1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Triết học Mác- Lênin PLT 07A Ề TÀI : “QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAYĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ ÝNGHĨ

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác- Lênin( PLT 07A)

Đ

Ề TÀI : “QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY

ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY”

Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :

Hưng Yên, ngày 29 tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Phần 1 Lý luận chung 3

1.1) Nội dung phương pháp luận 3

1.2) Ý nghĩa phương pháp luận 5

Phần 2 Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân 5

2.1) Liên hệ thực tế: Quy luật lượng chất biểu hiện trong quá trình học tập. .6

2.2) Liên hệ bản thân: Những giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên đại học nói chung và sinh viên Học Viện Ngân Hàng nói riêng 8

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Mỗi học sinh ngay từ khi rời xa chiếc mũ ca-lô, chiếc khăn quàng đỏ đã

có ước mơ là đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn hay đơn giản là được học tiếp bậc đại học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nơi sẽ giúp mỗi học sinh được nghiên cứu, học tập, được đào tạo, rèn luyện để có kĩ năng cho công việc sau này Ấy thế nhưng đỗ đại học là một chuyện, còn việc học đại học lại là một câu chuyện hoàn toàn khác Trong thực tế không thiếu những bạn học sinh trở thành sinh viên cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy ngợp và không có cho mình được tâm lý, tâm thế tốt nhất để bước vào con đường học tập và làm việc trên môi trường đại học Môi trường đại học khác môi trường phổ thông rất nhiều, mọi thứ càng trở lên khó khăn hơn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, covid-19 đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, các hoạt động của của con người, khiến học sinh, sinh viên chúng em không thể đến trường Nếu tiếp tục giữ những phương pháp học tập truyền thống thì sinh viên không thể tồn tại trong môi trường đại học khắc nghiệt được, đặc biệt là Học Viện Ngân Hàng Đây là một vấn đề rất đáng quan ngại, em chọn đề tài này với mong muốn thông qua quá trình nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và quy luật lượng - chất nói riêng có thể giúp đỡ một phần nào cho các,

bạn sinh viên trong việc hình dung, xây dựng được phương thức học tập mới phù hợp với bản thân và rút ra nhứng kinh nghiệm cho mình trong việc học tập

Bài luận với mục đích mở rộng những kiến thức về môn Triết học, giúp cho sinh viên chúng ta hiểu rõ, hiểu đúng đề tài quy luật lượng – chất Bên cạnh

đó, biết cách áp dụng vào đời sống, quá trình học tập tích lũy “lượng” kiến thức, giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay Để đạt được mục đích

đó, đề tài cần giải quyết những nội dung sau: phân tích và làm rõ nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng - chất, liên hệ thực tế: Quy luật lượng chất biểu hiện trong quá trình học tập và cuối cùng là xác định những phương pháp, xây dựng hành trình học tập, tích lũy kiến thức đúng đắn, giúp sinh viên phát triển, thành công rực rỡ khi học ở đại học

Trang 4

Bài luận mang đến ý nghĩa lý luận: Giúp chúng hiểu rõ hơn về quy luật lượng - chất Đồng thời mang lại ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng quy luật vào quá trình học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức của cộng đồng sinh viên nói chung và sinh viên Học Viện Ngân Hàng nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng học tập

Trang 5

NỘI DUNG

Phần 1 Lý luận chung

1.1) Nội dung phương pháp luận.

1.1.1) Khái niệm về chất và lượng.

a) Khái niệm về chất

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó

và phân biệt nó với cái khác Mọi sự vật hiện tượng đều được cấu thành bởi các thuộc tính khách quan vốn có của nó, là căn cứ để ta phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Chẳng hạn cái tai nghe có những thuộc tính riêng giúp ta phân biệt nó với cái loa Tuy nhiên không thể đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản

và không cơ bản Chất được tạo thành chủ yếu từ những thuộc tính cơ bản Sự mất đi hay biến đổi của những thuộc tính này sẽ làm cho chất của sự vật cũng mất đi và biến đổi theo Phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể mà thuộc tính

cơ bản và không cơ bản mới được phân biệt rõ ràng

Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được xác định bởi các thuộc tính và yếu tố cấu thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó Các yếu tố, thuộc tính được liên kết theo phương thức khác nhau sẽ tạo ra chất khác nhau Ví dụ: Với các nguyên tố hóa học C, H khi liên kết ta sẽ có chất khác

so với các nguyên tố C, H, O khi liên kết Bên cạnh đó, với 3 chất C, H, O nếu liên kết theo nhiều kiểu khác nhau, ta lại được các chất khác nhau như nhóm chất axit, este,

