1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp phát triển tạo hình cho trẻ 24- 36 tháng ở trường mầm non

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em từ khi mới sinh ra đã được sống trong tình yêu thương, sự bao bọc của giađình Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, là mầm non tương lai của đấtnước

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Có một bài hát đã bắt đầu với những lời ca như vậy, có lẽ vì thế mà ngay từ khitrẻ cất tiếng khóc trào đời đã nhận được tình yêu thương từ mọi người thân tronggia đình và xã hội Chính vì tình yêu thương đó, trẻ được quan tâm, được lo lắng,dược dạy bảo một cách tốt nhất, từ miếng ăn, giấc ngủ, đến việc học tập của trẻ.Làm sao để trẻ lĩnh hội được những phẩm chất tốt đẹp nhất để sau này trở thànhngười có ích cho xã hội

Đúng như vậy trẻ em như một cây non, cây non được chăm sóc tận tình củangười lớn thì cây sẽ phát triển tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt Vì vậygiáo dục mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” là ngành họcmở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dụcmầm non, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hìnhthành nhân cách con người Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm củatoàn xã hội và của cả nhân loại

Vì vậy làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ thời ấu thơ để trẻ lớn lên lànhững người tốt, có ích cho xã hội thì ngay từ giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non cầnphải giáo dục trẻ một cách toàn diện về mọi mặt, nội dung giáo dục mầm non phảiđảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ trong việc hài hòa nuôidưỡng chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanhnhẹn, yêu mến, lễ phép với người lớn, thật thà hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, hamhiểu biết và thích đi học Ở trong trường mầm non trẻ được học làm quen với cácmôn học như: Âm nhạc, toán, văn học, thể dục, chữ cái, tạo hình mỗi môn đều cóvai trò nhất định trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ.

Môn tạo hình là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ bởi thông qua hoạt động tạo hình phát huy được tính tư duy thẩm mĩ sáng tạo, tích cực của trẻ, phát triển cảm giác, tri giác thẩm mĩ, khả năng cảm thụ, khả năng sáng tạo, phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, các ngón tay và biểu lộ thái độ tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động khác Qua đó trẻ bộc lộ cảm xúc của mình qua sản phẩm tạo ra.

Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình thì vẽ là chủ đạo Thông qua chơi trẻ được mở rộng về thế giới xung quanh, trẻ hình dung được biểu tượng và kỹ năng cơ bản Hoạt động tạo hình có: vẽ, nặn, xé dán, cát dán, tô màu Hoạt động nào cũng mang màu sắc như hoạt động chơi với màu, với hình vẽ, trẻ dùng hình vẽ để

Trang 2

phản ánh tình cảm, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh như một phương tiện để nói chuyện.

Bản thân tôi là một giáo viên được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng, nhận thấy ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng trẻ phát triển rất mạnh và nhạy cảm với thế giới xung quanh và với cái đẹp Và qua hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của thao tác học tập như cách ngồi, cách cầm bút, giữ vở Hình thành và phát triển những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, dễ chịu nảy sinh khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp Vì vậy đây là môn học quan trọng và không thể thiếu được, đặc biệt không thể xem nhẹ trong công tác giáo dục mầm non

Chính vì lẽ đó tôi đã chọn cho mình đề tài “ Một số biện pháp phát triển tạo hình

cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”, nơi tôi đang công tác nhằm nâng cao chất lượng chăm

sóc giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

2 Mục đích nghiên cứu

Tôi viết đề tài này nhằm tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất nhằm pháttriển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi Dạy trẻ như thế nào để mang lạisự thích thú và phát huy tính sáng tạo của trẻ với môn học tạo hình Thông qua việctìm hiểu nghiên cứu này đã giúp tôi nhận thức nhiều hơn, sâu sắc hơn và đầy đủhơn trong công tác dạy trẻ Từ đó để đề xuất cách khắc phục nhằm nâng cao nănglực và trình độ cho bản thân cũng như nâng cao kết quả dạy và học hàng ngày trongnhà trường.

