1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội

114 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngô Phương Lan

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngô Phương Lan

Chuyén nganh: Quan tri van phong

Mã số: 8340406 01

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI VĂN PHONG

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:TS Cam Anh Tuấn

HA NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ “Xây dung và Tổ chức thực hiện văn hóadoanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội” là công trình nghiên cứu của tôi.Trong công trình nghiên cứu này, tôi có tham khảo kết quả của nhiều công trình

nghiên cứu khác và đã có chú trích theo quy định Công trình này chưa từng được

công bồ trên bất cứ phương tiện nào.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung

nghiên cứu của đê tài này.

HỌC VIÊN

Ngô Phương Lan

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi có rất nhiều khó khăn trongviệc thu thập và nghiên cứu tài liệu Tuy nhiên tôi đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ nhiệt tình và được tạo điều kiện từ phía Tổng công ty Điện lực Hà Nội

cùng các Thầy cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng- trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Quan trọng nhất là có sựđộng viên khích lệ và tận tình của người Thầy hướng dẫn Luận văn — TS Cam AnhTuấn Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới quý công ty và phía nhà

trường đã giúp tôi hoàn thành Luận văn.

Với kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, do đó đề tài “Xây dựng và T:ổ

chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội” của

tôi không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đónggop của quý Thay cô giáo, các cơ quan và ban đọc dé luận văn của tôi được hoàn

thiện hơn và có cơ sở đề phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tôi xin chân thành cảm ơn].

HỌC VIÊN

Ngô Phương Lan

Trang 5

MỤC LỤC

LƠI CAM ĐOAN

Trang 6

Chương 2 THUC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TO CHỨC THUC HIỆN VAN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TONG CÔNG TY

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

CBCNV Cán bộ, công nhân viên

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNHANOI Tông công ty Điện lực Thành phố Hà Nội

VHDN Văn hóa doanh nghiệp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

êt quả đánh giá vê sứ mệnh, mục tiêu, chính sách

êt quả đánh giá vê nhân tô sự phân quyên, làm việc nhóm,

văn hóa tô chức

Bảng 2.45 ánh giá Biéu tượng/Logo EVNHANOI

Bảng 2.5 P ánh giá Câu khâu hiệu/Slogan EVNHANOI

Bảng 2.6) |Kết quả đánh giá về nhân tô sự đông thuận, hop tac trong văn hóa

tô chức tại Tông Công ty Điện lực thành phô Hà Nội

Bảng 2.7 Van hóa giao tiép ứng xử tai EVNHANOI

'Hình 1.1) Sơ đô các câp độ văn hóa doanh nghiệp

'Hình 1.2||Mô hình tảng băng văn hóa doanh nghiệp

Hinh 2.1/0 đô co câu bộ máy quan ly của Tông công ty điện lực

Thành phô Hà Nội

Hình 2.2,| iéu đô đánh giá Câu khẩu hiéu/Slogan EVNHANOI

Trang 10

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là một trong 5 Tổng Công ty phân

phối điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNHANOI xác định mục tiêu “Luôn

đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng ngày càng cao vàdịch vụ ngày càng hoàn hảo”, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và dang tiếp tụcnâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuân ISO 9001 + 2008, day mạnh

ứng dụng các tiền bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải cách hành chính

trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điệnđảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ôn định phục vụ các hoạt độngchính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địabàn toàn Thành phố Cùng với đó, Tổng công ty cũng không ngừng đổi mới, nângcao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trongvà ngoài nước, đây mạnh thực thi văn hoá doanh nghiệp và các hoạt động xã hội vì

lợi ích cộng đồng Đề có thé cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp cần phải xây dựng

và khăng định được giá trị thương hiệu riêng của mình mà ưu thế là, giá trị bắt nguồn

từ con người, công nghệ, giá trị sản phâm - dịch vụ và trên hết là từ nền tảng văn hóadoanh nghiệp đậm đà bản sắc riêng Thực tiễn đã chứng minh, trong bối cảnh hộinhập quốc tế, rất nhiều tập đoàn/ doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã thành công khibiết sử dụng bản sắc văn hóa riêng làm lợi thế cạnh tranh, làm vũ khí để đương đầu

và vượt lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa.

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp đã là yếu tố quan trọng trong các cơ quan, tôchức, doanh nghiép Đối với doanh nghiệp, văn hóa không chi góp phần duy trì 6nđịnh hoạt động mà còn giúp thúc đây tăng trưởng và phát triển của mỗi doanhnghiệp That vậy, văn hóa doanh nghiệp mạnh là yếu tô thu hút thêm nhiều đối tác,khách hàng, giúp gia tăng lợi nhuận, là một trong những yếu tô giữ chân các nhân

sự chất lượng cao Các doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững cần phải quantâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình thật tốt và hiệu quả.

Một trong những hạn chế trong xây dựng và phát triển văn hóa của một số

doanh nghiệp là còn mang tính hình thức, phong trào, ít phát huy tác dung như

mong đợi Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực tế này là do hoạt động tô

Trang 11

chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp ké từ khi xây dựng và định hình được các giátrị của nó còn chưa thực sự khoa học Điều này được cộng hưởng thêm những quanniệm và nhận thức chưa thực sự đầy đủ về vai trò, vị trí của văn hóa doanh nghiệptrong hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu về việc tô chức thực hiện văn hóadoanh nghiệp chính là con đường ngắn nhất giúp thực chất hóa văn hóa của các

doanh nghiệp.

Nhận thức được vấn đề này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quan tâm xây

dựng văn hóa doanh nghiệp của ngành nhằm nâng cao và khẳng định bản sắc củamình trong hoạt động kinh doanh một trong những mặt hàng rất đặc thù Tổng côngty Điện lực thành phố Hà Nội (viết tắt là EVNHANOI) thuộc Tập đoàn Điện lực ViệtNam (viết tắt là EVN), là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác xây dựng vàtổ chức văn hóa doanh nghiệp của EVN Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạtđược, việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp tat EVNHANOI vẫn còn tồn tại nhữnghạn chế nhất định, đặc biệt trong việc tô chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp Chính

vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệptai Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội” đề làm luận văn thạc sĩ Hi vọng

thông qua đề tài này, tôi có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về thực tế văn hóa doanh nghiệpvà tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp, góp phần tích lũy, trau dồi thêm đượckiến thức và kinh nghiệm dé vận dụng vào nghiên cứu cũng như thực tiễn.

2 Mục tiêu của đề tài

Luận văn của tôi hướng tới hai mục tiêu cơ bản sau đây:

- Một là, khảo sát đánh giá thực trạng tô chức thực hiện Văn hóa doanh nghiệptại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội;

- Hai là, Nghiên cứu đưa ra những đề xuất, giải pháp, có nhiều biện pháp hoànthiện việc tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại EVNHANOI.

3 Nhiệm vụ của đề tài

Đề hoàn thành mục tiêu trên, đề tài của tôi cần phải thực hiện các nhiệm vụ như:- Tập hợp lại các vấn đề lý luận, lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp nói chung

và EVNHANOI nói riêng.

- Khảo sát, đánh giá nghiên cứu kết quả thực hiện công tác Văn hóa doanhnghiệp tại Tổng công ty điện lực EVNHANOI.

- So sánh đôi chiêu với một sô văn hóa của các doanh nghiệp khác

Trang 12

- Chỉ ra những vấn đề trong công tác Văn hóa doanh nghiệp tại EVNHANOI

đã làm được và chưa làm được.

- Tìm các biện pháp hoàn thiện và phát triển công tác văn hóa doanh nghiệp tại

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện

lực thành phố Hà Nội.

4.2 Pham vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về quá trình xây dựng và tô chức thực hiện

văn hóa doanh nghiệp của cơ quan EVNHANOI Đề tài không đánh giá về văn hóa

doanh nghiệp của EVNHANOI.

- Về không gian: Tập trung nghiên cứu về VHDN tại Khối cơ quan Tổng côngty Điện lực TP Hà Nội trụ sở tại số 69 Đinh tiên hoàng - Hoàn kiếm - Hà Nội.

- Về thời gian: Nghiên cứu và khảo sát xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóadoanh nghiệp tại EVNHANOI quá trình từ năm 2010 đến nay Sở đĩ em chọn thờiđiểm năm 2010 là vì đây là thời điểm đánh dấu từ Công ty Điện lực TP Hà Nội pháttriển thành Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội Cũng từ thời điểm này Tập đoàn

Điện lực Việt Nam có quan tâm phát triển VHDN khắp toàn hệ thống EVN trong đó

có EVNHANOI.

5 Lịch sử nghiên cứu

Văn hóa doanh nghiệp là chủ đề ngày càng được chú trọng, hướng nghiên cứu

này được đưa vào chương trình giảng dạy của rất nhiều trường Đại học ở Việt Nam

như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đạihọc Kinh tế Quốc dân; Đại học Luật TP Hồ Chí Minh; Đại học Nội vụ Điều nàycho tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong đời sống hiện nay.

Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình ở các quy mô khác nhau nghiên cứu vềvăn hóa doanh nghiệp ra đời được công bố với nhiều hình thức khác nhau Trongđó, nhiều nhất là các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp củanhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể như sau:

Nghiên cứu lý luận về văn hóa doanh nghiệp

Năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã phối hợp với Bộ Văn hóa- Thông tin và Viện Quản trị doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách Văn hóa và kinh

doanh Cuôn sách là tập hợp đâu tiên các bài viêt, nghiên cứu của các tác giả như

Trang 13

Dương Thị Liễu, Đào Thế Tuan, Tran Đình Thiên, về văn hóa kinh doanh Trong

cuốn này, mặc dù các tác giả có đề cập đến vấn đề về mối quan hệ kinh tế, kinhdoanh, văn hóa; về hội nhập kinh tế khu vực và văn hóa kinh doanh; về xây dựng

văn hóa thương trường Tuy nhiên, cuốn sách chưa đưa ra được định nghĩa đầy

đủ, toàn điện về khái niệm, cấu trúc văn hóa doanh nghiệp, chưa đề cập nhiều đến

vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.

