1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Trách nhiệm của Văn phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm của Văn phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI
Tác giả Lờ Thị Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Duy
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản trị Văn phòng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 32,26 MB

Nội dung

Với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do đó đề tài “Trách nhiệm của vănphòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phan Tập đoàn SCI” của tôi không tránh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Hương Giang

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHÒNG

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Hương Giang

Chuyén nganh: Quan tri van phong Dinh hướng: Nghiên cứu

Mã số: 8340406 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Hồng Duy

HÀ NỌI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Trách nhiệm của văn phòng

trong xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phanTập đoàn SCI” là công trình cá nhân của tôi Tất cả những số liệu trong luận văn làtrung thực, chính xác Luận văn có tham khảo và sử dụng thông tin của một sé công

trình nghiên cứu, khái niệm, đánh giá của các nhà nghiên cứu, tác giả, tô chức vàcác thông tin trích dẫn đều được ghi rõ chú thích theo quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dungnghiên cứu của đề tài này

TÁC GIÁ

Lê Thị Hương Giang

Trang 4

LOI CAM ON

Trong qua trinh thuc hién dé tai, mac du gap nhiều khó khăn trong việc thuthập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện từphía Công ty Cô phan Tập đoàn SCI, sự giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình của quý thầy cô

giáo Khoa Lưu trữ học va Quản tri văn phòng của trường Dai hoc Khoa học Xã hội

và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn khoahọc — TS.Nguyén Hồng Duy Qua đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất

đối với sự quan tâm, giúp đỡ quý báu này

Với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do đó đề tài “Trách nhiệm của vănphòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty

Cổ phan Tập đoàn SCI” của tôi không tránh khỏi những thiếu sót; vì vậy tac giả rất

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thay, Cô giáo, các cơ quan, doanh

nghiệp, tổ chức và bạn đọc đề luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIÁ

Lê Thị Hương Giang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

0/19/9000 1

DANH MỤC CHU VIẾTT TÁTT - 5-2-2 ss£s£s£Es£Es£SsSs£SzessSse£sezsezsesse 3

DANH MỤC CÁC HÌNH ANH VÀ BIEU DO -2 22s ssecssessses 40/6710 5

1 Lý do chọn đề tài -¿- ¿5c ©5s+2x22Ek2E12211271127112112112111211211 111211211 cre 5

2 Muc tiu nghién CUU 0n 6

3 NhiGM VU NGHIEN CUU 11 6

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên CUU eececceceessesessessesseesessessessessesessessessesseeeessees 7

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ¿- s- 2+SEEt+E£EEEEEEEEEEEEEE2112117111 1121 xe 7

6 Nguồn tài liỆU 2 2¿2+¿22++2E+2EE2EEE221221127112112112711271211 11111 re 10

7 Phương pháp nghiên CỨU - 5 G1 nh ng nh ngành 10

8 Cấu trúc luận văn +-©¿+++++EE£+Ek2EEE211271127112117112711211211 21 cre 11Chương 1 CO SỞ LÝ LUẬN VE VHDN VA TRÁCH NHIEM CUA

VĂN PHONG TRONG XÂY DUNG VA TO CHỨC THUC HIEN VHDN 12

1.1 Tổng quan về Văn hóa doanh nghiép 2-2 2 2+ +keEE+E++E++EzErxeei 12

Iï"nN.v 2n ốố.e 12

1.1.2 Các yếu tô cầu thành văn hóa doanh nghiệp -©5z©5z+cs+cseẻ 171.1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiỆP cà Sc St ssisrierrtrerseerseeres 23

1.2 Tổng quan về văn phòng - 2 2 ¿+ k+EE+EE+EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkrrerreeg 28

1.2.1 Khái niệm về văn pÌÒñg - + +5 +s+EE‡E#EE+E£EtEEEEEEEEEEEEErrrrrrrrerkee 28

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của văn phÒIE - - 5 5+ ksxk+stsekkersrreree 29

1.3 Trách nhiệm của văn phòng trong xây dựng và tô chức thực hiện VHDN 31

1.3.1 Xây dựng WHHDÌN «nh HH ng nh ng nh 31

1.3.2 Tổ chức thực hiện VHDN cccccccctttirrrttiiirrriiiriirree 321.3.3 Trách nhiệm cua VP trong xây dung và tổ chức thực hiện VHDN 33

Tiểu kết chương Ï e- << sex SkeEkEEEEkeExEEEEEEEkETkEErEkrrkrrkerkerrerrerrere 4I

Trang 6

Chương 2 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIEM CUA VAN PHÒNG TRONG

XÂY DỰNG VÀ TO CHỨC THUC HIỆN VHDN TẠI CÔNG TY

CO PHAN TAP DOAN SCI - << cvesceeerreererrkrererrkkrrtrrkirrorrrree 422.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phan Tap đoàn SCI ¿2 s2 +2 z+£z+xzxez 422.2 Khảo sát trách nhiệm của Văn phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện

VHDN tại công ty cô phần Tập đoàn SCI -¿- 2 2 2+ £+E££E£EE+EE2EEzEzEerxeei 45

2.2.1 Xác lập trách nhiệm của VP công ty trong xây dựng và tổ chức

thurc hi€n 4x19) PEEEEREERRERE- ẽ 45

2.2.2 Các biện pháp của văn phòng trong xây dựng và to chức thực hiện

/2/2XX 51

2.2.3 Kết quả xây dựng và tổ chức thực hiện VHDN -©-s©-sccse- 59

2.3 Đánh giá các biện pháp xây dựng và tô chức thực hiện VHDN của văn phòng

công ty Cổ phan Tập đoàn SCI -2- 2-52 £+EE+EE2E2EE£EESEEEEEEEEEEEErkrrkrrrrrrree 80

2.38.1 Ut GiGi 1n .- 822.3.2 HAM ChE veessessecssssserssssrsssecssnnesessiecessnecessnsessunecesunecesnnsesnneeeesaneseanneseenneess 86Tid Kt CHUONG 2 rcssessessecsecsessesssssssessessessessessessesssssssssessessesscssesssssssessessessessesseeseeses 90

Chuong 3 GIAI PHAP NANG CAO TRACH NHIEM CUA VAN PHONG

TRONG VIEC XAY DUNG VA TO CHUC THUC HIEN VAN HOA

DOANH NGHIỆP TAI CÔNG TY CO PHAN TAP DOAN SCI 903.1 Quan điểm và định hướng phát trién VHDN cua lãnh đạo Doanh nghiệp 90

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh

nghiệp tại Công ty Cô phần Tập đoàn SCI 2 2 s2 E£+E£+£++£++£xz+Ezzrxsrsee 93

3.2.1 Nâng cao sự dan dat đi đầu, gương mau thực hiện VHDN của

lãnh đạo TẬP đOÀÌH SG SH TH TH HH HH ket 93

3.2.2 Tăng cường trách nhiệm tham mưu và tiên phong của văn phòng

trong thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tập đOÀH ĂẶcSSSsksssseesske 95

3.2.3 Nâng cao sự phối hợp của văn phòng và các bộ phận liên quan trongxây dựng và tô chức thực hiện VHDN CA Quan escescsscsssessessssssessessessesssessessesseesseeses 104

Tiểu kết chương Ở + + se SxeEtEEtEkeEkeEkerkeEketkerrrrkrrkrrkrrrerrkrrkrrerrkee 106

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 52s sscssesssesse=s 109

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHU VIET TAT

STT | Viết tắt Giai nghia

1 | CBNV Cán bộ nhân viên

2 | GTCL Giá trị cốt lõi

3 | HCNS Hành chính nhân sự

4 |MKT Marketing

5 | VHDN Văn hóa doanh nghiệp

6 | VHDN&TTNB Văn hoa Doanh nghiệp và Truyền thông nội bộ

7 | VP Văn phòng

8 | SCI/ Tập đoàn, công ty | Tập doan SCI

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH ANH VÀ BIEU DO

Hình ảnh 2.1 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn SCI năm 2022 - 2-2 2 2 2+2: 44Hình ảnh 2.2 Sơ đồ tổ chức văn phòng Tổng giám đốc - 2-2 2 2£: 48Hình ảnh 2.3 Kết quả khảo sát Trái nghiệm nhân viên quý 4/2022 của

0090 4 52

Hình ảnh 2.4 Kế hoạch các sự kiện được triển khai tại Tap đoàn SCI

từ 12/2022 đến 11/2023 oeeceeccesccsessesssessessessesssessessessessusssessessessuessessessessucssessessessseeses 54Hình ảnh 2.5 Danh mục các Quy chế và Quy định của Tập đoàn SCI

0058 in 0 ho Na 56Hình ảnh 2.6 Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI -¿ ¿s+5+¿ 62Hình ảnh 2.7 Ý nghĩa logo Công ty Cé phần Tập đoàn SCI -¿- 63Hình ảnh 2.8 Trang bìa số tay nhân viên và Bộ quy tắc ứng xử

///;b08 0/07/00 0/A1000nnẺ8® Ảd 70

Hình ảnh 2.9 5ô giá tri cốt lõi của T dp đoàn SCI duoc minh hoa bang những

[11⁄1,8.1/1/,831/1/8-(0/1- 00888 5ẢAẢ 72 Hình ảnh 2.10 Văn hóa ứng xử Tập đoàn SCT c- 2555k Ssksskserserserrres 74

Biểu đồ 2.1 Mức độ hài lòng của CBNV Tập đoàn SCI về VHDN

tại SCI - nhóm các yếu tô văn hóa doanh nghiệp hữu hình . - +: 60Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên Tập đoàn SCI về VHDN

tai SCI - nhóm các yếu tố văn hóa được tuyên bó, công bồ và thái độ của lãnh đạo 68

Biểu đồ 2.3 Mức độ hài lòng VỀ Sự gương mẫu, thực hiện VHDN của lãnh đạo

0890 ai 75

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu ví trị làm việc của 100 cán bộ nhân viên trong công ty 80

Biéu đồ 2.5 Biêu đô cơ câu thời gian lam việc của 100 cán bộ nhân viên

AuOC KhAO Sat 011177 81

Biểu đồ 2.6 Mức độ đánh giá của quá trình xây dựng VHDN tai SCI group 81Biểu đồ 2.7 Mức độ đánh giá về quá trình tổ chức thực hiện VHDN