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp phát triển tạo hình cho trẻ 24- 36 tháng ở trường mầm non.

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Khảo sát thực trạng trên trẻ 24 – 36 tháng lớp nhà trẻ D2 ở trường mầm non nơi

tôi đang công tác.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp quan sát

- Nhóm phương pháp chỉ dẫn trực quan- Nhóm phương pháp dùng lời

- Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện- Phương pháp tìm tòi sáng tạo

- Phương pháp kiểm tra, động viên khuyên khích

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

- Tại lớp nhà trẻ D2 tôi đang chủ nhiệm với tổng số 22 học sinh

* Thời gian nghiên cứu.

+ Từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2019: Khảo sát điều tra nắm được thực trạng,tìm hiểu nguyên nhân

+ Tháng 11/2019 đến tháng 05/2020: Tiến hành nghiên cứu đề tài+ Từ tháng 06/2020: Viết đề tài

Trang 3

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lý luận

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân là phải đảm bảo

phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sócvà giáo dục giúp trẻ phát triển cân đối, nhanh nhẹn, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiênbiết yêu cái đẹp Việc hình thành nhận thức thẩm mĩ ban đầu cho trẻ nhằm pháttriển toàn diện cho trẻ là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu Ở trẻ mầm non đặc biệt là trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi, nhận thức của trẻ còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn Vì vậy trong quá trình tiếp xúc làm quen với thế giới xung quanh, trẻ thấy thế giới xung quanh rất mới lạ, trẻ tò mò muốn hiểu biết và muốn trình bày những ý nghĩa nhận thức của mình với người khác Nhưng rất khó khăn, bởi ngôn ngữ nói của trẻ còn hạn chế Chính vì thế việc dạy trẻ vẽ, nặn đã giúp trẻ bày tỏ nhận thức và hiểu biết của mình về thế giới xung quanh Thông qua hoạt động tạo hình trẻ rất vui sướng được cởi mở, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua bài vẽ, nặn, tô màu.

Chính vì thế vấn đề hình thành nhận thức thẩm mĩ ban đầu ở trường mầm noncho trẻ giai đoạn 24-36 tháng là việc làm hết sức quan trọng cần thiết Việc này sẽlà cái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc hình thành và phát triển toàn diện củatrẻ sau này.

Việc tổ chức tốt các hoạt động tạo hình cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện hơnvề mọi mặt theo hướng tích cực, sáng tạo, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh sẽtrở nên giàu có và nhiều sắc màu hơn Giúp cho giáo viên mầm non thấy được vaitrò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.

2.Khảo sát thực trạng

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường

Trường tôi nằm trên địa bàn thuộc 7 xã miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khókhăn Trường với 2 điểm trường có tổng số 291 học sinh gồm 12 nhóm lớp, trongđó nhà trẻ có 3 nhóm lớp với 63 học sinh, mẫu giáo gồm 9 nhóm lớp với 228 họcsinh

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 38 đồng chí Cán bộ quản lý: 3, Giáo viên: 27, Nhân viên: 8.

Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ D2 gồm 3 giáoviên với tổng số 22 học sinh Trong đó có 15 học sinh nam, 7 học sinh nữ, các cháumới đi lớp nên có những thuận lợi, khó khăn như sau:

2.2 Thuận lợi

Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện trang bịđầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại được đầu tư đáp ứng yêu cầu giáo dụcmầm non trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từngnhóm, từng độ tuổi, trang thiết bị của lớp khá đầy đủ nên trẻ có một môi trường học,và hoạt động tạo hình tốt.

Trẻ trong lớp khỏe mạnh, nhanh nhẹn, trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên thống nhất sự chăm sóc giáodục trẻ được tốt.

Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động chotrẻ, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọicông việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lựcsư phạm cho bản thân.

Chưa được đi tham quan học hỏi các đơn vị bạn nhiều.