Bài giảng văn hóa tô chức của Ths Vũ Thị Câm Thanh đã làm rõ những vấnđề liên quan đến lý luận văn hóa tổ chức gồm Các khái niệm liên quan đến văn hóatổ chức; Cấu trúc và phân loại văn hóa tô chức; Sự hình thành văn hóa tô chức;Quản lý sự thay đôi văn hóa tô chức; Đánh giá văn hóa tô chức Trong đó, tác giả đãlàm rõ được khái niệm văn hóa và văn hóa tổ chức Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu rõ

những biểu hiệu của văn hóa tô chức gồm biểu hiện chủ yếu; hệ giá trị chuẩn mực;

hệ triết lý.

Giáo trình Lý luận về Quản trị văn phòng do PGS TS Vũ Thị Phụng (chủbiên) và các tác giả gồm: TS Cam Anh Tuấn, TS Nguyễn Hồng Duy, TS NguyễnThị Kim Bình, TS Phạm Thị Diệu Linh Cuốn giáo trình gồm 3 phan: Phan 1.Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị văn phòng; Phần 2 Tổng quan và cơ sở lýluận của quản trị văn phòng; Phần 3 Tổ chức khoa học hoạt động văn phòng Trong

đó trong phần 3 có chương 12 đề cập đề cập đến nội dung Xây dựng văn hóa côngSở trong văn phòng Trong chương này, các tác gia đã làm rõ được khái niệm vănhóa, công sở, văn hóa công sở, những yếu tổ tác động đến văn hóa công sở Bên

cạnh đó, cuốn sách cũng đã làm rõ những yếu tố tác động đến văn hóa công sở như:đặc tính nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động của cơ quan; nền tảng văn hóa dân tộc; vitrí, quy mô công sở; phong cách điều hành của lãnh đạo Ngoài ra, cuốn giáo trình

cũng đã đưa ra các biểu hiện của văn hóa công sở và trách nhiệm của văn phòngtrong xây dựng, tổ chức thực hiện văn hóa công sở.

Nghiên cứu ứng dụng văn hóa doanh nghiệp

Luận án của tác giả Can Hữu Dan với dé tài: “Nghiên cứu tác động của vănhóa tổ chức đến sự gan kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp ViệtNam” Trong luận án này tác giả đã làm rõ các khái niệm liên quan đến văn hóa tổ

chức và các khía cạnh của văn hóa tô chức nói chung và các khía cạnh của văn hóa

tổ chức trong các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Trang 14

Luận án của tác giả Phan Hoài Nam với đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp Tậpđoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bồi cảnh hội nhập quốc tế” Trong luận

án này, tác giả đã làm rõ được khái niệm văn hóa doanh nghiệp và các khái niệm có

liên quan đến văn hóa doanh nghiệp Bên cạnh đó, luận án đã làm rỡ cấu trúc củavăn hóa doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển

văn hóa doanh nghiệp như sự thích ứng của doanh nghiệp với môi trường bên ngoàivà sự hòa nhập vào môi trường bên trong Ngoài ra, luận án cũng đã chỉ ra được các

biểu hiện trực quan và phi trực quan trong hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam.

Luận văn “Van hóa doanh nghiệp của công ty TNHH Nước giải khát Cocacola

Việt Nam” của thạc sĩ Phan Thị Lan Ngọc, Trường Đại học Kinh tế năm 2015; Tácgiả Trần Thị Thu Hiền với đề tài luận văn: “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóadoanh nghiệp ở trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học tổ chức và quan lý”.

Khóa luận tốt nghiệp “Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại

công ty Cổ phan thuong mai va san xuất TPC” cua thạc sĩ Trương Lệ Quyên,

Trường Đại học Thăng Long năm 2015; Tác giả Nguyễn Thanh Mai với đề tài khóa

luận: “Đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Công

ty Cổ phan Thawee cơ điện”; Tác giả Phạm Thị Thúy với dé tài khóa luận: Vai tro

của văn phòng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty

cô phan Dược phẩm Pharmacity (Chỉ nhánh Hà Nội)

Bên cạnh đó, một số báo cáo nghiên cứu khoa học có đề cập đến văn hóa cóthể kế đến như: Cao Thị Thùy Linh với báo cáo: “Văn hóa doanh nghiệp tại TổngCông ty cổ phan dệt may Hà Nội”; Ma Đình Huynh, Khúc Thị Nhàn với báo cáo:

“Thực trạng văn hóa doanh nghiệp qua nghiên cứu trường hợp Ngân hàng TMCP

Quân đội (MB Bank)”.

Ngoài ra, chủ đề này còn được đề cập trong rất nhiều giáo trình, sách thamkhảo, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành Tuy nhiên, rất ít đề tài tiếp cận dướigóc độ tô chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp Do vậy, đề tài “Xây đựng và Tổ

chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nói” mà tôi

nghiên cứu không trùng lặp nhưng có kế thừa và có tham khảo kết quả nghiên cứutrước của những công trình đã được công bố Luận văn này hoàn thành có thé hệ

10

Trang 15

thống và làm rõ hơn nữa văn hóa trong doanh nghiệp cũng như giải quyết một sốvan dé còn bỏ ngỏ của đơn vị, cũng như đưa ra giải pháp giúp văn hóa doanh nghiệpcủa EVNHANOI ngày càng phát triển mạnh hơn.

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã vận dụng phương pháp của chủ nghĩa

duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tổng quát như sau:

+ Phương pháp hệ thống: Phương pháp này nhăm giúp lý luận trở nên logic vàdé mang vào soi thực tiễn mà mình đánh giá, được sử dụng chủ yếu ở Chương 1

+ Phương pháp tổng hợp, thống kê: tổng hợp thống kê được sử dụng chủ yếu

ở Chương 2, đê có sô liệu và hình sô cụ thê của thực trạng mà tôi đang nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng gần như toàn bộ bàinghiên cứu, bởi phân tích chắt lọc ra được vấn đề, tìm ra được nguyên nhân cũngnhư ưu nhược điểm trước thực tế về Văn hóa doanh nghiệp

+ Phương khảo sát: Băng cách đặt câu hỏi, vấn đáp với đối tượng cán bộ côngnhân viên Khảo sát bằng tài liệu và những phiếu khảo sát đánh giá sự hài lòng của

nhân viên và khách hàng.

+ Phương pháp so sánh: Tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu số liệu, thông tin,

giữ các năm, và giữa đơn vi này với đơn vi khác.

7 Đóng góp của luận văn

- Ý nghĩa khoa học:

Luận văn góp phần khái quát và hệ thống một số vấn đề lý luận về Văn hóanói chung va văn hóa doanh nghiệp tại EVNHANOI nói riêng Nhân mạnh rõ tầmquan trong của Văn hóa doanh nghiệp đối với cơ quan/ tô chức.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn được nghiên cứu hoàn chỉnh sẽ đóng góp thêm tư liệu cho lĩnh vựcquản tri văn phòng , cũng như đóng góp cho các ban chức năng như Văn phòng,

Đoàn Thanh Niên, Ban truyền thông và Trung tâm chăm sóc khách hàng tại Tổng

công ty Điện lực nói riêng, các cơ quan doanh nghiệp nói chung;

Văn hóa doanh nghiệp là một điều đẹp dé trong một cơ sở, cơ quan tô chức,hướng cái đẹp tới cộng đồng Luận văn hoàn thành, giải quyết được những vướngmắc còn lại, sẽ giúp đây mạnh EVNHANOI cả khía cạnh con người và vật chất

cũng như giá trị văn hóa cho nền tảng tri thức.

11

Trang 16

8 Cấu trúc của đề tài

Đề tài được bồ cục trình bày theo ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng xây dựng và tô chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóa doanhnghiệp tại Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội.

12

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DUNG VA TO CHỨC THỰC HIỆN

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1.1 Lý luận về văn hóa doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm Văn hóa

Văn hóa là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong đời song xã hội,tuy nhiên cũng có rất nhiều cách hiệu về văn hóa.

Theo PGS TS Vũ Thị Phụng và cộng sự trong cuốn Giáo trình Lý luận về

quản trị văn phòng giải thích văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ những giá trịvật chất và tinh than do con người sáng tạo ra trong mối quan hệ giữa con ngườivới con người, con người với tự nhiên Văn hóa gắn bó mật thiết với con người,

thấm sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người ” [ L7, tr.435 - tr.436]

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động

thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”

[27, tr.10]

Qua những nhận định và các góc nhìn về văn hóa ở trên, có thé nhìn nhận văn

hóa là một khái niệm bao hàm những giá trị nhân văn, nét đặc trưng của từng cánhân, tổ chức Để được công nhận văn hóa trong xã hội, thì những nhân tố cấu

thành phải mang đến tri thức; nét đẹp; và những điều tích cực cho cộng đồng1.1.2 Khái niệm văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức được tạo nên bởi lịch sử hình thành, hệ thống những giá trivề tinh thần, niềm tin, ứng xử, hình ảnh được quy ước bởi các thành viên trong tổchức và định hướng hành vi của người lao động trong một tổ chức theo hướng tíchcực Văn hóa tô chức là đặc điểm nhận biết về văn hóa đặc trưng, khác biệt giữacác tổ chức.

