Quyluật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là mộttrong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vậnđộng, phát triển.. Tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN NGHÀNH NGHỀ MÀ SINH VIÊN
ĐANG HỌC.
Giảng viên hướng dẫn : LÊ THỊ KIM CHI
Sinh viên thực hiện:
1 LÊ VĂN BÌNH
2 HUỲNH THỊ MỸ DUYÊN
Lớp: 220604
Mssv: 22060415 Mssv: 22060417
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023.
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại Học Gia Định đãđưa bộ môn Triết học Mác - Lênin vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng emxin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô Lê Thị Kim Chi Chính cô
là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trongsuốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô Lê Thị Kim Chi, chúng
em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập,làm việc sau này của chúng em
Bộ môn Triết học Mác - Lênin là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuynhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạnchế Do đó, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong côxem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Phân tích nội dung quy luật từ nhữngthay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Ý nghĩa phương phápluận của quy luật và liên hệ với thực tiễn nghành nghề mà sinh viên đang học.Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượngdẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
và liên hệ với thực tiễn nghành nghề mà sinh viên đang học là trung thực và không saochép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
TP HCM, ngày … tháng 07 năm 2023
Nhóm thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3Khoa: KINH TẾ - QUẢN TRỊ
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1 Họ và tên sinh viên:
1 LÊ VĂN BÌNH
2 HUỲNH THỊ MỸ DUYÊN
2 Tên đề tài: PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI
VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN NGHÀNH NGHỀ MÀ SINH VIÊN ĐANG HỌC.
3 Nhận xét:
a) Những kết quả đạt được:
b) Những hạn chế:
4 Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5): Sinh viên: 1 LÊ VĂN BÌNH 2 HUỲNH THỊ MỸ DUYÊN Điểm số: ……… Điểm chữ: ………
TP HCM, ngày … tháng … năm 2023 Giảng viên chấm thi (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của bài tiểu luận 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý luận chung: 3
1.2 Khái niệm lượng và khái niệm chất: 3
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất: 4
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận: 6
1.5 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật: 7
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG
2.1 Vận dụng vào tìm hiểu về cách thức vận động của quá trình tích lũy kiến thức của học sinh 8
2.2 Đôi nét về hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh: 10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận 16
2 Kiến nghị 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, conngười dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiệntượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của lý luậnnhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệcủa các sự vật và tính chỉnh thể của chúng Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũngnhư của tư duy con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc
tự ý xóa bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó vào trong thực tiễn Quyluật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là mộttrong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vậnđộng, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạtđộng thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Đặc biệt là đối với đấtnước Việt Nam ta khi đứng trước xu thể phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH với những khó khăn về mọi mặt, do
đó việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng – chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trìnhphát triển kinh tế đất nước Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng em xin trìnhbày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng – chất, trên cơ sở đó rút
ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức và vận dụng quy luật này để phát triển nền kinh
tế Việt Nam, đồng thời khẳng định lại một lần nữa tính tất yếu của tư tưởng của chủtịch Hồ Chí Minh với những nguyên lý Mác – Lênin trong quản lý và phát triển đấtnước
Trang 6chỉ ra rằng sự thay đổi và lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sựthay đổi nhảy vọt về chất khiến sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có nhữngbước đột phá vượt bậc Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của cặp quyluật lượng – chất trong đời sống ngày nay, tổ 5 chúng em sẽ nghiên cứu về đề tài:
“Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Sựvận dụng trong nhận thức và thực tiễn của bản thân.”
