1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ
Tác giả Nguyễn Phượng Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Liền Hương
Chuyên ngành Quản trị Văn phòng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 19,17 MB

Nội dung

Xây dựng văn hóa công sở văn minh, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nền nếp làm việc khoa học, kỷ cương, dân chủ; tạo được sự đoàn kết và làm cho cán bộ, công chức, viên chức CBCCVC, người l

Trang 1

Nguyễn Phượng Anh

TRÁCH NHIỆM CUA VĂN PHÒNG HỘI DONG NHÂN DAN VÀ

ỦY BAN NHÂN DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỎ CHỨC THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN CHƯƠNG MY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHONG

Hà Nội - 2023

Trang 2

Nguyễn Phượng Anh

TRÁCH NHIEM CUA VĂN PHÒNG HỘI DONG NHÂN DAN VÀ

ỦY BAN NHÂN DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỎ CHỨC THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN CHƯƠNG MỸ

Chuyên ngành: Quản trị Văn phòng

Mã số: 8340406 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Liên Hương

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Liên Hương

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên

cứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn Các số liệu, những kết luận

nghiên cứu được trình bay trong luận văn này là trung thực và chưa từng được

công bồ dưới bat cứ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

HỌC VIÊN

Nguyễn Phượng Anh

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 2-5 se +S2+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE211211211 11-1 cxeC 6

2 Mục dich và nhiệm vụ nghiÊn cứu - +5 + + + s+eeseeeseeeesee 7

3 Lịch sử nghiên cứu đề tài ¿- 2 2+ Sk‡Ex#EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkei 7

4 Đóng góp của đề tài -. :- 5c c2 22 2212712712112 11x 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2- 2 2 s+x+zx£+xezzzxezrszred 9

6 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - 5 + E1 E**E+vEEsEE+EEeeEskkeekeseerkeeee 9

7 Bố cục của đề tài s- ¿2s 2x2 x21 221211271211111211 11121111 11c re 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VE TRÁCH NHIỆM CUA

VĂN PHÒNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG VA TO CHỨC THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 11

1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý về văn hóa công 86 wees eeeseseeseeseeeeeeeees 11

1.1.1 Khải niệm “văn hóa CONG SO” ecccesccesccseseseneeenecsseeesseesseceseseneeesnetsaes 111.1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa CONG Ở -+©cz©cz+cs+csz: 141.1.3 Vai trò của văn hóa CONG SỞ cc-cSsSSkeEEseeEseeeeeeesekrs 17 1.2 Quan diém cua Dang và Quy định của Nha nước vê van hóa công sở L9

1.2.1 Quan điểm của Đảng về xây dung văn hóa CONG sở 19

1.2.2 Các quy định của Nhà nước về xây dựng văn hóa công sở 19

1.3 Vai trò và trách nhiệm của Văn phòng trong việc xây dung và tô chức

thực hiện văn hóa CONG SỞ - - c6 + E119 E1 vn ng rệt 21

1.3.1 Khai niém VGN PNong 0n -aAẢ 21 1.3.2 Chức năng của văn phÒïg - «- «cv *kkkekEsekkseekeeeeesekre 22

Trang 5

1.3.3 Nhiệm vụ của văn PRONG -c- csssss+E+skEEeeEEseeeseeeeeeerseers 231.3.4 Nhiệm vụ của Văn phòng trong xây dựng và to chức thực hiện

)///2⁄8401/1<012EEEERERSRSEeaA 24

Chương 2 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA VĂN PHÒNG HĐND

VÀ UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ

TO CHỨC THUC HIEN VĂN HÓA CÔNG SỞ -.- 26 2.1 Khảo sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở

của Văn phòng HĐND và UBND huyện Chương Mỹ - -‹- 26

2.1.1 Tham mưu, tư vấn, dé xuất lãnh dao ban hành các văn bảnhướng dan, chỉ đạo xây dựng quy chế văn hóa CONG sở -:- 5: 26

2.1.2 Phối hợp với các đơn vị trong việc xây dựng quy chế)2//8/2⁄849,-01 200 000901ẺnẺn88e 27

2.1.3 Tuyên truyền việc thực hiện quy chế văn hóa công sở - 27 2.1.4 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế

2/8/0427, nnãẢiẢẮẢŨũŨỒ 28

2.1.5 Chuẩn bị các nội dung liên quan phục vụ sơ kết, tổng kết

việc thực hiện văn NOA CONG SỞ - c- << vEvkvkknkngknrưkt 29 2.2 Khảo sát việc thực hiện văn hóa công sở tại UBND huyện

2.2.1 Vẻ việc thực hiện các nội dung trong Quy chế văn hóa công sở

;78027,8/120/1, 5007085866 30

2.2.2 Khao sát việc thực hiện văn hóa công sở qua đánh gia l27/28/147⁄0782/21//ERPEPPEPTPEnPEEEx a1A 43

2.3 Nhận xét đánh giá chung về trách nhiệm của Văn phòng trong việc

xây dung VHCS tại UBND huyện Chương Mỹ . - «5555 «<< s<sss2 49

NT nga 492.3.2 HAN ChE EESAAGa 50

2.3.3 NQUYEN NNGN nen 51

Trang 6

Chương 3 ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM

CUA VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND TRONG VIỆC XÂY DUNG

VÀ TO CHỨC THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ CUA UBND

HUYỆN CHUONG IMỸY < 5° <5 s2 s2 SsE2E3E591359550595305953059556

3.1 Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của

0:19091/00))8Aan 3.2 Chủ động tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo

xây dựng và hòan thiện nội quy, quy chế văn hóa công 3.3 Chủ động tham mưu, phối hợp với lãnh đạo và đơn vị tuyên truyền,

sở . pho biến pháp luật - 2-2 2 SESE+EE+E+E£EEEEEEEEEEEEEE7E7111211212 217121 xe,3.4 Thường xuyên tông kết, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội quy,

quy chế của CBCCVC, NILÐ ¿22 ©5£S£+EE‡EE£EEEEEEEEEEE2E122122121 2121k.3.5 Tham mưu lãnh đạo xây dựng giá trị cốt lõi . - 2-5 s25:

00.0 00777

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO -5<s<cs<csssesse

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Giải thích

CBQL Cán bộ quản lý

CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức

CCHC Cải cách hành chính

HĐND Hội đồng nhân dân

TTHC Thu tuc hanh chinh

UBND Uy ban nhân dan

VHCS Van hóa công sở

NLĐ Người lao động

Trang 8

DANH MỤC BANG, BIEU

Bảng 2.1 Đánh giá về việc thực hiện quy chế văn hóa công sở tại UBND

huyén Churong MY 2n “-434 5 30 Bảng 2.2 Đánh giá của cán bộ quản lý và cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động về những nội dung thực hiện trong quy chế văn hóa công sở 31 Bảng 2.3 Đánh giá về phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động tai UBND huyện Chương Mỹ - SĂ St sneireeireerres 34

Bang 2.4 Những biéu hiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ,

công chức, viên chức, người lao động tại UBND huyện Chương Mỹ 36

Bảng 2.5 Đánh giá về phòng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động tại UBND huyện Chương MY - 55c Scsskrssersereeersrres 40

Bảng 2.6 Đánh giá về cách bài trí, môi trường cảnh quan nơi làm việc ở

UBND huyện Chương Mỹ - G1 TH TH HH TH KH Hết 41

Bang 2.7 Đánh giá của người dân về việc thực hiện quy chế làm việc của

cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong UBND huyện Chương Mỹ 43

Bang 2.8 Đánh giá van đề giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động trong quá trình làm VIỆC - -.- - + 3333 E*2EE+EEESeeEeeesrsreesee 45

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa công sở có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổchức Xây dựng văn hóa công sở văn minh, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nền

nếp làm việc khoa học, kỷ cương, dân chủ; tạo được sự đoàn kết và làm cho

cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động (NLD) hòan thiện

minh hơn về phẩm chất, dao đức; phát huy hết năng lực, khuyến khích họ hăng say với công việc, mỗi người déu thấy rõ trách nhiệm của minh và luôn

tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hòan thành tốt phần việc được giao Xây dựng

văn hóa công sở không chỉ giúp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng bền vững nhanh chóng, hiệu quả mà còn khang định được thương hiệu, nhằm

đạt được mục tiêu chung của cơ quan, tô chức

UBND huyện Chương Mỹ là một cơ quan hành chính nhà nước ở địa

phương, có chức năng, nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực quan trọng ở địa

phương như: kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng UBND huyện Chương Mỹ

luôn hướng tới xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp với đội ngũ

CBCCVC, NLD giỏi về chuyên môn, đảm về nghiệp vụ, thực hiện nghiêmcác quy định của nhà nước.

