CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 14 1.1. Hệ thống các khái niệm
1.3. Bối cảnh xã hội và sự phát triển của Internet, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Những quy định của Nhà nước về việc quản lý, cung cấp và sử dụng Internet
Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phù về quản lý. cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã quy định chi tiết việc quần lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện từ trên mạng, bảo đàm an toàn thông tin và an ninh thông tin, quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Nghị định đã thể hiện quan điểm của Nhà nước và nêu rõ định hướng phát triển của Nhà nước đối với việc sử dụng Internet như sau: Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xà hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm
và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khuyến khích phát triên các nội dung, ứng dụng tiếng việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đây mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet. Đồng thời phát triển hạ tầng Internet băng rộng và ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hường đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Cần bảo đảm chi những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền đến người sử dụng Internet tại Việt Nam. Khuyến khích sử dụng rộng rài tên miền quốc gia Việt Nam "vn" và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình
đằng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều tớc quốc tế mà nước ta là thành viên [19].
Bên cạnh đó, Quốc hội đà thông qua Luật an ninh mạng vào ngày 12/06/2018 và luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Theo đó:
- Những hành vi bị nghiêm cấm là:
+ Sử dụng không gian mạng để tô chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, hun luyện người chống Nhà nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới và chung tộc.
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Thông tin sai sự thật gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân.
+ Tô chức các hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người. Đăng tài thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác.
+ Các thông tin phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xà hội, sức khỏe cộng đồng. Thực hiện xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
- Những thông tin vi phạm luật an ninh mạng, đó là: Thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông tin có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rồi trật tự công cộng.
- Xử lý hành vi xâm phạm luật an ninh mạng:
+ Đối với chủ quản hệ thống thông tin: Có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn. Đồng thời gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm khi có. Yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ
an ninh mạng.
+ Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông
tin: Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm.
+ Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền: Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet. Sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến. Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật.
1.3.2. Sự phát triển Internet ở Việt Nam hiện nay
Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu. [ 16] Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử dụng internet tăng nhanh nhất hằng năm . Từ lạ lẫm đến quen thuộc, phát triển rộng rãi với tốc độ nhanh và phổ biến rộng rãi. Internet đang góp phần thay đổi cuộc sống người Việt nói chung và phương thức làm việc, giải trí của giới trẻ Việt Nam nói riêng, đặc biệt là giới sinh viên.
Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với
xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang. Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của Internet cũng thay đổi mạnh mẽ cách thức người dùng với sự bùng nổ của thị trường thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng). Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam đã có 72,1 triệu người dùng Internet, chiếm 73,2% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lành thổ khu vực châu Á [17]. Sau 25 năm phát triển từ ngày chính thức kết nối mạng toàn cầu 19/11/1997, Internet Việt Nam đã tác động đến mọi mặt đời sống
xã hội hiện nay và tương lai. Internet sẽ tiếp tục, vươn lên bắt kịp và tạo ra những bước tiền mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục, y tế, giao thông.... trong những năm tới với cuộc cách mạng 4.0.
Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày Internet được Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức vào ngày 7/12/2022 tại Hà Nội, Thứ trường Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long
cho biết: Bước vào năm phát triển thứ 25, Internet Việt Nam tiếp tục đặt ra cho chúng ta những thách thức và mục tiêu mới. Đó là , Internet Việt Nam đến năm
2025 sẽ rộng hơn, nhanh hơn và an toàn hơn; mục tiêu: “đến năm 2025: Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến, dẫn đầu khu vực ASEAN; Năm 2030: Mạng
di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp”. Với quy mô dân số 98,56 triệu người (xếp thứ 12 trên thế giới, trong đó, tỷ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 70.0%), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet.[17] Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. [18]Điều này chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác nhau .
Để lọt vào top 10 các quốc gia có ti lệ người dùng tiếp cận Internet, Việt Nam cần đạt ít nhất 80.0% ti lệ dân số sử dụng Internet, tức khoảng 77.6 triệu người dùng. Mục tiêu này là khả thi và với đà tăng trường như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mốc thành tích này trước năm 2030. Nếu mục tiêu này được thực hiện thì đây có lẽ là tín hiệu đáng mừng với sự phát triển người dùng Internet nói riêng cũng như sự thúc đầy phát triển công nghệ và đất nước nói chung trong tương lai. Đầu năm 2023, lượng thời gian trung bình hàng ngày mà một người dùng bỏ ra để truy cập Internet trên thiết bị PC/Tablet không có gì khác biệt, đó là
6 giờ 23 phút, giảm 4% so với năm trước. Trong khi đó, 3 giờ 32 phút là thời gian người dùng đầu tư "vi vu" online với thiết bị di động. Thời gian dành cho social media là 2 giờ 32 phút / ngày. Trong đó, theo Meta, Việt Nam có 66,2 triệu người
sử dụng MXH Facebook vào đầu năm 2023. Như vậy, tần suất người dùng truy cập
ở Việt Nam rất cao và người ta coi Internet như một "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Theo thống kê từ tháng 1 đến tháng 2/2023, tốc độ tải xuống của mạng di động ở Việt Nam giảm từ 40,82 Mbps xuống 36,45 Mbps, trong khi internet mạng bằn rộng cố định tăng từ 85,8 Mpbs lên 89,73 Mbps, mạng
di động giảm 9 bậc xếp ở vị trí 52 toàn cầu.
