ĐỀ THI TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Đề bài: Khái niệm, đặc điểm và các quy luật của cảm giác. Tri thức về các quy luật của cảm giác được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Trong hoạt động học tập của anh/chị, anh chị vận dụng những quy luật này như thế nào? Cho ví dụ.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Khái niệm, đặc điểm và các quy luật của cảm giác Tri thức về các quy luật của cảm giác được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Trong hoạt động học tập của anh/chị, anh chị vận dụng những quy luật này như thế nào? Cho ví dụ.
Họ tên:
MSSV:
Trang 2Hà Nội
Trang 3MỤC LỤC
Đề bài: Khái niệm, đặc điểm và các quy luật của cảm giác (Lấy ví dụ minh họa) Tri
thức về các quy luật của cảm giác được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống (Lấy ví
dụ)? Trong hoạt động học tập của anh/chị, anh chị vận dụng những quy luật này như
thế nào? Cho ví dụ 2
I KHÁI NIỆM 2
II ĐẶC ĐIỂM 2
III CÁC QUY LUẬT 4
1 Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác 4
2 Quy luật về tính thích ứng của cảm giác 5
3 Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác 5
IV VẬN DỤNG QUY LUẬT CẢM GIÁC 6
1 Vận dụng trong cuộc sống 6
2 Vận dụng của cá nhân trong hoạt động học tập 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4ĐỀ SỐ 2:
Khái niệm, đặc điểm và các quy luật của cảm giác (Lấy ví dụ minh họa) Tri thức
về các quy luật của cảm giác được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống (Lấy ví dụ)? Trong hoạt động học tập của anh/chị, anh chị vận dụng những quy luật này như thế nào? Cho ví dụ
BÀI LÀM
I KHÁI NIỆM
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của
sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Các kích thích này tác động lên các giác quan, các giác quan tiếp nhận các kích thích, sau đó mã hóa, chuyển tới não bộ Tại vỏ não các thông tin này được xử lí và con người có được cảm giác Tất cả các thông tin bên ngoài được chuyển vào trong thông qua các “kênh cảm giác” của chúng ta
Quá trình cảm giác gồm ba khâu như sau:
o Kích thích xuất hiện và tác động vào một cơ quan thụ cảm
o Xuất hiện xung thần kinh được truyền theo các dây thần kinh tới não
o Vùng thần kinh cảm giác tương ứng ở vỏ não hoạt động tạo ra cảm giác
II ĐẶC ĐIỂM
Thứ nhất, cảm giác là quá trình nhận thức, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc (do
quá trình nhận thức cũng là một quá trình tâm lý1) Kích thích gây ra cảm giác là sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và các trạng thái tâm sinh lý của bản thân ta
1 “Quá trình tâm lý là hiện tương tâm lý có nảy sinh, có diễn biến và có kết thúc ”; Quá trình tâm lý bao gồm quá trình nhận thức (cảm
giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng) – tr.22 – Giáo trình Tâm lí học đại cương, ĐH Luật Hà Nội, PGS.TS Đặng Thanh Nga (chủ biên)
Trang 5Thứ hai, cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng,
những thuộc tính này không liên kết với nhau Ngoài ra, cảm giác còn phản ảnh những thuộc tính bên trong của cơ thể
Thứ ba, cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp Tức nó phản
ánh những sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp đến các giác quan của ta Ví dụ: khi ta nghe thấy có tiếng ồn tức là âm thanh đó được vành tai thu nhận, hướng âm thanh vào ống tai và đập vào màng nhĩ làm chuyển động các xương thính giác ở tai giữa Chuỗi xương này tác động lên ốc tai ở tai trong, kích thích các tế bào lông cũng chuyển động và tạo ra các xung điện, truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên não2
Thứ tư, cảm giác con người mang bản chất xã hội, lịch sử Cụ thể:
Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ những thuộc tính của sự vật, hiện tượng sẵn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những thuộc tính của sự vật, hiện tượng là sản phẩm do con người sáng tạo ra
Ví dụ: Sơn tường màu xanh - màu sắc thiên nhiên này gợi sự tươi mát, thân thiện với môi trường Với màu sắc này sẽ tạo nên cảm giác thoải mái về tâm lý, nhẹ nhàng thanh thoát, tạo cảm hứng khi làm việc Hay xe cứu hỏa có màu đỏ do sắc đỏ khiến ta liên tưởng tới lửa; xe cứu thương có màu tráng tạo cảm giác vô trùng
Ở con người, cơ chế sinh lý của cảm giác không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai
Ví dụ: Khi bị ngã, đứa trẻ sẽ thấy đau, nhưng sau khi nghe lời động viên, khen ngợi
từ người lớn, cảm giác ấy sẽ mất đi
Bản thân các giác quan của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội, lịch sử
2 Cấu tạo của tai người - vì sao tai nghe được âm thanh?, trang thông tin điện tử của Vinmec
Trang 6III CÁC QUY LUẬT
1 Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác
Tính nhạy cảm của giác quan là khả năng của các giác quan đảm nhận kích
thích trực tiếp tác động đến các giác quan đó
Ngưỡng của cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.