Trong những năm gần đây, huyện Chương Mỹ được đánh giá cao trongviệc thực hiện công tác CCHC và trong đó có nội dung xây dựng VHCS; từviệc công khai, minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC)cũng như việc thực hiện các quy định, nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCCVC,

NLD trong các hoạt động công vụ; xây dựng lề lối, làm việc khoa học, hiệu

quả kết quả đó là nhờ vai trò của cơ quan tham mưu xây dựng và tô chức

thực hiện VHCS - Văn phòng HĐND và UBND Tuy nhiên, ngoài những kết

quả đã đạt được, trong quá trình xây dựng và tô chức thực hiện VHCS vẫn

còn tôn tại một sô hạn chê, bât cập ở khâu tham mưu, đê xuât thực hiện.

Trang 10

Xuất phát từ những lý do, yếu tố trên tôi lựa chọn dé tài “Trách nhiệm

của Văn phòng HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực

hiện văn hóa công sở tại UBND huyện Chương Mỹ” làm luận văn thạc sĩ

của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trách nhiệm của Văn phòng HĐND và

UBND trong việc xây dựng và tô chức thực hiện VHCS tại UBND huyện

Chương Mỹ Từ đó, có cơ sở đề xuất giải pháp nhăm nâng cao trách nhiệmcủa Văn phòng HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiệnVHCS tại UBND huyện Chương Mỹ đáp ứng yêu cầu công cuộc CCHC ở

Việt Nam hiện nay.

- Nhiệm vụ:

Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về VHCS và trách nhiệm của Văn phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện VHCS trong các cơ quan

hành chính nhà nước;

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng trách nhiệm của Văn phòng HĐND vàUBND trong việc xây dựng và tô chức thực hiện VHCS tại UBND huyệnChương Mỹ;

+ Đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao trách nhiệm của Văn phòngHĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện VHCS tại UBND

huyện Chương Mỹ.

3 Lịch sử nghiên cứu đề tài

VHCS là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu từ các góc độ.

Một số công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, bài báo như:

Một số chuyên khảo đề cập tới vấn đề lý luận như: Nguyễn Văn Thâm(2001), Tổ chức và diéu hành hoạt động của các công sở, NXB Chính trị

Trang 11

Quốc gia, Hà Nội; Lê Như Hoa (2007), Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử nơicông sở, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội; GS Trần Ngọc Thêm (2010) Cơ

sở văn hóa Việt Nam; PGS.TS Vũ Thị Phụng (2007) Nghiệp vụ thư ky vănphòng: Thu Uyên (2006), Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử nơi công sở, NXBVăn hóa Thông tin, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp (1998) Tu tưởng Hồ Chi Minh

về xây dựng văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Chuyên đề văn hóa công sở được đưa vào giảng dạy và được đề cập

trong một sé luan van thac si nhu: Luan van thac si cua Nguyễn Thị Thanh Hà(2010) Văn hóa công sở ở Quận Tây Hồ hiện nay; luận văn thạc sĩ củaNguyễn Thị Hồng (2019) Nghiên cứu xây dựng Quy chế văn hóa công sở cho

cơ quan Trung ương Đoàn; luận văn thạc sĩ của Lê Thị Minh Hồng (2018)Nghiên cứu giải pháp tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hóa công sở của

ngành thuế (Qua thực tiễn tại Chỉ cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà

Nội); luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Huyền (2018) Đánh giá và dé xuất

giải pháp thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại trường Đại học Y Hà Nội

Ngoài ra có rất nhiều bài báo, tạp chí đề cập tới chuyên đề này: Văn

hóa và đổi mới, Phạm Văn Đồng, 1996; Văn hóa tổ chức - Lý thuyết, thực

trạng và giải pháp phát triển văn hóa tổ chức ở Việt Nam, Nguyễn Thu

Linh, 2004; bài báo trên Tạp chí Cộng sản của TS Nguyễn Huy Phòng: Vai

trò của văn hóa công sở với sự phát triển nên hành chính công vụ ở nước tahiện nay; Báo Hưng Yên có bài Thúc đẩy thực hiện văn hóa công sở của tác

giả Lệ Thu

Liên quan đến đối tượng nghiên cứu là UBND huyện Chương Mỹ, chưa

có một nghiên cứu toàn diện nào về vấn đề VHCS Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài

“Trach nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND trong thực hiện văn hóa công

sở tại UBND huyện Chương Mỹ” nhằm nghiên cứu, tìm ra tam quan trọngcủa bộ phận tham mưu, tông hợp trong một cơ quan, không chỉ ở trong phạm

vi UBND huyện Chương Mỹ mà còn ở các cơ quan, đơn vị khác.

Trang 12

4 Đóng góp của đề tài

Nếu đánh giá đúng và áp dụng hiệu quả các giải pháp trong luận văn,tăng cường trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND sẽ góp phan vàoviệc thực hiện có hiệu quả các nội quy, quy định về văn hóa công sở, nâng

cao hiệu quả hoạt động quản lý và thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội

của huyện Chương Mỹ.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND

trong xây dựng và tô chức thực hiện VHCS

+ Thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2022

6 Phương pháp nghiên cứu.

Trong Luận văn, tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: Thu thập các thông tin, văn bản,hình ảnh để đánh giá thực trạng, kết quả triển khai, thu thập các thông tinquan trong, phù hợp dé đưa vào luận văn

- Phương pháp tông hợp, phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp tổng

hợp, phân tích các tài liệu sẵn có bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu, các báo cáo, thống kê có đề cập đến các thông tin, số liệu liên quan đề tài luận văn.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Luận văn sử dụng phương pháp điều

tra xã hội học, sử dụng bảng hỏi nhằm cung cấp các số liệu trong Chương 2

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhữngnội dung lý luận với thực trạng VHCS trong các cơ quan hành chính nhà nước

Trang 13

tại huyện Chương Mỹ dé từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế,yếu kém còn tôn tại cần khắc phục.

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý về trách nhiệm của Văn phòng trong

việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở trong cơ quan nhà nước

Chương 2 Thực trạng trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBNDtrong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở của UBND huyệnChương Mỹ.

Chương 3 Đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm của Văn phòng

HĐND và UBND trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở

của UBND huyện Chương Mỹ.

10

Trang 14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VE TRÁCH NHIỆM CUA VĂN PHÒNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỎ CHỨC THỰC HIỆN

VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý về VHCS

1.1.1 Khai niệm “van hóa công sở”

- Khái niệm về văn hóa

Theo định nghĩa của Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor: “Văn

hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và cáccộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy

đã hình thành nên các giá trị, các truyền thong và các thị hiểu - những yếu to

xác định đặc tính riêng của moi dân tộc ” [22, 23]

Tháng 8/1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa:

“Vì lẽ sinh ton cũng như mục dich của cuộc sống, loài người mới sảng tạo và

phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhọc, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và cácphương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vănhóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểuhiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cau đời

sống và đòi hỏi của sự sinh tôn ” [9, 431]

Từ một góc nhìn khác, văn hóa được xem là một hệ thống các giá tri chân lý, chuẩn mực, là cách thức ứng xử của con người với môi trường sống

xung quanh nhằm tạo ra gia tri chuẩn mực, được đúc kết qua quá trình hoạtđộng thực tiễn trong xã hội, nhờ đó con người duy trì, vận động và phát trién.Văn hóa luôn gắn với con người, là mục đích, là điều kiện hướng tới của con

người Bên cạnh đó, văn hóa cũng có thể được hiểu là tổng thể những nét

riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của

một xã hội hoặc một nhóm người.

11

Trang 15

- Khái niệm về công sở

Công sở thường được hiểu tô chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc

tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, là một bộ phận hợp thành của

bộ máy nhà nước; hay hiểu đơn giản đó là “nơi làm việc” của CBCCVC,NLD được tuyển dụng, bồ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức

hợp đồng dé thực hiện công vụ nhà nước VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của công sở do pháp luật quy định, được sử dụng công quyên dé tô chức công việc Nhà nước hoặc dich vụ công vì lợi ích chung của

xã hội, của cộng đồng.

