1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các nh n tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử momo của khách hàng cá nh n tại việt nam

69 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Momo Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Hằng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 166,42 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (10)
      • 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................2 1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 1.6 Kết cấu của đề tài...............................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG (10)
    • 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................5 2. Các nghiên cứu về ví điện tử.......................................................................5 .2 Các nghiên cứu về hành vi khách hàng.......................................................6 .3 Các nghiên cứu về phương pháp hồi quy....................................................7 .3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu (12)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân (17)
      • 2.2.1 Tổng quan về ví điện tử.............................................................................10 2.2.2 Tổng quan về khách hàng cá nhân (17)
      • 3.1.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu .....................................................................29 3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................31 3.1.3 Mã hoá các biến.........................................................................................34 3.1.4 Xây dựng (33)
    • 4.2 Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến ví điện tử .................50 4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân.............................................................51 4.3.1 Mẫu nghiên cứu chính thức.......................................................................51 4.3.2 Kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ qua hệ số Cronbach’s Alpha ....53 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................55 4.3.4 Phân tích hồi quy.......................................................................................57 4.3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu (52)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (67)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Sản phẩm ví điện tử đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây ở Việt Nam, ví điện tử cũng là một mảng mà các tổ chức tài chính, ngân hàng cũng nhìn thấy nhiều tiềm năng phát triển và đang nhận dược nhiều sự đầu tư vào Miếng bánh màu mỡ này cũng đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp, cụ thể có đến gần 100 doanh nghiệp fintech trong lĩnh vực thanh toán Số ví điện tử được nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động ở Việt Nam là lên đến 40, chứng tỏ sự đa dạng và tiềm năng phát triển ngày càng gia tăng ở lĩnh vực này (Thái Phương, 2023)

Nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử là điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Là đơn vị cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp sản phẩm luôn mong muốn thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ của mình Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng là cần thiết để có được cái nhìn tổng quan và khoa học về vấn đề Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử, mở rộng tệp khách hàng và gia tăng doanh thu.

Trong báo cáo "Người Tiêu Dùng Số - The Connected Consumer" quý I/2023 của “Decision Lab” - đối tác chính thức của YouGov tại Việt Nam - phối hợp cùng

“Hiệp Hội Tiếp Thị Di Động Việt Nam (Mobile Marketing Association Vietnam - MMA)”, ví điện tử MoMo đã vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực ví điện tử tại Việt Nam với tỷ lệ nắm giữ thị phần cao nhất, đạt 68% 1 Chính vì lý do này, MoMo là ví điện tử đứng đầu thị phần ở thị trường Việt Nam, từ đó có thể thấy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân tại Việt Nam là rất cần thiết

Bên cạnh đó, hiện nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về thương mại điện tử và thanh toán điện tử, nhưng rất ít nghiên cứu tập trung vào việc hiểu rõ phản ứng cụ

1 Thái Phương (2023) “Thị trường ví điện tử Việt Nam đang nằm trong tay ai?” Báo Người lao động, https://nld.com.vn/kinh-te/thi-truong-vi-dien-tu-viet-nam-dang-nam-trong-tay-ai-20230522132639831.htm

2 thể của người dùng di động tại các thị trường đang phát triển đối với hệ thống thanh toán Ví điện tử (theo Amin và các đồng nghiệp, 2008) Các kết quả của các bài nghiên cứu phần nhiều là chưa đồng nhất Trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ về tài chính và thanh toán như Việt Nam hiện nay, việc xem xét, đặt khách hàng cá nhân vào để xem xét tìm hiểu ra được những nhân tố nào và cách chúng ảnh hưởng đến ý định, quyết định sử dụng ví điện tử có ý nghĩa rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa nghiên cứu và cả thực tiễn

Xuất phát từ những lý do những thực tiễn được trình bày ở trên, người viết đã quyết định thực hiện đề án tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề án là phân tích được các nhân tố có ảnh hưởng có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của KHCN tại Việt Nam, đề xuất những giải pháp, khuyến nghị và hàm ý chính sách cho các bên liên quan Từ đó, đề án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu được trình bày ở phần tiếp theo dưới đây.

Câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân thì những mô hình lý thuyết nào đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu?

- Những lý thuyết được trình bày trong câu hỏi trên có giải thích được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo không?

- Dựa trên những mô hình nghiên cứu thì những nhân tố nào có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân tại Việt Nam và tác động như thế nào?

- Để phát triển hơn nữa hình thức thanh toán bằng ví điện tử, nhà phát hành MoMo, nhà nước và cả người tiêu dùng nên thực hiện những giải pháp ra sao?

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chính là đi trả lời những câu hỏi mà người viết đã đặt ra ở phần câu hỏi nghiên cứu Cụ thể là:

Bài viết này trình bày, phân tích và làm rõ các mô hình lý thuyết then chốt được áp dụng trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Các mô hình lý thuyết này cung cấp khuôn khổ để hiểu động cơ, hành vi và thái độ của người tiêu dùng liên quan đến ví điện tử, bao gồm cả lý thuyết hành động có lý, thuyết đổi mới khuếch tán, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình công nghệ-tương tác xã hội và mô hình công nghệ tài chính Bằng cách vận dụng những mô hình này, nghiên cứu có thể xác định các yếu tố quan trọng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng ví điện tử, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng ví điện tử trên diện rộng hơn.

- Xác định và phân tích được những nhân tố có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của KHCN tại Việt Nam

- Chỉ ra và làm rõ được những giải pháp, khuyến nghị và hàm ý chính sách cho các bên liên quan để thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử MoMo

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là ví điện tử MoMo

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Phạm vi nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đính sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân

- Phạm vi không gian: đề án nghiên cứu trong phạm vi ở Việt Nam - Phạm vi thời gian: đề án này được người viết thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm

1.5Phương pháp nghiên cứu Đề án này được thực hiện dựa trên các nghiên cứu về lý thuyết hành vi và quan điểm của các lý thuyết kinh tế Ngoài ra, đề án này còn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm cả phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để mang lại kết quả toàn diện và sâu sắc nhất có thể

- Phương pháp lý thuyết: bao gồm phân tích, tổng hợp lý thuyết, rút ra từ các tài liệu liên quan trước đó trong sách giáo trình, chuyên khảo và bài báo khoa học để xây dựng mô hình nghiên cứu sau này sử dụng trong phân tích định lượng.

- Phương pháp thực nghiệm: Người viết sử dụng phương pháp lập bảng hỏi, thực hiện thu thập dữ liệu để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân tại Việt Nam, sau đó sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện nghiên cứu và phân tích Công cụ được sử dụng để phân tích định lượng là các chương trình phân tích thống kê được sử dụng rộng rãi - SPSS 27

1.6 Kết cấu của đề tài Đề án được chia thành năm chương cụ thể như sau:

Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 2 Các nghiên cứu về ví điện tử .5 2 Các nghiên cứu về hành vi khách hàng .6 3 Các nghiên cứu về phương pháp hồi quy 7 3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

2.2.1 Các nghiên cứu về ví điện tử

Một số nghiên cứu về ví điện tử có thể kể đến như sau

A S Kustono và các đồng nghiệp (2020) thực hiện một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử cho thanh toán online, đối tượng là các sinh viên Indonesia Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng Ví điện tử Các yếu tố được kiểm tra từ mô hình TAM bao gồm “chất lượng ứng dụng”, “nhận thức về tính hữu ích”, “nhận thức về tính dễ sử dụng” và “thái độ đối với việc sử dụng” Sinh viên ở Jember Regency, Indonesia là đối tượng cho đề tài Số lượng mẫu là 180 sinh viên đại học là NSD ứng dụng ví điện tử. Sáu giả thuyết được kiểm tra và bốn giả thuyết được chấp nhận “Nhận thức về tính dễ sử dụng” có tác động tích cực đến “nhận thức về tính hữu ích” “Nhận thức về tính hữu ích” có tác động tích cực đến thái độ sử dụng ứng dụng ví điện tử “Thái độ” đóng vai trò quan trọng trong ý định hành vi sử dụng ví điện tử Chất lượng của ứng dụng ví điện tử không ảnh hưởng đến mức độ hữu ích được cảm nhận Sự dễ dàng sử dụng của ứng dụng không ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ Kết quả nghiên cứu này mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp ví điện tử trong việc tăng mức độ sử dụng ví điện tử