Theo Ths Vũ Thị Câm Thanh trong Bài giảng Văn hóa tô chức giải thích văn

hóa tô chức như sau: “Văn hóa tổ chức là tổng thé các giá trị vật chất và tinh thancủa tổ chức được hình thành nên trong quá trình phát triển của tổ chức, tạo nên

ban sắc văn hóa của tổ chức này Nó điều chỉnh và tác động đến toàn bộ hoạt độngcủa tổ chức và hành vi mọi thành viên của tổ chức trong quá trình đạt tới mục tiêucủa tô chức ” [26, tr.19]

13

Trang 18

1.1.3 Khát niệm văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp”, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trên các tờ báo

ở Mỹ vào thập niên 60 Đến đầu thập niên 90, đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu

về những nhân tố, những tác động của văn hóa đối với sự phát triển của các doanhnghiệp, và đã có rất nhiều khái niệm về Văn hóa doanh nghiệp được đưa ra:

Theo Eldrige và Crombie: “Nét đặc biệt của một doanh nghiệp cu thé nao đóđược thé hiện ở lich sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thong cũ, lãnh dao cũ

trong việc xây dựng con người.” [Eldrige va Crombie, 1972].

Theo Louis: “Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp những quan niệm chung

của một nhóm người Những quan niệm này phần lớn được các thành viên hiểu

ngầm với nhau và chỉ thích hợp cho doanh nghiệp của riêng họ” [Louis, 1980].

Theo PGS.TS Phạm Xuân Nam: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ýnghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành

viên của một tô chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cáchthức hành động của từng thành viên” [Phạm Xuân Nam, 1996].

Từ những khái niệm khác nhau về VHDN và VHDN là công cụ quản lý dé xâydựng thương hiệu cho tổ chức, doanh nghiệp, có thể định nghĩa VHDN từ góc độquan lý như sau: “VHDN là hệ thống các giá trị, nhận thức, ý nghĩa, niềm tin, vàcách tư duy được các thành viên trong một tổ chức, một doanh nghiệp chia sẻ chonhau và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của mọi thành viên”.

VHDN tạo ra niềm tin, giá trị chung cho các thành viên cũ, giúp các thànhviên mới thấy được ý nghĩa của các sự kiện, các hoạt động của tô chức, doanhnghiệp, giúp cho các thành viên thấy được những sắc thái riêng mà tô chức, doanhnghiệp muốn vươn tới.

VHDN là những giá trị tinh thần mà tổ chức, doanh nghiệp tác động tới tâmlý, tình cảm, và hành động của mọi thành viên trong quá trình hoạt động sản xuất,kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp VHDN gan với từng giai đoạn phát triển của

tô chức, doanh nghiệp, cho đến các doanh nhân, những người lao động , và cả đặc

điểm riêng của từng dân tộc do đó rất phong phú, đa dạng Nhưng VHDN khôngphải là rất khó nhận biết, là vô hình mà lại rất hữu hình, VHDN thẻ hiện trong cáchgiao tiếp kinh doanh, thể hiện trong hàng hoá trong dịch vụ của tổ chức, doanhnghiệp, từ mẫu mã đến chất lượng VHDN là cơ sở dé tổ chức, doanh nghiệp có cácchủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của mình Vì thế, các tổ

14

Trang 19

chức, doanh nghiệp thành công hay thất bại của đều gắn với việc có hay không có

văn hoá doanh nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này.

1.1.4 Cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Theo một chuyên gia hàng đầu về văn hóa doanh nghiệp, ông Edgar H.Schein,

thì cầu trúc của văn hóa doanh nghiệp có thé chia thành ba cấp độ khác nhau Thuậtngữ “cấp độ” dùng dé chỉ mức độ có thé cảm nhận được bằng giác quan của con

người đối với các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, từ đó hình thành nên các thuật

ngữ giá trị văn hóa hữu hình, giá trị văn hóa vô hình Trong đó giá trị văn hóa hữu

hình (cấp độ thứ nhất) dùng dé chi các biểu hiện văn hóa có thé nhận thức đượcbăng các giác quan (trực quan) và các giá trị văn hóa vô hình (cấp độ thứ 2), dùngdé chỉ các biêu hiện văn hóa không cảm nhận được bằng giác quan (phi trực quan).

- Cấp độ thứ nhất: Những giá trị văn hóa trực quan của doanh nghiệp: các giá

trị văn hóa trực quan là những biểu hiện văn hóa dễ dàng được cảm nhận bang cacgiác quan khi tiếp xúc doanh nghiệp Ví du như kiến trúc hạ tầng, cách bai trí vănphòng/nhà xưởng, các biểu tượng logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo, đồng phục,

hình ảnh của doanh nghiệp.

- Cấp độ thứ hai: Những giá trị văn hóa phi trực quan của doanh nghiệp bao

gồm: những giá trị được chấp nhận, chia sẻ và những giá trị văn hóa nền tảng của

doanh nghiệp Các giá trị được chấp nhận, chia sẻ được xây dựng từ các giá trị nềntảng và mặc định, nó bao gồm các yếu tố như: Triết lý kinh doanh; Chiến lược kinhdoanh; Mục tiêu kinh doanh; Chuan mực hành vi/Quy tắc ứng xử của doanh nghiệp.Trong số các yếu tô thì Triết lý kinh doanh được ví như kim chi nam định hướngcho hoạt động của doanh nghiệp, và Chuan mực hành vi/Quy tắc ứng xử của doanh

nghiệp là hướng dẫn, quy định, cách ứng xử cho những thành viên của doanh

nghiệp với các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

- Cấp độ thứ ba: được hình thành từ những giá trị văn hóa trực quan, giá trị

văn hóa phi trực quan và từ những: nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc của tất cả các

thành viên trong doanh nghiệp Sự tin tưởng vào lãnh đạo, tin tưởng vào cộng sự,

đồng nghiệp, tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp, và các giá trị cốt lõimà mọi thành viên trong doanh nghiệp thống nhất lựa chọn và biến nó thành yếu tốquyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Ba cấp độ của văn hóa doanh nghiệp được minh họa qua hình sau: Các giá trinền tảng và mặc định của doanh nghiệp

15

Trang 20

le Kiến trúc nội ngoại thất

i — ` - Cơ cấu tô chức, các văn bản quy

ở dữ c se 8 ŸẺ Những giá trị văn hóa hữu ie

Cap độ thứ nhất ======== Tan xhiê —> dinh nguyên tac

(hữu hình) hình của doanh nghiệp i :

- Lễ hội, logo, mẫu mã sản phẩm

3 2

lø Các chiến lược, mục tiêu, triết lý

Cấp độ thứ hai Những giá th bid hoa được kinh doanh, tam nhin, sir mệnh

(vô hình) khâp nhận chia sẻ của doanH - Chuan mực hành vi, quy tắc ứng

nghiệp |_ xử, nghỉ thức của doanh nghiệp

4 1

¬ cus aes ¬ = [ - Các giá trị cốt lõi, niềm tin, tinh

Cap do thứ hì ———— Những giá trị văn hóa niên —‹'n‹(¡:‹c¿c thành viên trong

(vô hình) tảng của doanh nghiệp | doanh nghiệp

Hình 1.1 Sơ đồ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Nguồn: Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2013.

Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp đều ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau Theohướng mũi tên 1 và 2 trong sơ đồ Mô hình tảng băng văn hóa doanh nghiệp (hình1.2), có thé thấy những giá trị văn hóa nên tang sẽ chi phối những giá trị được chapnhan/chia sẻ và những giá tri trực quan Theo hướng mũi tên 3 và 4 thể hiện sự phảnánh của những giá tri trực quan đối với những giá tri được chấp nhận/chia sẻ vànhững giá trị nền tảng.

Quan niệm của Edgar H.Schein còn được mô phỏng qua mô hình tảng băngvăn hóa (Organizational Iceberg)

Hữu hình

Hình 1.2 Mô hình tảng băng văn hóa doanh nghiệp

Nguồn: Giáo trình văn hóa kinh doanh, nhà xuất bản Đại học Kinh tế.

16

Trang 21

1.1.5 Vai rò của văn hóa doanh nghiệp

Tại Việt Nam, ngày 26/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký

ban hành Quyết định số 1846/QĐ-TTg lấy ngày 10/11 hang năm là “Ngày văn hóa

doanh nghiệp Việt Nam”, dé khang dinh vai trd, vi tri va tam quan trong cua van

hóa doanh nghiệp góp phan tao môi trường kinh doanh với tinh than thượng tôn

pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh,đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.

1.1.5.1 Khẳng định bản sắc doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được đề cập đến trong những nghiên cứu đều được chorằng, khởi đầu bằng những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Tiến trìnhhội nhập và toàn cầu hóa với tốc độ chóng mặt, kéo theo sự nhất thê hóa về mọi mặtdẫn đến các quốc gia, dân tộc, bộ phận phải tạo ra sức “đề kháng” để đề cao văn

hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc Cũng vì những lý do này mà văn hóa thâm nhập

sâu vào mọi mặt của đời sống, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kinh tế Với nguyênnhân chủ quan, việc toàn cầu hóa nền kinh tế dẫn đến những cạnh tranh, xung độtvà yêu cầu thích ứng về văn hóa của các doanh nghiệp, doanh nhân Dé thích ứngvới nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp và doanh nhân phải am hiểu văn hóa

bản địa, văn hóa kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường Điều này đặt ra một

nhu cau văn hóa trong bối cảnh kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, như trên đã nói, sự suy thoái của rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn như

Nike, Daewoo đặt ra một thách thức sẽ không có những tập đoàn vĩnh cửu.Nếu

doanh nghiệp không xây dựng lộ trình phát triển bền vững thì nguy cơ sụp đồ nhanh

chóng luôn là hiện hữu Từ đó, các doanh nghiệp không chi dé tâm đến lợi nhuậnmà đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội, đạo đức kinh doanh, xây dựng uy

tín cho doanh nghiệp.