Đồ dùng đồ chơi tự tạo còn sơ sài, chưa có sự phong phú đa dạng nên quá trìnhgiảng dạy gặp không ít khó khăn.

* Về phụ huynh:

Lớp học có nhiều thành phần gia đình khác nhau phần đông bố mẹ làm nông một

số gia đình không có công ăn việc làm, một số bố mẹ đi làm xa ở với ông bà nênviệc quan tâm đến lĩnh vực phát triển thẩm mĩ còn hạn chế.

Một số phụ huynh có nhận thức chưa đồng đều cho rằng lứa tuổi nhà trẻ việc họctập còn chưa quan trọng nên ở nhà các cháu chưa được quan tâm kèm cặp và rènluyện nhiều.

Việc quan tâm phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường chưa đồng đều.

* Về phía trẻ:

100% trẻ mới đến lớp nên còn nhút nhát, quấy khóc, khó hòa đồng, chưa có nềnếp trong học tập, khả năng chú ý chưa tốt, ngồi lâu dễ chán nên khó khăn trongviệc chăm sóc giáo dục trẻ.

Trẻ đang được yêu thương chăm sóc từ gia đình Khi đến trường là nơi hoàn toànmới xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, và việc thamgia các hoạt động giáo dục trong ngày còn chưa đảm bảo, trẻ thì khóc nhiều, trẻ thìnói tự do, có cháu lại quá nhút nhát vì vậy mà giáo viên mất nhiều thời gian trongviệc rèn luyện trẻ

Nhận thức của trẻ về các hoạt động giáo dục cũng như môn học tạo hình còn hạnchế Trẻ chưa được tiếp xúc với những nguyên vật liệu tạo hình như: hồ dán, đấtnặn, giấy màu, kéo,… do đó kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế, sự khéo léo củađôi tay, sự phối hợp giữa tay và mắt chưa linh hoạt.

Trang 5

Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, chưa khoa học.

* Sau khi tìm hiểu thực trạng của trường, của lớp từ nhũng thuận lợi và khó khăntrên, tôi luôn nghĩ làm cách nào để khắc phục những khó khăn và phát huy các mặtthuận lợi để giúp trẻ bộc lộ hết khả năng, tạo ra các sản phẩm đẹp nhất sáng tạonhất Và tôi đã tìm ra một số biện pháp, phương pháp phát huy tính tích cực, sángtạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

Để thực hiện đề tài, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu trên trẻ lớp tôiđang chủ nhiệm.

Bảng khảo sát đầu năm

(Phụ lục 1 – Trang 14)

Từ kết quả khảo sát cho thấy khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạohình còn hạn chế, kết quả đạt yêu cầu của trẻ trong môn học tạo hình chưa tốt.Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn một số biện pháp, phương pháp sau để hoạtđộng học tạo hình đạt kết quả tốt hơn

- Phối hợp với phụ huynh.

4 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)

4.1: Biện pháp giáo dục nề nếp thói quen và phân loại trẻ.

Nề nếp lớp học là một bước cơ bản tạo nên thành công trong giờ học, trẻ ngoanvà chú ý học thì cô mới có thể truyền thụ kiến thức đến với trẻ

Trang 6

Vì thế cô cần nhắc nhở trẻ, tạo những thói quen cần thiết để một lớp học có tổchức, từ đó hướng trẻ vào việc học cụ thể nhất Bên cạnh đó giáo viên cần tìm hiểu,nắm bắt được tâm lí và sở thích của từng trẻ.

Trong giờ học hoặc trong các hoạt động trẻ được tạo hình, cô cần chú ý quan sátđể biết được trẻ nào có khả năng tạo hình tốt, trẻ nào kém để có biện pháp tác độngphù hợp

Ví dụ:

- Khi cô dạy trẻ vẽ bông hoa.

Nếu trẻ nào có khả năng tạo hình tốt trẻ đó sẽ chú ý cô làm mẫu và khi thực hiệntrẻ vẽ xong bông hoa, trẻ còn biết sáng tạo vẽ thêm nhụy hoa, lá hoa.

