1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh bình phước

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Tác giả Phạm Huyền Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Vân Trà
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 691,13 KB

Nội dung

Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các nhân tố tác động đếný định sử dụng ví điện tử, Shaw 2014 đã xác nhận rằng nhận thức về tính hữudụng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởn

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-🙞🙞🙞🙞🙞 -PHẠM HUYỀN KHÁNH LINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

BÌNH PHƯỚC

Họ và tên: PHẠM HUYỀN KHÁNH LINH Lớp: HQ8-GE20

MSSV: 050608200423 GVHD: TS TRẦN THỊ VÂN TRÀ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN

TP HCM, ngày …… tháng …… năm ……

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

ví điện tử Kết quả cho thấy có 5 nhân tố bao gồm: Nhận thức tính hữu ích, sự rủi

ro, chi phí giao dịch, nhận thức tính dễ sử dụng và ảnh hưởng xã hội có tác độngđến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước Trong đó nhân tố nhậnthức tính dễ sử dụng có tác độnng mạnh mẽ nhất Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ

ra những điểm khác biệt về nhân khẩu học đến ý định sử dụng ví điện tử Nhữngphát hiện đó cũng chính là cơ sở để tác giả đưa ra một số những kiến nghị và giảipháp nhằm gia tăng sự hài lòng, củng cố lòng tin và đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng thúc đẩy sự phát triển của ví điện tử tại Bình Phước nói riêng cũng nhưcác tỉnh thành trên cả nước nói chung

Từ khóa: Ví điện tử; Nhân tố ảnh hưởng; Ý định, tỉnh Bình Phước

Trang 5

in the area Binh Phuoc Among them, the perceived ease of use factor has thestrongest impact Besides, the research also shows demographic differences in theintention to use e-wallets Those findings are also the basis for the author to offer anumber of recommendations and solutions to increase satisfaction, strengthen trust,and better meet customer needs to promote the development of e-wallets in BinhPhuoc in particular as well as provinces and cities across the country in general.Keywords: E-wallet; Influencing factors; Intention, Binh Phuoc province.

Keywords: E-wallet; Factors affecting; Intention; Binh Phuoc province

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là xu hướng diễn ra trên mọi lĩnh vực, nhờ vào

sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ mà trong thời gian gần đây nền kinh tế

số tại Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ Song song đó là sự tăng trưởng của cáckênh bán hàng trực tuyến, khối lượng hàng hóa được trao đổi ngày càng nhiều vớiphạm vi cả trong và ngoài nước Xu hướng mua bán hàng hóa và dịch vụ thông quainternet ngày trở nên phổ biến hơn Hướng tới mục tiêu đáp ứng được sự gia tăngmạnh mẽ đó, đòi hỏi cần có một công cụ thanh toán mới để đảm bảo được sự nhanhchóng, chính xác và an toàn thỏa mãn các yêu cầu thực tiễn của người sử dụng

Báo cáo thường niên “e-Conomy SEA 2023” của Google, Temasek và BainCompany được công bố vào tháng 11 năm 2023 cho biết Việt Nam là nước có tốc

độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á hai năm liên tiếp (2022

và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong 2025, tổng giá trị hàng hóa

từ 30 tỷ đô la Mỹ năm 2023 và dự báo tăng lên 45 tỷ đô là Mỹ vào năm 2025 Theobáo cáo “Ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam 2023” được Q&Me công bốngày 21/03/2023, tại Việt Nam, trung bình mỗi cá nhân dành 6,2 giờ/ngày cho việc

sử dụng điện thoại thông minh và ghi nhận 75% người dùng điện thoại thông minhdùng ứng dụng thanh toán di động hoặc ứng dụng ngân hàng trực tuyến Điều nàycho thấy những năm gần đây, thói quen quản lý tài chính và thanh toán của ngườiViệt đã thay đổi đáng kể, hầu hết có xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt vàcác giải pháp đầu tư, tích lũy trên các ứng dụng di động Đó là những điều kiệnthuận lợi để phát triển mảng thanh toán điện tử đặc biệt là phương thức thanh toánbằng ví điện tử

Tại các quốc gia đang phát triển, thanh toán phi tiền mặt đã và đang trở thànhphương thức thanh toán phổ biến và l xu hướng chung trên toàn thế giới Ví điện tử

ở Việt Nam hiện đang được đông đảo khách hàng lựa chọn thay thế hình thức thanh

Trang 7

toán bằng tiền mặt thông thường bởi đặc tính tiện lợi, nhanh chóng, linh hoạt, antoàn, phù hợp với nhu cầu của người dùng và điều kiện công nghệ (Worldpay,2017) Đến cuối năm 2023, số lượng ví điện tử đang hoạt động là 36,23 triệu víchiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu ví điện tử đã được kích hoạt, với tổng

số tiền trên các ví đện tử này là khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng (VnEconomy, 2024).Theo thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi ngày 22/11/2019, bổ sung thông tư39/2014/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán,NHNN đã bổ sung một số quy định mới về hồ sơ mở ví điện tử, kiểm soát hạn mứcgiao dịch, đặc biệt yêu cầu ví điện tử phải liên kết với tài khoản thanh toán nhằmmục đích hạn chế rủi ro có nguy cơ xảy ra Điều này có thể kiến khách hàng lo ngạikhi sử dụng ví điện tử, yêu cầu phải tìm ra được dịch vụ có thể đáp ứng được nhucầu của tất cả người dân không có tài khoản ngân hàng, một loại ví điện tử khôngcần liên kết với tài khoản ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho Chính phủ.Chính vì vậy, trong Quyết định số 316/QĐ-TT ngày 09/03/2021 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanhtoán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) đến hết năm 2024 Phương thức thanh toán bằng ví điện tử được coi là phương thức thanh toánthay thế tiền mặt, đem lại sự tiện lợi và an toàn cho người dùng, vào cuối năm 2008

đã được NHNN cấp phép hoạt động thí điểm Theo quan sát của Robocash Groupcho thấy trong vòng 4 năm kể từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022 số lượng kháchhàng sử dụng ví điện tử đã tăng trưởng hết sức ấn tượng với 330% từ 12,3 lên 41,3triệu người Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2023 cả nước

có 51 tổ chức trung gian thanh toán được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cungứng dịch vụ trung gian thanh toán đang hoạt động trên thị trường, trong đó có 49 tổchức cung cấp dịch vụ ví điện tử Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của côngnghệ tài chính và mức độ thâm nhập của điện thoại thông minh như hiện nay, việcthúc đẩy người dân sử dụng ví điện tử làm hình thức thay thế cho toán bằng tiền mặtđang được phổ biến rộng khắp Ví điện tử nhận được sự hưởng ứng tích cực của

Trang 8

khách hàng vì tính năng tiện lợi, nhanh chóng của mình Theo Nguyễn Nhật Nam(2021), ngoài tiện lợi ví điện tử còn có rất nhiều chương trình khuyến mãi, mã giảmgiá cho khách hàng Điều này có tác động tích cực đến tính hữu ích cảm nhận củangười dùng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ ý định sử dụng của người dân.

