1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Sử Dụng Mạng Xã Hội Facebook Của Sinh Viên Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Giang
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
Thể loại Bài Kiểm Tra Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 618,49 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 14 1.1. Hệ thống các khái niệm (0)
    • 1.2. Các lý thuyết áp dụng (19)
    • 1.3. Bối cảnh xã hội và sự phát triển của Internet, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay (22)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN (29)
    • 2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu (29)
    • 2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (30)
  • CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 33 3.1. Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (0)
    • 3.2. Một số khuyến nghị (36)

Nội dung

Mặc dù các công cụ di động có cả mặt trái, mặt phải, đang thayđổi cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách và việc sinh viên sử dụng Facebookcho nhu cầu, mục đích riêng được nhìn nhận theo

CƠ SỞ LÝ LUẬN 14 1.1 Hệ thống các khái niệm

Các lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng

Lý thuyết cấu trúc- chức năng là một trong những lý thuyết xã hội học nôi tiếng Thuyết này găn liền với nhiều nhà xã hội học kinh điển như: A.Comte, H.Spencer, E.Durkheim.

Thuyết cấu trúc - chức năng nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chinh thể mà trong đó mỗi bộ phận được thực hiện một chức năng nhất định, góp phần đảm bảo sự tôn tại của chỉnh thê với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định và bền vừng Một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cà cấu trúc Bất kỳ sự thay đổi nào ở một thành phần cũng kéo theo sự thay đổi của thành phần khác Theo lý thuyết này, chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, hệ quả, tác động mà một thành phần thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống.

Lý thuyết này có hai thành phần Thứ nhất, thuyết này cho rằng mỗi xã hội có một câu trúc xã hội xác định, cầu trúc này quy định như những mâu hành vi xã hội tương ứng, ồn định Mẫu hành vi này do vị thế, vai trò xác định của từng chủ thê trong hệ thống xã hội quy định Thứ hai, mỗi thành phần cấu trúc xã hội được xem xét hành vi trong mô hình này theo nghĩa chức năng xã hội, quy vào kết quả hoạt động xã hội như một tổng thể Vì thế mỗi bộ phận trong xã hội có một hay nhiều chức năng quan trọng cần thiết cho xã hội tồn tại ít nhất trong hệ thống kết cấu xã hội hiện tại Chức năng của xã hội có thể chia thành hai loại: chức năng hiện và chức năng ẩn.

Tiếp cận bằng lý thuyết cấu trúc - chức năng, mạng xã hội là một loại truyền thông với các chức năng phục vụ cho học tập, giải trí và giao tiếp từ xa Mỗi người có những cách sử dụng mạng xã hội khác nhau sẽ dẫn đến những ảnh hưởng khác nhau Việc sử dụng mạng xã hội không hợp lý có thế dẫn đến loạn chức năng xã hội, biến các chức năng của mạng xã hội trờ nên tiêu cực đối với người sử dụng.

Cụ thể là đối với sinh viên có thể ảnh hưởng đến học tập, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội khác.

Lý thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) là lý thuyết đã đạt tới đinh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người Theo ông, nhu cầu là đòi hỏi thường xuyên của mỗi con người, là trạng thái cảm thấy thiếu thốn của con người Các nhu cầu của con người, một mặt được tạo ra do những đòi hỏi bên trong cơ thế, mặt khác được tạo ra từ những điều kiện nhất định của xã hội Từ đó, ông đưa ra một mô hình miêu tà các nhu cầu của con người với cấu trúc bao gồm năm tầng, các nhu cầu này được liệt kê theo trật tự thứ bậc từ thấp nhất đến cao nhất trong một hình kim tự tháp.

Năm tầng trong tháp nhu cầu của Maslow bao gồm:

+ Tầng thứ nhất: Các nhu cầu cơ bản nhất thuộc về sinh lý - thức ăn, nước uống, nhà ở, tình dục, bài tiết, nghi ngơi.

+ Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn- cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

+ Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và thường trực thuộc một nhóm cộng đông nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè tin cậy.

+ Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến- cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

+ Tầng thứ năm: Nhu cầu tự thể hiện bản thân- muốn sáng tạo, được thế hiện khả năng, trình diễn mình, thành đạt và được công nhận là thành đạt.

Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:

Nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đù thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Đây đều là nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được Do đó, họ sẽ đấu tranh để thòa mãn những nhu cầu này nhằm tồn tại trong cuộc sống hằng ngày Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bàn được gọi là nhu cầu bậc cao Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vè, địa vị xà hội, sự tôn trọng, Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao Với một người bất kỳ, nếu thiếu thức ăn, nước uống họ sẽ không quan tâm đến việc làm đẹp hay được tôn trọng Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng đầy đủ. Áp dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài nghiên cứu, có thể thấy, như mọi đối tượng, sinh viên cũng có nhiều nhu cầu khác nhau cần được đáp ứng.