8086/40) 0 dd 82

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp được xem là đòi hỏi tat yếu, thé hiện sự văn

minh để mỗi doanh nghiệp chú trọng phát triển trong quá trình hội nhập Bởi lẽ,

cùng với sự cạnh tranh về chiến lược, khoa học, công nghệ, dịch vụ văn hóa

doanh nghiệp được coi như tài sản vô hình để mỗi doanh nghiệp hoàn thiện hình

ảnh thương hiệu mình; khang dinh duoc su bén vững trong năng lực kinh doanh Có

thể nói, văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định góp phần tạo nên bản sắc

riêng, tăng sự khác biệt của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh

Văn phòng của mỗi cơ quan, tổ chức không chi là nơi dé nhân viên làm việc,

giải quyết các thủ tục hành chính mà nó còn là bộ mặt của doanh nghiệp Đối với việc

xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn phòng góp phần quan trọng trong việc tạo nênnhững giá trị ôn định, thống nhất của thương hiệu Giá trị này vừa có ý nghĩa vớikhách hàng mà doanh nghiệp hướng đến; vừa có ý nghĩa với cả toàn thể nhân viêncủa doanh nghiệp đó Đề thực hiện được điều này, văn phòng càng cần phải thể hiệntốt trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và tổ chức văn hoá doanh nghiệp

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, ban giám đốc của Tập đoàn SCI đãdần nhận thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắnliền với các mục tiêu khác của Tập đoàn Trên cơ sở đó, từ năm 2020, định hướngphát triển của Tập đoàn SCI đã có nhiều thay đôi Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, bangiám đốc đã chú trọng đầu tư vào các chính sách, phương hướng dé phát triển vănhóa; bước đầu xây dựng được bộ sứ mệnh, tầm nhìn, giá tri cốt lõi của Tap đoàn

Tuy nhiên, bước phát triển văn hóa này mới chỉ dừng lại ở việc định hướnggiá trị dé tuyên truyền; chứ chưa thực sự hiệu quả trong quá trình tô chức thực hiện;

chưa tạo được sự ảnh hưởng, thống nhất giữa tất cả các bộ phận, phòng ban, thương

hiệu Đây chính là điểm hạn chế của Tap đoàn SCI trong việc phát triển văn hóa

doanh nghiệp.

Bộ phận văn phòng của Tập đoàn SCI được xem là vi trí trò quan trọng, di

đầu trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp Day là bộ phận tác động trực tiếptới quá trình thực hiện dé văn hóa doanh nghiệp được phát triển theo đúng định

Trang 10

hướng, mục tiêu đề ra Mặc dù đã có những đóng góp nhất định trong việc bước đầu

xây dựng những giá trị văn hóa của Tập đoàn; tuy nhiên, bộ phận văn phòng vẫn

chưa thực sự chú tâm trong việc tô chức, điều phối và kiểm soát những giá trị đó đãđược thực hiện, triển khai ở toàn Tập đoàn như thế nào Điều này dẫn đến tình trạngvăn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn SCI chỉ mới thể hiện được bề nồi, chưa thực sự

đi sâu vào nhận thức, trở thành thói quen, hành động có ý thức của mỗi cán bộ nhân

viên ở tất cả các vị trí làm việc của Tap đoàn

Với mong muốn xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoànSCI được thực sự hiệu quả, đạt đúng mục tiêu như ban giám đốc hướng đến; tôi đãquyết định lựa chọn đề tài “Trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng và tổ

chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phan Tập đoàn SCI” đê

làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của tôi đặt ra dé hướng tới dat 03 mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thông hoá lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và vai trò, trách

nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp

Thứ hai: Khảo sat, đánh giá trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng

và tô chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp của Công ty Cô phan Tập đoàn SCI

Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy trách nhiệm của văn phòng

trong việc góp phần xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Công

ty Cổ phần Tập đoàn SCI

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài của tôi đã tập trunggiải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp nham nắm vữngnhững nội dung nền tảng cần thiết;

- - Nghiên cứu những van đề lý luận cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của văn phòng;

- Khảo sát, phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn SCI;

- Nhận xét, đánh giá trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dung và tổchức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI;

Trang 11

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củavăn phòng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Công

ty Cổ phan Tập đoàn SCI

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Doi tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của văn

phòng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty

Cé phan Tập đoàn SCI

Pham vi nghiên cứu:

- Pham vi nội dung: trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dung va tô

chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp với 6 nội dung sau: tông hợp, đánh giá thực

trạng VHDN dang ton tại; tham mưu trong chiến lược xây dựng và phát triểnVHDN cho lãnh dao; cụ thé hoá giá trị VHDN thông qua kế hoạch chỉ tiết để thựchiện VHDN; tham mưu ban hành các quy định, quy chế phát trién VHDN; đảm bảothông tin, triển khai thực hiện VHDN bám sát mục tiêu chiến lược; theo dõi, kiểm

tra, đo lường và điều chỉnh quá trình thực hiện VHDN

- Phạm vi không gian: tại Công ty Cô phan Tập doan SCI

- Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến 2022 với những giá trị văn hóa được xâydựng, hình thành và duy trì gắn liền với từng giai đoạn phát triển của Tập đoàn

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dé thực hiện dé tai này, tác giả đã tiến hành tìm hiểu lịch sử nghiên cứu ở hai

mảng vấn đề là: “Văn hóa doanh nghiệp” và “Quản trị văn phòng” Cả hai vẫn đề

đều đã được nhiều nhà khoa học, lý luận quan tâm, nghiên cứu Nội dung này đãđược đưa vào chương trình giảng dạy ở một sé trường dai hoc; trở thành đề tàinghiên cứu của nhiều luận văn, luân án; công trình nghiên cứu khoa học Điều nàycho thấy tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức về văn hoá doanh nghiệp cũng

như quản tri văn phòng.

Một số sách, giáo trình liên quan:

Giáo trình “Văn hoá Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh doanh” của PGS.TS.

Hoàng Văn Hải và TS Đặng Thị Hương (đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc Gia

Hà Nội, năm 2022 Giáo trình này đã giúp tác giả nắm được những nội dung tổng

Trang 12

quan kiến thức về văn hoá doanh nghiệp (khdi niệm, yếu tổ cấu thành, vai tro);phân tích các mô hình văn hoá doanh nghiệp và cách thức để xây dựng văn hoá

doanh nghiệp.

Giáo trình “Văn hoá Doanh nghiệp ” của PGS.TS Đỗ Thị Phi Hoài, nxb Tài

Chính, năm 2011 Trong giáo trình này, tác giả đã tìm hiểu được những nội dung:các mức độ của văn hoá doanh nghiệp; tác động của văn hoá doanh nghiệp đối với

sự phát triển của doanh nghiệp; sự hình thành văn hoá doanh nghiệp

Sách “Van hoá Doanh nghiệp” của TS Trần Thị Vân Hoa, nxb Đại học

Kinh tế Quốc dân, năm 2009 Cuốn sách này đã đề cập đến nhân tố ảnh hưởng đến

văn hoá doanh nghiệp và quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Giáo trình “Lý luận về quản trị văn phòng ” của PGS.TS Vũ Thị Phụng (chủ

biên), TS Cam Anh Tuan, TS Nguyễn Hồng Duy, TS Nguyễn Thi Kim Bình, TS

Phạm Thị Diệu Linh, nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2021 Cuốn giáo trình đãđưa ra những kiến thức tổng quan nhất về quản trị văn phòng ở tat cả các nhiệm vụ

của văn phòng Nội dung trong cuốn giáo trình này sẽ là lý luận nền tang dé tác gia

tập trung nghiên cứu thực hiện đề tài theo đúng định hướng

Sách “Quản trị văn phòng ” của PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nxb Khoa học và

Kỹ thuật, năm 2005 Cuốn sách nay đã phân tích rõ, chi tiết vị trí, vai trò của vănphòng cũng như đưa ra những nhiệm vụ tất yếu mà văn phòng cần thực hiện dé thé

hiện được chức năng của minh.

Mặc dù nội dung chính các sách, giáo trình có điểm tương đồng, nhưng vẫnkhác nhau ở lập luận, tư duy phân tích Với việc tổng hợp các quan điểm ở nhiềugiáo trình sẽ góp phần cho tác giả có cái nhìn tổng quan, đa chiều hơn về vấn đề

nghiên cứu; làm cơ sở dé tác giả đưa ra quan điểm riêng và là nền tang dé phân tích

những nội dung mà đề tài luận văn hướng đến

Mot số luận văn tham khảo:

Luận văn Thạc sĩ Quản trị Văn phòng của tác giả Trần Thị Thu Hiền với đề

tài “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp ở Trung tâm đào tạoNghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản Lý” Đề tài đã làm rõ thực trạng văn hoá

Trang 13

doanh nghiệp; từ đó đề xuất các giải pháp để xây dung và tô chức thực hiện văn hoá

doanh nghiệp tại Trung tâm đào tạo Nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lý.

Luận văn Thạc sĩ Quản trị Văn phòng của tác giả Bùi Quỳnh Trang với đề tài

“Nghiên cứu trách nhiệm của văn phòng trong việc tổ chức thực hiện văn hoádoanh nghiệp tại Công ty cô phan Nhiệt điện Phả Lai (Hải Dương)” Luận văn đã

đánh giá trách nhiệm của văn phòng trong việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp tại

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại; từ đó đề xuất các giải pháp nhăm nâng caohơn nữa vai trò, trách nhiệm của văn phòng trong việc phát triển văn hoá doanh

nghiệp tai công ty.

Luận văn Thạc sĩ Quản trị Văn phòng của tác giả Lưu Mỹ Linh với đề tài

“Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại công ty INHH ERNST & YOUNG Việt Nam

— Chỉ nhánh Hà Nội” Đề tài nhằm tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn

hóa doanh nghiệp cho EY Chi nhánh Hà Nội cũng như rút ra các giá trị tham khảo hữu ích cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.

Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thay: dé tài nghiên cứu về xây dựng văn

hoá doanh nghiệp không phải là hướng đề tài mới Tuy nhiên, các luận văn nghiên

cứu về vấn đề này chủ yếu thiên về góc nhìn của nhà quản trị kinh doanh, vẫn còn ít

đề tài nghiên cứu từ góc độ của quản trị văn phòng

Đề tài của tác giả Bùi Quỳnh Trang và tác giả Lưu Mỹ Linh có đề cập đến

trách nhiệm của văn phòng trong việc tô chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp; có

vấn đề nghiên cứu tương đồng với đề tài của tác giả hướng đến Tuy nhiên, đối

tượng nghiên cứu của tác giả hoàn toàn khác Điều này sẽ góp phần tạo nên sự đadạng trong quá trình nghiên cứu, b6 sung thêm những góc nhìn khách quan cho van

đề nghiên cứu Hơn nữa, đề tài của tác giả Bùi Quỳnh Trang chỉ tập trung nghiêncứu về trách nhiệm của văn phòng trong việc tổ chức thực hiên văn hoá doanh

nghiệp Còn đề tài của tác giả hướng đến nghiên cứu trách nhiệm của văn phòngtrong cả việc xây dựng và tô chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp Điều đó khăngđịnh, đề tài “Trach nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiệnvăn hoá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phan Tập đoàn SCI” hoàn toàn không trùng

lặp với bât cứ đê tài nào trước đó.