Ngược lại nếu trẻ nào có khả năng tạo hình kém trẻ đó sẽ ít chú ý khi cô làmmẫu, khi thực hiện chỉ vẽ được bông hoa hoặc ngồi chơi.

Hình ảnh cụ thể cô thực hiện mẫu cho trẻ quan sat.

(Phụ lục 2 – Trang 15)

Dựa vào thực tế cô có thể phân loại trẻ và có tác động phù hợp đến từng trẻ.Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ cô giáo đều phải nghiên cứu, lập ra chươngtrình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp sếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý.

+ Trẻ có sự sáng tạo ngồi cạnh trẻ chưa đạt yêu cầu.

+ Tốp trẻ nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn + Tốp trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.

Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ nhút nhát, chậm khi thấy trẻ nhanh nhẹn tiến bộ hơn Làm nảy sinh sự say mê hứng thú trong việc rèn luyện các hoạt động tạo hình giúp cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

Để phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động tạo hình thì việc tạo môitrường hoạt động là rất cần thiết.

Tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường xungquanh, với thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ

Hình ảnh cụ thể cô đàm thoại mẫu cùng trẻ.

(Phụ lục 2 – Trang 16)

Từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phábằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhauđể lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật

Đồng thời trẻ phân tích so sánh, tổng hợp, tìm ra những đặc điểm chung và riêngcủa các vật cùng nhóm, cùng loại làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh.

Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để trẻthực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và trẻ có thể tự trưng bàysản phẩm của mình.

Trang 7

Tạo cho trẻ môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, xắpxếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lí, đẹp mắt, bố trí phòng ngộnghĩnh, môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú, sung sướng và từđó trẻ mong muốn được tái tạo lại thông qua hoạt động tạo hình.

Nhờ được thường xuyên ngắm nhìn, nghe, sờ các âm thanh khác nhau, trẻ sẽcó cảm xúc và dễ dàng tập trung vào quá trình hoạt động tạo hình.

4.2: Biện pháp hướng dẫn dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.

Sử dụng phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là mộtphương pháp vô cùng quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực sáng tạocủa trẻ trong hoạt động tạo hình

Hình ảnh cụ thể trẻ thực hiện, trẻ được thỏa thích thể hiện sự sáng tạo củamình (Phụ lục 2 – Trang 16)

Giáo viên để trẻ tự thực hiện và khuyến khích trẻ sáng tạo

Trong quá trình hoạt động tạo hình trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, hiểubiết cảm súc, tình cảm của người đối với các sự vật hiện tượng xung quanh bằngcách được lựa chọn.

- Cái trẻ muốn làm đó là nội dung.

- Làm như thế nào đó là quá trình thực hiện.

- Hoàn thành sẽ ra sao đó là sản phẩm, kết quả của trẻ.

Trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau, sự thể hiệnmang tất cả tư duy sáng tạo của trẻ vì trẻ sẽ tiếp cận tạo hình theo cách riêng củamình.

VD: Sau khi cho trẻ thăm quan vườn hoa.

Trẻ được khuyến khích thực hiện hoạt động tạo hình, một số trẻ vẽ hoa, một sốtrẻ nặn hoa.

- Có trẻ vẽ được hoa có hình dáng khác nhau - Có trẻ vẽ được một loại hoa.

- Có trẻ nặn được hoa cánh dài trẻ gọi là hoa cúc

- Có trẻ nặn những hình tròn nhỏ xếp vào nhau trẻ gọi là hoa hồng - Có trẻ lại cán cho đất phẳng rồi dùng que vạch thành hình bông hoa.

Cô cần tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và vận dụngnhững kinh nghiệm đã học trong các hoạt động khác nhau

Khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề, từ đó thăm dò khả năngcủa trẻ Cô luôn để trẻ tự miêu tả những gì trẻ đã và đang làm.

