Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việcđều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, bắt đầu nhìn và vận động bằngđôi tay, đôi chân của mình…Tất
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy trẻ em như một cây non, cây non được chăm sóc tận tình củangười lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt Vì vậy giáodục Mầm Non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” là ngành học mởđầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng Trong giáo dụcMầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hìnhthành nhân cách con người.Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của
cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm củamọi người, của toàn xã hội và của cả nhân loại
Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việcđều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, bắt đầu nhìn và vận động bằngđôi tay, đôi chân của mình…Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen,
kể cả tật xấu.Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền đượcchăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.Vìthế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ củamỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng
“Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Trẻ em là côngdân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng tacần phải có nhiệm vụ chăm sóc trẻ thật chu đáo, nuôi dưỡng, giữ gìn, giáo dục cáccháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội
Vì vậy làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ thời ấu thơ để trẻ lớn lên là những người tốt, có ích cho xã hội thì ngay từ giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non cần phải giáo dục trẻ một cách toàn diện về mọi mặt vì vậy nên nội dung giáo dục mầmnon là phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ trong việc hài hòanuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanhnhẹn, yêu mến, lễ phép với người lớn…thật thà hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết và thích đi học
Trang 2
Bản thân tôi là một giáo viên 3 năm liền được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi
24 - 36 tháng, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh.Vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống, đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình nên khi mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo
Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong sinh hoạt
ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ đến với côgiáo và các bạn.
Đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng
nghiệp nói chung Nhận thức được tầm quan trọng mà tôi đã chọn đề tài: “Một số
biện pháp hình thành nề nếp thói quen cho trẻ 24- 36 tháng ở trường mầm non”,
nơi tôi đang công tác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để trẻ phát
triển toàn diện hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Tôi viết đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ rèn luyện
kỹ năng, thói quen trong sinh hoạt cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái,
tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt kếtquả tốt nhất Từ đó để đề xuất cách khắc phục nhằm nâng cao năng lực và trình độcho bản thân cũng như nâng cao kết quả giao tiếp hàng ngày trong nhà trường
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hình thành kỹ năng thói quen cho trẻ 24- 36 tháng ở trườngmầm non
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Khảo sát thực trạng trên trẻ 24 – 36 tháng lớp nhà trẻ D2 ở trường mầm nonnơi tôi đang công tác
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp đàm thoại
- Nhóm phương pháp trực quan
- Nhóm phương pháp thực hành
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp động viên khuyên khích
6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Trang 3
- Tại lớp nhà trẻ D2 tôi đang chủ nhiệm với tổng số 22 học sinh
* Thời gian nghiên cứu.
+ Từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2018: Khảo sát điều tra nắm được thực trạng,tìm hiểu nguyên nhân
+ Tháng 11/2018 đến tháng 03/2019: Tiến hành nghiên cứu đề tài
+ Từ tháng 04/2019: Viết đề tài
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân là phải đảm bảo
phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục giúp trẻ phát triển cân đối, sức khỏe, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêumến lễ phép với người lớn, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu cái đẹp Việcrèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sởđầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khănluôn được đặt lên hàng đầu Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữanhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học,
giáo dục cho trẻ những kỹ năng và thói quen giữ gìn vệ sinh trong đời sốnghàng ngày của trẻ là một trong những hành vi sống có văn hóa văn minh làmột bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển con người toàn diện, có mốiquan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mĩ và lao động
Chính vì thế vấn đề hình thành nề nếp thói quen ban đầu ở trường mầm non chotrẻ giai đoạn 24-36 tháng là việc làm hết sức quan trọng cần thiết Việc hình thành
nề nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng choviệc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này
Giai đoạn trẻ 24-36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và pháttriển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫnnhau, không tách bạch rõ nét Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác độngbên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt Trẻ rất dễ bịtổn thương về tâm lý Bởi thế muốn rèn luyện kỹ năng thói quen ngay từ đầu chotrẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhậnđược nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và
là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập Quan hệ của cô với trẻ giàucảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con Vậy hoạt động lao động sư
Trang 4
phạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sựsáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu, có định hướng, có mục đích đểgiáo dục, phát triển trẻ.