Nguyen Thi Vinh Ha cùng các đồng nghiệp (2023) thực hiện một bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử, tập trung vào đối tượng học sinh sinh viên ở địa bàn Hà Nội Bài viết này khám phá một lý thuyết kết hợp về hành vi, bao gồm Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên đại học đối với việc sử dụng công nghệ sử dụng ví điện tử Sử dụng dữ liệu khảo sát trên 363 sinh viên từ

12 cơ sở giáo dục đại học ở Hà Nội và kỹ thuật Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM), kết quả nghiên cứu chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của sinh viên đối với ví điện tử ở Hà Nội: “thái độ”, “chi phí sử dụng thanh toán điện tử”, “điều kiện thuận lợi”, “chất lượng dịch vụ”, “độ tin cậy”, “tính dễ sử dụng”, “tính hữu ích” và “ảnh hưởng xã hội” Do có nhiều yếu tố, mô hình đề xuất có khả năng giải thích cao Kết quả đưa ra hàm ý giúp Hà Nội tăng cường thanh toán điện tử và chuyển đổi kỹ thuật số

Hoàng Thị Hậu và đồng nghiệp (2021) thực hiện một bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được sử dụng để xây dựng nên mô hình nghiên cứu Bài viết nghiên cứu 5 yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của NSD như sau: “kỳ vọng về hiệu suất”, “kỳ vọng về nỗ lực”, “ảnh hưởng xã hội”, “điều kiện thuận lợi” và “rủi ro được nhận thức” Từ đó rút ra những kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam

2.1.2 Các nghiên cứu về hành vi khách hàng

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng là một trong những khía cạnh trọng yếu được tác giả khảo sát trong quá trình nghiên cứu tổng quan tình hình của lĩnh vực thanh toán điện tử Nổi bật nhất trong số các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng khách hàng trong lĩnh vực này có thể kể đến những công trình sau:

Francisco Muủoz-Leiva và cỏc cộng sự (2017) phỏt triển mụ hỡnh chấp nhận công nghệ tích hợp, trong mô hình TAM cổ điển, lý thuyết về sự đổi mới, rủi ro nhận thức và niềm tin, nhằm làm rõ yếu tố nào quyết định ý định hành vi sử dụng ứng dụng ngân hàng di động của người dùng Những người tham gia phải kiểm tra một ứng dụng di động của ngân hàng lớn nhất châu Âu Trong mô hình đề xuất, một cách tiếp cận với các tác động bên ngoài đã được đưa vào, được thiết lập về mặt lý thuyết và ban đầu bởi Davis (1989) Mô hình đề xuất đã được thử nghiệm thực nghiệm bằng cách sử dụng thông tin thu thập được thông qua khảo sát trực tuyến, áp dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh “thái

7 độ” chủ yếu quyết định mục đích sử dụng của các ứng dụng di động như thế nào, loại trừ tính hữu ích và rủi ro là những yếu tố trực tiếp cải thiện việc sử dụng chúng Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra những ý nghĩa chính đối với việc quản lý và xác định các chiến lược nhất định để củng cố hoạt động kinh doanh mới này trong bối cảnh những tiến bộ công nghệ mới

Theo nghiên cứu của Achmad Taufan và Rudi Trisno (2019), Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố và ý định sử dụng ví điện tử (e-wallet) Dựa trên dữ liệu khảo sát được thu thập trực tuyến, nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng GO-PAY ở Indonesia bằng phương pháp Mô hình Phương trình Cấu trúc (SEM) trong SPSS phiên bản 22 và AMOS phiên bản 23 Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ứng dụng thanh toán di động GO-PAY và kiểm định các giả thuyết trước đó.