Cô đặt câu hỏi:

VD1: Nói cho cô về ý tưởng của con?

VD2: Tại sao con lại nghĩ là hoa cúc ( hoa hồng, ngôi nhà, con cá….)?

Trong quá trình trẻ thực hiện tạo hình cô phối hợp những câu hỏi đó với nhữnglời nói to rõ cho trẻ thấy được là trẻ được đánh giá tốt việc trẻ đang làm.

VD: - Bức tranh con vẽ đẹp quá?

Trang 8

- Cô rất thích cách mà con tô màu bông hoa, ngôi nhà, …

Trong quá trình hoạt động tạo hình giáo viên không được lạm dụng các sảnphẩm mẫu, và làm mẫu Nếu càng ít làm mẫu và sử dụng mẫu sẽ càng kích thích trẻphát huy tính tích cực tư duy, trẻ sẽ tìm cách để thể hiện ý tưởng của mình.

Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu, và xem làm mẫu sẽ làm tê liệt những cảmxúc đã có trước đó của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ vì cáchoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ chỉ việc ghi nhớ và bắttrước

Trong trường hợp yêu cầu làm mẫu giáo viên không nên vội vàng làm mẫu ngaymà phải giúp trẻ tích cực suy nghĩ bằng các câu hỏi gợi ý.

VD: - Con sẽ bắt đầu vẽ từ đâu? - Con vẽ như thế nào?

- Làm thế nào để đất nặn mềm ra?

Trong quá trình làm mẫu cô phải luôn coi trọng quan điểm của trẻ là chủ thểhoạt động, phải tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng phân tích suy nghĩ vềnhiệm vụ để trẻ luôn tìm cách thực hiện và luôn thể hiện sự sáng tạo của bản thântrong nhiệm vụ đó

4.3: Biện pháp cân đối quá trình thực hiện và trưng bày sản phẩm.

Quá trình tạo hình bao gồm những kĩ năng liên quan tới hoạt động tạo hình.Trẻ ở các độ tuổi khác nhau sẽ quan tâm đến những điều khác nhau Trẻ nhỏ hướngvào quá trình, trẻ thích được hoạt động tạo hình vì được làm, được hành động vàthường ít quan tâm xem việc mình làm sẽ tạo ra cái gì?

Hình ảnh cụ thể cô hướng dẫn trẻ thực hiện.

4.4: Biện pháp cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình quen thuộcvà hình thành kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ.

Hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệutạo hình Để hoạt động tạo hình có hiệu quả, phát huy được tính tích cực sáng tạocủa trẻ thì việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng Nguyên vật liệu

Trang 9

là những đồ dùng, dụng cụ trẻ sử dụng để thể hiện bản thân một cách thoải mái tựnhiên và tự phát trong các quá trình hoạt động tạo hình

Ngoài ra tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn dễ tìm, đảm bảo khi sửdụng an toàn không sắc nhọn không độc hại, dễ làm,…

VD: một vỏ hộp sữa chua với những cai thìa tôi có thể tạo ra các con vật haynhững đồ chơi mô phỏng rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Hình ảnh cụ thể đồ dùng sáng tạo được làm từ những nguyên vật liệu

(Phụ lục 2 – Trang 17)

Nguyên vật liệu có thể được sản xuất để sử dụng như giấy, kéo, hồ,… hoặcnhững nguyên liệu có sẵn như lá cây, sỏi, cát… hay những phế liệu vỏ hộp, túigiấy, vải….

Hình ảnh cụ thể các nguyên vật liêu được sản xuất

4.5: Biện pháp học qua chơi, chơi qua học.

Vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh bao gồm các tình huống, các loại tròchơi nhằm tổ chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố hiểu biết về các sự vật, hiệntượng xung quanh, củng cố hệ thống hóa chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thứchoạt động.