Trang 14

6 Nguồn tài liệu

Đề thực hiện đề tài này, tôi đã nghiên cứu và tham khảo ở 03 nguồn tư liệu

chính sau:

- Các sách, giáo trình lý luận về văn hóa doanh nghiệp và quản trị văn phòng;

- Các công trình nghiên cứu như luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đếnvăn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng và phát

triển văn hóa doanh nghiệp;

- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Khoa học của

DHQGHN; tạp chí công thương (https://tapchicongthuong.vn/)

- Các bài báo, bài chia sẻ về vai trò, trách nhiệm của văn phòng trong việc xâydựng văn hóa doanh nghiệp.

Có thé nhận thấy các nguồn tai liệu về văn hóa doanh nghiệp va vai trò củavăn phòng trong phát triển văn hóa doanh nghiệp khá phong phú, hệ thống được cơ

sở lý luận và đưa ra những quan điểm đa chiều, tổng quát

7 Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện dé tài này, luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương phápkhác nhau, cụ thé bao gồm:

- Phương pháp hệ thong: dé hệ thống hóa những van đề lý luận cơ bản về văn

hóa doanh nghiệp và vai trò, trách nhiệm của văn phòng.

- Phuong pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu,

phân tích chức năng, nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của văn phòng trong việc phát

triển văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn SCI

- Phương pháp điều tra xã hội học: đề tài khảo sát thực tế văn hóa doanhnghiệp tại Tập đoàn SCI trên cơ sở sử dung bảng hỏi dé xây dựng hệ thống dữ liệuphục vụ công tác nghiên cứu nội dung đề tài; đưa ra những nhận định, đánh giá một

cách khách quan nhất Dự kiến thu về 60 bảng hỏi; chia đều cho 4 thương hiệu và 2

khối chức năng (10 bảng/bộ phận) Trên thực tế tác gia đã tiến hành phát phiếu khảo

sát 100 cán bộ nhân viên trong công ty.

- Phương pháp phỏng van sâu: phương pháp này được vận dụng dé phỏng van

một sô lãnh đạo và nhân viên văn phòng về nhận thức, thái độ cũng như ý kiên đóng

10

Trang 15

gop của họ về vai trò, trách nhiệm của văn phòng trong việc phát triển văn hóa

doanh nghiệp tại Tập đoàn SCI.

8 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm của vănphòng trong xây dựng và tô chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá trách nhiệm của văn phòng trong xây dựng và tổ chức

thực hiện văn hóa doanh nghiệp tai Công ty Cổ phần Tập đoàn SCI

Chương 3: Giải pháp nâng cao trách nhiệm của văn phòng trong việc xây

dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cé phần Tập đoàn SCI

11

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VHDN VÀ TRÁCH NHIỆM CUAVĂN PHÒNG TRONG XÂY DUNG VA TO CHỨC THỰC HIỆN VHDN

1.1 Tống quan về Văn hóa doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Văn hóa

Có thé nói, văn hóa được ví như dòng chảy xuyên suốt ngay từ thud sơ khai

của loài người, lúc loài người bắt đầu có nhận thức, song hành liên kết sâu sắckhông thê tách rời cùng quá trình hình thành và phát triển của con người Văn hóa

là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thưở bình minh của xã hội loài người [ 11

Tr.16] Ở phương Đông, các nước châu A chịu ảnh hưởng rất lớn của triết lý, đạo lýsâu sắc từ nhiều nền văn hoá, văn minh nỗi tiếng Khái niệm “Văn hóa” được ghép

từ hai từ là từ VĂN [#2] và từ HOÁ [4E] Trong tiếng Việt gốc Hán: VĂN là chữ,

là nét vẽ, là vẻ đẹp, là cái hay, cái tốt HOÁ là hành động mang tính biến đổi, giáo

dục, cảm hoá giúp con người trở nên hướng thiện, hướng đến những điều có ích, có

ý nghĩa Như vậy, có thé hiểu “văn hóz” là dùng những điều tốt đẹp (về tri thức,

nhân cách, trí tuệ) dé giáo hoá con người, dé con người trở nên tốt đẹp hơn và mangbản sắc riêng

Ở phương Tây, “văn hóa” trong tiếng Latinh là “Cultus” - có nghĩa là gieo

trồng ruộng dat, trồng trọt nhằm phát triển nông nghiệp “Cultus” sau đó được mở

rộng trong lĩnh vực xã hội với nghĩa là vun trồng, giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, khả

năng của con người Trong lịch sử phát triển của phương Tây, văn hoá đóng vai tròquan trọng trong các hoạt động bồi dưỡng, vun đắp giá trị tỉnh thần và nhân cáchcon người Những công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi trội nhất thể hiện giá trị độcđáo của văn hoá phương Tây có thê kế đến là: kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại; cácnghiên cứu và kiến thức khoa học đồ sộ trong lĩnh vực: todn học; hoá học; vật lý các tác pham văn hoc, hội hoa, điện ảnh

Như vậy, khái niệm VAN HÓA ở các nước phương Tây cũng như các nước

phương Đông đều hiểu theo nghĩa: Văn hoá là sự giáo dục, là sự vun trồng nhâncách con người, là chú trọng hoạt động bôi dưỡng, phát triển giúp cho cuộc sốngcủa con người trở nên tốt đẹp hơn [15 Tr.7]

12

Trang 17

Nhắc đến VĂN HOA, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vi /é sinh ton cũngnhư mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công

cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những

sáng tạo và phát mình đó tức là văn hóa Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương

thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu câu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tôn ” [10, Tr.143]

VAN HOA trong Co sở Văn hóa Việt Nam theo định nghĩa của tác giả TranNgọc Thêm đã phân tích được bản chất của văn hoá: “Van hod là một hệ thống hữu

cơ các giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình

hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và

xã hộ¡”(14 Tr.10 ].

Tổng giám đốc UNESCO, Federico Mayor định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể

sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ

và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sảng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống

các gid trị, các truyền thong và cách thể hiện Đó là những yếu tố xác định đặc tinhriêng của mỗi dân tộc [9]”

Định nghĩa nay khang định văn hoá là tong thé những hoạt động sáng tao của

con người, hình thành nên các giá tri, các quan niệm, thói quen truyền thống, các

chuẩn mực xã hội Những giá trị vật chất và tinh thần này được kết tinh, lắng đọng

từ thực tiễn cuộc sống của con người, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;

tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, mang tính đặc thù của mỗi cộngđồng, tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc

Nhìn chung, dù ở đâu, văn hóa cũng mang nghĩa căn bản là giáo dục, cảm hóa, hướng tới hoàn thiện nhân cách con người; làm cho con người giàu nhân tính,

xã hội ngày càng tốt đẹp hơn Văn hóa là sản phẩm của con người, được tạo ra

trong qua trình lao động (tr lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phốibởi môi trường xung quanh (môi tu nhiên và xã hội), mang tinh cách riêng của

từng tộc người Văn hóa là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài

động vật khác.

13

Trang 18

Trong công trình này “văn hóa” được tác giả sử dụng với ý hiểu: VAN

HÓA là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong

mỗi quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên và con người với

xã hội Văn hoá gắn bó mật thiết với con người, thấm sâu vào mọi hoạt động và lĩnh

VỰC cua con người.

Để đưa ra những biện pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Namphù hợp với con người Việt Nam nói riêng cần phải hiểu các đặc điểm văn hóa &

con người Việt Nam Từ đó khuyến khích, tạo điều kiện phát triển những ưu điểm

và hạn chế những nhược điểm trong văn hóa làm việc của người Việt

Văn hoá do con người kiến tạo nhưng không phải hoạt động nào của con

người cũng đều là văn hoá Chỉ những hoạt động tạo thành giá trị, được chọn lọc,

được cộng đồng chấp nhận, được duy trì và ôn định qua thời gian thì mới là vănhoá Văn hoá không chỉ phản ánh cách mà cộng đồng sống, tư duy, tương tác vớinhau và với thế giới bên ngoài; mà còn ảnh hưởng đến cách hành xử, giao tiếp của

Con người va thể hiện sự đa dạng của con người trên thế gidi

1.1.1.2 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Doanh nghiệp

được hình thành với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận bang cach cung cap sanphẩm hoặc dich vụ cho thị trường Doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau,nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về

các vấn đề liên quan đến môi trường, đạo đức, xã hội

Theo khoản 10 điều 4, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6năm 2020 có quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở

giao dịch, được thành lập hoặc đăng ky thành lập theo quy định cua pháp luật

nhằm mục đích kinh doanh ”

Điều này có nghĩa doanh nghiệp được coi là một thực thể pháp lý riêng biệt,

có khả năng pháp nhân tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình

và có thể sở hữu tài sản, ký kết hợp đồng, tham gia các giao dịch kinh doanh và chịu

trách nhiệm trước pháp luật Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đăng ký kinh doanh

với cơ quan quản ly nhà nước có thấm quyền dé được công nhận và hoạt động hop

14

Trang 19

pháp Doanh nghiệp có thé là một cá nhân hoặc một tô chức và có thé hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Có thé nói, trong hiểu biết của chúng ta, khái niệm doanh nghiệp được hiểutheo nghĩa khá rộng, đầy đủ và chặt chẽ Có thể hiểu một cách tổng quát: DOANHNGHIỆP là một tô chức kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không, được thành lập

dé thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp

là có thé do cá nhân hoặc tô chức thành lập, hoạt động dựa trên mục tiêu về lợinhuận kinh tế là chính Có nhiều cách phân loại các loại hình doanh nghiệp khác

nhau; dựa theo quy định của pháp luật tại Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2020 thì ở

nước ta hiện nay có 04 loại hình doanh nghiệp phô biến: Công ty TNHH; Công ty

hợp danh; Công ty cổ phan; Doanh nghiệp tư nhân

Dù hoạt động dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng đều phải được conngười cùng nhau thực hiện, cùng duy trì và phát triển t6 chức để doanh nghiệp đóngày càng phát triển Dé hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp rất cần có kế hoạch kinhdoanh, chiến lược; chính sách tài chính, quản lý và nhân sự rõ ràng Đặc biệt, doanhnghiệp cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các vấn

