Thực trạng nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

và Tuyên truyền hiện nay.

2.2.1. Thực trạng tiếp cận mạng xã hội Facebook

Internet và MXH ngày càng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, MXH đã trở thành kênh rất quen thuộc và phổ biến đối với đông đảo thanh thiếu niên. Nó đang dần trở thành “món ăn” hàng ngày không thể thiếu của nhiều sinh viên. Vậy hiện nay có bao nhiêu sinh viên HVBC&TT đang sử dụng MXH Facebook? Đây là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu.

Tại HVBC&TT, theo số liệu khảo sát có tất cả 200 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn cho biết hiện nay đang sử dụng MXH Facebook, chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng MXH của sinh viên Việt Nam khác biệt so với thế giới. Trong khi trên thế giới các trang mạng như Linkedln, Printerest là những trang mạng có tỷ lệ sử dụng khá cao và tăng dần theo thời gian thì đối với sinh viện HVBC&TT đây lại là những trang MXH có tỷ lệ sử dụng thấp nhất.

Mạng xã hội Facebook đã trở thành phương tiện không thể nào thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống hàng ngày. Theo kết quả điều tra 200 sinh viên tại HVBC&TT đã cho thấy đa số sinh viên bắt đầu sử dụng MXH Facebook khi đang cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ lần lượt là 43.6% , 36.1%. Sinh viên bắt đầu sử dụng MXH Facebook trong khoảng thời gian này là khá sớm. Đây là khoảng thời gian sinh viên đang ở độ tuổi tò mò, thích khám phá, thích tìm hiểu những cái mới lạ và giao lưu với bạn bè nên lúc này thích tiếp xúc với công nghệ và sự phát triển của Facebook đã thu hút sinh viên sử dụng vào độ tuổi này.

Biểu đồ 1: Thời điểm bắt đầu sử dụng Facebook của sinh viên (%)

Cũng theo số liệu ở bảng 2.1, có 5.9% sinh viên học đại học mới bắt đầu sử dụng Facebook và có 14.4% sinh viên cho biết lần đầu tiên họ sử dụng Facebook khi đang học tiểu học. Tỷ lệ 14.4% đó cho thấy điều gì? Có thể số sinh viên bắt đầu sử dụng Facebook ở bậc tiểu học đã sử dụng thông tin cá nhân ảo hoặc thông tin cá nhân vừa thật vừa ảo để đăng ký tài khoản Facebook, cái ảo ở đây là ảo về

độ tuổi vì Facebook yêu cầu người sử dụng phải từ 13 tuổi trở lên mới được tạo tài khoản trên Facebook. Chính vì thế khi đang học tiểu học thì chưa đủ độ tuổi để sử dụng Facebook.

Phần lớn sinh viên HVBC&TT được khảo sát cho biết họ biết đến Facebook qua bạn bè là chủ yếu với tỷ lệ 67,3% , sau đó là qua gia đình chiếm tỷ lệ 30% và cuối cùng là tự tìm hiểu với tỷ lệ 2,7%.

2.2.2. Thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook

* Khoảng thời gian sinh viên sử dụng Facebook

Nhìn chung tỷ lệ sinh viên truy cập vào Facebook với thời gian trung bình 2- 4h/ngày và hơn 4h/ngày chiếm tỷ lệ cao hơn so với số còn lại. Qua đây ta có thể thấy sinh viên rành thời gian khá nhiều cho việc sử dụng Facebook trong một ngày

Biểu đồ 2: Thời gian sinh viên sử dụng Facebook trung bình một ngày (%)

2.2.3. Phương tiện truy cập mạng xã hội Facebook

Biểu đồ 3: Phương tiện sinh viên sử dụng để truy cập Facebook (%)

Với sự phát triển của các loại điện thoại thông minh ( smartphone) và máy tính xách tay ( laptop), đa dạng về mẫu mã, giá thành lại không đắt như hiện nay, việc truy cập MXH nói chung và Facebook nói riêng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đối với sinh HVBC&TT được khảo sát thì 2 phương tiện chính để truy cập vào Facebook là smartphone và laptop cá nhân.