Chơi miêu tả có chủ đề bao gồm nhiều trò chơi tạo hình mang tính “sắm vai”.Áp dụng các biện pháp này, giáo viên cần phải tạo cơ hội để nội dung chơi gắn vớinội dung tạo hình, động cơ chơi gắn với động cơ tạo hình và các hành động chơi sẽthích ứng với các hành động tạo hình.

Chơi ôn luyện là nhóm các biện pháp giúp cho quá trình rèn luyện, ôn luyện,củng cố không bị nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng củatrẻ.

Tính nhịp điệu của sự lặp đi, lặp lại các thao tác tạo hình và các hình ảnh trong tròchơi tạo hình là yếu tố tạo nên ở trẻ nhỏ sự vui thích, cảm hứng trong hoạt động.Bởi vậy, các biện pháp này thường được dùng khi tổ chức hoạt động của trẻ ở cácđộ tuổi nhỏ.

“Trò chơi hóa” sản phẩm tạo hình, đây là biện pháp được sử dụng khi đã có sảnphẩm tạo hình hoàn thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khảnăng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.

Trang 10

Trẻ Mầm non nói chung và trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng đến lớp trẻ được hoạtđộng dưới nhiều hình thức: “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi Vìvậy, muốn nâng cao chất lượng phát triển tạo hình cho trẻ thì bản thân tôi khôngngừng sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tínhthẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, đảm bảo tính an toàn cho trẻ sử dụng hợp lí, phù hợpvới các nội dung, với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cáchthoải mái và tự tin hơn

Với việc “lấy trẻ làm trung tâm” thì việc sắp xếp môi trường trong lớp học hợp lýsẽ tạo tâm thế tốt cho trẻ, làm tăng thêm hiệu quả của việc giúp thu hút sự chú ý của trẻ Nhờ việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý tạo cho trẻ không gian hoạt độngtích cực vì vậy sẽ kích thích giác quan của trẻ tạo hứng thú cho trẻ vào các hoạt động học, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ thích hoạt động Đồng thời cô phải luôn gợi mở để trẻ chú ý đến môi trường mà cô đã tạo, và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí để trẻ không bị nhàm chán, tận dụng các khoảng không gian và vịtrí trong và ngoài lớp học để trang trí các đồ chơi tự tạo do cô và trẻ làm được để trẻ nhìn ngắm hoặc trang trí lớp, qua đó khơi gợi niềm vui thích thú và sự sáng tạo trong trẻ

Hãy để trẻ hoạt động một cách tích cực, ngoài việc cung cấp cho trẻ số đồ chơi cần và đủ, cô giáo cần xây dựng, sáng tạo thêm các góc mở để cô và trẻ cùng hòa nhập,cùng suy nghĩ và sáng tạo thêm nhiều đồ chơi mới, trẻ được chơi trên các góc mở kích thích vào các giác quan khiến trẻ có nhiều ý tưởng, tự tin và sáng tạo hơn Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.

4.6: Biện pháp phối hợp với phụ huynh trong công tác phát triển tạo hình chotrẻ

Ngoài các biện pháp trên thì việc phối kết hợp với phụ huynh góp phần khôngnhỏ vào việc nâng cao khả năng tư duy, tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt độngtạo hình.

Giáo viên cần tìm hiểu đối tượng trẻ trong lớp và rút ra những thông tin chínhxác cho phụ huynh, biết cách tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình và trong đó cô, trẻphải làm gì để phụ huynh tác động đến trẻ cùng cô.

Trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩmnghệ thuật, sản phẩm tạo hình và cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu tạo hình cósẵn phục vụ cho hoạt động tạo hình.

Luôn cho trẻ đi học thường xuyên đều đặn vì điều này giúp trẻ tiếp thu có hệ thốngliên tục, trẻ sẽ ghi nhớ lại một cách tích cực sáng tạo trong quá trình tạo hình Tôi thấy rằng để giúp trẻ phát huy tích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hìnhkhông phải ngày một ngày hai mà cần có biện pháp thực hiện thường xuyên, liên

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w