Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC MÔN
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: 9 PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC MÔN
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày thi: 13/03/2023
Bài làm gồm: 15 trang (không bao gồm lời cảm ơn, mục lục và danh mục tài
liệu tham khảo)
Điểm Cán bộ chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bằng số Bằng chữ
Trang 3Lời cảm ơn,
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, đã đưa môn học Triết học Mác – Lênin vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
bộ môn – Nguyễn Ngọc Kim Ngân đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này
Qua bài tiểu luận này, chúng em xin được trình bày bày những gì đã nghiên cứu, học tập và tích lũy được, do kiến thức và kỹ năng của chúng em còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn, chúng em xin chân thành cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1
B PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT 2
1.1.Phạm trù Chất 2
1.2 Phạm trù Lượng 3
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất 4
1.3.1 Phạm trù Độ, Điểm nút và Bước nhảy 4
1.3.2 Nội dung quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại 6
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 7
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 9
2.1 Vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập và tích lũy của sinh viên hiện nay 9
2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập của bản thân 11
C PHẦN KẾT LUẬN 15
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5A.PHẦN MỞ ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc
tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn Quy luật
“từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này
sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Trong bản thân sự vật thì hai mặt này luôn tác động qua lại, ở nột mức độ nào đó, làm cho sự vật phát triển Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng trong sự vật chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức đủ để dẫn tới sự thay đổi về chất thì độ bị phá vỡ và sự vật phát triển sang một giai đoạn mới, khác hẳn về chất Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động
và phát triển không ngừng Dù nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của sự vật cũng sẽ đến một giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn bản Qua quá trình học tập và nghiên cứu về môn học, quy luật này có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội đặc biệt là trong giáo dục, học tập của học sinh viên – lĩnh vực mà bản thân em rất tâm đắc và thích thú Ngoài ra, việc nghiên cứu quy luật lượng chất còn là yêu cầu khách quan để nắm bắt tri thức chuyên ngành đối với sinh viên Vì vậy mà em quyết định chọn “Phân tích nội dung quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay” làm đề tài cho tiểu luận lần này
1
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
1.1.Phạm trù Chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải cái khác.(Cần phân biệt chất với tính cách là phạm trù triết học với khái niệm chất của các ngành khoa học cụ thể và trong cuộc sống hàng ngày, nó không đồng nhất mà nó có nội dung khái quát hơn nhiều, bao hàm được tất cả những khái niệm chất của khoa học cụ thể Nó là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng) Chất của các sự vật là do những thuộc tính vốn có của sự vật kết hợp một cách hữu cơ với nhau tạo thành, bản thân mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật
mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó
Ví dụ: kim cương và than chì tuy đều do Cácbon tạo thành, nhưng lại có sự khác biệt rất căn bản về chất Sự khác nhau về chất ấy được quyết định bởi phương thức liên kết khác nhau của các phân tử Cacbon
Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật lại không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó
Chẳng hạn, ngày nay do tiến bộ khoa học và công nghệ, do đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương
cổ phần hoá, một bộ phận những người lao động trở thành trung lưu nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân và tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại, quan hệ giữa tư bản với những lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột Bởi vì quan hệ quản lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất quy định Ở một
số nước tư bản phát triển hiện nay, hàng chục triệu công nhân có cổ phần, nhưng 20%
2
Trang 7những người giầu có vẫn kiểm soát 70% - 80% nguồn lợi kinh tế, tỷ xuất giá trị thặng
dư thấp nhất là 200% Qua đó, có thể nói tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các nước đó chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản
Từ đó, có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó
Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật làm cho sự vật này không hoà lẫn với sự vật khác, mà tách biệt cái này với cái khác
Sự đồng nhất và khác biệt của các sự vật không chỉ được xác định bởi những tính quy định về chất mà còn bởi những tính quy định về lượng
Chẳng hạn, rượu (trong suốt) không chỉ khác với nước cất về mùi vị, tác dụng sinh học…mà còn về khối lượng riêng của chúng; hai chiếc bàn giống nhau về chất liệu và hình dáng nhưng lại khác nhau về kích thước Như vậy, cùng với những tính quy định
về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có những tính quy định về lượng
Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn…thể kết tinh, tan trong nước, vị mặn là những tính chất (thuộc tính) quy định vốn có của sự vật (muối) không lệ thuộc
ý muốn của con người do vậy mang tính khách quan
1.2 Phạm trù Lượng
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó
Trong thực tế, lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể
và chính xác như chiều dài khối lượng, Song, có những tính quy định về lượng chỉ
có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ giác ngộ cách mạng của một con người, trình độ phát triển của một xã hội
Lượng không nói lên sự vật đó là cái gì Các thông số lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với vận động biến đổi của sự vật Do đó, lượng nói lên
3
Trang 8mặt không ổn định của sự vật, mặt liên tục thay đổi trong sự vận động phát triển của
sự vật
Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ là tương đối, phụ thuộc vào mối quan hệ xác định Nghĩa là có cái trong mối quan hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác
nó lại là lượng và ngược lại Do vậy, cần tránh quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá gianh giới giữa chất và lượng Xác định chất và lượng phải căn cứ vào từng mối quan
hệ cụ thể
Ví dụ: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H O2 nghĩa là gồm hai nguyên tử hidrô và một nguyên tử ôxi
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.3.1 Phạm trù Độ, Điểm nút và Bước nhảy
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật Trong độ, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác Trong giới hạn của “độ” lượng và chất tác động biện chứng với nhau làm cho
sự vật vận động Trong giới hạn của “độ”, lượng là yếu tố động, nó thường xuyên biến đổi, quá trình này diễn ra một cách từ từ theo cách thức tăng dần hoặc giảm dần Nhưng sự thay đổi đó chưa làm thay đổi về chất Chất là yếu tố tương đối ổn định hơn Khi lượng thay đổi đến giới hạn nào đó thì chất căn bản của sự vật mới thay đổi, sự vật không còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó Tại điểm giới hạn mà sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút
Ví dụ: Độ của tuổi chưa trưởng thành về nhận thức của con người: Trong điều kiện được nuôi dạy, học tập, lao động bình thường, là từ lớp 0 -> 18 tuổi, vượt tuổi này được xem như người trưởng thành và chịu trách nhiệm về hành vi trước pháp luật, xã hội
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới Vì vậy, có
4
Trang 9thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy
Ví dụ: Khi một sinh viên đã đủ điều kiện ra trường với bằng loại khá, sinh viên này đã học thêm một năm để tích lũy điểm số cao hơn với hy vọng ra trường với tấm bằng loại giỏi Người này học và thi lại các môn điểm thấp để cải thiện điểm số, nhằm tìm được công việc tốt hơn, sinh viên này đang biến đổi nhanh về chất
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra
Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian ngắn làm thay đổi cơ bản toàn bộ kết cấu của sự vật, hiện tượng
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ thông qua việc tích lũy chất mới và loại bỏ chất cũ
Tuy nhiên bước nhảy dần dần khác với thay đổi dần dần Bước nhảy dần dần là
sự chuyển hóa dần dần từ chất này sang chất khác còn thay đổi dần dần là sự tích lũy dần về lượng để vượt qua điểm nút tạo nên sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng
đó Căn cứ vào quy mô ta phân chia làm bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng rẻ của sự vật, hiện tượng
Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi toàn bộ chất của sự vật, hiện tượng Trên thực tế, muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ ta phải thực hiện bước nhảy cục bộ
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C
Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất về chất; với sự tích lũy
về lượng khi vượt qua giới hạn nào đó gọi là điểm nút thì bước nhảy được hình thành
và chất của sự vật, hiện tượng bắt đầu được thay đổi Khi chất được hình thành thì sẽ
có tác động trở lại tới lượng của sự vật, hiện tượng, quy định nên điểm nút và độ mới Qúa trình đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển
5
Trang 10Như vậy, không có sự thay đổi dần dần về lượng thì không thể có sự nhảy vọt về chất được Sự thay đổi dần về lượng được gọi là sự tiến hoá Sự nhảy vọt về chất còn được gọi là cách mạng Không có tiến hoá thì không có cách mạng, và không có sự phát triển
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút Sau khi ra đời, chất mới có sự tác động trở lại sự thay đổi của lượng Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó Chẳng hạn, chúng ta không thể dùng chai 1lít (thể tích của nó đủ
để chứa hết 1 lít nước ở trạng thái lỏng) để chứa hết 1 lít nước sau khi đã cho lít nước
đó hoá hơi Tốc độ vận động của phân tử nước ở trạng thái hơi cao hơn rất nhiều so với tốc độ vận động của phân tử đó trong trạng thái lỏng…
Trạng thái lỏng điểm nút trạng thái hơi - | -| -
0 C 0 C < t 0 0 0 C<100 0 C 100 C 0
- ĐỘ -
Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất
1.3.2 Nội dung quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự phát triển nào chúng đều chứa đựng quy luật lượng chất này cả, vấn đề là chúng ta có tìm ra được nó hay không thôi
Chất mới ra đời quy định lượng mới nó thể hiện ở quy mô mới, mức độ, nhịp điệu mới của sự vật Những chất mới lại tiếp tục biến đổi đến một mức độ nào đó phá
vỡ chất cũ chất mới lại được hình thành Quá trình đó lặp đi lặp lại không ngừng tạo nên cách thức, cơ chế, hình thái của sự phát triển làm rõ sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của
6