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thống kê của Ngân hàng Thế giới (Worlf Bank, 2018) cho biết Việt Nam làquốc gia có tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt thấp nhất khu vực khi chỉ đạt 4,9% trong khi

tỷ lệ này ở Malaysia là 89%, Thái Lan là 59.7% và Trung Quốc là 26,1% Để cảithiện vấn đề trên, căn cứ vào Nghị định số 101/2012/NĐ – CP ngày 22/11/2012,Chính phủ đã nỗ lực áp dụng các biện pháp như yêu cầu không dùng tiền mặt thanhtoán hóa đơn nhà, điện, nước, học phí ở đô thị đồng thời với các khoản chi phí sinhhoạt nhằm thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt Thanh toán điện tử luôn được Chínhphủ quan tâm chú trọng nhằm thúc đẩy, chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang nềnkinh tế số Tại Nghị quyết 02/NQ-CP ban hành ngày 05/01/2024 một lần nữa Chínhphủ nhấn mạnh về việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp giúp cải thiện môitrường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2024

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech)thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán là phát triển mạnh mẽnhất Nhờ có đặc điểm cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tỷ lệngười dân sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao giúp thị trường thanh toánđiện tử có nhiều lợi thế phát triển Theo Robocash Group, Fintech tại Việt Namđang chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sauSingapore, và được dự đoán sẽ đạt mức 18 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024

Trong mảng thanh toán điện tử, ví điện tử được đánh giá tiềm năng và cònnhiều tiềm năng phát triển bởi theo số liệu NHNN (2023) tính đến thời điểm31/12/2018, Việt Nam có số lượng khoảng 4,2 triệu ví điện tử đã liên kết với tàikhoản ngân hàng So với thông tin từ các công ty vận hành ví điện tử tại Việt Nam

Trang 9

thì đây là một con số khá khiêm tốn vì hàng chục triệu ví ví điện tử được mở Theo

dữ liệu được thu thập bởi Global Findex của World Bank (2023), nếu như ở giaiđoạn năm 2015 đến năm 2017 Việt Nam có 31% người trưởng thành có tài khoảnthanh toán thì hiện nay con số này đã tăng lên 77,41%, trong khi đó số lượng điệnthoại di động thuộc nhóm cao nhất thế giới đạt hơn 67 triệu chỉ đứng sau Thái Lan

và cao hơn nhiều so với tỷ lệ tham gia sử dụng internet và tỷ lệ khách hàng tiếp cậncác dịch vụ tài chính Đây là một cơ hội tối để ví điện tử ngày càng phát triển tạiViệt Nam khi có tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động cao Nếu dịch vụ ví điện tửđược đông đảo sự chấp nhận người dân sẽ tác động mạnh mẽ đến việc thanh toánkhông dùng tiền mặt, từ đó đẩy mạnh giao thương, an toàn và giảm thiểu chi phíphát hành, tăng lưu thông tiền mặt và các phương tiện thanh toán khác trong vàngoài hệ thống ngân hàng

Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các nhân tố tác động đến

ý định sử dụng ví điện tử, Shaw (2014) đã xác nhận rằng nhận thức về tính hữudụng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Lòng tincũng có một ảnh hưởng đáng kể, làm nổi bật mối quan tâm về an ninh và sự riêng tưsau khi tiến hành khảo sát 284 sinh viên Đại học Canada

Trái ngược với các kết quả nghiên cứu trước, Ahmad (2021) đã chỉ ra kếtquả nghiên cứu của mình rằng tính hữu ích cảm nhận không ảnh hưởng đến ý định

sử dụng ví điện tử Một nghiên cứu khác của Sơn, N.V và cộng sự (2021) đã nêu ranhận thức riêng tư/ bảo mật không có ý nghĩa thống kê và không được chấp nhậntrong mô hình và chỉ ra rằng giới trả không quan tâm đến vấn đề bảo mật khi sửdụng ví điện tử Điều này chỉ ra khoảng trống nghiên cứu rằng tính hữu ích cảmnhận và quyền bảo mật riêng tư có tác động đế ý định sử dụng ví điện tử hay không

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Bảo Ngọc(2021) sau khi thu thập 586 mẫu bằng hai phương pháp bảng hỏi trực tiếp và khảosát online với thang đo Likert 5 đã chỉ ra các nhân tố như nhận thức sự hữu ích,chuẩn chủ quan, sự hỗ trợ của chính phủ có tác động thuận chiều đến ý định sử

Trang 10

dụng ví điện tử với các đối tượng đang sinh sống tại Hà Nội Nghiên cứu cũng chỉ

ra tính dễ sử dụng không tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Điều này chỉ rakhoảng trống nghiên cứu rằng tính dễ sử dụng có tác động đến ý định sử dụng víđiện tử hay không

Theo Lonare, Yadav và Sindhu (2018) sau khi nghiên cứu về ví điện tử trên

285 khách hàng tại Ấn Độ, sử dụng môi hình chấp nhận công nghệ TAM đã kếtluận rằng nhận thức tính dễ sử dụng và chi phí sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến ýđịnh sử dụng ví điện tử Trong nghiên cứu của Vương, B.N (2021) về các nhân tốhiệu quả kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và nhận thức uy tín ảnh hưởng tích cực đến ýđịnh sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ sau khi thực hiện khảosát 225 mẫu Nghiên cứu cũng tồn tại hạn chế là chỉ xét tác động nói chung của toàn

bộ mẫu thu thập và chưa phân tích được sự khác biệt giữa các đặc điểm nhân khẩuhọc như giới tính, thu nhập, trình độ,

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có vịtrí địa lý chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong hành làng kinh tế mới, cửa ngõgiao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long,Tây Nguyên và với quốc tế đặc biệt là Campuchia, Lào và Thái Lan Là tỉnh có diệntích lớn nhất miền Nam, hệ thống giao thông đồng bộ có nhiều tuyến giao thônghuyết mạch thuận tiện giao thương mua bán hoàng hóa liên vùng Tại đây trình độdân trí của người dân khá cao nhưng không đồng đều Bên cạnh đó đay là tỉnh lớn

có các huyện vùng sâu, vùng xa và vùng núi mà mạng lưới ngân hàng còn hạn chế,chủ yếu có các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạtđộng Vì vậy, dù là một tỉnh rất chú trọng tới mục tiêu thanh toán không dùng tiềnmặt nhưng việc thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi đa phần người dân vẫn

có thói quen sử dụng tiền mặt, thuận tiện, nhanh, phần đông họ đều chưa có thóiquen sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính vào cáctrang thanh toán điện tử