Từ nhu cầu ăn, uống, mặc, ở cho tới mong muốn được học hỏi, thể hiện bản thân và tiếp nhận thông tin Tiếp nhận thông tin là nhu cầu cơ bản của con người, là nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân Thanh niên có thể tiếp nhận với nhiều phường tiện truyền thông khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm Tuy nhiên, truyền thông đại chúng vẫn là kênh hàng đầu đáp ứng nhu cầu thông tin đối với các cá nhân Các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và Internet nói riêng mà cụ thể trong đề tài này là mạng xã hội Facebook cung cấp cho thanh niên rất nhiều thông tin đa dạng, phong phú về nhiều lĩnh vực như học tập, giải trí, giao tiếp.

1.2.3 Lý thuyết học hỏi xã hội Đây là một trong những lý thuyết được áp dụng rộng rãi nhất trong các chương trình truyền thông Một trong những người có ảnh hưởng nhất của lý thuyết này là Albert Bandura Lý thuyết học hỏi xã hội được xây dựng dựa trên những hiểu biết về sự tương tác xảy ra giữa cá nhân và môi trường sống cùa họ. Những nhà tâm lý học đầu tiên thường có xu hướng tập trung vào nghiên cứu cách thức mà môi trường sống quy định hành vi, làm cho hành vi biến đổi theo chiều hướng nhất định.

Lý thuyết học hỏi xã hội cho rằng mối quan hệ giữa môi trường và con người thường tinh vi và phức tạp Ví dụ, ở môi trường mà số người không sử dụng mạng xã hội nhiều và thể hiện mong muốn hạn chế việc sử dụng mạng xã hội trong môi trường của họ, ngay cả khi không cần có những quy định chính thức, thì đây cũng chính là môi trường không ùng hộ hành vi của những người dùng mạng xã hội Khi đó, người dùng mạng xã hội sẽ có xu hướng thay đổi hành vi của họ Trong trường hợp này, người không dùng mạng xã hội sẽ có ảnh hưởng đên hành vi của người dùng mạng xã hội thông qua môi trường của mình.

Như vậy, lý thuyết này đã thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa môi trường và hành vi của họ Hiểu được mối tương tác đó, đặc biệt là cách thức hành vi bị ảnh hưởng và thay đối đó từ tác động của môi trường giúp ta có thể nhìn rõ xu hướng và ảnh hưởng của hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

Bối cảnh xã hội và sự phát triển của Internet, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

1.3.1 Những quy định của Nhà nước về việc quản lý, cung cấp và sử dụng Internet

Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phù về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã quy định chi tiết việc quần lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện từ trên mạng, bảo đàm an toàn thông tin và an ninh thông tin, quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Nghị định đã thể hiện quan điểm của Nhà nước và nêu rõ định hướng phát triển của Nhà nước đối với việc sử dụng Internet như sau: Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xà hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống Khuyến khích phát triên các nội dung, ứng dụng tiếng việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet Đây mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet Đồng thời phát triển hạ tầngInternet băng rộng và ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hường đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Cần bảo đảm chi những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền đến người sử dụng Internet tại ViệtNam Khuyến khích sử dụng rộng rài tên miền quốc gia Việt Nam "vn" và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đằng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều tớc quốc tế mà nước ta là thành viên [19].

Bên cạnh đó, Quốc hội đà thông qua Luật an ninh mạng vào ngày 12/06/2018 và luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 Theo đó:

- Những hành vi bị nghiêm cấm là:

+ Sử dụng không gian mạng để tô chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, hun luyện người chống Nhà nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới và chung tộc.

+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Thông tin sai sự thật gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân.

+ Tô chức các hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người Đăng tài thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác.

+ Các thông tin phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xà hội, sức khỏe cộng đồng Thực hiện xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

- Những thông tin vi phạm luật an ninh mạng, đó là: Thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thông tin có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rồi trật tự công cộng.

- Xử lý hành vi xâm phạm luật an ninh mạng:

+ Đối với chủ quản hệ thống thông tin: Có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn Đồng thời gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm khi có Yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

+ Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông mạngInternet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin: Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm.

+ Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền: Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet Sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật.

1.3.2 Sự phát triển Internet ở Việt Nam hiện nay

Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu. [ 16] Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử dụng internet tăng nhanh nhất hằng năm Từ lạ lẫm đến quen thuộc, phát triển rộng rãi với tốc độ nhanh và phổ biến rộng rãi Internet đang góp phần thay đổi cuộc sống người Việt nói chung và phương thức làm việc, giải trí của giới trẻ Việt Nam nói riêng, đặc biệt là giới sinh viên.

Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới Đặc biệt, sự phát triển của Internet cũng thay đổi mạnh mẽ cách thức người dùng với sự bùng nổ của thị trường thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng). Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam đã có 72,1 triệu người dùng Internet, chiếm 73,2% dân số cả nước Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lành thổ khu vực châu Á [17] Sau 25 năm phát triển từ ngày chính thức kết nối mạng toàn cầu 19/11/1997, Internet Việt Nam đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội hiện nay và tương lai Internet sẽ tiếp tục, vươn lên bắt kịp và tạo ra những bước tiền mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục, y tế, giao thông trong những năm tới với cuộc cách mạng 4.0.

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày Internet được Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức vào ngày7/12/2022 tại Hà Nội, Thứ trường Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết: Bước vào năm phát triển thứ 25, Internet Việt Nam tiếp tục đặt ra cho chúng ta những thách thức và mục tiêu mới Đó là , Internet Việt Nam đến năm

2025 sẽ rộng hơn, nhanh hơn và an toàn hơn; mục tiêu: “đến năm 2025: Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến, dẫn đầu khu vực ASEAN; Năm 2030: Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp” Với quy mô dân số 98,56 triệu người (xếp thứ 12 trên thế giới, trong đó, tỷ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 70.0%), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet.[17] Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày [18]Điều này chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác nhau Để lọt vào top 10 các quốc gia có ti lệ người dùng tiếp cận Internet, Việt Nam cần đạt ít nhất 80.0% ti lệ dân số sử dụng Internet, tức khoảng 77.6 triệu người dùng Mục tiêu này là khả thi và với đà tăng trường như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mốc thành tích này trước năm 2030 Nếu mục tiêu này được thực hiện thì đây có lẽ là tín hiệu đáng mừng với sự phát triển người dùng Internet nói riêng cũng như sự thúc đầy phát triển công nghệ và đất nước nói chung trong tương lai Đầu năm 2023, lượng thời gian trung bình hàng ngày mà một người dùng bỏ ra để truy cập Internet trên thiết bị PC/Tablet không có gì khác biệt, đó là

6 giờ 23 phút, giảm 4% so với năm trước Trong khi đó, 3 giờ 32 phút là thời gian người dùng đầu tư "vi vu" online với thiết bị di động Thời gian dành cho social media là 2 giờ 32 phút / ngày Trong đó, theo Meta, Việt Nam có 66,2 triệu người sử dụng MXH Facebook vào đầu năm 2023 Như vậy, tần suất người dùng truy cập ở Việt Nam rất cao và người ta coi Internet như một "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong đời sống hiện đại Theo thống kê từ tháng 1 đến tháng 2/2023, tốc độ tải xuống của mạng di động ở Việt Nam giảm từ 40,82 Mbps xuống 36,45 Mbps, trong khi internet mạng bằn rộng cố định tăng từ 85,8 Mpbs lên 89,73 Mbps, mạng di động giảm 9 bậc xếp ở vị trí 52 toàn cầu.

THỰC TRẠNG NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Mô tả địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16/01/1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân Đây là trường Đại học có lịch sử ra đời và phát triển hơn 57 năm Từ năm

1990 đến nay Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa là trường Đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa là bộ phận hữu cơ cấu thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Là trường Đại học đầu ngành trong khối các trường Đại học về ngành báo chí – truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chỉ chú trọng công tác đào tạo, chất lượng giảng dạy mà cơ sở vật chất cũng là yếu tố luôn được Ban Giám đốc Học viện quan tâm, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về thiết bị dạy và học cho giảng viên và sinh viên trong trường Không chỉ được trang bị khu giảng đường đạt tiêu chuẩn quốc gia, trung tâm thư viện với hàng chục nghìn đầu sách chuyên ngành và nhiều tư liệu có giá trị Học viện còn có phòng truy cập Internet và 5 hệ thống wifi đảm bảo phục vụ nhu cầu tra cứu, học tập tại mọi địa điểm trong toàn Học viện.

Bên cạnh đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có hệ thống truyền thông nội bộ có tầm ảnh hưởng và có tính chuyên nghiệp cao, do sinh viên trực tiếp tham gia vận hành Đây cũng là những phương tiện để sinh viên chuyên ngành vào luyện, làm quen với các thao tác thực tế như: Sóng Trẻ (khoa Phát thanh - Truyền hình), website cjc.edu.vn và (khoa Báo chí) AJC Times (Đoàn Thanh niên) Đặc biệt, với việc hình thành fanpage Kinh 62 – trong thông tin chính thức của Ban Giám đốc, sử dụng Facebook nhan một kênh thông tin chính thức của minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong số ít những trường đại học công lập tại Việt Nam quan tâm đến giao tiếp đại chúng trên mạng xã hội.