2.1.3 Các nghiên cứu về phương pháp hồi quy

Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo phương pháp định lượng, các phương pháp hồi quy sẽ được đưa vào nghiên cứu, cụ thể như sau:

Với việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội, Hoàng Thị Hậu và đồng nghiệp (2021) thực hiện một bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân Việt Nam Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận

8 và sử dụng công nghệ (UTAUT) được sử dụng để xây dựng nên mô hình nghiên cứu.Trong đó, thực hiện các kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua Cronbach’s Alpha,phân tích nhân tố khám phá EFA Bài viết nghiên cứu 5 yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của NSD như sau: “kỳ vọng về hiệu suất”, “kỳ vọng về nỗ lực”, “ảnh hưởng xã hội”, “điều kiện thuận lợi” và “rủi ro được nhận thức” Từ đó rút ra những kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam

Nghiên cứu của Achmad Taufan và Rudi Trisno (2019) sử dụng phương pháp tiếp cận Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Nghiên cứu cụ thể tập trung vào ứng dụng Gojek và nhằm giải thích hành vi sử dụng ví điện tử trong bối cảnh nền tảng ứng dụng siêu ứng dụng.

PAY) Tỷ lệ áp dụng dịch vụ thanh toán di động dựa trên ứng dụng trên thực tế đã vượt qua tỷ lệ áp dụng dịch vụ thanh toán di động truyền thống trong năm gần đây Thật vậy, hầu hết các dịch vụ thanh toán di động truyền thống đã chuyển đổi thành dịch vụ thanh toán di động dựa trên ứng dụng, nhưng rất ít thành công trong việc xây dựng nền tảng có các trường hợp sử dụng hàng ngày phù hợp và hấp dẫn hiện nay Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dùng để xác định các yếu tố liên quan đến ý định sử dụng, trong nghiên cứu này là NSD ví điện tử (e-wallet) Cách tiếp cận TAM dựa trên kết quả của các giả thuyết thu được trong nghiên cứu liên quan đến việc thảo luận nghiên cứu.

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là một bảng câu hỏi được phát trực tuyến. Sau đó, dữ liệu bảng câu hỏi được xử lý bằng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Khi xử lý dữ liệu dựa trên SEM, SPSS phiên bản 22 và AMOS phiên bản

23 được sử dụng Nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử ở Indonesia, trong trường hợp này là người dùng GO-PAY Sau đó kiểm định các giả thuyết trước đó với kết quả của các giả thuyết thu được trong nghiên cứu này

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Hà và Đặng Ngọc Minh Quang (2022) đã áp dụng mô hình PLS-SEM để khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên, dựa trên lý thuyết UTAUT Các yếu tố được xem xét bao gồm kỳ vọng hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, điều kiện tạo thuận lợi và lo lắng về quyền riêng tư.

"Hữu ích mong đợi", "Nỗ lực mong đợi", "Tin cậy cảm nhận", "Ảnh hưởng xã hội",

Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân

2.2.1 Tổng quan về ví điện tử

2.2.1.1 Khái niệm ví điện tử

Trước hết, để đi đến khái niệm ví điện tử, ta cần tìm hiểu về thanh toán di động (M-payment)

Theo Linck, Pousttchi và Wiedemann (2006), “việc thanh toán di động được xem là một phương tiện thay thế cho các phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt, séc và thẻ tín dụng, dựa trên sự phát triển của công nghệ viễn thông không dây trên nền tảng của các mạng di động Điều này cho phép NSD có thể thực hiện các GDTT, chuyển tiền thông qua các thiết bị di động như smartphones, máy tính bảng hoặc các thiết bị di động cá nhân khác một cách nhanh chóng và an toàn, ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào.”