Trang 11

Từ tình hình thực tế trên, đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước” được thực hiện là cần thiết

để bổ sung vào khoảng trống của các nghiên cứu trước có liên quan Ngoài ranghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử và mức độảnh hưởng của từng nhân tố là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay Là cơ sởcho các cơ quan, tổ chức có liên quan tại tỉnh Bình Phước nói riêng và các tỉnh,thành phố trên cả nước nói chung đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tạiđịa bàn, từ đó thúc đẩy mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt của Chính Phủ

Hiện nay, chưa có bất cứ nghiên cứu thực nghiệm nào về ý định sử dụng víđiện tử tại tỉnh Bình Phước Do đó, nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sửdụng ví điện tử được thực hiện nhằm giúp các nhà quản trị nắm bắt được ý định củakhách hàng và từ ý định dẫn đến hành vi sử dụng ví điện tử là thực sự cần thiết Từ

đó nghiên cứu đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng củacác công ty công nghệ tài chính trong bối cảnh thị trường ví điện tử đang bùng nổnhư hiện nay

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu ngày là xác định và đo lường mức độtác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân địabàn tỉnh Bình Phước, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng việc sử dụng VÍĐIỆN TỬ tại tỉnh Bình Phước

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Đầu tiên, đánh giá thực trạng sử dụng ví điện tử tại tỉnh Bình Phước.

Thứ hai, xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng

đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Trang 12

Cuối cùng, đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng việc sử dụng ví điện tử của

người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏinghiên cứu sau:

- Câu hỏi 1 Thực trạng về việc sử dụng ví điện tử tại tỉnh Bình Phước đangdiễn ra như thế nào?

- Câu hỏi 2 Các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng và mức độ tác độngcủa từng nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử tại tỉnh Bình Phước?

- Câu hỏi 3 Những giải pháp nào làm tăng mức độ sử dụng ví điện tử củangười dân tại tỉnh Bình Phước?

1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng ví điện tử

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2024 đến tháng 4/2024

- Thời gian khảo sát từ tháng 02/2024 đến tháng 3/2024

- Đối tượng khảo sát là các cá nhân đang sinh sống và làm việc tại tỉnh BìnhPhước

1.6 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.1 Dữ liệu nghiên cứu

1.6.1.1 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ thông tin đăng tải trực tuyến trênwebsite, cổng thông tin chính thống của các tổ chức, các công trình nghiên cứu đã

Trang 13

được công bố ở trong và ngoài nước Thông tin thứ cấp chủ yếu được thu thập nhằmphục vụ về tổng quan thị trường thanh toán ví điện tử toàn cầu, thị trường ví điện tửtại Việt Nam và xu hướng phát triển trong tương lai các năm từ 2016 và dự báo đếnnăm 2025

Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình phát phiếu đều tra bảng hỏiđược gửi đến 300 người dân đang đang làm việc, học tập và sinh sống tại địa bàntỉnh Bình Phước Thời gian thực hiện khảo sát là tháng 01/2023 với kích cỡ mẫu lớnhơn hoặc bằng 155 và trường hợp tốt nhất là 310 quan sát Bảng khảo sát được gửivới hình thức Google biểu mẫu để tiện lợi trong việc gửi và thu thập thông tin

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu

1.6.2.1 Phương pháp khảo sát trực tiếp

Để đánh giá thực trạng sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước,nghiên cứu dùng kỹ thuật thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏikhảo sát Sau khi thu thập thông tin, dữ liệu sẽ được kiểm tra và loại bỏ các câu trảlời không đạt yêu cầu như: thiếu thông tin, thông tin thiếu tính logic, trùng câu trảlời từ đầu đến cuối Tác giả nhận được 350 phiếu trả lời trong đó số phiếu hợp lệ là

298 Đưa vào dữ liệu nghiên cứu

1.6.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, số liệu này được xử lý thông qua phần mềmSPSS 20 Đó là lần lượt kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định cácnhân tố EFA, kiểm định hệ số tương quan Pearson và kiểm định hồi quy tuyến tính

để xác định được các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng và mức độ tác độngcủa từng nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể:

Sau khi dữ liệu được thu thập sẽ được làm sạch, mã hóa, nhập liệu để sửdụng cho phân tích dữ liệu thông qua phâm mềm SPSS 20.0 Các bước được tiếnhành như sau: đầu tiên sẽ kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua phân tíchCronbach’s Alpha để xem xét việc giữ lại hay loại các biến không có ý nghĩa thống

Trang 14

kê Kế đến là việc phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị hội tụ, giátrị phân biệt và phương sai trích của thang đo Cuối cùng sau khi thỏa mãn các phântích trên, dữ liệu sẽ được phân tích mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyếttrong bài nghiên cứu Ngoài ra, còn có kiểm tra sự khác biệt giữa các đặc điểm cánhân bằng phương pháp T-tets và ANOVA.

1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Xét về tính mới của đề tài, có rất nhiều bài nghiên cứu về ý định sử dụngngành dịch vụ như Internet banking, tuy nghiên xét về ý định sử dụng ví điện tử tạicác tỉnh thành nhỏ lẻ thì vẫn còn rất ít bài nghiên cứu về đề tài này Vì vậy, đâyđược coi là một trong những đề tài nghiên cứu đầu tiên về ý định sử dung ví đện tửtại tỉnh Bình Phước

Xét về ý nghĩa thực tiễn, trong bối cảnh nền kinh tế với xu hướng chuyển đổi

số, phương thức thanh toán bằng ví điện tử đóng góp một phần rất quan trọng trongcuộc sống Thông qua kết quả của bài nghiên cứu này các doanh nghiệp, tổ chứchiểu được nhận xét cũng như đánh giá của khách hàng khi sử dụng ví điện tử và biếtđược yếu tố nào ảnh hưởng tích cực, yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực, mức độ ảnhhưởng của các yếu tố khác nhau như thế nào Từ đó các doanh nghiệp, tổ chức cónhững giải pháp để điều chỉnh và nâng cao chất lượng của ví điện tử nói riêng haycác sản phẩm liên quan ói chung trong thời gian tới, đem lại sự hài lòng cho người

sử dụng

1.8 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục va danh mục các tài liệu tham khảo,nghiên cứu gồm 5 chương sau:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu

Trong chương này tác giả đưa ra lý do chọn đề tài này, mục tiêu nghiên cứu,đặt câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cuốicùng là cấu trúc bài nghiên cứu