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sinh viên 4 năm học (2020-2023) của các chuyên ngành thuộc khối lý luận và nghiệp vụ thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia đều cho từng năm.

Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả đã phát ra 200 bảng hỏi và đã cố gắng phong vấn để thu về được 200 bang dùng sử dụng cho quá trình phân tích và xử lý thông tin Mặc dù hầu hết sinh viên năm thứ 3 và năm cuối đang trong quá trình kiến tập và thực tập nghiệp vụ nhưng tác giả cũng đã cố gắng liên hệ và phong vẫn để có thể đạt được sự cân bằng về cơ cấu mẫu Cụ thể là phỏng vấn sinh viên mỗi năm 50 phiến

Về chuyên ngành học, nghiên cứu lựa chọn 8 lớp thuộc các chuyên ngành học ở cả hai khối lý luận và nghiệp vụ, mỗi lớp 25 mẫu khảo sản, đó là: lớp Chính trị phát triển K40, Báo phát thanh K40, Xã hội học K41, Báo truyền hình K41, Tư tưởng Hồ Chí Minh K42, Báo mạng điện tử K42, Quản lí hoạt động tư tưởng- văn hóa K43, Báo quay phim truyền hình K43.

Thực trạng nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

và Tuyên truyền hiện nay.

2.2.1 Thực trạng tiếp cận mạng xã hội Facebook

Internet và MXH ngày càng phổ biến trên thế giới Ở Việt Nam, MXH đã trở thành kênh rất quen thuộc và phổ biến đối với đông đảo thanh thiếu niên Nó đang dần trở thành “món ăn” hàng ngày không thể thiếu của nhiều sinh viên Vậy hiện nay có bao nhiêu sinh viên HVBC&TT đang sử dụng MXH Facebook? Đây là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu.

Tại HVBC&TT, theo số liệu khảo sát có tất cả 200 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn cho biết hiện nay đang sử dụng MXH Facebook, chiếm tỷ lệ 100% Tuy nhiên, xu hướng sử dụng MXH của sinh viên Việt Nam khác biệt so với thế giới. Trong khi trên thế giới các trang mạng như Linkedln, Printerest là những trang mạng có tỷ lệ sử dụng khá cao và tăng dần theo thời gian thì đối với sinh viện HVBC&TT đây lại là những trang MXH có tỷ lệ sử dụng thấp nhất.

Mạng xã hội Facebook đã trở thành phương tiện không thể nào thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống hàng ngày Theo kết quả điều tra 200 sinh viên tại HVBC&TT đã cho thấy đa số sinh viên bắt đầu sử dụng MXH Facebook khi đang cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ lần lượt là 43.6% , 36.1% Sinh viên bắt đầu sử dụng MXH Facebook trong khoảng thời gian này là khá sớm Đây là khoảng thời gian sinh viên đang ở độ tuổi tò mò, thích khám phá, thích tìm hiểu những cái mới lạ và giao lưu với bạn bè nên lúc này thích tiếp xúc với công nghệ và sự phát triển của Facebook đã thu hút sinh viên sử dụng vào độ tuổi này.

Biểu đồ 1: Thời điểm bắt đầu sử dụng Facebook của sinh viên (%)

Cũng theo số liệu ở bảng 2.1, có 5.9% sinh viên học đại học mới bắt đầu sử dụng Facebook và có 14.4% sinh viên cho biết lần đầu tiên họ sử dụng Facebook khi đang học tiểu học Tỷ lệ 14.4% đó cho thấy điều gì? Có thể số sinh viên bắt đầu sử dụng Facebook ở bậc tiểu học đã sử dụng thông tin cá nhân ảo hoặc thông tin cá nhân vừa thật vừa ảo để đăng ký tài khoản Facebook, cái ảo ở đây là ảo về độ tuổi vì Facebook yêu cầu người sử dụng phải từ 13 tuổi trở lên mới được tạo tài khoản trên Facebook Chính vì thế khi đang học tiểu học thì chưa đủ độ tuổi để sử dụng Facebook.

Phần lớn sinh viên HVBC&TT được khảo sát cho biết họ biết đến Facebook qua bạn bè là chủ yếu với tỷ lệ 67,3% , sau đó là qua gia đình chiếm tỷ lệ 30% và cuối cùng là tự tìm hiểu với tỷ lệ 2,7%.