1.1.5.2 Thu hút nguon nhân lực, nhân tài

Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) thì cơ hội dành chongười lao động trong nước càng thêm dồi dào đến từ các dự án và nhà đầu tư nước

ngoài Nhưng thực tế thì nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng làm việc chuyên

nghiệp đáp ứng tiêu chí hội nhập quốc tế vẫn còn hạn hẹp chưa đủ cung ứng thị

trường, cộng thêm tình trạng chảy máu chất xám đã khiến cho cuộc chiến thu hút

nhân tài ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

17

Trang 22

Trong khi đó, người lao động lại có những mong đợi ngày càng cao về tiêu chílựa chọn nơi làm việc Vì vậy, rõ ràng dé có thé thu hút và giữ chân nhân tài, cáccông ty sẽ phải có chiến lược xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Người lao động

mong đợi một môi trường làm việc ở đó họ được cùng nhau hướng đến những giá

trị cụ thể và mục tiêu có ý nghĩa không chỉ cho chính bản thân họ mà còn cho côngđồng nơi họ tồn tại.

Dé thu hút được nhân tài va cũng cé lòng tin, lòng trung thành của các thành

viên một doanh nghiệp cần phải có bản sắc Văn hóa doanh nghiệp riêng Đây là cảmột quá trình nỗ lực của mọi thành viên trong doanh nghiệp, là điều hết sức quantrọng không đánh đổi bằng những giá trị vật chất khác.

1.1.5.3 Thu hút nguon dau tu, tao loi thé canh tranh

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay, lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp không còn chỉ được xem xét trên các khía cạnh như: chất

lượng sản phẩm, chỉ phí, sự linh hoạt trước phản ứng của thị trường, thời gian giao

hàng mà đầu tiên và cốt lõi nhất chính là văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh

nghiệp có thé giúp doanh nghiệp trường tồn với thời gian, có khi còn vượt xa cuộc

đời của những người sáng lập ra nó Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ngày càng

trở nên quan trọng như là một tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnhkinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Từ văn hóa doanh nghiệp của mình, lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp

có thể có định hướng mang tính chất chiến lược cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi choviệc thực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp.

1.1.5.4 Giúp giảm xung đột, tăng cường gan bó

Giá trị trong văn hóa doanh nghiệp là ý nghĩa, niềm tin, phương pháp tư duy

mà những người liên quan, hữu quan trong doanh nghiệp, tổ chức sử dụng làmthước đo cho việc đánh giá các quyết định, các nguồn động lực dé hành động và cácmục tiêu để phấn đấu Giá trị và các triết lý trong văn hóa doanh nghiệp được các tôchức, doanh nghiệp lựa chọn là chuẩn mực cho những người hữu quan bên ngoài

dùng dé đánh giá về tổ chức, doanh nghiệp, là chuân mực chung cho mọi thành viên

của tô chức, doanh nghiệp phan đấu noi theo Giá tri là chất liệu tao nên hình anhcủa tô chức Mỗi tô chức, doanh nghiệp thường chọn cho mình một trong những giá

18

Trang 23

trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm giá tri va triết lý chủ đạo của mình, họ phandau vi những giá tri đó và theo đuổi kiên trì những triết lý đó, thể hiện sự tôn trọng,công hiến cho xã hội và từ đó được xã hội ghi nhận.

Giá trị liên kết con người lại với nhau Giá tri tạo nên động cơ hành động cho

con người Vì chính con người làm cho văn hóa doanh nghiệp có hiệu lực: người

lãnh đạo khởi xướng, các thành viên với sự tin tưởng vào lãnh đạo, cộng sự, đồngnghiệp, tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp cùng nhau đưa những giá trịđược tuyên bồ chính thức trở thành hiện thực Từ đó hành động và sự phan đấu mỗicá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp trở nên có ý nghĩa hơn Con người thê hiện giátrị; Giá trị nâng con người lên Giá trị thu hút mọi người đến với nhau.

1.1.5.5 Ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược

Mọi doanh nghiệp bắt đầu đều phải có kế hoạch phát triển chiến lược, định rõhướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuôi, được cụ thể hoá băng định hướngvề thị trường mục tiêu như khách hàng, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu và địnhhướng sản xuất của sản phẩm như chất lượng, giá cả, dịch vụ và ưu điểm đang cócũng như nhược điểm của minh Có thé thành công trong việc xây dựng chiến lược,nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc triển khai chiếnlược, vì có rất nhiều những khó khăn trong việc thực hiên và phát triển kế hoạchchiến lược đó Trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã được xây dựng của tô chức,doanh nghiệp tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đều phải tham gia.

Họ là những bánh xe khác nhau của cùng một cỗ xe, nhưng những bánh xe phải

phối hợp hợp lý với nhau dé đưa cỗ xe tiến lên đến dich đã định Và văn hóa doanhnghiệp lúc này sẽ có vai trò xây dựng những quy tắc thống nhất, có tác dụng hướngdẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên Đối với doanhnghiệp đang trong quá trình tạo dựng thương hiệu, điều đó còn có ý nghĩa lớn hơn

nữa trong việc xây dựng phong cách.

1.2 Khái quát về xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóa doanh nghiệp1.2.1 Khái niệm và mục dich xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VHDN nếu được xây dựng tốt sẽ tạo nên sức mạnh của cả doanh nghiệp.

Thông thường, VHDN sẽ hình thành song song với quá trình xây dựng và phát triểncủa doanh nghiệp ké từ khi thành lập Đây là cách hình thành VHDN một cách tự

nhiên, chưa có ý chí của các con người, cụ thê là nhà quản lý và tập thê nhân sự làm19

Trang 24

việc tại doanh nghiệp Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển một cách đúng hướng,

quá trình hình thành VHDN cần có sự tác động có chủ đích từ các nhà quản lý Vì

vậy, có thê hiểu “Xây dựng VHDN là sự tác động của chủ thể quản lý đến việc hìnhthành các giá trị, niềm tin, tính bản sắc trong nhận thức, tu duy, y thức và hànhđộng của toàn thể các cá nhân làm việc trong một doanh nghiệp”.

Việc xây dựng VHDN hướng tới các mục đích sau đây:

- Góp phần tạo lập các giá trị tốt đẹp cho VHDN trong quá trình hoạt độngsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp VHDN ra đời trong quá trình phát triển củadoanh nghiệp, bao gồm cả những giá trị có tính chất thúc day và có thé cả những giátrị có tính chất kìm hãm hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, để có thể sàng lọcđược những giá tri tốt, VHDN cần được định hướng và quản trị Những lợi ích củaVHDN đã được chúng tôi trình bày ở mục 1.1.5 sẽ trở thành hiện thực nếu có sựđịnh hướng của chủ thê quản lý trong việc hình thành VHDN;

- Tạo dựng sự cam kết, nhất trí của toàn thé nhân sự của doanh nghiệp trongquá trình xây dựng VHDN - một trong những yếu tố quan trọng nhất của VHDN.Xây dựng VHDN chính là quá trình xây dựng và hình thành các giá trị tốt đẹp trongnhận thức, tư duy dẫn tới hành động thống nhất của tập thể các thành viên của

doanh nghiệp.

- Góp phần hiện thực hóa triết lý quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp.Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cácthành viên trong doanh nghiệp hướng tới Hệ giá trị cốt lõi được xây dựng dựa trênsứ mệnh, mục tiêu, chiến lược phát triển của một doanh nghiệp, đồng thời trên cơ sởnhững triết lý quản lý của người quản trị doanh nghiệp Với tư cách là người đứng

đầu doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ chuyển tải triết lý quản lý của mình thông qua

việc tạo lập các giá trị cốt lõi.

1.2.2 Khái niệm và mục đích tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp

Tổ chức thực hiện là việc tô chức triển khai các biện pháp cần thiết trên cơ sởnguồn lực sẵn có nhăm đạt được các mục tiêu đề ra Tổ chức thực hiện cần phải có

các biện pháp, dựa trên nguyên tắc, có kế hoạch, định hướng, điều phối và có quan

điểm mục đích rõ ràng Tổ chức thực hiện là điều bắt buộc phải có khi muốn đạt kết

quả trong bat ky công việc lớn nhỏ nào Đặc biệt đối với cơ quan/ tổ chức/ đoàn thé,tô chức thực hiện công việc mang tính quyết định thành bại của tô chức.

20

Trang 25

Căn cứ vào cách hiểu trên, ta có thê hiểu “tổ chức thực hiện VHDN là tập hợpcác biện pháp can thiết của người quản lý nhằm huy động các nguồn lực sẵn cótrong việc thiết lập, duy trì và phát triển VHDN".

Tổ chức thực hiện VHDN nhằm dat được các mục đích sau đây:

- Tổ chức thực hiện tốt VHDN góp phần đảm bảo các giá trị tốt đẹp của

VHDN được duy trì và phát huy tác dụng trong thực tiễn hoạt động của doanh

nghiệp Doanh nghiệp có truyền thống văn hóa sẽ là một nền tảng vững trang trong

tương lai của doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện tốt VHDN đảm bảo VHDN được xây dựng và thực hiệnmột cách thực chất trong thực tiễn, giảm tình trạng khoa trương, hình thức trong xâydựng VHDN Cần đề cao giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những giá trị bên trong đểtạo nên sứ mệnh và cam kết thật, tạo ra giá trị thật.