Về mặt hình thức tô chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tô chức, cóphương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo đảm để thực hiệnquyền và nhiệm vụ của mình; công sở có thê coi là trụ sở làm việc của cơquan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thâm quyên giải quyết công vụ.Tóm tại, có thé hiểu: Công sở là một tô chức, là nơi thực hiện các hoạt độnghành chính, thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao Công sở được thành lập

theo quy định của pháp luật và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ

máy quản lý nhà nước.

- Khái niệm về văn hóa công sở:

Khái niệm “văn hóa công sở” được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra từ các

góc tiếp cận khác nhau Song, trong luận văn này, do đề tài nghiên cứu về vai trò của Văn phòng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện VHCS tai

một cơ quan chính quyền địa phương nên tác giả sử dụng một công trình cótính lý luận cao của một Khoa nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành Quan tri

văn phòng Đó là cuốn Giáo trình “Lý luận về quản trị văn phòng” do PGS.TS Vũ Thị Phụng và các đồng nghiệp ở Khoa Lưu trữ học và Quản trị

văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội biên soạn.

12

Trang 16

Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng (Khoa Lưu trữ hoc va Quản tri văn phòng) trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đưa ra định nghĩa: “VHCS

là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình, bao gom trình độ nhận thức,

phương pháp tô chức, quản li, môi trường - cảnh quan, phương tiện làm việc,đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức

nhằm xây dựng một công sở văn mình, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và

hiệu quả cao” [15; 38]

Theo GS Nguyễn Văn Thâm “Văn hóa công sở là một hệ thong giá tri được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở tạo nên niềm tin, giá

trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng cách làm

việc của công sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế” [18; 12].

Từ quan niệm chung về văn hóa thì có rất nhiều quan niệm khác nhau vềVHCS Nhìn từ góc độ chủ thé văn hóa, người ta chia văn hóa thành văn hóa

cá nhân và văn hóa cộng đồng Cộng đồng là một tập hợp người có quan hệmật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và tinh than Bất ké quốc gia, dân

tộc, giáo phái, tổ chức nào muốn trường tồn đều phải có văn hóa riêng Văn hóa của cơ quan, công sở cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Vậy VHCS là đặc thù của văn hóa xã hội, là sự tổng hòa của hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được bảo tồn, duy trì và phát huy được bởi các thành viên trong tổ chức trong mọi không gian và thời gian VHCS bao gồm hệ các giá tri, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở Với khía cạnh khác, VHCS có thể được tổng hòa giữa các

giá trị hữu hình và vô hình; hữu hình ở đây là cảnh quan môi trường, phương

tiện làm việc, nội quy quy chế, chế độ chính sách; vô hình ở đây là nhận thức, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đạo đức nghé nghiệp, tác phong giao tiếp ứng xử Sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa các yếu tố này giúp xây dựng môi trường

công sở văn minh, lịch sự, hoạt động minh bạch và đạt được hiệu quả cao.

13

Trang 17

Như vậy, văn hóa công sở là các hoạt động mang tính văn hóa của cơquan nhà nước diễn ra theo hệ thống các giá tri và chuẩn mực nhất định nhằmliên kết và tổ chức các cán bộ, công chức, viên chức hướng tới thực hiệnnhững mục tiêu và nhiệm vụ nhất định theo những phương thức nhất định tạonên bản sắc riêng phản ánh sức sống, sức sáng tạo của mỗi công sở.

1.1.2 Các yếu t6 cấu thành VHCS

Một là, hệ thống giá trị văn hóa công sở

Hệ thống giá trị là đại điện cho những gì được coi là tốt đẹp nhất, khiến mọi người đều hướng tới và mong muốn đạt được Hệ thống giá trị giúp con người có thé phân biệt được thiện - ác, dung - sai, tốt - xấu Các công sở hành chính muốn đạt được mục tiêu hoạt động cần phải xác định giá trị cốt lõi thuộc phạm trù các giá trị đạo đức, được thê hiện ở trách nhiệm đối với công

việc chung, ở đạo đức công vụ như không tham nhũng, không trù dập, khôngganh đua đồ kị đồng nghiệp để mưu cầu lợi ích bản thân Trong công sở mọithành viên phải cùng nhau xây dựng một bầu không khí tinh thần lành mạnh,

giúp đỡ lẫn nhau, trân trọng khả năng của nhau, cùng hợp tác làm việc

Hai là, chuẩn mực ứng xử của văn hóa công sở

Chuan mực ứng xử của văn hóa công sở là các quy tắc, cách thức quy định dé các thành viên trong công sở ứng xử trong các tình huống cụ thé dé

phù hợp với các giá trị văn hóa mà công sở đã lựa chọn.

Chuan mực ứng xử làm nên kỷ cương của tập thé, thé hiện trình độ văn minh của công sở Công sở là nơi diễn ra thường xuyên các mối quan hệ giữa người va người trong nội bộ và ngoài công sở Đó là các mối quan hệ hết sức

Trang 18

+ Quan hệ giữa tô chức công sở với công dân (ví như quan hệ giữa cán

bộ, công chức với người dân)

Các mối quan hệ này được thé hiện qua thái độ và hành vi ứng xử, giao tiếp của CBCCVC với những người có liên quan đến hoạt động công quyền

trong quá trình giao tiếp

Ba là, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của công sở Nhóm yếu tố này bảo đảm hiệu quả tối ưu cho các quá trình thực thi

công vụ, nhằm cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động của công sở.

+ Tổ chức bộ máy của công Sở: Chất lượng và hiệu quả làm việc của tô

chức bộ may là thước do trình độ văn hóa ở công sở đó Thước do trình độ

văn hóa công sở biểu hiện ở việc xây dựng tô chức bộ máy của công sở phảituân theo những nguyên tắc nào? mục đích xây dựng là gì? nhiệm vụ vàquyên hạn của công sở đó ra sao?

+ Tổ chức nhân sự trong công sở: Tổ chức nhân sự cũng là một bộ phận

dé đánh giá trình độ văn hóa của công sở bởi một công sở muốn hoạt động thi phải có những con người cụ thé làm việc trong đó Cách thức tô chức nhân sự

ở công sở được nhận biết qua những yếu tố như: công tác tuyển dụng ra sao? cách phân chia thiết kế công việc như thé nào dé xác định nhiệm vụ cụ thé và trách nhiệm của cán bộ, công chức được tuyên dụng? phân công công việc thế

nào cho hợp lý?

+ Xây dựng các quy định, quy chế làm việc: Quy chế là văn bản quy

định các quyền và nghĩa vụ của các chức danh trong cơ quan, quy định các

quan hệ làm việc trong công sở, trách nhiệm của mỗi CBCCVC, mỗi bộ phận

trong công sở, cách thức phối hợp dé hoạt động có hiệu quả, tiêu chuẩn dé đánh giá công việc Khi đã có quy chế tốt, mỗi CBCCVC trong công sở sẽ

xác định rõ nội dung công việc mình phải làm, trách nhiệm và yêu câu đôi với

15

Trang 19

công việc và đối với bản thân dé phan đấu thực hiện tốt Từ đó văn hóa công

Sở ở cơ quan đó sẽ được nâng cao hơn.

Bốn là, cơ sở vật chất kỹ thuật và hình thức ngoại hiện

+ VỀ cơ sở vật chất kỹ thuật: Tạo khung cảnh nơi làm việc từ cách bồ trínơi làm việc, môi trường và các thiết bị được sử dụng tại công sở Khungcảnh nơi làm việc cùng với điều kiện nghỉ ngơi, giải trí luôn ảnh hưởng đếntình trạng thể lực, tâm lý và hiệu suất lao động của cán bộ, công chức Khi

xây dựng VHCS thì một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm là

phải tạo được một khung cảnh làm việc thuận lợi, hợp lý Những yeu tố taonên khung cảnh làm việc thuận lợi gồm: diện tích phù hợp với yêu cầu côngviệc và được bồ trí hợp lý; môi trường không bi 6 nhiễm dé đảm bảo sức khỏecho CBCCVC; ánh sáng và các phương tiện làm việc đầy đủ, phù hợp với yêucầu công việc

+ Về các hình thức ngoại hiện của văn hóa công sở: Công sở hành chính

là nơi giao tiếp với dân, nơi tổ chức công việc chung phục vu dan, là hình

ảnh nhìn thấy được của chính quyền và các cơ quan nhà nước trong quy trình hoạt động của mình Các hình thức ngoại hiện của văn hóa công sở bao gồm các yếu tô biểu tượng như: quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu; các

nghỉ thức lễ tân; van dé trang phục nơi công sở

Trang phục là biéu hiện bên ngoài của ban sắc văn hóa dân tộc, là thành

tố quan trọng của văn hóa dân tộc Trang phục biểu hiện thẩm mỹ, thuần

phong mỹ tục và phong cách sống của một dân tộc Trang phục nơi công sởtuy mang tính đặc thù nhưng cũng không thẻ tách rời tính thâm mỹ và bản sắc

văn hóa trang phục của dân tộc Trang phục công sở cần phải lịch sự, thuận tiện và thể hiện đúng bản sắc văn hóa ở cơ quan mình, phù hợp với truyền thống giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, đúng đắn của nhân dân ta Trang phục công

sở thê hiện thái độ tôn trọng mình và tôn trọng mọi người.

