1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại lấy ví dụ thực tiễn ở việt nam hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, lấy ví dụ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay?
Tác giả Bùi Thị Tuyết Chin
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Liên
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngượclại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thứccủa sự vận động, phát triển.. Q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài: “Phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, lấy ví dụ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay? ”

Đề số:156

Sinh viên : BÙI THỊ TUYẾT CHINH

Lớp : Triết học Mác- Lênin 2-1-22(N07)

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Liên

HÀ NỘI, THÁNG 1 / 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 1

PHẦN NỘI DUNG……….2

I KẾT QUẢ NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT………2

1.1 Nội dung quy luật lượng chất……… 2

1.2 Kết quả……….2

II QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG……….3

2.1 Khái niệm về lượng………3

2.2 Khái niệm về chất……… 3

2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng………

3 III SỰ THAY ĐỔI CỦA CHẤT ĐẾN LƯỢNG VÀ TỪ LƯỢNG ĐẾN CHẤT………4

3.1 Sự thay đổi của chất đẫn đến sự thay đổi của lượng……… 4

3.2 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất……… 5

IV Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN……… 6

V VÍ DỤ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM……… 7

LỜI KẾT THÚC………10

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của

lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh

sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn

Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I KẾT QUẢ NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT

1.1 Nội dung quy luật lượng chất

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần lượng Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần thường xuyên có sự biến đổi

Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật hiện tượng, hiện tượng sẽ có sự biến đổi bề lượng, đến một mức độ nhất định, nó

sẽ phá vỡ chất cũ Lúc này mâu thuẫn sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ chất cũ Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với một lượng mới Tuy nhiên bản chất của lượng

là bận động nên nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó sẽ làm phá vỡ chất hiện tại

1.2 Kết quả

Quá trình vận động giữa hai mặt lượng và chất tác động với nhau qua hai mặt: Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại Lượng sẽ biến đổi dần dần

và tạo nên chất mới, hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy vọt Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy tiếp theo Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển

Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất Biến đổi về chất là kết

2

Trang 5

quả tất yếu của biến đổi về lượng Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật

II QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG

2.1 Khái niệm về lượng

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của

sự vật, hiện tượng.

2.2 Khái niệm về chất

Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải sự vật, hiện tượng khác và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác

2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng Sự thay đổi và lượng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, quá trình diễn ra: lượng thay đổi dần dần, vượt quá giới hạn độ tại điểm nút làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời, quy định một lượng mới, lượng mới tích lũy vượt quá giới hạn độ tại điểm nút và lại sinh ra chất mới… quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên,

xã hội và tư duy

Ví dụ: Nước ở 0 độ C chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, nước ở 100 độ C chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi)

Trang 6

a Độ là khái niệm dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Dưới 0 độ C, từ 0 độ C đến 100 độC, trên 100 độ C

b Điểm nút là điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất, chất cũ mất đi và chất mới ra đời, thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy

Ví dụ: 0 độ C, 100 độ C

c Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của

sự vật, hiện tượng, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng Có 2 dạng bước nhảy: bước nhảy toàn bộ – cục bộ, bước nhảy tức thời – dần dần Bước nhảy

là sự kết thúc một giai đoạn vận động

Ví dụ: từ rắn sang lỏng, từ lỏng sang khí (hơi)

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật Chất mới ra đời

sẽ quy định một lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy

mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn đó, điểm nút tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật

Như vậy, quy luật lượng chất đã vạch ra cách thức của sự vận động phát triển, trong đó lượng biến đổi sẽ mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ chất cũ, hình thành nên chất mới với lượng mới Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất sẽ tạo nên một sự vận động liên tục của sự vật

III SỰ THAY ĐỔI CỦA CHẤT ĐẾN LƯỢNG VÀ TỪ LƯỢNG ĐẾN CHẤT

3.1 Sự thay đổi của chất đẫn đến sự thay đổi của lượng

Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật Chẳng hạn, khi nhân viên đạt chất lượng của

4

Trang 7

công việc là ngưỡng KPI được giao tức là vượt qua ngưỡng đó nhân viên sẽ nhận được một khoản thù lao tương ứng Họ sẽ được sếp tin tưởng trọng dụng nhiều hơn trong các công việc sắp tới

Cũng giống như vậy, khi nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hòa tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi,

Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất

mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng

3.2 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

lượng Chúng tác động qua lại lẫn nhau Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại, nếu không có tính quy định về chất và ngược lại

Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi

về chất của nó và ngược lại, sự thau đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi

về lượng của nó Sự thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật Ở một giới hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Chẳng hạn, khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độn của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí lên tới hàng nghìn độ, song thỏi thép đố vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng Khi lượng của sự vật được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ

Độ là khoảng giới hạn mà trong đó có sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản

về chất của sự vật

Trang 8

Điểm nút là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật

Bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra

Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất Sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy đinh

Ví dụ:

Quá trình bay hơi của cục đá

Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất ở chỗ: Khi mà viên đá sau khi để ra ngoài tủ Lạnh nhiệt độ tăng lên (lượng) viên đá chảy dần và khi đạt đến một lượng nhất định viên đá sẽ thay đổi về chất trở thành dạng lỏng (chất) là nước và nếu nhiệt độ tăng lên đến điểm nút là 100 độ nước sẽ thực hiện bước nhảy dẫn đến nước sôi và trở thành dạng khí Ngược lại khi chất mới ra đời sẽ làm thay đổi về lượng khi nước sôi và dần trở thành dạng khí (chất) các phân tử trong nước sẽ di chuyển nhanh hơn (lượng)

IV Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng

để có biến đổi về chất, không được nôn nóng

Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ không dám thực hiện bước nhảy

Trong hoạt động thực tiễn, phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiển bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi

6

Trang 9

Phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết của sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng

Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật tránh tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn

Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh

Cần có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đầy đủ các điều kiện

V LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi cề lượng thành những sự thay đổi

về chất và ngược lại vào việc chúng ta chuyển từ học sinh phổ thông sang sinh viên đại học

Từ khi sinh ra, mỗi chúng ta đã phải tích lũy riêng cho mình kiến thức theo giai đoạn phát triển của bản thân Khi còn nhỏ chúng ta hãy chuẩn bị cho mình hành trang là tiếng nói, màu sắc, ngôn ngữ cho đến khi lớn hơn là những kiến thức về xã hội, thực tiễn, văn hóa, lịch sử Cũng như vậy, khi ngồi trên ghế của ngôi trường phổ thông, chúng ta cần phải tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hỏi nắm bắt được toàn bộ chương trình, những kiến thức cần thiết để tiến vào cuộc thi đại học

Quá trình chúng ra chuyển từ học sinh phổ thông thành sinh viên đại học là một quá trình khá dài và không ít những khó khăn, chúng ta cần suwh cố gắng không ngừng và quên đi mọi mệt mỏi Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng

Trang 10

thành những sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗ bạn học sinh phổ thông tích lũy kiến thức bằng cách học tập, nghe giảng trên lớp và tham khảo những vấn đè thực tiễn ngoài xã hội để có thể đi đến thành quả của quá trình tích lũy đó là bài thi đại học đạt kết quả tốt và trở thành sinh viên đại học Đối với những người do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều thì họ sẽ chưa thể vượt qua được kì thi đại họ, họ có thể mất thêm thời gian bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể không thể trở thành sinh viên đại học

Từ quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi

về chất và ngược lại của quá trình chuyển từ học sinh phổ thông thành sinh viên đại học, chúng ta có thể rút ra được phương pháp học tập và rèn luyện khi đã trở thành sinh viên đại học So với việc học ở ngôi trường phổ thông thì khối lượng kiến thức ở đại học tăng lên rất nhiều và vô cùng rộng mở Ở đây chúng ta cần phải hoạt động nhóm nhiều hơn, thuyết trình và tham gia các hoạt động ngoại khóa, Các môn học ở đại học rất đa dạng và mới mẻ, không chỉ cần nghe giảng, học trong giáo trình mà còn phải tìm hiểu về thực tiễn xung quanh Chính vì vậy mà mỗi sinh viên đại học cần phải chuẩn bị cho mình những mục tiêu và thời gian, kiến thức rõ ràng để đi đến một tương lai sáng hơn là cầm tấm bằng đại học và bước vào công việc mình yêu thích

Từ quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất là ngược lại

có thể rút ra kết luận có ý nghĩa phương pháp luật trong việc học tập của sinh viên đại học như sau: Để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích lũy đủ các tín chỉ Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là điểm nút và điểm số đại là bược nhảy, bài kết quả tốt sẽ là kiến thức, một quá trình tích lũy kiến thức trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Sau khi học những kiến thức cơ bản tức là có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có thể nghiên cứu những kiến thức khó hơn Để

có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình từ

8

Trang 11

những điều đơn giản nhất cho đến những kiến thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học, xã hội Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm hiểu thông tin mang về những “ lượng” tốt có cơ sở và đầy đủ Từ đó, làm biến đổi “ chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích tương ứng sự nỗ lực ấy

Chung quy lại, Quy luật “Chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, cho biết phương thức của sự vận động và phát triển của sự vật Khi chúng

ta xem xét các sự vật, hiện tượng, cần nhận thức ý nghĩa của quy luật này trong thực tiễn Cần sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển, đưa sự vật đi đúng quy luật

và hợp lợi ích của con người Muốn có có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy

sự thay đổi về lượng, ngược lại muốn duy trì sự ổn định của chất phải giữ được sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ; khi lượng thay đổi chưa đạt mức giới hạn độ không nên vội vàng thực hiện bước nhảy; nhưng khi lượng thay đổi đạt giới hạn độ thì phải kiên quyết thực hiện bước nhảy Từ việc nghiên cứu quy luật này với các kết luận được rút ra có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên càng mang lại giá trị to lớn Sinh viên cần nhận thức rõ quy luật và vận dụng linh hoạt vàohoạt động thực tiễn nhằm đem lại kết quả như mong đợi

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w