GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ thực tiễn Đại dịch Covid 19 đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của rất nhiều ngành nghề Một trong số những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể tới ngành du lịch và hàng không Tuy nhiên, giai đoạn khủng hoảng này cũng mang lại bộ mặt mới cho một số ngành, bao gồm ngành TMĐT và thanh toán số
Theo báo cáo WorldPay từ FIS dự đoán, năm 2024, tiền mặt sẽ chiếm dưới 10% thanh toán tại cửa hàng ở Mỹ và 13% thanh toán trên toàn thế giới, trong khi ví điện từ sẽ chiếm 1/3 thanh toán tại các cửa hàng trên toàn cầu Báo cáo cũng cho biết: “Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu trong việc sử dụng ví điện tử tại các điểm bán hàng với khoảng 40% thanh toán tại cửa hàng ở khu vực đó đã được thực hiện thông qua thanh toán không tiếp xúc.”
Tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, so với cùng kỳ năm 2020, quý III năm 2021, giao dịch qua internet tăng 55,9% về số lượng, với 156,2 triệu món và 28,4% về giá trị, với 8,1 triệu tỷ đồng Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị Ghi nhận từ các trang TMĐT, Shopee cho biết, người dùng ngày càng sử dụng phương pháp thanh toán ví điện tử nhiều hơn để chi trả cho hoạt động mua hàng Năm 2019, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo đã công bố nghiên cứu về “Nhận định về hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam” Kết quả cho thấy Momo, Moca và ZaloPay là ba ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất tại hai thành phố chính là Hà Nội và Hồ Chí Minh Đồng thời ba ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử Trong đó, Momo là ví điện tử có mặt sớm nhất tại Việt Nam Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch HĐQT, đồng Tổng giám đốc Ví MoMo, năm 2021, MoMo có thêm 11 triệu khách hàng đăng ký sử dụng mới và hàng chục ngàn doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái của MoMo Hơn nữa, trong đại dịch nhưng số lượng người dùng đăng ký ví điện tử MoMo đạt 23 triệu, tăng gần 2 lần so với 2019
Chứng tỏ rằng, ví điện tử đang trở thành một phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, hiện nay, các công ty công nghệ kinh doanh ví điện tử vẫn đang trong quá trình “đốt tiền”, đẩy mạnh khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng Cụ thể, khách hàng sẽ chỉ thanh toán 70-80% giá trị đơn hàng cho lần đầu sử dụng Momo khi mua hàng trên các trang TMĐT, thanh toán tiền điện nước, … Vậy câu hỏi đặt ra, nếu không có những khuyến mãi này nữa, khách hàng vẫn có tiếp tục sử dụng Momo không? Có cách nào để nâng cao chất lượng dịch vụ, định vị thương hiệu và đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu thực sự về dài hạn để thu hút người dùng, đặc biệt là ở sinh viên – những người ưa thích công nghệ, có khả năng nhạy bén, nắm bắt nhanh nhưng lại chưa có khả năng chi trả những số tiền lớn không?
Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu
Hiện nay, MoMo đang là ví điện tử nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà trường, sinh viên, bậc phụ huynh tại TP HCM Cụ thể, ngày 25/9/2020, MoMo bắt đầu cung cấp dịch vụ đóng học trực tuyến với sinh viên của hai trường Đại học Luật TP HCM, Đại học Kinh tế TP HCM và nhận được tương đối nhiều phản hồi tích cực Bên cạnh đó, đại dịch Covid
- 19 đã khiến tình trạng đóng học phí của học sinh tại các trường trên địa bàn TP HCM trở nên khó khăn hơn Việc đóng học qua tài khoản ngân hàng là chưa khả thi vì còn rất nhiều hộ gia đình không sử dụng tài khoản ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử Vì vậy, việc thanh toán điện tử không cần qua thẻ ngân hàng đã giúp MoMo là một trong những đối tác được tham gia ngay từ ngày đầu của đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học" do Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai Theo đó, MoMo hiện là kênh thanh toán chính thức của Thẻ học đường SSC và Phần mềm Ưu Việt Tính đến tháng hết 3/2021, 739 trường trong dự án Thẻ học đường SSC, 29 trường thuộc hệ thống phần mềm Ưu Việt, 4 trường liên kết với Thẻ VinaID và 2 trường liên kết với Edulink đã có thể đóng học phí trực tiếp ngay trên ứng dụng Ví MoMo Bên cạnh đó, MoMo cũng đã thành công triển khai luồng thanh toán trên ứng dụng YSchool với gần 900 trường học được liên kết Như vậy, trong tương lai, MoMo hoàn toàn có thể mở rộng mô hình tới các trường đại học, trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và toàn quốc
Tuy nhiên, khi tìm kiếm, phân loại và tham khảo những tài liệu, nghiên cứu trước đó về ví điện tử MoMo, nhóm tác giả nhận thấy rằng, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu về ý định sử dụng ví điện tử MoMo với đối tượng là các sinh viên trên địa bàn thành phố Hà
Nội Do đó, nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên” là cần thiết Nghiên cứu sẽ giúp sinh viên đánh giá được sự cần thiết của ví điện tử; giúp nhà quản trị hiểu hơn về hành vi sinh viên và từ đó xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm nâng cao ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên.
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ahmad Daragmeh, Judit Sasgi, Zoltán Zéman (2021) được thu thập từ 1080 học viên tại ba trường đại học ở Hungary đã sử dụng ví điện tử trong đại dịch COVID-19 Nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng ví điện tử bao gồm: (1) Việc chấp nhận ví điện tử, (2) Cảm nhận dễ sử dụng, (3) Tính hữu ích, (4) Sự hài lòng, (5) Thái độ của người tiêu dùng Nghiên cứu phát hiện ra rằng, dịch bệnh COVID-19 thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Nguyên nhân đưa ra là: “Sử dụng ví điện tử tạo điều kiện cho sự xa cách xã hội và do đó giúp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19” Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình HBM, lý thuyết TCT, mô hình SEM để cho thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng ví điện tử là tính hữu ích của ví điện tử Do đó, theo nhóm tác giả, nghiên cứu có ý nghĩa trong ngắn hạn và dài hạn Họ đưa ra khuyến nghị đối với các ngân hàng rằng: “Banks should develop further strategies that encourage consumer loyalty regarding E-wallets by reassuring customers that these financial services achieve the value and benefits that they expect, resulting in self-efficacy.” (Tạm dịch: Các ngân hàng nên phát triển các chiến lược hơn nữa nhằm khuyến khích lòng trung thành của người tiêu dùng với ví điện tử bằng cách trấn an khách hàng rằng, các dịch vụ tài chính này đạt được giá trị và lợi ích mà họ mong đợi, mang lại hiệu quả cho bản thân họ.”)
Bằng cách sử dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (The Theory of Planing – TBP) làm cơ sở cơ bản, nghiên cứu của Hiram Tinga, Yusman Yacob, Lona Liew, Wee Ming Lau (2015) nhằm mục đích điều tra tác động của (1) thái độ, (2) chuẩn mực chủ quan và
(3) kiểm soát hành vi nhận thức đối với ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động giữa người Malaysia và người Trung Quốc ở Malaysia Phương pháp tiếp cận định lượng bằng phiếu điều tra dựa trên bảng câu hỏi với 450 phiếu, được phân phối khắp đất nước Malaysia với 311 phiếu hợp lệ Ngoài phân tích mô tả, hồi quy tuyến tính nhiều lần, kiểm định mẫu độc lập cũng được sử dụng để thực hiện các kiểm tra về sự liên kết và sự khác biệt Từ đó, nhóm tác giả nhận thấy (1) thái độ, (2) chuẩn mực chủ quan và (3) kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng tích cực bởi các yếu tố niềm tin tương ứng của họ và chúng cũng có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động Tuy nhiên, (2) chuẩn mực chủ quan và nhận thức an toàn được phát hiện có sự khác biệt đáng kể giữa người Malaysia và Trung Quốc Do đó, ý định của hai dân tộc cũng khác nhau Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu điều gì góp phần vào ý định của người dùng đối với hệ thống thanh toán di động ở các thị trường đang phát triển Đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết những gì được chia sẻ và những gì không được chia sẻ ở các quốc gia đa sắc tộc và văn hóa như Malaysia Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra giải pháp chi tiết về hoạt động truyền thông và tiếp thị hiệu quả của hệ thống thanh toán di động Ấn Độ đang cố gắng chuyển từ nền kinh tế sử dụng tiền mặt sang nền kinh tế không dùng tiền mặt bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, cụ thể là ví điện tử và tiền kỹ thuật số Một số lượng lớn các công ty tại đây đã tung ra dịch vụ ví điện tử Theo đó, mọi người cũng nhanh chóng làm quen và sử dụng ví điện Mặt khác, có rất nhiều người dùng tại Ấn Độ liên tục chuyển đổi giữa các ví điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau
Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử cần phải hiểu rằng, các yếu tố chất lượng ảnh hưởng đến ý định liên tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, có khá ít nhà nghiên cứu tập trung vào yếu tố chất lượng (chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và chất lượng dịch vụ) - một yếu tố quan trọng trong ý định sử dụng ví điện tử
Nhằm lấp đầy khoảng trống này, Susmi Routray, Reema Khurana, Ruchi Payal, Rakesh Gupta (2019) đã đề xuất một mô hình nghiên cứu tích hợp hai khái niệm “chấp nhận công nghệ” và “chất lượng” Dữ liệu được thu thập từ người dùng ví điện tử ở Ấn Độ Sau khi khảo sát qua 500 bảng câu hỏi, nhóm tác giả nhận được 250 phiếu hợp lệ và cho ra kết quả:
(1) Chất lượng thông tin của ví điện tử ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hữu ích được cảm nhận Tuy nhiên không tìm thấy tác động đáng kể của (2) chất lượng hệ thống và (3) chất lượng dịch vụ đối với mức độ hữu ích cảm nhận Nghiên cứu cho thấy (2) chất lượng hệ thống và (3) chất lượng dịch vụ của ví điện tử ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức bảo mật Mức độ hữu ích cảm nhận và nhận thức bảo mật được nhận thấy có tác động đáng kể đến ý định sử dụng liên tục của những người dùng ví điện tử Từ đó, nghiên cứu đề ra khuyến nghị với các nhà phát triển công nghệ, các nhà quản lý và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động cần tập trung vào các khía cạnh chất lượng của công nghệ Đây là một trong số ít các nghiên cứu phân tích các khía cạnh chất lượng của ví điện tử như một thiết bị công nghệ
Ví di động đang trở thành một sản phẩm tài chính sáng tạo trên toàn cầu và đang nhanh chóng mở rộng sang các nước đang phát triển Tại Myanma, tác giả Phyo Min Tun (2020) đã nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính di động (MFSP) Nghiên cứu thực nghiệm này đề xuất một mô hình nghiên cứu toàn diện theo cách tổng hợp bao gồm: (1) nhận thức hữu ích, (2) niềm tin, (3) sự hài lòng của người dùng, (4) ảnh hưởng xã hội, (5) chất lượng và (6) điều kiện thuận lợi
Nghiên cứu định lượng và mô hình (SEM) được áp dụng để phân tích dữ liệu và hình thành kết quả Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 234 người dùng ví di động tiềm năng ở Myanmar Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố về (2) niềm tin và (1) nhận thức hữu ích đang ảnh hưởng đáng kể đến hành vi có ý định sử dụng ví điện thoại di động ở Myanmar Trong đó, (2) niềm tin là yếu tố quan trọng nhất trong việc dự đoán ý định sử dụng ví điện tử Nhưng (5) chất lượng dịch vụ, (3) sự hài lòng của người dùng, (6) điều kiện thuận lợi và
