng nói rằng đa phần mua hàng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%) Tỷ lệ hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 80-90%, tại chợ truyền thống đạt 60-70% Đối với ngành thời trang, cụ thể là người tiêu dùng thuộc thế hệ GenZ có xu hướng dùng các thương hiệu nội địa (local brand) Việt Nam Xu hướng này được hình thành bởi các yếu tố:

Giá cả: Giá của quần áo local brand phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu vải, thiết kế, kiểu dáng, mức độ phổ biến của thương hiệu, Tuy nhiên với xu hướng ủng hộ hàng Việt Nam ngày càng tăng, nhiều thương hiệu nội địa Việt Nam đã chuyển sang sản xuất quần áo với chất lượng tốt hơn, thiết kế đa dạng hơn với mức giá phù hợp để thu hút giới trẻ Chẳng hạn, một chiếc áo thun có giá từ 100.000đ đến 300.000đ, tùy thuộc vào thiết kế, chất liệu vải và độ phổ biến của local brand đó Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của các thương hiệu, giá cả của quần áo local brand đã trở nên phù hợp với túi tiền của giới trẻ GenZ.

Tính phổ biến: Theo báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, hơn 60% người tiêu dùng trẻ tuổi tại Việt Nam ưa chuộng các thương hiệu nội địa (local brand) hơn là các thương hiệu quốc tế, điều này đã tạo thành hot trend Dẫn đến việc ai cũng muốn bản thân mình bắt kịp xu hướng Ngoài ra, local brand còn có thiết kế năng động, trẻ trung phù hợp với nhu cầu và gu thẩm mỹ của các bạn trẻ GenZ. Ủng hộ kinh tế trong nước: Người tiêu dùng trẻ cũng nhận thấy rằng việc sử dụng sản phẩm nội địa sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch COVID-19.

Xu hướng cá nhân hóa “you are what you wear”

Trong những năm gần đây,

“You are what you wear” trở thành xu hướng tiêu dùng được thế hệ GenZ yêu thích thời trang không ngừng mộ điệu Thời trang ngày nay không dừng lại ở việc thể hiện xu hướng giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, công việc, sở thích mà nó còn phải khắc họa được nét bản sắc riêng biệt của giới trẻ Khách hàng Gen Z những năm gần đây không chỉ mong muốn sản phẩm có tính cá nhân hóa cao hơn mà họ còn sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm phù hợp với cá tính của họ Theo khảo sát của Nielsen, 48% người thuộc Gen Z tôn trọng những thương hiệu không phân biệt giới tính nam, nữ, trong khi các thế hệ X,Y chỉ rơi vào khoảng 38%.

Theo thuyết nhu cầu Maslow

(1943), năm mức độ nhu cầu của người tiêu dùng được trình bày theo thứ tự: Thế chất sinh lý như ăn uống,

Hình 1-2: Tỉ lệ người tôn trong thời trang không phân biệt giới tính

Hình 1-3: Thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt 2010 - 2021 an toàn và sức khỏe, giao tiếp, được tôn trọng và giai đoạn cao nhất là được thể hiện bản thân Trong giai đoạn hiện tại đất nước ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người không ngừng nâng cao (59.8 triệu/ năm tính năm 2022, tăng trưởng 9,5% so với năm 2021) Ngoài ra nhìn biểu đồ có thể thấy, dù thu nhập bình quân của người dân Việt Nam giảm lại năm 2020 do biến động covid

19, tuy nhiên tình hình chung nó đang có xu hướng khôi phục và phát triển mạnh trong giai đoạn tương lai (tính đến năm 2025) Điều đó cho thấy mức sống của người dân Việt, trong đó có thế hệ Genz đang không ngừng tăng lên Từ đấy nhu cầu của người Việt Nam cũng không dừng lại ở những nhu cầu cơ bản mà họ còn mong muốn thể hiện cái tôi của bản thân, khát khao bày tỏ quan điểm sống của chính mình.

Ngoài ra, chính sự hội nhập của các luồng văn hóa, thời trang nước ngoài đã tiếp thêm một động lực to lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam trong việc tạo nên xu hướng cá nhân hóa “You are what you wear” Nhận thấy ngành thời trang Việt đang có dấu hiệu khởi sắc nên các ông lớn thời trang với những phong cách mới lạ, độc đáo đã và đang chọn thị trường Việt là bước đệm phát triển thương hiệu.

Ví dụ như thương hiệu Zara thâm nhập thị trường Việt 8/9/2016 với chưa đầy 4 tháng kinh doanh, thương hiệu thu được 321 tỷ đồng, đến năm 2018 doanh thu phát triển 133% (xấp xỉ 950 tỷ đồng), tương đương với 5,3 tỷ đồng/ ngày

Tiếp nối các thương hiệu lớn là sự khởi sắc của các thương hiệu thời trang nội địa với những phong cách táo bạo, khác biệt, điển hình như thương hiệu La Lune Thời trang La Luna thể hiện được cái tôi của của người tiêu dùng trong từng đường kim mũi chỉ với những nét trẻ trung, phá cách nhưng không kém phần tinh tế, gợi cảm.

Xu hướng cá nhân hóa bao gồm nhiều yếu tố hòa quyện, đan xen với nhau ví dụ như bản ngã, tính cách, độ tuổi, giới tính, học thức, địa vị, gu thẩm mỹ, thế giới quan và quan điểm sống Chính vì hội tụ cả là mặt lý tính và cảm tính mà xu hướng thời trang này cho phép giới trẻ GenZ phác họa chân dung của cá nhân họ, bày tỏ cho thế giới biết rõ họ là ai và mong muốn trở thành gì

Giới thời trang trẻ Việt những năm gần đây có nhiều điều kiện để tiếp cận xu hướng thời trang mới từ trong và ngoài nước, bằng chứng là sự xuất hiện của nhiều thương hiệu với phong cách mới lạ như đã dẫn chứng ở trên, nên việc bắt gặp bản thân họ trong những bộ outfit chất với đa dạng phong cách, form dáng,chất liệu và màu sắc là một việc không hiếm thấy tại các thành phố lớn.

Xu hướng sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới, lòng trung thành không cao

Theo số liệu thống kê về lòng trung thành của khách hàng mới nhất vào năm

2020, chúng ta có thể thấy 3 dấu hiệu như sau:

- Có 42% người tiêu dùng muốn thử các nhãn hiệu và sản phẩm mới

- Trong khi đó, có tới 49% người tiêu dùng yêu thích trải nghiệm cái mới, tích cực tìm kiếm những thương hiệu, sản phẩm mới

- Mức độ trung thành của khách hàng, tức là số khách hàng trung thành với một sản phẩm, thương hiệu nào đó hiện chỉ chiếm khoảng 8% Đây là những người thích dùng nhãn hiệu cũ, ít dùng thử dòng sản phẩm mới trên thị trường.

Theo các chuyên gia của Nielsen, chân dung của người tiêu dùng kết nối trong tương lai, đặc biệt là thế hệ gen Z, sẽ tích cực tham gia vào các nhóm để tìm hiểu và thu thập thông tin Ngoài ra, họ sẵn sàng chia sẻ các xu hướng mới, tạo chủ đề mới và kết nối với nhau trên mạng xã hội Họ thích chia sẻ những thông tin mới nhất, bày tỏ quan điểm của mình với mọi người trên môi trường Internet Điều này dẫn đến thách thức lớn nhất, đó là lòng trung thành Giờ đây, sự không trung thành của người tiêu dùng Z đã trở thành chuyện bình thường.