Mỗi sự vật khi tồn tại không chỉ có một chất mà có nhiều chất tùy theo góc

độ mà ta xem xét Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, mỗi sự vật chỉ có một chất

cơ bản với tư cách là tổng hợp của các chất, các thuộc tính, các yếu tố cấu thành

và phương thức liên kết giữa các yếu tố đó

Trang 6

Như những điều đã phân tích bên trên, ta thấy được rằng chất cũng chỉ mang tính ổn định tương đối

b) Khái niệm về lượng

Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng

về mặt số lượng, yếu tố cấu thành, quy mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó

Mỗi sự vật khi tồn tại cũng có nhiều lượng tùy theo cách thức xác định Nhắc đến lượng là nhắc đến chiều dài, ngắn; quy môn lớn, bé,… của sự vật, hiện tượng Lượng thường được xác bởi các đơn vị cụ thể ( ví dụ như dài 5m, có 10 bông hoa,…) nhưng cũng có thể được hiểu một cách trừu tượng ( trình độ văn hóa cao hay thấp,…) Lượng thường xuyên biến đổi

1.1.2) Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại mối quan hệ giữa lượng và chất trong một chỉnh thể Chúng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất song không phải lúc nào lượng thay đổi thì chất sẽ thay đổi Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để vượt qua giới hạn nhất định thì chất vẫn chưa thể thay đổi Khoảng giới hạn đó được gọi là độ Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi bản chất của sự vật, hiện tượng Sự phát triển của bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất Điểm nút chính là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đủ làm cho chất của sự vật thay đổi Tại thời điểm điểm nút sẽ xảy ra bước nhảy Bước nhảy là sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó tạo ra

Nếu không có bước nhảy, sự vật sẽ không thể thực hiện được sự thay đổi về chất làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời Do đó bước nhảy vừa là sự kết

Trang 7

thúc một giai đoạn phát triển của sự vật, vừa là khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của

sự vật Tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng mà hình thức các bước nhảy khác nhau, hết sức phong phú, đa dạng, có bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ,… Khi chất mới của sự vật, hiện tượng ra đời tác động trở lại lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng thông qua bước nhảy Khi chất mới được hình thành thì sẽ có tác động trở lại tới lượng của sự vật, hiện tượng, quy định nên điểm nút và độ mới Quá trình tác động qua lại đó diễn ra liên tục làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy

1.2) Ý nghĩa phương pháp luận.

Với bất kì sự vật, hiện tượng nào đều có 2 phần chất và lượng Chúng quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, do đó, để nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự thống nhất giữa chất và lượng.

Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để

có biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không đươc bảo thủ Bước nhảy làm cho chất mới ra đời, thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng; nhưng sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã đạt đến giới hạn, tức là điểm nút, muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng Đồng thời, khi lượng đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng; tư tưởng nôn nóng thường được biểu hiện ở chỗ không chú ý đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục; ngược lại, tư tưởng

Trang 8

bảo thủ biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát triển chỉ là

sự thay đổi về lượng Cần khắc phục cả hai biểu hiện trên

Sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có tính khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy phải tuân theo điều kiện khách quan, những cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan Nói cách khác, trong hoạt động thực tiễn, không chỉ xác định quy mô

và nhịp điệu bước nhảy thật khách quan, khoa học mà còn phải quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, chủ động nắm bắt

cơ hội thực hiện kịp thời bước nhảy

Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành

mà còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nên trong hoạt động thực tiễn cần phải biết cách tổ chức, sắp xếp, tác động đến các yếu tố cấu thành sự vật để tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ, nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất

Phần 2 Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân

2.1) Liên hệ thực tế: Quy luật lượng chất biểu hiện trong quá trình học tập.