Do đó, việc tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển về hành vi, nền nếp thói quen tốt cho trẻ Trước hết đảm bảo cho trẻ thỏa mãn nhu cầu về ăn, ngủ, hoạt động, giữ cho hệ thần kinh được thăng bằng, trẻ luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ Đồng thời thực hiện ổn định chế độ sinh hoạtcòn góp phần giáo dục hành vi có tổ chức, những nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 36 đồng chí
Cán bộ quản lý: 3, Giáo viên: 25, Nhân viên: 8
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ D2 gồm 3giáo viên với tổng số 22 học sinh Trong đó có 12 học sinh nam, 10 học sinh nữ,với độ tuổi không đồng đều các cháu mới đi lớp nên có những thuận lợi, khó khănnhư sau:
2.2 Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiệntrang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại được đầu tư đáp ứng yêu cầugiáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạtđộng giáo dục, cá hoạt động ngoại khóa…
- Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng chotừng nhóm, từng độ tuổi, trang thiết bị của lớp khá đầy đủ nên trẻ có một môi trườnghọc tập tốt
- Trẻ của lớp tôi rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còikhông nhiều, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sốnghàng ngày
Trang 5
- Đa số trẻ đi học rất đều, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng luôn đạt 86% trở lên
2.3.Khó khăn
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp đều còn trẻ nên trong quá trình giảng dạy gặp không
ít khó khăn
- Tài liệu tham khảo còn ít
- Chưa được đi tham quan học hỏi các đơn vị bạn nhiều
- Là một giáo viên có nhiều cố gắng trong quá trình công tác và đầy đủ nănglực, trình độ chuyên môn nhưng vì điều kiện trẻ ở miền núi nên trẻ tiếp thuchậm, cơ sở vật chất trường lớp đã làm ảnh hưởng không ít đến quá trình giảngdạy
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang pháttriển do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn,nhiều khi cô giáo vừa dỗ dành lại vừa học ngôn ngữ trẻ để hiều nhu cầu trẻ đangmuốn là gì?
Trang 6
* Về cơ sở vật chất điều kiện:
- Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chưa đa dạng Vìvậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động
- Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn
*Kết quả điều tra của đầu năm như sau
ST
T
Kết quả Đạt Tỉ lệ Chư
a đạt
Tỉ lệ
2 Thói quen nề nếp chào hỏi, vâng
6 Có thói quen nề nếp trong giờ ăn,
ngủ
7 Trẻ có thói quen tham gia vào
các hoạt động vui chơi
Từ kết quả điềbu tra trên cho ta thấy kết quả của quá trình rèn luyện nề nếpcho trẻ chưa được tốt Giáo viên phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm,thực hành hàng ngày qua các hoạt động.Vì vậy các biện pháp hình thành kỹ năngcho trẻ cần phải được lựa chọn phù hợp với trẻ Tôi xin mạnh dạn đưa ra một sốbiện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo
3 Những biện pháp thực hiện đề tài
3.1: Biện pháp thứ nhất :
Trang 7
- Rèn luyện tình cảm của cô đối với trẻ.
- Nghiên cứu tham khảo tài liệu, tư liệu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
và thực hiện chương trình giáo dục trẻ 24-36 tháng
3.5: Biện pháp thứ năm:
- Rèn luyện kỹ năng thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọinơi
3.6: Biện pháp thứ sáu:
- Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động phối kết hợp với phụ huynh
4 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
4.1: Biện pháp thứ nhất: Rèn luyện tình cảm của cô đối với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi từ 24 – 36 tháng tuổi chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương củangười mẹ vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ, vừa
lạ lẫm, vừa lưu luyến nhớ gia đình Thậm trí có cháu còn sợ hãi khóc lóc vì tuổinày trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cônhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhậnđược nguồn hạnh phúc, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể coi làmột thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập.Tình cảm của cô đối với trẻgiàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con.Biết tôn trọng và đồngcảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuậtcủa mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng
VD : Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ thậm trí khóc hờn,
cô bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho trẻ xem tranh và trò chuyện hát cho trẻ nghe ,kểchuyện, cùng chơi các đồ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà Những buổi đầu trẻ ăncơm, ngủ tại trường với trẻ điều gì cũng mới mẻ cô ân cần dỗ dành, động viênkhuyến khích bón từng thìa cơm, cốc nước khi ăn không nói chuyện riêng, khôngxúc cơm của mình sang cho bạn, không làm rơi vãi cơm ra ngoài
Trang 8
Khi được yêu thương sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình luôn được quan tâm vàtrẻ biết lắng nghe, được che chở và biết nghe lời hơn nên để rèn luyện các thói quencho trẻ thì cô động viên khích lệ sự tiến bộ với những trẻ hiếu động, cá biệt khithấy trẻ ngoan hơn Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi, đứng,xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết bằng những hình thức trên tôi đã dần ổnđịnh đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi.