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu sâu hơn về quy luật lượng và chất, vận dụng quyluật vào thực tiễn đời sống để làm rõ hơn các khái niệm và mối quan hệ của chúng Từ
đó rút ra được ý nghĩa, chỉ ra những tác động quy luật đến thực tế của bản thân Thôngqua việc nghiên cứu đề tài, bản thân mỗi sinh viên cũng có thêm được nhiều kiến thứccủng cố thêm vào đời sống và chuyên ngành học
Đối tượng nghiên cứu: Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đếnnhững thay đổi về chất và ngược lại, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật và liên hệvới thực tiễn nghành nghề mà sinh viên đang học
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng cơ bản là phương pháp lập luận quy nạp kết hợpvới các phương pháp phân tích, chứng minh, khái quát tổng hợp các tài liệu liên quantới Triết học Mác – Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đếnnhững thay đổi về chất và ngược lại
5 Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phụ lục khác, kết cấu đề tàigồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Vận dụng
Do trình độ nhận thức về vấn đề này nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếusót, rất mong nhận được những nhận xét góp ý của cô giáo
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý luận chung:
Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra cách thức,phương thức hay còn gọi là con đường vận động và phát triển của sự vật, hiện tượngkhi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ đầy đủnhững thay đổi về lượng Đồng thời còn biểu hiện tính chất của sự vận động và pháttriển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với
sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa cónhững bước nhảy vượt bậc
“Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có
vô vàn lượng mới tồn tại”
Ví dụ: Đối với mỗi phân tử nước (H O) thì lượng là số nguyên tử tạo thành nó,2tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi; tòa nhà có 70 tầng, cao 80m; diện tíchtòa nhà là 8000m2
1.2 Khái niệm lượng và khái niệm chất:
1.2.1 Khái niệm lượng
“Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như cácthuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó Lượng của sựvật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người Lượng của sự vật biểu thị kíchthước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp,nhịp điệu nhanh hay chậm …”
1.2.2 Khái niệm về chất
Trong thế giời này có hàng vạn sự vật và hiện tượng Mỗi sự vật, hiện tượng đóđều có các chất đặc trưng tạo ra chúng, nhờ vậy mà chúng ta có thể phân biệt sự vậthiện tượng này với sự vật hiện tượng khác “Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉtính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ củacác thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác”
Trang 8Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là
1083độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C … Các thuộc tính (tính chất) này nói lên chấtriêng của đồng sẽ phân biệt nó với các kim loại khác Chất của các sự vật hiện tượng làthuộc tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng nhưng không đồng nhất với kháiniệm thuộc tính Mỗi sự vật, hiện tượng đều sẽ có những thuộc tính cơ bản và không
cơ bản Chỉ các thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng Khi cácthuộc tính cơ bản có sự thay đổi thì chất của sự vật thay đổi
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:
1.3.1 Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa hai mặt: chất và lượng, vàchúng tương tác qua lại với nhau Trong sự vật, nếu như không có quy định về chất thìquy định về lượng sẽ không bao giờ tồn tại, và ngược lại
Sự thay đổi về lượng và chất của sự vật cùng diễn ra với sự vận động và pháttriển của sự vật Những thay đổi này có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không táchrời nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất và ngượclại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó Sự thayđổi về lượng có thể chưa lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật Trong mộtgiới hạn nhất định, lượng của sự vật có sự thay đổi, nhưng về cơ bản thì chất của sựvật chưa thay đổi Ví dụ như là nung nóng một thỏi thép trong lò, nhiệt độ của lò cóthể lên đến hàng trăm độ hoặc thậm chỉ là hàng nghìn độ nhưng thỏi thép vẫn ở trạngthái rắn chứ không phải là chất lỏng Tóm lại, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho
sự thay đổi về chất và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, từ đó sự vật, hiện tượngmới ra đời
Ví dụ: Khi tình cảm của hai người yêu nhau đủ nhiều (lượng thay đổi), thì từngười yêu sẽ thành vợ chồng (chất thay đổi)
Trang 9“Điểm nút”
Điểm nút là phạm trù triết học chỉ điểm giới hạn mà tại đó lượng thay đổi đạt tớichỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật hiện tượng thay đổi Hay nói cách điểm nútchính là thời điểm diễn ra sự chuyển hóa về chất của sự vật
Ví dụ: Thời điểm sinh viên làm xong báo cáo tốt nghiệp, tích lũy đủ số lượng tínchỉ
“Bước nhảy”
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây ra, là quá trình trực tiếp chuyển từ chấtnày sang chất khác một cách căn bản Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động,phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Bước nhảy từ chất học sinh sang chất sinh viên.