Thanh toán di động nhằm tối đa hóa sự tự do dành cho người tiêu dùng, bằng cách bỏ qua những hạn chế truyền thống đã tồn tại đối với các phương thức thanh toán trước đây, cả trong phạm vi khả năng tiếp cận, cũng như liên quan đến an ninh của người tiêu dùng (Deng và các đồng nghiệp, 2010, Shen và Yazdanifard, 2015) Thông thường, thanh toán di động được thực hiện dưới hai hình thức: Đặt ra những kết nối (hoặc không) với tài khoản thanh toán của người dùng mà họ đã mở trước đó tại các ngân hàng và biểu hiện ở dạng tiền điện tử

Có 4 loại hình thanh toán di động phổ biến như sau: (1) Ứng dụng di động - Ví điện tử (Mobile application - E-wallets); (2) Thanh toán của nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện thông qua việc trừ phí từ tin nhắn SMS hoặc thanh toán trực tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ (Carrier billing - Premium SMS or Direct carrier billing); (3) Thanh toán không tiếp xúc NFC (Contactless payments NFC - Near Field Communication);(4) Đầu đọc thẻ (Card reader) 2

Một số phát biểu về khái niệm “ví điện tử” được trình bày như sau: “Ví điện tử là một ứng dụng hoặc dịch vụ trực tuyến cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và thực hiện các giao dịch tài chính một cách điện tử Thay vì sử dụng tiền mặt hoặc thẻ vật lý, người dùng có thể thực hiện các giao dịch qua ví điện tử thông qua điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy tính cá nhân.” Theo Julia (2023)

“Ví điện tử là một loại Fintech (Công nghệ tài chính) sử dụng phương tiện truyền thông dựa trên Internet làm cơ chế thanh toán thay thế Ví điện tử có tiềm năng cách mạng hóa cách mọi người tương tác với tiền mặt bằng cách loại bỏ nhu cầu mang theo một lượng lớn tiền mặt, rút ngắn thời gian tính toán giao dịch và tăng tốc độ thanh toán, giúp giao dịch an toàn hơn, giảm khả năng mất mát do trộm cắp và bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu nhạy cảm của người dùng Ví điện tử đã khiến thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng bằng nhựa trở nên lỗi thời”, theo L.-Y Leong và các đồng nghiệp (2013)

2 Nguyễn Kim Hạnh (2021), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ trên ví điện tử trường hợp khách hàng tại Cần Thơ”, tạp chí Kinh tế và quản lý, ISSN 1859-3666 Tr 13.

Nói cách khác, ví điện tử đóng vai trò như một trong những hình thức thanh toán trực tuyến, có thể sử dụng qua máy tính hoặc smartphones, điện thoại thông minh.

Ví điện tử thường bao gồm 2 phần chính là phần mềm và phần data Phần data bao gồm tất cả các thông tin mà người dùng lưu lại và cung cấp cho nhà phát hành Phần mềm chứa thông tin cá nhân của người dùng, mã hoá bảo mật dữ liệu cũng ở phần này

2.2.1.2 Phân loại ví điện tử

Có nhiều tiêu chí để phân loại ví điện tử, có thể phân loại chúng theo các tiêu chí sau:

Ví điện tử, hay còn gọi là ví kỹ thuật số, là một công cụ thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay Có nhiều loại ví điện tử khác nhau, nhưng có thể phân loại chúng theo các tiêu chí sau:

- Theo đối tượng sử dụng: o Ví điện tử cá nhân: Dành cho người dùng cá nhân sử dụng để thanh toán, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, mua sắm trực tuyến, v.v Ví dụ: MoMo, ZaloPay, ViettelPay o Ví điện tử doanh nghiệp: Dành cho các doanh nghiệp sử dụng để quản lý tài chính, thanh toán lương, chi trả cho đối tác, v.v Ví dụ: Payoneer, Airwallex

- Theo chức năng: o Ví thanh toán: Dùng để thanh toán các dịch vụ, mua sắm trực tuyến, chuyển tiền Ví dụ: MoMo, ZaloPay, PayPal o Ví lưu trữ tiền điện tử: Chuyên dùng để lưu trữ và giao dịch các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum Ví dụ: Coinbase, Binance, Trust Wallet

- Theo hình thức lưu trữ: o Ví nóng: Ví điện tử kết nối trực tiếp với internet, tiện lợi cho giao dịch nhanh chóng Tuy nhiên, mức độ bảo mật có thể thấp hơn Ví dụ: PayPal, MoMo.

