1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử apple pay của sinh viên tại địa bàn tp hồ chí minh

115 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Đào Nguyễn Phương Thùy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Nam
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu (18)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (19)
    • 1.7. Bố cục của khoá luận (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 2.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán Apple Pay (21)
      • 2.1.1. Định nghĩa về Apple Pay (21)
      • 2.1.2. Chức năng và vai trò của ví điện tử Apple Pay (21)
      • 2.1.3. Quy trình thanh toán bằng ví điện tử Apple Pay (22)
      • 2.1.4. Những yêu cầu cần thiết khi đăng kí sử dụng Ví điện tử Apple Pay (23)
      • 2.1.5. Thị trường ví điện tử Việt Nam hiện nay (23)
      • 2.1.6. Ƣu và nhƣợc điểm của ví điện tử Apple Pay so với các ví điện tử khác (0)
        • 2.1.6.1. Ƣu điểm (0)
        • 2.1.6.2. Nhƣợc điểm (25)
    • 2.2. Cơ sở mô hình lý thuyết và hành vi sử dụng công nghệ mới (25)
      • 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) (25)
      • 2.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) 12 2.2.3. Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR) (26)
      • 2.2.4. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of (28)
    • 2.3. Lƣợc khảo tài liệu nghiên cứu (29)
      • 2.3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.3.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước (30)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (33)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu (33)
      • 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu (35)
        • 2.4.2.1. Nhận thức dễ sử dụng (35)
        • 2.4.2.2. Cảm nhận tính hữu dụng (35)
        • 2.4.2.3. Bảo mật (35)
        • 2.4.2.4. Sự tin tưởng (36)
        • 2.4.2.5. Ảnh hưởng xã hội (36)
        • 2.4.2.6. Nhận thức rủi ro (36)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (39)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 3.2.1. Nghiên cứu định tính (40)
      • 3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng (41)
        • 3.2.2.1. Mô tả biến và xây dựng thang đo (41)
        • 3.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (45)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Thống kê mô tả (50)
      • 4.1.1. Biến đặc điểm nhân khẩu (50)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (51)
    • 4.3. Đánh giá thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA (53)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập (53)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc (57)
    • 4.4. Kiểm định hệ số tương quan Pearson (59)
    • 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (60)
      • 4.5.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy (0)
      • 4.5.2. Kiểm định mô hình hồi quy (61)
    • 4.6. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy bội (62)
    • 4.7. Kiểm định các giải thuyết của mô hình nghiên cứu (65)
    • 4.8. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát (68)
    • 4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu (68)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (19)
    • 5.1. Kết luận (72)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (73)
      • 5.2.1. Nhân tố Bảo mật (73)
      • 5.2.2. Nhân tố Dễ sử dụng (74)
      • 5.2.3. Nhân tố Sự tin tưởng (75)
      • 5.2.4. Nhân tố Tính hữu dụng (75)
      • 5.2.5. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội (76)
      • 5.2.6. Nhân tố Nhận thức rủi ro (77)
    • 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)
  • PHỤ LỤC (68)

Nội dung

Tác giả muốn phân tích các nhân tố sẽ tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán Apple Pay của giới trẻ, đặc biệt là các bạn trong độ tuổi sinh viên, bởi vì sinh viên được xem là nhó

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự phát triển vượt bật của các phương thức thanh toán bằng ví điện tử Chính phủ cũng đang nỗ lực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng các công nghệ hiện đại như QR-code hay tiền di động nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất và lưu thông tiền mặt, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển Ngoài ra, còn góp phần thúc đẩy công tác thực hiện đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1813/QĐ-TTg, 2021), thanh toán di động bằng ví điện tử trở thành một trong những công cụ cần thiết để hiện thực hóa chiến lƣợc này” Trong lĩnh vực này, Apple Pay tuy là hình thức thanh toán mới mẻ nhưng mang lại rất nhiều ưu điểm cho người tiêu dùng, Apple Pay sử dụng số dành riêng cho thiết bị và mã giao dịch duy nhất, làm cho phương thức này trở thành một sự lựa chọn an toàn hơn và riêng tư hơn cho thanh toán điện tử Tuy nhiên, hình thức thanh toán Apple Pay đối với người tiêu dùng Việt vẫn còn khá mới mẻ bởi lẽ tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng thanh toán này có mặt ở hơn 75 quốc gia và dự kiến còn tiếp tục ra mắt ở các quốc gia mới khác trong thời gian tới Tại thị trường Đông Nam Á, trước Việt Nam, mới có 2 quốc gia là Singapore và Malaysia, người dùng Apple có thể thanh toán bằng Apple Pay Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố tác động đến ý định sử dụng của người tiêu dùng là cần thiết

Hiện nay, các nhà cung ứng dịch vụ tại Việt Nam luôn khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thanh toán di động, trong bối cảnh đông đảo người dân đã quen thuộc với các giao dịch không tiền mặt, thậm chí gần 70% kỳ vọng về một quốc gia không tiền mặt vào năm 2030 Theo “Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2022 do Visa thực hiện, 90% số người được khảo sát đã thực hiện thanh toán không tiền mặt trong năm 2022 , tăng đáng kể so với mức 77% năm