Trang 15

Chương 2 Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về ý

định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chương này tác giả diễn đạt các khái niệm tổng quát về Ví điện tử, Ý địnhhành vi và hành vi tiêu dùng, một số lý thuyết quan trọng về chấp nhận và sử dụngcông nghệ, tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu định tính, thiết kếnghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, xây dựngthang đo, thiết kế mẫu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Dữ liệu khảo sát sau khi đưuọc thu thập và làm sạch tác giả tiến hành ohaantích dữ liệu và trình bài kết quả phân tích

Chương 5 Kết luận và khuyến nghị

Tác giả đưa ra hàm ý quản trị, kết luận các kết quả nghiên cứu, đề xuất giảipháp và các hạn chế của nghiên cứu, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ đượctác giả trình bày trong chương này

Trang 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đồng thời nêu lên lý dolựa chọn đề tài nghiên cứu Từ đó, xác định được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏinghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tổng quát, đóng góp của đề tài Cuối cùng tiếnhành chia bố cục cụ thể của khóa luận để thuận lợi nghiên cứu cho các chương tiếptheo

Trang 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ

LIÊN QUAN

Trong chương này, tác giả trình bày các khái niệm ví điện tử, ý định sử dụng

và đưa ra các cơ sở lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ, nêu tổng quan cácnghiên cứu trước có liên quan và thảo luận về khoảng trống nghiên cứu

2.1 CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 Ví điện tử

Sharma và cộng sự (2018) cho rằng ví điện tử là cách thức mới nhất củathương mại di động cho phép người dùng thực hiện giao dịch, mua sắm trực tuyến,đặt hàng và chia sể những dịch vụ sẵn có Ví điện tử là một chương trình hoặc mộtdịch vụ web cho phép người dùng lưu trữ và kiểm soát thông tin mua hàng trựctuyến của họ như thông tin đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ giao hàng và chi tiết thẻ tíndụng

Alaeddin và cộng sự (2018) cho rằng, ý tưởng về ví điện tử được hình thànhtrong những năm về trước, khi người ta chuyển đổi tiền giấy sang thẻ ghi nợ và thẻtín dụng như một cách bảo mật thanh toán dựa trên hình thức thanh toán bằng thẻthông minh với các thành viên của sáu tổ chức gồm American Express, Discover,JCB, Mastercard, Union Pay và Visa

Theo Uddin & akhi (2014), ví điện tử còn là một hình thức của ngân hàngtrực tuyến khi nó thực hiện một số nhiệm vụ như cho trả cho hàng hóa hay dịch vụtrực tiếp từ tài khoản ngân hàng, chuyển tiền, cung cấp séc điện tử, tiền điện tử, đặthàng thanh toán điện tử… Nói cách khác, những dịch vụ của ngân hàng đều đượcthực hiện bởi ví điện tử

Bên cạnh đó, Shaw (2014), ví điện tử đã được định nghĩa là một hình thứcthanh toán cho phép người dùng thực hiện thanh toán điện tử thông qua việc sửdụng thiết bị di động, thay thế ví vật lý để giao dịch thanh toán có thể được hoàn

Trang 18

thành tại vị trí của người bán Nó không chỉ lưu trữ dữ liệu thanh toán mà thẻ kháchhàng thân thiết và phiếu giảm giá cũng có thể được kết hợp, cho phép người tiêudùng được hưởng lợi

Hoặc theo Upadhayaya (2012), ví điện tử là ví kỹ thuật số được tích hợptrong các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc dùng để thanh toán thông qua cáctrang web trực tuyến, cho phép người dùng sử dụng để thực hiện các giao dịchthương mại điện tử

Tại Việt Nam, trước đây dịch vụ ví điện tử được định nghĩa là dịch vụ cungcấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch

vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại

di động, máy tính…), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trịtiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của kháchhàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ

ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùngtiền mặt (NHNN, 2016)

Tuy nhiên, gần đây ví điện tử được định nghĩa lại là tiền điện tử do tổ chứccung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phát hành và định danh khách hàng thôngqua tài khoản tanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng (NHNN,2019)

2.1.2 Ý định sử dụng

Theo Ajzen (1991), ý định sử dụng là một yếu tố dùng để đánh giá khả năngthực hiện hành vi trong tương lai, ý định sử dụng là một yếu tố tạo động lực, nóthúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ,chuẩn mực chủ quan và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan vànhận thức kiểm soát hành vi Ý định sử dụng được đánh giá là tiền đề trung gian củahành vi sử dụng, nghiên cứu về ý định sử dụng sẽ dự đoán tốt đối với hành vi sửdụng (Ajzen, 1991) Ngoài ra, ý định sử dụng cũng được sử dụng như một yếu tố để

dự đoán hành vi thực tế trong phần lớn các nghiên cứu về sử dụng công nghệ (Irani,

Trang 19

Dwivedi và Williams, 2009) Do đó, việc tìm hiểu được ý định sử dụng của kháchhàng là hết sức quan trọng bởi lẽ hành vi của khách hàng thường có thể được sựđoán bởi ý định của họ, đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ Trong nghiên cứunày, ý định sử dụng ví điện tử được hiểu là động lực thức đẩy thực hiện hành vi sửdụng ví điện tử trong tương lai của người tiêu dùng

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển bởi Fishbein và Ajzen vàonăm 1975 (Fishbein & Ajzen, 1975) trong lĩnh vực tâm lý xã hội nhằm giải thíchmối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người dựa trên giảđịnh rằng các cá nhân dựa vào lý trí và sử dụng các thông tin sẵn có một cách có hệthống để thực hiện hành động Trong thuyết hành động hợp lý, nhân tố quan trọngnhất quyết định đến hành vi chính là ý định hành vi Ý định hành vi của một cánhân phụ thuộc bởi hai yếu tố là Thái độ và Quy chuẩn chủ quan

Hình 2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975) Thái độ thể hiện mức độ thái độ mà một cá nhân cảm thấy thuận lợi hoặc bất

lợi để đánh giá hành vi

Quy chuẩn chủ quan đề cập đến áp lực của xã hội dẫn đến cá nhân nhận thức

được nên thực hiện hoặc không thực hiện hành vi

Trang 20

Ý định hành vi đo lường khả năng sẵn sàng để thực hiện hành vi.