16

Trang 20

1.1.3 Vai trò của VHCS

Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự pháttriển và tiễn bộ xã hội Tạo được tính đoàn kết va chống lại bệnh quan liêu,cửa quyền Môi trường VHCS tốt đẹp giúp cho CBCCVC, NLD và người dân

biết phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp CBCCVC hiểu và

thực hiện trách nhiệm nơi công sở một cách hiểu biết và tự nguyện

- VHCS giúp xây dựng được hệ giá trị chuẩn về văn hóa nơi công sở:

Xây dựng và thực hiện Quy chế VHCS chính là tạo lập hệ giá trị chuẩn

mực về văn hóa nơi công sở Gia tri VHCS chứa đựng bản chất nhân văn,nhân ái và có khả năng điều hòa các ý nghĩ, hành vi và quan hệ của cácCBCCVC trong công sở Dé đạt được những giá trị văn hóa công sở, lãnh đạolàm gương để nhân viên noi theo, tất cả cán bộ, công chức, viên chức cùng

hành động Khi tất cả CBCCVC có niềm tin vững chắc vào những giá trị văn hóa ở công sở, nơi họ thực thi công vụ thì khi đó những biểu hiện thiếu văn hóa tại các cơ quan, tô chức sẽ dần bị loại bỏ.

- Văn hóa công sở giúp xây dựng bau không khí tâm lý công sở hòa hop:

Bau không khí tâm lý thể hiện mức độ hòa hợp các đặc điểm tâm lýtrong quan hệ liên nhân cách của CBCCVC và được hình thành từ thái độ cuamọi người trong tổ chức, cơ quan đối với công việc, đồng nghiệp và ngườilãnh đạo Bầu không khí làm việc cởi mở, tin tưởng lẫn nhau sẽ khơi nguồn

được sự sáng tạo của các thành viên và ngược lại, nếu bầu không khí nặng nề, căng thắng sẽ là rào cản đối với hoạt động của công sở Không thể có một công sở văn hóa nếu trong nội bộ luôn tồn tại căng thang, soi xét, hòai nghi

lẫn nhau Làm sao vừa duy trì động lực làm việc của CBCCVC, vừa có sự cải

tiến để tạo lập, truyền cảm hứng và duy trì cảm hứng, động lực làm việc

CBCCVC trong công sở.

- Văn hóa công sở giúp tạo lập tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm cho CBCCVC và người lao động:

17

Trang 21

Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là chuyên tâm vào công việccủa mình, toàn tâm, toàn ý để hòan thành công việc của mình một cách tốt

nhất Chuyên nghiệp còn có nghĩa là có sự hiểu biết rộng và giải quyết thành thạo nhiệm vụ công việc được giao Chuyên nghiệp còn là biết cách phối hợp, điều tiết công việc phù hợp với tiến độ và môi trường xung quanh dé tạo nên

hiệu quả tốt nhất; tác phong làm việc năng động, khoa học kết hợp với việc

ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào công việc Trách nhiệmtrong giải quyết công việc là việc thực hiện với niềm tin và sự chắc chắn, gắn

với khả năng của mình vào trong công việc được giao với mong muốn đạt

chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Văn hóa công sở còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp

làm việc khoa học, kỷ cương, dân chủ và một môi trường làm việc tích cực,hiệu quả, thống nhất VHCS cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những

tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, tiến bộ và ngày càng hòan thiện hơn Hướng các CBCCVC, NLD đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuân mực văn hóa của công sở.

Có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệuquả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học

của đội ngũ CBCCVC, NLD nham góp phan vào quá trình CCHC nhà nước.

VHCS còn góp phan khơi dậy, phát huy chất lượng nguồn nhân lực, tạo

được nét văn hóa riêng cho mỗi công sở, tạo ra sự đồng thuận chung của các

cá nhân trong từng nhóm, bộ phận nói riêng và trong toàn tổ chức nói chung

Nó tạo ra một môi trường làm việc khoa học, thoải mái, tạo cảm hứng, kích thích khả năng sáng tạo cho các nhân viên, cũng như các hoạt động giao lưu

giữa các cá nhân, nhóm với nhau nhằm mục tiêu tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm để hòan thành nhiệm vụ, chức năng và hướng đến mục tiêu hoạt động của tô chức Qua đó, tạo cơ hội dé mỗi thành viên có

thé khang định vị thé và thăng tiến trong tổ chức

18

Trang 22

1.2 Quan điểm của Đảng và Quy định của Nhà nước về VHCS

1.2.1 Quan điểm của Đảng về xây dựng VHCS

Van đề phát triển văn hóa đã được Dang ta chú trọng hòan thiện và thấmnhuan sâu rộng vào moi đảng viên, mọi quần chúng và phù hợp với thời ky

hội nhập hiện nay Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng đến việc xây dựng một nền văn hóa mới

Nhiều vấn đề văn hóa đã được đặt ra và giải quyết ngay từ những ngày đầu

của cuộc cách mạng như giải quyết nạn dốt, giáo dục tinh thần cần, kiệm,

liêm, chính; cắm hút thuốc phiện, lương giáo đoàn kết và tự do tín ngưỡng.Thực hiện theo tinh thần của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã có những chínhsách, quy định liên quan đến việc xây dựng đời sống văn hóa mới luôn coivăn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu dé phat triển kinh tế và xã hội

Trong Báo cáo tổng kết 10 năm văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng

đã chỉ rd: “Văn hóa là nên tang tinh than của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc day phát triển kinh tế, xã hội Cùng với khoa học công nghệ,

giáo dục va đào tạo các hoạt động văn hóa nghệ thuật có vị tri quan trong

trong việc hình thành nhân cách, làm phong phú tỉnh thân con người Việt

Nam ` [4; 144].

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) đã nhận định: Giao tiếp, ứng xử vănhóa nơi công sở thê hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết côngviệc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ công chức góp

phần vào cải cách nền hành chính nước nhà.

1.2.2 Các quy định của Nhà nước về xây dựng VHCS

Nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng về phát triển văn hóa trên khắp các mặt trận của đời sống xã hội Nhà nước đã

ban hành nhiều văn bản, nội quy quy chế về xây dựng VHCS Văn hóa nơicông sở không chi thể hiện đạo đức, phẩm chất của CBCCVC trong khi thựcthi nhiệm vụ mà còn thê hiện trình độ văn hóa của moi người Dé bảo đảm

19

Trang 23

tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơquan hành chính nhà nước (tại Quyết định số 129/2007/QD-TTg ngày02/8/2007), gồm 3 chương, 16 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2007.

Quy chế VHCS tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng

Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg quy định:

VHCS bao gồm các yếu tô như trang phục, giao tiếp và ứng xử của

CBCCVC khi thi hành nhiệm vụ va van đề bài trí công sở tại các co quanhành chính nhà nước.

Quy chế còn nêu nguyên tắc và mục đích thực hiện VHCS:

Việc thực hiện VHCS tuân thủ các nguyên tắc sau: phù hợp với truyềnthống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội; phù hợp với địnhhướng xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các

quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương

hiện đại hóa nền hành chính nhà nước

Quy chế xác định mục đích của việc thực hiện VHCS: bảo đảm tính

trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCCVC trong hoạt động công

vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cóphẩm chất đạo đức tốt, hòan thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công đối với việc xâydựng VHCS chính là năng lực làm việc và phâm chất đạo đức nghề nghiệp

của tất cả các CBCCVC trong cơ quan tô chức đó Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên Nhà nước ta đã ban hành các quy định như: Nghị quyết số 38-

CP của chính phủ ngày 04/5/1994 có một số quy định về giao tiếp giữa công

chức và công dân, trong qua trình giải quyết công việc liên quan đến thủ tụchành chính Quyết định số 18/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việcban hành Quy chế thực hiện một cửa tại cơ quan hành chính địa phương

20

Trang 24

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng văn hóa công

sở của mỗi cơ quan tô chức đó chính là các công tác lễ nghi, khánh tiết và cácngày lễ kỷ niệm, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quy định như Điều

lệ 973/TTg ngày 21/7/1956 về việc dùng Quốc huy của nước Việt Nam Dânchu Cộng hòa; Nghị định 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ

quy định về ngày tô chức kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức

khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghỉ lễ đối ngoại đón và tiếp khách nước

ngoài.