2021 Ngoài ra, 77% đáp viên tin rằng họ có thể không dùng tiền mặt trong 3 ngày

Ngày 8/8/2023, Apple Pay đã chính thức ra mắt tại thị trường ở Việt Nam Hình thức công nghệ thanh toán này tạo ra phiên bản số của thẻ vật lý ngay trên ứng dụng Người dùng có thể thêm nhiều loại thẻ ngân hàng vào Ví Apple trên iPhone hoặc Apple Watch, để làm công cụ thanh toán tại các điểm bán hàng có công nghệ thanh toán không tiếp xúc (NFC) hoặc thanh toán online Ngoài ra, Apple Pay giúp việc thanh toán các dịch vụ giao thức ăn và hàng tạp hoá, mua sắm trực tuyến, vận chuyển, du lịch cùng với nhiều dịch vụ khác dễ dàng hơn Theo Counterpoint Research, doanh số iPhone tại thị trường Đông Nam Á đã tăng 18% trong quý 1/2023 so với cùng kỳ năm ngoái Đặc biệt là ở Indonesia và Việt Nam, nhu cầu iPhone rất cao, ngay cả khi smartphone đã đạt đến điểm bão hòa ở những nơi khác trên khắp Đông Nam Á Chính vì vậy, thời điểm Apple Pay gia nhập vào thị trường Việt Nam là thời điểm vô cùng thích hợp

Tuy nhiên, Apple Pay vẫn chỉ đang hỗ trợ đối với những loại thẻ nhƣ thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán và thẻ tín dụng quốc tế Tỉ lệ người dùng sử dụng những loại thẻ này ở Việt Nam vẫn còn thấp Vì thế, có thể nói ứng dụng Apple Pay chƣa tạo nên

"cuộc chiến" đối với các loại ví điện tử trong nước Ngoài ra, các ví điện tử như MoMo, Zalo Pay, Shopee Pay, cũng có những lợi thế riêng của mình Thứ nhất, các ví điện tử này đƣợc ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau, không chỉ iPhone, iPad hoặc Apple Watch Thứ hai, các ví điện tử này có thể đa dạng hoá phương thức sử dụng nhƣ thanh toán đƣợc nhiều loại hóa đơn, không chỉ tại các cửa hàng, nhà hàng Thứ ba, các ví điện tử thường có nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi hơn Apple Pay Nhìn chung, tác động của Apple Pay đến thị trường ví điện tử ở Việt Nam vẫn mang một câu hỏi chƣa đƣợc giải đáp cụ thể

Từ thực tế trên, việc tìm hiểu và xác định những mối quan tâm của khách hàng khi sử dụng ví điện tử Apple Pay và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận dịch vụ thanh toán của khách hàng là điều cần thiết để đƣa ra các giải pháp hợp lý giúp đẩy mạnh phương thức thanh toán Apple Pay trong tương lai

Xuất phát điểm từ nhiều lý do nêu trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài:

“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh” làm mục tiêu nghiên cứu đối với bài khoá luận tốt nghiệp lần này Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay sẽ giúp nhà cung ứng dịch vụ Apple nắm bắt tâm lý khách hàng, tìm ra và khắc phục các điểm hạn chế từ đó đƣa ra đƣợc các khuyến nghị dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng làm cơ sở xây dựng chính sách thu hút khách hàng đối với dịch vụ thanh toán Apple Pay.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để gia tăng ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh Đề xuất hàm ý quản trị để gia tăng ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh ?

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh nhƣ thế nào ?

Những hàm ý quản trị nào để gia tăng ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh ?

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát là sinh viên các khoá đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện tại các trường Đại học tại địa bàn TP Hồ Chí Minh

Phạm vi về thời gian: từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên ở TP Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất ra những cơ sở lý luận về các nhân tố Qua đó, xây dựng các bảng khảo sát ngẫu nhiên 450 sinh viên đang theo học các trường đại học tại địa bàn TP.HCM

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng khảo sát cấu trúc để khảo sát thông tin bằng hình thức trực tuyến, phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

- chọn mẫu thuận tiện để thu thập đƣợc những dữ liệu từ sinh viên theo học tại các trường Đại học thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được sẽ sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như: thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá (EFA), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan bằng mô hình hồi quy Đề tài sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS 20.0 để hỗ trợ trong quá trình phân tích.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Thông qua bài nghiên cứu này sẽ mở rộng kiến thức của độc giả về việc sử dụng ví điện tử Apple Pay và đề xuất những phương pháp thích hợp nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng dịch vụ, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng ví điện tử Apple Pay hơn trong tương lai Việc phát triển ví điện tử Apple Pay cũng góp phần giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt theo chủ trương của nhà nước đồng thời giải quyết các tình trạng gia tăng đáng kể trong gian lận ở thanh toán trực tuyến, không những ngăn chặn những thiệt hại đáng kể về tài chính và phi tài chính cho ngân hàng, khách hàng, các bên liên quan khác và nền kinh tế số mà còn là bước quan trọng để tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán của người dùng.

Bố cục của khoá luận

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Trình bày những nội dung bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về dịch vụ thanh toán Apple Pay

2.1.1 Định nghĩa về Apple Pay

Apple Pay là một dịch vụ thanh toán di động và ví điện tử đƣợc Apple đƣa vào sử dụng từ ngày 20/10/2014 được phát triển bởi Apple Inc Phương thức thanh toán này cho phép người dùng thực hiện các giao dịch bằng cách sử dụng các thiết bị của Apple nhƣ iPhone, Apple Watch, iPad và Mac Thay vì sử dụng thẻ tín dụng truyền thống, người dùng có thể liên kết các thẻ thanh toán của họ với ứng dụng Apple Pay và thực hiện thanh toán thông qua việc chạm hoặc quét khuôn mặt (tùy thuộc vào thiết bị) tại các điểm chấp nhận

Apple Pay sử dụng công nghệ NFC (Near Field Communication) để truyền dữ liệu thanh toán giữa thiết bị của người dùng và máy đọc thanh toán Điều này giúp tăng cường tính bảo mật, vì thông tin thanh toán không bao giờ được lưu trữ trên thiết bị hoặc trên máy chấp nhận thanh toán Với dịch vụ chất lƣợng và tính bảo mật cao, Apple Pay đƣợc dự đoán sẽ chiếm hơn 10% tổng số lƣợng giao dịch tiền mặt toàn cầu vào năm 2025