Điểm hạn chế lớn nhất của lý thuyết này xuất phát từ giả định rằng hành vi làdưới sự kiểm soát của ý chí Do đó, lý thuyết này chỉ áp dụng đúng đối với hành vi

từ ý thức nghĩ ta trước đó Ý định không hợp lý, hành động theo thói quen hoặc bất

kỳ hành vi nào được coi là không có ý thức không thể giải thích bởi lý thuyết này

2.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behaviour)

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) được phát triển từ lý thuyếthành động hợp lý (Fishbein và Ajzen, 1975) nhằm khắc phục hạn chế trước đó.Ngoài những nhân tố đã được nghiên cứu có tác động tới ý định hành vi như Thái

độ và Quy chuẩn chủ quan thì Ajzen đã bổ sung nhân tố thứ ba là Nhân thức kiểmsoát hành vi để phù hợp với từng trường hợp hành vi cụ thể Theo thuyết hành vi dựđịnh, Ý định hành vi được tác động bởi ba nhân tố là Thái độ, Quy chuẩn chủ quan

và Nhận thức kiểm soát hành vi

Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB)

Nguồn: Ajzen 1991

Nhận thức kiểm soát hành vi ở mức độ càng dễ dàng thì ý định sử dụng càngcao Cá nhân có thể kiểm soát được hành vi một cách dễ dàng sẽ mang lại cảm giác

dễ chịu cho người đó và họ sẽ có xu hướng tiếp nhận và dẫn tới ý định sử dụng

Trang 21

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Theory of Perceived Risk)

Năm 1989, mô hình chấp nhập công nghệ (TAM) được xây dựng bởi FredDavivs và Richard Bagozzi dựa trên thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzennhằm khắc phục những hạn chế và đi sâu hơn vào giải thích hành vi chấp nhận sửdụng công nghê của người tiêu dùng Tại đây xuất hiện hai biến mới tác động trựctiếp tới thái độ người tiêu dùng là cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng cũngkhá dễ dàng

Cảm nhận hữu ích là mức độ hữu ích được cảm nhận của cá nhân tin rằng

kjhi sử dụng một hệ thống công nghệ cụ thể sẽ giúp công việc của họ nâng cao đượchiệu suất hơn

Cảm nhận dễ sử dụng là mức độ má cá nhân tin rằng khi sử dụng một hệ

thống công nghệ sẽ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn

Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Nguồn : Davis và cộng sự (1989)

2.2.4 Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT – Inified

Theory of Acceptance and Use of Technology)

Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ được phát triển nhằmmục đích cải thiện mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), điều tra về ý định sử dụng

hệ thống thông tin của khách hàng và hành vi liên tục của chúng (Venkatesh vàcộng sự 2003) Mô hình UTAUT được xây dựng sau khi chọn lọc và kết hợp các

Trang 22

yếu tố tác động mạnh nhất dựa trên 8 mô hình trước đó: Thuyết hành động hợp lý(TRA); Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM); Mô hình động lực thúc đẩy (MM);Thuyết hành vi dự định (TPB); Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB); Môhình sử dụng máy tính (MCPU); Thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT); Thuyết nhậnthức xã hội (SCT).

Mô hình UTAUT gồm 4 thành phần chính bao gồm hiệu suất kỳ vọng, kỳvọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi là những yếu tố quyết địnhtrực tiếp và quyết định đến hành vi sử dụng và chấp nhận của người dùng Thứ nhất,hiệu suất kỳ vọng là những gì khách hàng mong đợi về hiệu quả của của hệ thống víđiên tử khi sử dụng sẽ thúc đẩy ý định hành vi, có thể đo lường bằng cách quản lýthời gian, công sức của họ một cách hiệu quả Đồng thời cung cấp cho họ hệ thốnggiao dịch không mất phí và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, đây có thể xem là nhậnthức về hữu ích

Theo Abdinoor và Mbamba (2017), kỳ vọng nỗ lực được định nghĩa là kỳvọng của khách hàng về việc đơn giản hóa hệ thống, việc sử dụng hệ thống ví điện

tử rất dễ dàng với họ Những ảnh hưởng xã hội như người thân, bạn bè, đồngnghiệp,… có tác động đáng kể đến thái độ và quyết định của họ Cuối cùng là điềukiện thuận lợi có thể xem là mức độ mà khách hàng tin rằng một tổ chức hoặc cơ sở

hạ tầng nào đó có thể hỗ trợ họ trong việc sử dụng hệ thống ví điện tử Cùng với đócác yêu tố giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và sự tự nguyện của người kiểm duyệt đểhiểu được hành vi và sự chấp nhận của người dùng Nhờ những lý thuyết cơ bảnnày, việc nghiên cứu trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn

Trang 23

Hình 2.4 Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)

2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay ví điện tử không phải là chủ đề quá mới vì trên thế giới đã có rấtnhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử, tiêu biểunhư:

Nghiên cứu của Hanudin Amin (2009) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tácđộng đến sự chấp nhận ví điện tử ở Malaysia Áp dụng mở rộng khả năng ứng dụng

mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) bằng cách thêm nhận thức độ tin cậy bêncạnh nhận thức về sự hữu ích và tính dễ sử dụng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng

Nhận thức về sự hữu ích, Tính dễ sử dụng và Nhận thức độ tin cậy là những nhân tố

then chốt quyết định đến việc chấp nhận sử dụng ví điện tử

Trang 24

Trivedi (2016) nghiên cứu “Các yếu tố quyết định việc chấp nhận Ví điện tửcủa Gen Y (những người sinh từ năm 1980)” được thực hiện tại các đô thị ở Ấn Độ

áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM với tổng cộng là 336 mẫu quan sát

Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng Tính dễ sử dụng và Tính hữu ích đóng

vai trò quan trọng nhất đối với việc chấp nhận sử dụng ví điện tử của Gen Y tại Ấn

Độ Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó được thực hiện bởiVenkatesh và Davis (1996) và nghiên cứa của Malik, Kumra và Srivastava (2013)

Nghiên cứu của Rathore (2016) đã khám phá ra sự khác nhau giữa các yếu tốảnh hưởng đến khách hàng trong việc áp dụng ví điện tử và những rủi ro, thách thứckhác nhau mà người dùng phải đối mặt Bằng việc khảo sát 150 người dùng ví điện

tử và sử dụng phương pháp ANOVA Kết quả nghiên cứu đã xác định ba yếu tốchính đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người tiêu dùng

đối với ví điện tử là Sự thuận tiện trong việc mua sản phẩm trực tuyến, Lòng trung thành thương hiệu và Tính hữu dụng của ví điện tử tại Ấn Độ.