(4) ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng không đáng kể về mặt thống kê Từ đó, tác giả cho rằng, các MFSP nên xây dựng mức độ nhận thức về niềm tin, quyền riêng tư và bảo mật trong ví điện tử để có thêm người dùng thường xuyên Hơn nữa, các MFSP cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển ví điện tử rộng rãi tới người dùng Theo tác giả, có thể kết luận rằng, người dùng tiềm năng có thể không biết về ví điện tử Do đó, các MFSP phải đề ra các chiến lược phù hợp cho thị trường ví điện tử bằng cách tăng cường và cải thiện tính năng của ví điện tử
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trong Nhan Phan, Truc Vi Ho, Phuong Viet Le Hoang
(2020) được lấy từ 200 người dùng Internet từ 18 đến 25 tuổi, nghiên cứu dựa theo phương pháp nghiên cứu định tính để hình thành mô hình sau đó nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và Mô hình
(SEM) để kiểm tra mô hình nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố: (1) Bảo mật và riêng tư, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Hữu ích mong đợi và (4) Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử, trong đó nhân tố (4) Ảnh hưởng xã hội tác động đáng kể đến hành vi sử dụng ví điện tử trong thanh toán
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyen Duy Khang, Yuan Cheng Kang (2020) được khảo sát từ 536 người với 5 câu hỏi về nhân khẩu học và 23 câu hỏi cho các biến trong mô hình nhóm tác giả đề xuất Hạn chế của nghiên cứu là chỉ thu thập dữ liệu trong thời gian ngắn trong năm 2020 và thực hiện với các cá nhân sống tại TP HCM nên khả năng tổng thể của nghiên cứu chưa cao
Nghiên cứu của tác giả Trần Nhật Tân (2019) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sáu chuyên gia và phương pháp định lượng với 210 mẫu thông qua bảng câu hỏi Từ đó, tác giả xác định được các nhân tố bao gồm: (1) Hữu ích mong đợi,
(2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng xã hội, (4) Điều kiện thuận lợi, (5) Động lực hưởng thụ, (6) Giá trị cảm nhận, (7) Sự tin tưởng và (8) Thói quen ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab Ngoài ra, thông qua Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng (UTAUT–2), nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab là (3) Ảnh hưởng xã hội
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Linh Phương (2013) được thu thập từ các cá nhân có hiểu biết về ví điện tử và đang sinh sống tại TP HCM Sử dụng Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT và bổ sung thêm 4 nhân tố để xem xét mối tương quan và mức độ tác động chỉ ra rằng các nhân tố: (1) Hữu ích mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng xã hội, (4) Điều kiện thuận lợi, (5) Tin cậy cảm nhận, (6) Chi phí cảm nhận, (7) Hỗ trợ Chính phủ, (8) Cộng đồng người dùng và (9) Ý định sử dụng ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Sau khi sử dụng thống kê mô tả về mẫu, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp Enter, kiểm định TT-test và one-way ANOVA, tác giả thu được 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử đó là (1) Hữu ích mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng xã hội, (5) Tin cậy cảm nhận, (6) Chi phí cảm nhận, (7) Hỗ trợ Chính phủ, (8) Cộng đồng người dùng và (9) Ý định sử dụng Theo đó, yếu tố (5) Tin cậy cảm nhận tác động nhiều nhất và (4) Điều kiện thuận lợi không tác động tới ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên
- Đưa ra các hàm ý quản trị và thúc đẩy ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên đồng thời giúp các nhà quản trị xây dựng chiến lược một cách hiệu quả.
Phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Đề tài giới hạn điều tra đối với sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Do hạn chế về khả năng tiếp cận sinh viên giữa nhiều trường, nhóm tác giả giới hạn điều tra sinh viên của 15 trường đại học trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 1,
Học viện Ngoại giao, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội
Nội dung nghiên cứu: Đề tài giới hạn ở các biến số chính, bao gồm: Hữu ích mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, tin cậy cảm nhận, điều kiện thuận lợi, hỗ trợ chính phủ
Thời gian nghiên cứu: Từ 13/11/2021 đến 27/2/2022
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương Nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Đây là chương đầu tiên của bài nghiên cứu khoa học Nội dung của chương trình bày các nội dung tổng quan nghiên cứu bao gồm lý do lựa chọn đề tài, tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu đề tài nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Khái quát về ví điện tử và ví điện tử MoMo
2.1.1.1 Khái niệm ví điện tử
Theo Ngân hàng Nhà nước, dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 (Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt) Theo trang web vidientu.org, ví điện tử hiện là một dịch vụ được tích hợp trên các ứng dụng điện thoại hoặc website, mỗi loại ví điện tử đều có liên kết hoặc hợp tác với nhiều nhà cung cấp và ngân hàng khác nhau Ví điện tử cho phép bạn nạp tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn và thanh toán khi mua sản phẩm/dịch vụ thay cho tiền mặt
Thông thường có hai loại ví điện tử phổ biến:
- Ví điện tử cá nhân: Dùng để phục vụ việc mua sắm cá nhân, thanh toán trực tuyến trên website trực tuyến của doanh nghiệp có chấp nhận thanh toán qua ví điện tử
- Ví điện tử doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tham gia vào cộng đồng chấp nhận thanh toán qua ví điện tử sẽ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để truy cập vào một website nào đó của nhà cung cấp dịch vụ gọi là ví điện tử doanh nghiệp
2.1.2.2 Lợi ích của ví điện tử
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT và quá trình hội nhập, giao thương quốc tế ngày càng sâu rộng trên toàn thế giới, ví điện tử được đánh giá là một phương thức thanh toán điện tử thông minh và sẽ là xu hướng thanh toán phổ biến trong tương lai Với các đặc điểm và chức năng của mình, các ví điện tử cho thấy dịch vụ này mang lại lợi ích của các chủ thể liên quan: Đối với nhà nước
- Thúc đẩy sự phát triển của TMĐT: Ví điện tử được đánh giá là công cụ thanh toán trực tuyến phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng tại Việt Nam Khắc phục được tâm lý lo ngại khi tiết lộ thông tin tài khoản thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng trên môi trường Internet của người tiêu dùng Khi thực hiện các giao dịch thanh toán, khách hàng chỉ cần khai báo thông tin tài khoản ví điện tử, các ví điện tử luôn cam kết đảm bảo cho người mua và người bán tránh được tình trạng lừa đảo khi tham giao dịch TMĐT Vì vậy ví điện tử được kỳ vọng sẽ là một công cụ thanh toán trực tuyến an toàn, tiện lợi giúp thị trường TMĐT của Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng
- Hạn chế tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế: Mặc dù doanh thu TMĐT ngày càng lớn tuy nhiên hầu hết các giao dịch đều được thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng Điều này đem lại khá nhiều rủi ro trong thanh toán, vận chuyển và đảm bảo an toàn từ phía người bán và người mua Do đó sự xuất hiện của ví điện tử được kỳ vọng sẽ giúp cho người tiêu dùng tin tưởng thực hiện thanh toán trực tuyến khi mua sắm trên các gian hàng, website TMĐT và người bán nhận được tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng Đồng thời, quá trình này sẽ góp phần làm giảm lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế
- Hạn chế nạn tiền giả: tiền lưu giữ trong tài khoản ví điện tử là tiền số hóa và có giá trị tương đương với tiền thật được chuyển vào tài khoản ngân hàng tương xứng Do đó cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế và hạn chế nạn in và sử dụng tiền giả Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh số bán hàng: Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và triển khai kênh bán hàng trực tuyến qua mạng Internet Các website tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến mang đến sự tiện lợi giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp yên tâm hơn khi giao dịch qua mạng Internet Từ đó giúp doanh nghiệp tăng gia tăng được doanh số bán hàng thông qua kênh TMĐT
- Tránh thất thoát vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong quá trình giao dịch, các giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện tự động và chính xác bằng máy tính điện tử Đối với người tiêu dùng
- Hạn chế tối đa thiệt hại do mất thông tin tài khoản tài chính: so với các phương thức thanh toán trực tuyến khác (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mobile banking, internet banking), khi bị kẻ gian lấy được thông tin chủ tài khoản thì mức thiệt hại tài chính đối với tài khoản ví điện tử là nhỏ nhất Vì các phương thức thanh toán khác đều liên kết với tài khoản ngân hàng mà trong đó thường có số lượng tiền lớn Còn ví điện tử chỉ chứa số tiền vừa phải do chủ tài khoản chỉ thực hiện một vài giao dịch nhất định
- Tránh bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến: người tiêu dùng sẽ được bảo vệ quyền lợi nhờ hình thức thanh toán tạm giữ Với phương thức này người mua khi trừ tiền sau khi thanh toán, ví điện tử sẽ tạm giữ số tiền đó và chỉ chuyển cho người bán khi người mua đã nhận được hàng hóa, dịch vụ đúng như mô tả và không có khiếu nại nào từ người mua Đối với các ngân hàng
Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước, khách hàng muốn đăng ký sử dụng ví điện tử thì yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng Việc kết nối của ngân hàng với ví điện tử sẽ mang lại những lợi ích:
- Tăng tính năng cho tài khoản ngân hàng, gia tăng các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhờ đó nâng cao khả năng giữ chân khách hàng trung thành nhờ có nhiều tiện ích thanh toán gắn với chi tiêu hàng ngày của họ
- Tăng lượng tài khoản thanh toán
- Gia tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác từ đó góp phần mở rộng và đẩy mạnh thương hiệu của ngân hàng
- Ngân hàng sẽ thu được khoản phí nhờ việc xử lý thanh toán dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền và rút tiền trên các tài khoản ví điện tử
2.1.2.1 Giới thiệu ví điện tử MoMo
MoMo là thương hiệu do Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến - M_Service thành lập và hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trên di động Công ty đã được ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ ví điện tử và dịch vụ chuyển tiền, thu hộ/chi hộ
MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ứng dụng ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform) Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt Nam Đặc biệt, MoMo sở hữu mạng lưới điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, cho phép hàng triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính
Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Lý thuyết hành vi dự kiến