Ngoài ra, Apple Pay cũng hỗ trợ tính năng Wallet, nơi người dùng có thể lưu trữ và quản lý các thẻ thanh toán, vé máy bay, thẻ thành viên, và các loại thẻ khác trực tuyến Dịch vụ này đã trở thành một phần quan trọng của hệ sinh thái Apple, mang lại sự thuận tiện và tăng cường tính an toàn trong quá trình thanh toán

Apple Pay đã chính thức có mặt tại Việt Nam từ ngày 8/8/2023 Ở giai đoạn đầu, Apple Pay liên kết với các ngân hàng nhƣ MB Bank, Techcombank, ACB, Vietcombank, VPBank, Sacombank, và về sau ngày càng có nhiều ngân hàng liên kết với dịch vụ Apple Pay này

2.1.2 Chức năng và vai trò của ví điện tử Apple Pay

Apple Pay tiến hành thanh toán không tiếp xúc, do đó, nó sẽ ngăn chặn việc lộ thông tin cá nhân hơn thẻ truyền thống và không đòi hỏi thao tác xác nhận thông tin giao dịch Ngoài ra, ứng dụng này được thiết kế tối giản hết mức để người dùng không cảm thấy bị làm phiền bởi những quảng cáo hay khuyến mãi Tóm lại, thay vì mang theo ví với nhiều loại thẻ, người dùng chỉ cần một thiết bị điện tử và một thao tác liền có thể mua sắm dễ dàng và nhanh chóng

Ví điện tử Apple đóng vai trò nhƣ một công cụ thay thế tiền mặt thông qua việc giúp thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian

Dễ dàng chuyển tiền với chỉ 1 chạm mà không cần kết nối Internet Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông và qua đó giảm thiểu được các rủi ro về mặt kinh tế nhƣ lạm phát

2.1.3 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử Apple Pay

Apple Pay là phương tiện thanh toán an toàn hơn so với việc sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hoặc thẻ trả trước Giao dịch được thực hiện thông qua công nghệ kết nối không dây NFC, đảm bảo tính bảo mật toàn diện Mọi thông tin thanh toán đều đƣợc mã hóa, ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng truy cập thông tin cá nhân hoặc số thẻ của người sử dụng Quan trọng hơn, quá trình thanh toán không cần xác nhận lại thông tin nào với thu ngân bằng giấy tờ tùy thân Để thực hiện thanh toán tại các cửa hàng hỗ trợ Apple Pay, người dùng chỉ cần mở ứng dụng Ví (Wallet), sau đó chạm iPhone hoặc Apple Watch vào máy POS có hỗ trợ NFC Việc thanh toán và xác nhận thanh toán đƣợc thực hiện một cách dễ dàng thông qua Touch ID (vân tay), Face ID hoặc mã PIN Điều này mang lại trải nghiệm mua sắm linh hoạt và an toàn, giúp bảo vệ thông tin thanh toán của người dùng mỗi khi sử dụng Apple Pay

Khi thực hiện thanh toán trên các ứng dụng và trang web hỗ trợ Apple Pay, thông tin giao hàng sẽ tự động đƣợc điền dựa trên các thông tin đã liên kết với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trong Ví

Nếu người dùng chọn Apple Pay là phương tiện thanh toán khi mua hàng trực tuyến, địa chỉ thanh toán và vận chuyển liên kết với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trong hồ sơ của người sử dụng sẽ được nhập tự động Xác nhận tên người dùng và giao dịch mua sẽ đƣợc thực hiện thông qua Touch ID Quá trình thanh toán đƣợc tiếp tục thông qua phương thức NFC an toàn từ đầu đến cuối, đảm bảo rằng thông tin cá nhân và số thẻ của người dùng được bảo vệ tối đa

Lưu ý rằng việc sử dụng Apple Pay không mất phí từ Apple, bất kể người sử dụng thanh toán tại cửa hàng, trực tuyến hay trong ứng dụng

2.1.4 Những yêu cầu cần thiết khi đăng kí sử dụng Ví điện tử Apple Pay

Thiết bị hỗ trợ Để kích hoạt Apple Pay, người dùng cần điện thoại từ iPhone 6 hoặc mới hơn, chạy hệ điều hành iOS 12.5.2 trở lên Dịch vụ cũng hỗ trợ Watch Series 4 hoặc mới hơn nhƣng cần cài đặt hệ điều hành tối thiểu là watchOS 9 và phải đƣợc ghép đôi với iPhone 8 trở lên

Chỉ thêm đƣợc thẻ của ngân hàng có liên kết

Không giống các dịch vụ thanh toán trực tiếp trên mạng khi người dùng có thể sử dụng gần nhƣ mọi thẻ Visa hay MasterCard, Apple Pay chỉ thêm đƣợc thẻ từ các ngân hàng có liên kết với dịch vụ này Tại Việt Nam, thời gian đầu triển khai chỉ 6 ngân hàng hỗ trợ là Vietcombank, MB Bank, Techcombank, ACB, VPBank, Sacombank nhƣng hiện tại đến cuối 2023 đã có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ Ngoài ra, thẻ đƣa vào Apple Pay phải có logo Visa hoặc MasterCard (cả Debit và Credit) Thẻ ATM thông thường, thẻ NAPAS gắn chip của các ngân hàng liên kết cũng không thể sử dụng

2.1.5 Thị trường ví điện tử Việt Nam hiện nay

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam đang phát triển vượt bật với 90% thị phần thuộc về 3 ví điện tử Momo, Moca và ZaloPay Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh các dịch vụ ví điện tử là rất cao với 40 ví đang hoạt động

Ngoài ba ví điện tử đã được đề cập bên trên, thị trường ví điện tử ở Việt Nam còn có ba đối thủ cạnh tranh lớn khác: ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT

Pay Các công ty này cùng nhau chiếm tổng cộng 99% thị trường, tạo nên một sân chơi độc quyền hoàn toàn Theo nghiên cứu của Decision Lab, cuối năm 2021, 56% dân số Việt Nam sử dụng Momo, 17% - ShopeePay, 14% - ZaloPay, 8% - ViettelPay, 2% - Moca và 1% - VNPT Pay

Cơ sở mô hình lý thuyết và hành vi sử dụng công nghệ mới

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

Dựa trên thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein & M (1975) cho rằng

“nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của cá nhân là quyết định hành vi, chứ không phải là thái độ của họ Quyết định hành vi của một cá nhân là sự kết hợp của Thái độ và Chuẩn chủ quan của con người như phong cách sống, kinh nghiệm, trình độ, tuổi tác, giới tính”

Hình 2 1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết này chỉ dựa vào các giả định chung để đề cập đến hành vi thực tế con người nhưng được kiểm soát chặt chẽ bởi lí trí, suy nghĩ chứ không thể giải thích hoặc bao quát lý thuyết vào những hành vi không tuân theo lý trí bao gồm cảm xúc, thói quen

2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) đƣợc Davis & F (1989) sử dụng khá thông dụng và áp dụng rộng rãi nhằm dự đoán và giải thích sự chấp nhận công nghệ và sử dụng công nghệ của người dùng Mô hình được thể hiện như Hình 2.2 dưới đây:

Hình 2 2: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Theo Davis & F (1989) cho rằng “quyết định sử dụng phụ thuộc vào thái độ sử dụng và bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố có quan hệ nhân quả thiết thực giữa tính hữu dụng, dễ dàng sử dụng của công nghệ và thái độ của người sử dụng đối với công nghệ đó Dựa trên mô hình này, quyết định thực hiện một hành động của một chủ thể sẽ phụ thuộc vào những dự định hoặc thái độ quan tâm của họ với công việc cụ thể nào đó Trong đó, thái độ của người sử dụng phụ thuộc vào hai khía cạnh chính nhƣ sau: (1) cảm nhận về tính hữu dụng; (2) cảm nhận về tính dễ sử dụng; (3) các yếu tố môi trường như các biến quy trình công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức, hoặc trình độ đào tạo”

Tuy nhiên, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) tồn tại các hạn chế nhất định Theo Venkatesh & V (2003) đã đƣa ra hai nhƣợc điểm chính trong các nghiên cứu: “(1) Độ giải thích của mô hình mang giá trị không cao vì nó không giải thích đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận công nghệ và (2) Mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình bị đối lập ở các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau Hơn nữa các giả thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố chính trong mô hình (tính hữu dụng và tính dễ sử dụng) không phải lúc nào cũng giống nhƣ đề xuất trong mô hình TAM ”

2.2.3 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR)

Theo Bauer & R A., (1960) cho rằng “rủi ro nhận thức đƣợc định nghĩa bao gồm 2 thành phần chính là xác suất của một mất mát và cảm giác chủ quan của hậu quả xấu Thuyết nhận thức rủi ro TPR đƣợc cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ có nhận thức rủi ro gồm 2 yếu tố: Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến ”

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ: là nhận thức của người tiêu dùng đối với những rủi ro xảy ra trong quá trình mua hoặc sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin mà gặp nhiều vấn đề phát sinh về công năng, tài chính, thời gian hay với toàn bộ sản phẩm và dịch vụ đó

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến: là nhận thức của người tiêu dùng về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch thương mại điện tử nhƣ dữ liệu cá nhân, sự chứng thực hay nhận thức rủi ro về toàn bộ quá trình giao dịch phát sinh trực tuyến

Nghiên cứu và vận dụng mô hình TPR nhằm hỗ trợ đánh giá đƣợc những rủi ro tiềm ẩn mà dịch vụ phát sinh trong quá trình sử dụng Từ đó, đánh giá đƣợc tâm lí, xu hướng hành vi thực tế của khách hàng khi dùng dịch vụ này

Hình 2 3: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR)

2.2.4 Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and SD of Technology - UTAUT)

Thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) là mô hình xây dựng bởi (Venkatesh & V., 2003) nhằm giải thích và dự đoán ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ mới UTAUT dựa trên hai lý thuyết là mô hình chấp nhận công nghệ - TAM và mô hình hành vi dự định - TPB Các khái niệm của mô hình UTAUT được xem xét và tổng hợp từ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên mô hình đƣợc đề cập nhƣ sau:

Tính hữu ích mong đợi (Performance Expectancy): là “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt đƣợc lợi nhuận trong hiệu suất công việc”

Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy) là những kỳ vọng về sự nỗ lực có khái niệm là “mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng các hệ thống” Ảnh hưởng xã hội (Social Influences) là “mức độ mà một cá nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) là “mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đƣợc tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống”

Quyết định sử dụng (BI) là một dấu hiệu cụ thể nhằm thể hiện mức độ quan tâm và sự sẵn sàng của cá nhân trong việc quyết định thực hiện một hành vi nào đó

Ngoài ra các yếu tố độ tuổi, kinh nghiệm, giới tính và sự tự nguyện đều gián tiếp tác động lên yếu tố ảnh hưởng xã hội thông qua đó xem xét và đánh giá những ý định sử dụng và hành vi thực tế của người sử dụng

Hình 2 4: Thuyết hợp nhất về chấp nhận vè sử dụng công nghệ (UTAUT)

Lƣợc khảo tài liệu nghiên cứu

2.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Linh (2013) đã phân tích đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam” tác giả đã sử dụng mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của (Venkatesh & V.,

2003) để phân tích và đƣa ra kết luận rằng có 7 yếu tố tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng VĐT của khách hàng tại Việt Nam” bao gồm các nhân tố: “Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và Cộng đồng người dùng”