Ngoài ra, nghiên cứu của Jadav (2017) với dữ liệu được thu nhập từ một mẫugồm 350 người từ tất cả bốn khi vực đông, tây, nam và bắc ở Ấn Độ đã xác định ra

sáu nhân tố là Nhận thức chất lượng dịch vụ, Nhận thức rủi ro, Nhận thức tính hữu dụng, Chi phí cảm nhận, Mức độ dễ sử dụng và Sự tin tưởng thúc đẩy ý định sử

dụng ví điện tử của khách hàng đã được chọn để khảo sát và nhận thức sự hữu ích làyếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử

Cũng ở Ấn Độ, nhóm tác giả Lonare, Yadav và Sindhu (2018) sau khi nghiêncứu về ví điện tử trên 285 khách hàng với phạm vi toàn quốc sử dụng môi hình chấpnhận công nghệ TAM đã kết luận rằng hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử

dụng ví điện tử là Nhận thức tính dễ sử dụng và Chi phí sử dụng.

Tại Thái Lan, Amit Kumar Nag và Bhumiohat Gilitwala (2019) thực hiện

nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của năm yếu tố bao gồm Nhận thức

về tính hữu ích, Nhận thức về tính dễ sử dụng, Độ tin cậy về bảo mật/quyền riêng

Trang 25

tư, Ảnh hưởng xã hội, Độ tin cậy có tác động đến ý định sử dụng VÍ ĐIỆN TỬ tại

Bangkok, Thái Lan Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập qua bảng câu hỏi thu về

384 câu trả lời và sử dụng phân tích tương quan Pearson Kết quả thu về cho thấytất cả các biến độc lập đều có mối quan hệ đáng kể với ý định sử dụng VÍ ĐIỆN

TỬ Trong đó độ tin cậy thể hiện hối quan hệ chặt chẽ nhất ý định sử dụng ví điện

tử

Hoặc theo Lim và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định tácđộng của kiến thức và nhận thức bảo mật đối với ý định sử dụng dịch vụ thanh toánFintech Các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình phương trinh cấu trúc để kiểm tra

mối quan hệ của các biến được chọn trong nghiên cứu Kết quả chỉ ra rằng Kiến thức về dịch vụ Fintech, Nhận thức bảo mật, Tính hữu ích và Sự hài lòng có ý nghĩa

đến ý định liên tục sử dụng dịch vụ thanh toán di động

Padiya và Bantwa (2020) đã thực hiện nghiên cứu về việc chấp nhận sử dụng

ví điện tử làm phương thức thanh toán ở Thành phố Ahmedabad, Ấn Độ dựa trên

318 câu trả lời thông qua bảng hỏi Dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sửdụng tỷ lệ phần trăm, lập bảng chéo và công cụ thống kê như ANOVA, sử dụng mô

hình công nghệ (UTAUT) Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Tính bảo mật, Quyền riêng tư và Chi phí giao dịch được người sử dụng ví điện tử đánh giá rất cao.

Nghiên cứu của Aji, H M., Berakon, I., & Md Husin, M (2020) nhằm kiểmtra ý định sử dụng VÍ ĐIỆN TỬ của khách hàng trong đại dịch Covid-19, so sánhgiữa Malaysia và Indonesia bằng cách sử dụng phân tích đa nhóm Có 5 tác động

trực tiếp và gián tiếp bao gồm Nhận thức rủi ro, Sự hỗ trợ của chính phủ, và Nhận thức tính hữu ích được tác giả đưa vào kiểm tra về ý định sử dụng VÍ ĐIỆN TỬ.

Kết quả là Rủi ro nhận thức và Tính hữu ích ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng

VÍ ĐIỆN TỬ trong thời gian bùng phát Covid-19 Nghiên cứu cũng kết luận rằngtác động của sự hỗ trợ của chính phủ đối với ý định sử dụng VÍ ĐIỆN TỬ hoàn toànqua trung gian bởi yếu tố nhận thức tính hữu ích Cuối cùng, nghiên cứu tiết lộ rằng

có sự khác biệt giữa Malaysia và Indonesia trong sự hỗ trợ của chính phủ và ý định

Trang 26

sử dụng ví điện tử và đưa ra kết luận rằng Covid-19 có thể thúc đẩy ý định sử dụng

VÍ ĐIỆN TỬ của khách hàng

Ngoài các biến độc lập được tác giả đề cập trong nghiên cứu, vẫn còn nhiềuyếu tố chính như dịch vụ khách hàng, giao diện và chất lượng hệ thống cũng có thểkết hợp thêm để nghiên cứu trở nên cụ thể hơn

2.3.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Hướng đến việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điên

tử tại Việt Nam, Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020) đã thực hiệnnghiên cứu nhằm mục đích phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng víđiện tử Momo của người tiêu dùng Việt Nam Mẫu thu thập từ 280 khách hàng sửdụng ví Momo Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và

phân tích hồi quy tuyến tính thu về kết quả là có 5 nhân tố bao gồm Nhận thức về hiệu quả sử dụng, Nhận thức về tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về

độ tin cậy, Nhận thức về cho phí có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán

điện tử Momo Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm phục vụtốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển của ngành thanh toánđiện tử tại Việt Nam

Cũng trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng víđiện tử của tuổi trẻ tại Việt Nam” thực hiện bởi nhóm tác giả Hồ Trúc Vi, PhanTrọng Nhân, Lê Hoàng Việt Phương (2020) ở môi trường công nghệ thu nhập dữliệu từ 200 người sử dụng internet có độ tuổi từ 18 đến 25, thông qua mô hình đềxuất tích hợp mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ hợpmất mở rộng UTAUT và lý thuyết rủi ro về nhận thức TPR đối với thanh toán trực

tuyến Kết quả phân tích chỉ ra rằng các nhân tố Ảnh hưởng xã hội, Nỗ lực mong đợi, Các điều kiện thuận lợi, Động lực hưởng thụ, Giá trị cảm nhận, Sự tin tưởng có

ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab trong đó nhân tố

Ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh mẽ nhất.

Trang 27

Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Bảo Ngọc (2021) nghiên cứu các nhân tố tácđộng đến ý định sử dụng ví điện tử sau khi thu thập 586 mẫu bằng hai phương phápbảng hỏi trực tiếp và khảo sát online với thang đo Likert 5 đã chỉ ra các nhân tố như

Nhận thức sự hữu ích, Chuẩn chủ quan, Sự hỗ trợ của chính phủ có tác động thuận

chiều đến ý định sử dụng ví điện tử với các đối tượng đang sinh sống tại Hà Nội.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác là tính dễ

sử dụng không có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử

Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021) đã nghiên cứu và tìm hiểu ýđịnh hành vi sử dụng ví điện tử ở Việt Nam áp dụng phương pháp mở rộng mô hìnhchấp nhận công nghệ (TAM) với sự tin tưởng và thích thú Nhóm tác giả áp dụng

mô hình phương trình cấu trúc (SEM) cho 332 mẫu nghiên cứu Kết quả cho thấy

các yếu tố như Nhận thức về tính hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, và Sự thích thú có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví Momo của người dân Việt Nam.