đề liên quan đến môi trường, đạo đức và xã hội

1.1.1.3 Văn hóa doanh nghiệp

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng

toàn cầu hóa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không chỉ phải liên

tục tìm tòi và đổi mới, mà còn phải tạo ra được một dấu ấn riêng Vì vậy, “Van hóa

doanh nghiệp ” là khái niệm ngày càng được được các nhà quản trị doanh nghiệp

chú trọng, quan tâm và sử dụng phổ biến

Bởi, văn hóa doanh nghiệp được xem là tài sản vô hình, đóng góp quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp Những doanh nghiệp xây dựng được một bản

sắc văn hóa riêng, xây dựng được các giá trị đặc trưng riêng sẽ tạo được sự khácbiệt và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của minh

Van hóa doanh nghiệp là một khái niệm được ghép từ hai thuật ngữ đơn lẻ là

VĂN HÓA và DOANH NGHIỆP; là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu định

nghĩa với nhiêu cách tiêp cận khác nhau:

15

Trang 20

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2006): “Van Văn hóa doanh nghiệp

là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, nhữngthái độ ứng xử và lễ nghỉ mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đãbiết ” [19]

Theo Edgar Schein (2010) — nhà nghiên cứu t6 chức và văn hóa nồi tiếng củaHoa Kỳ định nghĩa: “Van hóa doanh nghiệp là tổng hop các quan niệm chung màcác thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các van dé nội bộ

và xử lý các van dé với môi trường xung quanh ” [13]

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu (2009): “Van hóa doanh nghiệp là một hệ

thong các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chiphối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh

doanh riêng cua doanh nghiệp ” [7].

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân: “Van hoá doanh nghiệp bao gồm một hệthong những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tu

duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng thong nhất và có ảnh hưởng ở phạm

vi rong đến cách thức và hành động cua từng thành viên ” [12, Tr.4]

Theo TS Đỗ Minh Cương — Trường Đại học Thương mại Ha Nội: “Văn hóa

doanh nghiệp (văn hóa công ty) là một dạng của văn hóa tổ chức bao gom nhữnggiá trị, những nhân to văn hóa mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất,

kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí vàhành vi của tat cả các thành viên của nó” [1, Tr.20]

Dựa trên những định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đã được công bố; cùngcách hiểu về hai khái niệm Văn hóa và Doanh nghiệp đã được giải thích ở trên, cóthể hiểu một cách tổng quát: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là một tập hợp các giá

trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh; trong

mối quan hệ với môi trường, xã hội và tự nhiên của mình; chi phối hoạt động của

moi thành viên và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp

Trong luận văn của mình, tác giả chọn hướng tiếp cận theo định nghĩaVHDN PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân Tập hợp các giá trị này có thé là niềm tin,

quan niệm, quy tac, hành vi va thái độ, chuân mực đã ăn sâu, bám rê vào hoạt động

16

Trang 21

của doanh nghiệp; định hướng tư duy và hành động của doanh nghiệp; chi phối đếntình cảm, nếp suy nghĩ, niềm tin, lý tưởng, hành vi của mọi thành viên của doanh

nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu chung Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò

quan trọng trong việc hình thành môi trường làm việc; là một trong những yếu tốgắn kết lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, hướng hành vi cá nhân vào việc thực hiệntốt nhất mục tiêu và sự kỳ vọng chung của doanh nghiệp

Có thể hiểu, văn hóa doanh nghiệp không phải là một khái niệm trừu tượng,

mà nó là một thực thé cụ thé, được thé hiện thông qua các quy tắc, chính sách và

các hoạt động hàng ngày của tổ chức Văn hóa doanh nghiệp có thé được xem là

một phương pháp quản trị được xây dựng và thực thi bởi tất cả các thành viên trong

doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng dé tạo lập lợi thế cạnh tranh bằng thương

hiệu khi hoạt động trong nên kinh tế thị trường

1.1.2 Các yếu tô cau thành văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện của Văn hóa doanh nghiệp có thé được thể hiện qua các yếu tố cauthành Văn hóa doanh nghiệp Theo Edger Schein (2010), các yếu tố cấu thànhVHDN có thé được cau trúc thành 3 lớp giá trị văn hoá, bao gồm: lớp VHDN hữuhình, lớp VHDN được tuyên bố và lớp VHDN mang tính quan niệm Các lớp vănhoá này được sắp xếp theo trình tự mức độ cảm nhận được của các giá trị VHDN.Đây được xem là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nềnvăn hoá, giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành

của nền văn hoá đó

1.1.2.1 Các yếu to hữu hìnhCác giá trị văn hoá hữu hình là những biểu trưng thé hiện nội dung VHDN;

là những giá trị văn hoá dé quan sát, dé nhìn, dé thấy, cảm nhận được khi tiếp xúcvới doanh nghiệp Đây là những biéu hiện bên ngoài của hệ thong VHDN; mang lạimột hình ảnh riêng biệt, đặc trưng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối

tác; được thể hiện thông qua những yếu to:

- Kiến trúc, nội that, bài trí: Những dau hiệu đặc trưng kiến trúc của một tổ

chức gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở Đây được xem là yếu tốthể hiện được bộ mặt của doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp cũng như phương tiện

17

Trang 22

thê hiện phong cách đặc trưng của doanh nghiệp Thẻ hiện qua hình khối của kiếntrúc, quy mô về không gian, thiết kế, bài trí các phòng làm việc, bố trí nội thất trong

phòng, màu sắc chủ đạo Tất cả đều được chú trọng dé bày trí sao cho phù hợp

với điều kiện, hình ảnh doanh nghiệp mong muốn hướng tới

- Biểu tượng (logo): Biéu tượng có thé là hình anh, ký tự, ký hiệu hay bat

cứ cái gì biểu trưng cho một ý tưởng, một đối tượng hay một quá trình tạo được sự

chú ý và mang tính trường tồn Có thê hiểu, biểu tượng là chính là biéu trưng nhữnggiá trị, những ý nghĩa tiềm ân bên trong của doanh nghiệp thông qua các biểu tượngvật chất cụ thé, hữu hình

Logo là một tác phẩm sáng tạo dé thé hiện hình tượng về một tô chức, doanhnghiệp bằng những hình ảnh, kí hiệu, màu sắc hay kí tự đặc biệt, nhằm truyền đạtmột thông điệp, ý nghĩa nhất định Logo vừa là cách doanh nghiệp giới thiệu vềdoanh nghiệp mình; vừa là biểu tượng để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp đó

Xây dựng logo của thương hiệu không chỉ có ý nghĩa quảng cáo văn hoá đặc thù

của doanh nghiệp mà còn thé hiện ý nghĩa văn hoá đó muốn truyền đạt Thêm vào

đó, logo của thương hiệu phải có khả năng thích nghỉ trong các nền văn hoá hay

ngôn ngữ khác nhau.

- Khẩu hiệu (slogan): Khâu hiệu hay solgan của doanh nghiệp thường là

một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ nhưng thể hiện một

cách cô đọng nhất triết lý hoạt động, tinh thần kinh doanh của một doanh nghiệp.Khẩu hiệu là một hình thực gây ấn tượng và được trích dẫn không chỉ bởi nhân viên

mà còn bởi khách hàng và nhiều người khác Có thé nói, khẩu hiệu được xem nhưkim chỉ nam để định hướng và nhắc nhở hành vi của các thành viên trong doanh

nghiệp cũng như thu hút khách hàng.

- Nohi thức, nghỉ lễ, lễ kỷ niệm, các sự kiện sinh hoạt văn hóa chung: Đây

là các hoạt động được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng, các hoạt động, sự kiệnvăn hóa — xã hội chính thức, trang trọng và tình cảm được thé hiện định ky hay batthường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanh nghiệp và thường được tổ chức vì

lợi ích của những thành viên tham gia.

18

Trang 23

Có 4 loại nghi thức, nghi lễ cơ bản là: chuyển giao (lễ khai mạc, lễ ra mắi,

giới thiệu thành viên mới ); củng cô (khen thưởng); nhắc nhở (sinh hoạt văn hoá,

chuyên mon ), liên kết (lễ hội, liên hoan )

LỄ kỷ niệm là hoạt động được tô chức nhăm tôn vinh doanh nghiệp, gợi nhớlại những giá tri truyền thống và tạo niềm tự hào cho tất cả các thành viên trong tôchức Đó có thé là ngày thành lập công ty, ngày truyền thống, ngày sinh nhật của

doanh nghiệp.

Các sự kiện sinh hoạt văn hoá điển hình như các chương trình ca nhạc, théthao, các cuộc thi trong các dip đặc biệt, du lịch là hoạt động không thể thiếutrong đời sống văn hoá Những sự kiện này được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho cácthành viên rèn luyện, nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời sống văn hoá tinh than,tăng sự giao lưu, chia sẻ, đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong

doanh nghiệp.

- Đồng phục: Đồng phục là một trong những giá trị văn hoá dé nhìn thấy và

dễ nhận biết Đồng phục thể hiện nét đẹp đặc trưng của doanh nghiệp thông qua

màu sắc thương hiệu, thiết kế tôn vinh vẻ đẹp và triết lý doanh nghiệp cũng như sựvăn minh, hiện đại mà trang phục đó đem lại Đồng thời góp phần tạo nên sự đoànkết, gan bó, hoà đồng giữa các thành viên Đồng phục cũng là biểu tượng thé hiệnniềm tự hào, đồng lòng của nhân viên về doanh nghiệp; mang lại sự khác biệt giữa

doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa VHDN này với VHDN khác Những

công ty lớn, số lượng nhân viên đông sẽ không thê biết hết nhau; nhưng thông quatrang phục họ có thé dé dàng nhận ra đồng nghiệp

- Câu chuyện, giai thoại: Những câu chuyện thường được thêu dệt từ các sự

kiện có thực của tổ chức về nỗ lực, cố gắng, sự vượt khó, bứt phá của người sánglập ra doanh nghiệp; những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại củanhững tam gương dién hình trong doanh nghiệp hoặc trong thực tiễn chứa đựngnhững giá trị, triết lí mà doanh nghiệp theo đuổi là những ví dụ điển hình, dé hiểu

cho VHDN.