Từ các văn bản, quy định trên cho ta thấy được sự quan tâm và chú trọngcủa Nhà nước đối với việc xây dựng VHCS Những quy định, quy chế này đãmang lại những hiệu qua rất lớn cho các cơ quan, tô chức và doanh nghiệptrên khắp cả nước Do tính chất công việc và đặc thù hoạt động riêng, vì vậy

việc áp dụng các quy định, quy chế trên của mỗi cơ quan tổ chức sẽ không giống nhau Căn cứ vào đó nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng quy chế VHCS phù hợp với tính chat và đặc thù ngành nghề của tô chức nhăm mục tiêu tạo dựng thương hiệu và phát triển các giá trỊ cốt lõi của đơn vị

mình.

1.3 Vai trò và trách nhiệm của Văn phòng trong việc xây dựng và tổ

chức thực hiện VHCS

1.3.1 Khái niệm Văn phòng

Trong hoạt động của mỗi cơ quan tô chức, người ta luôn nhắn mạnh đếnvai trò quan trọng của bộ máy văn phòng Văn phòng được coi là bộ máy thực

hiện các chức năng giúp việc, phục vụ cho cơ quan, thủ trưởng cơ quan Nó

đảm bảo cho công tác lãnh đạo và quản lý được tập trung một cách thống

nhất, hoạt động thường xuyên liên tục và có hiệu quả

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm văn phòng:

- Văn phòng là một phòng làm việc cụ thé của lãnh đạo Ví dụ như “Vănphòng Giám đốc”, “Văn phòng Chủ tịch nước”

21

Trang 25

- Văn phòng được hiểu là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, là địađiểm mà moi cán bộ, công chức hàng ngày đến đó đề thực thi công vụ Chang

hạn như “Văn phòng Bộ”, “Văn phòng UBND”

- Văn phòng được hiểu là một loại hoạt động trong công tác cơ quan Nha

nước, trong các xí nghiệp Như vậy văn phòng thiên về việc thu nhận, bảo

quản, lưu trữ các loại công văn giấy tờ trong cơ quan.

- Văn phòng là một bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, đơn vị

Các khái niệm trên đưa ra đều có những khía cạnh đúng, nhưng nó chỉ

phan ánh được một phan nào đó của thuật ngữ văn phòng Dé có thé đưa ra một định nghĩa chính xác về văn phòng thì ta cần xem xét đầy đủ, toàn diện các hoạt động diễn ra ở bộ phận nay trong các cơ quan, đơn vi, tô chức.

Nếu chúng ta quan sát văn phòng ở trạng thái tĩnh thì văn phòng bao

gom cac yếu tố vật chất hiện hữu như nhà cửa, xe cộ, các thiết bị, con người

có trong văn phòng, cơ quan, đơn vị đủ dé thực hiện mục tiêu của tô chức Nếu quan sát văn phòng ở trạng thái động thì nó bao gồm toàn bộ quá trình

thu thập, xử lý, vận chuyên thông tin phục vụ cho quá trình tô chức, điều hành

mọi hoạt động của cơ quan, đơn vi.

Qua những khái niệm nêu trên và các khía cạnh khác nhau của vănphòng, chúng ta có thê đưa ra một định nghĩa chính xác về văn phòng cơ quan

như sau:

Văn phòng là một thực thé tồn tại khách quan trong mỗi tổ chức, là bộ

máy điều hành tổng hợp của co quan, đơn vị; là nơi thu thập, xử lý thông tin

hỗ trợ cho hoạt động quản lý; là nơi chăm lo cho mọi lĩnh vực dịch vụ, hậu

cần, đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của mỗi cơ quan, tô chức

được thông suốt và hiệu quả.

1.3.2 Chức năng của văn phòng

Van phòng có những chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, chức năng tham mưu: hoạt động của cơ quan phụ thuộc nhiềuvào yêu tô, trong đó có yêu tô chủ quan (người quản lý), bởi vậy muôn ra

22

Trang 26

những quyết định mang tính khoa học, người quản lý cần căn cứ vào nhữngyếu tô khách quan như những ý kiến tham gia của các cấp quản lý, nhữngngười trợ giúp Những ý kiến đó được tập hợp, chon lọc dé đưa ra kết luậnchung nhất nhằm cung cấp những thông tin, phán quyết kịp thời, đúng đắn.

Thứ hai, chức năng tông hợp: từ tất cả những thông tin, kết quả thu thậpđược thì văn phòng là nơi phân tích, quản lý và sử dụng theo yêu cầu củangười lãnh đạo, quản lý Quá trình thu thập, quản lý, sử dụng thông tin phải

tuân theo những nguyên tắc, trình tự nhất định Chức năng tổng hợp có vai trò

quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của cơ quan đơn vị

Thứ ba, chức năng hậu cần: hoạt động của văn phòng không thể thiếucác điều kiện vật chất: nhà cửa, thiết bị những cái đó thuộc về hoạt động hậucần mà văn phòng phải cung cấp đầy đủ cho mọi lúc, mọi nơi

1.3.3 Nhiệm vụ của văn phòng

Trên cơ sở các chức năng thì văn phòng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chương trình công tác của cơ quan và đôn đốc thực hiện chương trình đó, bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, tháng quý,

năm của cơ quan.

- Thu thập, xử ly và tô chức sử dụng thông tin dé từ đó tông hợp, báo cáotình hình hoạt động của các đơn vị trong cơ quan, đề xuất kiến nghị và cácbiện pháp thực hiện sự chỉ đạo của thủ trưởng.

- Thực hiện công tác văn thư - lưu trữ, giải quyết và quản lý văn bản đến,văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu, lưu trữ văn bản

- Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản, sửa chữa, quản lý cơ sở vậtchất, kỹ thuật phương tiện làm việc đảm bảo các yêu cầu cho hoạt động vàcông tác của cơ quan.

- Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách

một cách khoa học và văn minh.

23

Trang 27

- Thường xuyên kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức trong

văn phòng, từng bước hiện đại hóa công tác hành chính văn phòng, chỉ daohướng dẫn nghiệp vụ văn phòng cho các văn phòng cấp dưới hay đơn vịchuyên môn khi cần thiết:

1.3.4 Nhiệm vụ của Văn phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện VHCS

Xây dựng VHCS là xây dựng lề lỗi, nền nếp làm việc khoa học, có trật tự

kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mat đi tính

dân chủ Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện

nay, bên cạnh việc sáng tao dé tìm ra phương pháp giúp làm việc nhanh hon

và đạt hiệu quả cao hon thì việc xây dung giá tri riêng của bản thân thông quaviệc hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phong cách ứng xử cùnghành vi văn minh, lịch sự nơi công sở là điều hết sức quan trọng

Xây dựng và tô chức thực hiện VHCS là mục tiêu và cũng là nhiệm vụcủa quản tri văn phòng nên Văn phòng có trách nhiệm tham mưu cho lãnh

đạo, có vai trò chủ động là đầu mối phối hợp với các đơn vi hòan thành các

nhiệm vụ sau:

Một là, Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp đây mạnh việc

tuyên truyền nâng cao nhận thức về VHCS cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội

ngũ CBCCVC và người lao động Chủ động nhận nhiệm vụ mở các lớp tập

huấn, bồi dưỡng cho CBCCVC trong cơ quan về VHCS;

Hai là, tham mưu lãnh đạo, chủ động nghiên cứu dé ban hành văn bản về

Quy chế VHCS tại cơ quan, đơn vị theo hướng quy định rõ ràng hơn, sát với

đặc thù nghề nghiệp, có những chế tài xử lý vi phạm, có quy định về thưởng,

phạt đúng mức đối với CBCCVC và người lao động.