Nghiên cứu của Điệp (2019) thực hiện phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng” sử dụng mô hình C-TAM - TPB để phân tích và đƣa ra đƣợc kết quả nhƣ sau: “Cả hai nhân tố nhận thức về tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và tiện lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng và nhân tố cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng tương tự những nghiên cứu khác”

Tân (2019) đã nghiên cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca của người dân Việt Nam” Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng bao gồm hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, các điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội, động lực hưởng thụ, giá trị cảm nhận và sự tin tưởng” Nhân tố “ảnh hưởng xã hội” có tác động tích cực đến biến phụ thuộc Dựa vào nghiên cứu, tác giả đã nhấn mạnh cần phải chú ý và phân tích sâu ở phần hàm ý quản trị về mạnh mẽ truyền thông, đặc biệt là truyền thông xã hội

2.3.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Theo nghiên cứu của Amin (2008) đã mở rộng khả năng vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) bằng cách thêm vào mô hình ba yếu tố gồm “nhận thức độ tin cậy, nhận thức về sự hữu ích và nhận thức dễ sử dụng” Qua kết quả đạt đƣợc có thể thấy rằng cả ba yếu tố nhận thức độ tin cậy, sự hữu ích và dễ sử dụng là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ VĐT

Nghiên cứu của Yadav & P (2017) đã xác định đƣợc sáu yếu tố gồm “nhận thức đƣợc chất lƣợng dịch vụ, nhận thức rủi ro, nhận thức tính hữu dụng, chi phí cảm nhận, mức độ dễ sử dụng và sự tin tưởng” đã góp phần thúc đẩy tác động của biến ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của 350 người từ tất cả bốn khu vực Đông, Tây, Nam và Bắc ở Ấn Độ đƣợc chọn để khảo sát Cũng trong nghiên cứu này,

“nhận thức sự hữu ích” là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất đến ý định sử dụng VĐT

Padiya & J (2018) đã nghiên cứu về việc chấp nhận ví điện tử tại Ahmedabad ở Ấn Độ, nghiên cứu nhận đƣợc 318 mẫu hợp lệ thông qua khảo sát bảng câu hỏi Nghiên cứu này mang mục tiêu xác định các yếu tố khuyến khích và ngăn chặn ý định sử dụng VĐT tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ Phân tích dữ liệu thu thập thông qua phương thức sử dụng tỷ lệ phần trăm, lập bảng chéo và các công cụ thống kê nhƣ ANOVA, sử dụng mô hình công nghệ (UTAUT) Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sử dụng VĐT đánh giá rất cao sự quan trọng của các thuộc tính liên quan đến bảo mật, mối quan tâm riêng tƣ và phí giao dịch

Qua các nghiên cứu liên quan trên đã thể hiện đƣợc đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là khách hàng và người tiêu dùng tập trung tại các thành phố lớn, kết quả cũng chỉ ra rằng các nhân tố chung mà đều tác động chính đến ý định sử dụng là các nhân tố về “bảo mật, niềm tin, sự hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội và nhận thức rủi ro” Khác với các nghiên cứu đƣợc đề cập, khóa luận tập trung tham khảo và nghiên cứu các đối tƣợng cụ thể là sinh viên tại địa bàn TP.HCM, từ đó tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định VĐT Apple Pay của sinh viên

2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước

Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan từ trong và ngoài nước để từ đó tiến hành lựa chọn các nhân tố độc lập và trung gian phù hợp với nhân tố phụ thuộc Bảng 2.1 là bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài tác giả thực hiện, trong đó có 3 nghiên cứu từ Việt Nam và 3 nghiên cứu từ nước ngoài

Bảng 2 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước

STT Nghiên cứu Tác giả Các nhân tố độc lập và trung gian

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam

Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Tin cậy cảm nhận, Chi phí cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ và Cộng đồng người dùng Ý định sử dụng

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng

Tính hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng và tiện lợi, Cảm Ý định sử dụng nhận rủi ro

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử

Moca của người dân Việt

Nỗ lực mong đợi, Các điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội, Động lực hưởng thụ, Giá trị cảm nhận và Sự tin tưởng Ý định sử dụng

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng điện thoại di động của khách hàng Malaysia

Nhận thức độ tin cậy, Nhận thức về sự hữu ích và Nhận thức dễ sử dụng Ý định sử dụng

Chủ động xác định việc áp dụng ví di động

Yadav và các cộng sự

Nhận thức đƣợc chất lƣợng dịch vụ, Nhận thức rủi ro, Nhận thức tính hữu dụng, Chi phí cảm nhận, Mức độ dễ sử dụng và Sự tin tưởng Ý định sử dụng

Việc áp dụng ví điện tử: Một nghiên cứu ở thành phố

Padiya và các cộng sự

Bảo mật, Mối quan tâm riêng tƣ và Phí giao dịch Ý định sử dụng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được tiến hành theo hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng đƣợc thể hiện cụ thể trên mô hình sau:

Hình 3 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu Để tiến hành bước đầu tiên của quy trình tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bắt đầu bằng việc tìm kiếm và nghiên cứu các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Tiếp theo, tác giả khảo lƣợc các lý thuyết về ví điện tử Apple Pay, các thuyết liên quan, chọn lọc các tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu trước đây về lĩnh vực VĐT trong và ngoài nước Từ đó hình thành nên được hướng đi cho bài nghiên cứu, lựa chọn mô hình và xác định các nhân tố nghiên cứu phù hợp và cuối cùng tiến hành xây dựng các thang đo sơ bộ Sau đó, tác giả tham khảo ý kiến từ các đối tượng được chọn là những người sử dụng VĐT Apple Pay là sinh viên theo học tại các trường trên địa bàn TP.HCM cùng với ý kiến từ chuyên gia và hoàn chỉnh mô hình Bảng câu hỏi phỏng vấn chi tiết sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở Phụ lục 2