Những câu chuyện đó được lan truyền qua nhiều thế hệ khác nhau, qua nhiều

tổ chức khác nhau, gắn kết hiện tại với quá khứ để giải thích, minh chứng cho sựđúng dan, chính đáng của những giá trị, chuẩn mực mà doanh nghiệp theo đuổi

19

Trang 24

Những câu chuyện, giai thoại, bài học này sẽ được nhân viên ghi nhớ, có tác dụng

duy trì niềm tin, sức sống cho các giá trị ban đầu của doanh nghiệp; đồng thời, giúpdoanh nghiệp thống nhất về nhận thức dé định hướng, dẫn dắt cho hành vi của nhân

viên trong tương lai.

- Ấn phẩm điển hình: An phâm điền hình là một số những tư liệu chính thức

giúp chủ thể doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng và các bên liên quan hiểu rõ hơn

về văn hoá doanh nghiệp và cấu trúc văn hoá doanh nghiệp Các ấn phẩm có thé làbản tuyên bố sứ mệnh, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp,báo cáo thường niên , ấn

phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp,

các tài liệu khác

Với những đối tượng bên ngoài, đây cơ sở dé đánh giá tính kha thi và hiệu

lực của văn hoá doanh nghiệp Đối với những đối tượng bên trong doanh nghiệp,đây là cơ sở dé nhận biết và thực thi văn hoá doanh nghiệp Các tài liệu này có thégiúp làm rõ mục tiêu, phương châm hành động, niềm tin và giá trị cốt lõi, triết lý

quản lý, thái độ đối với lao động, doanh nghiệp, khách hàng, đối tác và xã hội

Ngoài ra, chúng còn giúp những người nghiên cứu, so sánh, đối chiếu sự đồng nhất

giữa những biện pháp được áp dụng với những triết lý được doanh nghiệp tôn trọng

Có thé nhận định rằng, các yếu tố cấu thành VHDN ở lớp văn hoá hữu hìnhđược xem là lớp văn hoá dễ nhận biết nhất, dé cảm nhận nhất ngay từ lần đầu tiên

tiếp xúc; đặc biệt là với những yếu tố vật chất như kiến trúc, bài trí, đồng phục Cácyếu tố lớp văn hoá này bi chi phối mạnh mẽ bởi tính chất ngành nghề kinh doanh

của doanh nghiệp cũng như quan niệm của lãnh đạo Tuy nhiên, các yếu tô văn hoánày dễ thay đổi và hạn chế trong việc thể hiện những giá trị cốt lõi thực sự bên

trong của VHDN.

1.1.2.2 Các yếu tô văn hóa được tuyên bố, công bố

Những giá trị được tuyên bố được thê hiện ở sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinhdoanh, nguyên tắc ứng xử của doanh nghiệp Những giá trị này được doanh nghiệp

nhận biết và diễn đạt một cách minh bạch, chính xác, là kim chỉ nam cho hoạt độngcủa toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi

đê mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng.

20

Trang 25

- $ứ mệnh: là bản tuyên bồ rõ ràng về lý do tồn tại của doanh nghiệp; những

điều doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng, cho xã hội Sứ mệnh thê hiện mục đích

cao cả của doanh nghiệp, vượt trên cả mục đích kiếm lời Dựa vào sứ mệnh củadoanh nghiệp đã được tuyên bố, các thành viên sẽ dé dàng đưa ra quyết định phảilàm gì, làm như thế nào để cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và đối phó với môi

trường cạnh tranh nhiều thách thức.

- Tâm nhìn: là xác định vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trongtương lai Tầm nhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp trong tương lai

với giới hạn về thời gian tương đối dài; đòi hỏi sự chung sức, nỗ lực của mọi thành

viên trong doanh nghiệp dé đạt được viễn cảnh đó

- Giá trị cot lõi: là những nguyên tắc, nguyên lý cốt lõi và bền vững của tổ

chức Có những nguyên tắc không phụ thuộc vào thời gian Giá trị cốt lõi được xác

định qua quá trình lọc dựa trên sự chân thực và khả năng nhận diện giá tri nào là

trung tâm và bền vững sau sự kiểm định của thời gian Những giá trị này sẽ định

hướng cho hành động và quyết định của mỗi thành viên, đóng vai trò quan trọng

trong việc xác định mục tiêu, phương pháp và định hướng phát triển trong tương lai

- Triết lý kinh doanh: là một bộ tôn chỉ, những ý tưởng hướng dẫn hoạt

động kinh doanh của một doanh nghiệp Nó thường bao gồm các giá trị cơ bản về

sứ mệnh, phương châm hoạt động, cách ứng xử và giao tiếp trong nội bộ công ty

cũng như với bên ngoài Triết lý kinh doanh là cách thé hiện quan điểm riêng củadoanh nghiệp, được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo của tô chức đó Triết lý kinh

doanh được xem là biểu hiện của VHDN bởi nó thé hiện cách thức hoạt động củadoanh nghiệp, thể hiện ước mơ, hoài bão của doanh nghiệp; có vai trò định hướng

và dan dat tư tưởng, hành vi của nhân viên; được duy trì, bổ sung trong quá trìnhhình thành và phát triển của doanh nghiệp

- Nguyên tắc, quy tắc ứng xử: là các nguyên tắc ứng xử (phong cách làmviệc, giao tiếp, ứng xử, quan hệ nội bộ, truyền dat thông tin, ) quy định chuân mực

hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp Các nguyên tắc, quy tắc có tác dụnghướng dẫn, điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của các thành viên cũng như

kiến tạo, đánh giá, điều tiết các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Những

21

Trang 26

quy tắc này được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường làm việc chuyên nghiệp,đồng thời củng cô giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Những giá trị được tuyên bố có thé được nhận biết và diễn đạt chúng mộtcách rõ ràng, chính xác Các giá trị được tuyên bố thường được thé hiện trong các

văn ban cụ thé Chúng góp phần thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành

viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản trong quá

trình làm việc cũng như rèn luyện cách ứng xử cho thành viên mới trong môi trường cạnh tranh.

1.1.2.3 Các yếu tố văn hóa là quan niệm chung

Những quan niệm chung về nhận thức, ý thức; thường được thé hiện trongniềm tin, thái độ, lý tưởng được hình thành và ton tại trong thời gian dai, ăn sâu vàotâm trí của các thành viên và trở thành điều mặc nhiên được công nhận trong doanh

nghiệp (có tính vô thức).

- Niém tin: là khái niệm mang tính trừu tượng thể hiện những quan niệm,nhận thức mà doanh nghiệp cho rang thé nào là đúng, là sai, thé nao là phù hợp haychưa phù hợp Niềm tin thường được hình thành một cách có ý thức, được xét đoán

rõ ràng; nó được bắt nguồn từ những nhà lãnh đạo và dần chuyên hoá thành niềmtin của tập thê thông qua quá trình nhận thức Những nhận thức ở cấp độ niềm tin sẽ

giúp con người luôn có xu hướng hành động một cách chủ động, tự nguyện.

-_ Thái độ: là sự kết hợp giữa niềm tin và tiêu chuẩn đạo đức thông qua cảmxúc và cách suy nghĩ, thái độ phản ánh thói quen theo tư duy, kinh nghiệm để phảnánh mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng Thái độ được

hình thành theo thời gian dựa trên những đánh giá và những khuôn mẫu điền hình;

có ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động Thái độ của con người được

hình thành từ ba nhóm yếu tố: sự hiểu biết, cảm xúc và hành động dự kiến Trong

doanh nghiệp, thái độ sẽ quyết định hành vi của nhân viên, quyết định những gì họ

sẽ làm trong công việc Tat cả những yếu tô này đều bị chi phối bởi VHDN

- Lý tưởng: là những giá trị cao cả, những nguyên tắc căn bản, sâu sắc mangtính định hướng cho mục tiêu của cá nhân hay tô chức Lý tưởng là động lực giúp

con người chuyền hoá hành vi từ sự tự giác, nhiệt tình thành sự công hiến, hy sinh

22

Trang 27

cho doanh nghiệp Ở khía cạnh doanh nghiệp, lý tưởng là sự chuyển hóa những giátrị, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thành những ý nghĩa, giá trị cao cả, cănbản, sâu sắc Vì vậy, trong VHDN, lý tưởng chính là việc vận dụng lý thuyết vàothực tiễn, là nền móng vững chắc cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Những yếu tố về quan niệm chung trong VHDN cần trải qua quá trình hoạt

động lâu dài; trải qua việc bắt gặp và xử lý các tình huống thực tiễn; trải qua quátrình tích luỹ kinh nghiệm từ những thành công và thất bại Vì vậy, khi đã hìnhthành những quan niệm chung sẽ rất khó thay đổi Một khi các quan niệm chung đã

được hình thành trong doanh nghiệp, các thành viên trong doanh nghiệp sẽ cùng

nhau chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đó, va họ rất khó chấp nhận

những hành vi di ngược lại với những quan niệm chung.

1.1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình không

chỉ cách làm việc của nhân viên, mà còn cả quan điểm và hành động của doanhnghiệp đối với khách hàng, cộng đồng và môi trường Theo báo cáo của Deloitte,hơn 90% nhà quản lý và 88% đội ngũ nhân viên déu đồng tinh rằng yếu to văn hóa

chính là một trong những chìa khóa quan trọng nhất dé dẫn tới thành công của một

doanh nghiệp [12].

Vai trò của VHDN được phát huy rõ rệt nhất khi nó giúp tổ chức thích ứngvới những thay đổi từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài Điều này được thê hiện ởmột s6 vai trò sau:

1.1.3.1 Đối với môi trường bên trong doanh nghiệpThứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là công cụ để triển khai chiến lượcBat kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển cũng cần phải xây dựng bản chiến

lược hoạt động và định hướng kinh doanh cần thực hiện Kết quả đạt được của mục

tiêu kế hoạch phụ thuộc vào cách thức triển khai và thực hiện hiệu quả của chiến

lược sản xuất kinh doanh đã được xây dựng

Dé triển khai thực hiện đòi hỏi tat cả mọi thành viên trong tổ chức đều phảicùng nhau thực hiện Tuy nhiên, mỗi người tham gia vào tô chức với chức năng,

nhiệm vụ khác nhau và sở hữu những năng lực, kinh nghiệm, hành động không

23

Trang 28

giống nhau Ho là những mắt xích khác nhau một dây chuyền sản xuất Và dé dâychuyền hoạt động hiệu quả thì các mắt xích này phải có sự phối hợp và thống nhất

dé doanh nghiệp điều hành, quản lý con người di đúng giá trị của tô chức; là cơ sở

để các thành viên tham chiếu và tuân thủ, đem lại sự thống nhất trong hành động,

góp phần giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra

Nhờ VHDN, nhà quản lý có thể dễ dàng và nhanh chóng triển khai chiến

lược, kế hoạch và công việc Trong giai đoạn này, công việc quản lý chủ yếu đượcthực hiện thông qua quản lý băng văn hóa - tập trung vào vai trò tự quản của từng

cá nhân, khuyến khích tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân và

thành viên tổ chức, nhằm kích thích sự tiềm ân và tập trung sức mạnh từ mỗi thành

viên va tao ra sức mạnh tập thể

Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực cho

nhân viên; khích lệ quá trình đối mới, sáng tạo cho doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bảnchất công việc mình làm, giúp nhân viên hiểu được giá trị của bản thân có phù hợp

với giá trị của công việc, của tô chức hay không Khi nhân viên cảm thấy bản thân

phù hợp với môi trường làm việc và giá trị của tổ chức, họ sẽ cảm thấy tự hao vềcông việc mình làm, giúp tăng cảm hứng làm việc, giúp họ làm việc tốt hơn và hiệu

quả hơn.