Ba là, Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo xác định nhiệm vụ thực hiệnVHCS chính là một phần của nhiệm vụ CCHC và thực hiện tốt VHCS là làmtốt trách nhiệm công vụ, là phục vụ nhân dân

24

Trang 28

Bon là, Văn phòng đề xuất kế hoạch, nội dung và trực tiếp theo dõi, kiểmtra việc thực hiện Quy chế VHCS; tạo văn bản cam kết thực hiện của mỗiphòng, đơn vị trực thuộc; hăng quý có báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hìnhthực hiện Quy chế này tai cuộc giao ban lãnh đạo don vi.

Năm là, Văn phòng đề xuất phương thức tuyển chọn, phân công công

việc phù hợp với năng lực trình độ của đội ngũ CBCCVC, chủ động tao môi

trường làm việc thân thiện, kip thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân

xuat sac, hòan thiện chê độ lao động tiên lương

25

Trang 29

Chương 2 THUC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CUA VAN PHÒNG HĐND

VÀ UBND HUYỆN CHƯƠNG MỸ TRONG VIỆC XÂY DỰNG

VÀ TO CHỨC THUC HIEN VĂN HÓA CÔNG SỞ

2.1 Khảo sát việc thực thi trách nhiệm của Văn phòng HĐND và UBND

huyện Chương Mỹ

2.1.1 Tham mưu, tr vấn, đề xuất lãnh đạo ban hành các văn bản hướng

dẫn, chỉ đạo xây dựng quy chế VHCS

Với vai trò là cơ quan quan tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo UBNDhuyện Chương Mỹ, Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, đề xuất lãnh

đạo ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng quy chế VHCS.

Căn cứ Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 522/QĐ-UBND

ngày 25/01/2017 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức,

viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc UBND thành phố Hà Nội

và Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 về việc ban hành Quy tắc

ứng xử nơi công cộng trên dia bàn thành phố Hà Nội, lãnh đạo UBND huyện

Chương Mỹ đã giao Văn phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị cóliên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy chế

VHCS.

Ngày 04/4/2017, Văn phòng tham mưu cho UBND huyện ban hành Van

bản số 749/UBND-VP về việc trién khai 02 bộ quy tắc trên địa bàn huyện

Chương Mỹ Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thammưu Dy /hảo Quy chế văn hóa công sở với mục tiêu xây đựng một môi

trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả, cùng với

việc chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật, thực hành chuẩn mực đạo đức nghề

nghiệp nhằm hướng tới môi trường làm việc có văn hóa.

Các van bản trên đã được ban hành rộng rãi, hướng dẫn chi tiết, cụ thể,dam bảo việc thực hiện của các co quan, đơn vi; gan với thực hiện chức năng,

26

Trang 30

nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vi và chức trách của cán bộ, công chức, viênchức; coi việc thực hiện công tác dân vận chính quyền là tiêu chí quan trọngtrong đánh giá thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi tô chức, cá nhân.

2.1.2 Phối hợp với các đơn vị trong việc xây dựng quy chế VHCS

Việc xây dựng quy chế VHCS là nhiệm vụ lâu dài, phải được thực hiện ở tất cả các đơn vị thuộc UBND huyện Đây không phải là nhiệm vụ của riêng

cơ quan Văn phòng mà còn là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, ngành

thuộc huyện Đề xây dựng được một nền văn hóa công vụ đòi hỏi phải có sựphối hợp nhịp nhàng, qua lại giữa các đơn vi, đảm bảo việc thực hiện có hiệuquả, duy trì nếp sống, nếp sinh hoạt và làm việc theo quy chế

UBND huyện Chương Mỹ thành lập 76 soạn thảo các văn bản chủ yếucủa UBND huyện do đồng chí Chánh Văn phòng làm Tổ trưởng và thành viên

là cán bộ của một số phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Trong số các văn bản chủ yêu đó có Quy chế VHCS Văn phòng dự thảo lần 1 và đề nghị Tổ soạn thảo các văn bản chủ yeu xem xét, chỉnh sửa dự thảo lần 2 Sau

đó báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo UBND huyện tổ chức hội nghị xin ý kiến góp ý của các ngành thành viên UBND huyện để hòan thiện dự thảo Quy chế

do Văn phòng dự thảo, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Tai hội nghị, các đơn vi trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao và đặc thù của từng ngành, lĩnh vực phụ trách tham gia góp ý vào dự thảo cũng nhưphân công nhiệm vụ Văn phòng là đầu mối chủ trì, tiếp thu các ý kiến góp ý

của các đơn vị và phối hợp với các đơn vị để hòan thiện quy chế VHCS.

2.1.3 Tuyên truyền việc thực hiện quy chế VHCS

Đề đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả, Văn phòng tham mưu cho Ban

Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 105-KH/HU về tuyên truyền thựchiện quy tắc ứng xử trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2018 - 2023;tham mưu cho UBND huyện ban hành Văn bản số 938/UBND-VP ngày

27

Trang 31

04/5/2018 về tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện 02 bộ quy tắc ứng

xử trên địa bàn huyện Chương Mỹ Kết quả tuyên truyền được thể hiện:

- Các cơ quan đơn vị và Văn phòng HĐND và UBND huyện đã triển

khai đến từng CBCCVC, NLD trong cơ quan, đơn vị Qua đó, nâng cao nhận thức và mức độ đồng tình của mọi người về chủ trương thực hiện cũng như

nội dung Quy chế

- Định hướng tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử huyện, hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở Xây dựng chuyên trang tuyên truyền trên

Công thông tin điện tử huyện; triển khai các bảng biểu, biểu mẫu tuyên

truyền, băng rôn, tờ rơi, áp phích treo, dan, niêm yết ở các vị trí dé thay dé

nhắc nhở thực hiện hàng ngày

2.1.4 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế VHCS

Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ được giao nói

chung là một trong những nhiệm vụ của cơ quan Văn phòng Đề có cơ sở báocáo với lãnh đạo về tình hình thực hiện của các cơ quan, đơn vi, địa phương,

Văn phòng phân công các đầu mối phụ trách từng đơn vị để theo dõi, đôn

đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế VHCS, sau đó tong hop két qua thuchiện dé báo cáo lãnh đạo UBND huyện Từ đó lãnh đạo huyện có cái nhìntổng thể, chính xác và đánh giá được tình hình thực hiện quy chế VHCS củađơn vị mình được giao quản lý; góp phần nâng cao phương thức lãnh đạo, lề

lối làm việc, đảm bảo ky luật, kỷ cương hành chính.

Với vai trò là cơ quan đầu mối, Văn phòng là đơn vị chủ trì chủ động, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ giao của các cơ quan, ban, ngành

thuộc lĩnh vực mình và các cơ quan phối hợp; theo dõi, đôn đốc việc thực

hiện quy chế VHCS nói chung và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo UBND

huyện giao; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sai sót theo thâm quyền

Văn phòng tham mưu UBND huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

việc thực hiện quy chế VHCS gan với việc thực hiện 02 bộ quy tắc ứng xử;

28

Trang 32

kiểm tra đột xuất tại một số phòng, ban thuộc UBND huyện; kiểm tra việc nắm vững các quy tắc, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của các cơ quan, đơn

vị, của CBCCVC, NLD và kip thời phát hiện các sai phạm; đối với các vi

phạm trong việc thực hiện VHCS, Văn phòng đề xuất lãnh đạo UBND huyệnxem xét, đưa vào căn cứ xếp loại, đánh giá thi đua của tháng và kết quả bìnhxét khen thưởng cuối năm

2.1.5 Chuẩn bị nội dung sơ kết, tong kết việc thực hiện VHCS

Sau khi tổ chức các cuộc họp dé phổ biến các chủ trương, chính sách,

quy định mới về VHCS, lãnh đạo UBND huyện giao Văn phòng chuẩn bị các

nội dung dé phục vu sơ kết, tổng kết việc thực hiện sau một khoảng thời gian

(06 tháng, 01 năm), với mục đích bàn bac dé tìm ra các giải pháp, cách thứcchỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả nội quy, quy chế hoặc thảo luận, lấy ýkiến giúp lãnh đạo UBND huyện quyết định các van đề thuộc thâm quyền.Với tinh than tập thé, thực hiện quy chế công khai, dân chủ; khai thác trí tuệtập thể, phát huy sự tham gia rộng rãi của các đại biểu; hội nghị sơ kết, tổng

kết việc thực hiện VHCS trong một giai đoạn nhất định nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những khó khăn; bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc; uốn năn, sửa chữa những lệch lạc trong quá trình thực hiện VHCS.

