Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay (Trang 36 - 44)

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI NHU CẦU SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 33 3.1. Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

3.2. Một số khuyến nghị

3.2.1. Nhà trường cần tăng cường các hoạt động, hội thảo tuyên truyền về các

sử dụng facebook hiệu quả và hợp lý.

Một là, tuyên truyền về những tác động tiêu cực, những nội dung xấu, độc hại

mà các thế lực thù địch muốn lan truyền để gây nhiễu loạn lập trường, tư tưởng của sinh viên. Trang bị cho sinh viên kiến thức về những thông tin xấu đó để tránh vi phạm pháp luật không đáng có.

Hai là, tăng cường các hội thảo, talkshow về cách sử dụng facebook vào công việc và giải trí hiệu quả nhất. Tránh lãng phí quá nhiều thời gian vào các nội dung gây nghiện trên facebook mà làm giảm đi hiệu quả trong công việc.

Ba là, giáo dục cho sinh viên về văn hóa ứng xử trên mạng facebook nói riêng và không gian mạng nói chung nhằm tạo nên sự văn minh trong cộng đồng

và để lại cái nhìn tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

3.2.2. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường trong việc định hướng và nâng cao nhận thức người dùng facebook.

Trước hết, trong gia đình, cha mẹ cần phải có sự hiểu biết nhất định về

facebook, biết sử dụng facebook để phục vụ cho công việc, giải trí lành mạnh, là tấm gương tốt cho thế hệ trẻ học tập và noi theo, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp, có sự yêu thương, chia sẻ với gia đình và trách nhiệm với xã hội. Cha mẹ giáo dục kỹ năng sống, nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm soát bản thân, rèn luyện thói quen tốt như chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ. Gia đình cần phải quan tâm, nhắc nhở các thành viên trong gia đình, nhất là người trẻ về tác dụng, tác

hại của facebook; giới hạn thời gian và định hướng cho người trẻ khi họ bắt đầu biết đến facebook. Thứ hai, nhà trường, các cơ sở giáo dục cần hướng dẫn cách khai thác thông tin tích cực để chủ động tham gia, phục vụ học tập, nghiên cứu chuyên môn hiệu quả. Hướng dẫn cách chọn lọc thông tin hữu ích và tránh xa những thông tin độc hại. Giáo dục cách ứng xử văn minh trên mạng, kiểm soát hành vi, lời nói và đảm bảo những thông tin mà mình đăng trên mạng không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cá nhân hay tổ chức nào, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức.

3.2.3. Mỗi sinh viên cần tự nâng cao ý thức để dùng mạng xã hội thông minh

và hiệu quả hơn.

Mỗi người dân nói chung và nhất là đối với giới trẻ, trong đó có sinh viên,

nhất là sinh viên của một ngôi trường Đảng như Học viện báo chí và tuyên truyền cần tự nâng cao ý thức để dùng mạng xã hội thông minh và hiệu quả hơn. Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng mạng xã hội là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Để khai thác tốt mạng xã hội, hạn chế những tác động tiêu cực, người dùng cần trang bị những vốn hiểu biết cơ bản như: Hiểu biết các tính năng của các loại mạng xã hội; các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội; trang bị cho bản thân vốn hiểu biết xã hội, tri thức nền nhất định khi tham gia vào không gian mạng. Người dùng cần ý thức trách nhiệm hơn khi đăng tải, like, share những hình ảnh, thông tin, hướng tới những điều tốt đẹp hoặc những tin không làm ảnh hưởng đến người khác, không vi phạm pháp luật, định hướng mỗi ngày là 01 tin tốt. Người dùng cần nhận biết và dự đoán trước phần nào rủi ro, nguy cơ gặp phải trên môi trường mạng; có thái độ tích cực đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các các thế lực thù địch, phản động trên các mạng xã hội, chung tay góp phần giữ vững chế độ và xây dựng đất nước.

KẾT LUẬN

Với số liệu thu được từ quá trình khảo sát sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đề tài "Nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook trong học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay" đã thu được một số kết quả sau đây:

- Về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook:

Tất cá sinh viên HVBC&TT tham gia trả lời phòng vấn đều có sử dụng MXH Facebook. Hầu hết sinh viên bắt đầu sử dụng Facebook khi đang học cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở. Sinh viên khi tạo tài khoản trên Facebook

đa số đều sử dụng thông tin cá nhân thật.

Về số lượng bạn bè của sinh viên trên Facebook: sinh viên có số lượng bạn

bè trên Facebook nhiều. Bạn bè ở đây bao gồm tất cá mọi người có trong danh sách bạn bè trên trang Facebook cá nhân: có thể là thầy cô. gia đình, người thân, bạn bè, những người quen biết và thậm chí có cả những người hoàn toàn xa lạ.

Việc sử dụng Internet và Facebook không tốn quá nhiều chi phí, trung bình mỗi tháng sinh viên chi cho việc sử dụng Internet và MXH Facebook chưa đến 100 nghìn đồng.