Bản chất của VHDN là khích lệ, tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng

tạo của đội ngũ, tạo ra nhiều lợi nhuận cho tổ chức Với một văn hóa doanh nghiệp

tích cực, khuyến khích sự đổi mới, nhân viên sẽ có động lực dé đưa ra các ý tưởngmới và đột phá, phát huy khả năng sáng tạo để nâng cao chất lượng cũng như hiệusuất công việc Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực; giúp họ tự ý thức trau dồi thêm kiến

24

Trang 29

thức để kịp thích ứng với sự phát triển của xã hội nói chung và của doanh nghiệpnói riêng Đây chính là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của doanh nghiệp.

Thứ ba, tạo sự thông nhất và đoàn kết cho doanh nghiệpVHDN là chất kết nối các thành viên của doanh nghiệp Nó giúp các thànhviên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và ra quyết định Khi cónhững xung đột, bất đồng quan điểm trong tổ chức, VHDN sẽ như một hệ thamchiếu dé các cá nhân dựa vào các quy tắc, quy chuẩn đã được ban hành dé địnhhướng hành động Nói cách khác, VHDN đóng vai trò then chốt trong việc giải

quyết tận gốc rễ van đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thé, giúp các thành

viên trong tổ chức giải quyết mọi xung đột, hướng đến mục tiêu chung và làm việc

cùng nhau đề đạt được thành công

Mặt khác, khi làm việc trong một môi trường văn hóa tốt, các thành viên sẽchia sẻ các giá trị và lợi ích chung, và điều này tạo điều kiện cho họ hợp tác một cáchđoàn kết, nhất trí và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc Khi mâu thuẫn xảy ra, họ có thê

dễ dàng giải quyết vấn đề theo cách phù hợp và ôn hòa nhất Khi giảm được xung

đột, tỉnh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian,nguồn lực cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung và đem lại hiệu quả tốt hơn

1.1.3.2 Đối với môi trường bên ngoài doanh nghiệpThứ nhất, VHDN góp phần tăng nhận diện hình ảnh thương hiệu, tạo nên

bản sắc riêng cho doanh nghiệp

VHDN đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu

chính mình trong tâm trí nhân viên, khách hàng và đối tác Doanh nghiệp được đánhgiá là giàu văn hóa hay nghèo văn hóa phụ thuộc một phần không hé nhỏ vào cách

họ truyền đạt điều đó qua bộ nhận diện thương hiệu Điều này được thể hiện rõ nhất

qua các yếu tố trực quan cầu thành VHDN như: kiến trúc, bài trí nơi làm việc, logo,dong phục Đây được xem là công cụ đại diện cho thương hiệu Những yếu tố nàyđược thiết kế riêng, tạo nên màu sắc nhận diện riêng biệt cho từng doanh nghiệp;

khiến các doanh nghiệp không bị hòa trộn với màu sắc của các thương hiệu khác.Chúng được sử dụng để tạo ấn tượng cũng như ghi nhớ thương hiệu của doanh

nghiệp trong tâm trí mọi người.

25

Trang 30

Bên cạnh đó, VHDN còn được cấu thành từ những yếu tố phi trực quan như:

sứ mệnh, triết lý, thói quen, đào tạo, cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng Những yếu tố này thé hiện niềm tin, nguyên tắc, chuẩn mực do mỗi doanh nghiệplựa chọn và sáng tạo ra để phù hợp với sứ mệnh đặc trưng mà doanh nghiệp theođuôi; chỉ phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp này khác

biệt với doanh nghiệp khác Dù hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một ngành nghề

nhưng những giá trị cốt lõi của từng doanh nghiệp sẽ tạo nên sắc thái riêng chodoanh nghiệp Những giá trị văn hóa thể hiện trong ứng xử, giao tiếp hằng ngày sẽ

quyết định tinh thần, thái độ của người lao động, mối quan hệ của nhân viên và chất

lượng công việc tạo ra; từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của doanhnghiệp trong mắt nhân viên, khách hàng và đối tác

Thứ hai, VHDN góp phân đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp được hình thành dựa trên những trải nghiệm và

cảm nhận của khách hàng với công ty với sản phẩm và mỗi nhân viên ma họ gặp

gỡ Mục tiêu chiến lược của mọi thương hiệu là thu hút và duy trì khách hàng mới

Trong việc đạt được mục tiêu này, VHDN đóng vai trò quan trọng là yếu tố nềntảng trong việc xây dựng một thương hiệu bền vững

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đến từ nhiều yếu tố Trong đó, yếu tôcon người là quan trọng và bền vững nhất VHDN tác động trực tiếp đến con người,đến tư duy, nhận thức, hành vi của con người, chi phối cách thức hành động, cáchthức cư xử, giao tiếp và thực hiện công việc của nhân viên, chi phối cách thức quantrị và phối hợp nguồn lực của doanh nghiệp Kết quả của tác động này là doanh

nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, phù hợp hơn với thị trường, tạo

môi trường làm việc gần gũi, thân thiện Những giá tri cốt lõi được xây dựngtrong VHDN sẽ giúp định hướng các hoạt động, tạo ra hình ảnh đồng nhất chodoanh nghiệp, cải thiện năng suất làm việc, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các

hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển hình anh tốt trong cộng

đồng, thu hút khách hàng, đối tác và nhà đầu tư Từ đó, tăng cường độ tin cậy và tạo

ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

26

Trang 31

Thứ ba, VHDN giúp thu hút người tài, tăng sự gắn bó của người lao động

VHDN phát triển mạnh sẽ góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp Sự thành công này đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhân tài,tăng cường lòng trung thành, gắn bó của người lao động Người lao động đi làmkhông chỉ bởi thu nhập mà còn bị thu hút bởi môi trường, các mối quan hệ trongcông việc cũng như những giá trị, niềm tin và khát vọng doanh nghiệp đó tạo ra.VHDN góp phần tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hấp dẫn, tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của nhân viên và đảm bảo rằng các nhân viên được daotạo và có cơ hội thăng tiễn tốt nhất

VHDN phù hợp sẽ giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý

nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp, khiến nhân viên hài lòngvới môi trường làm việc, tăng cường tính gắn kết trong nội bộ công ty, đây mạnhtâm huyết và năng suất lao động, giúp nhân viên cống hiến hết minh va gan bó lâudài với công ty hơn Một doanh nghiệp không thể giữ chân nhân viên thì cũngkhông thê giữ chân khách hàng Vì vậy, xây dựng thành công VHDN sẽ giúp ngườitài tìm đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ chân người tài cũng như tăngcường sự cam kết, trung thành của người lao động

Có thé nhận thay rằng: VHDN có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng

môi trường làm việc văn minh, sáng tạo, tạo ra năng lượng tích cực đến môi trườngxung quanh để cốt lõi là tập trung phát triển nhân tố chủ lực là “con người” Bởi,yếu tố căn bản của VHDN chính là về con người Vì con người chính là những con

người trong doanh nghiệp đã tạo nên VHDN: người lãnh đạo đóng vai trò khởi

xướng, thành viên trong doanh nghiệp đóng vai trò hoàn thành.

Con người đã biến những giá trị được tuyên bố thành hiện thực; ngược lại,

những giá trị được tuyên bố làm cho công việc và nỗ lực của từng thành viêntrong doanh nghiệp trở nên ý nghĩa.Giá trị chính là chất keo gan kết con người

lại với nhau, tạo nên sự đồng điệu, thống nhất, là nhân tố tạo nên động lực hành

động cho con người, làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục

tiêu chung.

27

Trang 32

1.2 Tổng quan về văn phòng

1.2.1 Khái niệm về văn phòng

Bat kỳ cơ quan, tô chức, doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động cũng đềucần có sự tồn tại của văn phòng Văn phòng gắn liền với quá trình ra đời, tồn tại vàphát triển và là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức chủa các cơ quan,

doanh nghiệp, tô chức trong mọi lĩnh vực Trên cơ sở nhận thức về sự tồn tại tất yếu

khách quan của văn phòng, có thé xác định khái niệm “văn phỏng” theo cách hiểu

Theo nghĩa rộng: “Văn phòng là bộ máy giúp việc được lập ra dé thực hiện

chức năng giúp các cấp lãnh đạo trong việc tổ chức và điều hành hoạt động chung

trong cơ quan, tô chức và là trung tâm xử lý thông tin phục vu sự chỉ đạo, diéu

hành mọi mặt công tác của người lãnh dao” [11, Tr 26].