Vai trò của cơ quan Văn phòng ngoài việc chuẩn bị các điều kiện về cơ

sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sơ kết, tổng kết còn chuẩn bị các nội dung:

Báo cao đánh gia tình hình thực hiện nội quy, quy chế VHCS trong khoảng

thời gian (06 tháng, 01 năm) nhất định Thông thường, báo cáo nêu rõ về việcthực hiện của từng cơ quan, đơn vi, đơn vi nào làm tốt cần biểu dương, đơn vị

nào làm chưa tốt cần khắc phục và biểu thống kê (nếu có) Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu thảo luận, trao đổi các khó khăn, vướng mắc Văn phòng cũng là đơn vi lập danh sách các dai biểu dự kiến thảo luận và thông báo cho

các đại biêu đê chuân bị nội dung trao đôi tại hội nghi.

29

Trang 33

2.2 Khảo sát việc thực hiện VHCS tại UBND huyện Chương Mỹ

2.2.1 Về việc thực hiện các nội dung trong Quy chế VHCS đã ban hành

Nhìn chung, việc thực hiện các nội dung trong Quy chế VHCS tại UBNDhuyện Chương Mỹ đã đạt được những kết quả nhất định; về phong cách, thái

độ ứng xử của CBCCVC, NLD hòa nhã, niềm nở, nhiệt tình; về công sở, trang

thiết bị làm việc hiện đại, môi trường, cảnh quan xanh sạch đẹp, đáp ứng được

hoạt động công vụ Bên cạnh đó cũng có những điểm cần lưu ý, xem xét Để

có cái nhìn đánh giá một cách tổng quát, chân thực nhất về việc thực hiện các

nội dung trong Quy chế VHCS đã ban hành, tác giả tiếp tục sử dụng bảng hỏi

để khảo sát các nội dung

2.2.1.1 Đánh giá chung việc thực hiện

Về việc thực hiện các nội dung trong Quy chế VHCS đã ban hành, đối

với những dia bàn đã xây dựng va ban hành quy chế VHCS được 18 CBQL đánh giá là thực hiện theo đúng quy chế, 6 số ý kiến thực hiện đúng một phan

quy chế và 4 ý kiến đánh giá là chưa thực hiện theo quy chế

Bảng 2.1 Đánh giá về việc thực hiện quy chế VHCS

tại UBND huyện Chương Mỹ

CBQL CBCCVC

Thực hiện quy chế l „ | Tý lệ |, „ | Tỷ lệ

Sô ý kiên Sô ý kiên

(%) (%)

1 Không biết/khó trả lời 2 0,7 2 4,3

2 Thực hiện không đúng quy chế 4 13,3 2 4,8

3 Thực hiện đúng một phan quy chế 6 20 14 27,1

4 Thực hiện theo đúng quy chế 18 60 19 37,2

Nguôn: khảo sát cua tác gia

30

Trang 34

Trong đó, CBQL đánh giá cao việc tuân thủ quy định về việc mặc đồngphục, trang phục quy định của cơ quan, giờ giấc làm việc của các CBCCVC,NLĐ Đặc biệt, đối với những CBCCVC, NLD làm việc tai UBND huyệnChương Mỹ được đánh giá cao là thực hiện tốt các quy chế VHCS tại cơ

quan Bên cạnh đó, số CBCCVC, NLD đánh giá 33 ý kiến là thực hiện đúng

và đúng một phần quy chế, còn lại 04 ý kiến cho biết thực hiện không đúng quy chế VHCS Qua trao đổi, một số CBCCVC, NLD cho biết: Việc

CBCCVC, NLD thực hiện đúng một phần quy chế và không tuân theo quychế của cơ quan đưa ra là do CBQL chưa gương mẫu trong việc thực hiện quychế VHCS, chưa thực sự sát sao trong việc kiểm tra, đánh giá việc tuân thủnội quy, quy chế VHCS tại cơ quan của CBCCVC, NLD trong cơ quan Đồngthời chưa có hình thức xử phạt nghiêm đối với những trường hợp không tuân

thủ theo quy chế VHCS đã ban hành.

2.2.1.2 Đánh giá về các nội dung thực hiện trong quy chế VHCS

Kết quả thu thập được khi sử dụng bảng khảo sát đối với CBCCVC,

NLD đánh giá về những nội dung thực hiện trong quy chế VHCS như sau:

Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL và CBCCVC, NLD về những nội dung

thực hiện trong quy chế VHCS

Không Thỉnh Thường

bao giờ thoảng xuyên

Nội dung

Số ý | Tỷ lệ | Số ý | Tỷ lệ | Số ý | Tỷ lệ kiến | (%) | kiến | (%) | kiến | (%)

1 Lãnh đạo phố biến, quan] CBQL | 2,5 6 |213 | 23 | 76,2

Trang 35

Không Thỉnh Thường

bao giờ thoảng xuyên Nội dung

Số ý | Tỷ lệ | Số ý | Tỷ lệ | Số ý | Tỷ lệ

kiến | (%) | kiến | (%) | kiến | (%)

2 Công khai nội quy của cơ|_ CBQL 1 1,4 6 18,8 | 24 | 79,8

quan tai cổng chính của cơ

quan hoặc bộ phận thường |CBCCVC,L ¡ | 11 | 13 |266 | 36 | 723

trực cơ quan NLD

3 Gương mẫu thực hiện nội | ~CBQL 0 0 2 64 | 28 | 93,6

quy, quy chế VHCS của cơ CBCCVC,

quan, đơn vị NLĐ 1 0,4 16 31 34 | 68,6

4 Kiểm tra, giám sát việc CBQL 0 0 4 14,9 | 26 | 85,1

thực hiện nội quy, quy chế CBCCVC,

cơ quan của CBCCVC, NLD NLĐ Ị 0,7 18 | 35,9 | 32 | 63,4

5 Xây dựng kế hoạch và tiến | CBQL 0 0 4 | 13,8 | 26 | 86,2 hành kiểm tra, giám sát việc

thực hiện VHCS ở cơ quan |CBCCVC,| ¡ 06 | 18 | 36,1 | 32 | 63,4

của CBCCVC, NLD NLD

, CBQL 1 2,1 10 | 34,8) 19 | 63,1

6 Xay dung cac dién hinh

tiên tiến về thực hiện VHCS CBCCVC, 1 4.5 24 |412Ì 24 | 483NLĐ , , ,

Trang 36

Theo đánh giá của CBQL, những nội dung mà CBQL, lãnh đạo thực hiệnthường xuyên, đó là: “Gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế VHCS của cơ

quan, đơn vị” (28/30 ý kiến khảo sát, chiếm 93,6%); đứng sau đó là “Xây

dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện VHCS ở cơ quan

của CBCCVC, NLĐ” với 26 số ý kiến, chiếm 86,2%; tiếp đến là nội dung

“Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế cơ quan của CBCCVC,NLD” với 26 số ý kiến, chiếm 85,1% Ba nội dung nay được CBQL đánh giácao là thực hiện ở mức thường xuyên Nội dung CBQL được đánh giá thực

hiện ở mức thỉnh thoảng, chưa thường xuyên thực hiện đó là “Xây dựng các

điển hình tiên tiến về thực hiện VHCS” với 26 số ý kiến lựa chọn thực hiện thường xuyên trong tổng số 30 CBQL được khảo sát và “Kip thời động viên, khen thưởng các cá nhân có sáng kiến kinh nghiệm trong xây dựng và thực

hiện VHCS ở cơ quan” với 22 sé y kiến lựa chọn

Như vậy, có thé thay CBQL, lãnh đạo là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức tạo nên sự thành công, phát triển của cơ quan đó, được người

dân đồng thuận, ủng hộ hay làm giảm đi sự tín nhiệm của quần chúng nhân

dân với cơ quan, đơn vi ay Chinh vi vay ma CBQL can guong mau thuc hién

tốt các nội quy, quy chế VHCS cũng như có tai lãnh đạo, quan ly Qua đó xâydựng nền VHCS, cũng như góp phần xây dựng, phát triển và hòan thiện bộ

máy UBND huyện Chương Mỹ.