- Tổ chức thực hiện tốt VHDN sẽ huy động được toàn bộ cán bộ, nhân viêncủa doanh nghiệp tham gia vào việc duy trì các giá trị và bản sắc của doanh nghiệp.Thúc day tinh thần sáng tạo, năng lực của mỗi thành viên giúp nâng cao hiệu quả

đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

1.2.3 Nguyên tắc xây dựng và tô chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp

1.2.3.1 Tính khả thi

Khi xây dựng VHDN, nếu doanh nghiệp thiết lập các giá trị cốt lõi xa rời vớithực tiễn hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ rất khó hình thành được nhận thức, ý

thức chung của các thành viên trong doanh nghiệp Vì suy cho cùng, chủ thê thực

hiện các giá trị cốt lõi trong VHDN chính là con người Do vậy, người đứng đầu

cần xác định các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi sát với thực tiễn nhất có thê.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu nhà quản trị không dựa trên nền tảngthực tế về kinh phí, hạ tầng hay nhân lực (trình độ, năng lực) sẽ dễ dàng dẫn tới việcthực hiện VHDN không thé tiến hành được Vì vậy, cần xác định rõ tình trạng thực

tại về nguồn lực dé định hướng, điều chỉnh theo từng thời kỳ, giai đoạn sẽ giúp việc

thực hiện VHDN kha thi hơn.1.2.3.2 Tính khoa học

Các biện pháp xây dựng và tô chức thực hiện VHDN cần phải có căn cứ, cơ

sở rõ ràng Đề cao tính khoa học trong xây dựng và tô chức thực hiện giúp VHDNkhi được hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao thành tựu đạt được của doanh nghiệp.

21

Trang 26

Trong quá trình xây dựng VHDN, nhà quản trị không chỉ căn cứ vào thực tiễn của

doanh nghiệp mà còn phải nghiên cứu văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh đểsàng lọc những giá trị phù hợp với doanh nghiệp mình Đối với tổ chức thực hiệnVHDN, tính khoa học được thể hiện ở việc xác định mục tiêu rõ ràng, kế hoạchhành động hợp lý, bài bản Có như vậy, tô chức thực hiện VHDN mới thu đượckết quả tốt nhất.

1.2.3.3 Tính hiệu quả

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện VHDN cần hướng tới đạt mục tiêu đề ra,tránh hình thức chỉ làm cho có hoặc chỉ vì nhiệm vụ mà không xuất phát từ mongmuốn thực tế; tránh lãng phí và tốn kém, cần tối ưu hóa phương án thực hiện

1.2.4 Biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp

1.2.4.1 Biện pháp xây dựng VHDN

Như đã định nghĩa ở trên, xây dựng VHDN là trách nhiệm của người đứng đầudoanh nghiệp trong việc xác lập các giá trị dé tập thể cán bộ, nhân viên của doanhnghiệp hướng tới và hành động theo, tạo được tính bản sắc Dé đạt được mục tiêu

này, các biện pháp xây dựng VHDN thường được thực hiện như sau:

- Xây dựng sw mệnh, chiến lược của doanh nghiệp: Sử mệnh là những nhiệm

vụ có tính căn bản, gốc rễ và nền tảng cho hoạt động của doanh nghiệp Trong khi

đó, chiến lược là những mục tiêu và biện pháp dài hạn của doanh nghiệp cần đạt

được trong tương lai Đây chính là những yếu tố cơ bản cần xác lập của VHDN;

- Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Trên cơ sở sứ mệnh và chiến lược

đã được hình thành, tham khảo các yếu tố văn hoá có tính đồng dạng, doanh nghiệp

sẽ thiết lập một hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, bao gồm những yếu tốnhư thái độ, niềm tin, ý thức mà mọi thành viên trong doanh nghiệp cần phải thé

hiện và thực hiện theo một cách tự giác.

- Thiết lập các quy tắc, hành vi phù hợp của các nhân sự trong doanh nghiệp:

Dé đảm bảo các giá trị cốt lõi được các thành viên thực hiện một cách tự giác, một

trong những biện pháp quan trọng trong giai đoạn đầu của việc xây dựng VHDN, đólà những việc hữu hình hoá các giá tri cốt lõi thành các quy tắc, hành vi phù hợphoặc hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận trong doanh nghiệp Có thê

ban đâu, việc thực hiện có tính cưỡng chê, tuy nhiên, sau một thời gian, các quy tắc

22

Trang 27

sẽ trở thành những thói quen không thể thiếu của các thành viên trong doanhnghiệp Các thành viên, từ người đứng đầu đến nhân sự các cấp cần cam kết thựchiện các quy tắc VHDN một cách nghiêm túc nhất.

1.2.4.2 Biện pháp tổ chức thực hiện VHDN

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện VHDN: Tô chức thực hiện phải được xác

định mục tiêu và lộ trình rõ ràng Với các kế hoạch được xác lập thực hiện cho cácmục đích cụ thể nhăm hướng đến thực hiện thành công và đúng mục đích Việc lậpkế hoạch tổ chức thực hiện giúp tổ chức xác định các công việc phải làm một cáchtrình tự, khoa học Đưa các kế hoạch từ ý tưởng đến hành động, thực hiện, và đạtđược mục tiêu Có thể lập kế hoạch độc lập hay kế hoạch chung, tùy vào tình trạng

thực tế của doanh nghiệp.

- Tổ chức nhân sự thực hiện VHDN: Nhân sự là yếu t6 chủ chốt cần phải có décó thể hoạt động công tác tô chức thực hiện VHDN Bước đầu dé xây dựng lên kếhoạch tổ chức, cần thành lập bộ máy (có thể một phòng ban độc lập hoặc giaonhiệm vụ xây dựng và thực hiện VHDN cho một phòng ban) và bố trí nhân sựchuyên trách hoặc bán chuyên trách có trình độ và hiểu biết về VHDN nói riêng, về

doanh nghiệp nói chung theo dõi việc thực hiện, tham mưu cho lãnh đạo DN các

van đề liên quan đến VHDN.

- Ban hành văn bản quy định về VHDN: Cần ban hành các văn bản quy địnhnội bộ VHDN, các cam nang hướng dẫn dé cán bộ, nhân viên của DN dé dàng tiếpcận, hiểu và thực hiện VH của DN mình Muốn tổ chức thực hiện VHDN không thénói suông, cần phải xây dựng khung hệ thống những văn bản, quy định, chế tài đểngười lao động có căn cứ và tiêu chí thực hiện Các quy trình, văn bản tô chức thựchiện phải đảm bao tính hệ thống, rõ ràng, dễ hiểu Ngoài ra tính khoa học cũng théhiện khi xây dựng lộ trình trong kế hoạch tổ chức thực hiện.

- Phổ biến thực hiện VHDN: Cần da dạng hình thức tuyên truyền, phô biến vềVHDN qua các kênh truyền thông nội bộ của Doanh nghiệp Bằng các hình thứcđào tạo tập huấn và tổ chức các hoạt động nội bộ, hướng đến phô biến VHDN đúng

và đủ đến từng người lao động Giúp họ tự hiểu biết giá trí văn hóa của doanh

nghiệp, nắm bắt và tự hào về văn hóa của doanh nghiệp mình Sau cùng dé doanhnghiệp phát triên, cần đây mạnh việc truyền thông ra bên ngoài, nâng tầm ảnhhưởng và hình ảnh Doanh nghiệp ra cộng đồng.

23

Trang 28

- Đánh giá, kiểm tra VHDN: Việc triền khai thực hiện VHDN cần được tiếnhành kiểm tra, đánh giá, tong kết và rút kinh nghiệm định kỳ Đây là biện phápnhằm duy trì các giá trị tốt đẹp của VH đã hình thành trong nhận thức và hành động

của cán bộ, nhân viên của DN Đồng thời, biện pháp này cũng là một kênh thông tin

quan trọng dé thu nhận các phản hồi nhằm đánh giá lại Văn hóa của Doanh nghiệp.Sau kiểm tra đánh giá cũng cần quan tâm tới chế tài khen — thưởng dé làm đòn baynâng cao nhận thức cũng như day mạnh sự phan đấu và nhiệt huyết của những tổ

chức các nhân trong doanh nghiệp.

1.2.5 Trách nhiệm xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp

Dé tối ưu trình độ quản lý doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp tập trung nângcao bản chất toàn diện của con qua đó đưa quan niệm giá trị của doanh nghiệp thắm

sâu vào các chính sách phát triển của doanh nghiệp.

1.2.5.1 Trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các quan điểm, hành vi, mục tiêu, và giá trị

đặc trưng của tô chức, doanh nghiệp Trong đó giá trị giữ vai trò rất quan trọng: và

người lãnh đạo phải đảm bảo tat cả các giá trị được áp dung thống nhất từ dưới lên

trên, trong tô chức, doanh nghiệp của mình Một tô chức, doanh nghiệp có văn hóa

doanh nghiệp tốt sẽ tạo cho nhân viên và những đối tác hữu quan cảm giác an toàn

và được tôn trọng, giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.

Do vậy, lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp cần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm,bồi dưỡng quan điểm giá trị, tinh thần doanh nghiệp của nhân viên dé từ đó pháthuy tính tích cực, chủ động, để nó trở thành nhận thức chung của mọi người, trởthành động lực cho tat cả mọi người phan đấu Và dé những người có công hiến cho

sự phát triển của tô chức, doanh nghiệp đều có được sự tôn trọng và được hưởng lợi

ích xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra, người lãnh đạo phải xây dựng được cơ chếquản lý dân chủ và có chế độ thưởng phạt hợp lý.