Theo nghĩa trên, “văn phòng” không chỉ là một địa điểm vật lý mà còn làmột bộ máy, một hệ thống tô chức được thành lập dé hỗ trợ và thực hiện các hoạtđộng của tổ chức Văn phòng trong nghĩa rộng bao gồm chức năng tham mưu, giúpviệc cho lãnh đạo, nơi sản xuất và quản lý thông tin, cung cấp đữ liệu và tư vấn cho

quyết định của cấp lãnh đạo Bên cạnh đó, còn đảm nhiệm vai trò tổng hợp, đảm

bảo rang thông tin và điều kiện làm việc thiết yêu đều được cung cấp cho mọi khíacạnh hoạt động của tổ chức

Trong cuốn Câm nang tô chức hành chính văn phòng, tác giả Hồ Ngọc Can(2003) đã tông kết một số cách hiểu về văn phòng như sau:

Văn phòng là một phòng làm việc cụ thé của lãnh đạo, vi dụ: Văn phòng

Giám đốc, Văn phòng nghị sỹ ; Văn phòng được hiểu là trụ sở làm việc của cơ

28

Trang 33

quan, đơn vị, là địa điểm mà mọi cán bộ, công chức hàng ngày đến đó đề thực thicông vụ; Văn phòng được hiểu là một loại hoạt động trong các cơ quan nhà nước,

trong các xí nghiệp; Văn phòng là nơi hoặc bộ phận có chức năng thu nhận, lưu trữ

các loại công văn giấy tờ trong cơ quan; Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợpcủa cơ quan, đơn vi;

Sau khi liệt kê các cách hiểu phổ biến nhất về văn phòng đến thời điểm đó,tác gia đã đưa ra định nghĩa tong quát như sau: “Văn phòng là bộ máy điều hànhtổng hợp của cơ quan, đơn vị, là nơi chăm lo mọi lĩnh vực hậu can, đảm bảo diéu

kiện vật chất cho các hoạt động của moi cơ quan, tổ chức ” [L1, Tr 22]

Tác giả Nguyễn Thành Độ trong giáo trình Quản trị văn phòng (2012) dựa

trên tính kế thừa các nghiên cứu và quan điểm của các học giả đi trước đã tổng kết

và nêu ra định nghĩa về văn phòng như sau: “Văn phòng là bộ máy diều hành tonghợp của cơ quan, don vị; là nơi thu thập, xử lý, cung cấp, truyền dat thông tin trợgiúp cho hoạt động quản lý; là nơi chăm lo dịch vụ hậu cân đảm bảo các điều kiện

vật chất cho hoạt động của cơ quan đơn vụ ”[2, Tr.9]

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, văn phòng được tác giả tiếp cận

theo định nghĩa văn phòng trong giáo trình Lý luận về Quản trị văn phòng (2021),

PGS.TS.Vũ Thi Phụng (chủ biên) như sau: “Van phỏng là bộ máy tham mưu, giúp

việc trực tiếp cho lãnh đạo, có chức năng đảm bảo thông tin, điều kiện làm việc;

giúp lãnh đạo tổ chức, thực thi và kiểm soát công việc thông qua hoạt động quan lýhành chính” [11, Tr.44]

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng

Với vai trò là bộ máy tham mưu, giúp việc cho hoạt động lãnh đạo của quản

lý, điều hành; văn phòng có ba chức năng chính sau: dam bảo thông tin; tham mưu;hậu can Từ những chức năng này, đây cũng chính là nhiệm vụ mà văn phòng cầnphải thực hiện, cụ thé như sau:

Chức năng dam bảo thông tin

Văn phòng có nhiệm vụ thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ được giao và cung cấp cho lãnh đạo hoặc các bộ phận khác trong hệ

thông Với chức năng này, văn phòng có trách nhiệm là đâu môi tiêp nhận nguôn

29

Trang 34

thông tin trực tiếp Thông qua quản lý và theo dõi những nguồn thông tin cơ bản thuthập được, văn phòng sẽ năm được tình hình chung của cơ quan cũng như nhữngyêu cầu của cấp trên gửi xuống Từ đó, bộ phận văn phòng có thể cung cấp thôngtin kịp thời, đầy đủ cho lãnh đạo và các bộ phận khác trong bộ máy văn phòng.

Chức năng tham mưu

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin, văn phòng cần phát hiện vấn đề và

đề xuất với lãnh đạo các phương án, cách thức giải quyết Chức năng này thể hiện ởchỗ: văn phòng tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của cơ quan

theo định kỳ; đồng thời, đề xuất với lãnh đạo những vấn đề đặt ra cũng như thời hạn

và yêu cầu cần giải quyết Dựa trên ý kiến tham mưu từ văn phòng, lãnh đạo sẽ đưa

ra quyết định về việc tập trung và ưu tiên giải quyết các vấn đề cụ thể, cũng như phân

công nhiệm vụ liên quan đến giải quyết vấn đề cho các bộ phận tương ứng Có thểthấy, chức năng tham mưu của văn phòng có phạm vi rộng vì liên quan đến nhiều van

dé, nhiều lĩnh vực và là kết quả của việc tông hợp từ nhiều nguồn thông tin

Chức năng hậu can (chức năng giúp việc)Sau khi lãnh đạo ban hành quyết định quản lý, các bộ phận trong bộ máy vănphòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dé triển khai thực hiện, đồng thời, t6 chứcphổ biến, hướng dẫn va phân công cho các đơn vị, cá nhân thực hiện các quyết định

đó Ở chức năng này, bộ phận văn phòng có nhiệm vụ giúp lãnh đạo đảm bảo điềukiện, phương tiện làm việc; duy trì hệ thống thông tin, liên lạc; kiểm soát thủ tụchành chính; thực hiện các nghỉ thức lễ tân trong quan hệ đối nội, đối ngoại của cơquan và một số nhiệm vụ khác (tùy theo từng cơ quan, doanh nghiệp) Nhiệm vụvăn phòng trong chức năng này thé hiện ở chỗ:

Văn phòng sẽ bố trí, thiết kế, tổ chức nơi làm việc cho lãnh đạo và các phòng

ban của tổ chức; mua sam, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị; Văn phòng duy

trì hệ thong thống thông tin liên lạc bằng cách thiết lập hệ thống thông tin nội bộ,

thông tin liên lạc với các cơ quan, tổ chức, đối tác, khách hang; Văn phòng thường

xuyên rà soát các thủ tục hành chính chung của cơ quan để bãi bỏ những thủ tụckhông còn phù hợp và đề xuất các thủ tục mới để lãnh đạo ban hành; phố biến thủ

tục hành chính cho các đôi tượng liên quan; kiêm tra và báo cáo việc thực hiện các

30

Trang 35

thủ tục với lãnh đạo dé có biện pháp xử lý kip thời; Văn phòng thực hiện các côngtác lễ tân, khánh tiết thông qua việc giúp lãnh đạo xây dựng va tô chức thực hiện,kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nghi thức lễ tân trong đón tiếp khách, trong

hội họp và trong các sự kiện quan trọng.

Cả ba chức năng trên: Sau khi hoàn thành công việc, các bộ phần trong bộ

máy văn phòng có nhiệm vụ tổng hợp, đánh giá kết quả và báo cáo cho lãnh đạo,

đồng thời tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp tiếp theo

1.3 Trách nhiệm của văn phòng trong xây dựng và tô chức thực hiện VHDN

1.3.1 Xây dựng VHDN

Xây dựng VHDN là quá trình định hình các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp

muốn Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thé dé các giá trị đó được tồn tại, hình thành

và phát triển Việc xây dựng VHDN chủ yếu là thiết lập các giá trị, quy tắc, nguyêntắc, đạo đức nghề nghiệp và các quy trình làm việc Việc này không thể đong đếmngày một ngày hai, cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc dé tạo ra một môi

trường làm việc đặc trưng và định hình cách mọi người hành động, tương tác và làm việc với nhau trong doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng để tạo nên một tập hợp các

nguyên tắc hướng dẫn hành vi của nhân viên; tạo ra một nền tảng chung cho cáchlàm việc và quản lý trong tổ chức VHDN cần đồng bộ và tong thé trên nhiều khía

cạnh của doanh nghiệp; tránh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách manh

mún, rời rạc.

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP thực chất:

Về nội dung: là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giátrị, triết lý hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách làm

việc của doanh nghiệp; đảm bảo các thành viên trong doanh nghiệp đó phải tuân thủ

một cách nghiêm túc Nghĩa là, xây dựng VHDN là định hình những giá trị màdoanh nghiệp mong muốn đạt được và chuyên hoá hệ thống các giá trị, triết lý thành

hành động thực tiễn hàng ngày tới toàn thé nhân viên trong doanh nghiệp

Về hình thức: là thiết kế và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đưa hệ thống

các giá trị và phương pháp hành động vào nhận thức và phát triển thành hành vi,

31

Trang 36

cach cu xử của các thành viên trong doanh nghiệp Các giải pháp này được thé hiệnthông qua các văn bản quản lý của doanh nghiệp như: điểu lệ; thỏa ước; nội quy;quy chế; quy định; Mỗi văn bản của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa khác nhau nhưngtổng thé sẽ hợp thành một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh Những văn bản nội

bộ này là cơ sở để nhân viên doanh nghiệp tham chiếu và tuân thủ theo

1.3.2 Tổ chức thực hiện VHDN

Nếu xây dựng VHDN là xác định các giá trị doanh nghiệp muốn có thì tổchức thực hiện VHDN là quá trình đưa các giá trị ấy vào hoạt động thực tế của

doanh nghiệp, đảm bảo các gia tri được thực hiện và duy trì trong môi trường làm

việc hàng ngày Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp bao gồm việc áp dụng cácquy trình, chính sách và quy định để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của doanhnghiệp đều tuân thủ theo văn hóa doanh nghiệp đã được thiết lập

Moi quan hệ giữa xây dựng và tổ chức thực hiện VHDN

Có thể thấy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tổ chức thực hiện vănhóa doanh nghiệp là một quá trình liên kết chặt chẽ và gắn liền với nhau Đây là

một quá trình diễn ra liên tục và không ngừng nghỉ, nó được xây dựng và phát triển

thông qua sự hợp tác giữa các cấp quản lý, nhân viên và các bên liên quan khác

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình tạo ra những giá tri, tư duy va

hành vi chung mà công ty mong muốn trong tổ chức Trong khi đó, tổ chức thựchiện văn hóa doanh nghiệp là quá trình thé hiện và áp dụng những giá trị và tư duy

đó vào hoạt động hàng ngày của công ty.

Mục tiêu của việc xây dựng và tô chức thực hiện VHDN là tạo ra một môitrường làm việc tích cực, động viên và khuyến khích các nhân viên công hiến cho

sự phát triển của tổ chức; nâng cao hiệu quả, đóng góp vào việc phát triển và tăngcường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ viéc thiét lap muc tiéu, gia tri va

tầm nhìn rõ rang cho công ty Nó bao gồm việc định nghĩa các nguyên tắc, quy tắc vàhướng dẫn hành vi dé định hình và định hướng cho nhân viên Quá trình xây dựngvăn hóa doanh nghiệp cũng liên quan đến việc xác định những yếu tô văn hóa hiện có

và xác định các thay đôi cân thiệt đê đạt được mục tiêu văn hóa mong muôn.