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, chúng tạo ra những người tiêu dùng thuộc thế hệ gen Z được kết nối Thống kê cũng cho thấy lượng người dùng Internet tại Việt Nam hiện đứng thứ 2 sau Indonesia và Philippines Ước tính đến năm 2025, với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của internet, số lượng người tiêu dùng Z được kết nối ở Việt Nam sẽ còn lớn hơn nữa Với sự thay đổi này, hành vi của người tiêu dùng sẽ không còn theo hướng truyền thống như trước, bởi họ hiểu một phong cách sống mới, cần trải nghiệm dịch vụ mới, vì cái gì cũng mới nên rất tò mò.

CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI

Môi trường vi mô

2.1.1 Khách hàng (Thị trường người tiêu dùng)

2.1.1.1 Thu nhập ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo của Gen Z

Trong giai đoạn hiện tại đất nước ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người không ngừng nâng cao (59.8 triệu/ năm tính năm 2022, tăng trưởng 9,5% so với năm 2021) Thu nhập của GenZ tập trung vào ba nhóm:

Thu nhập 1 – 4 triệu 4 – 7 triệu 7 – 10 triệu

Mức độ mua sắm 01 lần/tuần 2-3 lần/tuần 04 lần/tuần

Tỉ lệ 58,9% 30,6% Không đáng kể

Bảng 2-1: Thu nhập trung bình của Gen Z

Những bạn có thu nhập thấp thì khả năng quyết định mua sắm quần áo sẽ hạn chế hơn người có thu nhập cao Mức thu nhập khác nhau sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng quần áo khác nhau GenZ có mức thu nhập thấp thường sẽ có xu hướng lựa chọn những local brand trong nước như Yame, Hey You, 5TheWay với mức giá từ 100.000

- 300.000 nghìn VND GenZ có mức thu nhập cao thường sẽ có xu hướng lựa chọn những brand nổi tiếng, thương hiệu cao cấp như Gucci, LV với mức giá lên đến vài triệu đồng.

Ngoài ra, do tính biến động của thu nhập trong giai đoạn hiện tại, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu 62% người tiêu dùng Việt Nam sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu, 54% dự kiến sẽ tiêu ít hơn vào các mặt hàng xa xỉ.

2.1.1.2 Nghề nghiệp ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo của Gen Z

Theo nghiên cứu của tác giả Lâm Ngọc Thùy, nhà nghiên cứu tiến hành cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng:

Nghề nghiệp Sinh viên Nhân viên văn phòng

Bảng 2-2: Thống kê tỉ lệ Gen Z

Ngoài ra, theo báo báo doanh nghiệp tiếp thị đưa tin, nghề nghiệp định hướng của sinh viên cũng sẽ ảnh hưởng đến việc định hình phong cách thời trang của họ.

Phong cách chỉnh chu, gọn gàng, trưởng thành.

Chú trọng cá tính, bản sắc riêng biệt về màu sắc, phong cách trong từng bộ quần áo.

Chú trọng sự tối giản và thanh lịch

Bảng 2-3: Phong cách thời trang ảnh hưởng từ nghề nghiệp 2.1.1.3 Thay đổi nhận thức về thời trang nhanh

Sau đại dịch Covid 19, xu hướng người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ dần chuyển sang thời trang bền vững, họ dần nâng cao nhận thức hơn về vấn đề môi trường và trách nhiệm cũng như những tác động tiêu cực mà xu hướng thời trang nhanh mang đến cho môi trường chúng ta đang sống.

2.1.1.4 Cá tính ảnh hưởng đến phong cách thời trang của giới trẻ Đối với những bạn trẻ có cá tính đằm thắm, điệu đà Đối với những bạn yêu thích sự tối giản Đối với những bạn trẻ yêu thích sự năng động, trẻ trung Đối với những bạn có cá tính mạnh mẽ, yêu thích nghệ thuật

Thường lựa quần áo có màu sắc tươi sáng, phong cách

Vintage cổ điển nhưng không kém phần duyên dáng.

Xu hướng thời trang “Simple is the best”, đối với họ tối giản là sự thanh lịch và sang trọng.

Xu hướng chọn những quần áo mang đậm phong cách thể thao.

Xu hướng thời trang độc lạ bởi họ muốn thể hiện cái tôi của bản thân và bày tỏ sở thích của cá nhân họ.

Bảng 2-4: So sánh xu hướng thời trang ảnh hưởng từ cá tính 2.1.1.5 Tâm lý chuộng khuyến mãi của giới Gen Z

Theo báo dân trí, khách hàng GenZ sẵn sàng thức đến 2 giờ sáng để săn sale trong những dịp khuyến mãi đặc biệt của Shopee, Lazada, Thậm chí họ còn lập ra các hội nhóm trên Facebook để thảo luận với nhau về những vấn đề mua hàng khuyến mãi, săn mã giảm giá

2.1.1.6 Tâm lý dễ bị tác động đến những vấn đề liên quan đến gia đình

Theo aimacademy, GenZ sinh ra và lớn lên trong thời điểm kinh tế Việt Nam phát triển Chính vì thế họ nhận được sự quan tâm, bao bọc khá lớn từ cha mẹ Theo nghiên cứu báo cáo, GenZ dễ bị tác động bởi các vấn đề liên quan đến gia đình, mục tiêu sống của họ thường gắn liền với lý tưởng sống của bản thân và phải khiến cho gia đình cảm thấy tự hào Đó là insight đắt giá mà các thương hiệu có thể sử dụng để chinh phục tình cảm của nhóm khách hàng mục tiêu này.

2.1.2.1 Hoạt động chuỗi cung ứng trên thế giới

Trong bối cảnh COVID-19 “bủa vây” cùng với căng thẳng địa chính ở nhiều khu vực trên thế giới, chính phủ các nước ở khắp nơi trên thế giới đang chuyển từ việc phụ thuộc vào tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sang hướng tự cung tự cấp Tự cung tự cấp không phải là phương án tối ưu, khi tính hiệu quả chuỗi cung ứng mất đi và các khoản chi phí từ việc chồng chéo các chuỗi cung ứng sẽ là thảm họa Thực tế, các doanh nghiệp trên toàn cầu đã đầu tư tới 36.000 tỷ USD ra nước ngoài Các doanh nghiệp nội địa được bảo hộ khỏi áp lực cạnh tranh bằng các khoản trợ cấp hoặc thuế hải quan dẫn đến chi phí gia tăng gây ra một khoản thuế đánh lên người tiêu dùng Do đó, các doanh nghiệp trên toàn cầu sẽ phải học cách thích ứng với những mối đe dọa như căng thẳng Mỹ-Trung, tác động từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh,

2.1.2.2 Tình hình chuỗi cung ứng cho ngành thời trang Việt Nam Đối với chuỗi cung ứng cho ngành thời trang tại Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn như:

- Thiếu nguồn cung cấp: Theo đánh giá của trung tâm WTO, khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị và mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn Trong khi, hàng Việt vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung cấp từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc Việc gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho ngành thời trang tại Việt Nam đối mặt với thiếu nguyên liệu và vật liệu sản xuất.

- Thiếu kỹ năng và công nghệ: Một số doanh nghiệp thời trang tại Việt Nam vẫn còn thiếu kỹ năng và công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, đặc biệt là trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất, quản lý đơn hàng và vận chuyển.