Biển tri thức nhân loại vô cùng bao la rộng lớn Con người, bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh thần con người còn phải luôn tiếp thu những tri thức, trước hết là để phục vụ cho bản thân, sau là đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của đất nước Quá trình tích lũy tri thức không nằm ngoài quy luật lượng – chất Bởi lẽ việc tích lũy tri thức sẽ khiến con người có những thay đổi nhất định, đồng nghĩa với việc có thay đổi về chất Trong suốt 12 năm đèn sách, mỗi học sinh đều đã tích lũy cho bản thân một lượng kiến thức khổng lồ, bước nhảy thành công qua rất nhiều điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt qua

Đó chính là vượt qua kì thi THPT quốc gia, vượt qua điểm nút này chứng minh được rằng học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt,

Trang 9

mở ra giai đoạn phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên

Giống như ở bậc THPT để có được tấm bằng đại học thì mỗi sinh viên cần phải tích lũy đủ các học phần theo quy định của trường Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông Sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần, thầy

cô không còn đọc cho ta chép như cấp phổ thông mà phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà giảng viên đã cung cấp Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn so với học sinh ở phổ thông Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp Trên nền tảng mới, trình độ nhận thức của sinh viên tăng lên, tiếp tục hướng đến tầm tri thức cao hơn Quá trình tích lũy học phần của sinh viên là độ, các bài kiểm tra và các kì thi là nút và việc vượt qua chúng là bước nhảy, bước nhảy quan trong nhất trong đó chính là tốt nghiệp đại học Quá trình ấy liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng ngay trong chính bản thân con người, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã hội Việc nhận thức quy luật lượng – chất trong quá trình học tập của học sinh sinh viên mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn của trong thực tiễn, không chỉ với bản thân học sinh sinh viên mà còn có ý nghĩa với công tác quản

lý và đào tạo Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm qua giáo dục nước ta đã mắc phải rất nhiều những sai lầm trong tư duy quản lý cũng nhưng trong hoạt động đào tạo thực tiễn Việc chạy theo bệnh thành tích là thực tế đáng báo động, bởi lẽ mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng vẫn có được điều kiện để ‘thành công” thực hiện bước nhảy, nghĩa là không học nhưng vẫn đỗ, vẫn có bằng Kết quả là trong nhiều năm nhiều, giáo dục đã cho ra lò rất nhiều người không có “lượng” mà cũng không có “chất” Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho những sinh viên cảm thấy mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm Tuy nhiên cũng có không ít sinh viên đăng kí học vượt nhưng không đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu quả nợ môn rất nhiều Khác với việc được tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thành công, việc này giúp nhận

Trang 10

ra luôn được rằng những sinh viên ấy chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi ngược lại với quy luật lượng – chất, hậu quả là sự thất bại

2.2) Liên hệ bản thân: Những giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của

sinh viên đại học nói chung và sinh viên Học Viện Ngân Hàng nói riêng Việc hiểu và áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi

về lượng thành những sự thay đổi về chất vào các hoạt động trong đời sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên Là một sinh viên, việc xác định động cơ học tập cho bản thân là vô cùng cấp thiết Chúng ta cần phải có thái độ quyết tâm, đúng đắn, rõ ràng khi làm bất

cứ công việc gì, việc học tập cũng không là ngoại lệ Mỗi chúng ta cần hiểu rõ, xác định rõ mình học để làm gì, học như thế nào, đích đến của việc học… Với một môi trường đòi hỏi tính tự giác như học đại học, việc xác định được động cơ học tập đã là bước đầu trên con đường đi đến thành công Có thể nói, xác định được động cơ học tập đúng đắn là tính chất quyết định nội dung, hình thức, phương hướng học tập tốt Sau khi hình thành động cơ học tập thành công thì bước tiếp theo là xác định phương pháp học tập đúng đắn Nếu phương thức học tập chính xác thì với động cơ có sẵn từ trước sẽ giúp ta băng băng trên con đường thành công, luôn luôn mang trong mình sự hứng thú, hăng say, cháy hết mình cho sự nghiệp, sứ mệnh làm sinh viên

2.2.1) Tích lũy tri thức dần dần và kiên trì học hỏi.

Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở đại học thì ta phải học từ từ từng bài một Học từ dễ đến khó để có thể hiểu thấu được bài học Giống như việc bạn ăn một con cua Hoàng đế vậy, bạn không thể ăn một miếng hết được con cua mà cần phải ăn từ từ, từng miếng một mới hết được Nếu ta cố gắng ăn hết trong một miếng thì chắc hẳn sẽ không thể nhai được mất Việc học ở đây cũng vậy Với một lượng kiến thức đồ sộ, ta cần thời gian để ngấm kiến thức Do kiến thức khó nên ta sẽ thấy rất lâu để thấy sự thay đổi rõ rệt Đơn giản vì ta chưa cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để thấm nhuần những tri thức ấy Có nghĩa là

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w