Ngưỡng cảm giác có 2 loại:
o Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác:
Ngưỡng phía dưới của cảm giác là cường độ kích thích tối thiểu đủ để
gây được cảm giác
Ngưỡng phía trên của cảm giác là cường độ kích thích tối đa mà ở đó
vẫn còn gây được cảm giác
vùng cảm giác được, vùng này có một vùng phản ánh tốt nhất.
1000 Hz Vùng phản ảnh tốt
16 Hz
Ngưỡng phía dưới
20000 Hz Ngưỡng phía trên
o Ngưỡng sai biệt của cảm giác là mức độ chênh lệch tối thiểu về chất lượng hay
cường độ giữa hai kích thích cùng loại mà giác quan có thể phân biêt được hai
kích thích đó
Ví dụ: Mỗi ngày tóc chỉ mọc thêm từ 2 – 7mm, đây là con số rất nhỏ, khó có thể
nhận ra được sự thay đổi về độ dài của tóc theo từng ngày Để nhận biết tóc dài
hơn so với trước, ta cần chờ đợi sau một vài tháng tóc sẽ mọc dài thêm
Tính nhạy cảm sai biệt là năng lực của giác quan có thể nhận ra được ngưỡng sai biệt.
Trang 72 Quy luật về tính thích ứng của cảm giác
Tính thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của giác quan cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích Khi cường độ kích thích tăng thì
độ nhạy cảm giảm, khi cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng
Ví dụ: Tập gym ngày đầu sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi do phải gia tăng hoạt động của xương khớp và các cơ giãn nở hơn so với trước kia Sau một thời gian trải qua nhiều bài tập với mức độ khác nhau, sức chịu đựng của cơ thể tăng, cảm giác đau nhức không còn nữa Tuy nhiên, nếu tần suất tập luyện không đều đặn, cơ bắp không nhận được sự kích thích từ những động tác vận động, khi ấy sức chịu đựng của cơ thể lại quay về trạng thái như ban đầu
Cảm giác sẽ bị suy yếu và có thể mất đi khi quá trình kích thích kéo dài
Ví dụ: Mới đầu đeo kính sẽ thấy gọng kính gây vướng víu cho tai, phần mũi như
có thêm sức nặng Sau một thời gian, ta không còn những cảm giác đó nữa
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động rèn luyện Ví dụ: Để tham gia vào thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc vào năm 2018,
binh sĩ Hàn Quốc và lính Mỹ tiến hành cởi trần để tập luyện dưới trời tuyết nhằm tăng cường khả năng chiến đấu ở nhiệt độ dưới 0 độ C3
3 Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
Đó là sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia Sư tác động này có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp ở những giác quan cùng loại hay khác loại
Ví dụ: Ăn vải trước, ăn thêm chuối chín sau nhưng ta lại cảm thấy chuối có vị nhạt Do khi ăn vải, vị giác trong lưỡi ta thay đổi nhanh chóng để thích ứng với việc đang có một lượng ngọt trong miệng, khiến ta có cảm giác ngọt Còn chuối chín
Trang 8không ngọt bằng vải4, nên vị giác chưa kịp thay đổi về trạng thái cũ, ta sẽ cảm giác chuối có vị nhạt
Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại
Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loaị xảy ra trước đó hay đồng thời Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời Ví dụ: lúc bị bệnh ăn gì cũng không thấy ngon