- Bước nhảy diễn ra hết sức đa dạng và phong phú về hình thức tùy theo mâu thuẫn,tính chất, điều kiện của mỗi sự vật Có những bước nhảy phổ biến như là:
+ Bước nhảy đột biến: Bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn
làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộphận của nó
Ví dụ: Phản ứng hóa học làm thay đổi từ chất này thành chất khác nhanh chóng,
chỉ trong một thời gian ngắn Vụ nổ hạt nhân làm cho các chất bị phá hủy và thay đổichỉ trong tích tắc
+ Bước nhảy dần dần: Bước nhảy từ từ, từng bước trong quá trình chất sẽ thay
đổi bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần yếu tố củachất cũ
Ví dụ: Trong tự nhiên, sự chuyển biến, tiến hóa từ vượn thành người là cả một
quá trình hết sức lâu dài, nó có thể lên đến hàng vạn năm
+ Bước nhảy toàn bộ: Làm thay đổi tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố …
của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Trong đời sống xã hội có sự chuyển hóa từ chế độ xã hội này sang chế độ
xã hội khác vì nó làm thay đổi mọi mặt trong xã hội
+ Bước nhảy cục bộ: Bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, từng bộ phận,
những yếu tố riêng lẻ cấu thành sự vật
Trang 10Ví dụ: Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp, quan lieu tham nhũng sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Lưu ý: “độ”, “điểm nút” và “bước nhảy” không phải là bất biến, nó có thể thay
đổi tùy theo từng sự vật, hiện tượng, từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
1.3.2 Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy
mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật
Sự vật, hiện tượng hay chất mới chỉ xuất hiện khi bước nhảy được thực hiệnnghĩa là khi lượng biến đổi đạt đến điểm nút và xảy ra bước nhảy Chất mới ra đời sẽtác động ngược lại lượng đã thay đổi của sự vật, nó có thể làm thay đổi kết cấu quy
mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
Ví dụ: Việc sản xuất và sử dụng Vắc xin ngừa COVID - 19 là cả một quá trình˗gồm: nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nhiều lần, phê duyệt và sản xuất.Lượng (quy trình nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nhiều lần) biến đổi đạtđến điểm nút (phê duyệt) và thực hiện bước nhảy (từ nghiên cứu sang sản xuất) Trảiqua quá trình nghiên cứu sẽ cho ra loại Vắc - xin phù hợp để sản xuất Và vắc - xin đãsản xuất đó sẽ giúp quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các loại Vắc - xin khác ngừaCOVID - 19 hiệu quả và nhanh chóng hơn
Có thể nhận thấy rằng, quy luật chỉ ra quan hệ lượng - chất là quan hệ biện chứng
và bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vàmặt lượng Những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại,chất là mặt tương đối ổn định, lượng lại dễ biến đổi hơn Lượng biến đổi gây ra mâuthuẫn với chất cũ rồi phá vỡ độ cũ dẫn đến sự hình thành chất mới hình với lượng mới,lượng mới ấy lại tiếp tục biến đổi, đến độ nhất định lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm
nó Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tụccủa quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tưduy
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận:
Bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng có sự tồn tại của chất và lượng, do đótrong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn cần coi trọng cả hai phương diệnnhư nhau Qua đó, con người mới có thể nhận thức toàn diện được sự vật, hiện tượng
và loại bỏ đi cách nhìn sự vật, hiện tượng một chiều, phiến diện mà dẫn đến sai lầm
Trang 11Mỗi sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng Trong
đó, sự vật, hiện tượng nào sẽ trải nào đó sẽ trải qua quá trình thay đổi dần từ lượngtheo một trình tự để dẫn đến sự thay đổi về chất và từ những thay đổi về chất tác độnglàm thay đổi về lượng Cho nên, con người phải biết kiên trì, từng bước tích lũy đểthay đổi, hoàn thiện dần những mặt hạn chế của bản thân Và trong hoạt động thực tiễncần loại bỏ các xu hướng tả khuynh lẫn hữu khuynh làm thay đổi giữa lượng và chất
để tránh gây ra hậu quả xấu của sự vật, hiện tượng Ngoài ra, bước nhảy thì có rấtnhiều nên trong hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn phải biết vận dụng mộtcách linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện và hoàncảnh khác nhau
Chất của sự vật, hiện tượng do các thuộc tính cơ bản tạo nên, trong đó các yếu tốcủa thuộc tính cơ bản có thể giống nhau nhưng phương thức liên kết khác nhau lại cóthể cho ra nhiều chất khác nhau Vì thế chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu các sự vật,hiện tượng một cách tỉ mỉ và toàn diện để đạt kết quả tốt nhất Có thể thấy, trên thươngtrường, ví dụ như có hai công ty cùng hoạt động trên một lĩnh vực, có hai yếu tố cấuthành giống nhau từ nhân sự, hệ thống quản lý, điều hành v.v… nhưng có chất lại khácnhau: Một công ty phát triển mạnh mẽ, trên đà thăng tiến và một công ty liên tục thụtlùi, có nguy cơ phá sản Nguyên nhân có thể do phương thức liên kết giữa các mốiquan hệ làm việc trong công ty, ở mỗi cá nhân hoạt động tại công ty đó dẫn đến hiệusuất và thành tích của công ty
1.5 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật:
Nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất,nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủnguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ Cụ thể:
Thứ nhất, nguyên tắc phát triển yêu cầu khi xem xét đối tượng phải đặt nó trongtrạng thái vận động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ thấy trạng thái hiện tại mà cònthấy khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai Để làm điều đó, trước hết phảinhận thức được nguồn gốc, động lực cơ bản của phát triển là mâu thuẫn
Thứ hai, nguyên tắc phát triển yêu cầu phải nhạn thức được sự phát triển như mộtquá trinh trải qua các giai đoạn, từ thấp dến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kémhoàn thiện đến hoàn thiện; mỗi giai đoạn có những đặc điểm, tính chất củ thể, tồn tạitrong những hình thức cụ thể Từ sự phân tích cụ thể quá trình phát triển của đối tượng