1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và lấy 05 ví dụ để làm rõ ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nội dung quy luật “phủ định của phủ định” và lấy 05 ví dụ để làm rõ ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó.
Tác giả Nguyễn Mai Linh
Người hướng dẫn ĐỒNG THỊ TUYỀN
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biếncủa mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tưduy; đó là khuynh hướng vậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN

và lấy 05 ví dụ để làm rõ ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó.

Giảng viên hướng dẫn : ĐỒNG THỊ TUYỀN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Linh

Lớp : Triết học Mác - Lênin-1-2-22 (N07) MSSV : 22013668

Năm học : 2022 - 2023

HÀ NỘI, THÁNG 6/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Quy luật “Phủ định của phủ định” 4

1.1 Phủ định là gì? Thế nào là Phủ định biện chứng? 4

1.2 Quy luật “phủ định của phủ định” 5

1.3 Nội dung quy luật “phủ định của phủ định” 5

2 Ý nghĩa phương pháp luận và ví dụ về quy luật “phủ định của phủ định” 6

2.1 Ví dụ 6

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “phủ định của phủ định” 8

3 Liên hệ thực tiễn quy luật “phủ định của phủ định” 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định” Quy luật này đã được vận dụng nhiều trong các lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay Vậy nên để hiểu rõ hơn về quy luật phủ định của phủ định và ứng dụng của quy luật trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, em xin trình bài đề tài: “Phân tích nội dung quy luật “phủ định của phủ định” và lấy 05 ví dụ để làm rõ ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó.”

Trang 4

NỘI DUNG

1. Quy luật “Phủ định của phủ định”.

Quy luật “phủ định của phủ định” là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin

1.1 Phủ định là gì? Thế nào là Phủ định biện chứng?

Theo triết học Mác - Lênin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật Không như vậy sự vật không phát triển được Sự thay thế

đó được triết học gọi là sự phủ định

Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ Điều

đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Đó là phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến

bộ hơn sự vật cũ Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền

đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ

Trang 5

Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật

Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ Cái mới chỉ có thể

ra đời trên nền tảng cái cũ Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định

1.2

Quy luật “phủ định của phủ định”

Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc) cũng như như kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển

Hay nói cách khác, quy luật phủ định của phủ định thể hiện nội dung sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

1.2 Nội dung quy luật “phủ định của phủ định”

Trang 6

Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát

triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn

Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của

mình Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát) song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn

Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển,

đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiển một trình độ cao hơn của sự phát triển Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiển tính vô tận của sự phát triển

Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như ở phủ định biện

chứng còn có thêm đặc trưng – có tính chu kỳ

Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm

nhiều lần phủ định biện chứng

Kết luận: Quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định Do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn Do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng, mà là theo đường xoáy trôn ốc

2 Ý nghĩa phương pháp luận và ví dụ về quy luật “phủ định của phủ định”.

2.1

Ví dụ

Trang 7

 Ví dụ 1:

Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con Sau đó phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới

 Ví dụ 2:

Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa Sau đó phủ định lần 2 là cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới

Từ một đến nhiều tức là đã có sự phát triển lên nấc thang cao hơn.

 Ví dụ 3:

Khi giai cấp phong kiến nắm quyền, trong nội tai của xã hội phong kiến đã có

sự tích lũy tư bản của các địa chủ, thương gia Đó chính là sự tích lũy về lượng Một khi lượng đã được tích lũy đủ thì giai cấp tư sản sẽ thực hiện bước nhảy đó chinh là cuộc cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến Đó là quá trình tích lũy dần về lượng, khi đã đủ lượng thì thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự thay đổi về chất Và khi chính quyền Tư sản đã thanh lập nó đã phủ định chính quyền phong kiến Mà trước đó chế độ phong kiến đã phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ Vậy TBCN chính là cái phủ định của phủ định

 Ví dụ 4:

Sự phát triển của cây mướp: Hạt mướp - Hạt nảy mầm - Cây mướp Khi hạt nảy mầm, "hạt mướp" không còn tồn tại, do đó chúng ta gọi "hạt nảy mầm" đã phủ định sự tồn tại của hạt mướp Sự xuất hiện của "cây mướp" cũng xóa bỏ

sự tồn tại của "hạt nảy mầm", do đó cây mướp là phủ định của "hạt nảy mầm"

Trang 8

Nói cách khác, quá trình trên đã trải qua 2 lần phủ định Kết quả "cây mướp" chính là sự phủ định của phủ định hạt mướp

 Ví dụ 5:

Trong giai đoạn bạn học tiểu học chẳng hạn: quá trình học của bạn là quá trình tích lũy dần về lượng Khi bạn học lớp 5, sự tích lũy này đã đạt được đủ lượng cần thiết, chỉ cần bạn thực hiện một bước nhảy (thi tốt nghiệp) thành công nữa

là bạn trở thành học sinh THCS, đây là sự thay đổi về chất Và khi bạn đã là một học sinh cấp 2, có sự khác biệt lớn đối với học sinh cấp 1, thì chính bạn

đã phủ định lại cấp 1 Mà trước đó, khi bạn bước vào học cấp 1 (tiểu học) thì bạn đã phủ định cấp mẫu giáo Vậy xét trong phạm vi từ mẫu giáo đến cấp 2 thì: cấp 1 phủ định mẫu giáo, cấp 2 phủ định cấp 1, do đó cấp 2 là sự phủ định của phủ định

2.2

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “phủ định của phủ định” Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển

Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới,

vì cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động

Trang 9

thực tiễn, cần có nhận thức đúng về cái mới và có thái độ đúng đối với cái mới đồng thời chủ động phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển Phải có cái nhìn biện chứng trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ "hư vô chủ nghĩa",

"phủ định sạch trơn"

Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu bản chất, tính quy luật, những hình thức và phương pháp nhận thức, vấn đề chân lý Nó giải đáp một cách đúng đắn và đầy đủ mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học

3 Liên hệ thực tiễn quy luật “phủ định của phủ định”.

Có thể thấy rằng, thời trang là một vòng lặp lại khi chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI nhưng đang mặc những bộ trang phục mang hơi hướng của nhiều thế

kỷ trước, chỉ là chúng đã được cách tân một cách hiện đại hơn, phù hợp hơn Những bộ trang phục của thời đại ngày nay là những kế thừa từ những trang phục của thời xưa nhưng đã được sáng tạo, cải tiến để sao cho chúng hiện đại hơn, trẻ trung hơn

Áo dài, bộ trang phục truyền thống của người Việt Nam, nhìn lại cả quá trình lịch sử phát triển của bộ áo dài, có thể thấy nó đã được cách tân rất nhiều

để phù hợp với thời đại hơn Quy luật phủ định của phủ định đã giúp nhìn rõ hơn

về quá trình phát triển áo dài của nước ta Thế kỷ XVII, kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng Trong suốt thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XX, để tiện hơn cho việc đồng áng, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành một tà áo Người xưa phải ghép hai vạt

áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 - 40cm Là trang phục của

Trang 10

tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ XX Trong những năm 1939 - 1943, bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939 Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết u hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đính nơ, … Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc Đến năm 1943, thì kiểu áo này dần bị lãng quên Năm 1960, áo dài với tay raglan, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách

Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái,linh hoạt

Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình Đầu những năm 1960, áo dài

Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục thời đó Bà đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét Nhưng ngày nay, mẫu áo dài rất được ưa chuộng

vì sự thoải mái và phù hợp với khí hậu nước ta

Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó Tà áo hẹp

và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể Ngày nay, chiếc áo dài truyền thống đã cách tân tạo ra rất nhiều

Trang 11

kiểu dáng, sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau Áo dài mặc với quần jeans, áo dài tà ngắn, áo dài tranh vẽ, áo dài cong có thể mặc trong ngày cưới,

Như vậy, qua nhiều lần phủ định biện chứng được kế thừa từ áo dài cổ truyền, áo dài ngày nay đã được cách tân phù hợp hiện đại hơn mà vẫn mang vẻ đẹp truyền thống.

Trang 12

KẾT LUẬN

Từ khẳng định đến phủ định, từ phủ định đến phủ định, đó là quá trình phát triển dường như quay lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn Cách nói khác, quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng mang tính gián đoạn và tính chu

kỳ Sau một số lần phủ định, một chu kỳ được thực hiện, nó mở ra một chu kỳ mới cho sự phát triển tiếp theo Sự phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là bước trung gian trong sự phát triển Sau một số lần phủ định, kết thúc một chu kỳ, sự vật, hiện tượng lập lại như cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn Đó là phủ định của phủ định Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật, hiện tượng với tư cách làm tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tích cực trong quá trình phát triển trước đó Nó có nội dung phong phú hơn cái khẳng định ban đầu và cái phủ định trong chu kỳ của sự phát triển Đặc trưng quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là sự phát triển dường như quay lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn

Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước Ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt Hiểu những đặc điểm ở từng chu kỳ để có cách tác động phù hợp với yêu cầu phát triển Theo đó, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân

tố tích cực của cái cũ và do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w