Tác giả của lý thuyết TPB, Ajzen, cho rằng: “Nhận thức kiểm soát hành vi” có ảnh hưởng tới ý định của con người Theo đó thì “Ý định hành vi” của người dùng bị tác động bởi
“Thái độ”, “Chuẩn mực chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” Học thuyết TPB được mô hình hóa ở hình 2.1:
Hình 2.1: Mô hình Lý thuyết hành vi dự kiến TPB (Ajzen, 1991)
Trong đó, Nhận thức hành vi kiểm soát càng dễ dàng thì ý định sử dụng càng cao Và nếu kết hợp cùng với thái độ và chuẩn chủ quan thuận lợi thì họ có thể thực hiện ý định mỗi khi có cơ hội Đây là lý thuyết được sử dụng và trích dẫn rộng rãi nhất về lý thuyết hành vi Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, lý thuyết TPB vẫn gặp 1 số hạn chế Thứ nhất, lý thuyết bỏ qua nhu cầu của con người trước khi tham gia vào hành động nhất định Thứ hai, ngoài thái độ, chuẩn chủ quan, và nhận thức hành vi kiểm soát, ý định còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trên thực tế Cuối cùng, lý thuyết TPB tiên đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định, tuy nhiên mỗi cá nhân không phải đều hành xử như dự đoán bởi các tiêu chí
Suy rộng từ lý thuyết này, ta có thể thấy rằng, trước khi có thái độ tích cực, nhận được sự ủng hộ từ mọi người xung quanh thì cá nhân đó bị ảnh hưởng bởi việc nhận thức sự dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện các hoạt động trên ví điện tử Nếu cá nhân có thể nhận thức, kiểm soát hành vi một cách dễ dàng thì hành vi này sẽ mang đến cảm giác thỏa mãn,
Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Hành vi thực tế
Nhận thức hành vi kiểm soát dễ chịu cho cá nhân đó Họ sẽ có xu hướng tiếp nhận và dẫn tới ý định sử dụng ví điện tử trong tương lai
2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ
Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1989) đã phát triển mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) liên quan cụ thể hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin Mô hình được Davis xây dựng gồm 5 nhân tố và thừa nhận rằng nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng sẽ tác động đến thái độ sử dụng còn ý định sử dụng như một trung gian đối với hành vi thực tế
Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989)
Mô hình TAM được xem là mô hình đặc trưng để ứng dụng trong nghiên cứu việc sử dụng một hệ thống vì đây là mô hình đo lường và dự đoán việc sử dụng hệ thống thông tin Chính vì vậy, mô hình được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và được chứng minh về chất lượng và độ tin cậy Tuy nhiên, mô hình chỉ áp dụng cho một loại công nghệ ở một thời điểm nhất định, mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau Ngoài ra, mô hình cũng không phản ánh yếu tố ảnh hưởng từ môi trường và các ràng buộc
Suy rộng ra, với ý định sử dụng ví điện tử thì những biến bên ngoài tác động tới cá nhân sẽ làm gia tăng hoặc giảm xuống cảm nhận hữu ích và dễ sử dụng Đồng thời, khi cảm sự thuận tiện, đơn giản khi sử dụng ví điện tử, họ sẽ cảm thấy ý định sử dụng mang lại nhiều lợi ích hơn họ nghĩ, từ đó sẽ tạo cho họ một thái độ tích cực về việc sử dụng ví điện tử
Nhận thức sự hữu ích
Thái độ Ý định sử dụng
Nhận thức tính dễ sử dụng
2.2.3 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ
Venkatesh và cộng sự (2003) đã dựa trên 8 mô hình lý thuyết đã nghiên cứu trước đó (lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen (TRA), lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ của David và các cộng sự (TAM), tích hợp lý thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ (TPB-TAM) của Taylor và Todd, mô hình động lực thúc đẩy của Davis và các cộng sự (MM), mô hình sử dụng máy tính của Thompson và các cộng sự (MPCU), lý thuyết nhận thức xã hội của Compeau và Higgins (SCT) và lý thuyết sự phổ biến của đối mới của Rogers (DOI)) để xây dựng nên mô hình UTAUT Mô hình được phát triển nhằm cải thiện mô hình TAM với mục đích điều tra về ý định sử dụng hệ thống thông tin của khách hàng và hành vi liên tục của họ Tác giả cho rằng, Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi tác động tới Ý định hành vi và qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới Hành vi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ thực sự
Hình 2.3: Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003)
Là mô hình khá mới nhưng mô hình UTAUT lại giải thích hơn 70% các hành vi chấp nhận công nghệ, không giống như các hình thức mô hình khác chỉ giải thích 40% các hành vi chấp nhận công nghệ Tuy vậy, nhược điểm của mô hình UTAUT nằm ở mối quan hệ giữa ý định sử dụng và hành vi thực sự
Suy rộng ra, sự thuận tiện, dễ dàng, tác động tích cực từ những người xung quanh và cá nhân đó được đáp ứng đầy đủ điều kiện thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử ở mọi độ tuổi Tuy nhiên, về giới tính, việc được đáp ứng về điều kiện thuận lợi như thiết bị công nghệ không ảnh hưởng tới ý định sử dụng bởi với nữ giới bởi họ bị ảnh hưởng từ việc tự nguyện sử dụng nhờ tác động của những người xung quanh nhiều hơn là nam giới Kinh nghiệm cũng là một biến khá quan trọng, bởi kinh nghiệm sẽ giúp việc sử dụng ví điện tử trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn Bên cạnh đó, kinh nghiệm xuất phát từ thực tế, tức là họ đã từng sử dụng ví điện tử trước đó cũng sẽ trang bị cho sinh viên điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ hoặc tâm lý sẵn sàng sử dụng ví điện tử trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Bước 2: Tham khảo tài liệu liên quan sau đó đề xuất nghiên cứu
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu: xác định đối tượng, cỡ mẫu, phạm vi và mô hình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi
Bước 4: Thu thập dữ liệu và chuẩn bị thông tin bộ dữ liệu làm cơ sở phân tích
Bước 5: Phân tích dữ liệu, kiểm tra các giả thuyết và giải thích kết quả phân tích
Bước 6: Viết báo cáo kết luận nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài
(Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng)
Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu gồm 5 biến số cụ thể như sau (xem bảng 3.1):
- Hữu ích mong đợi được đo bằng 4 thang PE1, PE2, PE3, PE4
- Nỗ lực mong đợi được đo bằng 5 thang EE1, EE2, EE3, EE4, EE5
- Ảnh hưởng xã hội được đo bằng 5 thang SI1, SI2, SI3, SI4, SI5
Xác định vấn đề nghiên cứu Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đó Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo
Nghiên cứu định lượng (xây dựng bảng câu hỏi và lấy dữ liệu)
Kiểm định giả thuyết Kết quả nghiên cứu Kết luận và hàm ý quản trị
- Tin cậy cảm nhận được đo bằng 5 thang từ PCr1, PCr2, PCr3, PCr4, PCr5
- Điều kiện thuận lợi được đo bằng 5 thang từ FC1, FC2, FC3, FC4, FC5
- Hỗ trợ chính phủ được đo bằng 3 thang từ GS1, GS2, GS3
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu
Giả thuyết STT Ký hiệu Thang đo Nguồn
1 PE1 Ví MoMo có nhiều ưu đãi hấp dẫn
2 PE2 Ví MoMo giúp tôi tiết kiệm thời gian khi thanh toán
3 PE3 Ví MoMo giúp tôi quản lý, kiểm soát các giao dịch thanh toán dễ dàng và hiệu quả
Ví MoMo liên kết với nhiều trang TMĐT, ứng dụng, website giúp tôi thuận tiện trong việc thanh toán
1 EE1 Học cách sử dụng ví MoMo rất dễ dàng với tôi
(Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long, 2021)
2 EE2 Tài liệu hướng dẫn sử dụng ví MoMo rất đầy đủ, cụ thể
3 EE3 Tôi có thể sử dụng ví MoMo một cách thành thạo
4 EE4 Giao diện tương tác trên ví MoMo đơn giản, dễ sử dụng
5 EE5 Quy trình thanh toán qua ví MoMo rõ ràng, dễ hiểu Ảnh hưởng xã hội
1 SI1 Người thân trong gia đình tôi sử dụng ví
2 SI2 Bạn bè, đồng nghiệp của tôi sử dụng ví MoMo để thanh toán
3 SI3 Những người có uy tín với tôi cho rằng nên sử dụng ví MoMo để thanh toán
4 SI4 Tôi thấy ví MoMo có nhiều đánh giá tích cực trên cửa hàng ứng dụng
5 SI5 Tôi thấy quảng cáo ví MoMo trên tivi, báo, mạng xã hội, siêu thị
1 PCr1 Các thông tin cá nhân của tôi được bảo mật tốt
2 PCr2 Tôi có thể thực hiện giao dịch an toàn thông qua ví điện tử MoMo
3 PCr3 Tôi thấy tin tưởng với những thông tin ví điện tử MoMo cung cấp
4 PCr4 Ví MoMo luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro
5 PCr5 Ví MoMo sẽ đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu Điều kiện thuận lợi
1 FC1 Tôi có thiết bị kết nối mạng để sử dụng ví
2 FC2 Tôi có tài khoản ngân hàng để kích hoạt ví
3 FC3 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng ví MoMo
4 FC4 Tôi sẽ luôn tìm được sự giúp đỡ từ tổng đài khi sử dụng ví MoMo
5 FC5 Ví MoMo có cách sử dụng giống các ví điện tử khác mà tôi từng dùng
1 GS1 Chính phủ khuyến khích thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán điện tử
Cơ sở hạ tầng công nghệ và đường truyền Internet đáp ứng tốt cho hoạt động thanh toán bằng ví điện tử
3 GS3 Chính phủ ban hành đầy đủ luật và quy định cho hoạt động thanh toán bằng ví điện tử Ý định sử dụng ví điện tử
1 BI1 Tôi dự định sẽ sử dụng ví điện tử MoMo
2 BI2 Tôi sẽ giới thiệu ví điện tử MoMo với mọi người
3 BI3 Tôi sẽ sử dụng Ví MoMo hơn là sử dụng các ví điện tử khác
4 BI4 Tôi sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán trên ví điện tử MoMo
Mẫu điều tra
3.2.1 Kích thước mẫu Để đảm bảo đạt được các mục tiêu nghiên cứu và tính tin cậy của các phân tích Chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với 2000 sinh viên của 15 trường đại học trên địa bàn Hà Nội, đó là: Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện
Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm
Hà Nội 1, Học viện Ngoại giao, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội và dự định đạt được 80% mục tiêu ban đầu này và thực tế đạt được 98,3 %
3.2.2 Đối tượng điều tra Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu thuộc sinh viên nữ năm nhất, năm hai thuộc các trường đại học và chiếm hơn nửa số lượng nghiên cứu là sinh viên chưa có thu nhập Nguyên nhân là MoMo liên tục có những chương trình khuyến mãi, giảm giá với những dịch vụ như nạp tiền điện thoại; nạp data 3G/4G; thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, Internet, điện thoại trả sau; đổ xăng; mua sắm trên các trang thương mại điện tử; đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi; mua vé máy bay, tàu, xe khách, khách sạn Đặc biệt, từ ngày 1/11/2021 đến ngày 11/11/2021, MoMo tổ chức “siêu hội hoàn tiền” với đặc quyền mua sắm không cần tiền ngay với ví trả sau, điều này đã thu hút bộ phận giới trẻ Thay vì chọn ngày song trùng 11/11, MoMo tổ chức chương trình kéo dài từ 1/11 đến 11/11, vừa trùng đợt sale lớn của các sàn thương mại điện tử, vừa hoàn tiền đến 50% khi mua sắm Điều này đã thu hút đông đảo sinh viên nữ, những người quan tâm đến việc mua sắm nhưng điều kiện tài chính còn hạn hẹp Đợt bùng dịch lần thứ tư đã làm tốc độ tăng trưởng GDP bị đẩy xuống mức thấp kỷ lục, doanh số bán lẻ tháng 9 giảm sâu hơn 28% so với cùng kỳ (theo Tổng cục Thống kê) Tuy nhiên, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam vẫn ở mức cao trong khu vực Động lực này nằm ở giới trẻ - người đam mê công nghệ và hiểu biết về tài chính - lực lượng lao động chính tạo ra thu nhập và tiêu dùng Từ đó ta có thể thấy đây đều là những ưu đãi hấp dẫn với người dùng nói chung và với đối tượng sinh viên nữ nói riêng Vì vậy đối tượng điều tra của nhóm là hoàn toàn hợp lý.