2.2.2 Thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook

* Khoảng thời gian sinh viên sử dụng Facebook

Nhìn chung tỷ lệ sinh viên truy cập vào Facebook với thời gian trung bình 2- 4h/ngày và hơn 4h/ngày chiếm tỷ lệ cao hơn so với số còn lại Qua đây ta có thể thấy sinh viên rành thời gian khá nhiều cho việc sử dụng Facebook trong một ngày

Biểu đồ 2: Thời gian sinh viên sử dụng Facebook trung bình một ngày (%)

2.2.3 Phương tiện truy cập mạng xã hội Facebook

Biểu đồ 3: Phương tiện sinh viên sử dụng để truy cập Facebook (%)

Với sự phát triển của các loại điện thoại thông minh ( smartphone) và máy tính xách tay ( laptop), đa dạng về mẫu mã, giá thành lại không đắt như hiện nay, việc truy cập MXH nói chung và Facebook nói riêng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đối với sinh HVBC&TT được khảo sát thì 2 phương tiện chính để truy cập vào Facebook là smartphone và laptop cá nhân

2.2.4 Mục đích chính khi sử sụng Facebook

MXH Facebook có nhiều cách thức sử dụng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bên cạnh những mục đích như giải trí thì Facebook còn gắn liền với việc tương tác với bạn bè, cập nhật thông tin và phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Vậy đâu là mục đích chính khi sử dụng Facebook của sinh viên HVBC&TT ?

Biểu đồ 4: Mục đích chính khi sử dụng Facebook của sinh viên (%) Đối với vấn đề giải trí , khảo sát cho thấy có tới 80.7% sinh viên sử dụng Facebook với mục đích chính để giải trí như : xem phim, nghe nhạc,…; có 66.8% và 58.9% sinh viên dùng Facebook để tương tác với bạn bè và kết bạn nhằm mở rộng mối quan hệ của họ Cập nhật tin tức chiểm tỷ lệ 65.3% Đây cũng là những mục đích chính mà sinh viên sử dụng Facebook để cập nhật những thông tin thời sự xã hội, những xu hướng mới, những tin tức nóng hổi Như vậy, Facebook đã trở thành một công cụ quan trọng để sinh viên tiếp cận với những thông thay vì sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo giấy, báo mạng, báo phát thanh.

Học hỏi cũng là một trong những mục đích chính khi sinh viên sử sụng Facebook MXH Facebook cũng có vai trò trong việc phục vụ vấn đề học tập của sinh viên như tạo các nhóm chia sẻ tài liệu, thảo luận các vấn dề trong học tập….Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 59.4% sinh viên sử dụng MXH Facebook với mục đích chính là học hỏi Bên cạnh đó, có một bộ phận sinh viên sử dụng Facebook cho mục đích là giết thời gian.

Chương 2 đã phân tích và làm rõ thực trạng nhu cầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên HVBC&TT hiện nay.

Tất cả sinh viên HVBC&TT tham gia trả lời phỏng vấn đều có sử dụng MXH Facebook Điều đó cho thấy MXH Facebook đã trở thành một phương tiện không thể thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống hàng ngày.

Nhu cầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên với bốn mục đích chủ yếu, đó là: giải trí, kết bạn và tương tác với bạn bè, cập nhật tin tức và để học hỏi. Đa số các bạn sinh viên có đánh giá tích cực về ảnh hưởng của Facebook đối với nhiều khía cạnh như học tập, mối quan hệ với thầy cô , bạn bè, giải trí.

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

3.1 Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Tác động của mục đích, thời gian đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên

Việc sử dụng mạng xã hội ở nước ta ngày càng phổ biến Theo báo cáo thống kê các số liệu tổng quan của Digital Việt Nam thì việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của người dân nước ta đạt được những con số khá ấn tượng Về lượng người dùng Internet ở Việt Nam, có 72,1 triệu người dùng Internet tại Việt Nam ( số liệu tháng 09 năm 2022) Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6//2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số Mạng xã hội) cho thấy tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là hơn 77 triệu người, chiếm hơn 75% dân số toàn quốc[21] Ngoài các tính năng như nhắn tin, thoại thì hiện nay người dùng đã có thể kinh doanh/mua bán online, đặt phòng khách sạn, gọi xe, chơi game hay thanh toán hóa đơn Nhờ những tính năng ưu việt dành cho người dùng với giá trị giải trí cao, mạng xã hội này đã dần trở nên phổ biến hơn và con số người dùng vẫn chưa ngừng tăng lên Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, mạng xã hội facebook đang ảnh hưởng rất lớn, cả tích cực và tiêu cực đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia facebook của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người facebook cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn trong công việc và cuộc sống Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ tình cảm, niềm vui, nỗi buồn… với cộng đồng và người thân thông qua mạng xã hội Số lượng tài khoản Facebook không ngừng tăng lên và nhiều bạn sinh viên từ lâu đã có nó trở thành một phần tất yếu của cuộc sống