Similar Web là website nổi tiếng nhất hiện nay trong việc xếp hạng và đánh giá các website trên thế giới. Theo thống kê của website này cũng cho thấy sự ưu chuộng cũng như sở thích người dùng tại Việt Nam.
Theo SimilarWeb, người dùng Việt Nam vẫn truy cập trang tìm kiếm Google.com.vn nhiều nhất, sau đó vị trí thứ 2 là Youtube.com, tiếp đến Facebook
ở vị trí thứ 3. Có thể thấy, 3 vị trí dẫn đầu đều là các website nước ngoài, thuộc sở hữu của các tập đoàn công nghệ lớn ở Hoa Kỳ. Trang báo người Việt VnExpress ở
vị trí thứ 4 và cũng là trang tiếng Việt được truy cập nhiều nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ được dự báo sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa các quy trình kinh doanh, tăng cường khả năng kết nối qua các thiết bị di động và tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và cơ hội, cuộc cách mạng này cũng đang đặt ra cho Việt Nam những hiểm họa khôn lường vê an ninh mạng, an ninh thông tin , đặc biệt trong bối cảnh mà các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Internet nói chung giúp con người được thòa mãn về thông tin, về sự hiểu biết thế giới, đưa con người đến gần nhau hơn, bình đẳng hơn trên phương diện tiếp cận thông tin; góp phần tạo lập cộng đồng, thúc đầy hoạt động của các tổ chức
Bảng 1: Bảng xếp hạng website được truy cập hàng đầu Việt Nam[20]
xã hội, nâng cao năng lực sản xuất và thương mại, tạo ra nhiều hơn của cải vật chất trong xã hội, nâng cao đời sống người dân.
2.1.3. Sự phát triển của mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
Nói đến sự phát triển của Internet và truyền thông đa phương tiện thì không thể bỏ qua sự phát triển và ảnh hưởng của mạng xã hội. Mạng xã hội là mô hình truyền thông mới nhất trong quá trình phát triển xã hội, làm đơn giản hóa các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau. Với những chức năng
đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, mạng xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa của một
bộ phận giới trẻ ngày nay. Mạng xã hội hiện đang rất phổ biến và quen thuộc với các bạn trẻ. Việc sử dụng Internet và mạng xã hội như một công cụ liên lạc thường xuyên đang dần phát triển và lan rộng, đặc biệt là đối với nhóm học sinh, sinh viên. Nhóm tuổi này có tần suất chia sẻ, trò chuyện trực tuyến cao nhất, các nhóm lớn tuổi hơn ít dựa vào hình thức liên lạc này. Theo khảo sát đầu năm 2023, 5 nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất Việt Nam gồm có: Facebook (91.6%), Zalo (90.1%), TikTok (77.5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55.4%). Trong đó, 34.4% người dùng mạng xã hội nói rằng Facebook là nền tảng yêu thích nhất của mình, trong khi đó, tỷ lệ này là 21.3% đối với Zalo và 20.3% với Tiktok. [20].
Đối tượng mà các bạn trẻ hiện nay có thể kết nối, nói chuyện và tạo mối quan hệ mạng lưới được trong không gian của Internet, đặc biệt mạng xã hội là rất
đa dạng. Vì sự rộng mở trong việc kết bạn nên số lượng những người có giao tiếp trong mạng lưới của một cá nhân thường rất nhiều và họ lại có thể thường xuyên chia sẻ bạn bè, những mối quan hệ quen biết giữa các mạng lưới cá nhân với nhau tạo ra sự giao tiếp và độ rộng không hạn chế của các mạng lưới. Điều này được thể hiện rất rõ ràng đối với nhóm đối tượng là sinh viên và học sinh.
Tóm lại, mạng xã hội hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh và được sử dụng là một trong những công cụ rất hữu dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là đối với giới trẻ Việt Nam nói riêng. Mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế song mạng xã hội vẫn là một kênh cung cấp thông tin nhanh nhạy, phong phú, đầy đủ,
cập nhật và cũng là nơi sinh viên giao lưu và thiết lập các mối quan hệ một cách thoải mái, không giới hạn. Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tiếp cận, tìm hiểu và phân tích một số khái niệm liên quan đến
đề tài, đó là khái niệm nhu cầu, mạng xã hội, mạng xã hội Facebook, sinh viên và các lý thuyết áp dụng trực tiếp cho đề tài nghiên cứu, đồng thời cũng đưa ra bối cảnh xã hội và sự phát triển Internet, mạng xã hội ở Việt Nam. Các nội dung của chương 1 là nền tảng cho toàn bộ quá trình tiến hành nghiên cứu và phân tích.