Bên cạnh đó, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải xác định rõ vi trí, vai

trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị Người lãnh

đạo là người định hướng phát triển sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu

dài của tổ chức, doanh nghiệp bằng việc đề xướng, hướng dẫn, tổ chức tuyên

truyền và tô chức thực hiện các mục tiêu chiên lược, qua đó hướng mọi thành viên

24

Trang 29

suy nghĩ, hành động, thực hiện các mục tiêu đó vi lợi ích của doanh nghiệp và lợiích của chính họ Theo đó, lãnh đạo doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng

trong việc xua tan những mối nghi ngờ, lo âu và cảm giác thiếu an toàn của công

nhân viên chức, người lao động Vì vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp phải là tam

gương về phẩm chất đạo đức, lối sống, đi đầu trong các hoạt động văn hóa; luônbiết lắng nghe va có tinh thần làm việc quên mình vì sự phát triển của doanhnghiệp Việc doanh nghiệp có tồn tại phát triển, giữ vững được uy tín, thương hiệuhay không là thể hiện cả nội dung và hình thức, bản chất giá trị bản sắc văn hóa

của doanh nghiệp.

1.2.5.2 Trách nhiệm của văn phòng

Do đặc thù công việc, Văn phòng ở bất kỳ cơ quan/té chức nào cũng bao quát

và tham gia mọi hoạt động của cơ quan/ tổ chức ay Chức năng nhiệm vụ của van

phòng là hướng tới phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho cơ quan; Xây dựng

môi trường làm việc thân thiện mang màu sắc đặc trưng của cơ quan; Xây dựng cácphong trào và các hoạt động tập thể; Tổ chức các sự kiện của doanh nghiệp; đón

tiếp đối tác nội bộ và bên ngoài; Tham mưu xây dựng văn bản, quy định, quy chế,

kế hoạch và các văn bản tổ chức thực hiện khác; Đề xuất khen thưởng kỷ luat,

Văn phòng là công thông tin đầu ra đầu vào kết nối mọi thông tin công việccủa một tô chức/ doanh nghiệp Là trung tâm kết nối nội bộ doanh nghiệp với nhau

và nội bộ doanh nghiệp với khách hàng bên ngoài Văn phòng luôn cần là bộ phận

tiên phong trong sáng tạo, góp ý, xây dựng hình ảnh cho cơ quan Chăm lo cho cơsở vật chat, chất lượng tinh thần và hướng tới đưa hình ảnh đẹp của cơ quan ra đối

tượng là đối tác, khách hàng bên ngoài Từ những nhiệm vụ đặc thù, trách nhiệm

của văn phòng là rất lớn trong việc tô chức thực hiện VHDN, giúp gìn giữ, duy trìvà phát triển VHDN của cơ quan

Thứ nhất, bộ phận văn phòng có trách nhiệm tham mưu và giúp lãnh đạo cơquan, doanh nghiệp trong việc tô chức lay ý kiến của cán bộ quản lý và toàn théngười lao động để lựa chọn và xác định các giá tri cốt lõi, làm nền tảng, địnhhướng cho hoạt động của co quan [17, tr.451] Dé có căn cứ tham mưu cho lãnh

đạo, bộ phận văn phòng có thé thực hiện khảo sát cán bộ, nhân viên bang nhiéu

hình thức khác nhau như khảo sát bằng bang hỏi, bài thi trac nghiệm hoặc thôngqua phỏng van.

25

Trang 30

Thứ hai, bộ phận văn phòng có trách nhiệm tham mưu và giúp lãnh đạo cơ

quan, doanh nghiệp trong việc xây dựng quy chế hoặc quy định về văn hóa công sở.[17, tr.452] Văn hóa doanh nghiệp còn bao gồm các quy định, quy chế Chang hannhư, quy định ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên, giữanhân viên với nhân viên, với khách hàng Tat cả những quy định, quy chế tronghoạt động của cơ quan góp phần phản ánh văn hóa của doanh nghiệp.

Thứ ba, bộ phận văn phòng có trách nhiệm tham mưu và giúp lãnh đạo cơ

quan, doanh nghiệp tổ chức phô biến các quy chế, quy định về văn hóa công sở; tổ

chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; đề xuất với lãnh đạo các biện pháp khen

thưởng và xử phạt [17, tr.452]

1.2.5.3 Trách nhiệm của các tổ chức trong doanh nghiệp

Có thé khang định, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua các tổ chứcđảng, chính quyền, đoàn thé chính trị - xã hội nhằm xây dựng nâng cao pham chấttoàn diện của con người; nâng cao hiệu qua quan lý doanh nghiệp Các tổ chứcđảng, chính quyền, đoàn thé chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, trực tiếp lãnh

đạo, chỉ đạo việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới việc xây dựng nâng cao

tố chất toàn diện của con người, làm trung tâm để nâng cao trình độ năng lực củangười lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp; nâng cao chất lượng cán bộ, côngnhân, viên chức và người lao động Phát triển tổ chức Đảng trong các loại hìnhdoanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần quan tâm chỉ đạo, thựchiện, đó chính là hạt nhân lãnh đạo đề thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất -kinh doanh của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu quan tâm xây

dựng tô chức Dang trong doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp ngoài quốc

doanh nói riêng vững mạnh sẽ góp phần quan trọng cho việc xây dựng văn hóa

thấu, trở thành hệ tư tưởng của mọi thành viên trong doanh nghiệp, để họ góp phần

xây dựng và phát triển doanh nghiệp Vì vậy, xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp

phải gan với việc xây dựng nguôn nhân luc, bôi dưỡng quan điêm, giá tri và tinh

26

Trang 31

thần doanh nghiệp đề nó trở thành nhận thức chung của mọi thành viên và trở thànhđộng lực nội tại, khích lệ mọi người phan dau làm việc hăng say, chính là phát huyvai trò, trách nhiệm cá nhân vào xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

1.2.5.4 Trách nhiệm của nhân viên

Người cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động cần xây dựng phong cách

làm việc, trước hết là lề lối làm việc, cách ứng xử, tạo sự thống nhất, đoàn kết trongnội bộ doanh nghiệp Qua đó, khai thắc tốt tiềm năng của từng cá nhân, bộ phậntrong doanh nghiệp, tạo uy tín tốt trên thị trường, ứng xử có văn hoá với đối tác và

khách hàng Đặc biệt là trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp

cần chú trọng lay “xây” dé “chống” Việc tôn vinh, biéu đương, khen thưởng và xâydựng, nhân điển hình những cá nhân, tập thể tiên tiến trong lao động sản xuất, trongthực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong xây dựng nếp sống văn hóa ở cơquan là những việc làm thường xuyên dé vun đắp nên những giá trị văn hóa mới,thấm sâu vào cuộc sống.

1.3 Cơ sở pháp lý về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Điện

lực Thành phố Hà Nội

Quyết định số 3968/QD-EVNHANOI ngày 19/9/2017 của EVNHANOI về

việc cử cán bộ tham dự chương trình đào tạo Văn hóa doanh nghiệp.

Quyết định số 744/QD-EVNHANOI về việc khen thưởng cho các don vị đạt

giải tại Cuộc thi xây dựng Clip thực thi văn hóa doanh nghiệp năm 2018.

Quyết định số 2941/QD-EVNHANOI ngày 13/4/2020 của EVNHANOI về

việc ban hành bộ tài liệu Văn hóa doanh nghiệp EVNHANOI Tài liệu VHDN củaEVNHANOI gồm thông điệp của lãnh đạo và 03 phần chính: Hệ giá trị cốt lõi;Chuan muc dao duc; Thuc thi van hoa.

Quyết định số 893/QD-EVNHANOI ngày 05/02/2020 về việc kiện toàn BanChỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chi đạo Văn hóa doanh nghiệp EVNHANOI.

"Quyết định này bên cạnh việc kiện toàn Ban Chỉ đạo vaTé công tác thi cũng đã xácđịnh nhiệm vụ cho Ban và Tô Cu thé như sau:

+ Xây dựng và chi đạo triển khai thực thi VHDN của EVNHANOI trên cơ sở

triết lý kinh doanh, chiến lược phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đượcgiao của EVNHANOI trong giai đoạn mới, gắn với việc học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

27

Trang 32

+ Chỉ đạo rà soát tái cấu trúc số tay Văn hóa doanh nghiệp, Bộ quy tắc ứngxử trong nội bộ và với khách hàng đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồngvới khẩu hiệu hành động "Chuyên nghiệp - Van minh - Hiệu quả"

+ Chỉ dao rà soát và ban hành Bộ tiêu chí đánh giá tổ chức và cá nhân trong

công tác thực thi VHDN trong EVNHANOI.

+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực thi VHDN của EVNHANOI và giám sát,kiểm tra việc thực hiện VHDN của EVNHANOI và các đơn vi.

Với nhiệm vu cua Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:

+ Giúp việc cho Ban chỉ đạo trong công tác kiểm tra đột xuất việc thực thi

Thứ nhất, chúng tôi đã làm rõ các vấn đề lý luận về văn hoá doanh nghiệp

gồm: khái niệm về văn hóa, văn hóa tô chức, văn hóa doanh nghiệp; cấp độ văn hóa

doanh nghiệp; vai trò của văn hóa doanh nghiệp.;

Thứ hai, chúng tôi đã khái quát về xây dựng và tô chức thực hiện văn hoádoanh nghiệp như mục đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp; nguyên tắc xây dựng

và tổ chức thực hiện doanh nghiệp gồm tính khả thị, tính khoa học và tính hiệu quả;các biện pháp xây dựng và tô chức thực hiện văn hóa doanh nghiép và trách nhiệmcủa văn phòng trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp.