Sinh viên hầu hết truy cập MXH Facebook tại nhà/phòng trọ/ký túc xá vào khoảng thời gian mọi thời trong ngày và điện thoại di động thông minh (smartphone) là thiết bị được sinh viên sử dụng phổ biến nhất để truy cập Facebook. Tỷ lệ sinh viên truy cập vào Facebook với thời gian trung bình dưới 2h/ngày và trên 2h-4h/ngày trong những ngày thường có tỷ lệ cao hơn so với ngày nghi, còn ngày nghỉ thì thời gian sử dụng Facebook trung bình mỗi ngày cao hơn,

đó là các khoảng thời gian trên 4h-6h, trên 6h-8h và trên 8h.

- Về nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook với nhiều mục đích khác nhau: giải trí, học tập, tương tác với bạn bè,....

Nhu cầu sử dụng Facebook để giải trí và tương tác với bạn bè chiếm đa số: Các bạn sinh viên xem các video ngắn trên facebook, có thể chơi các game

vì Facebook rất nhiều tính năng. Có một số bạn cong ngồi lướt Facebook xem những video giải trí cả ngày mà không chán, dẫn đen nghiện MXH.

Nhu cầu sử dụng Facebook trong học tập của sinh viên là đa số:

Tất cả các bạn sinh viên đều tham gia group lớp và điều đáng lưu ý ở đây là trong group các lớp đều không có giáo viên chủ nhiệm, thầy/cô giáo cố vấn học tập của lớp cùng như các giảng viên đang giảng dạy lớp. Tài liệu, đề cương các môn học là thông tin được đăng nhiều nhất trong group lớp và đây cũng là thông tin mà sinh viên quan tâm nhất. Tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu câu của giảng viên và tìm kiêm thông tin, tài liệu cho học tập là hai nhu cầu mà sinh viên thực hiện với tân suất nhiều hơn so với các nhu cầu học tập khác.

Đa số sinh viên biết đến fanpage của khoa mình đang học và của trường đồng thời có theo dõi fanpage đó trên Facebook. O fanpage của khoa thì thông tin

về học tập được đăng nhiều thứ ba. Còn đối với fanpage của Học viện thì thông tin

về học tập và định hướng nghê nghiệp, cq hội việc làm lại chưa được ưu tiên nhiều. Sinh viên rất quan tâm đến việc học ngoại ngữ nên chú yếu "like" , theo dõi các fanpage về học ngoại ngừ (tiếng anh, tiếng trung....) trên Facebook đê theo dõi thông tin, tài liệu học tập.

Sinh viên có nhu cầu tham gia nhiều vào nhóm học tập mà đa số có bạn cùng lớp, tỳ lệ bạn cùng lớp là thành viên trong nhóm học tập trên Facebook chiếm cao nhất. Đặc biệt có sự xuất hiện của thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong nhóm học tập mà sinh viên tham gia trên Facebook, tuy nhiên tỷ lệ này là chưa nhiều.

Sinh viên chủ yếu tham gia vào các nhóm học tập trên Facebook với nhu cầu tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập từ những người khác đăng lên nhóm chứ bản thân sinh viên chưa có sự chủ động nhiều trong việc chia sẻ thông tin/tài liệu học tập trong các nhóm học tập mà sinh viên tham gia trên Facebook. Khi muốn trao đổi, thảo luận các vấn đề trong học tập thì phần lớn các bạn sinh viên sẽ phụ thuộc vào mục đích học tập mà lựa chọn nhóm học tập để chia sẽ, trao đồi và thảo luận. Sinh viên có nhu cầu tìm kiếm thông tin, tài liệu cho học tập và thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên trong các nhóm học tập khác trên Facebook nhiều hơn là trong group lớp.

Khi muốn tìm kiếm thông tin/tài liệu cho học tập, sinh viên chủ yếu chủ động tìm kiếm trên Google, sau đó là chủ động tìm kiếm trên Facebook (ở các fanpage, bảng tin hay trong các nhóm học tập). Đa số các bạn sinh viên đã từng tìm kiếm thông tin/tài liệu học tập trên Facebook có đánh giá tốt về thời gian nhận được thông tin/tài liệu đó, tính thiết thực, tính đa dạng của thông tin/tài liệu, trong

đó tiết kiệm chi phí được cho là yếu tố tốt nhất khi tìm kiếm thông tin, tài liệu trên Facebook.

Có rất nhiều sinh viên HVBC&TT sử dụng MXH Facebook trong học tập vì

đa số sinh viên có đánh giá tích cực về ảnh hưởng của Facebook đối với nhiều khía cạnh như học tập, mỗi quan hệ với thầy cô, mỗi quan hệ với nhà trường và mối quan hệ với bạn bè. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, sử dụng quá nhiều MXH, hay Facebook thì cũng dẫn đến vấn đề về sức khỏe, tâm lý. Đặc biệt khi các bạn sử dụng quá nhiều vào ban đêm, hay thức khuya chỉ để sử dụng MXH sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn cả việc học.