Những tác động tích cực facebook đã giúp người dân nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước Tuy nhiên,như con dao hai lưỡi, facebook có mặt tích cực và tiêu cực của nó Nếu biết sử dụng và khai thác đúng, nó sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho cá nhân người sử dụng, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Ngược lại, đó sẽ là mối hiểm họa tiềm ẩn và gây nhiều phiền lụy cho các cá nhân, tổ chức và trên bình diện lớn hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển, phải đối mặt với nhiều vấn đề từ an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông chưa hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng bảo mật dễ bị xâm nhập, mặt bằng chung về trình độ dân trí chưa cao thì càng dễ bị “gây nhiễu” bởi những thông tin giả và bịa đặt,…

Tại học viện báo chí và tuyên truyền, theo một cuộc phỏng vấn 50 sinh viên khoa phát thanh truyền hình thì cả 50 sinh viên đều đang có tài khoản facebook và 94% số đó truy cập thường xuyên với tần suất 4-5 tiếng một ngày vào các mục đích khác nhau như giải trí , tương tác với bạn bè Nhưng không phải lúc nào thói quen này cũng tích cực mà đôi khi nó gây ra những vấn đề đáng chú ý như sau:

+ Vi phạm pháp luật khi sử dụng facebook:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 33 3.1 Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Một số khuyến nghị

3.2.1 Nhà trường cần tăng cường các hoạt động, hội thảo tuyên truyền về các sử dụng facebook hiệu quả và hợp lý.

Một là, tuyên truyền về những tác động tiêu cực, những nội dung xấu, độc hại mà các thế lực thù địch muốn lan truyền để gây nhiễu loạn lập trường, tư tưởng của sinh viên Trang bị cho sinh viên kiến thức về những thông tin xấu đó để tránh vi phạm pháp luật không đáng có.

Hai là, tăng cường các hội thảo, talkshow về cách sử dụng facebook vào công việc và giải trí hiệu quả nhất Tránh lãng phí quá nhiều thời gian vào các nội dung gây nghiện trên facebook mà làm giảm đi hiệu quả trong công việc.

Ba là, giáo dục cho sinh viên về văn hóa ứng xử trên mạng facebook nói riêng và không gian mạng nói chung nhằm tạo nên sự văn minh trong cộng đồng và để lại cái nhìn tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

3.2.2 Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường trong việc định hướng và nâng cao nhận thức người dùng facebook.

Trước hết, trong gia đình, cha mẹ cần phải có sự hiểu biết nhất định về facebook, biết sử dụng facebook để phục vụ cho công việc, giải trí lành mạnh, là tấm gương tốt cho thế hệ trẻ học tập và noi theo, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp, có sự yêu thương, chia sẻ với gia đình và trách nhiệm với xã hội.Cha mẹ giáo dục kỹ năng sống, nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm soát bản thân, rèn luyện thói quen tốt như chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ Gia đình cần phải quan tâm, nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nhất là người trẻ về tác dụng, tác hại của facebook; giới hạn thời gian và định hướng cho người trẻ khi họ bắt đầu biết đến facebook Thứ hai, nhà trường, các cơ sở giáo dục cần hướng dẫn cách khai thác thông tin tích cực để chủ động tham gia, phục vụ học tập, nghiên cứu chuyên môn hiệu quả Hướng dẫn cách chọn lọc thông tin hữu ích và tránh xa những thông tin độc hại Giáo dục cách ứng xử văn minh trên mạng, kiểm soát hành vi, lời nói và đảm bảo những thông tin mà mình đăng trên mạng không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cá nhân hay tổ chức nào, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức.

3.2.3 Mỗi sinh viên cần tự nâng cao ý thức để dùng mạng xã hội thông minh và hiệu quả hơn.

Mỗi người dân nói chung và nhất là đối với giới trẻ, trong đó có sinh viên, nhất là sinh viên của một ngôi trường Đảng như Học viện báo chí và tuyên truyền cần tự nâng cao ý thức để dùng mạng xã hội thông minh và hiệu quả hơn Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng mạng xã hội là điều hết sức cần thiết và quan trọng Để khai thác tốt mạng xã hội, hạn chế những tác động tiêu cực, người dùng cần trang bị những vốn hiểu biết cơ bản như: Hiểu biết các tính năng của các loại mạng xã hội; các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội; trang bị cho bản thân vốn hiểu biết xã hội, tri thức nền nhất định khi tham gia vào không gian mạng.Người dùng cần ý thức trách nhiệm hơn khi đăng tải, like, share những hình ảnh,thông tin, hướng tới những điều tốt đẹp hoặc những tin không làm ảnh hưởng đến người khác, không vi phạm pháp luật, định hướng mỗi ngày là 01 tin tốt Người dùng cần nhận biết và dự đoán trước phần nào rủi ro, nguy cơ gặp phải trên môi trường mạng; có thái độ tích cực đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các các thế lực thù địch, phản động trên các mạng xã hội, chung tay góp phần giữ vững chế độ và xây dựng đất nước.