Tuy nhiên, chính phủ và các tổ chức đang đưa ra các biện pháp và chính sách để hỗ trợ và phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam, bao gồm đào tạo nhân lực, cung cấp hỗ trợ tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận chuyển Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các cách tiếp cận thị trường mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.

2.1.2.3 Tác động của chuỗi cung ứng đối với hành vi tiêu dùng của thế hệ GenZ

Trong thời đại số hóa, thế hệ GenZ đang trở thành một phần quan trọng của thị trường tiêu dùng Họ có xu hướng tìm kiếm sự đa dạng, sáng tạo trong phong cách và thường xuyên thay đổi thị hiếu của mình Nếu ngành thời trang bị thiếu nguyên liệu đầu vào, có thể dẫn đến giảm sản xuất và cung cấp hàng hóa, làm tăng giá cả, làm cho sản phẩm trở nên khó tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng và giảm sự đa dạng của các sản phẩm trên thị trường Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hành vi tiêu dùng của thế hệ GenZ bởi vì họ là một trong những nhóm tuổi thường xuyên mua sắm và đóng góp nhiều vào thị trường thời trang Nếu sản phẩm thời trang trở nên đắt đỏ và thể hiện sự lãng phí trong mắt họ hoặc hạn chế trong sự lựa chọn, thế hệ GenZ có thể chuyển sang mua sắm các sản phẩm thời trang tầm trung với chất lượng tốt hơn hoặc tìm kiếm các giải pháp thay thế khác để đáp ứng nhu cầu thời trang của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể chuyển sang tìm kiếm các sản phẩm có tính bền vững và bảo vệ môi trường hơn

Môi trường vĩ mô

Theo báo cáo IMF, tăng trưởng kinh tế ở Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có xu hướng chậm lại so với ước tính bởi những cơn gió ngược từ cuộc chiến Ukraine và đại dịch toàn cầu đang có xu hướng bùng phát trở lại năm 2023, tuy nhiên vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng dương Theo báo cáo của cập nhật triển vọng phát triển châu Á, thì kinh tế Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng 7,2% năm 2023, điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong giai đoạn phục hồi so với năm 2019 (2.6%) Điều này sẽ mang lại thuận lợi cho tình hình phát triển của doanh nghiệp vào đầu năm 2023.

Ngoài ra theo báo cáo của Google, Bain và Temasek, số lượng người tiêu dùng, đặc biệt là Genz đẩy mạnh tham gia nền kinh tế số (từ năm 2021) Nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng trung bình là 29% mỗi năm 2020-2025 (ước tính đạt 52 tỷ USD năm 2025) Chính sự phát triển của nền kinh tế số đã thúc đẩy các xu hướng tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam như việc tăng khả năng thanh toán không tiền mặt, ưu tiên mua sắm qua các sàn thương mại điện tử,

- Ảnh hưởng từ các xu hướng thời trang của nước khác:

Trong những năm gần đây, bên cạnh hội nhập kinh tế, quá trình hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu khó tránh khỏi Vì vậy, các xu hướng và văn hóa thời trang từ nước ngoài cũng nhanh chóng du nhập vào nước ta Và đặc biệt là với các bạn trẻ, những người luôn năng động và cũng là những người bắt kịp rất nhanh các xu hướng thời trang của thế giới.

Khi một xu hướng thời trang mới xuất hiện, thông qua các phương tiện truyền thông và đặc biệt là qua Internet, thì chỉ vài ngày sau, xu hướng thời trang mới sẽ có mặt ngay tại Việt Nam Mặt khác, do thị trường nguyên phụ liệu mở cửa nên hiện nay hàng thời trang từ khắp nơi trên thế giới đổ về Việt Nam rất nhiều.

- Ảnh hưởng từ thần tượng:

Có thể nói, những hành động sành điệu của giới trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ thần tượng của họ Đa số thế hệ trẻ bây giờ đều có cho mình một hoặc một vài thần tượng của bản thân Đối với các bạn trẻ, thần tượng của họ có hành vi như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành động của họ Đi, đứng, nói và đặc biệt trang phục của họ có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ Đối với thế hệ Z, diễn viên, ca sĩ thường là những ngôi sao được "ưu tiên hàng đầu" Bạn thấy thần tượng trong thể loại này là sự kết hợp của vẻ đẹp, trí thông minh, cảm xúc và đặc biệt là nghề nghiệp Đây là những đặc điểm góp phần rất lớn vào sự mê hoặc của giới trẻ Và khi đã tôn sùng một ngôi sao nào đó như thần tượng, những người trẻ này thường có xu hướng đặt thần tượng của mình lên "bàn thờ" để bắt chước bằng mọi cách với suy nghĩ "anh ấy là người gần gũi với mình" , hạnh phúc, được ngưỡng mộ và tôi cũng muốn được như vậy!"

Và chính vì vậy, mỗi khi một ngôi sao nổi tiếng khoác lên mình một bộ trang phục mới, người hâm mộ của ngôi sao đó cũng sẽ tìm kiếm bộ trang phục giống thần tượng của mình Trang phục đã trở thành xu hướng thời trang của giới trẻ

- Ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè và những người xung quanh

Thói quen mua sắm cũng như sản phẩm và cửa hàng ưu tiên, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi cha mẹ, điều đó ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng trẻ em Từ đó, chúng ta có thể thấy cách chọn trang phục của một người trẻ bị phụ thuộc ít nhiều vào khiếu thẩm mỹ của người mẹ trước đó và có thể việc lựa chọn sản phẩm trong tương lai dựa trên khiếu thẩm mỹ này mà họ không nhận ra là đã bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, người trẻ thường tham khảo ý kiến bạn bè trong việc mua sắm hoặc họ tìm kiếm thông tin từ những người bạn cùng quan điểm Điều đó cũng góp phần hình thành hành vi tiêu dùng Chẳng hạn như, khi mua trang phục họ thường tham khảo ý kiến bạn bè và có xu hướng mặc những trang phục tương tự nhau.

Trong lĩnh vực sản xuất, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các vật liệu và kỹ thuật sản xuất mới giúp cải thiện chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất sản phẩm Ngành thời trang cũng không ngoại lệ, việc sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến như thêu máy tính, in 3D, Các nhà sản xuất thời trang Việt Nam đã có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và đa dạng hơn Khoa học công nghệ còn hỗ trợ cho việc tiếp cận thị trường bằng cách tạo ra các kênh bán hàng trực tuyến và tiếp cận khách hàng thông qua các ứng dụng di động Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu có thể được sử dụng tối ưu hóa quảng cáo và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn Đối với thị trường Việt Nam, sự kết nối giữa khoa học công nghệ và thời trang vẫn còn khá lỏng lẻo Các nhãn hàng thời trang cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ để bắt kịp nhu cầu và thích nghi với thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng.

Các yếu tố môi trường tự nhiên, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự tàn phá của đại dương và sự khô hạn, đang trở thành một chủ đề quan tâm lớn đối với thế hệ Gen Z, đặc biệt là từ sau đại dịch Covid-19 Vì vậy, họ có xu hướng chọn lựa các sản phẩm thời trang được sản xuất một cách bền vững và có ít tác động đến môi trường hơn.