IV VẬN DỤNG QUY LUẬT CẢM GIÁC
1 Vận dụng trong cuộc sống
Đo thính lực
Đo thính lực là trình bày biểu đồ minh họa khả năng nghe của một người ở mỗi bên tai Biểu đồ thính lực sẽ dao động trong khoảng từ 125 đến 8000 Hz Bác sĩ sẽ mở nhiều âm thanh với các tần số khác nhau cho bệnh nhân nghe Âm thanh nhỏ nhất và
âm thanh lớn nhất mà người đó có thể nghe được ở mỗi tần số khác nhau sẽ được đánh dấu trên biểu đồ thính lực cùng với cường độ, đây gọi là "ngưỡng nghe"
Trình bày món ăn của các đầu bếp
Các đầu bếp sẽ tuân thủ nguyên tắc sau để đem lại cảm giác gọn gàng, sạch sẽ cho thực khách, tránh tình trạng phân bố thức ăn quá nhiều tại một góc đĩa Cụ thể, họ chia nhóm thức ăn thành 3 nhóm cơ bản là tinh bột, rau củ và món chính, hình dung đĩa thức ăn giống như một chiếc đồng hồ Món chính trình bày ở khoảng giữa từ 3 giờ đến 9 giờ Món tinh bột: trình bày ở khoảng giữa từ 9 giờ đến 11 giờ Nhóm rau củ: trình bày ở khoảng giữa từ 11 giờ đến 3 giờ
Ngoài ra, để tăng phần kích thích vị giác, đầu bếp sẽ khóe léo chọn lựa loại đĩa cho phù hợp với món ăn Bởi việc chọn đĩa ảnh hưởng rất lớn để hình thức món ăn và cảm nhận của thực khách Chẳng hạn, đĩa hình bầu dục được sử dụng cho
4 “100g cùi vải có chứa khoảng 15 gam đường…” cao hơn lượng đường trong chuối do “chuối có kích cỡ trung bình (100 gam) chứa
12.2 gam đường…” Theo Những người không nên ăn quả vải của cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định và Giá trị dinh dưỡng trong quả chuối của cổng thông tin điện tử Vinmec
Trang 9những món ăn có hình thon dài như cá, cá được đặt dọc theo thân đĩa Hoặc với đĩa vuông hoặc chữ nhật không, họ không dùng rau, củ quả trang trí theo hình vòng cung hoặc hình tròn vì sẽ tạo ra các góc trống, mang đến cảm giác món ăn không được đầy đặn Thay vào đó, các đầu bếp trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh
Thiết kế màu sắc chủ đạo để xây dựng thương hiệu
Màu xanh dương là màu của biển cả và bầu trời, chính vì vậy nó mang ý nghĩa của sự bình yên, thư giãn và cảm giác năng nổ Tone màu này được sử dụng chủ yếu trên các mạng xã hội và công ty truyền thông nổi tiếng như Facebook, Twitter và Skype Chúng tạo cho người sử dụng cảm giác như đang chìm vào không gian “sống ảo” để thư giãn, để giao lưu kết nối với bạn bè muôn nơi chỉ bằng một cái nhấp nút
“đồng ý” lời mời kết bạn,…
Hồng là một màu sắc mang thiên hướng nữ tính, nhẹ nhàng và lãng mạn Chính
vì vậy, màu hồng là sự chọn lý tưởng cho các thương hiệu cung cấp sản phẩm và dịch
vụ cho phụ nữ Ta có thể kể đến hãng mỹ phẩm Benefit, đồ lót Victoria Secret và búp
bê Barbie
Màu đen tượng trưng cho sự bí ẩn, sức mạnh, sự thanh lịch và tinh tế Nhiều nhãn hiệu thời trang, giày thể thao thường sử dụng màu đen trong logo của họ như Chanel, Nike Điều này giúp người tiêu dùng hiểu được sản phẩm của họ hướng đến đối tượng khách hàng theo đuổi phong cách lịch thiệp, sang trọng, quyến rũ
Phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị
Trọng tâm của các phương pháp dạy trẻ khiếm thị là giúp trẻ tiếp nhận thông tin qua các giác quan còn lại Theo quy luật bù trừ, khả năng thị giác của trẻ không tốt, nên sự tập trung sẽ chuyển sang các giác quan còn lại, các giác quan này thậm chí nhạy bén hơn người bình thường
Trang 10Thứ nhất, ta sử dụng các vật liệu, mô hình mô phỏng để trẻ có thể nghe/cảm nhận/ngửi/nếm nhằm rèn luyện cho các giác quan khác nhạy bén hơn phần giác quan khiếm khuyết
Thứ hai, chữ nổi Braille là phương tiện tốt để người khiếm thị tự đọc sách, tự nghiên cứu các vấn đề Trẻ phải liên tục chuyển tiếp thông tin từ tay đến não và chuyển thông tin từ ngôn ngữ này snag ngôn ngữ kia để hiểu Điều này giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều
2 Vận dụng của cá nhân trong hoạt động học tập
Trong cách thư giãn tinh thần
Trong quá trình học tập, tôi phải thường xuyên đọc sách nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin điện tử, soạn Word, làm Power Point Điều này khiến cho mắt phải điều tiết rất nhiều để đáp ứng cường độ kích thích từ môi trường bên ngoài Lúc này, cảm giác đau mắt, mỏi mắt, khô mắt xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu nên tôi sẽ có các triệu chứng như đau nửa đầu, đau hốc mắt Rõ ràng, chúng ta không thể hoàn thiện bài vở tốt nhất với một cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng được Vậy nên, tôi đặt ra quy định: cứ cách 1 tiếng học bài, ta lại hướng mắt ra ngoài cửa sổ, nhìn vào sắc xanh của bầu trời và cây cối để mắt được thư giãn Bởi theo nghiên cứu khoa học, màu xanh và màu lục hấp thu và phản xạ ánh sáng ở mức trung bình, làm cho các tổ chức ở võng mạc trong mắt và hệ thống thần kinh, vỏ đại não dễ chịu, từ đây sẽ giảm căng thẳng cho mắt Ngoài ra, khi tra cứu thông tin học tập trên các thiết
bị điện tử, ta sẽ cài đặt chế độ Night light (ánh sáng đêm) để màn hình hiển thị màu sắc
ấm hơn, giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình thiết bị điện tử Ánh sáng này là tác nhân lớn gây nên hiện tượng nhức mỏi mắt, tật khúc xạ nếu sử dụng trong thời gian lâu Do đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn cùng năng lượng cao, dễ dàng xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể, gây tổn thương các tế bào cảm thụ ánh sáng ở giác mạc, nên gây ra cảm giác mỏi mắt, khô mắt
Trang 11Trong cách trình bày vở viết
Tiêu đề bài học và các tiểu mục sẽ được viết bằng cỡ chữ lớn, với tone mực màu cam/xanh lá/vàng tạo sự tương phản tương ứng với màu mực xanh lục/đỏ/tím được sử dụng trong các phần nội dung chi tiết Khoảng cách giữa các dòng được giãn cách đủ rộng Thêm với đó, tôi phân cấp từng mục một cách rõ ràng: phần ghi chép bài giảng, câu hỏi, lời giải thích, chứng minh chiếm 3⁄5 tổng bài; phần ghi chú lại vấn đề còn thắc mắc, lời nhận xét hay đưa ra ý tưởng mới chiếm 1⁄5 tổng bài; phần tổng kết nội dung bài học chiếm 1⁄5 tổng bài
Đối với những kiến thức cần ôn tập tổng hợp