Có thể nói, MXH Facebook đã trờ thành một phương tiện không thể thiếu đối với các bạn sinh viên trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tất

cà những giả thuyết mà tác già đưa ra đã được chứng minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Hương Giang, Ngô Minh Hường (2008), Tìm hiểu ngôn ngữ trên mạng xã hội Facebook, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. .Phạm Minh Hạc (2003), Một số công trình Tâm lý học, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên (2016), Tác động của mạng

xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Lệ Hữu Thảo, Trần Văn Nam, 2007. Từ điến Hán - Việt. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 268.

5. Quốc hội nước cộng hòà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Giáo dục Đại học. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

6. .Đỗ Long (2007), Những nghiên cứu Tâm lý học, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Vũ Như Quỳnh (2017), khoa luận tốt nghiệp, Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

8. Nguyễn Quý Thanh (2011), Internet - Sinh viên - Lối sống một nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiêu mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Từ điển Xã hội học Oxford(2012). NXB Chính trị Quốc gia

Tài liệu nước ngoài

10. Brad Sago (2013), Factors influencing Social Media Adoption and Frequency of Use: An Examination of Facebook, Twitter, Pinterest and Google+. International Journal of Business and Commerce (Vol.3, No.1), pg. 1-14.

11. Evgeny Morozov (2012), The Net Delusion: The Dark Side of •Internet Freedon, Publisher PublicAffairs, Reprint edition (Februlary 28, 2012).

12. John Manuel C.Asilo, Justine Angeli P.Manlapig và Jerremiah Josh R.Rementilla (2009-2010), The Influence of Social Networking Sites to the Interpersonal Relationships of the students of Rogationist College.

13. Nicole B. Ellison and Danah M.Boyd (2007), Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship. Journal of Computer-Mediated Communication (No. 13), pg. 210 - 230.

14. Petter Bae Brandtzaeg (2012), Social Networking Sites: Their Users and Social Implications - A Longitudinal Study, Journa of Computer – Mediated Communication, Vol. 17, Issue 4, pg. 467 - 488, Junly 2012.

Tài liệu Internet

15. https://blog-xtraffic.pep.vn/facebook-la-gi/ ( truy cập 26/10/2023)

16. https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB

%87t_Nam ( truy cập 26/10/2023)

17. .https://vtv.vn/cong-nghe/internet-day-2022-nguoi-dung-internet-viet- nam-dat-hon-70-dan-so-sau-25-nam-2022120411142802.htm ( truy cập ngày 26/10/2023)

18. .https://plo.vn/gan-90-tre-em-viet-nam-truy-cap-va-su-dung-internet- post719782.html#:~:text=N%C4%83m%202022%2C

%2072%2C1%20tri%E1%BB%87u,x%C3%A3%20h%E1%BB%99i

%20h%C6%A1n%202%20gi%E1%BB%9D. ( ngày 26/10/2023)

19. .https://luatvietnam.vn/dan-su/mang-xa-hoi-la-gi-568-90780-

article.html#:~:text=M%E1%BA%A1ng%20x%C3%A3%20h%E1%BB

%99i%20(social%20network,thanh%2C%20h%C3%ACnh

%20%E1%BA%A3nh%20v%C3%A0%20c%C3%A1c ( truy cập ngày 26/10/2023)

20. . http://tuvandoanhnghiep.travinh.gov.vn/vietnam-digital-report-2023/ ( truy cập ngày 26/10/2023)

21. https://napoleoncat.com/stats/social-media-users-in-viet_nam/2022/ ( truy cập ngày 27/10/2023)

BẢNG KHẢO SÁT

1. Bạn hiện đang theo học lớp nào?*

K40 - Chính trị phát triển

K40 - Báo Phát thanh

K41 - Xã hội học

K41 - Báo truyền hình

K42 - Báo mạng điện tử

K42 - Tư tưởng Hồ Chí Minh

K43 - Quản lí hoạt động tư tưởng - văn hoá

K43 - Quay phim truyền hình

2. Giới tính?*

Nam

Nữ

3. Bạn bắt đầu tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook vào khoảng thời gian nào?*

Tiểu học

Cấp THCS

Cấp THPT

Đại học

Mục khác:

4. Bạn biết mạng xã hội Facebook thông qua ai?*

Tự tìm hiểu

Bạn bè

Gia đình

Đồng nghiệp

Mục khác:

5. Bạn thường sử dụng Facebook bằng phương tiện nào?*

Điện thoại

Laptop

Máy tính để bàn

Máy tính bảng

6. Trung bình một ngày bạn sử dụng Facebook bao nhiêu phút?*

5-35'

35-60'

60'-120'

120'-240'

Hơn 240’

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)