Nhiều bạn gen Z cho biết rằng vốn được sinh ra và lớn lên trong thời buổi điều kiện vật chất không bị thiếu thốn như những thế hệ trước đấy nên mối quan tâm có phần chuyển sang vấn đề môi trường và xã hội nhiều hơn Bên cạnh đấy, gen Z còn được biết đến là người bản địa trong thế giới kỹ thuật số nên họ dễ dàng tiếp cận với thế giới bên ngoài giúp tư duy cởi mở hơn và dễ dàng thay đổi hành vi hơn những thế hệ trước đấy

Có thể nói gen Z khá quan tâm đến việc các thương hiệu thời trang có chính sách và cam kết bảo vệ môi trường và xã hội hay không Họ có xu hướng ủng hộ các thương hiệu có chính sách bảo vệ môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, giảm thiểu lượng chất thải và hạn chế sử dụng nhựa Điều này đã được chứng minh bằng dữ liệu nghiên cứu gần đây từ Mintel nói rằng khoảng 70% từ 16 đến 19 tuổi đồng ý rằng tính bền vững là một yếu tố có ảnh hưởng khi mua các mặt hàng thời trang,

Theo số liệu từ Nielsen, đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng Họ là nhóm khách hàng vô cùng cởi mở và dễ dàng đối thoại nhưng họ luôn đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm hay dịch vụ Những đòi hỏi đấy không chỉ bao gồm giá cả, chất lượng hay uy tín thương hiệu mà là những giá trị lớn lao hơn như trách nhiệm xã hội, vấn đề môi trường Thế nên, "Để thu hút nhóm người tiêu dùng này, các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng để tạo ra một thương hiệu đích thực với những giá trị độc đáo mà họ có thể cảm nhận", Nielsen đánh giá

- Trong nước: Hiện nay, ngành dệt may (thời trang) đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía chính phủ và là ngành mà nhà nước ta đặc biệt quan tâm: Đẩy mạnh phát triển ngành dệt – may trở thành một trong những ngành công nghiệp giữ vị trí mũi nhọn và trọng điểm về xuất khẩu, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế vững chắc trong khu vực và thế giới Thêm vào đó, môi trường chính trị pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việt Nam hiện nay đã có các tiêu chuẩn về sản xuất, các quy chế về cạnh tranh, việc bảo vệ bản quyền, phát minh sáng chế Các chính sách thuế quan đối với hàng nhập ngoại cũng đang được áp dụng chặt chẽ nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái đồng thời tôn vinh các thương hiệu Việt Nam.

Phân tích cơ hội và thách thức cho thương hiệu thời trang

2.3.1.1 Sự phổ biến của mạng xã hội và sàn thương mại điện tử đối với giới trẻ

Ngày nay với sự bùng nổ của mạng xã hội và các nền tảng mua sắm trực tuyến đã tạo ra một “mảnh đất màu mỡ” cho thị trường thời trang, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh, tạo được doanh thu song song cho doanh nghiệp cùng với hình thức kinh doanh offline Thương mại điện tử đã phá vỡ những giới hạn về không gian và thời gian giúp người tiêu dùng có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi thích nghi được mới xu hướng chuyển dịch mua sắm từ offline sang online của người tiêu dùng sau đại dịch Covid- 19.

2.3.1.2 Khách hàng quan tâm đến sản phẩm nội địa

Nhiều người Việt cảm thấy tự hào khi mặc những sản phẩm thời trang Việt Nam, vì nó thể hiện sự yêu nước, tự hào về nền văn hóa, nghệ thuật và thương hiệu Việt. Ngoài ra, việc sử dụng thời trang nội địa cũng giúp khách hàng thể hiện được phong cách cá nhân và gu thẩm mỹ của mình Cuối cùng, thời trang nội địa còn giúp họ đóng góp cho sự phát triển kinh tế và nguồn thu quốc gia.

2.3.1.3 Insight khác biệt từ xu hướng cá nhân hóa Điều thế hệ gen Z mong chờ khi tới với một thương hiệu không chỉ là chiếc quần, cái áo mà là sự trải nghiệm “độc đáo – riêng tư – giới hạn” Nắm bắt được nhu cầu trên, các doanh nghiệp thời trang có thể giành lấy cơ hội khai thác sâu hơn các dịch vụ trước, trong và sau khi mua của người tiêu dùng Từ đó hình thành nên sự khác biệt, độc đáo trong khâu chăm sóc và phục vụ khách hàng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thực sự phù hợp với insight của họ.

2.3.1.4 Tâm lý ưa chuộng hàng khuyến mãi, săn sale

Dựa vào tâm lý ưa chuộng hàng khuyến mãi, thích săn sale và được tặng quà của gen Z, các doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi trên các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử để thu hút sự chú ý của khách hàng gen

Z Từ đó có thể kích cầu người tiêu dùng để tăng doanh thu và thu lợi nhuận, đồng thời đưa doanh nghiệp đến gần với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

2.3.2.1 Nguồn cung, nguyên liệu đầu vào tăng giá

Nguồn cung, nguyên liệu đầu vào tăng giá là sức ép cạnh tranh không hề nhỏ cho doanh nghiệp Khi chi phí đầu vào tăng dẫn giá thành tăng, kéo theo giá bán tăng, ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Gen Z - nhóm khách hàng khá nhạy cảm về giá.

2.3.2.2 Lép vế trên thị trường sân nhà

Doanh nghiệp thời trang nội địa từ lâu đã mất lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu tới từ quốc tế ngay cả trên sân nhà do mẫu mã thiết kế còn nghèo nàn, quy mô còn nhỏ Trên thực tế, dù đã có nhiều tiến bộ, cải thiện về chất liệu cũng như mẫu mã trong nhiều năm qua, hoạt động của các doanh nghiệp thời trang Việt chủ yếu vẫn nặng về gia công.

2.3.2.3 Sự đột phá trong truyền thông

Với sự phổ biến của hình thức mua sắm trực tuyến, không khó để bắt gặp những video, TVC quảng cáo của vô vàn thương hiệu trên mạng xã hội, dẫn đến việc chạy đua quảng bá, truyền thông đại trà và gây nên tâm lý lười tiếp cận của khách hàng. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được sự khác biệt và bức phá trong chiều hướng phát triển truyền thông đại chúng, có những bước đi mới mẻ để thu hút được lượng người tiêu dùng vốn đã có sự so sánh và linh hoạt trong việc lựa chọn sản phẩm trên các kênh mua sắm hay nền tảng mạng xã hội.

2.3.2.4 Nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, chuyển đổi số, tình hình buôn lậu, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới ngày càng phức tạp, tinh vi hơn trên khắp các nền tảng Phần lớn các chợ, cửa hàng thời trang, thậm chí cả trên những kênh mua sắm thời trang online tại Việt Nam ngang nhiên bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đa dạng với giá ưu đãi Nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn sao chép mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá thấp hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới những mục tiêu phát triển lâu dài.

2.3.2.5 Sự thay đổi chưa có tính đột biến của yếu tố văn hóa

Trong thời đại ngày nay, định kiến của xã hội về vấn đề thời trang đang dần thay đổi và phát triển theo chiều hướng tích cực Những xu hướng, trào lưu, phong cách thời trang mới lạ, độc đáo so với văn hóa người Việt không còn bị ngăn cấm, hay gặp phải rào cản như lúc xưa Tuy nhiên, việc khoác lên mình những bộ quần áo độc lạ, thể hiện cá tính bản thân vẫn còn khá mới lạ Một bộ phận giới trẻ vẫn còn cảm thấy phong cách thời trang đó không hợp với văn hóa tiêu dùng đại chúng của Việt Nam.