Để khái quát lại những nội dung đã học, tôi còn có thể ghi chú và lưu trữ thông tin theo dạng sơ đồ tư duy như sau: bắt đầu từ chính giữa trang giấy với tiêu đề lớn nhất - quan trọng nhất, rồi từ đó tỏa ra các nhánh, từ các nhánh nhỏ này lại tiếp tục những nhánh khác nhỏ hơn Cách trình bày như vậy cho phép tôi có được một lượng lớn thông tin chỉ trong một trang giấy, nội dung bài học được tóm gọn với vài từ khóa, tạo sự kết nối giữa các ý, dễ dàng thêm bớt thông tin
Tuy nhiên, trước một khối lượng lớn bài tập cần ôn tập, chắc hẳn ai cũng cảm thấy chán nản, uể oải Vậy nên, để tăng động lực học tập, tôi sẽ tô điểm cho sơ đồ tuy duy thêm phần sống động bằng cách sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong việc ghi chép Do màu sắc có tác dụng kích thích vùng sáng tạo trong não, giúp cho những thông tin ghi chép trở nên thú vị hơn, dễ lưu lại hơn Việc mã hóa màu sắc sẽ giúp ta liên kết màu sắc với trí nhớ, tôi có thể nhớ được nội dung của những phần ghi chép đó
mà không phải quá cố gắng
Tất cả phối hợp, liên kết với nhau tạo nên hệ thống bài học mạch lạc, thống nhất, góp phần làm trang vở viết lôi cuốn, sinh động hơn rất nhiều Dưới sự tác động trực quan thú vị như vậy, sự hứng thú, sáng tạo với bài học sẽ được kích thích, tình thần học tập tràn đầy năng lượng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong học tập
Trang 12Trong phần trình bày trang chiếu Power Point
Trong quá trình hoạt động nhóm học tập, tôi được các thành viên nhóm “tín nhiệm” giao nhiệm vụ làm trang chiếu Power Point cho phần thuyết trình Tôi thường tuân thủ các nguyên tắc sau đây nhằm tạo ra một slide thuyết trình đẹp, khoa học để thu hút sự chú ý từ người nghe
Trong một slide, tôi thiết lập sự đồng bộ về kiểu chữ, cỡ chữ (trừ đề mục phải để
cỡ chữ to hơn để nhấn mạnh về nội dung được hướng tới) Cùng với đó, nhiều hiệu ứng khác nhau cũng được tạo dựng như sự thay đổi màu chữ, sự chuyển động của hình khối, sử dụng các gam màu tương phản hoặc cùng tone màu, Đồng thời, khoảng cách giữa các dòng được tôi căn chỉnh cho phù hợp, tránh tình trạng khoảng cách quá sít gây rối mắt hay quá xa khiến cảm giác mạch bài bị đứt quãng Sự thống nhất về hình thức sẽ gây ấn tượng cho người nghe (thầy cô và các bạn) về sự chỉnh chu, cẩn thận,
có trách nhiệm của nhóm đối với sản phẩm mình tạo ra
Tùy thuộc vào chủ đề của bài thuyết trình, tôi sẽ có những lựa chọn khác nhau
về phông nền, màu sắc, âm thanh, hình khối, bảng biểu, sơ đồ,… để thiết kế slide Chẳng hạn, thảo luận về chủ đề “tư duy tích cực”, những tone màu vàng, cam sẽ được
sử dụng xuyên suốt phần trình bày để tạo hiệu ứng cho chủ để bài thảo luận Theo tâm
lý học về màu sắc, con người thường thích được chào đón ngày mới dưới những tia nắng ấm áp bởi sắc vàng cam, bởi chúng đem lại cho ta cảm giác vui tươi, rực rỡ và lạc quan Hoặc trong buổi học Vật lý về bài “Sóng âm”, tôi sẽ chèn vào slide các bản thu âm khác nhau với các tần số âm thanh khác nhau để giúp người nghe hiểu được tần
số âm thanh của con người ở giới hạn nào