Ngược lại, niềm tin không có tác động trực tiếp đến ý định sử sụng

Hoặc theo Bùi Nhất Vương (2021) đã tiến hành nghiên cứu khám phá cácyếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố CầnThơ thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với sử dụng sản phẩm Tác giả dựatrên lý thuyết từ mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) vàkiểm nghiệm mô hình đối với 201 mẫu quan sát từ các đáp viên có hiểu biết về víđiện tử Momo, ZaloPay, AirPay và ViettelPay tại thành phố Cần Thơ Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng Nhận thức uy tín, Điều kiện thuận lợi, Hiệu quả kỳ vọng và Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Mặt hạn chế

của nghiên cứu là chưa phân tích được sự khác biệt trong ý định sử dụng ví điện tửtheo nhà cung cấp, mẫu trong nghiên cứu được thu thập từ những người có hiểu biết

về ví điện tử Momo, ZaloPay, AirPay và ViettelPay nhưng rất có thể ý định sử dụngđối với từng ví điện tử là khác nhau

Ngoài ra, Trần Văn Hùng (2022) đã chỉ ra yếu tố nhận thức sự hữu ích có tácđộng mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân miền Bắc sau khi tập

Trang 28

hợp danh sách 475 người dân trong độ tuổi từ 16 trở lên trên tất cả các tỉnh thành ởmiền bắc Việt Nam từ Thanh Hóa trở ra trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 Các

biến có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử là Sự tin tưởng, Nhận thức hữu ích và Nhận thức tính dễ sử dụng

Trang 29

Hình 2.5 Tổng hợp các bài nghiên cứu trước có liên quan hệ thống theo các yếu tố

Rathore Adoption of Digital Wallet by Consumers

 Sự thuận tiện trong việc

 Lòng trung thành với thương hiệu

 Tính hữu dụng

Trang 30

2017 Pankaj Yadav Active Determinants for Adoption of Mobile

Wallet

 Nhận thức chất lượng dịch vụ

 Nhận thức về tính dễ sử dụng

 Độ tin cậy về bảo mật/quyền riêng tư

Trang 31

 Kiến thức về dịch vụ Fintech

 Nhận thức bảo mật

 Tính hữu ích

 Sự hài lòng

2020 Aji, H M., Berakon,

I., & Md Husin, M

COVID-19 and e-wallet asage intention: A multigroup analysis between Indonesia and Malaysia

Trang 32

The Determinants of Consumer's Intention to Use E-wallet:

The Case Study of MoMo in Vietnam

 Nhận thức về hiệu quả sửdụng

 Nhận thức về tính dễ sử dụng

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng ví điện tử của tuổi trẻ tại Việt Nam

Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử

 Nhận thức sự hữu ích

 Chuẩn chủ quan

 Nhận thức rủi ro

 Sự hỗ trợ của chính phủ

Trang 33

 Nhận thức về tính hữu ích

 Nhận thức tính dễ sử dụng

 Sự thích thú

2021 Bùi Nhất Vương Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví

điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ

 Sự tin tưởng

 Nhận thức tính hữu ích

 Nhận thức tính dễ sử dụng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trang 34

2.3.3 Thảo luận khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của cácnghiên cứu trước đây, nghiên cứu đã khẳng định (NC của ai?) “Nhận thức tính hữuích”, “Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Sự tin tưởng”, “Chi phí giao dịch” và “Ảnhhưởng xã hội” có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Ví điện tử của khách hàng

Rõ ràng các vấn đề văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia là khác nhau nên kếtquả đưa ra mang tính chất tham khảo và không giống nhau đối với từng quốc giatrên thế giới Qua các nghiên cứu trên, có thể nhận ra hầu hết đối tượng nghiên cứuchủ yếu là khách hàng tại các thành phố lớn, kết quả cũng chỉ ra rằng các yếu tố cótác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử là các yếu tố về sự hữu ích, chi phí

sử dụng, nhận thức sự rủi ro Hầu hết các nghiên cứu chỉ xem xét tác động nóichung của toàn bộ mẫu thu thập mà chưa thực hiện phân tích được sự khác biệt giữacác đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, trình độ, thu nhập, nghề nghiệp

Tại Việt Nam, có thể nhận ra hầu hết các nghiên cứu và tạp chí khoa họcnghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử có đối tượngnghiên cứu chủ yếu là khách hàng tại các tỉnh/ thành phố lớn, nhưng hiện vẫn chưa

có bài nghiên cứu nào về chủ đề này tại địa bàn tỉnh Bình Phước Lý do có thể là Víđiện tử còn khá mới mẻ đối với người dân đang sinh sống, học tập và làm việc tạiđây, thiết bị công nghệ còn nhiều hạn chế tại một số huyện Khác với các nghiêncứu trước được đề cập, khóa luận tập trung nghiên cứu đối tượng cụ thể là ngườidân đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đó tìm hiểucác nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân Do đó, nghiêncứu này nhằm bổ sung và đóng góp giúp các nhà tiếp thị và các nhà hoạch địnhchính sách một số thông tin hữu ích về các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng củangười tiêu dùng để dịch vụ Ví điện tử phát triển mạnh mẽ hơn tại khi vực tỉnh BìnhPhước

Trang 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này tác giải trình bày các khái niệm ví điện tử, ý định sửdụng Mặt khác cũng đưa ra các cơ sở lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ.Tác giả còn đưa ra các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và tóm tắt phươngpháp nghiên cứu, kết quả mang lại của các nghiên cứu trước đây mà tác giả đã thamkhảo trong thời gian qua, ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số thảo luận về khoảngtrống các nghiên cứu trước đó

Trang 36

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tàibao gồm quy trình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu trên cơ

sở đó xây dựng thang đo, nêu phương pháp nghiên cứu và phương pháp kiểm định

Từ đó tiến hành các bước phân tích dữ liệu trong nghiên cứu

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện 2 giai đoạn chính bao gồm nghiên cứu sơ bộbằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức bằng nghiên cứu định lượng

Hình 3.1: Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2024)

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính bằngcách xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu sau đó

Trang 37

tổng hợp lý thuyết và lược khảo nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài nghiêncứu, thiết lập các giả thuyết nghiên cứu dựa trên lý thuyết đã tổng hợp và cácnghiên cứu trước Tiến hành khảo sát sơ bộ 5 khách hàng am hiểu về dịch vụ ví điện

tử để tham khảo ý kiến về bảng câu hỏi khảo sát Dựa trên kết quả khảo sát, tác giảtiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp nhằm điều chỉnh thang đo nháp banđầu thành thang đo hoàn chỉnh Sau khi được điều chỉnh, thang đo chính thức sẽđược đưa vào bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức

Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực bằng hình thức phát phiếu khảo sát onlinethông qua các kênh mạng xã hội, bạn bè, người thân, hộp thư điện tử Thu thập dữliệu từ người dân trả lời, lọc ra những bảng khảo sát hợp lệ Từ dữ liệu thu nhậpđược, tác giả nhập dữ liệu đưa vào file excel và tiến hành phân tích chủ yếu bằngphần mềm Statistical Pakage for Social Sciences (SPSS ver 20) Đầu tiên sẽ thống

kê mô tả các biến quan sát được, sau đó kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’sAlpha, kiểm định nhân tố khám phá EFA để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh sử dụng ví điện tử, tiếp theo là phân tích tương quan Pearson và hồi quy đabiến nhằm đo lường quan hệ giữa các biến với nhau, sau đó kiểm định sự khác biệttác động của các biến nhân khẩu bằng kiểm định Independent T-test và ANOVA.Cuối cùng tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu và đưa ra giải pháp, kiến nghị

3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu

3.2.1.1 Nhận thức tính hữu ích

Nhận thức tính hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người dùng tinrằng việc sử dụng một ứng dụng công nghệ sẽ làm tăng hiệu suất công việc của họ(Davis và ctg, 1989) Nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích cũngđược quy định như một mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng một hệ thống

cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ Trong nghiên cứu này, tính hữu ích

Trang 38

chính là những giá trị mà người dùng nhận được khi sử dụng ví điện tử Trong rấtnhiều nghiên cứu trước đây về việc chấp nhận và sử dụng ví điện tử như của Davis

và cộng sự (1989), Cheng và cộng sự (2006), Liu và cộng sự (2008), Venkatesh vàcộng sự (2012), Trivedi (2016),… đều cho rằng nhận thức tính hữu ích của các sảnphẩm dịch vụ công nghệ có tác động tích cực đến ý định sử dụng các sản phẩm dịch

vụ đó Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:

Giả thuyết H1: Nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử.

Từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đề cuất rằng tính hữu ích được cảmnhận có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh BìnhPhước

3.2.1.2 Sự rủi ro

Nhận thức rủi ro được định nghĩa là một niềm tin của người tiêu dùng về cáckết quả tiêu cực không chắc chắn tiềm tàng từ giao dịch với ví điện tử Mong muốncủa người tiêu dùng giảm thiểu rủi ro thay thế họ sẵn hàng tối đa hóa tiện ích vì thếnhận thức rủi ro chủ quan quyết định mạnh mẽ hành vi của họ (Bauer và ctg, 2005)

Có khả năng người sử dụng tiền di động có thể bị thiệt hại tài chính hoặc mất thôngtin cá nhân do sử dụng các giao dịch di động Nó đo lường niềm tin về sự khôngchắc chắn về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra (Baganzi và Lau, 2017) Do đó,giảm sự không chắc chắn đã được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến ý định sửdụng hệ thống giao dịch điện tử của người tiêu dùng (Chen, 2008) Rủi ro được coi

là rào cản đối với xu hướng áp dụng ví điện tử hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến ýđịnh sử dụng (Osei-Assibey, 2015) Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức rủi

ro có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử như Jack và Ruri (2014), Osei –Assibey (2015), Baganzi và Lau (2017)

Giả thuyết H2: Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng.

Trang 39

3.2.1.3 Chi phí giao dịch

Cảm nhận cho phí giao dịch có liên quan đến số tiền mà một cá nhân tin rằng

họ phải trả tiền cho việc sử dụng các dịch vụ công nghệ mới (Luarn và Lin, 2005).Chi phí giao dịch bao gồm giá giao dịch, phí đăng ký hoặc chi phí của thiết bị mớinếu có cần thiết để sử dụng dịch vụ (Tobbin, 2010) Theo lý thuyết quyết định hành

vi, mô hình lợi ích chi phí có ý nghĩa đối với cả hai nhận thức hữu ích và dễ sửdụng Nếu người tiêu dùng nhận thấy chi phí dịch vụ là chấp nhận được, họ sẽ chấpnhận dễ dàng hơn, và sau đó sử dụng nó (Micheni, Lule và Muketha, 2013) Cácnghiên cứu trước đây đã chứng minh chi phí giao dịch có ảnh hưởng chấp nhận dịch

vụ ví điện tử như Micheni, Lule và Muketha (2013), Jack và Suri (2014), Assibey (2015) và Amoh (2017)

Osei-Giả thuyết H3: Chi phí giao dịch hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng.

3.2.1.4 Nhận thức tính dễ sử dụng

Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use – PE) là mức độ ngườidùng tin tưởng rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ sẽ không cần nỗ lực (Davis vàctg, 1989) Rất nhiều nghiên cứu trước đâu cho thấy cảm nhận dễ sử dụng có ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ý định sử dụng như: Agarwal và Presad (1997),Davis và cộng sự (1989), Venkatesh (1999), Venaktesh và Davis (2000), Chauhan(2015) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một hệ thống dễ dàng sử dụng sẽ tạo thuậnlợi cho việc sử dụng và thực hiện giao dịch nhiều hơn so với các hệ thống khó sửdụng

Giả thuyết H4: Tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng.

3.2.1.5 Ảnh hưởng xã hội

Theo lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT),Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ cảm nhận của một cá nhân về nhữngngười quan trọng của họ và tin rằng họ nên sử dụng hệ thống công nghệ mới

Trang 40

(Venkatesh và ctg 2003) Những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết địnhchấp nhận sử dụng công nghệ của người tiêu dùng là thành viên trong gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp (Sakira và ctg, 2019) Ngoài ra, nghiên cứu của Phan TrọngNhân và cộng sự (2020), Nguyễn Cường và cộng sự (2020) cũng đều cho rằng cácyếu tố xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng VÍ ĐIỆN TỬ của người tiêu dùng Đốivới người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Ảnh hưởng xã hội có thể hiểu là mức

độ cảm nhận của người dân về nhuững người quan trọng như gia đình, người thân,bạn bè, thầy cô và tin rằng những người quan trọng sẽ sử dụng VÍ ĐIỆN TỬ Trên

cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng.

3.2.2 Mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc chấp nhận sử dụng công nghệ làmột tất yếu trước sự đổi mới của khoa học – công nghệ (Al-Jabri và Sohail, 2012)

Để nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều mô hình nghiên cứu được áp dụng như đãđược trình bày ở phần trước nhưng trong phạm vi nghiên cứu này tác giả chỉ đề cậpđến mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis và cộng sự, 1989) Dựa trên môhình TAM (Davis và cộng sự, 1989), mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất như sau:

Ngày đăng: 23/07/2024, 09:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w