Thu thập dữ liệu
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp của nhóm nghiên cứu thông qua việc đăng bài trên các trang, hội nhóm như:
- Hội, nhóm sinh viên: Góc thông tin NEU, K21 Học viện Ngân Hàng (Group chính thức), Đại học Dược Hà Nội Hà Nội – K73, K56 TMU – học giỏi để có người yêu, K57 TMU – Trường Đại học Thương Mại, K57 – Đại học Thương Mại (TMU), K57 (2021 –
2025) Đại học Thương Mại; Sinh viên Học viện Tài Chính, Góc Đại học Xây dựng (NUCE)
- Nhóm học tập: Tự học TMU, hỗ trợ học tập đại cương Đại học Bách khoa Hà Nội, A20 TMU Community, HUP Chia Sẻ tài liệu & kinh nghiệm học tập, Đề thi UTC, Tài nguyên UEB
- Nhóm nghiên cứu khoa học của các trường đại học: Cộng đồng sinh viên nghiên cứu khoa học TMU – RSC, tmuer NCKH marketing, Phương pháp nghiên cứu khoa học TMU Đồng thời, tác giả có gửi tin nhắn qua các phần mềm tin nhắn điện tử Messenger và Zalo Bài đăng và tin nhắn đều có nhắc nhở các bạn sinh viên trả lời các câu hỏi trước khi gửi kèm link Google Form Đơn sau khi điền sẽ được tự động cập nhật tại bảng thống kê của Google Form
Dữ liệu thứ cấp được nhóm nghiên cứu, tìm hiểu, chọn lọc và phân loại trên các trang thông tin uy tín như: scholar.google.com, momo.vn, baochinhphu.vn, worldscientific.com, worldbank.org, …
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê mô tả
Sau khi thống kê 1966 mẫu nghiên cứu là sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả cho thấy trong tổng số 1966 sinh viên tham gia trả lời phiếu khảo sát, có 1123 sinh viên đã từng sử dụng ví điện tử MoMo (chiếm 57,1%) và 843 sinh viên chưa từng sử dụng ví điện tử MoMo (chiếm 42,9%) Thống kê về việc đã từng sử dụng ví điện tử MoMo được biểu diễn qua biểu đồ 4.1 như sau:
Biểu đồ 4.1: Đã từng sử dụng ví điện tử MoMo
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Ví điện tử MoMo hiện có trên 25 triệu người sử dụng, là ví điện tử có lượng người dùng nhiều nhất tại Việt Nam Tuy nhiên theo khảo sát, lượng sinh viên chưa từng sử dụng ví điện tử MoMo chiếm khá lớn bởi hiện nay các ứng dụng Smart Banking của ngân hàng cũng đã tích hợp các tính năng như thanh toán trực tuyến và cho phép miễn phí chuyển tiền ngày càng giống các ví điện tử Và các ví điện tử khác tại Việt Nam cũng đang phát triển khá mạnh, sẵn sàng chi tiền để thu hút lượng người dùng thường xuyên
Các phiếu điều tra thu được hoàn toàn hợp lệ, lượng mẫu được dùng trong nghiên cứu là 1123 mẫu, tương đương 1123 sinh viên đã từng sử dụng ví điện tử ví MoMo
Kết quả thống kê giới tính của 1123 mẫu nghiên cứu cho thấy, trong số 1123 sinh viên viên tham gia phỏng vấn có 185 sinh viên nam chiếm 16% và 938 sinh viên nữ chiếm 84%
Số liệu cho thấy tỷ lệ nữ sinh viên được khảo sát chiếm đa số do các phiếu khảo sát được gửi đến đa số là các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, các trường này có tỷ lệ sinh viên nữ khá cao Thống kê về giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu diễn thông qua bảng 4.1 (xem phụ lục 3) và biểu đồ 4.2 như sau:
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Qua khảo sát nhóm tác giả nhận thấy rằng, số sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ cao nhất với 42% và xếp thứ hai là sinh viên năm nhất với tỷ lệ 34,8% Nguyên nhân là do đối tượng quen biết của tác giả chủ yếu là sinh viên năm nhất và năm hai Thống kê về năm học tập của đối tượng được khảo sát biểu diễn thông qua bảng 4.2 (xem phụ lục 3) biểu đồ 4.3 như sau:
Biểu đồ 4.3: Năm học tập
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Sinh viên chưa có thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất là 641 sinh viên, chiếm tỷ lệ 57%; sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu đồng là 239 sinh viên, chiếm tỷ lệ 21,3%, còn lại là những sinh viên có thu nhập trên 1 triệu đồng Theo nhóm tác giả, do dịch Covid-19 nên sinh viên gặp khó khăn hơn trong việc kiếm công việc làm thêm hoặc họ muốn dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu kiến thức học thuật trên giảng đường Thống kê về thu nhập của đối tượng được khảo sát biểu diễn thông qua bảng 4.3 (xem phụ lục 3) và biểu đồ 4.4 như sau:
NĂM NHẤT NĂM HAI NĂM BA NĂM TƯ NĂM NĂM
THU NHẬP < 1 TRIỆU ĐỒNG 1-3 TRIỆU ĐỒNG 3-5 TRIỆU ĐỒNG > 5 TRIỆU ĐỒNG
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.2.4 Tần suất sử dụng ví điện tử MoMo
Thống kê về tần suất sử dụng ví điện tử MoMo của các đối tượng được khảo sát biểu diễn thông qua bảng 4.4 (Xem phụ lục 3) và biểu đồ 4.5 dưới đây Theo đó, có 937 sinh viên sử dụng 1 - 5 lần/tuần chiếm tỷ lệ 83,5% Như vậy, đa số sinh viên được khảo sát chưa coi ví điện tử MoMo là ứng dụng truy cập hàng ngày mà chỉ truy cập khi cần thiết
Biểu đồ 4.5: Tần suất sử dụng ví điện tử MoMo
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.2.5 Mục đích sử dụng ví điện tử MoMo
Bảng 4.5 (xem phụ lục 3) và biểu đồ 4.6 dưới đây thống kê về mục đích sử dụng ví điện tử MoMo của các đối tượng được khảo sát Như vậy, trong số 2034 lựa chọn có 951 lựa chọn mục đích là “Nhận, chuyển tiền” (chiếm 46,7%), 638 lựa chọn mục đích là “Thanh toán trực tuyến” (chiếm 31,4%) Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng ví điện tử MoMo để
“Nhận, chuyển tiền” là lớn nhất Nguyên nhân đến từ các ứng dụng Smart Banking của ngân hàng hiện nay vẫn mất phí khi chuyển tiền Bên cạnh đó, “Thanh toán trực tuyến” cũng chiếm tỷ lệ khá cao vì MoMo có nhiều điểm giao dịch chấp nhận thanh toán qua ví điện tử điển hình như các cửa hàng ăn uống, siêu thị, rạp chiếu phim.:
1-5 LẦN/ TUẦN 5-10 LẦN/TUẦN 10-15 LẦN/TUẦN TRÊN 15
TẦN SUẤT SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO
Biểu đồ 4.6: Mục đích sử dụng ví điện tử MoMo
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.2.6 Điều quan tâm nhất khi sử dụng ví điện tử MoMo
Kết quả thống kê cho thấy sinh viên ưu tiên thanh toán đơn giản, mọi lúc, mọi nơi nhiều hơn là giá cả ưu đãi bởi có 686 sinh viên lựa chọn “Sự tiện lợi” (chiếm 61,1%), xếp sau là
“Giá cả ưu đãi” (chiếm 22,5%) Thống kê về mục đích sử dụng ví điện tử MoMo của các đối tượng được khảo sát biểu diễn thông qua bảng 4.6 (xem phụ lục 3) và biểu đồ 4.7:
Biểu đồ 4.7: Điều quan tâm nhất khi sử dụng ví điện tử MoMo
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
VÉ XEM PHIM, CA NHẠC
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO
SỰ TIỆN LỢI HÌNH ẢNH
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO
4.1.2.7 Ý định sử dụng ví điện tử MoMo lâu dài
Qua khảo sát lấy phiếu điều tra về ý định sử dụng ví điện tử MoMo lâu dài, trong tổng số 1123 sinh viên có 1021 sinh viên trả lời là có sử dụng dụng ví điện tử MoMo lâu dài, chiếm tỷ lệ 90,9% và còn lại 102 sinh viên trả lời là không có ý định sử dụng ví điện tử MoMo lâu dài, chiếm tỷ lệ 9,1% Thống kê về ý định sử dụng ví điện tử MoMo lâu dài của các đối tượng được khảo sát biểu diễn thông qua bảng 4.7 (xem phụ lục 3) và biểu đồ 4.8 như sau:
Biểu đồ 4.8: Ý định sử dụng ví điện tử MoMo lâu dài
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.3 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Thống kê trung bình là mô tả khái quát mức đánh giá của đối tượng khảo sát ở mức điểm bao nhiêu trên thang đo được sử dụng, mức điểm nhỏ nhất, lớn nhất và độ lệch chuẩn của mỗi biến quan sát là bao nhiêu, độ lệch chuẩn của biến Với độ lệch chuẩn, giá trị này càng nhỏ cho thấy, đối tượng khảo sát trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều Ngược lại nếu giá trị này cao, thể hiển rằng đối tượng khảo sát có nhận định rất khác biệt nhau đối với biến đó, nên mức điểm cho chênh lệch nhau khá nhiều Với các giá trị độ lệch chuẩn thu được bên dưới, các giá trị đều nhỏ hơn 1 nên mức chênh lệch điểm giữa các đối tượng không nhiều Do đó nhóm tác giả sẽ tập trung phân tích giá trị trung bình - cột mang nhiều ý nghĩa nhất của bước thống kê mô tả
Không 9% Ý ĐỊNH SỬ DỤNG MOMO LÂU DÀI
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến hữu ích mong đợi
Trung bình Độ lệch chuẩn Hữu ích mong đợi
Ví MoMo có nhiều ưu đãi hấp dẫn 1123 1 5 3,93 0,890
Ví MoMo giúp tôi tiết kiệm thời gian khi thanh toán 1123 1 5 4,16 0,839
Ví MoMo giúp tôi quản lý, kiểm soát các giao dịch thanh toán dễ dàng và hiệu quả 1123 1 5 3,97 0,876
Ví MoMo liên kết với nhiều trang thương mại điện tử, ứng dụng, website giúp tôi thuận tiện trong việc thanh toán
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Có thể thấy các chỉ số đã nói lên tiết kiệm thời gian khi thanh toán qua ví điện tử MoMo ảnh hưởng rất nhiều tới ý định sử dụng ví MoMo của sinh viên (Giá trị trung bình = 4,16) Trong khi đó, việc ví điện tử MoMo liên kết với nhiều trang TMĐT, ứng dụng, website tạo ra sự thuận tiện trong thanh toán cũng ảnh hưởng không kém (Giá trị trung bình = 4,12) Điều đó thể hiện việc mua sắm của sinh viên ngày càng gia tăng, dẫn đến tiêu chí về tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong thanh toán đang được đặt lên hàng đầu Bên cạnh đó ví MoMo có nhiều ưu đãi hấp dẫn (Giá trị trung bình = 3,93) và giúp quản lý, kiểm soát giao dịch hiệu quả (Giá trị trung bình = 3,97) cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo
Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến nỗ lực mong đợi
Trung bình Độ lệch chuẩn
Học cách sử dụng ví MoMo rất dễ dàng với tôi 1123 1 5 4,21 0,838
Tài liệu hướng dẫn sử dụng ví MoMo rất đầy đủ, cụ thể 1123 1 5 4,01 0,894
Tôi có thể sử dụng ví MoMo một cách thành thạo 1123 1 5 4,07 0,874
Giao diện tương tác trên ứng ví MoMo đơn giản, dễ sử dụng 1123 1 5 4,11 0,839
Quy trình thanh toán qua ví MoMo rõ ràng, dễ hiểu 1123 1 5 4,21 0,807
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Trong phân tích nhân tố, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý mức giá trị Cronbach’s Alpha rằng:
- Từ 0,8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt (Nunnally & Bernstein, 1994)
- Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: Thang đo lường sử dụng được (Peterson, 1994)
- Từ 0,6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện (Slater, 1995)
Sau khi ứng dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach’s Alpha, quan sát cột