32

Trang 37

Sau khi văn hóa doanh nghiệp được xác định (xây dựng), tô chức thực hiện

là quá trình đưa văn hóa vào thực tế và áp dụng trong hoạt động hàng ngày của công

ty Việc này đòi hoi sự cam kết và tham gia tích cực từ lãnh đạo va tất cả nhân viêntrong công ty đề thể hiện và tuân thủ văn hóa doanh nghiệp

Thực hiện văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết và đồng thuận của mọingười về giá trị và nguyên tắc của công ty đã đề ra Nó cũng bao gồm việc áp dụngvăn hóa doanh nghiệp vào quy trình làm việc hàng ngày, quyết định kinh doanh,giao tiếp và tương tác với đồng nghiệp và khách hàng Quá trình tô chức thực hiện

liên quan đến việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc khuyến khích nhân

viên áp dụng giá trị và nguyên tắc văn hóa, cung cấp hướng dẫn và đào tạo, và thiết

lập các hệ thống đo lường và đánh giá phù hợp

Mối quan hệ giữa xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp là một quytrình tương tác liên tục và tương hỗ Quá trình xây dựng tạo nền tảng và định hìnhvăn hóa doanh nghiệp, là cơ sở, hướng dẫn và mục tiêu cho tô chức thực hiện.Trong khi quá trình thực hiện đem lại sự sống động và ứng dụng văn hóa doanh

nghiệp vào thực tế, mang lại những phản hồi và kinh nghiệm thực tế dé điều chỉnh

và phát triển văn hóa doanh nghiệp Hai quá trình này phải tiếp tục phát triển đồng

thời, hỗ trợ nhau dé tạo ra một môi trường làm việc tích cực

Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp có thể được thành lập dưới nhiềuhình thức khác nhau, tùy thuộc vào kích thước, quy mô và mô hình tô chức của

doanh nghiệp.

1.3.3 Trách nhiệm của VP trong xây dựng và tổ chức thực hiện VHDN

Đề xây dựng VHDN, trên thực tế cần sự phối hợp, hợp tác của toàn thé thànhviên trong một doanh nghiệp Trong đó, văn phòng đóng vai trò không thê thiếu trongviệc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp Đây là nơi tập trung những

hoạt động quản lý, tham mưu và tổ chức mà VP thường tham gia vào quá trình địnhhình chiến lược tổng thể của tô chức Điều này bao gồm việc xác định str mệnh, tam

nhìn và mục tiêu dài hạn, cùng với giá tri và tôn chi cốt lõi; đồng thời, quản lý cácquy tắc và quy trình liên quan đến VHDN Văn phòng cũng là bộ phận tiếp cận trựctiếp lãnh đạo cũng như với các phòng ban, cá nhân trong doanh nghiệp

33

Trang 38

Nhờ đó, VP có khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về VHDN

cho toàn bộ tô chức, giúp nhân viên hiểu và thực hiện đúng VHDN, hỗ trợ tạo nên

bản sắc độc đáo của Doanh nghiệp thông qua VHDN Không chỉ là nơi làm việc, VPcòn là nơi giao tiếp đối nội và đối ngoại, nơi mà những giá trị, tầm nhìn và chiến lược

của tô chức được hình thành và truyền tải vi tri, chức năng nhiệm vụ cua văn phòng.

Chính những vai trò quan trọng này, văn phòng càng phải có trách nhiệm áp

dụng các biện pháp cụ thể trong xây dựng và tổ chức thực hiện VHDN với những

nội dung sau:

1.3.3.1 Trách nhiệm tổng hợp, đánh giá thực trạng VHDN đang tôn tạiTrên thực tế, văn phòng được xem là đầu mối nắm mọi thông tin của doanhnghiệp Từ việc khảo sát, lấy ý kiến các hoạt động của các phòng ban, nhìn nhậncác van dé đang tồn đọng, văn phòng sẽ hiéu được doanh nghiệp dang có gì và cầnphải làm gì Mục tiêu cuối cùng của tổng hợp công việc và đánh giá này là xác địnhnhững yếu tố cụ thể mà VHDN cần thay đổi, điều chỉnh những giá trị không còn

phù hợp với tình hình mới, hoặc là việc bổ sung những giá trị mới để đáp ứng các

giá tri mới.

Một trong những vai trò quan trọng của văn phòng là đại diện cho doanh

nghiệp; là trung tâm, đầu mối giao tiép của tổ chức trong quan hệ đối nội, đối ngoại.Các yếu tố cau thành hữu hình trong VHDN là kiến trúc nội thất - ngoại thất; logo;

khẩu hiệu, slogan, trang phục là những thứ dễ nhìn thay, cảm nhận thấy khi tiếp

xúc với doanh nghiệp Với chức năng hậu cần, đảm bảo điều kiện làm việc, cơ sởvật chất, phương tiện làm việc cho doanh nghiệp, văn phòng càng thể hiện là bộ mặtcủa doanh nghiệp; góp phan thực hiện tốt các biéu hiện trực quan cầu thành VHDN.Điều này được thể hiện như sau:

- _ Kiến trúc, diện mạo của văn phòng được xem là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng

với khách hàng Đề tạo nên được đặc trưng của VHDN riêng biệt, nôi bật,

văn phòng cần tập trung thiết kế, bố trí dựa trên những giá trị văn hóa màdoanh nghiệp hướng đến như màu sắc; khẩu hiệu, slogan sao cho phủ hợp vatoát lên được ý nghĩa gan với sứ mệnh, tầm nhìn, giá tri cốt lõi mà doanhnghiệp muốn gửi gắm Biểu tượng, logo được bồ trí cho phù hợp, dé lại ấntượng mạnh về nhận diện thương hiệu

34

Trang 39

- Van phòng là nơi diễn ra hoạt động giao dịch thường xuyên nên các quy

định, quy chế về ăn mặc, phong cách làm việc, thái độ ứng xử cũng nhưngôn ngữ giao tiếp của nhân viên phải được tuân thủ và kiểm soát chặt chẽ,

chin chu.

- _ Văn phòng được xem là bộ mặt của doanh nghiệp thé hiện qua các nhiệm vu

hàng ngày của văn phòng như: soạn thao văn bản, ban hành văn bản Văn

bản đo bộ phận văn phòng soạn thảo, phát hành ra cơ quan cần phải đúng vềmặt thé thức và nội dung; vì đây là những văn bản chính thống, có tính pháp

lý cao

Những giá trị như chính sách đãi ngộ; chính sách dao tạo và phát triển; danh

tiếng hay sự gắn bó với tổ chức cũng là những tiêu chí văn phòng có thé khảo sát dé

dựa trên về tinh thần của CBNV dé đánh giá về hiệu qua của VHDN Ngoài ra, vănphòng có thé tong hợp dựa trên những thông tin, khảo sát, ý kiến phản hồi của khách

hàng khi trực tiếp thực hiện dịch vụ dé có được đánh giá khách quan, tổng thé.

1.3.3.2 Trách nhiệm trong tham mưu chiến lược xây dựng và phát triểnVHDN cho lãnh đạo

Văn phòng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lãnh đạo trong quá trình

hướng dẫn việc triển khai thực hiện VHDN đến các bộ phận; là công cụ tối ưu đểxác định hiệu quả điều hành của lãnh đạo, giúp lãnh đạo có cái nhìn thực tế vềnhững ưu, nhược điểm trong quá trình phát triển VHDN tại tổ chức Từ đó, văn

phòng sẽ tham mưu cho lãnh đạo những chiến lược dé phát triển doanh nghiệp một

cách tối ưu nhất

Thông qua kết quả tông hợp và đánh giá thực trạng VHDN, văn phòng giúplãnh đạo có cái nhìn tổng thể; từ đó tham mưu cho lãnh đạo những van đề cần điềuchỉnh, thay đổi cho phù hợp, hạn chế tình trạng những giá tri xa rời thực tế Các vấn

dé cơ bản mang tính chiến lược văn phòng có thể tham mưu như: xdy dung chương

trình, kế hoạch hoạt động; tổ chức và quản lý hệ thong thông tin, hệ thong văn ban

và hồ sơ lưu trữ, quản lý tài sản và trang thiết bị văn phòng; tổ chức các cuộc hop,

sự kiện, các hoạt động lễ tân, khánh tiết; các giải pháp giảm thiểu và tiết kiệm chỉ

phí văn phòng

35

Trang 40

Đặc biệt, văn phòng được xem là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên nên văn

phòng càng phải có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo những chính sách liên quan

đến đời sống của CBNV; kịp thời đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết nhữngkhó khăn cho nhân viên; tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như tâm lý thoải mái đểnhân tập trung hết mình vào công việc chuyên môn Khi nhân viên tích cực, chủđộng làm việc sẽ thúc đây nâng suất và hiệu quả của công việc; từ đó tạo ra được

những giá trị văn hoá vô hình.

1.3.3.3 Trách nhiệm cụ thể hóa các giá trị VHDN thông qua kế hoạch chỉtiết dé thực hiện VHDN

Từ những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình phát triểnVHDN, thông qua những cuộc khảo sát, văn phòng đề xuất những chính sách cholãnh đạo trong lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa đến mỗi bộ phận, phòngban Những chính sách này sẽ được thể hiện thông qua các kế hoạch chỉ tiết dé tổchức thực hiện VHDN Những kế hoạch được văn phòng xây dựng này cũng chính

là những giải pháp, kế hoạch được áp dụng dé các giá tri VHDN được ton tại vatrién khai đến các phòng ban một cách đồng bộ, thống nhất

Muốn VHDN được hoạt động một cách hiệu quả, xuyên suốt rất cần sự chú

tâm của phòng ban chuyên trách chứ không thé tích hợp với các phòng ban chuyênmôn khác Chính vì vậy, văn phòng có thể đề xuất thiết lập một don vi phụ trách tổ

chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp riêng: phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng

vị trí công việc trong ban dé dam bảo mọi kế hoạch được diễn ra kip thời và đúngtiến độ Ban phụ trách có thé bao gồm đại diện cấp quản lý của từng phòng ban vàmột số trợ lý Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể ủy quyền phần lớn

quyền hạn cho các bộ phận nhân sự và truyền thông nội bộ.

1.3.3.4 Trách nhiệm tham mưu ban hành các quy định, quy chế phát triển

VHDN

Tuy theo quy mô và đặc thù của lãnh đạo, người đứng đầu doanh nghiệp, tô

chức cần ban hành quy định, quy chế, hướng dẫn về VHDN để làm căn cứ, cơ sở

cho CBNV thực hiện một cách thống nhất Việc xây dựng những văn bản quy định,

quy chế về VHDN giúp cho CBNV nhận thức được trách nhiệm của mình, tránh

tâm lý xem nhẹ.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:17