2.3.2.6 Xu hướng tiêu dùng thông minh

Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là Gen Z, ngày càng chất lượng hóa nhu cầu của mình Họ không còn chạy theo những mặt hàng có giá rẻ bất kể xuất xứ, chất lượng nữa mà ngày càng có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường và chất lượng cao Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn hơn thậm chí gấp nhiều lần để sở hữu một “bộ cánh” thật thời thượng, chất lượng và bền vững Chính vì thế, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải đưa ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING

Tổng quan về thị trường thời trang Việt Nam

Thị trường thời trang Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây Với nền kinh tế đang tăng trưởng, mức sống của người dân được cải thiện và xu hướng tiêu dùng của họ đang thay đổi, thị trường thời trang Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất và thương hiệu thời trang.

Theo các báo cáo thị trường, thị trường thời trang Việt Nam đang có mức tăng trưởng trung bình khoảng 10-15% mỗi năm, với doanh thu ước tính khoảng 3-4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021 Các thương hiệu thời trang như IVY moda, NEM, và thương hiệu quốc tế như Zara, H&M, và Uniqlo, đã mở rộng mạng lưới của mình tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường thời trang Việt Nam vẫn đang đối mặt với một số thách thức, bao gồm cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nước ngoài, sự thiếu hụt về kỹ năng và công nghệ sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất và thương hiệu thời trang nhỏ Tuy nhiên, thị trường thời trang Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu quốc tế và vấn đề về bảo vệ thương hiệu Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sản xuất, chất lượng và an toàn của sản phẩm cũng là những vấn đề cần được giải quyết trong tương lai.

Theo AZ, mức chi tiêu trung bình của người Việt dành cho việc mua sắm thời trang là 13,9%, chỉ xếp sau chi tiêu cho thực phẩm (32,9%) và tiết kiệm (14,9%) Giá trị thị trường thời trang Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 Riêng năm 2022, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, thị trường thời trang đã về 2,23 tỷ USD và dự kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm gần 15% Điều này đã thu hút các doanh nghiệp thời trang nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam Dẫn đến sự thu hẹp của ngành thời trang nội địa, cụ thể thời trang nội địa chỉ chiếm 40% thị phần trong nước.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Virac, không có thương hiệu thời trang nội địa Việt Nam nào chiếm quá 2% thị phần ngành năm 2020 Ưu thế vẫn thuộc về các thương hiệu ngoại nhập Tuy nhiên, thời trang nội địa có sự linh hoạt hơn các thương hiệu ngoại nhập trong việc áp dụng mô hình bán hàng trực tuyến qua các Website, sàn mua bán trực tuyến và các trang mạng xã hội Doanh số bán hàng trực tuyến của các thương hiệu chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng doanh thu, nhưng đây là ưu điểm để các thương hiệu nội địa tiếp cần người tiêu dùng nội địa Khách hàng mua trực tiếp chuyển hướng mua online dao động từ 25-30%.

Dự báo thị trường thời trang Việt Nam

Mới đây, McKinsey cũng đã đưa ra báo cáo về tình hình của ngành thời trang năm 2023, có thể thấy 3 rủi ro chính đối với ngành thời trang năm 2023 là: chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tình hình lạm phát gia tăng và bất ổn về địa chính trị Ngành dệt may thời trang vốn là ngành có phản ứng khá nhạy với tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu Tại

Mỹ và EU lạm phát đều lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, chạm mức 8% và 10%, lãi suất tại các quốc gia này vì thế đều tăng mạnh để kiềm chế lạm phát Đổi lại thì tăng trưởng GDP suy giảm, quy mô nền kinh tế cũng bị thu hẹp, giảm thu nhập và việc làm, từ đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến chi tiêu của ngành hàng tiêu dùng trong đó phải kể đến hàng dệt may thời trang.

Theo kết quả nghiên cứu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, dự báo tổng cầu dệt may thế giới có thể biến động như sau:

Giảm từ 5-6% so với năm

Giảm 6-11% so năm 2022 Theo kịch bản cơ sở giảm nhẹ 0,4%, 2 kịch bản còn lại tăng 1,6 – 5,5.

Bảng 3-6: Dự báo tổng cầu dệt may thế giới

Những kịch bản cho xuất khẩu của ngành dệt thời trang ở Việt Nam:

Chiều hướng tốt Chiều hướng trung bình Theo chiều hướng xấu

Kim ngạch xuất khẩu năm

5% nếu hết quý II/2023 nếu tình hình kinh tế vĩ mô thế giới ổn định và xung đột địa chính trị kết thúc

Kim ngạch xuất khẩu sẽ ở mức ngang bằng với năm 2022 nếu tình hình bất ổn của quý IV/2022 kéo dài đến quý III/2023 với nhiều yếu tố chưa rõ ràng về giảm lạm phát và lãi suất vẫn tăng.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 có thể sẽ giảm khoảng 5% nếu điều kiện diễn biến kinh tế thế giới suy thoái.

Bảng 3-7: Những kịch bản cho xuất khẩu ngành dệt thời trang ở Việt Nam

Như vậy, dù theo chiều hướng kịch bản nào thì thị trường xuất khẩu dệt may vẫn sẽ còn khá đìu hiu và sự bứt phá khó có thể trở lại sớm, ít nhất là trong quý I và quý II năm 2023 Đây sẽ là một năm thách thức do ảnh chịu hưởng từ sự suy giảm chung của kinh tế toàn cầu Tình hình này có thể kéo dài sang quý I thậm chí là II/2023 và sẽ là giai đoạn khó khăn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng uy tín trong chuỗi dệt may, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tối đa những mặt lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do Đơn vị cũng nên có hướng đi linh hoạt trong việc chấp nhận đơn hàng thời trang đòi hỏi chất lượng cao hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và số lượng nhỏ lẻ hơn.

Tổng quan về thương hiệu

3.3.1 Thành lập và sứ mệnh

Thành lập: Thương hiệu Gori được thành lập vào năm 2015.

Sứ mệnh: Gori gia nhập thị trường với mong muốn mang đến cho các bạn trẻ những bộ quần áo thể hiện được cá tính riêng Thương hiệu cam kết cung cấp những sản phẩm với mẫu mã đẹp, được chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo chất lượng trên từng chi tiết, chất liệu Gori luôn quan tâm đến cảm nhận cá nhân của mỗi khách hàng và trân trọng từng sản phẩm gửi đến người tiêu dùng trẻ tại thị trường Việt Nam.

Mức giá Áo thun Túi đeo chéo Áo khoác Áo sơ mi Phụ kiện

Dưới 200.000 Basic Tee Túi tote

200.000 - 300.000 Gori Season Gori bag Flannel

Hoodie GCHoodie GoriHoodie Ss04

Bảng 3-8: Danh mục sản phẩm của Gori Việt Nam

Danh mục sản phẩm của Gori là một tính năng trên hệ thống website của doanh nghiệp Với sự đa dạng về mặt sản phẩm giúp Gori có thể sắp xếp và quản lý sản phẩm của mình tại các danh mục một cách phù hợp Từ đó giúp thực hiện các hoạt động ưu đãi và những sản phẩm bán chạy được hiển thị tối ưu trên trang chủ của doanh nghiệp.Việc thiết lập danh mục sản phẩm trên Gori:

- Giúp người xem có cái nhìn tổng quát về các mặt hàng đang được đăng bán.

- Việc phân loại sản phẩm thành nhiều danh mục sẽ giúp cho người mua tìmkiếm sản phẩm dễ dàng hơn

- Ngoài ra còn có tính năng “Bán chạy nhất” những danh mục sản phẩm bán chạy trên trang web của Gori Điều này sẽ thu hút khách hàng hiệu quả hơn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng nhanh chóng.