“Cronbach's Alpha nếu loại biến”, nếu ta thấy trong cột này có giá trị lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha thu được trước khi loại biến, cần loại bỏ biến tương ứng với giá trị cột đó để cải thiện hệ số Cronbach’s Alpha
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994)
Bảng 4.15: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến - tổng hiệu chỉnh
Cronbach’s Alpha nếu loại biến Hữu ích mong đợi: Cronbach’s Alpha = 0,865
Nỗ lực mong đợi: Cronbach’s Alpha = 0,906
EE5 16,39 8,697 0,791 0,880 Ảnh hưởng xã hội: Cronbach’s Alpha = 0,846
Tin cậy cảm nhận: Cronbach’s Alpha = 0,923
PCr5 15,48 9,221 0,791 0,907 Điều kiện thuận lợi: Cronbach’s Alpha = 0,858
Hỗ trợ chính phủ: Cronbach’s Alpha = 0,872
GS3 7,96 2,423 0,761 0,812 Ý định sử dụng ví điện tử MoMo: Cronbach’s Alpha = 0,876
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Theo kết quả được trình bày trong bảng 4.15, tất cả 31 biến quan sát của các khái niệm Hữu ích mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Điều kiện thuận lợi, Hỗ trợ Chính phủ và Ý định sử dụng ví điện tử MoMo đều đạt yêu cầu, hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,8 chứng tỏ thang đo lường tốt Các biến quan sát sẽ được giữ lại và tiếp tục được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Trị số của KMO phải đạt từ 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố
Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố dừng có Eigenvalues tối thiểu bằng 1 (≥ 1) Trọng số của nhân tố biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát về nhân tố Với từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau Với cỡ mẫu 1123 > 350, lấy tiêu chuẩn trọng số từ 0,3 trở lên Với những biến có trọng số < 0,3 chúng ta có thể xóa biến vì nó thực sự không đo lường khái niệm chúng ta cần đo Tiếp theo, mức chênh lệch trọng số nhân tố của các biến nghiên cứu ≥ 0,3 là giá trị được các nhà nghiên cứu chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ,
Tổng phương sai biến thể hiện các nhân tố được trích bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường, nếu tổng này ≥ 50% thì mô hình hình EFA là phù hợp
4.3.1 Phân tích nhân tố với các biến độc lập
Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, cần kiểm định điều kiện thực hiện phân tích này Kết quả kiểm định KMO được thể hiện trong bảng 4.16:
Bảng 4.16: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập
KMO và kiểm định Bartlett’s
Thống kê Chi bình phương 22855,224
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0,971 > 0,5 và mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 thể hiện mức ý nghĩa cao, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan trong tổng thể Như vậy phù hợp thực hiện EFA cho các nhân tố này Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thể hiện trong bảng dưới
Bảng 4.17: Phân tích EFA biến độc lập
Ma trận nhân tố xoay
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Lần 1: Loại PE1, FC5 SI5, FC4
Lần 2: Loại FC3, FC1, FC2
Với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 4 nhóm nhân tố từ 27 biến quan sát với tiêu chí Eigenvalues lớn hơn
1 có tổng phương sau rút trích đạt 67,223%, do đó phân tích nhân tố là phù hợp Điều đó chứng tỏ các thang đo này giải thích khái niệm về ý định sử dụng ví điện tử MoMo Tác giả mong muốn chọn ra các biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng trọng số nhân tố là 0,5 So sánh ngưỡng này với kết quả ma trận xoay xuất hiện 7 biến xấu cần xem xét loại bỏ:
- Biến PE1, FC5, SI5, FC4 có trọng số nhân tố đều nhỏ hơn 0,5
- Biến FC3 tải lên ở cả hai nhân tố 1 và 3 với trọng số nhân tố lần lượt là 0,561 và 0,509, mức chênh lệch trọng số nhân tố bằng 0,561 - 0,509 = 0,052 < 0,3
- Biến FC1 tải lên ở cả hai nhân tố 1 và 3 với trọng số nhân tố lần lượt là 0,514 và 0,612, mức chênh lệch trọng số nhân tố bằng 0,612 - 0,514 = 0,098 < 0,3
- Biến FC2 tải lên ở cả hai nhân tố 1 và 3 với trọng số nhân tố lần lượt là 0,551 và 0,597, mức chênh lệch trọng số nhân tố bằng 0,597 - 0,551 = 0,046 < 0,3
Vậy loại bỏ 7 biến quan sát xấu PE1, SI5, FC1, FC2, FC3, FC4, FC5 còn lại 20 biến quan sát tiến hành các bước phân tích tiếp theo
4.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc
Bảng 4.18: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc
KMO và kiểm định Bartlett’s
Thống kê Chi bình phương 2282,897
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0,824 > 0,5 và mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 thể hiện mức ý nghĩa cao, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan trong tổng thể Như vậy phù hợp thực hiện EFA cho các nhân tố này Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thể hiện trong bảng dưới
Bảng 4.19: Phân tích EFA biến phụ thuộc
Ma trận nhân tố xoay
Nhân tố Ý định sử dụng ví điện tử MoMo (BI)
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả phân tích thang đo ý định sử dụng ví điện tử MoMo (BI), EFA được trích vào một yếu tố tại Eigenvalues = 2,922 gồm 4 biến quan sát với chỉ số KMO = 0,824 Các biến quan sát có giá trị trọng số nhân tố biến thiên từ 0,842 đến 0,873 (>0,5) Phương sai trích bằng 73,054% (>50%) cho biết 4 nhân tố này giải thích được 73,054% biến thiên của dữ liệu Sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về thống kê Vậy thang đo được sử dụng cho các phân tích tiếp theo
Sau khi kiểm định đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp Mô hình cũng như giả thuyết nghiên cứu đã có sự thay đổi từ 7 biến độc lập xuống 6 biến độc lập (Hữu ích mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, tin cậy cảm nhận, hỗ trợ Chính phủ) cùng một biến phụ thuộc (Ý định sử dụng ví điện tử MoMo)
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy bội, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) Nếu các giả định về đa cộng tuyến không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng Và hệ số hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình, bước đầu tiên ta cần phân tích tương quan giữa các biến xem thử có mối liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay không Kết quả của phần phân tích này dù không xác định được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhưng nó đóng vai trò làm cơ sở cho phân tích hồi quy Các biến phụ thuộc và biến độc lập có tương quan cao với nhau, báo hiệu sự tồn tại của mối quan hệ tiềm ẩn giữa hai biến Đồng thời, việc phân tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm sự vi phạm giả định của phân tích hồi quy tuyến tính: các biến độc lập có tương quan cao với nhau hay hiện tượng đa cộng tuyến.
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, kết quả phân tích EFA cho thấy có 4 thành phần mới được rút trích từ EFA ra Như vậy 4 thành phần mới này sẽ thay thế cho 6 thành phần thiết kế ban đầu Cụ thể là:
Bảng 4.20: Thành phần thiết kế ban đầu
STT Ký hiệu Tên thành phần
1 PE Hữu ích mong đợi
2 EE Nỗ lực mong đợi
3 SI Ảnh hưởng xã hội
4 PCr Tin cậy cảm nhận
5 FC Điều kiện thuận lợi
6 GS Hỗ trợ chính phủ
Bảng 4.21: Thành phần mới được rút trích từ EFA
STT Ký hiệu Tên thành phần Mã hóa thang đo
EE1: Học cách sử dụng ví MoMo rất dễ dàng với tôi EE2: Tài liệu hướng dẫn sử dụng ví MoMo rất đầy đủ, cụ thể EE3: Tôi có thể sử dụng ví MoMo một cách thành thạo
EE4: Giao diện tương tác trên ví MoMo đơn giản, dễ sử dụng EE5: Quy trình thanh toán qua ví MoMo rõ ràng, dễ hiểu
PE2: Ví MoMo giúp tôi tiết kiệm thời gian khi thanh toán
PE3: Ví MoMo giúp tôi quản lý, kiểm soát các giao dịch thanh toán dễ dàng và hiệu quả
PE4: Ví MoMo liên kết với nhiều trang thương mại điện tử, ứng dụng, website giúp tôi thuận tiện trong việc thanh toán
PCr1: Các thông tin cá nhân của tôi được bảo mật tốt PCr2: Tôi có thể thực hiện giao dịch an toàn thông qua ví điện tử MoMo
PCr3: Tôi thấy tin tưởng với những thông tin ví điện tử MoMo cung cấp PCr4: Ví MoMo luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro
PCr5: Ví MoMo sẽ đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu
GS1: Chính phủ khuyến khích thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán điện tử
GS2: Cơ sở hạ tầng công nghệ và đường truyền Internet đáp ứng tốt cho hoạt động thanh toán bằng ví điện tử GS3: Chính phủ ban hành đầy đủ luật và quy định cho hoạt động thanh toán bằng ví điện tử
SI1: Người thân trong gia đình tôi sử dụng ví MoMo để thanh toán SI2: Bạn bè, đồng nghiệp của tôi sử dụng ví MoMo để thanh toán SI3: Những người có uy tín với tôi cho rằng nên sử dụng ví MoMo để thanh toán
SI4: Tôi thấy ví MoMo có nhiều đánh giá tích cực trên cửa hàng ứng dụng
Nhân tố F1 bao gồm 6 biến quan sát “Nỗ lực mong đợi” và 3 biến quan sát “Hữu ích mong đợi” nên được đổi tên thành “Hiệu quả mong đợi”, các nhân tố F2, F3, F4 giữ nguyên tên gọi như mô hình thiết kế ban đầu
Như vậy các nhân tố biến độc lập:
Nhân tố thứ nhất F1 (Hiệu quả mong đợi) bao gồm 9 biến quan sát là EE1, EE2, EE3, EE4, EE5, PE2, PE3, PE4
Nhân tố thứ hai F2 (Tin cậy cảm nhận) bao gồm 5 biến quan sát là PCr1, PCr2, PCr3, PCr4, PCr5
Nhân tố thứ ba F3 (Hỗ trợ Chính phủ) bao gồm 3 biến quan sát là GS1, GS2, GS3 Nhân tố thứ tư F4 (Ảnh hưởng xã hội) bao gồm 4 biến quan sát SI1, SI2, SI3, SI4 Nhóm đưa ra mô hình nghiên cứu điều chỉnh và giả thuyết Mô hình sẽ được điều chỉnh như hình 4.1:
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Bảng 4.22: Bảng tóm tắt các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu định lượng và phân tích EFA
F1 Hiệu quả mong đợi tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo F2 Tin cậy cảm nhận tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo F3 Hỗ trợ Chính phủ tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo F4 Ảnh hưởng xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo
Phân tích hệ số tương quan Pearson
Bảng 4.23: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson)
Hỗ trợ chính phủ Ảnh hưởng xã hội Ý định sử dụng ví điện tử MoMo
** Sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01 (2 - đuôi)
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 ở tất cả hệ số chứng tỏ giữa các cặp có mối tương quan tuyến tính với nhau Bốn biến độc lập có hệ số tương quan với biến phụ thuộc biến thiên từ 0,591 đến 0,729 ( 0,6.