Sau khi hoàn tất bước đầu tiên của quy trình, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lƣợng đi vào xây dựng bảng khảo sát bằng công cụ google biểu mẫu, hình thành nên các câu hỏi mang tính nghiên cứu phục vụ cho đề tài và tham khảo ý kiến chuyên gia sau đó tiến hành khảo sát trên các nhóm sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong giai đoạn thu thập số liệu tác giả thu về đƣợc

407 phiếu trả lời hợp lệ để đƣa vào chạy dữ liệu SPSS 20.0 sơ bộ, sau đó đƣa vào thực hiện thống kê mô tả tất cả các biến, kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát trong mô hình, kiểm định nhân tố khám phá của các biến độc cũng nhƣ phụ thuộc và phân tích hồi quy sau đó thực hiện kiểm định ONEWAY – ANOVA để kiểm tra giữa các biến có sự khác biệt hay không

Bước cuối cùng của mô hình là dựa vào kết quả nhận được từ SPSS 20.0, tác giả thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu, đánh giá sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng VĐT Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Căn cứ vào kết quả phân tích đề xuất một số giải pháp giúp cho các tổ chức cung ứng VĐT Apple Pay có những chiến lƣợc phát triển tối ƣu nhất.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

4.1.1 Biến đặc điểm nhân khẩu

Kết quả thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu chính thức thu về 450 người khảo sát, kết quả có 43 bảng khảo sát bị loại vì không hợp lệ, còn lại 407 bảng khảo sát đƣợc đƣa vào phân tích vì đạt yêu cầu

Bảng 4 1: Tổng hợp thống kê mô tả các biến đặc điểm nhân khẩu

Trợ cấp tiêu dùng hàng tháng

Khảo sát sử dụng ví điện tử Apple Pay Đang sử dụng 355 87,2%

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Trong tổng số 407 người tham gia khảo sát hợp lệ thì có 167 người là nam chiếm 41% và giới tính nữ là 59% với 240 người Sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm 4 chiếm 42%, tiếp theo lần lƣợt là sinh viên năm 3 (24,8%), sinh viên năm 2 (17,4%) và cuối cùng là sinh viên năm 1 chiếm 15,7% Trợ cấp tiêu dùng hàng tháng của sinh viên giao động nhiều nhất trong khoảng 3 – 5 triệu đồng chiếm 38,6%, tiếp theo là dưới 3 triệu đồng (34,2%) và cuối cùng là trên 5 triệu đồng chiếm 27,3%

Nhìn chung, ví điện tử Apple Pay đƣợc sinh viên sử dụng rất nhiều, trong khoảng 450 người tham gia khảo sát thì có 43 người chưa từng sử dụng VĐT Apple Pay (vì không dùng Apple Pay nên dừng khảo sát và là biến không hợp lệ), còn lại

407 người thì trong đó 355 người đang sử dụng chiếm 87,2% và 52 người đã từng sử dụng chiếm 12,8% Qua khảo sát cho thấy tần suất sử dụng VĐT Apple Pay của sinh viên giao động nhiều nhất trong khoảng 5 – 10 lần chiếm 39,6% Tiếp theo là dưới 5 lần (33,7%) và cuối cùng là trên 10 lần chiếm khoảng 26,8% Ngoài ra, tác giả còn đánh giá khảo sát thêm các VĐT mà sinh viên sử dụng ngoài VĐT Apple Pay thì thu về câu trả lời đƣợc sử dụng nhiều nhất là Momo với 66,8%, tiếp theo là ZaloPay (15,5%), Viettel Pay (10,3%), ShopeePay (3,9%) và cuối cùng là VNPay chiếm 3,4%.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc trình bày ở Bảng 4.2 và (Phụ lục 5)

Các ví điện tử khác đƣợc sử dụng

Bảng 4 2: Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach's Alpha

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Dễ sử dụng – Cronbach’s Alpha = 0,826

Tính hữu dụng - Cronbach’s Alpha = 0,831

Sự tin tưởng - Cronbach’s Alpha =0,776

STT4 0,574 0,725 Ảnh hưởng xã hội - Cronbach’s Alpha =0,788

Nhận thức rủi ro - Cronbach’s Alpha =0,784

RR3 0,616 0,716 Ý định sử dụng - Cronbach’s Alpha =0,788

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Từ Bảng 4.2 ta thấy tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Đánh giá thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập

Thang đo được giữ nguyên với 25 biến quan sát sau bước kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Sau đó các biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích cụ thể nhƣ sau:

Phân tích kết quả EFA lần 1:

Giá trị KMO là 0,799 (0,799 > 0,5), kết quả kiểm định Barlett’s là 4823,791 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 lúc này chứng tỏ đƣợc giữa các biến xuất hiện mối tương quan và dữ liệu dùng để phân tích là phù hợp

Thực hiện đánh giá phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax thu đƣợc kết quả 25 biến quan sát ban đầu đƣợc phân bổ đều thành 6 nhóm Tổng phương sai trích được giải thích bởi 6 nhân tố này là 63,648% (> 50%) cho biết cả 6 nhân tố giải thích đƣợc 63,648% biến thiên của dữ liệu Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, nhân tố thứ 6 có Eigenvalues thấp nhất là 1,423 > 1

Bảng 4 3: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 1 KMO and Barlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,799

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS Đánh giá xoay ma trận bằng phương pháp Varimax:

Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Tác giả mong muốn chọn ra các biến quan sát chất lƣợng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0,5 thay vì chọn hệ số tải tương ứng theo cỡ mẫu So sánh ngƣỡng này với kết quả ở ma trận xoay, có hai biến xấu là HD5 và DSD3 cần xem xét loại bỏ:

(1) Biến HD5 tải lên ở cả hai nhân tố là Component 1 và Component 2 với hệ số tải lần lƣợt là 0,564 và 0,686, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,564 – 0,686 = - 0,122 < 0,3