13 o Ví lạnh: Ví điện tử không kết nối trực tiếp với internet, an toàn hơn trong việc lưu trữ dài hạn nhưng ít tiện lợi hơn cho giao dịch nhanh Ví dụ: Ledger, Trezor

- Theo công nghệ sử dụng: o Ví điện tử dựa trên ứng dụng (app-based wallet): Được tích hợp vào các ứng dụng di động hoặc phần mềm máy tính Ví dụ: MoMo, ZaloPay o Ví điện tử dựa trên web (web-based wallet): Có thể truy cập và sử dụng trực tiếp qua trình duyệt web Ví dụ: PayPal, Google Wallet

2.2.1.3 Chức năng của ví điện tử Đúng là trên thị trường sẽ có rất nhiều các ví điện tử khác nhau và mỗi ví điện tử sẽ tập trung vào một vài chức năng nổi bật riêng, tuy nhiên, tựu chung lại, các chức năng chính của một ví điện tử điển hình được trình bày thông qua các đặc điểm chính dưới đây:

Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến ví điện tử 50 4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân 51 4.3.1 Mẫu nghiên cứu chính thức .51 4.3.2 Kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ qua hệ số Cronbach’s Alpha 53 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 55 4.3.4 Phân tích hồi quy .57 4.3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

“Luật giao dịch điện tử số 51/2004/QH” là một quy định quan trọng về hoạt động giao dịch điện tử, được Quốc hội XI thông qua vào ngày 29/11/2005 trong kỳ họp thứ 8 Luật này có hiệu lực chính thức từ ngày 01/03/2006 và có nhắc đến việc thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực như kinh doanh cơ quan nhà nước, dân sự, thương mại, các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật

“Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán trực tuyến trên mạng (2012)”: Nghị định này quy định về việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm cả ví điện tử, và các quy định về bảo mật, quản lý rủi ro, và các nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán

Thông tư số 39/2014/TT-NHNN quy định về cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm ví điện tử, và quản lý rủi ro Thông tư này đặt ra các yêu cầu cụ thể về bảo mật thông tin và quản lý rủi ro đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.

“Thông tư 6251/NHNN-TT của Ngân hàng Nhà nước” đề cập đến việc thực hiện GDTT không sử dụng tiền mặt và sử dụng ví điện tử Đặc biệt, văn bản này yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt là những tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, để thực hiện thí điểm cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.

4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng cá nhân

4.3.1 Mẫu nghiên cứu chính thức

Về thống kê mô tả, đặc điểm mẫu điều tra được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Tổng hợp nhân khẩu học mẫu điều tra khảo sát

Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%)

Theo thu nhập trung bình/ tháng

Theo trình độ học vấn 229 100%

Học sinh trung học phổ thông trở xuống 15 6,6%

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Từ việc khảo sát, ta có thể rút ra những kết luận sơ lược như sau: - Về giới tính, bài khảo sát có khảo sát được đồng đều hai giới với số phần trăm giữa 2 giới tính khá tương đương nhau về nữ và nam, lần lượt là 50,2% và 49,8%

- Về độ tuổi, có thể thấy bài khảo sát có được nhiều đối tượng nghiên cứu trải dài các độ tuổi khác nhau, trong đó chiếm nhiều nhất và cũng khá dễ hiểu là độ tuổi

Từ 25 tuổi đến 39 tuổi với 114 người, chiếm 49,8% Điều này có thể được giải thích bằng việc đây là độ tuổi trẻ, đã bước vào thị trường lao động và đã phần nào tự chủ tài chính, giới trẻ có xu hướng nhạy bén và dễ dàng tiếp cận công nghệ hơn 2 vị trí tiếp theo trong độ tuổi với số lượng người khá tương đồng nhau, đó là độ tuổi từ 18 đến 24 và độ tuổi từ 40 đến 54 với lần lượt số người tham gia điền khảo sát là 49 và 46 người, chiếm số % tương ứng là 21,4% và 20,1%

- Theo trung bình thu nhập hàng tháng, bài khảo sát khá chú trọng việc đa dạng mức thu nhập của các mẫu trong khảo sát Cụ thể, mức thu nhập chiếm phần trăm lớn nhất là mức từ 10 đến 14 triệu đồng/ tháng, chiếm 37,6% Tiếp đến là hai mức thu nhập 5 đến 10 triệu đồng trung bình trên tháng và mức thu nhập cao hơn, từ 15 đến 24 triệu đồng trên tháng.