2.4.2.3 Xây dựng và tổ chức thực hiện VHCS qua phong cách giải quyết

công việc của CBCCVC, NLD tai UBND huyện Chương My

Phong cách làm việc là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biệnpháp, tác phong, lề lối làm việc dé vận dụng các kiến thức, tri thức khoa họcvào thực tiễn đem lại hiệu quả UBND huyện Chương Mỹ rất chú trọng nội

dung xây dựng các quy tắc, phong cách làm việc của CBCCVC, NLD trong thực thi công vụ Theo ý kiến khảo sát của CBQL và CBCCVC, NLĐ đánh

giá về thái độ, phong cách giải quyết công việc của CBCCVC, NLĐ đã có

nhiều thay đổi theo hướng tích cực, kết quả khảo sát cụ thể như sau:

33

Trang 37

Bảng 2.3 Đánh giá về phong cách làm việc của CBCCVC, NLĐ

tại UBND huyện Chương Mỹ

Không Thỉnh Thường bao giờ thoảng xuyên Nội dung : : R

Soy | Tỷ lệ | Soy | Tỷ lệ | Soy | Tỷ lệ kiên | (%) | kiên | (%) | kiên | (%)

5 Luôn lang nghe ý kiến, CBQL 1 4,3 5 16,3 | 24 | 79,4

nguyện vọng cua cap dưới, |CBCCVC,

đông nghiệp, nhân dân NLĐ 0 0,4 l5 |225| 35 79

Trang 38

Trong quá trình thực thi công vụ, hầu hết CBCCVC, NLĐ của UBND

huyện Chương Mỹ luôn có tác phong làm việc: lịch sự, tôn trọng mọi người

với 92,6%; làm việc dân chủ, công khai với 91,1%; sắp xếp, xử lý giải quyết

công việc một cách khoa học, hiệu quả với 88,7%; luôn lắng nghe ý kiến,

nguyện vọng của cấp dưới, đồng nghiệp, nhân dân với 79,4%; đoàn kết, hỗ trợ

lẫn nhau với 77,3% Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ CBCCVC, NLD tại UBND

huyện Chương Mỹ vẫn còn tình trạng thường xuyên chậm trễ trong giải quyếtcông việc là 8,2%; sai hẹn là 7,4%; đi làm muộn, về sớm là 6,7%

Đề làm rõ hơn phong cách làm việc của CBCCVC, NLD, bên cạnh sự

đánh giá của CBQL tác giả tiến hành khảo sát thêm ý kiến đánh giá của chính đối tượng CBCCVC, NLD Kết quả cho thấy, có sự tương đồng trong đánh

giá của 2 nhóm khảo sát Những nội dung được CBQL đánh giá cao hoặc thấpthì nhóm CBCCVC, NLĐ cũng có đánh giá tương đương Tuy nhiên, trong đánh giá các nội dung được đưa ra thì nhóm CBQL đánh giá cao hơn so với

nhóm CBCCVC, NLD Điều này có thể lý giải là nhóm CBQL có thông tin

đầy đủ, toàn điện hơn về kết quả hoạt động công vụ, cũng như có được cáinhìn bao quát hơn về chu trình công vụ

Phong cách làm việc có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của

người cầm quyền và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính tri của cơ quan, tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới và lợi ich của quan ching; có

vai trò to lớn dé đưa Nghị quyết, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật Nhà nước đi sâu vào nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, niềm tin của nhân dân và đi vào cuộc sống Sau khi Quyết định 129/2007/QĐ-TTg được ban hành, phong cách làm việc của đội ngũ CBCCVC, NLD tại thành phố Hà Nội

nói chung và huyện Chương Mỹ nói riêng đã có nhiều chuyền biến tích cực

2.2.1.4 Xây dựng và tổ chức thực hiện VHCS qua năng lực chuyên môn,nghiệp vụ cua CBCCVC, NLD tại UBND huyện Chương My

Kiến thức, kỹ năng chuyên môn là những nội dung rất quan trọng trongviệc xây dựng VHCS tại tất cả các cơ quan nhà nước nói chung và UBND huyệnChương Mỹ nói riêng Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBCCVC, NLD

35

Trang 39

trong UBND huyện Chương My là một yếu tố quan trọng cấu thành nên VHCS

của họ Khảo sát về những biểu hiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vu của

CBCCVC, NLD tai UBND huyện Chương Mỹ dưới đây sẽ cho thay được phan

nào thực trạng đội ngũ CBCCVC, NLD Kết quả khảo sát cụ thé như sau:

Bang 2.4 Những biểu hiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vu

của CBCCVC, NLD tại UBND huyện Chương Mỹ

Khong Thịnh thoáng| Thường

ne bao gid xuyén

Noi dung ko 2 1A ko 2 TA ko 2 TA

Soy | Tỷ lệ | Soy | Tyl€ | Soy | Tý lệ

kiên | (%) | kiên | (%) | kiên | (%)

¬ ; CBQL 1 4,3 3 10,3 26 85,5

1 Giải quyết công việc

nhanh chóng, triệt đê CBCCVC, 0 0 17 33 33 66,2NLD ,

2 Phân công công viéc | CBQL 1 1,4 3 103 | 26 | 88,3

hop ly, công bằng, khách | CBCCVC,quan NLD 1 1,6 12 23,7 37 74,7

3 Thực hiện nghiêm các | CBQL 1 1,4 2 8,2 27 90,4 quy định vê những việc

phải làm và những việc |CBCCVC,

không được làm theo quy NLĐ 0 0 15 30,1 35 69,7

dinh cua phap luat

4 Nắm chắc các quy định, | CBQL 1 1,4 3 8,9 27 | 89,7

kiên thức liên quan đên

giải quyết công việc mình |CBCCVC.| ọ 0 14 | 28,7 | 36 71

phu trach NLD

5 Giải quyết công viéc | CBQL 0 0 3 9,2 27 90,8

linh hoạt, nhanh chóng

trên cơ sở tuân thủ các CBCCVC, 1 1,3 19 37,9 30 60,8

quy dinh cua phap luat NLD

6 Hướng dẫn cặn kẽ, dé | CBQL 1 32 | 4 | 128 | 25 | 84

hiéu, đúng pháp luật

trong giải quyét thắc mac CBCCVC, 0 0 21 41,1 29 58,4

của người dân NLD

7 Kết quả giải quyét | CBQL 0 0 3 99 | 27 | 89,7

công việc đạt hiệu quả, |CBCCVC,

đáp ứng yêu cầu đề ra nip | Ì LÔ I1 4305 | 3⁄4 | 685

36

Nguôn: khảo sát của tác giả

Trang 40

Số lượng CBCCVC, NLĐ được CBQL đánh giá có năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ tốt còn thấp chưa được 50% (49,2%); có năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ khá chỉ 39,4%; tỷ lệ CBCCVC, NLD có năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ trung bình và kém khá cao với 11,4% Kết quả khảo sát tựđánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhóm CBCCVC, NLD chothấy: Số lượng CBCCVC, NLD có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt chỉ

chiếm 30,6%; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ khá là 41,1% Số lượng

CBCCVC, NLD có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trung bình khá cao với

25,6% Đáng chú ý trong đó vẫn có 2,7% CBCCVC, NLD có năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ yếu, kém.

Nang lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBCCVC, NLD được thê hiện rất

rõ trong quá trình thực thi công vụ Trong khi đến liên hệ làm việc, giải quyếtcông việc, Nhân dân là những người trực tiếp cảm nhận về năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ của CBCCVC, NLD Đề làm rõ hơn năng lực chuyên môn, nghiệp vu của CBCCVC, NLD, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của

80 người dân - những người đã trực tiếp tới liên hệ làm việc, giải quyết công

việc tại UBND huyện Chương Mỹ Kết quả khảo sát thu được cho thấy: Nhândân và CBCCVC, NLD đều đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ củaCBCCVC, NLD ở mức khá là cao nhất, lần lượt là 41,9% và 41,1%; mức tốt

là 33,3% và 30,6%; mức yếu là 0,7% và 0,3% Theo đó có thé thấy, có sự tương đồng trong đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBCCVC,

NLD giữa 2 nhóm khách thể này

Qua khảo sát ý kiến đánh giá về những biểu hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giữa CBQL và CBCCVC, NLD có thé thấy có sự khác biệt trong đánh giá của 2 nhóm khách thể này Theo đó, nhóm khách thê là CBQL đánh

giá những biéu hiện được khảo sát ở mức thường xuyên cao hơn khá nhiều sovới nhóm khách thê là CBCCVC, NLĐ: Biểu hiện được đánh giá cao nhất làgiải quyết công việc linh hoạt, nhanh chóng trên cơ sở tuân thủ các quy định

37

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w