Phân tích hồi quy đa biến
Để sử dụng mô hình hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression), cần xem xét điều kiện về biến: có một biến phụ thuộc và nhiều hơn 2 biến độc lập Mô hình MLR trong nghiên cứu này có một biến phụ thuộc là biến “Ý định sử dụng ví điện tử MoMo” và 4 biến độc lập đã được kiểm định về độ tin cậy bao gồm “Hiệu quả mong đợi”, “Tin cậy cảm nhận”, “Hỗ trợ Chính phủ”, “Ảnh hưởng xã hội” Như vậy mô hình nghiên cứu phù hợp để thực hiện mô hình hồi quy bội Đã giả thuyết các mối tương quan nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc kể trên (Tính chất đề tài nghiên cứu là khẳng định), nên việc kiểm định mô hình MRL trong nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp đồng thời (phương Enter)
Bảng 4.24: Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Mô hình R R^2 R^2 hiệu chỉnh Ước lượng sai số độ lệch chuẩn
Trị số thống kê Durbin - Watson
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có R^2 = 0,664 và R^2 được hiệu chỉnh = 0,663 R^2 hiệu chỉnh < R^2 vì vậy nên dùng R^2 để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng
& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) R^2 = 0,664, mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 có thể nói rằng các biến độc lập giải thích được khoảng 66,4% phương sai của biến phụ thuộc Nghĩa là 66,4% ý định sử dụng ví điện tử MoMo được giải thích bằng 4 biến quan sát trên
Bảng 4.25: Kết quả phân tích ANOVA
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Ý nghĩa của kiểm định này là mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Phân tích ANOVA cho thấy thông số F = 553,000 có mức ý nghĩa Sig = 0,000, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, tất cả các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% Với số liệu bản này, mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể dùng được Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “Ý định sử dụng ví điện tử MoMo”
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
- BI: Ý định sử dụng ví điện tử MoMo
- β1, β2, β3, β4: Các hệ số hồi quy
- α: Sai số của mô hình
Tiến hành phân tích hồi quy giữa biến phụ thuộc “Ý định sử dụng ví điện tử MoMo” (BI) và bốn biến độc lập “Hiệu quả mong đợi” (F1), “Tin cậy cảm nhận” (F2), “Hỗ trợ Chính phủ” (F3), “Ảnh hưởng xã hội” (F4) Các hệ số hồi quy riêng trong mô hình dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc Hay nói cách khác các hệ số Beta trong mô hình hồi quy nói lên sức ảnh hưởng của 4 biến Ta sẽ thấy được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đối với ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên theo đề nghị trong nghiên cứu này thông qua hệ số Beta trong kết quả phân tích hồi quy (Bảng 4.26)
Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số chưa chuẩn hóa
Mức ý nghĩa thống kê (Sig.)
Phân tích đa cộng tuyến
Hệ số B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến
Hệ số phóng đại phương sai (VIP)
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Mức ý nghĩa của các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê vì có mức ý nghĩa Sig < 0,05 Ngoài ra, có thể thấy hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Hệ số hồi quy của 4 biến độc lập đều mang dấu dương chứng tỏ cả 4 biến độc lập đều tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến độc lập với biến phụ thuộc, ta dùng hệ số hồi quy (Beta) đã được chuẩn hóa
BI: Ý định sử dụng ví điện tử MoMo
Theo phương trình hồi quy trên, trọng số của các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo được sắp xếp theo mức độ mạnh đến yếu như sau:
Bảng 4.27: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Kết luận
F1 Hiệu quả mong đợi tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Chấp nhận
F2 Tin cậy cảm nhận tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Chấp nhận
F3 Hỗ trợ Chính phủ tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Chấp nhận
F4 Ảnh hưởng xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Chấp nhận
Giả thuyết F1 cho rằng “Hiệu quả mong đợi” có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Căn cứ vào kết quả hồi quy cho thấy hệ số Beta = 0,294 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 tức có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết được chấp nhận, chứng tỏ rằng càng gia tăng “Hiệu quả mong đợi” thì càng làm gia tăng ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên
Giả thuyết F2 cho rằng “Tin cậy cảm nhận” có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Căn cứ vào kết quả hồi quy cho thấy hệ số Beta = 0,173 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 tức có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết được chấp nhận, chứng tỏ rằng càng gia tăng “Tin cậy cảm nhận” thì càng làm gia tăng ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên
Giả thuyết F3 cho rằng “Hỗ trợ Chính phủ” có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Căn cứ vào kết quả hồi quy cho thấy hệ số Beta = 0,223 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 tức có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết được chấp nhận, chứng tỏ rằng càng gia tăng “Hỗ trợ Chính phủ” thì càng làm gia tăng ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên
Giả thuyết F4 cho rằng “Ảnh hưởng xã hội” có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo Căn cứ vào kết quả hồi quy cho thấy hệ số Beta = 0,241 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 tức có ý nghĩa về mặt thống kê Vậy giả thuyết được chấp nhận, chứng tỏ rằng càng gia tăng “Ảnh hưởng xã hội” thì càng làm gia tăng ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên.
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Hình 5.1: Kết quả nghiên cứu mô hình Đề tài tham khảo cơ sở lý thuyết, nghiên cứu của một số tác giả trong nước, ngoài nước về ý định sử dụng các ví điện tử tại Việt Nam nói riêng và ví điện tử nói chung Trên cơ sở đó đề tài đã xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên Mô hình nghiên cứu đã xây dựng gồm các nhân tố: Hữu ích mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Điều kiện thuận lợi,
Hỗ trợ Chính phủ Từ các nhân tố đó, nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết cho mô hình Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình là phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị các thang đo, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố Phần mềm xử lý số liệu trên SPSS phiên bản 26.0 được sử dụng để mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy, độ chính xác của thang đo cũng như thực hiện các thống kê suy diễn khác
Thang đo của các biến nghiên cứu đã được xây dựng và điều chỉnh sao cho phù hợp với ngôn ngữ, lĩnh vực nghiên cứu và đối tượng khảo sát là các sinh viên tại Việt Nam Kết quả đánh giá độ tin cậy và kiểm định thang đo sau khi có một số điều chỉnh cho thấy có bốn giả thuyết được chấp nhận Cụ thể bốn nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
Hỗ trợ Chính phủ Ảnh hưởng xã hội Ý định sử dụng ví điện tử MoMo
MoMo được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: Hiệu quả mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Hỗ trợ Chính phủ, Tin cậy cảm nhận Các nhân tố này đều có tác động cùng chiều và có mức độ giải thích đạt 66,4% sau khi kiểm định mô hình hồi quy Trong khi đó nhân tố Điều kiện thuận lợi không có ý nghĩa thống kê vì vậy không được chấp nhận trong mô hình Bởi vì sinh viên hiện nay đã được trang bị đầy đủ thiết bị di động thông minh, tài khoản ngân hàng Việc cần có kiến thức sử dụng ví điện tử và nhận được giúp đỡ từ tổng đài không còn cần thiết bởi khả năng tiếp cận công nghệ thành thạo của họ đối với việc sử dụng hệ thống, dịch vụ không quá khó
Theo đó, nếu so sánh kết quả của nhóm với đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021), nhóm tác giả thấy rằng, cả hai đề tài đều cho ra kết quả các yếu tố Nhận thức hữu ích (Hiệu quả mong đợi), Ảnh hưởng xã hội và Niềm tin vào ví điện tử MoMo (Tin cậy cảm nhận) ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên và yếu tố Hiệu quả mong đợi tác động mạnh mẽ nhất tới ý định sử dụng ví điện tử MoMo Tuy nhiên, sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh đánh giá cao về yếu tố Niềm tin vào ví điện tử MoMo (Tin cậy cảm nhận) hơn là yếu tố Ảnh hưởng xã hội Điều này ngược lại so với sinh viên tại Hà Nội Nguyên nhân được nhóm đưa ra là đối tượng khảo sát của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh chiếm 35,6% là nam giới còn với nghiên cứu này sinh viên nữ chiếm 84% trong tổng thể đối tượng nghiên cứu Theo đó, sinh viên nữ thường bị ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng của những người xung quanh nhiều hơn sinh viên nam Bên cạnh đó, nhóm có thêm yếu tố Hỗ trợ chính phủ cũng ảnh hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử MoMo Như đã giải thích ở phần 2.3, Hỗ trợ chính phủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví của sinh viên và kết quả nghiên cứu của nhóm cũng cho thấy Hỗ trợ chính phủ có mức độ tác động đứng thứ ba trong bốn yếu tố tác động Vì vậy, Hỗ trợ chính phủ cũng được coi là yếu tố mới của nhóm so với nghiên cứu của sinh viên đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh nói riêng và các nghiên cứu về ví điện tử nói chung
Vậy, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các thang đo và mô hình nghiên cứu này để thực hiện những nghiên cứu trong lĩnh vực thanh toán điện tử (Mobile Banking, Internet Banking, ATM, thẻ tín dụng) hoặc các nghiên cứu lặp lại để kiểm tra và xác nhận kết quả nghiên cứu Các doanh nghiệp cung ứng ví điện tử MoMo, các doanh nghiệp/cá nhân cung cấp hàng hóa/dịch vụ trên các gian hàng, website TMĐT và các cơ quan quản lý có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển bền vững các hoạt động kinh doanh TMĐT và quản lý tốt hơn thị trường ví điện tử.