- Theo trình độ học vấn, nhìn chung là các đối tượng khảo sát có trình độ dân trí khá ổn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong bài khảo sát là trình độ cao đẳng/ đại học với 120 mẫu, chiếm 52,4% trong tổng số 229 mẫu quan sát

4.3.2 Kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ qua hệ số Cronbach’s Alpha

Ta có bảng tổng hợp sau khi đã chạy lệnh kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha như sau:

Bảng 4.2 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập

Trung bình của thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến Nhân tố: Nhận thức sự hữu ích Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,830 Số thang đo: 4

Nhân tố: Nhận thức tính dễ sử dụng Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,788 Số thang đo: 4

Nhân tố: Nhận thức về chi phí Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,784 Số thang đo: 4

Nhân tố: Nhận thức tín nhiệm Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,832 Số thang đo: 4

Nhân tố: Điều kiện thuận lợi Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,739 Số thang đo: 4

Nhân tố: Ảnh hưởng xã hội Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,812 Số thang đo: 4

Nhân tố: Thái độ Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,783 Số thang đo: 4

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Từ bảng tổng hợp trên t có thể rút ra được những nhận xét như sau: Tổng quan, hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập là “Nhận thức sự hữu ích”, “Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Nhận thức về chi phí”, “Nhận thức tín nhiệm”, “Điều kiện thuận lợi”, “Ảnh hưởng xã hội” và “Thái độ” đều lớn hơn 0,6, đúng hơn là đều lớn hơn 0,7, theo lý thuyết là đều thỏa mãn yêu cầu

Hệ số tương quan biến tổng của các biến độc lập đều lớn hơn 0,3 tức là cũng đạt yêu cầu so với các lý thuyết đã trình bày ở phần trên

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đều nhỏ hơn chỉ số tổng, duy chỉ có nhân tố FC4 “Điều kiện thuận lợi” là lớn hơn, nhưng cũng cần cân nhắc chứ chưa có thể đưa ngay ra kết luận bỏ biến bởi hệ số tương quan biến tổng của biến này vẫn lớn hơn 0,3, cần xem xét và cân nhắc thêm

Qua kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến đều đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn để tiến hành các bước kiểm định tiếp theo.

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong kiểm định kiểm định KMO và Bartlett, phân tích nhân tố khám phá EFA, ta có bảng kết quả trả về như sau: R 2

Bảng 4.3 Tổng hợp phân tích nhân tố EFA

Kiểm định Bartlett Approx Chi-Square 3070,534 df 378

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Có thể thấy, hệ số KMO = 0,921 phù hợp với yêu cầu là hệ số KMO (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để tiếp tục phân tích nhân tố phù hợp.

Hệ số Sig = 0,000, kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Tổng phương sai trích là 61,964%

Nghĩa là các nhóm nhân tố trong bài khảo sát có thể giải thích được 61,964% biến thiên phương sai của tập dữ liệu So sánh với lý thuyết đã được trình bày,Eigenvalue = 1,005 >1 là đạt yêu cầu và tổng phương sai trích lớn hơn 50% là có thể chấp nhận được

Dựa vào ma trận xoay nhân tố (được trình bày ở phụ lục), người viết nhận thấy có hiện tượng gom nhóm của hai nhóm yếu tố là “Nhận thức sự hữu ích” và “Nhận thức tính dễ sử dụng” Từ đó, người viết đề xuất gộp lại thành một nhân tố mới và đặt tên là “Nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng”, tên mã hoá mới sẽ là PU_PEU

Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính và kiểm định các giả thuyết sẽ được trình bày trong phần tiếp theo dưới đây.

4.3.4.1 Kiểm định mô hình hồi quy a Kiếm định mối tương quan giữa các biến độc lập

Mô tả biến, độ lệch chuẩn, số trung bình, số quan sát của mô hình:

Bảng 4.6 Mô tả các biến

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w