Từ danh mục sản phẩm của Gori, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm Cụ thể hơn, Gori mong muốn có thể ra mắt thị trường các dòng sản phẩm như: Quần short, Quần dài và Áo polo.

Bên cạnh đó, Gori có thể phát triển thêm các dòng sản phẩm từ túi đeo chéo hay phụ kiện đi kèm Bởi đây là hai danh

Hình 3-7: Danh mục sản phẩm trên website của Gori mục còn thiếu sót trong sự bứt phá của doanh nghiệp nói riêng và thị trườngViệt Nam nói chung.

Chiến lược STP

3.4.1.1 Phân khúc thị trường theo địa lý

Quần áo thời trang của Gori có thể phân khúc theo ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, hiện tại Gori đang tập trung vào phân khúc miền Nam, cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh Vì đây là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa và giải trí lớn của Việt Nam nên thu hút đông đảo người dân và du khách đến đây sinh sống và làm việc, dẫn đến nhu cầu thời trang rất cao Hơn nữa, người miền Nam thường sống cởi mở, dễ dàng đón nhận cái mới, thích sự trải nghiệm và cũng thoải mái trong chi tiêu hơn. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều trường đại học và cao đẳng với lượng lớn học sinh, sinh viên là khách hàng mục tiêu của Gori.

Trước khi mở rộng thị trường sang các thành phố khác, Gori nên tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển thương hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh Bởi Gori vẫn còn trong giai đoạn phát triển và mở rộng thương hiệu nên việc mở cửa hàng tại nhiều thành phố cùng một lúc sẽ đòi hỏi chi phí và nguồn lực lớn Tuy nhiên, Gori đã và đang phát triển hệ thống bán hàng trực tuyến, cho phép khách hàng ở các thành phố khác có thể mua sản phẩm của Gori một cách dễ dàng.

3.4.1.2 Phân khúc theo nhân khẩu học

Từ 18 – 22 tuổi Từ 23 - 26 tuổi Đây là lứa tuổi học sinh, sinh viên còn đang đi học phổ thông, đại học hoặc đã đi làm Ở độ tuổi này, khách hàng có nhu cầu mua những sản phẩm thời trang phục vụ nhu cầu ăn mặc hàng ngày khá cao.

Nhưng vì còn đang đi học và sống phụ thuộc vào gia đình nên có xu hướng mua sắm những sản phẩm có giá thành phải chăng. Ở độ tuổi này, phần lớn đã có công việc, tài chính ổn định để chi trả cho những nhu cầu cá nhân Nhóm khách hàng này cũng có sự hiểu biết nhất định về gu thẩm mỹ cá nhân cũng như các thương hiệu Họ xác định rõ mong muốn và có sự lựa chọn kĩ hơn đối với sản phẩm thời trang

Bảng 3-9: Phân khúc thị trường theo độ tuổi

Xét theo phân khúc giới tính , Gori dành cho cả nam và nữ Tuy nhiên, đối tượng khách hàng chính của Gori tập trung vào nam giới, những người có phong cách ăn mặc phóng khoáng, năng động Đây là nhóm đối tượng tiềm năng quan tâm đến việc thể hiện được phong cách riêng của mình qua những bộ quần áo đơn giản.

Dưới 3 triệu Từ 3 đến 10 triệu Trên 10 triệu Đây được xem là mức thu nhập trung bình thấp và thường tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng học sinh, sinh viên Ưu tiên hàng đầu của nhóm khách hàng này sẽ là về mức giá, họ sẽ ưu tiên chọn mua những sản phẩm có giá hợp túi tiền.

Với mức thu nhập ổn định, nhóm khách hàng này sẽ có xu hướng ưu tiên những sản phẩm có chất lượng tốt đi đôi với giá tiền để phục vụ cho nhu cầu ăn mặc hàng ngày và tham gia các hoạt động xã hội thích hợp.

Mức thu nhập này là mức thu nhập tương đối tốt Họ sẽ có mong muốn tìm những thương hiệu nổi tiếng, cao cấp, đảm bảo được chất lượng, có tính thẩm mĩ và mang giá trị bền vững theo thời gian.

Bảng 3-10: Phân khúc thị trường theo thu nhập 3.4.1.3 Phân khúc theo tâm lý

Gori đã và đang dần trở nên thân thuộc không chỉ với giới trẻ Hồ Chí Minh mà còn ở Việt Nam Gori đến gần với các bạn bởi sự đồng điệu và thấu hiểu: Tuổi trẻ nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để khám phá, được sống với đam mê cháy bỏng của bản thân và tự tin tạo ra chất riêng trong những bộ trang phục đơn giản nhưng vô cùng độc đáo, phá cách.

Gen Z ngày nay cũng thường có lối sống năng động, cởi mở, yêu thích sự trải nghiệm và hướng đến tự do Vì vậy, sự thoải mái trong trang phục là một trong những tiêu chí được Gen Z đề cao Họ thường ưu tiên lựa chọn những trang phục thoải mái, tiện lợi hơn là các trang phục gây sự khó chịu và rườm rà Điều đó giúp cho họ đáp ứng được đa dạng những nhu cầu từ sinh hoạt, học tập và vui chơi giải trí đến các hoạt động xã hội.

Gen Z ưa thích phong cách thời trang mang xu hướng mạnh mẽ, sôi động Họ ưa thích thử nghiệm với những màu sắc táo bạo và họ không sợ phô trương phong cách của mình Họ cũng thường truyền tải thông điệp của mình thông qua trang phục, ví dụ như thông qua những áo phông in chữ hoặc hình ảnh mang tính chất chính trị hoặc xã hội.

Bảng 3-11: Phân khúc thị trường theo tâm lý

3.4.1.4 Phân khúc theo hành vi

Gori Việt Nam được lấy cảm hứng từ cuộc sống Sài Gòn mang hơi hướng hoài cổ Với mong muốn giúp khách hàng tạo ra dấu ấn riêng cho mình theo phong cách năng động và bụi bặm, Gori nhắm đến những người trẻ có niềm đam mê khám phá du lịch phượt.

Chính vì thế mà mùa cao điểm du lịch thường là kỳ nghỉ lớn hoặc đối với một số địa danh thường sẽ là thời điểm mà địa danh đó đẹp nhất trong năm để tham quan khám phá, khi mà thời tiết, khí hậu dễ chịu, các lễ hội được diễn ra Vì vậy Gori sẽ đẩy mạnh phân phối trên các trang mạng xã hội tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất vào thời gian vàng này Người tiêu dùng cũng sẽ có xu hướng mua nhiều hơn đối với các mặt hàng giảm giá và các chính sách khuyến mãi hấp dẫn vào các dịp du lịch như thế.

3.4.1.5 Bảng tóm tắt phân khúc thị trường

Phân khúc Nhân khẩu học Tâm lý Hành vi Địa lý

Phân khúc thị trường I Độ tuổi: 18-22 tuổi

Giới tính: nam và nữ

Trung bình thấp (dưới 10 triệu).

Học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng.

Năng động, cởi mở, yêu thích sự trải nghiệm và hướng đến tự do.

Mạnh mẽ, ưa thích sự táo bạo, phá cách trong thời trang.