(2) Biến DSD3 có hệ số tải ở cả hai nhân tố là Component 1 và Component 3 với hệ số tải lần lƣợt là 0,640 và 0,643, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,640 – 0,643 = - 0,003 < 0,3

Từ (1) và (2) ta thấy 2 biến HD5 và DSD3 bị loại do có chênh lệch giữa hệ số tải nhân tố lớn nhất và hệ số tải nhân tố lớn thứ hai (< 0,3) nên không đảm bảo giá trị phân biệt Tác giả sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần phân tích EFA Từ 25 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ HD5 và DSD3 và đƣa 23 biến quan sát còn lại vào phân tích EFA lần thứ hai

Phân tích kết quả EFA lần 2:

Giá trị KMO là 0,879 (0,879 > 0,5), kết quả kiểm định Barlett’s là 3007,055 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 lúc này chứng tỏ đƣợc giữa các biến xuất hiện mối tương quan và dữ liệu dùng để phân tích là phù hợp

Thực hiện đánh giá phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax thu đƣợc kết quả 25 biến quan sát ban đầu đƣợc phân bổ đều thành 6 nhóm Tổng phương sai trích được giải thích bởi 6 nhân tố này là 61,972% (> 50%) cho biết cả 6 nhân tố giải thích đƣợc 61,972% biến thiên của dữ liệu Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, nhân tố thứ 6 có Eigenvalues thấp nhất là 1,365 > 1.

Bảng 4 4: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,879

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS Đánh giá xoay ma trận bằng phương pháp Varimax:

Ma trận xoay nhân tố

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 và 23 biến quan sát đƣợc rút trích về 6 nhóm nhân tố có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1,6 nhóm nhân tố đại diện cho ý định sử dụng VĐT Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP.HCM với các biến đặc trƣng của nhân tố đƣợc sắp xếp lại khác với mô hình lý thuyết ban đầu

4.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc

Giá trị KMO = 0,684 > 0,5 và kiểm định mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 thu được kết quả kiểm tra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan mật thiết với nhau và phân tích nhân tố khám phá (EFA) phù hợp sử dụng trong nghiên cứu này

Bảng 4 5: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc KMO and Barlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,705

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo “Ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh tại địa bàn TP Hồ Chí Minh” với giá trị Eigenvalue là 2,108 >

1 và tổng phương sai trích là 70.280% > 50% cho thấy nhân tố này giải thích 70.280% sự biến thiên của tập dữ liệu Vì vậy, các thang đo sau phân tích đƣợc chấp nhận

Nhƣ vậy, sau khi phân tích EFA mô hình nghiên cứu mới bao gồm 6 nhân tố độc lập (với 23 biến quan sát) và 1 nhân tố phụ thuộc (Ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh tại địa bàn TP Hồ Chí Minh) với 3 biến quan sát.

Kiểm định hệ số tương quan Pearson

Bảng 4 6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

YD DSD HD BM TT AH RR

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Nhìn vào bảng ở trên, ta thấy giá trị Sig của các nhân tố đều nhỏ hơn 0,05 Điều này đánh giá rằng mô hình xuất hiện hiện tượng tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập vì nó có ảnh huởng nhất định đến biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy tuyến tính

4.5.1 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy

Bảng 4 7: Hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn hoá t

Error Beta Tolera nce VIF

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Bảng 4.7 cung cấp kết quả mô hình hồi quy đƣợc ƣớc lƣợng cho thấy các nhân tố độc lập đều có hệ số hồi quy dương (ảnh hưởng cùng chiều) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc tốt hơn Ngoại trừ biến độc lập RR mang dấu âm cho thấy biến độc lập này tác động ngƣợc chiều lên biến phụ thuộc

Bảng 4 8: Thống kê các giá trị về phần dƣ

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Bảng 4.8 cung cấp thống kê các giá trị về phần dƣ với các mô tả về min, max, trung bình, độ lệch chuẩn Nhìn vào bảng ta thấy giá trị trung bình của phần dƣ bằng 0 là đáp ứng giả định của phân tích hồi quy

4.5.2 Kiểm định mô hình hồi quy

Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Kết quả phân tích ANOVA dưới đây cho thấy, F = 134,321 với sig = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến trong mô hình có thể giải thích đƣợc sự thay đổi của biến phụ thuộc Nhƣ vậy mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc đánh giá là phù hợp với tổng thể dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4 9: Phân tích phương sai

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Mức độ giải thích của mô hình:

Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy R 2 = 0,668, hiện tượng tương quan khá chặt chẽ nên biến độc lập phù hợp với mô hình Giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0,663 kiểm định đƣợc mức độ phù hợp của mô hình là 66,3% hay nói cách khác mô hình giải thích đƣợc 66,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc đƣợc giải thích đƣợc bởi 6 biến độc lập

Mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Std Error of the

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy bội

Giả định liên hệ tuyến tính:

Theo biểu đồ Scatterplot ở Hình 4.1 cho thấy các điểm dữ liệu tập trung thành đường thẳng và trải đều qua tung độ bằng 0 nên các điểm phân tán trong biểu đồ có mối quan hệ mạnh Vì vậy, ta kết luận rằng không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính

Giả định phương sai của sai số không đổi:

Theo biểu đồ Scatterplot ở Hình 4.1, các sai số hồi quy phân bổ tương đối đồng đều ở hai bên của đường trung bình và nằm trong khoảng chủ yếu -3 đến 3 Vì vậy, giả thiết sai số của mô hình hồi quy không đổi đƣợc đánh giá là phù hợp

Hình 4 1: Đồ thị phần dƣ chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Giả định phân phối chuẩn của phần dƣ:

Biểu đồ tần số phần dƣ chuẩn có Mean = 1,10E -15= 0 và Std.Dev = 0,993 sắp xỉ bằng 1) Vì vậy, giả thuyết phân phối chuẩn đƣợc đánh giá là không vi phạm Ngoài ra, theo biểu đồ P-P plots các điểm dữ liệu không phân tán rộng vƣợt quá đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

Hình 4 2: Phân phối của phần dƣ chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Hình 4 3: Điểm phân vị của phân phối của biến độc lập

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Hiện tƣợng đa cộng tuyến:

Sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện đa cộng tuyến giữa các biến độc lập Kết quả phân tích tại (Bảng 4.7) cho thấy hệ số VIF lớn nhất bằng 1,416 < 2 nên có thể kết luận không có hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Giả định hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư:

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Durbin-Watson = 2,140 (Bảng 4.10) Giá trị Durbin –Watson này nằm trong khoảng 1 < d < 3 nên mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định các giải thuyết của mô hình nghiên cứu

Sau các quy trình kiểm định trên ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê Từ kết quả hồi quy cho thấy tất cả 6 nhân tố trên ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình phân tích Giả thuyết Nội dung giả thuyết Hệ số chuẩn hoá

Dễ sử dụng (DSD) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh

Tính hữu dụng (HD) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh

Bảo mật (BM) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh

H4 Sự tin tưởng (TT) có ảnh hưởng 0,174 0,000 Chấp nhận cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh

H5 Ảnh hưởng xã hội (AH) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí

Nhận thức rủi ro (RR) có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa cho biết mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, còn hệ số beta chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình Để xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài này căn cứ vào hệ số β chuẩn hóa Hệ số β càng lớn thì nhân tố đó tác động đến Ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh càng cao

Phân tích tương quan Pearson cho biết kết quả tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa về mặt thống kê Chính vì thế so với mô hình ban đầu bao gồm 6 nhân tố đều được giữ nguyên gồm Dễ sử dụng, Tính hữu dụng, Bảo mật, Sự tin tưởng, Ảnh hưởng xã hội và nhận thức rủi ro Tất cả 6 nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động đến Ý định sử dụng VĐT Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP.HCM trong đó tất cả các biến đều tác động cùng chiều riêng biến Nhận thức rủi ro thì có tác động ngƣợc chiều đến ý định sử dụng VĐT Apple Pay Dựa vào kết quả hồi quy ở bảng 4.6, phương trình hồi quy có dạng như sau:

YD = 0,227*DSD + 0,164*HD + 0,258BM + 0,174*TT + 0,151*AH – 0,245RR

Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng VĐT Apple Pay là bảo mật (BM) vì có hệ số β3= 0,258 và Sig = 0,000 (có ý nghĩa thống kê) Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu nhân tố bảo mật tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,258 đơn vị

Nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là dễ sử dụng (DSD) (β1= 0,227 và Sig 0,000) Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu nhân tố dễ sử dụng tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,227 đơn vị

Nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ ba là sự tin tưởng (TT) (β4= 0,174 và Sig 0,000) Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu nhân tố sự tin tưởng tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,174 đơn vị

Nhân tố ảnh hưởng thứ tư là tính hữu dụng (HD) (β2= 0,164 và Sig 0,000) Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu nhân tố tính hữu dụng tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,164 đơn vị

Nhân tố ảnh hưởng thứ năm là ảnh hưởng xã hội (AH) (β5= 0,151 và Sig 0,000) Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi, nếu nhân tố ảnh hưởng xã hội tăng lên 1 đơn vị thì ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 0,151 đơn vị

Nhân tố ảnh hưởng thứ sáu là nhận thức rủi ro (RR) có tác động ngược chiều đến ý định chọn VĐT Apple Pay của sinh viên (β6= - 0,245 và Sig = 0,000)

Vì nhân tố nhận thức rủi ro tác động ngƣợc chiều với biến độc lập, điều này có nghĩa là nhân tố nhận thức rủi ro giảm đi 1 đơn vị thì ý định sử dụng ví điện tử Apple Pay của sinh viên tại địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng lên 0,245 đơn vị.

Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát

Kết quả kiểm tra T – test giữa biến giới tính và biến ý định sử dụng cho thấy, giá trị Sig của thống kê Levene bằng 0,868 > 0,05 (Phụ lục 11) chứng tỏ phương sai giữa các nhóm giới tính là đồng nhất Ta sử dụng kết quả Sig kiểm định t hàng Equalvariances assumed đạt Sig = 0,667 > 0,05, nhƣ vậy không có sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính nam và nữ trong ý định sử dụng VĐT Apple Pay

Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo nhóm năm học cho thấy, giá trị Sig của thống kê Levene = 0,365 > 0,05 chứng tỏ phương sai giữa các năm học là đồng nhất Ta tiếp tục sử dụng kết quả Sig của kiểm định F ở bảng ANOVA

(Phụ lục 11), Sig kiểm định F = 0,916 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa các năm học của sinh viên

Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo nhóm trợ cấp tiêu dùng hàng tháng cho thấy, giá trị Sig của thống kê Levene = 0,158 > 0,05 chứng tỏ phương sai giữa trợ cấp tiêu dùng là đồng nhất Sử dụng kết quả Sig của kiểm định

F ở bảng ANOVA (Phụ lục 11), Sig kiểm định F = 0,042 < 0,05 nên có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với trợ cấp tiêu dùng hàng tháng của sinh viên

Kết quả kiểm tra tính đồng nhất phương sai theo nhóm khảo sát sử dụng Ví điện tử Apple Pay cho thấy, giá trị Sig của thống kê Levene = 0,721 > 0,05 chứng tỏ phương sai giữa nhóm khảo sát sử dụng VĐT Apple Pay là đồng nhất Ta tiếp tục tục sử dụng kết quả Sig của kiểm định F ở bảng ANOVA (Phụ lục 11), Sig kiểm định F = 0,588 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa nhóm khảo sát sử dụng VĐT Apple Pay này.

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w