Khuyến nghị với cá nhân sinh viên đang sử dụng ví điện tử MoMo
5.2.1 Tăng tần suất sử dụng ví điện tử
Theo kết quả nghiên cứu, tần suất sinh viên sử dụng ví điện tử MoMo từ 1-5 lần/ tuần chiếm 83,4% Tuy ý định sử dụng ví MoMo lâu dài chiếm 90,9% nhưng đa số sinh viên lại không sử dụng thường xuyên, dẫn đến việc bỏ lỡ những tính năng, chương trình ưu đãi hấp dẫn từ MoMo Ngoài ra, sinh viên nên tăng tần suất sử dụng ví MoMo bởi việc sử dụng ví điện tử sẽ giúp sinh viên hạn chế mang tiền mặt, tránh trường hợp bị rơi, mất, trả tiền nhầm Đặc biệt, khi thanh toán qua MoMo, ví điện tử này sẽ có thông báo về biến động số dư trong tài khoản, giúp sinh viên tránh tình trạng “vung tay quá trán”, rơi vào trường hợp đến cuối tháng phải “ăn mì tôm qua ngày”
Sinh viên có thể liên kết ví với tài khoản ngân hàng được nhận lương hàng tháng để có thể nạp thêm tiền bất kỳ lúc nào Do đó, tối giản được những vật dụng thiết yếu mang theo khi cần ra ngoài Điều này rất thiết yếu với các sinh viên nữ bởi sinh viên nữ có xu hướng mang theo nhiều đồ hơn sinh viên nam khi ra ngoài, dẫn đến trường hợp thiếu sót những vật dụng quan trọng Vì vậy, “hành trang xuống phố” của sinh viên sẽ không cần chiếc ví với tiền mặt và rất nhiều thẻ bên trong mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh cài ứng dụng MoMo và giấy tờ tùy thân
5.2.2 Tận dụng tối đa các tính năng của ví MoMo
Khi nhóm tác giả đưa ra câu hỏi “Mục đích bạn sử dụng ví điện tử MoMo là gì?” Câu trả lời chỉ chọn một phương án chiếm 44,1% Điều đó chứng tỏ, sinh viên chưa tận dụng tối đa các tính năng của ví MoMo Do đó, sinh viên nên tận dụng tối đa và sử dụng một cách thông minh các tính năng mới của MoMo Cụ thể như tính năng hoàn tiền của MoMo Đây là tính năng không chỉ sinh viên mà rất nhiều đối tượng khách hàng của MoMo đều quan tâm Việc sử dụng tính năng này có thể cho phép người dùng tiết kiệm từ vài trăm đến vài triệu mỗi tháng Vì vậy, sinh viên có thể tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí sinh hoạt, mua sắm hằng ngày Hay tính năng so sánh chi tiêu hàng tháng Tính năng này giúp sinh viên quản lý tài chính tốt hơn thông qua những thống kê những giao dịch mà khách hàng đã thực hiện trong 6 tháng trước, tính từ thời điểm kiểm tra lịch sử giao dịch
5.2.3 Thường xuyên quản lý chi tiêu cá nhân
Cân bằng chi tiêu cá nhân luôn là bài toán khó với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất Vì vậy rất nhiều khóa học online về quản lý tài chính cá nhân ra đời Với sinh viên, thời gian thanh toán nhanh cũng khiến quyết định mua bán nhanh và đôi khi sẽ làm sinh viên chi tiêu quá đà Vậy nên, việc cài đặt nhắc nhở đến kỳ trả hóa đơn cũng là “cứu cánh” cho một số sinh viên Đặc biệt là những sinh viên thuê trọ, ví MoMo sẽ nhắc nhở với sinh viên để sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý, không lo trễ hạn nộp tiền thuê trọ, điện, nước, Internet, …
Theo kết quả khảo sát, yếu tố “Tin cậy bảo mật” có tác động cùng chiều với ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên Tuy nhiên, đây là nhân tố tác động thấp nhất (Beta 0,173) Điều đó cho thấy, sinh viên chưa thực sự quan tâm đến tính bảo mật của các ví điện tử nói chung và ví điện tử MoMo nói riêng Do đó, sinh viên cần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo mật Cụ thể sinh viên nên thay đổi theo chu kỳ 3 – 6 tháng một lần đề phòng kẻ xấu đăng nhập vào tài khoản và sử dụng ví trái phép Khác với ví thông thường, ví điện tử luôn “hiện hữu trước mặt” người dùng nhưng có thể tiền đã “bay khỏi tài khoản” và việc lấy lại tiền, tìm ra người lấy cắp cũng phức tạp hơn so với ví truyền thống Do đó, sinh viên tránh chia sẻ mật khẩu hoặc dùng chung tài khoản với nhiều người, hạn chế các giao dịch qua tài khoản điện tử tại các máy tính công cộng Ngoài ra, sinh viên cũng nên kiểm tra và lưu giữ thông tin về trạng thái các giao dịch đã thực hiện
5.2.4 Cập nhật tính năng, chương trình thường xuyên
Việc cập nhật tính năng, chương trình thường xuyên giúp sinh viên được hưởng những ưu đãi từ ví MoMo nhanh nhất Bên cạnh đó, việc thường xuyên theo dõi tin tức, thông báo của MoMo cũng giúp sinh viên biết các quy định hoặc yêu cầu mới liên quan từ đó tránh gặp lỗi truy cập, sai sót trong thao tác hay những vấn đề khác.
Khuyến nghị với doanh nghiệp cung cấp ví điện tử MoMo
5.3.1 Nâng cao hiệu quả mong đợi
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy “Hiệu quả mong đợi” là nhân tố chính tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên hiện nay (Beta = 0,294) Đây là điều dễ nhận thấy bởi ví điện tử hiện nay luôn chú trọng gia tăng tiện ích cho khách hàng để thu hút người dùng, chứng tỏ rằng những hữu ích mà sinh viên cảm nhận được càng lớn thì họ có xu hướng sử dụng nó Vì vậy MoMo phải chú trọng đến giải pháp gia tăng tính hữu ích và dễ sử dụng cho ví điện tử của mình Đầu tiên, để sinh viên tiết kiệm thời gian khi thanh toán và nhận được mức ưu đãi có lợi nhất, MoMo nên tích hợp cho ứng dụng ví điện tử chức năng tự động tìm kiếm và đề xuất cho sinh viên mức giá ưu đãi nhất đối với sản phẩm/dịch vụ mà sinh viên có nhu cầu mua sắm, đặc biệt với những sinh viên lần đầu sử dụng ví điện tử MoMo Đồng thời, ví cũng cần thường xuyên cập nhật những câu hỏi tìm kiếm và gửi phản hồi nhiều nhất để tập hợp lại tại trung tâm trợ giúp nhằm giúp người dùng chọn nội dung mình cần mà không tốn nhiều thời gian tìm kiếm Ngoài ra phải luôn đảm bảo những hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho sinh viên trước, trong và sau quá trình thực hiện thanh toán
Thứ hai, để mang lại hiệu quả và sự tiện lợi cao nhất cho sinh viên, MoMo cần bắt kịp các nhu cầu ngày càng mở rộng của họ từ đó tích hợp các tiện ích thanh toán đa dạng trong nhiều lĩnh vực như thanh toán vé máy bay, đặt phòng du lịch, vé xem phim, học phí, bảo hiểm
Tuy nhiên, việc tích hợp nhiều tính năng, chương trình cũng kiến giao diện của hệ thống trở nên khó khăn với một số người mới sử dụng ví điện tử MoMo Do đó, khi bắt đầu mở ví, MoMo nên hỏi trước về những dịch vụ họ muốn thực hiện đồng thời đề xuất những dịch vụ có liên quan, sau đó sắp xếp các dịch vụ lên trước trong mục “Dịch vụ yêu thích” Theo đó, MoMo nên thường xuyên cải thiện phần mềm để tốc độ xử lý dữ liệu khi thanh toán để quá trình mua sắm của sinh viên diễn ra nhanh chóng, chính xác
5.3.2 Phát huy ảnh hưởng xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Ảnh hưởng xã hội” là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên (Beta = 0,241) Vì vậy để tận dụng và phát huy được đặc điểm nay, MoMo cần:
Thứ nhất, tận dụng sức lan tỏa của các phương tiện thông tin, truyền hình, mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến để giới thiệu, tuyên truyền phổ biến về ví điện tử MoMo Quảng cáo ngoài trời đặt tại những ngã tư lớn, các màn hình led đặt tại khu vực công cộng hay sử dụng hình thức quảng cáo tràn kính xe buýt
Thứ hai, tận dụng sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng, có uy tín để quảng bá cho ví điện tử MoMo Trên thực tế, MoMo đang làm rất tốt chương trình quảng cáo thông qua khuyến mại để tăng độ nhận diện ví điện tử trên thị trường Ngoài ra, MoMo có thể tài trợ cho các dự án nghệ thuật của nghệ sĩ để thương hiệu MoMo xuất hiện trên các sản phẩm âm nhạc
Thứ ba, xây dựng cộng động người tiêu dùng Ví điện tử MoMo cần có những chính sách chăm sóc và giữ chân khách hàng bởi khách hàng chính là người làm truyền thông cho MoMo hiệu quả nhất Cụ thể như loại hình du lịch Homestay Hiện nay những bạn trẻ ưa
“xê dịch” khá yêu thích loại hình du lịch này Ngoài ra những hướng dẫn về lịch trình du lịch tự túc cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bạn trẻ Vì vậy, MoMo có thể hợp tác với những chủ nhà và những “dân phượt”, từ đó xây dựng cộng đồng những người thuê nhà, người cho thuê nhà, người chia sẻ kinh nghiệm, người hướng dẫn du lịch Cộng đồng này chính là những khách hàng tiềm năng, có ý định sử dụng ví MoMo trong tương lai Theo đó, nhóm tác giả cũng đưa ra thêm khuyến nghị rằng, MoMo nên liên kết và hợp tác với các hãng, thương hiệu, doanh nghiệp, ứng dụng website lớn có lượng người dùng cao giúp cho MoMo vừa thêm mới được khách hàng có sẵn vừa xây dựng được hệ sinh thái mà ví điện tử MoMo là dịch vụ thanh toán trung gian
5.3.3 Nâng cao mức độ tin cậy cảm nhận
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy “Tin cậy cảm nhận” là nhân tố tác động khá mạnh đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên (Beta = 0,173), vì vật để khách hàng tin tưởng và sử dụng, MoMo cần phải gia tăng tính bảo mật, an ninh, an toàn cho người dùng
Cụ thể MoMo cần không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo mật thông tin, an toàn trong xử lý, lưu trữ và dịch vụ Xác thực tài khoản thông qua nhiều lớp thanh toán, gia tăng tường lửa bảo vệ để hạn chế tối đa khả năng bị đánh cắp thông tin khách hàng từ hacker Bên cạnh đó, ví điện tử MoMo nên thực hiện các chính sách bảo mật thông tin người dùng: như cam kết bảo mật thông tin người dùng, cam kết hệ thống có tính bảo mật cao.
Kiến nghị đối với cơ quan quản lý
Nhân tố “Hỗ trợ Chính phủ” có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên (Beta = 0,223), do đó để phát triển cho các phương thức thanh toán điện tử nói chung và ví điện tử MoMo nói riêng, các cơ quan quản lý cần phải có những chủ trương, chính sách và định hướng Theo đó, các cơ quan quản lý cần không ngừng đầu tư, hoàn thiện hệ thống công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho thanh toán điện tử Đồng thời liên tục hoàn thiện hành lang pháp lý để làm cơ sở quản lý, điều hành, xử lý các tranh chấp, khiếu nại và vi phạm trong lĩnh vực thanh toán điện tử Trước mắt hiện nay cần nhanh chóng sửa đổi và ban hành thông tư hướng dẫn về thanh toán trực tuyến và ví điện tử để quản lý tốt, tạo điều kiện cho ví điện tử phát triển với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng tăng của người dùng Với tinh hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các cơ quan quản lý có thể cân nhắc việc ban hành các chính sách ưu đãi, miễn, giảm về thuế, phí cho các giao dịch thanh toán điện tử.