Dịp mua: Kỳ nghỉ lớn, mùa du lịch cao điểm

Số lượng và tỷ lệ sử dụng: Dùng thường xuyên

Tình trạng người dùng: Đã từng sử dụng

Mức độ trung thành: Không cao Lợi ích tìm kiếm:

Sự thoải mái, tiện lợi, nhu cầu ăn mặc hàng ngày, du lịch phượt.

Phân khúc cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nhưng tập trung chủ yếu vào Miền Nam, đặc biệt là Thành phố

Phân khúc thị trường 2 Độ tuổi: 23-26 tuổi

Giới tính: nam và nữ

Thu nhập: Ổn định, một số từ cao đến rất cao (trên 10 triệu)

Dịp mua: Kỳ nghỉ lớn, mùa du lịch cao điểm

Số lượng và tỷ lệ sử dụng: Dùng vừa phải

Tình trạng người dùng: Đã từng sử dụng nhân viên văn phòng, công sở.

Mức độ trung thành: Bình thường Lợi ích tìm kiếm:

Sự thoải mái, tiện lợi, nhu cầu ăn mặc hàng ngày, du lịch phượt

Bảng 3-12: Bảng tóm tắt phân khúc thị trường 3.4.2 Chọn thị trường mục tiêu Đối tượng mà Gori hướng đến chủ yếu ở hai phân khúc: Gen Z là sinh viên và GenZ đã và đang đi làm với cá tính mạnh mẽ, ưa thích sự táo bạo, phá cách trong thời trang, với sở thích đi phượt, du lịch bụi, Lý do Gori chọn hai phân khúc này vì họ là những người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu cho thời trang, đặc biệt là quần áo Họ thường chú trọng đến đặc tính của sản phẩm, lựa chọn những bộ quần áo đúng gu thời trang và phù hợp với nhu cầu cá nhân Với ưu thế chất liệu làm từ vải cotton thoáng mát, thấm hút tốt cùng với phong cách thời trang “bụi”, Gori sẽ đáp ứng tốt cho nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng đến.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Gori trên thị trường hiện nay có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng được lòng giới trẻ như: Yame, Uniqlo, 5Theway, Couple TX…

Chiến lược Marketing Mix

Sản phẩm thời trang của Gori là những items đơn giản nhưng cũng được ưu ái, chăm chút trong từng chi tiết Mẫu áo được thiết kế với form rộng rãi, chất liệu 100% từ vải cotton thoáng mát cùng sự tỉ mẩn trong từng đường may Những tone màu chủ yếu là tone trầm nhưng rất bền màu và việc lựa chọn màu sắc cũng vô cùng trẻ trung, trendy Các mẫu basic tee rất dễ kết hợp cùng những items khác, giúp khách hàng có thể nhanh chóng lựa chọn được một outfit phù hợp với mọi nhu cầu trong hoạt động hằng ngày Những sản phẩm của Gori đều mang nét trẻ trung, hiện đại và phóng khoáng nổi bật với những nét thiết kế đầy phá cách Với mong muốn mang đến cho các bạn trẻ những bộ quần áo đơn giản nhưng vẫn thể hiện được cá tính riêng, chúng tôi tâm đắc với những sản phẩm mình mang đến không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn đảm bảo về chất lượng vải Vì Gori luôn quan tâm đến nhu cầu của mọi cá nhân và trân trọng từng sản phẩm gửi tới khách hàng của mình.

3.5.1.2 Đặc tính của sản phẩm

Với gần 9 năm hoạt động, Gori đã là một cái tên quen thuộc với nhiều bạn trẻ theo đuổi phong cách trẻ trung, hiện đại và phóng khoáng Nhận thấy mùa hè đang đến, mọi người thường cảm thấy vô cùng nóng bức và khó chịu, đặc biệt là những lúc ra mồ hôi hoặc vận động mạnh Đồng thời, đây cũng chính là thời điểm cho những chuyến du lịch bụi, được rong ruổi khắp mọi nơi Chính vì những điều đấy, Gori cho ra mắt những chiếc áo thun với chất liệu thoáng mát, những đường nét thiết kế cùng những gam màu mang hơi hướng bụi bặm và đậm chất cá tính.

Gori ưu tiên hàng đầu là xây dựng thương hiệu về một phong cách “bụi bặm”, mang hơi hướng mạnh mẽ, sôi động Vì thế, Gori có sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, thể hiện cá tính và sắc màu phù hợp với những người tiêu dùng Z năng động, có sở thích đi phượt hay du lịch bụi.

3.5.1.4 Phong cách và thiết kế

Nắm bắt được xu hướng ưa chuộng về một ngành thời trang bền vững cũng như người Việt lựa chọn sử dụng hàng Việt Bên cạnh đó, với mục tiêu hướng đến việc gìn giữ và đề cao các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh trên đất nước Việt Nam, từ đó làm nổi bật phong cách “du lịch bụi” của Gori Việt Nam Doanh nghiệp cho ra đời bộ sưu tập “Go-Tee” với thông điệp nhằm khuyến khích, thúc đẩy tinh thần của những người trẻ: Đi là để trải nghiệm, đi là để biết, đi là để tự hào về một Việt Nam tươi đẹp. Go-Tee sẽ tái hiện lại một cách chân thật nhất, “bụi” nhất về 08 di sản thế giới đã được UNESCO công nhận Bộ sưu tập mong muốn trở thành người bạn đồng hành với sức trẻ trong từng chuyến đi của họ.

Kiểu áo trong bộ sưu tập được dựa trên nền basic Tee quen thuộc của Gori Với kiểu dáng gọn gàng, năng động phục vụ được mọi nhu cầu hoạt động và thời trang hàng ngày cho các bạn trẻ.

Chất liệu Áo thun Go-Tee được làm hoàn toàn từ 100% vải cotton, vì được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông tự nhiên nên rất an toàn, lành tính.Chất vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế để lại vết nhăn cũng như mài mòn trong quá trình vận động của người tiêu dùng.

Bộ sưu tập lấy 3 màu sắc chủ đạo là: đen, kem, trắng. Đây là những gam màu tối giản, chủ đạo của Gori, không lỗi thời, không kén người mặc và phù hợp với nhiều màu da Áo thun Go-Tee giúp người mặc dễ dàng kết hợp với nhiều items khác nhau để có một outfit thật ấn tượng mà không cần mất nhiều thời gian.

3 Quần thể di tích cố đô Huế

2 Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

5 Khu di tích trung tâm Hoàng thành

5 Quần thể danh thắng Tràng An

Logo là một phần không thể thiếu trong bao bì của sản phẩm Gori Màu sắc của logo là màu trắng kết hợp với hình tượng Gorilla - một loài khỉ đột đại diện cho sự mạnh mẽ, sôi động. Để làm nổi bật được thương hiệu của mình, logo sẽ được Gori để ở giữa hộp sản phẩm như một điểm nhấn và nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình khi sử dụng

3.5.1.5 Bao bì (Hộp giấy, túi giấy)

Không chỉ định hình mình là một thương hiệu mang đến những bộ quần áo đơn giản nhưng vẫn thể hiện được cá tính riêng, Gori còn muốn dùng sự giản đơn ấy để hướng đến việc bảo vệ môi trường Theo đó, thay vì dùng túi nhựa, túi nilon, Gori đã chủ động đóng gói sản phẩm vào những chiếc hộp giấy, túi giấy nhỏ gọn để gửi đến khách hàng với thông điệp “Everyday I fight” kèm theo là một gương mặt của chú khỉ đang giận dữ với ý nghĩa mỗi ngày tôi đều chiến đấu để bảo vệ môi trường Có lẽ vì thế, bao bì của Gori cũng sẽ là một yếu tố khác biệt nếu đặt lên bàn cân so sánh với những thương hiệu khác.