2.2.4. Mục đích chính khi sử sụng Facebook

MXH Facebook có nhiều cách thức sử dụng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bên cạnh những mục đích như giải trí thì Facebook còn gắn liền với việc tương tác với bạn bè, cập nhật thông tin và phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Vậy đâu là mục đích chính khi sử dụng Facebook của sinh viên HVBC&TT ?

Biểu đồ 4: Mục đích chính khi sử dụng Facebook của sinh viên (%)

Đối với vấn đề giải trí , khảo sát cho thấy có tới 80.7% sinh viên sử dụng Facebook với mục đích chính để giải trí như : xem phim, nghe nhạc,…; có 66.8%

và 58.9% sinh viên dùng Facebook để tương tác với bạn bè và kết bạn nhằm mở rộng mối quan hệ của họ. Cập nhật tin tức chiểm tỷ lệ 65.3%. Đây cũng là những mục đích chính mà sinh viên sử dụng Facebook để cập nhật những thông tin thời

sự xã hội, những xu hướng mới, những tin tức nóng hổi. Như vậy, Facebook đã trở thành một công cụ quan trọng để sinh viên tiếp cận với những thông thay vì sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo giấy, báo mạng, báo phát thanh.

Học hỏi cũng là một trong những mục đích chính khi sinh viên sử sụng Facebook. MXH Facebook cũng có vai trò trong việc phục vụ vấn đề học tập của sinh viên như tạo các nhóm chia sẻ tài liệu, thảo luận các vấn dề trong học tập….Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 59.4% sinh viên sử dụng MXH Facebook với mục đích chính là học hỏi. Bên cạnh đó, có một bộ phận sinh viên sử dụng Facebook cho mục đích là giết thời gian.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã phân tích và làm rõ thực trạng nhu cầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên HVBC&TT hiện nay.

Tất cả sinh viên HVBC&TT tham gia trả lời phỏng vấn đều có sử dụng MXH Facebook. Điều đó cho thấy MXH Facebook đã trở thành một phương tiện không thể thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống hàng ngày.

Nhu cầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên với bốn mục đích chủ yếu,

đó là: giải trí, kết bạn và tương tác với bạn bè, cập nhật tin tức và để học hỏi.

Đa số các bạn sinh viên có đánh giá tích cực về ảnh hưởng của Facebook đối với nhiều khía cạnh như học tập, mối quan hệ với thầy cô , bạn bè, giải trí.

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

3.1. Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Tác động của mục đích, thời gian đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên

Việc sử dụng mạng xã hội ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo báo cáo thống

kê các số liệu tổng quan của Digital Việt Nam thì việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của người dân nước ta đạt được những con số khá ấn tượng . Về lượng người dùng Internet ở Việt Nam, có 72,1 triệu người dùng Internet tại Việt Nam ( số liệu tháng 09 năm 2022). Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6//2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số Mạng xã hội) cho thấy tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là hơn 77 triệu người, chiếm hơn 75% dân số toàn quốc[21] Ngoài các tính năng như nhắn tin, thoại thì hiện nay người dùng đã có thể kinh doanh/mua bán online, đặt phòng khách sạn, gọi xe, chơi game hay thanh toán hóa đơn. Nhờ những tính năng ưu việt dành cho người dùng với giá trị giải trí cao, mạng xã hội này đã dần trở nên phổ biến hơn và con số người dùng vẫn chưa ngừng tăng lên. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, mạng xã hội facebook đang ảnh hưởng rất lớn, cả tích cực và tiêu cực đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia facebook của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. facebook cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn trong công việc và cuộc sống. Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ tình cảm, niềm vui, nỗi buồn… với cộng đồng và người thân thông qua mạng xã hội. Số lượng tài khoản Facebook không ngừng tăng lên và nhiều bạn sinh viên từ lâu đã có nó trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.