Với số liệu thu được từ quá trình khảo sát sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đề tài "Nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay" đã thu được một số kết quả sau đây:

- Về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook:

Tất cá sinh viên HVBC&TT tham gia trả lời phòng vấn đều có sử dụng MXH Facebook Hầu hết sinh viên bắt đầu sử dụng Facebook khi đang học cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở Sinh viên khi tạo tài khoản trên Facebook đa số đều sử dụng thông tin cá nhân thật.

Về số lượng bạn bè của sinh viên trên Facebook: sinh viên có số lượng bạn bè trên Facebook nhiều Bạn bè ở đây bao gồm tất cá mọi người có trong danh sách bạn bè trên trang Facebook cá nhân: có thể là thầy cô gia đình, người thân, bạn bè, những người quen biết và thậm chí có cả những người hoàn toàn xa lạ.

Việc sử dụng Internet và Facebook không tốn quá nhiều chi phí, trung bình mỗi tháng sinh viên chi cho việc sử dụng Internet và MXH Facebook chưa đến 100 nghìn đồng.

Sinh viên hầu hết truy cập MXH Facebook tại nhà/phòng trọ/ký túc xá vào khoảng thời gian mọi thời trong ngày và điện thoại di động thông minh (smartphone) là thiết bị được sinh viên sử dụng phổ biến nhất để truy cập Facebook Tỷ lệ sinh viên truy cập vào Facebook với thời gian trung bình dưới 2h/ngày và trên 2h-4h/ngày trong những ngày thường có tỷ lệ cao hơn so với ngày nghi, còn ngày nghỉ thì thời gian sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày cao hơn, đó là các khoảng thời gian trên 4h-6h, trên 6h-8h và trên 8h.

- Về nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau: giải trí, học tập, tương tác với bạn bè,

Nhu cầu sử dụng Facebook để giải trí và tương tác với bạn bè chiếm đa số: Các bạn sinh viên xem các video ngắn trên facebook, có thể chơi các game vì Facebook rất nhiều tính năng Có một số bạn cong ngồi lướt Facebook xem những video giải trí cả ngày mà không chán, dẫn đen nghiện MXH.

Nhu cầu sử dụng Facebook trong học tập của sinh viên là đa số:

Tất cả các bạn sinh viên đều tham gia group lớp và điều đáng lưu ý ở đây là trong group các lớp đều không có giáo viên chủ nhiệm, thầy/cô giáo cố vấn học tập của lớp cùng như các giảng viên đang giảng dạy lớp Tài liệu, đề cương các môn học là thông tin được đăng nhiều nhất trong group lớp và đây cũng là thông tin mà sinh viên quan tâm nhất Tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu câu của giảng viên và tìm kiêm thông tin, tài liệu cho học tập là hai nhu cầu mà sinh viên thực hiện với tân suất nhiều hơn so với các nhu cầu học tập khác. Đa số sinh viên biết đến fanpage của khoa mình đang học và của trường đồng thời có theo dõi fanpage đó trên Facebook O fanpage của khoa thì thông tin về học tập được đăng nhiều thứ ba Còn đối với fanpage của Học viện thì thông tin về học tập và định hướng nghê nghiệp, cq hội việc làm lại chưa được ưu tiên nhiều Sinh viên rất quan tâm đến việc học ngoại ngữ nên chú yếu "like" , theo dõi các fanpage về học ngoại ngừ (tiếng anh, tiếng trung ) trên Facebook đê theo dõi thông tin, tài liệu học tập.

Sinh viên có nhu cầu tham gia nhiều vào nhóm học tập mà đa số có bạn cùng lớp, tỳ lệ bạn cùng lớp là thành viên trong nhóm học tập trên Facebook chiếm cao nhất Đặc biệt có sự xuất hiện của thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong nhóm học tập mà sinh viên tham gia trên Facebook, tuy nhiên tỷ lệ này là chưa nhiều.