3.5.2.1 Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Theo nghiên cứu thị trường thời trang Việt Nam,

Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, giảm độ phức tạp, tìm cách tăng số lượng hàng bán ra với giá gốc để giảm lượng tồn kho Cùng với đó, thu nhập của khách hàng hạn chế, các chi tiêu cho thời trang cũng bị cắt giảm đáng kể Người tiêu dùng có xu hướng giới hạn những chi tiêu không cần thiết, mua sắm cho những sản phẩm thiết yếu, hướng tới những sản phẩm tối

Hình 3-9: Bao bì giấy của Gori

Hình 3-10: Biến động trong chi tiêu của khách hàng giản hơn Chính vì thế, Gori cần cân nhắc kỹ lưỡng khi định giá sản phẩm cho bộ sưu tập mới này Trước tình hình trên, doanh nghiệp sử dụng chiến lược thâm nhập giá thị trường ngay khi mới bắt đầu cho ra mắt sản phẩm trên thị trường Với chiến lược này, Gori sẽ bán với giá khởi điểm thấp hơn với thị trường chung với mục đích khuyến khích người mua, mở rộng thị trường để nhiều khách hàng biết đến và tăng khối lượng tiêu thụ Không những thế, chiến lược này giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận cũng như quảng bá sản phẩm của mình tới nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

3.5.2.2 Chiến lược giá cạnh tranh a) Chiến lược giảm giá vào dịp thu đông

Mục tiêu: Giải quyết lượng hàng tồn kho, thu hồi vốn chuẩn bị chu kỳ kinh doanh mới cho thương hiệu Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Gori so với các đối thủ khác trên thị trường.

Nội dung chiến lược: Quần áo Gori mang lại cho người tiêu dùng cảm giác mát mẻ, thấm mồ hôi tốt, đó là những đặc tính nổi trội của sản phẩm Tuy nhiên, vào dịp thu đông, thời tiết trở lạnh, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn những bộ thời trang có thể giữ ấm cho cơ thể Điều đó sẽ trở thành thách thức to lớn cho Gori trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Dựa vào tâm lý chuộng hàng khuyến mãi, hành vi sắm quần áo chuẩn bị đón tết của giới trẻ Gori sẽ áp dụng chiến lược giá khuyến mãi, giảm 20 - 30% các mẫu tồn kho trong dịp cuối năm. b) Chiến lược giá chim mồi

Mục tiêu: Xây dựng hình ảnh cho Gori là một thương hiệu “chất lượng” trong mắt người tiêu dùng Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Gori trên thị trường thời trang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Ngày đăng: 27/07/2024, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Hình thức: Trực tuyến qua nền tảng Google Meet phối hợp với trực tiếp - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
2. Hình thức: Trực tuyến qua nền tảng Google Meet phối hợp với trực tiếp (Trang 4)
Hình 1-1: Các kênh Gen Z thường dùng để tìm kiếm thương hiệu - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 1 1: Các kênh Gen Z thường dùng để tìm kiếm thương hiệu (Trang 15)
Hình  1-3:   Thu   nhập   bình   quân   của người tiêu dùng Việt 2010 - 2021 - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
nh 1-3: Thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt 2010 - 2021 (Trang 17)
Hình  1-2: Tỉ lệ người tôn trong thời - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
nh 1-2: Tỉ lệ người tôn trong thời (Trang 17)
Hình 1-4: 3 customer loyalty Statistics - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 1 4: 3 customer loyalty Statistics (Trang 19)
Bảng 2-1: Thu nhập trung bình của Gen Z - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 2 1: Thu nhập trung bình của Gen Z (Trang 20)
Bảng 2-3: Phong cách thời trang ảnh hưởng từ nghề nghiệp 2.1.1.3 Thay đổi nhận thức về thời trang nhanh - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 2 3: Phong cách thời trang ảnh hưởng từ nghề nghiệp 2.1.1.3 Thay đổi nhận thức về thời trang nhanh (Trang 21)
Bảng 2-4: So sánh xu hướng thời trang ảnh hưởng từ cá tính 2.1.1.5 Tâm lý chuộng khuyến mãi của giới Gen Z - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 2 4: So sánh xu hướng thời trang ảnh hưởng từ cá tính 2.1.1.5 Tâm lý chuộng khuyến mãi của giới Gen Z (Trang 21)
Bảng 2-5: Các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 2 5: Các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam (Trang 25)
Bảng 3-6: Dự báo tổng cầu dệt may thế giới - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 6: Dự báo tổng cầu dệt may thế giới (Trang 34)
Bảng 3-8: Danh mục sản phẩm của Gori Việt Nam - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 8: Danh mục sản phẩm của Gori Việt Nam (Trang 36)
Bảng 3-10: Phân khúc thị trường theo thu nhập 3.4.1.3 Phân khúc theo tâm lý - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 10: Phân khúc thị trường theo thu nhập 3.4.1.3 Phân khúc theo tâm lý (Trang 38)
Bảng 3-12: Bảng tóm tắt phân khúc thị trường 3.4.2. Chọn thị trường mục tiêu - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 12: Bảng tóm tắt phân khúc thị trường 3.4.2. Chọn thị trường mục tiêu (Trang 40)
Hình 3-8: Sơ đồ định vị thương hiệu - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 8: Sơ đồ định vị thương hiệu (Trang 42)
Hình tượng Gorilla - một loài khỉ đột - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình t ượng Gorilla - một loài khỉ đột (Trang 45)
Hình 3-10: Biến động trong chi tiêu của khách hàng - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 10: Biến động trong chi tiêu của khách hàng (Trang 46)
Hình 3-9: Bao bì giấy của Gori - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 9: Bao bì giấy của Gori (Trang 46)
Hình 3-11: Cửa hàng của Gori Viet Nam - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 11: Cửa hàng của Gori Viet Nam (Trang 48)
Hình ảnh thương hiệu và giá trị cốt - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
nh ảnh thương hiệu và giá trị cốt (Trang 49)
Bảng 3-13: Giải pháp nâng cao hệ thống website - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 13: Giải pháp nâng cao hệ thống website (Trang 50)
Bảng 3-14: Chiến dịch "Cho đi cùng Gori" - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 14: Chiến dịch "Cho đi cùng Gori" (Trang 53)
Bảng 3-15: Địa chỉ các mái ấm tình thương tại TPHCM 3.5.4.5 Nhờ bên thứ 3 nói về doanh nghiệp - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Bảng 3 15: Địa chỉ các mái ấm tình thương tại TPHCM 3.5.4.5 Nhờ bên thứ 3 nói về doanh nghiệp (Trang 54)
Hình 3-12: Thẻ tích điểm của GoriBảng 3-16: Tên và số liệu về những người có sức ảnh hưởng - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 12: Thẻ tích điểm của GoriBảng 3-16: Tên và số liệu về những người có sức ảnh hưởng (Trang 55)
Hình 3-13: Biểu đồ Gantt cho các hoạt động Marketing - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 13: Biểu đồ Gantt cho các hoạt động Marketing (Trang 56)
Hình 3-14: Ngân sách hoạt động - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
Hình 3 14: Ngân sách hoạt động (Trang 57)
BẢNG BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN - hoạch định chiến lược marketing cho thương hiệu thời trang gori
BẢNG BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w