Những tác động tích cực facebook đã giúp người dân nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước. Tuy nhiên, như con dao hai lưỡi, facebook có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Nếu biết sử dụng và khai thác đúng, nó sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho cá nhân người sử dụng, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Ngược lại, đó sẽ là mối hiểm họa tiềm ẩn và gây nhiều phiền lụy cho các cá nhân, tổ chức và trên bình diện lớn hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển, phải đối mặt với nhiều vấn đề từ an sinh xã hội, phát triển kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông chưa hoàn chỉnh, có nhiều

lỗ hổng bảo mật dễ bị xâm nhập, mặt bằng chung về trình độ dân trí chưa cao thì càng dễ bị “gây nhiễu” bởi những thông tin giả và bịa đặt,…

Tại học viện báo chí và tuyên truyền, theo một cuộc phỏng vấn 50 sinh viên khoa phát thanh truyền hình thì cả 50 sinh viên đều đang có tài khoản facebook và 94% số đó truy cập thường xuyên với tần suất 4-5 tiếng một ngày vào các mục đích khác nhau như giải trí , tương tác với bạn bè.... Nhưng không phải lúc nào thói quen này cũng tích cực mà đôi khi nó gây ra những vấn đề đáng chú ý như sau:

+ Vi phạm pháp luật khi sử dụng facebook:

Vì thiếu kiến thức về pháp luật, thiếu nhận thức về văn hóa mà đôi khi người dùng facebook vi phạm pháp luật về bản quyền, về an ninh mạng, về các thông tin mang tính bí mật quốc gia. Chia sẻ những thông tin kích động phản động của các thế lực thù địch.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng:

Tiếp xúc với các thiết bị thông minh trong khi truy cập facebook quá lâu có thể gây ra các về đề về thị lực như cận thị, loạn thị, viễn thị.. Chưa kể việc ngồi quá lâu trong một thời gian dài với một tư thế có thể gây ra các vấn đề về xương khớp như cong vẹo cột sống, mỏi khớp… Không chỉ vậy, việc lạm dụng facebook đôi khi khiến người dùng cảm thấy cô đơn, lạc long trong thế giới ảo. Với trường hợp ngược lại, nếu bị quan tâm quá cũng dễ cảm thấy bị soi mói, thậm chí có thể dẫn đến bệnh về tâm thần, tâm lý nếu chẳng may là nạn nhân của làn sóng chỉ trích, nói xấu... Với số lượng nhiều “bạn bè” trên mạng thì để tìm người thực sự chân thành với mình rất khó. Việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin, trong đó sẽ có nhiều nguồn chưa xác thực, chưa được kiểm chứng khiến người tiếp cận thông tin

có thể dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng.

+ Giảm hiệu quả các công việc thường ngày.

Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều cũng ảnh hưởng đến công việc. Hiện nay, như chúng ta đã biết, thời gian được xem là “vàng”. Tuy nhiên, chúng ta lại đầu tư quá nhiều thời gian vào mạng xã hội mà ít chú tâm đến công việc của mình, làm cho hiệu quả công việc ngày càng có chiều hướng đi xuống. Chúng ta ngày càng bị lôi cuốn, chìm đắm vào mạng xã hội mà quên đi những công việc hằng ngày phải làm, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu suất công việc.

+ Khi quá lạm dụng Facebook sẽ ảnh hưởng đến quan hệ gia đình, bạn bè bên ngoài đời thật

Ngoài những mặt tích cực thì việc lạm dụng mạng xã hội đang gây lãng phí thời gian của nhiều người, nhất là thời gian dành cho gia đình, người thân. Đây là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại vì mạng xã hội ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ trong gia đình. Thay vì có thời gian rảnh để trò chuyện, vui chơi hay chia sẻ với nhau giữa các thành viên trong gia đình thì nhiều người chọn cách lên mạng xã hội để đốt cháy thời gian của mình. Có người dành thời gian lên mạng xã hội (Facebook, TikTok,…) từ 01 giờ đến 03 giờ và có khi cả ngày. Có thể thấy, mạng xã hội đang dần dần lấy mất đi sự yêu thương và sự gắn bó với nhau trong gia đình, người thân, có những lúc vui, buồn đều lên mạng xã hội để bày tỏ, chôn mình và đắm chìm vào một thể giới ảo. Không có mạng xã hội, cuộc sống

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)