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Ngoài những đóng góp thiết thực về lý luận và thực tiễn cho doanh nghiệp cung ứng ví điện tử MoMo và các cơ quan quản lý, đề tài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất, thời gian nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn (trong 3 tháng từ
13/11/2021 đến 13/2/2022) Do đó nghiên cứu tiếp theo cần có thời gian thực hiện dài hơn để tăng số lượng, chất lượng của mẫu nghiên cứu, tham khảo thêm ý kiến chuyên gia cũng như đảm bảo sự chính xác trong phân tích và kết luận vấn đề
Thứ hai, nghiên cứu chỉ tiến hành với những sinh viên đang sinh sống/học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đó kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đúng tổng thể của toàn bộ sinh viên Việt Nam đang dùng ví điện tử MoMo Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để khả tính tổng quát, phản ánh đúng thực trạng và có những khuyến nghị rõ ràng với từng vùng miền tại Việt Nam
Thứ ba, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất nên tính đại diện cũng thấp, khả năng khái quát đám đông chưa cao Nghiên cứu tiếp theo nên chọn các phương pháp chọn mẫu xác suất thì hiệu quả thống kê sẽ cao hơn
Thứ tư, mô hình nghiên cứu chưa mang tính khái quát cao Cụ thể, mô hình nghiên cứu của nhóm dừng lại ở sáu nhân tố tác động, bỏ qua các yếu tố khác như thói quen, động lực hưởng thụ hay các biến quan sát nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1 Ajzen, I, (1991) “The Theory of Planned Behaviour” Journal of Organization Behaviour and Human Decision Processes, 50: 179–211
2 Amin e al., (2008), Factors afecting the intentions of customers in Malaysia to use mobile phone credit cards, management Research News, Vol.31 Iss:7, pp.493 – 503
3 Amin, H., (2009), Mobile wallet acceptance in Sabah: an empirical analysis, Labuan Bulletin of International Businesss & Finance, vol 7, 33-52
4 Brown, D (2020) Can cash carry coronavirus World Health Organization says use digital payments when possible
5 Cimigo (2019) E-payments, e-wallet and the future of payments Cimigo
6 Compeau, D., Higgins, C A., & Huff, S (1999) Social cognitive theory and individual reactions to computing technology: A longitudinal study MIS quarterly, 145-
7 Chong A Y L et al., (2010), Online banking adoption: an empirical analysis, Internet Journal ò Bank Marketing, vol.28, No 4, pp 267-287
8 Daragmeh, A., Sági, J., & Zéman, Z (2021) Continuous intention to use e-wallet in the context of the Covid-19 pandemic: Integrating the Health Belief Model (HBM) and Technology Continuous Theory (TCT) Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity, 7(2), 132
9 Davis F D, (1989) Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology MIS quarterly, 13: 319–340
10 Davis, F D., Bagozzi, R P., and warshaw, P r, (1992) Extrinsic and intrinsic motivation to use computers in the workplace1 Journal of applied social psychology, 22: 1111–1132
11 Fishbein, M., and Ajzen, I., (1975) Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Research Addison–Wesley, Reading, MA
12 Haderi, S M (2014) The influences of government support in accepting the information technology in public organization culture International Journal of Business and Social Science, 5(5), 118–124
13 Hai, L C., & Kazmi, S H A (2015) Dynamic support of government in online shopping Asian Social Science, 11(22), 1–9
14 Huang, R (2020) WHO encourages use of contactless payments due to COVID-
15 Jaruwachirathanakul, B., & Fink, D (2005) Internet banking adoption strategies for a developing country: the case of Thailand Internet research
16 Junadi, S (2015) A Model of Factors Influencing Consumer' s Intention to Use E- payment System in Indonesia Procedia Computer Science, 214-220
17 Khang, N D., & Kang, Y C (2020) A Research of Related Factors Affecting the Intention to Use Electronic Wallet in Vietnam Sustainable development in accounting, auditing and finance, 719
18 KrishnaKumar S, Sivashanmugam C, AjayVenkataraman (2017) Intention to use Mobile Wallet: Extension of TAM Model Journal of Electronic Systems, 1: 27–32
19 Luarn, P., and H H Lin, 2005, Toward an understanding of the behavioral intention to use mobile banking Computers I Human Behavior, Vol 21: 873-891
20 Luk'yanchuk, B., Zheludev, N I., Maier, S A., Halas, N J., Nordlander, P., Giessen, H., & Chong, C T (2010) The Fano resonance in plasmonic nanostructures and metamaterials Nature materials, 9(9), 707-715
21 Madan, K., & Yadav, R (2016) Behavioural intention to adopt mobile wallet: a developing country perspective Journal of Indian Business Research
22 Mahwadha, W I (2019) Behavioral intention of young consumers towards e-wallet adoption: An empirical study among Indonesian users Russian Journal of Agricultural and Socio-Economic Sciences, 85(1)
23 Mensah, I K., Mi, J., & Feng, C (2017) Determinants of E-Government services adoption from the African students’ perspective International Journal of Educational and Pedagogical Sciences, 11(10), 2467-2470
25 Nguyen, D T., Nguyen, T D., & Cao, T H (2014) Acceptance and Use of Cloud- based E-learning Journal of Science and Technology Development, 17(Q3), 69-84
26 Peterson, R A (1994) A meta-analysis of Cronbach's coefficient alpha Journal of consumer research, 21(2), 381-391
27 Phan, T N., Ho, T V., & Le-Hoang, P V (2020) Factors affecting the behavioral intention and behavior of using e-wallets of youth in Vietnam The Journal of Asian Finance, Economics, and Business, 7(10), 295-302
28 Ridaryanto, Refi, K F., Rano, K., & Arta, M S (2020) Factors affecting the use of E-Wallet in JABODETABEK Area International Journal of Advanced Trends in Computer Science and Engineering, 9(2)
29 Rogers, E.M, (1962) Diffusion of Innovations, New York: Free Press
30 Routray, S., Khurana, R., Payal, R., & Gupta, R (2019) A move towards cashless economy: A case of continuous usage of mobile wallets in India Theoretical Economics Letters, 9(04), 1152
31 Shaw, N (2014) The mediating influence of trust in the adoption of the mobile wallet Journal of Retailing and Consumer Services, 21(4), 449-459
32 Soodan, V., & Rana, A (2020) Modeling customers' intention to use E-wallet in a developing nation: Extending UTAUT2 with security, privacy and savings Journal of Electronic Commerce in Organizations (JECO), 18(1), 89-114
33 S Taylor and P Todd, (1995) Assessing IT usage: The role of prior experience MIS quarterly, 19: 561–570
34 Sfenrianto, S., Junadi, J., & Saragih, M H (2017, November) The analysis of consumer's intention model for using E-payment system in Indonesia In 2017 International Conference on Sustainable Information Engineering and Technology (SIET) (pp 78-82) IEEE
35 Shumaila, Y Y., John, G P., & Gordon, R F (2003) A Proposal Model of e-Trust for Electronic Banking Technovation, Vol.23(11), 847-860
36 Tan, M., & Teo, T S (2000) Factors influencing the adoption of Internet banking Journal of the Association for information Systems, 1(1), 5
37 Thompson, r L., higgins, C A., and howell, J M, 1991 Personal computing: Toward a conceptual model of utilization MIS Quarterly, 1: 125–143
38 Ting, H., Yacob, Y., Liew, L., & Lau, W M (2016) Intention to use mobile payment system: a case of developing market by ethnicity Procedia-Social and Behavioral Sciences, 224, 368-375
39 Trivedi, J (2016) Factors Determining the Acceptance of E Wallets International Journal of Applied Marketing and Management, 1(2), 42-53
40 Tun, P M (2020) An investigation of factors influencing intention to use mobile wallets of mobile financial services providers in Myanmar The Asian Journal of Technology Management, 13(2), 129-144
41 Venkatesh et al, (2003) User acceptance of information technology: Toward a unified view MIS Quarterly, 27: 425–478
42 Wang, Y S et al., 2003, Determinants of user acceptance of Internet banking: an empirical study, International Journal of Service Industry Management, Vol 14, No 5: 501-519
43 Yu, C S (2012) Factors affecting individuals to adopt mobile banking: Empirical evidence from the UTAUT model Journal of electronic commerce research, 13(2), 104
1 Luật Minh Khuê (2021) Dịch vụ ví điện tử là gì? Quy định về hoạt động ví điện tử và hồ sơ mở ví điện tử như thế nào? Được truy lục từ luatminhkhue.vn: https://luatminhkhue.vn/dich-vu-vi-dien-tu-la-gi-quy-dinh-ve-hoat-dong-vi-dien-tu-va- ho-so-mo-vi-dien-tu-nhu-the-nao.aspx
2 Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile Banking Được truy lục từ: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/
3 Đức Anh (2021), Việt Nam có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động cao thứ ba thế giới Được truy lục từ: https://vneconomy.vn/viet-nam-co-ty-le-nguoi-dung-thanh- toan-qua-di-dong-cao-thu-ba-the-gioi.htm
4 Giang Di Linh (2018), Zingnews.vn, “Cách sử dụng ví điện tử hiệu quả” Được truy lục từ: https://zingnews.vn/cach-su-dung-vi-dien-tu-hieu-qua-post904019.html
5 Giang Ngân Nhi (2021), Zingnews.vn, “Ưu đãi hoàn tiền 50% trên ví MoMo thu hút giới trẻ” Được truy lục từ: https://zingnews.vn/uu-dai-hoan-tien-50-tren-vi-momo-thu- hut-gioi-tre-post1273972.html
6 Giang Tiểu San (2019), Zingnews.vn, “Cách dùng ví điện tử thông minh, tiết kiệm
2 triệu đồng mỗi tháng” Được truy lục từ: https://zingnews.vn/cach-dung-vi-dien-tu- thong-minh-tiet-kiem-2-trieu-dong-moi-thang-post973669.html
7 Minh Châu (2021) Ngân hàng Nhà nước triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Được truy lục từ baochinhphu.vn: https://baochinhphu.vn/ngan- hang-nha-nuoc-trien-khai-de-an-phat-trien-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-
8 MoMo (2019) Momo.vn, “Hướng dẫn tính năng hoàn tiền” Được truy lục từ: https://momo.vn/huong-dan/huong-dan-su-dung-tinh-nang-hoan-tien
9 MoMo (2020) Chỉ cần chạm Ví – Nộp ngay học phí ĐH Kinh tế TP.HCM Được truy lục từ: https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/chi-can-cham-vi-nop-ngay-hoc-phi- dh-kinh-te-tp-hcm-1242
10 MoMo (2020) Thanh toán học phí, quẹt Ví MoMo các sinh viên Luật ơi! Được truy lục từ: momo.vn: https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/thanh-toan-hoc-phi-quet-vi- momo-cac-sinh-vien-luat-oi-1406
11 MoMo (2020) Ví MoMo là Ứng dụng tài chính có nhiều người sử dụng nhất năm
2019 Được truy lục từ: https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/vi-momo-chinh-thuc-la- kenh-thanh-toan-dien-tu-cua-cong-dich-vu-cong-quoc-gia-1034