28

Trang 33

Chương 2 THUC TRẠNG XÂY DUNG VÀ TO CHỨC THỰC HIENVĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TONG CÔNG TY

ĐIỆN LỰC THÀNH PHÓ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Tong công ty Điện lực Thành phó Hà Nội.

2.1.1 Lịch sử hình thành

- Tên tiếng Việt: TONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHO HÀ NỘI

- Tên tiếng Anh: HANOI POWER CORPORATION- Tên viết tat: EVNHANOI

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất — Truyền tải và phân phối điện Sản xuất

vật tư, thiết bị điện Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị, các công trình đường dâyvà TBA

- Giấy phép kinh doanh: 0104104171- Mã số thuế: 0100101114

- Dia chỉ: Số 69 phố Dinh Tiên Hoàng - phường Ly Thái Tổ - quận HoànKiếm - Thành phố Hà Nội.

- Điện thoại: 024 22200898 — FAX: 04 22200899

- Chủ tịch Hội đồng thành viên: Nguyễn Anh Tuấn- Tổng Giám đốc: Nguyễn Danh Duyên

- Văn bản pháp lý thành lập Tổng công ty: Quyết định số 738/QD-BCT ngày05/2/2010 của Bộ Công Thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện

lực Thành phố Hà Nội.

Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội tiền thân là nha máy đèn Bờ Hồ dothực dân Pháp xây dựng vào năm 1982 dé cap điện cho sinh hoạt khu vực Ha Nộilúc bay giờ Nhà máy có công suất ban đầu là 800KW và được khánh thành vào

năm 1903.

Năm 1960, nhà máy đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở Quản lý và phân phốiđiện khu vực I Năm 1980, Sở Quản lý và phân phối điện khu vực I được đổi tênthành Sở Điện lực Hà Nội Trong thời gian này, Sở Điện lực Hà Nội được củng cốvề tổ chức sản xuất, các trạm 110 kV tách khỏi Sở dé thành lập Sở Truyền tải Phân

xưởng Diezel tách ra, thành lập Nhà máy Diezel Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội

bắt đâu được cải tạo với quy mô lớn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô.29

Trang 34

v Giai đoạn từ 1995 đến năm 2010

Từ năm 1995, Sở Điện lực Hà Nội là đơn vi hạch toán độc lập và được đổi tên

thành Công ty Điện lực TP Hà Nội, là thành viên cua Tổng Công ty Điện lực ViệtNam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) Công ty day mạnh cuộc van động xây

dựng phong cách Người thợ điện Thủ đô “Trách nhiệm - Trí tuệ - Thanh lịch”, gắn

liền với cải cách thủ tục hành chính Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết củaQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc mở rộng địa giới hành

chính Thủ đô Hà Nội Công ty Điện lực TP Hà Nội đã sát nhập chi nhánh điện củatỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh và 4 xã huyện Luong Sơn thuộc Công ty Điện luc 1vào Công ty Điện lực TP Hà Nội.

Ngày 05/2/2010, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội được thành lập

trên cơ sở nâng cấp và tô chức lại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội theo Quyếtđịnh số 738/QD-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng công

ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con va là đơn vi thành viên cuaTập đoàn Điện lực Việt Nam.

Y Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tại công văn số 60/TTg-DMDNngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Tổng công ty quản

lý và phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện

lực TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 738/QĐ-BCT ngày 05/02/2010

của Bộ Công thương, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con và là đơn vi

thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Thực hiện mục tiêu xây dựng hình ảnhngười thợ điện Thủ đô “Chuyên nghiệp — Văn Minh — Hiệu quả”, EVNHANOI đãgặt hái được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp

phan vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tô quốc, được Dang, Nha

nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu “Anh hùng lao động” và

Trang 35

và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanhvà các hoạt động khác của Tổng công ty Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng côngty là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty, có trách nhiệm sử dụng có hiệuqua, bảo toàn, phát trién vốn và các nguồn lực được giao.

Chủ tịch Hội đồng thành viên là người phụ trách trực tiếp các lĩnh vực côngtác về xây dựng, định hướng chiến lược, phân bố nguồn lực của EVNHANOI, thựchiện công tác tô chức, cán bộ và người đại diện của EVNHANOI tại doanh nghiệpkhác, thanh tra, pháp chế; thực hiện công tác đổi mới, tái cơ cấu, sắp xếp doanhnghiệp Đồng thời, chủ tịch HDTV trực tiếp chủ trì các hội nghị có liên quan đếncác chủ trương, định hướng, phát trién của EVNHANOI; chủ tri giao ban với người

đại diện chủ sở hữu của EVNHANOI.

- Thành viên Hội đồng Thành viên

Thành viên Hội đồng thành viên là người giúp việc, thực hiện các nhiệm vụtheo phân công của Chủ tịch Hội đồng thành viên, trong việc tổ chức trién khai thựchiện các nghị quyết, quyết định của HDTV trong mọi lĩnh vực: kinh tế, sản xuất,quản lý các vấn đề nội bộ Phụ trách trực tiếp chỉ đạo và phân công quản lý các

công tác hoạt động của EVNHANOI.

- Ban Tổng hợp thuộc Hội đồng Thành viên

Ban Tổng hợp thuộc Hội đồng thành viên có chức năng tham mưu, giúp việc

cho Hội đồng thành viên dé thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

Hội đồng thành viên về các lĩnh vuc: chién lược, quy hoạch, kế hoạch; mô hình tổ

chức, thành lập, giải thé, tái cơ cầu EVNHANOI va các đơn vị tong EVNHANOI;

các đề án, dự án đầu tư, các nội dung quan trọng thuộc thâm quyền quyết định của

Hội đồng thành viên; trong chỉ đạo, quản lý các nội dung công việc của Hội đồngthành viên EVNHANOI Tham tra, giám sát và theo dõi, báo cáo công việc với Hội

đồng thành viên.

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ cấp Ban Tổng Giám đốc

- Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng Thành viên

Tổng Giám đốc là người lãnh đạo chung mọi hoạt động và công tác trong chứcnăng nhiệm vụ của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, là người giúp việc cho Chủtịch Hội đồng thành viên trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết,

quyét định của HDTV, chi đạo, điêu hành và báo cáo các vân đê vê sản xuât kinh

31

Trang 36

doanh, tài chính của EVNHANOI; trực tiếp chủ trì các cuộc họp điều hành sản xuấtvà báo cáo hàng năm; các cuộc họp liên quan đến HĐTV Tổng Giám đốc kiêm chủtịch Hội đồng Thi đua khen thưởng của EVNHANOI, chủ tịch Hội đồng Kỷ luậtEVNHANOI, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Đổi mới và phát triển

doanh nghiệp, và chỉ đạo, điều hành các Ban chức năng, các don vi.

- Các Phó Tổng Giám đốc:

Các Phó Tổng Giám đốc được chia theo các mảng công việc như phụ tráchkinh doanh, sản suất, đầu tư xây dựng, kỹ thuật, công tác thị trường, khách hàng.Phó Tổng giám đốc thực hiện ký, duyệt các văn bản, hồ sơ, tài liệu theo các lĩnh vựcđã được phân công theo chức năng nhiệm vụ cụ thể.

2.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ các Ban chức năng thuộc bộ máy tham mưu

Các Ban chức năng thuộc bộ máy tham mưu có chức năng, nhiệm vụ tham

mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng thành viên Thựchiện tiếp nhận, lên kế hoạch và chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Tổngcông ty: Văn phòng Tổng công ty; Ban Tổng hợp; Ban Kế hoạch; Ban Tổ chức vàNhân sự; Ban Kỹ thuật; Ban Tài chính và Kế toán; Ban Vật tư; Ban Pháp chế; BanQuản lý đầu tư; Ban Kinh doanh; Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin; Ban An

toàn; Ban Quản lý đấu thầu; Ban Truyền thông; Ban Kiểm tra và Thanh tra.

Văn phòng: Tham mưu cho Tông giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác hành chính văn phòng, tổng hợp, quản trị, văn thư, lưu trữ, y tế, quản lýnhà đất cơ sở hạ tầng, đối ngoại, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Tổng

công ty.

Ban Tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng thành viên

Ban Kế hoạch: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quan lý, chỉ đạo, điều

hành công tác kế hoạch hàng năm, dài hạn, quy hoạch và chiến lược phát triển toàn

diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng,sửa chữa lớn ; điều độ các nguồn lực và các biện pháp đề thực hiện kế hoạch, công

tác thống kê kết quả hoạt động trong các lĩnh vực này.

Ban Tổ chức & Nhân sự: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉđạo, điều hành công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, tô chức sản xuất, dao tạo phát triển

nguôồn nhân lực, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chế độ chính sách, lao động,

tiền lương, khen thưởng và ky luật, văn hóa doanh nghiệp.32

Trang 37

Ban Kỹ thuật: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành

công tác quản lý kỹ thuật phù hợp với quy hoạch, xây dựng, vận hành, sửa chữa, cải

tạo lưới điện của Tổng công ty; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hợplý hoá sản xuất vào sản xuất kinh doanh.

Ban Tài chính Kế toán: Tham mưu cho Tông giám đốc trong quản lý, chỉ dao,

điều hành công tác tài chính, hạch toán kế toán, giá cả, thuế, phí, lệ phí, bảo toàn vàphát triển vốn, phân tích hoạt động kinh tế, thống kê thông tin kinh tế.

Ban Vật tu: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác mua sắm, tiếp nhận, quản lý, cấp phát và sử dụng vật tư, thiết bị của Tổng

công ty.

