Nhận thức đượcquy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn, em quyết định lựa chọnđề tài: “Vận dụng Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đếnnhững thay đổi về chất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề số: 413
“Phân tích vị trí, vai trò, nội dung của quy luật: “Từ những sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” của phép biện chứng duy vật, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng
vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay?”
HỌ VÀ TÊN
MSV
LỚP TÍN CHỈ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
:TRẦN THỊ BÌNH DƯƠNG : 22010045
: N21 : TS PHẠM THU TRANG
Trang 2HÀ NỘI, THÁNG 05/2023
MỤC LỤC
L I M ĐẦẦU Ờ Ở 1
N I DUNG CHÍNH Ộ 2
PHẦN 1 VỊ TRÍ - VAI TRÒ - NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT: 2
1 V trí và vai trò c a quy lu t: ị ủ ậ 2
2 N i dung c a quy lu t ộ ủ ậ : 2
2.1 Khái ni m chấất: ệ 2
2.2 Khái ni m vềề l ệ ượ ng: 3
2.3 Quan h bi n ch ng gi a l ệ ệ ứ ữ ượ ng và chấất: 3
PHẦN 2: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 6
PHẦN 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 6
1 S khác nhau c b n gi a vi c h c Trung h c Ph Thông (THPT) ự ơ ả ữ ệ ọ ở ọ ổ và Đ i h c: ạ ọ 6
Trang 32 Trong h c t p và nghiên c u cầần tiêến hành t dêễ đêến khó, tránh ọ ậ ứ ừ nóng v i đôết cháy giai ộ đo n: ạ 7
3 Liên t c rèn luy n và tránh t t ụ ệ ư ưở ng ch quan: ủ 8 DANH M C TÀI LI U THAM KH O Ụ Ệ Ả 11
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình vận động và phát triển, mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng biến đổi Sự biến đổi này tuân theo những quy luật nhất định, trong đó có quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Đây được coi là cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới
Đối với sinh viên Đại học nói riêng và học sinh nói chung, việc tìm ra cho mình phương pháp học tập hiệu quả là thực sự cần thết Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn, em quyết định lựa chọn
đề tài: “Vận dụng Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên” làm đề tài nghiên cứu
Bài làm của em có thể còn nhiều sai sót, em mong thầy cô thông cảm
và góp ý chỉnh sửa giúp em để em có thể củng cố kiến thức và hoàn thiện bản thân tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy cô
Trang 5NỘI DUNG CHÍNH PHẦN 1 VỊ TRÍ - VAI TRÒ - NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT:
1 Vị trí và vai trò của quy luật:
Quy luật là những mối liên hệ mang tính bản chất, tương đối ổn định và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố hay các thuộc tính bên trong của một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Quy luật lượng và chất
là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại” chỉ ra cách thức vận động và phát triển chung nhất của sự vật, hiện tượng trong thế giới Mọi sự vận động, phát triển đều phải tích lũy về lượng, đạt đến điểm nút, thực hiện bước nhảy thì mới có thể thay đổi về chất
2 Nội dung của quy luật:
2.1 Khái niệm chất:
Chất là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố, tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện về chất khác nhau
Một sự vật, hiện tượng có thể có một hoặc nhiều chất, chất của sự vật được biểu hiện thông qua những thuộc tính của nó Chỉ có những thuộc tính
2
Trang 6cơ bản mới tạo thành chất của sự vật Tuy nhiên sự phân chia thuộc tính thành
cơ bản và không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối
Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi những yếu
tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa
là bởi kết cấu của sự vật
2.2 Khái niệm về lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ, của các quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Đặc điểm cơ bản của lượng là tính biến đổi
Lượng cũng mang tính quy định khách quan: sự vật, hiện tượng nào cũng có lượng, lượng là một dạng của vật chất chiếm một số vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định
Sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau, có lượng diễn đạt bằng con số chính xác, có lượng chỉ nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa
…
2.3 Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:
a) Nội dung quy luật và các khái niệm cơ bản
Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt lượng và chất, hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng
Trang 7Lượng là mặt thường xuyên biến đổi, còn chất là mặt tương đối ổn định, lượng đổi trong một giới hạn nhất định chưa làm cho chất đổi, khoảng giới hạn đó gọi là độ Độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng hoặc giảm) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chấ của sự vật diễn ra
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn đó chính là điểm nút Điểm nút dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ, làm thay đổi về chất của sự vật
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới
Khi chất mới ra đời quy định một lượng mới tương ứng với nó Lượng mới này vận động và biến đổi trong một khoảng giới hạn mới được gọi là độ mới Khi tích lũy đủ về lượng sẽ đạt tới điểm nút mới, đồng thời thực hiện bước nhảy mới cho ra đời một chất mới hơn nữa Quá trình này diễn ra có tính liên tục, vô tận
Bước nhảy có nhiều hình thức khác nhau, dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy nhanh và bước nhảy dần dần Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật, người ta chia thành bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ Trong lĩnh vực xã hội, thay đổi về lượng được gọi là “tiến hóa”, thay đổi về chất được gọi là “cách mạng”
b) Ví dụ về quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Để học tại trường Đại học Phenikaa, bạn phải đáp ứng được các chỉ tiêu tuyển sinh của trường sau kì thi THPT Quốc Gia hằng năm Có thể xem
4
Trang 8học tập là quá trình tích luỹ về lượng mà kì thi là điểm nút, hoàn thành bài thi
là bước nhảy và có thể đạt được mức điểm để dẫn đến sự biến đổi về chất hay chưa
Trong quá trình rèn luyện ở trường học, tích luỹ kiến thức là dạng tích luỹ về lượng, sự tích luỹ phát triển dần qua từng năm học, từng học kì, từng bài giảng Theo từng ngày, kiến thức sẽ được bổ sung vào “bộ nhớ” của bạn, giúp bạn có một lượng thông tin nhất định để dẫn đến sự thay đổi về chất (đậu
và trở thành sinh viên trường Đại học Phenikaa) Trong lượng được nêu ở trên (quá trình tích luỹ kiến thức trong 12 năm học) tồn tại nhiều lượng, chất, điểm nút, bước nhảy nhỏ hơn Việc tích luỹ kiến thức qua từng bài học, khi đạt đến một lượng kiến thức nhất định, bạn sẽ chuyển sang mức độ mới cao hơn Như vậy, thời gian giữa các mức độ học tập gọi là độ; bài kiểm tra, bài thi là điểm nút; và sự chuyển từ cấp độ cũ sang cấp độ mới là bước nhảy Trong 12 năm học, bạn phải thực hiện lượng lớn bước nhảy, vượt qua số lượng điểm nút nhất định, có nhiều sự thay đổi về chất tương ứng với mức tích luỹ về lượng Khi vượt qua được kì thi đại học và trở thành sinh viên của Đại học Phenikaa,
có nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến sự hình thành chất mới Đầu tiên
là sự thay đổi từ học sinh (chất cũ) thành sinh viên (chất mới), chất mới tác động trở lại lượng Giờ đây, lượng là sự tích luỹ kiến thức mới lẫn kỹ năng mềm, bên cạnh đó cũng là sự phát triển về suy nghĩ, nhận thức, hành động, cách tư duy Chất mới có sự khác nhau với chất cũ ở chỗ quá trình tích luỹ kiến thức thông qua quá trình tự học, tìm tòi nghiên cứu, tự định hướng ở bậc Đại học thay vì là được thầy cô cung cấp như bậc Trung học Từ đấy, khi tích luỹ đủ về lượng đạt mức đầy đủ tín chỉ và hoàn thành việc thực hiện kỹ năng mềm, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học Ở giai đoạn này, điểm nút là lượng tín chỉ và kỹ năng cần đạt, bước nhảy là việc chuyển đổi từ sinh viên sang người không còn thuộc quyền quản lý của trường học Cứ như vậy, quy luật
Trang 9lượng – chất phát triển liên tục, tạo nên sự vận động không ngừng, chất mới liên tục được tạo ra, con người dần tích luỹ thêm về lượng trong chất mới, tạo tiền đề cho sự phát triển đời sống xã hội
PHẦN 2: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi
về chất Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng, vì vậy tránh chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ, thụ động
Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan
Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp
PHẦN 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong môi trường Đại học như sau:
1 Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học:
Khác với phương pháp học thụ động như THPT, sinh viên Đại học các môn học tại bậc Đại học rất đa dạng và mới mẻ Chính sự thay đổi về khối lượng kiến thức, thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều tân sinh viên
6
Trang 10gặp khó khăn trong quá trình thích nghi với môi trường học tập, giáo dục mới Đây chính là sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất Do đó, nếu muốn thành công thì ngay khi bước chân vào giảng đường, sinh viên phải luôn tự nhắc nhở mình phải chuẩn bị kế hoạch và thực hiện chúng thật nghiêm túc để mang lại những kết quả to lớn
Sinh viên cần phải tự giác trong học tập và chủ động nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo Cùng một vấn đề nghiên cứu, một người học với thái độ hời hợt, mang tính đối phó và một người học với thái độ hăng say, nỗ lực bền bỉ thì sẽ cho ra hai kết quả khác nhau Người kiên định sẽ là người có kết quả tốt hơn
so với người do dự ở ngã rẽ Vượt qua sự khó khăn và thử thách sẽ giúp chúng ta trở nên bản lĩnh và tự tin hơn
2 Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn:
Để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút
và điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc một giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên Vì vậy, trong việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật
Sau khi học những kiến thức cơ bản, tức là khi có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn Ví dụ như trước khi lên Đại học thì phải hoàn thành việc học ở 3 cấp bậc trước, nếu không, tình trạng mất gốc sẽ xảy ra Việc tiếp thu kiến thức từ cơ bản
Trang 11đến nâng cao là phương pháp học tập khoa học mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng quy trình Một số trường hợp sinh viên không chú tâm học tại lớp, bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề, làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức Nhiều sinh viên đợi đến gần giai đoạn thi mới bắt đầu học, dẫn đến tình trạng quá tải, bội thực kiến thức vì cấp tốc, gây ảnh hưởng tới chất lượng bài làm trong giai đoạn thi cử Ngoài
ra, có nhiều sinh viên có sức học trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều môn học trong cùng một năm hay một học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến không có môn học nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại
Tóm lại, để đạt kết quả cao trong các kì thi, sinh viên phải có cho mình một lộ trình học tập đúng đắn, và hành động từ những việc nhỏ nhặt mỗi ngày Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực
3 Liên tục rèn luyện và tránh tư tưởng chủ quan:
Không chỉ dừng lại ở các bài giảng trên lớp, sinh viên còn nên chủ động tìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, tích luỹ và học hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và tự tin bước ra đời Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất-lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ
8
Trang 12rằng mình đã làm hết sức có thể.
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên
có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội Sinh viên cần rèn luyện ý thức học tập bởi quá trình học tập phải được tích luỹ từ từ theo thời gian, đốt cháy giai đoạn trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới
Trang 13KẾT LUẬN
Thông qua những phân tích đã nêu trên, có thể thấy tầm quan trọng của quy luật lượng – chất ở nhiều phạm vi trong đời sống Đối với vấn đề học tập của học sinh - sinh viên, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, học tập và phát triển
Thị trường tuyển dụng lao động ngày càng đề cao “chất” của ứng cử viên, vì vậy ngay từ khi còn đang trong giai đoạn học tập ở giảng đường, sinh viên cần chủ động thích nghi với môi trường mới, không ngừng rèn luyện, học tập, thực hành kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao trình
độ bản thân cả ở kiến thức chuyên môn lẫn kĩ năng mềm Từ đó, sinh viên có thể đặt những bước chân đầu tiên lên con đường phát triển sự nghiệp
Không chỉ dừng lại ở phạm vi sinh viên, bất kì ai trong số chúng ta cũng có thể áp dụng quy luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, để từ đó tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội
10
Trang 14DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác Lênin (dành cho hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản chính trị quốc gia
sự thật.
[3] Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.