Vì vậy việc rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ là tầm quan trọng ởtrẻ, trẻ thích nói nhẹ, thích âu yếm, thích gần gũi và thương yêu trẻ, cô phải trao dồitình cảm của mình với trẻ để trẻ có điểm tựa và tự tin vào các hoạt động trong ngàyđược tốt hơn Đồng thời làm nảy sinh sự say mê hứng thú trong việc rèn luyện về
nề nếp thói quen cho trẻ đạt kết quả cao hơn Ngoài ra bản thân tôi luôn học tập vànghiên cứu các văn bản, nghị quyết và quy chế nuôi dạy trẻ, thường xuyên tìm tòisách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc hình thành nềnếp thói quen của trẻ trong học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, thường xuyên rènluyện nề nếp, thói quen cho trẻ phù hợp, đứng quy trình
4.2 Biện pháp thứ 2: Tăng cường sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi và sắp xếp môi trường lớp học tạo sự chú ý của trẻ.
Trẻ Mầm non nói chung và trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng đến lớp trẻ được hoạtđộng dưới nhiều hình thức: “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi Vìvậy, muốn nâng cao chất lượng của việc hình thành nề nếp, thói quen cho trẻ thì bản thân tôi không ngừng sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm Đồ dùng,
Đồ chơi đảm bảo tính thẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, đảm bảo tính an toàn cho trẻ sử dụng hợp lí, phù hợp với nội dung, với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn.Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn gàng, vừa tầmvới trẻ dễ thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái và vui vẻ
Với việc lấy trẻ làm trung tâm thì việc sắp xếp môi trường trong lớp học hợp lý
sẽ tạo tâm thế tốt cho trẻ, làm tăng thêm hiệu quả của việc giúp thu hút sự chú ý của trẻ Nhờ việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý tạo cho trẻ không gian hoạt độngtích cực vì vậy sẽ kích thích giác quan của trẻ tạo hứng thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ thích hoạt động Đồng thời cô phải luôn gợi mở để trẻ chú ý đến môi trường mà cô đã tạo, và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí
để trẻ không bị nhàm chán, tận dụng các khoảng không gian và vị trí trong và ngoàilớp học để trang trí các đồ chơi tự tạo do cô và trẻ làm được để trẻ nhìn ngắm hoặc trang trí lớp, qua đó khơi gợi niềm vui thích thú của trẻ khi đến lớp Hãy để trẻ hoạtđộng một cách tích cực, ngoài việc cung cấp cho trẻ số đồ chơi cần và đủ, cô giáo
Trang 9
cần sáng tạo thêm các góc mở để cô và trẻ cùng hòa nhập, cùng suy nghĩ và sáng tạo thêm nhiều đồ chơi mới, kích thích vào các giác quan khiến trẻ chủ động và tự tin hơn khi đến lớp.
(Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo)
Ví dụ: Bạn Duy Kánh mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ Bố, Mẹ, nhớ ngườithân tôi có thể bế cháu đến các góc chơi cho trẻ xem tranh vẽ cảnh: Cô và các bạn đang xếp nhà cho bạn Thỏ Để trẻ tập trung vào xem tranh mà quên đi nỗi nhớ nhà thì tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi trẻ: “Tranh vẽ về ai đây? Còn đây là ai? Cô giáo và các bạn đang làm gì? Con thấy các bạn chơi có vui không? Bây giờ, cô và con cùng chơi xếp nhà cho bạn Thỏ nhé!” Hoặc tôi có thể bếcháu đến đưa cho cháu chơi đồ chơi do chính tay cô làm ra như cái quạt điện làm từhộp bạc hà rất gần gũi với trẻ, tôi hướng dẫn cháu chơi và trò chuyện với trẻ: “Cô bật quạt quay cho mát nhé! Cô đố con cái gì đây? Ở nhà con có quạtkhông? Quạt
để làm gì? Bây giờ, cô cháu mình cùng bật quạt ru bạn Thỏ ngủ nhé!
Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn
Trang 10
4.3 Biện pháp thứ ba: phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp
Ngoài việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm, giáo viên cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi.Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ cô giáo đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp sếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý
Ví dụ: Bạn Thịnh trong giờ ngồi học hay nói chuyện cô cho ngồi gần cô, cô chú ý đến trẻ hơn, tạo điều kiện để trẻ được nói nhiều hơn đồng thời cô động viên khen trẻ để trẻ được thể hiện mình và sẽ không nói chuyện nữa
4.4: Biện pháp thứ tư: Nghiên cứu tham khảo tài liệu, tư liệu bồi dưỡng năng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chương trình giáo dục trẻ 24-36 tháng.
Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quảcao Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp Xác định rõ những khó khăn
và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân Từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất
Đây là một trong những biện pháp quan trọng trong việc hìnhthành nề nếp thói quen cho trẻ Bởi vì cô dạy có hay, có hấp dẫnthì mới thu hút được trẻ, trẻ mới nhanh ngoan và nhanh đi vào nềnếp Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả thì đòi hỏi
Trang 11
giáo viên phải có chuyên môn về độ tuổi thật vững chắc Vì thế
mà tôi cần phải học lại càng phải học nhiều hơn nữa Tôi mượnnhà trường các tài liệu liên quan đến chương trình giáo dục trẻ 24-
36 tháng về tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng kiến thức cho mình Điđôi với tự nghiên cứu tài liệu là tôi còn học hỏi các chị em đồngnghiệp có chuyên môn vững vàng về khối nhà trẻ Trong việc thựchiện biện pháp này chỉ sau vài tuần học đầu tôi đã thấy có hiệuquả rõ rệt Từ chỗ các cháu không chịu ngồi vào học hoặc ngồikhông ngay ngắn nằm ngả nghiêng, có cháu thì học khóc đòi vềvới mẹ Chỉ sau vài 3 tuần chịu khó học hỏi áp dụng vào chươngtrình dạy trẻ tôi thấy các cháu hứng thú học hơn, học ngoan cónếp hơn, các cháu không còn khóc và không còn ngồi ngả nghiêngnữa
Bên cạnh đó, trẻ độ tuổi 24-36 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp
ủ yêu thương của bố mẹ Vì thế các cháu mang đến trường mộttâm trạng lo lắng ngỡ lưu luyến nhớ gia đình Thậm chí cháu sợhãi khóc lóc lâu mới quen Vì tuổi này trẻ còn rất bé sống nhiều vềtình cảm nên rất cần sự âu yếm nhẹ nhàng bên cạnh của cô giáonhất là những ngày đầu tiên trẻ mới nhập lớp cô phải là sao để trẻ
có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, an toàn, quan tâm đượcyêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻđang hòa nhập Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thânthiết yêu thương như quan hệ mẹ con Biết tôn trọng và đồng cảmvới trẻ tạo nên không khí cởi mở quên mình là người lớn để thực
sự là người người bạn của trẻ Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú thì
cô mới có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻvào các hoạt động một cách dễ dàng
4.5 Biện pháp thứ năm: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi
Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động : giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón trả trẻ… mọi sinh hoạt đều là hành động để trẻ được rèn luyện Đối với độ tuổi này để hình thành đưa các cháu vào nề nếp thói quen không phải là chuyện dễ và đơn giản Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý
Trang 12
thức được như các anh chị mẫu giáo, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo trẻ
ở lứa tuổi này Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi…có nội dung nói về nề nếp thói quen tôi có thể sử dụng để phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo Nhờ tạo sự điều kiện giúp đỡ của cô trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, liên tục do đó việc rènluyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt động mọi lúc mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn các cháu ngoan có nề nếp hơn
*Giờ đón và trả trẻ
Trong hoạt động đón trả trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra là mộthoạt động vô cùng quan trọng cô đón trẻ cần thể hiện thái độ vui vẻ niềm nở, gầngũi âu yếm trẻ tạo cho trẻ có cảm giác an toàn Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹnhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối vớimọi người Để trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn, ngoan ngoãn vâng lời người lớn biếtkính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự giáo dục của cô giáo
và mọi người xung quanh trẻ
Cô giáo tập cho trẻ có thói quen chào cô giáo, chào các bạn trước khi vào lớp
và biết chào bố mẹ, ông bà, người thân khi đưa bé đến lớp Cô giáo hướng dẫn trẻ
tự mình để dép, giày đúng nơi quy định Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tìnhhình sức khỏe của trẻ, về những thói quen tốt, chưa tốt của trẻ mới đến lớp để cùngphối hợp rèn nền nếp thói quen cho trẻ, kịp thời khen khích lệ trẻ khi trẻ có thóiquen tốt hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định chungcủa nhà trẻ Trước khi ra về, cô tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, quần áo,đầu tóc trẻ gọn gàng, sạch sẽ Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón cô cho trẻchơi trò chơi mang tính giáo dục nền nếp thói quen để trẻ khắc sâu những thói quentốt ở trường Mầm non, tạo cho trẻ những ấn tượng tốt với nhóm lớp, với cô giáo đểngày hôm sau trẻ lại thích đến lớp
Ví dụ: Trong lúc chờ bố mẹ tới đón cô cho trẻ chơi trò chơi “buổi sáng thức dậy”, đọc thơ: “chào”, “cháu chào ông ạ”…
Cô luôn gương mẫu trong mọi hoạt động nếu trẻ không chào cô cô chủ động chào trẻ trước để trẻ dần hình thành thói quen Khi gặp bố mẹ trẻ, cô cần hướng dẫntrẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn khi ra về và trao đổi với phụ huynh một
Trang 13
số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân trẻ cũng như một số thói quen trẻ thực hiện chưa tốt trong ngày để cha mẹ trẻ nắm được cùng phối hợp với cô giáo rèn chotrẻ có những thói quen tốt không chỉ ở trong gia đình mà có những thói quen tốt ở nhà trường, lớp học.
(Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ cất dày dép khi tới lớp)
*Thông qua hoạt động học
Cô rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy trong
giờ học phải nghiêm túc ngoan ngoãn thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô trẻ nhiệt tình hăng hái tham gia hoạt động vì trẻ 24 – 36 tháng mới đi học chưa có
nề nếp, khi ngồi học còn quay ngang quay dọc, chưa ngồi học ngoan, muốn tạo chotrẻ có được thói quen thường xuyên cô phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ rèn cho trẻ thói quen ngồi ngoan, ngồi đẹp và thông qua bài hát, bài
Trang 14
thơ, câu chuyện trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen Cô cũng có thể khuyến khích để trẻ phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời côgiáo Nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, liên tục do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt động mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn
(Hình ảnh trẻ ngồi học)
Ví dụ : Hình thành cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như:
Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào…Các bài thơ: Chào, Miệng xinh,Cháu chào ông ạ, nếp ngồi của em…
Vì vậy, đối với việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở bất kì một hoạt động học
có chủ định nào cô giáo cũng cần biết cách khai thác kiến thức sao cho phù hợp để đem đến cho trẻ những nội dung giáo dục có ý nghĩa thiết thực gần gũi mà không
xa vời đối với trẻ Tuy nhiên việc tích hợp các nội dung giáo dục rèn nền nếp thói quen cho trẻ cũng không nhất thiết cô tích hợp nội dung mang tính chất lấy lệ khiêncưỡng, gò ép mà cần linh hoạt sao cho việc tích hợp nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao
Trang 15
*Thông qua hoạt động ngoài trời
Hàng ngày cô cho trẻ đi dạo chơi quanh sân trường: đu quay, bập bênh, cầu trượt… Cô cần dành nhiều thời gian cho trẻ được ra ngoài trời, ngay từ nhỏ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào việc tự chuẩn bị cho việc đi dạo: lúc đầu, giáo viên dạy cho trẻ cách mặc quần áo, sau đó giúp trẻ tự làm, trẻ lớn hơn có thể giúp các trẻ nhỏ Cần cho mọi trẻ đều được mặc quần áo phù hợp với thời tiết bên ngoài.Ngoài ra, có thể tổ chức dạo chơi ngoài phạm vi trường mầm non,trong quá trình này, trẻ có điều kiện tiếp xúc với môi trường xung quanh rộng hơn, làm quen với môi trường tự nhiên, học cách vượt qua khó khăn, rèn luyện khả năng định hướng trong môi trường xung quanh
Ngoài ra trong việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày cho trẻ cô cần tổ chức cho trẻ được rèn luyện cơ thể để trẻ dễ dàng thích nghi với điều kiện sống Rèn luyện là sử dụng hệ thống những biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng, sức chịu đựng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài Trong khi rèn luyện cho trẻ cần theo nguyên tắc nâng cao dần sức chịu đựng của cơ thể, rèn luyện một cách có hệ thống thường xuyên và có tính đến đặc tính cá nhân của từng trẻ
Ví dụ: Vào mùa hè cô cho trẻ tham quan vào những ngày thời tiết đẹp rèn cho trẻ có sức chịu đựng với nắng, gió ngoài trời hoặc giờ hoạt động ngoài trời, thông qua đây giúp trẻ hình thành thói quen đi đúng hàng không xô đẩy bạn, đứng xung quanh cô, lắng nghe cô trò truyện không đùa nghịch khi cô đang cho quan sát và tròchuyện