Sinh viên chủ yếu tham gia vào các nhóm học tập trên Facebook với nhu cầu tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập từ những người khác đăng lên nhóm chứ bản thân sinh viên chưa có sự chủ động nhiều trong việc chia sẻ thông tin/tài liệu học tập trong các nhóm học tập mà sinh viên tham gia trên Facebook Khi muốn trao đổi, thảo luận các vấn đề trong học tập thì phần lớn các bạn sinh viên sẽ phụ thuộc vào mục đích học tập mà lựa chọn nhóm học tập để chia sẽ, trao đồi và thảo luận.Sinh viên có nhu cầu tìm kiếm thông tin, tài liệu cho học tập và thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên trong các nhóm học tập khác trên Facebook nhiều hơn là trong group lớp.

Khi muốn tìm kiếm thông tin/tài liệu cho học tập, sinh viên chủ yếu chủ động tìm kiếm trên Google, sau đó là chủ động tìm kiếm trên Facebook (ở các fanpage, bảng tin hay trong các nhóm học tập) Đa số các bạn sinh viên đã từng tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập trên Facebook có đánh giá tốt về thời gian nhận được thông tin/tài liệu đó, tính thiết thực, tính đa dạng của thông tin/tài liệu, trong đó tiết kiệm chi phí được cho là yếu tố tốt nhất khi tìm kiếm thông tin, tài liệu trên Facebook.

Ngày đăng: 25/07/2024, 15:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Từ điển Xã hội học Oxford(2012). NXB Chính trị Quốc gia Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Xã hội học Oxford("2012). NXB Chính trị Quốc gia
Tác giả: Từ điển Xã hội học Oxford
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia"Tài liệu nước ngoài
Năm: 2012
1. Bùi Hương Giang, Ngô Minh Hường (2008), Tìm hiểu ngôn ngữ trên mạng xã hội Facebook, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. .Phạm Minh Hạc (2003), Một số công trình Tâm lý học, NXB Giáo dục Khác
3. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên (2016), Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
4. Lệ Hữu Thảo, Trần Văn Nam, 2007. Từ điến Hán - Việt. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 268 Khác
5. Quốc hội nước cộng hòà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Giáo dục Đại học. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Khác
6. .Đỗ Long (2007), Những nghiên cứu Tâm lý học, NXB Chính trị Quốc gia Khác
7. Vũ Như Quỳnh (2017), khoa luận tốt nghiệp, Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay Khác
8. Nguyễn Quý Thanh (2011), Internet - Sinh viên - Lối sống một nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiêu mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
10. Brad Sago (2013), Factors influencing Social Media Adoption and Frequency of Use: An Examination of Facebook, Twitter, Pinterest and Google+. International Journal of Business and Commerce (Vol.3, No.1), pg. 1-14 Khác
11. Evgeny Morozov (2012), The Net Delusion: The Dark Side of •Internet Freedon, Publisher PublicAffairs, Reprint edition (Februlary 28, 2012) Khác
12. John Manuel C.Asilo, Justine Angeli P.Manlapig và Jerremiah Josh R.Rementilla (2009-2010), The Influence of Social Networking Sites to the Interpersonal Relationships of the students of Rogationist College Khác
13. Nicole B. Ellison and Danah M.Boyd (2007), Social Network Sites:Definition, History, and Scholarship. Journal of Computer-Mediated Communication (No. 13), pg. 210 - 230 Khác
14. Petter Bae Brandtzaeg (2012), Social Networking Sites: Their Users and Social Implications - A Longitudinal Study, Journa of Computer – Mediated Communication, Vol. 17, Issue 4, pg. 467 - 488, Junly 2012.Tài liệu Internet Khác
1. Bạn hiện đang theo học lớp nào?*K40 - Chính trị phát triển K40 - Báo Phát thanh K41 - Xã hội học K41 - Báo truyền hình K42 - Báo mạng điện tử K42 - Tư tưởng Hồ Chí MinhK43 - Quản lí hoạt động tư tưởng - văn hoá K43 - Quay phim truyền hình Khác
3. Bạn bắt đầu tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook vào khoảng thời gian nào?*Tiểu học Cấp THCS Cấp THPT Đại học Mục khác Khác
4. Bạn biết mạng xã hội Facebook thông qua ai?*Tự tìm hiểu Bạn bè Gia đình Đồng nghiệp Mục khác Khác
5. Bạn thường sử dụng Facebook bằng phương tiện nào?*Điện thoại LaptopMáy tính để bàn Máy tính bảng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng xếp hạng website được truy cập hàng đầu Việt Nam[20] - Nhu cầu sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay
Bảng 1 Bảng xếp hạng website được truy cập hàng đầu Việt Nam[20] (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w