Ban Pháp chế: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điềuhành công tác pháp chế, những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Tổngcông ty; bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của Tổng công ty; tô chức thực hiện vàhướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện.

Ban Quản lý dau tư xây dựng: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý,chỉ đạo, điều hành công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án bao gồm đôn đốctiễn độ thực hiện, lập, thâm định, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán đầu tư

xây dựng và sửa chữa lớn các công trình.

Ban Kinh doanh: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điềuhành công tác kinh doanh điện năng trong toàn Tổng công ty.

Ban Viễn thông Công nghệ thông tin: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong

quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác viễn thông và công nghệ thông tin, sáng kiến

cải tiễn trong Tổng công ty.

Ban An toàn: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉ đạo, điều hànhcông tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, hành lang bảo vệ an toàn công trìnhlưới điện cao áp, phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn.

Ban Quản lý đấu thâu: Tham mưu cho Tông giám đốc trong quản ly, chỉ đạo,

điều hành công tác quản lý đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư mới, mua sắm phục vụ

sửa chữa lớn, sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty.

Ban truyền thông: Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong quản lý chỉ đạo điều

hành công tác truyền thông Thực hiện truyền thông nội bộ, quảng bá truyền thôngbên ngoài, giải quyết các vấn đề truyền thông báo đài của Tổng công ty

33

Trang 38

Ban Thanh tra và kiểm tra: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉđạo, điều hành công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo, công táctiếp dân và công tác phòng chống tham nhũng của toàn Tổng công ty.

2.1.2.4 Chức năng nhiệm vụ các don vị trực thuộc và hạch toán phụ thuộc

Các đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty là những đơn vị sảnxuất và phụ trợ sản xuất; bao gồm 30 Công ty Điện lực quận/huyện, các Công tykhác, Trung tâm và Ban quản lý dự án; có chức năng nhiệm vụ trực tiếp và phụ trợsản xuất kinh doanh điện, kinh doanh viễn thông công cộng và một số ngành nghềkinh doanh khác theo phân cấp quản lý của Tổng công ty; có trách nhiệm quản lý,

sử dụng, khai thác vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao.

2.1.3 Co cấu tô chức trong Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội

2.1.3.1 Đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty

Thực hiện văn bản số 266/EVN-HĐTV ngày 19/7/2018 của Tập đoàn Điệnlực Việt Nam về mô hình cơ cấu tô chức quản lý của các Tổng công ty Điện lựcgồm Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên, Tổng công ty đã tô chứckiện toàn xong cơ cau tô chức quản lý của Tổng công ty theo quy định tại văn bản266/EVN- HĐTV nêu trên Tính đến thời điểm 01/01/2020, mô hình cơ cấu tổ chức

quản lý của Tổng công ty như sau:

- Hội đồng thành viên: 05 người;

- Tổng Giám đốc (kiêm nhiệm thành viên Hội đồng thành viên);

- Các Phó Tổng Giám đốc (05 người), Kế toán trưởng;

- Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên;

- Bộ máy giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc.

2.1.3.2 Đối với mô hình các Ban chức năng khối cơ quan

Tính đến thời điểm 01/01/2020, khối cơ quan Tổng công ty có 02 Ban tham

mưu thuộc Hội đồng thành viên và 15 Ban chuyên môn, nghiệp vụ, trong năm 2020Tổng công ty sẽ tiến hành thực hiện giải thể Ban Kiểm tra Giám sát mua bán điệntheo như quy định tại Quyết định 19 của EVN

2.1.3.3 Đối với mô hình các don vị trực thuộc

Hiện tại trong Tổng công ty có 38 đơn vị trực thuộc: Gồm: 30 Công ty Điện

lực quận/huyện/thị xã; 08 Don vị trực thuộc khác: Công ty Công nghệ thông tin

Điện lực Hà Nội; Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội; Trung tâm Chăm

34

Trang 39

sóc khách hàng; Công ty Thí nghiệm điện Điện lực Hà Nội; Công ty Lưới điện cao

thế thành phố Hà Nội; Công ty Dịch vụ Điện lực Hà Nội; Ban Quản lý dự án Lướiđiện Hà Nội; Ban Quản lý dự án Phát triển điện lực Hà Nội.

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội có 01 Công ty con do Tổng công ty nam cô

phan chi phối là: Công ty Cé phan Đầu tư xây dựng và phát triển điện lực Hà Nội

(EVNHANOI EDC), Tỷ lệ chi phối: 51,36%.

BAN TỔNG HỢP

BAN KIỂM TOAN NỘI BỘ VÀ G.SÁT T.CHÍNH

y Công nghệ thông tin Công ty con là CTCP do Tổng công ty Điện

lực TP Hà Nội sở hữu cổ phan chi phối:ố phần Đầu và Phát triển

Điện lực Hà Nộià Nhân sự

chính và Kế toán

Thí nghiệm điện Điện lu

lý dau tư 8 Công ty Điện lực Ð Lưới điện cao thế thành

(Nguôn: Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng công ty điện lực thành pho Hà Nội)

2.2 Khái quát quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệpCông tác tô chức thực hiện VHDN tại EVNHANOI được thực hiện theo chỉ

đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam xuống Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, và

35

Trang 40

từ đây triển khai xuống các đơn vi trực thuộc Với mô hình làm việc theo hệ thốngcông ty mẹ con, giúp cho công tác xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện VHDN cótính đồng bộ, thông tin chi đạo cũng như thực hiện có tính nhất quán Dé thay rõđược quá trình xây dựng và tô chức thực hiện VHDN tai EVNHANOI, tác giả đãtiền hành nghiên cứu theo từng giai đoạn

Giai đoạn 1 (năm 2010 - 2013): Dưới sự chỉ đạo của EVN, năm 2010 là năm

bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng VHDN của ngành Điện lực Thời gian nàyEVNHANOI tập trung xây dựng nền tảng pháp lý cho VHDN: như thành lập BCDVHDN từ Tổng công ty cho tới các đơn vị trực thuộc; biên soạn “Số Tay chấtlượng” “Bộ tài liệu văn hóa EVNHANOI” Triển khai phổ biến, tuyên truyền, xâydựng nội dung để cụ thể hóa tài liệu Văn hóa EVNHANOI Đánh giá thực trạngviệc triển khai xây dựng VHDN các don vi.

Giai đoạn 2 (năm 2014 - 2015): công tác VHDN của EVNHANOI được triểnkhai mạnh các nội dung cụ thé có hệ thong từ EVN đến EVNHANOI va các đơn vitrực thuộc Xây dựng Quy định Ban hành “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, chamđiểm thực thi VHDN”.

Giai đoạn 3 (từ năm 2016 đến nay): công tác triển khai VHDN của

EVNHANOI và các đơn vị bám sát với định hướng xây dựng văn hóa của EVN

theo hướng phục vụ vì doanh nghiệp và người dân Hàng năm, EVN ban hành kế

hoạch lớn, từ đó EVNHANOI thực hiện với các nội dung, chương trình, hoạt động

thực thi VHDN phù hợp với các cặp giá trị cốt lõi trong Tài liệu Văn hóa EVN, gópphần hoàn thành các nhiệm vụ theo chủ đề năm, chỉ tiêu của kế hoạch năm của toànTập đoàn, đồng thời hướng đến kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của EVN.2.3 Biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại TổngCông ty Điện lực Thành phố Hà Nội

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tìm hiểu thấy EVNHANOI dưới sự chỉ

đạo của EVN qua từng giai đoạn đã xây dựng mô hình tổ chức thực hiện Văn hóa

một cách cụ thể mang tính có hệ thống và đầu tư nhằm duy trì phát huy và lan tỏa

sâu rộng Văn hóa ngành điện tới CBCNV trong cơ quan Điều này thé hiện qua việc

xây dựng các văn bản quy định về Văn hóa Doanh nghiệp; thành lập Ban chỉ đạo

VHDN từ đó xây dựng các chương trình hoạt động thực tế nhằm việc thực thi

VHDN có hiệu quả Như vậy, các biện pháp xây dựng VHDN của EVNHANOI chủ

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.45 ánh giá Biéu tượng/Logo EVNHANOI - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Bảng 2.45 ánh giá Biéu tượng/Logo EVNHANOI (Trang 9)
Hình 1.1. Sơ đồ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Hình 1.1. Sơ đồ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp (Trang 20)
Hình 1.2. Mô hình tảng băng văn hóa doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Hình 1.2. Mô hình tảng băng văn hóa doanh nghiệp (Trang 20)
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Tong công ty điện lực Thành phố Hà Nội - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Tong công ty điện lực Thành phố Hà Nội (Trang 39)
Hình và ZOOMCloud Meetings, - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Hình v à ZOOMCloud Meetings, (Trang 58)
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá về sứ mệnh, mục tiêu, chính sách - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá về sứ mệnh, mục tiêu, chính sách (Trang 60)
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá về sự phân quyền, làm việc nhóm - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá về sự phân quyền, làm việc nhóm (Trang 60)
Hình .. Logo của EVN - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
nh . Logo của EVN (Trang 74)
Hình anh Ho sơ hệ thống nhận diện thương hiệu EVNHANOI - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Hình anh Ho sơ hệ thống nhận diện thương hiệu EVNHANOI (Trang 76)
Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá Câu khẩu hiệu/Slogan EVNHANOI 2.5.2.3.  Cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan. - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá Câu khẩu hiệu/Slogan EVNHANOI 2.5.2.3. Cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan (Trang 77)
Hình ảnh làm việc của CBCNV Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội - Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và Tổ chức thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội
nh ảnh làm việc của CBCNV Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN