1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Thành ủy Thủ Dầu Một

156 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Tuấn Tú

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHONG

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Tuấn Tú

Chuyên ngành: Quản trị văn phòng

Mã số: 8340406 01

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI VAN PHONG

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

TS Cam Anh Tuấn

HÀ NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Cam Anh Tuấn.

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu

khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này làtrung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi xin chịu tráchnhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội ngày — tháng — năm 2022

HỌC VIÊN

Phạm Tuấn Tú

Trang 4

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - SG c1 2211321111131 1111111111111 E11 ry 8

6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ¿+ s+2x2E£EESEEEEEE2E122127171711211 111 87 Bố cục luận VAN veceececsesseessessesssessessessecsusssessessecsuessessessesssessessessesssessessessesssetses 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG VA TO CHỨC THỰC HIỆN

QUY CHE VĂN HÓA CÔNG SỞ - + E2 E211211111211211 11.111 14

1.1 Lý luận chung về văn hóa công Sở 2 +¿©+©++x++E++2E++rx+zrxezrxerseee 14ITNN‹,.-:tdds 141.1.2 Đặc điểm và cấu trúc của văn hóa CON SỞ - 2 252 s+cs+ecseẻ 181.1.3 Vai trò của văn hóa CONG SỞ ch Hư 21

1.2 Khái quát về Quy chế văn hóa công SỞ - 2 2 22 E£+E£+E++£E+Exe+Ezzxeerxee 221.2.1 Khái niệm Quy chế văn hóa CONG SỞ -+2:©c©ce+cc+rerterterreersee 22

1.2.2 Vai trò của Quy chế văn hóa CONG SỞ HS HH hiệt 241.2.3 Cau trúc của Quy chế văn hóa CON SỞ -©5+©5z+ce+cs+c+ccxe+escsee 251.3 Khái quát về xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở 27

1.3.1 Mục đích và yêu cầu của việc xây đựng và tổ chức thực hiện

Quy chế văn hóa CONG SỞ -5:-5£S£*SE‡EEE‡EEEEEEEEEEE2E111211211111211111211111 211tr 27

1.3.2 Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa CONG SỞ 28

1.3.3 Trách nhiệm của Van phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện

Quy chế văn hóa CON SỞ 2-5-5: 5£S£‡EEE‡EEEEEEEEEEEE1211211211127121121111111 11 1 ty 30Tid két Chwong 008980880666 s ,.H,A 32

Trang 5

Chương 2 XÂY DỰNG QUY CHE VĂN HÓA CÔNG SỞ

TẠI THÀNH UY THỦ DẦU MỘTT 2s s°sssssssssezssesssessecsse 33

2.1 Khái quát về Thành ủy Thủ Dầu Một và Văn phòng Thành ủy Thủ Dầu Mội 33

2.1.1 Thành ủy Thi Dầu jMỘI 2-5255 SESE‡EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrrrrkered 332.1.2 Văn phòng Thành úy Thủ Dầu MOt cvsessccscssesssssssvessssecssesssessssessseessessseessseee 352.2 Cơ sở pháp ly và thực tiễn của việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở

tại Thành ủy Thủ Dầu MỘP 2- 2£ ©£+EEE£2EE£+EEEtEEEESEEEEEEEEEEECEEEEEEEErrkerrree 38

2.2.1 Thực hiện các quy định về xây dựng văn hóa công sở -. - 382.2.2 Xuất phát từ thực trang văn hóa công sở tại Thanh ủy Thủ Dau Một 422.2.3 Quan diém cua CB, CC và các doi tượng liên quan về nội dung của

Quy chế văn hóa công sở tại Thành ủy Thủ Dâu NMột -c5c©5c+cccsec 592.3 Quy trình xây dựng Quy chế văn hóa công sở tại Thanh ủy Thủ Dau Một 692.4 Cấu trúc và nội dung Quy chế văn hóa công sở áp dụng tại Thành ủy

0018001011075 7I2.4.1 Cau trúc Quy chế văn hóa công sở áp dụng tại Thành ủy Thủ Dau Một 71

2.4.2 Nội dung Quy chế văn hóa công sở áp dung tại Thành ủy Thủ Dau Một 71Tid Ket CNUONG 070900NNNNnA 74Chuong 3 TO CHUC THUC HIEN QUY CHE VAN HOA CONG SO

TẠI THÀNH UY THỦ DAU MỘT 2-22 sc++x++E+2EE+2EEEEEerEtsrxerrkerrree 75

3.1 Quy trình thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại Thành ty . 753.2 Tổ chức tập huấn văn hóa công sở và hướng dẫn thực hiện Quy chế

VAN NGA 8v0:158U PVC Aaaađaầđii - 84

3.3 Kết hợp đánh giá cán bộ, công chức, người lao động thuộc Thành ủy

với việc mức độ chấp hành Quy chế văn hóa công SỞ . 2 2 2 22 2z: 85Tid két CHWONG 8.0808 9Nnnn8806s H 89

0009001755 90DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 2s ss©sse©sseessesse 91

10080091 PHU LUC 2A coeesccssesssesssessssssesssesssessssssecssessssssssssessusssessesssessusssssssecssessseesessseesseess -15-PHU LUC 2B 2-2222 2EE 2 E9211271122121127112712211211111 21121111111 cre -24-

Trang 7

-1-DANH MỤC TU VIET TAT

STT | Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủOl CB, CC cán bộ, công chức02 |TDM Thủ Dầu Một

03 VHCS văn hóa công sở

Trang 8

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Tác giả chọn đề tài đề “Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công

sở tại Văn phòng Thành ủy Thủ Dau Một” vì những lý do sau:

Thứ nhất, công sở là nơi CB,CC, viên chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyếtnhững công việc liên quan đến công dân, với các cơ quan hữu quan, đồng cấp và cấp

trên, cấp dưới Đối với những công sở có trụ sở được trang bị hiện đại thì cũng chỉ

đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, còn yếu tô quan trọng nhất vẫnlà con người Do vậy, bên cạnh những yếu tổ mang tính chuyên môn, kỹ thuật tác

động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức trong xã hội thì

yêu tố văn hóa trong các công sở giữ một vai trò rất quan trọng Môi trường làm việc,thái độ phục vụ cũng như cách thức giao tiếp, ứng xử đối với các cá nhân, tổ chứctrong xã hội của đội ngũ CB,CC, viên chức sẽ tạo nên bầu không khí bình đăng théhiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan trong hệ thống chính trị với các cá nhân, tổchức tạo nên nét đẹp văn hóa của một nên pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong thực tiễn chúng ta có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi những câu chuyện,

thái độ, hành vi, hình ảnh, ấn tượng thuộc phạm trù khái niệm “văn hóa công sở”.

Khái niệm này càng ngày càng trở nên quen thuộc bởi nó luôn được nhắc đi nhắc lạitrên hầu hết các kênh thông tin từ internet, báo mạng, báo giấy, báo hình đến nhữngbiển thông báo, nội quy, quy định trong các cơ quan, tô chức Tuy nhiên, ở nước tahiện nay nếu dé tâm quan sát, chúng ta sẽ nhận thấy trong những nội dung phản ánhvề VHCS thì phần lớn nghiêng về chê nhiều hơn khen, cảnh báo nhiều hơn cổ vũ.Từ những câu chuyện đơn giản phản ánh thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc vô cảmcủa một hoặc một số CB,CC, viên chức ở một cơ quan, tô chức, đơn vị nào đó khinhững CB,CC, viên chức này thực thi nhiệm vụ, công vụ, cho đến những nhận định,đánh giá hoặc quy kết nghiêm trọng và phức tạp hơn đối với cả một phân hệ hoặcmột hệ thống cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam Những nhận định, đánhgiá và suy nghĩ nêu trên lâu dần trở thành niềm tin và quan điểm của một bộ phậnngười dân Việt Nam, khi kết hợp với những yếu tố khác, chúng tạo nên sự xung độttrực diện giữa Nhà nước với một bộ phận người dân, tạo nên những hệ lụy nghiêm

Trang 9

trọng cho xã hội Việt Nam Do đó, dưới góc độ khoa học cần thiết phải làm rõnhững van dé có liên quan đến thực trạng VHCS ở Việt Nam hiện nay, giúp nhậnthức đúng đắn về những vấn đề liên quan VHCS, từ đó có những biện pháp thíchhợp nhằm giải quyết tận gốc những vấn đề đã nêu ở trên.

Thứ hai, Văn phòng Thành ủy TDM (tỉnh Bình Dương) là cơ quan tham

mưu, giúp việc cho Thành ủy TDM, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường

vụ và Thường trực Thành ủy trong tô chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo,phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc Thanh uy; là trung tâm thôngtin tong hợp phục vu sự lãnh dao, chỉ đạo của Thanh uỷ; trực tiếp quản lý tài san, tàichính cua Thanh uy và bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động của Thành ủy,

Ban Thường vu, Thường trực Thành uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc Thanh

uỷ Trong thời gian qua Văn phòng đã tô chức thực hiện văn hóa công sở trong hoạtđộng của mình và đã đạt được nhiều kết quả nhất định Tuy nhiên, quá trình triển

khai chỉ dừng lại ở những văn bản quy định, nội quy hoặc thông báo riêng lẻ; công

tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện văn hóa công sở chưa thường xuyên dẫn đếntình trạng một số CB,CC trong giao tiếp ứng xử chưa được đúng mực, giờ giấc làm

việc chưa đảm bảo, làm việc riêng trong các cuộc họp, trang phục không phù hợp

khi đến công sở, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, chưa giữ vệ sinh chung Thực trạng này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng của Văn phòng Thành ủy nói riêng, Thành ủy TDM nói chung Do đó, cầnthiết phải có những nguyên cứu để phân tích thực trạng VHCS, chỉ ra những hạnchế, bat cập và nguyên nhân của những hạn chế, bat cập trong thực hiện VHCS tại

Văn phòng Thành ủy, qua đó có những đề xuất thích hợp góp phần khắc phục các

hạn chế, bất cập.

Thứ ba, thông qua việc tông thuật lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy đếnthời điểm hiện tại chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ

thong va chuyén sau vé van dé VHCS tai cac co quan, tô chức thuộc hệ thống tổ

chức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Văn phòng Thành ủy TDM nóiriêng Do đó, việc nghiên cứu vấn đề “Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế vănhóa công sở tại Văn phòng Thành ủy TDM” là việc làm cần thiết.

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng VHCS tại Văn

phòng Thành ủy TDM, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm xây dựngvà tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Thành ủy TDM.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé hoàn thành các mục tiêu trên, cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày, phân tích các cơ sở lý luận và pháp lý về VHCS; trình

bay, phân tích các cơ sở lý luận và pháp lý về xây dựng và tổ chức thực hiện Quychế VHCS.

Thứ hai, khảo sát, phan tích, nhận xét, đánh giá thực trạng VHCS tại Thànhủy TDM; khảo sát, phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng xây dựng và tô chức

thực hiện Quy chế VHCS tại Thành ủy TDM.

Thứ ba, đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế, bat cập tổn tại trong thựctiễn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế VHCS tại Thành ủy TDM.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề có liên quan đến việc

xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế VHCS tại Thành ủy TDM.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất, phạm vi về nội dung: Tuy tên đề tài là “Xây dựng và tổ chứcthực hiện Quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Thành ủy TDM”, nhưng ở đâynội dung nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu việc xây dựng và tô chức

thực hiện Quy chế VHCS tại Thành ủy TDM Trong trường hợp nảy, Văn phòng

Thành ủy TDM được xem là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Thành ủyTDM và đóng vai trò là chủ thé có trách nhiệm chính trong việc tham mưu và giúpThành ủy TDM xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế VHCS áp dụng tại Thànhủy TDM.

Thứ hai, phạm vi về không gian và thời gian: các nghiên cứu khảo sát được

tiễn hành trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến tháng 6/2022 và thực hiện tại Trụsở Thành ủy Thành phố TDM.

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng của Hồ Chí

Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa.5.2 Phương pháp cụ thể

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Các tài liệu sách, tạp

chí, các báo cáo khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và xuất

bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn Phương pháp này chủ yếuđược sử dụng tại mục tổng thuật lịch sử nghiên cứu vấn đề (Phần mở đầu) và hầu

hết các tiéu mục trong Chương | của luận văn.

- Phương pháp hệ thống hóa, tổng quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối

chứng với thực tiễn và tư duy hệ thống được sử dụng dé tổng kết các quan điểm,

quan niệm về hệ thống cơ sở lý luận đối với VHCS, Quy chế VHCS (Chương ]),

xây dựng các giải pháp cho việc tổ chức thực hiện Quy chế VHCS (Chương 3).

- Phương pháp điều tra xã hội học Theo đó, chúng tôi phát 40 phiếu khảo sát

CB,CC, viên chức và người lao động làm việc tại Văn phòng Thành ủy TDM và các

cơ quan tham mưu của Thành ủy; 40 phiếu khảo sát đối với những người đến liên

hệ công tác tại Văn phòng Thành ủy TDM.

6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thông qua việc khảo cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề VHCS và Quy

chế VHCS cho thay những công trình khoa học sau đây có thé xem là liên quan đếnvân đề nghiên cứu của luận văn:

Thứ nhất, nhóm giáo trình và sách chuyên khảo Qua khảo cứu chúng tôichưa thấy có cuốn giáo trình hoặc sách chuyên khảo nào nghiên cứu có hệ thống

vào chuyên sâu về vấn đề VHCS và Quy chế VHCS Thay vào đó có một số giáo

trình và sách chuyên khảo có liên quan đến một hoặc một số khía cạnh của VHCS.

Cụ thé:

- Tran Ngoc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Ha Nội.Đây là công trình khoa học nổi tiếng của GS.TSKH Tran Ngọc Thêm, sách được thiết

Trang 12

kế thành 06 chương, tương ứng với 06 van đề lớn, gồm: (i) Văn hóa học và Văn hóaViệt Nam; (ii) Van hóa nhận thức; (iii) Văn hóa tổ chức đời sống tập thé; (iv) Vănhóa tổ chức đời sống cá nhân; (v) Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; (vi) Vănhóa ứng xử với môi trường xã hội Sách tuy không có mục nào đề cập trực tiếp đếnvấn đề VHCS, nhưng kiến giải, phân tích và đánh giá về văn hóa nói chung, Văn hóaViệt Nam nói riêng trong sách là cơ sở để chúng tôi nhận thức và làm rõ những vấn

đề mang tính chất là cơ sở lý luận đối với VHCS và Quy chế VHCS.

- Huỳnh Văn Thới (chủ biên) (2016), Văn hóa công vụ ở Việt Nam, thực trạng

và những vấn dé đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nội dung của cuốn sáchtập trung vào nghiên cứu hệ thông hóa các vấn đề lý luận về văn hóa công vụ, làm rõnội hàm khái niệm văn hóa công vụ, cấu trúc, đặc điểm, nội dung của văn hóa côngvụ; Phân tích vai trò của văn hóa công vụ đối với tổng thé hoạt động của nền công vụ;

Phân tích, luận giải cơ sở hình thành văn hóa công vụ, các nhân tố tác động đến văn

hóa công vụ; Đánh giá thực trạng văn hóa công vụ ở Việt Nam trong các cơ quan Nhà

nước ở Trung ương và Địa phương, của chính quyền ở đô thị và nông thôn, của các

nhóm CB,CC, chỉ ra những giá tri tích cực, những giá tri cần kế thừa, phát triển vànhững hạn chế, yếu kém cần khắc phục; Luận giải những vấn đề lớn đang đặt ra đối

với văn hóa công vụ Việt Nam; Xây dựng định hướng, khung giá trị, tiêu chí phát

triển văn hóa công vụ Việt Nam; Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển văn hóacông vụ Việt Nam Văn hóa công vụ và VHCS tuy không phải là một, nhưng chúngcũng không hoàn toàn tách rời nhau Do đó, những nội dung trong cuốn sách nêu trên

cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng tôi có những đối chiếu cần thiết khi

nghiên cứu về thực trạng VHCS tại Văn phòng Thành ủy TDM.

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ, luận văn thạcsĩ Qua khảo cứu chúng tôi thấy có những công trình khoa học sau đây có liên quan

đến đề tài nghiên cứu của luận văn Cụ thé:

- Nguyễn Thi La (2019), Quản lý xây dung văn hóa nhà trường tai Học viện

Hành chính Quốc gia, Luận án tiễn sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Khoa học xã hội

-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội Nội dung của luận án được kếtcau thành 04 chương, gồm: (i) Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý xây dựng

Trang 13

văn hóa nhà trường của Trường Đại học, Học viện; (ii) Cơ sở lý luận về quản lý xâydựng văn hóa nhà trường của Trường Đại học, Học viện; (iti) Kết quả nghiên cứuthực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính Quốc gia;(iv) Giải pháp hoàn thiện quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hanhchính Quốc gia Tuy giữa Học viện Hành chính Quốc gia và Văn phòng Thành ủyTDM có nhiều điểm khác biệt cơ bản, nhưng những nội dung trong luận án có giátrị tham khảo rất hữu ích cho luận văn trong việc làm rõ cấu trúc của VHCS, cũngnhư cách thức dé khảo cứu thực trạng VHCS tại một công sở cụ thể.

- Đoàn Nguyễn Mỹ Anh (2015), Xây dựng và phát triển văn hóa công sở tạiSở Lao động, Thương bình và Xã hội tinh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Quản trịkinh doanh - Chương trình định hướng thực hành, Trường Đại học Kinh tế - Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 03

chương, gồm: (i) Cơ sở lý luận chung về văn hóa tô chức; (ii) Thực trạng văn hóa tô

chức tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tinh Hải Dương: (iii) Một số giảipháp nhằm xây dựng và phát trién văn hóa tổ chức tại Sở Lao động, Thương binh vàXã hội tỉnh Hải Dương Tác giả luận văn cho rằng văn hóa công sở và văn hóa tổchức là hai khái niệm tương đồng với nhau, do đó du tên dé tài là văn hóa công sở,những trong luận văn tác giả chủ yếu chỉ sử dụng khái niệm văn hóa tổ chức.Những thông tin của luận văn liên quan đến thực trạng văn hóa tổ chức tại Sở Laođộng, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cung cấp những thông tin hữu íchmang tính so sánh khi chúng tôi nghiên cứu về thực trạng VHCS tại Văn phòng

Thành ủy TDM.

- Lê Thị Thu Hiền (2016), Thực hiện văn hóa giao tiếp tại Văn phòng Đăng

kỷ đất đai Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia,Hà Nội Nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 03 chương như sau: (i) Cơ

sở lý luận văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức; (ii) Thựctrạng thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà

Nội; (iii) Nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn

phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Văn hóa giao tiếp là một nội dung rất quan trọngcủa văn hóa công sở, do đó các phân tích liên quan đên nội dung và thực trạng văn

10

Trang 14

hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội có giá trị thamkhảo mang tính so sánh khi nghiên cứu về thực trạng ứng xử của CB,CC tại Văn

phòng Thành ủy.

- Trịnh Thị Huyền Mai (2017), Văn hóa công sở tại các trường dao tao, bồidưỡng CB,CC thuộc các Bộ, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chínhQuốc gia, Hà Nội Nội dung của luận văn được thiết kế thành 03 chương như sau:

(i) Cơ sở khoa học về văn hóa công sở tại các trường dao tạo, bồi dưỡng CB,CC;

Gi) Thực trạng văn hóa công sở tại các trường đảo tạo, bồi dưỡng CB,CC thuộc các

bộ; (ii) Giải pháp xây dựng văn hóa công sở tại các trường dao tạo, bồi dưỡngCB,CC thuộc bộ Một số nội dung như các yếu tố ảnh hưởng đến VHCS hoặc thựctrạng VHCS tại các trường đào tạo, bồi dưỡng CB,CC thuộc bộ cung cấp nhữngthông tin có giá tri mang tính so sánh khi chúng tôi nghiên cứu những van đề tương

đương trong luận văn.

- Đặng Thị Thu Hiền (2018), Văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyénhình Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại học sư phạm nghệ

thuật Trung ương, Hà Nội Nội dung của luận văn được thiết kế thành 03 chương

như sau: (i) Khái quát về xây dựng văn hóa công sở và tổng quan Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng; (ii) Thực trạng xây dựng văn hóa công sở tại Dai Phátthanh - Truyền hình Hải Phòng: (iii) Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóacông sở tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng Một số nội dung trong côngtrình, như vấn đề trang phục và bài trí văn hóa công sở tại Đài Phát thanh - Truyền

-hình Hải Phòng là những thông tin tham khảo mang tính so sánh khi chúng tôi

nghiên cứu những vấn đề tương đương tại Văn phòng Thành ủy TDM.

Thứ ba, nhóm các bài báo khoa học (đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo) Qua khảocứu cho thấy có những bài báo khoa học sau đây có liên quan đến đề tài luận văn:

- Phạm Văn Giang (2011), Văn hóa công sở trong bối cảnh truyền thông da

phương tiện, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, 2011, Số 12, tr.20-22 Nội dungbài báo đề cập đến văn hóa công sở trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện phát

triển mạnh mẽ và việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử Tuy đã được viếtcách nay hơn 10 năm, nhưng nhiều nội dung trong bài báo vẫn có giá trị tham khảo

11

Trang 15

khi nghiên cứu văn hóa công sở trong sự thay đổi về phương thực giao tiếp giữa

người dân với chính quyền.

- Trịnh Đức Thảo (2011), Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhànước nhìn từ góc độ pháp lý, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, Bộ Tư pháp, 2008, Số10 (199), tr 7 - 11 Bai báo được thực hiện cách nay hơn 10 năm, tuy nhiên nhiều

nội dung trong bài báo vẫn có giá trị tham khảo, đặc biệt là việc phân tích các nội

dung thuộc về cau trúc của Quy chế VHCS.

- Hà Quang Thanh (2015), Thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan hànhchính nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015,Số 228, tr 40 - 42 Bài báo đề cập đến thực trạng thực hiện các nội dung về vănhóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, do đó chúng có giá trị thamkhảo hữu ích đối với chúng tôi khi nghiên cứu thực trạng VHCS tại Văn phòng

Thành ủy TDM.

- Trương Thị Lan Anh (2018), Thực trạng và giải pháp thực hiện văn hóacông sở tại Trường Cao dang Sơn La, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kỳ 1 tháng

5/2018, tr.111-114 Nội dung của bài báo đề cập đến những van dé liên quan đến

việc thực hiện văn hóa công sở tại Trường Cao đăng Sơn La như vấn đề về xây

dựng quy chế làm việc, về bài trí công sở và nơi làm việc, về trang phục và lễ phục,

về giao tiếp trong công sở Trên cơ sở việc phân tích thực trạng, tác giả đề xuất 05giải pháp dé nâng cao hiệu quả việc thực hiện văn hóa công sở tại Trường Cao dangSơn La Một số phân tích và đề xuất trong bài báo có giá trị tham khảo hữu ích chochúng tôi khi nghiên cứu thực trạng văn hóa công sở tại Văn phòng Thành ủy TDM.

Như vậy, trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đềtài luận văn, chúng tôi thấy còn các khoảng trống nghiên cứu sau đây có thể khaithác: (i) Các van đề liên quan đến VHCS va Quy chế VHCS trong các cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, bởi khảo cứu cho thấy chưa có công trình nào nghiêncứu những van dé này trong các cơ quan của Dang; (ii) Các van đề liên quan đến

về xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế VHCS, bởi qua khảo cứu cho thấy hầu

hết các công trình chỉ đề cập đến các khía cạnh VHCS mà không đề cập một cáchcó hệ thống và chuyên sâu về Quy chế VHCS; (ii) Các vấn đề liên quan đến

12

Trang 16

VHCS tại Văn phòng Thành ủy TDM nói riêng và Thành ủy TDM nói chúng, bởiqua khảo cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về VHCStại 02 chủ thé vừa nêu Như vậy, việc nghiên cứu tài đề “Xây dung và tổ chức thựchiện Quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Thành ủy TDM” là việc làm cầnthiết và không trùng lắp với các công trình có liên quan đã có từ trước khi thựchiện dé tài luận văn.

của quy chế VHCS; cơ sở lý luận về xây dựng và tô chức thực hiện quy chế VHCS;

đây là cơ sở cho chương 2 nhằm làm rõ quy định về xây dựng quy chế VHCS, cũngnhư cách thức và quy trình xây dựng quy chế VHCS.

Chương 2: Xây dựng Quy chế VHCS tại Thành ủy TDM.

Trên cơ sở cách thức và quy trình tại chương I, tác giả xây dựng quy chế

VHCS thông qua các phương pháp, cách thức, quy trình, khảo sát, đánh giá và phân

tích dữ liệu để ban hành quy chế VHCS.

Chương 3: Tổ chức thực hiện Quy chế VHCS tại Thành ủy TDM.

Trên cơ sở xây dựng và ban hành quy chế VHCS, tác giả trình bày và phântích các giải pháp dé tô chức thực hiện quy chế VHCS cho cán bộ, công chức và

người lao động thiết thực hiệu quả tại các cơ quan tham mưu của Thành ủy.

13

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG VA TO CHỨC THỰC HIỆN

QUY CHE VAN HÓA CÔNG SỞ

1.1 Lý luận chung về văn hóa công sở1.1.1 Khai niệm

Đề hiểu được khái niệm văn hóa công sở (VHCS) thì trước hết cần hiểu đượcnội hàm của khái niệm văn hóa và khái niệm công sở.

Thứ nhất, vẻ khái niệm văn hóa Qua tìm hiểu cho thay hiện có rất nhiều

định nghĩa về khái niệm văn hóa Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm thì “vào năm

1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A Kroeber và C Kluckhohn đã viết một cuốnsách chuyên bàn về các định nghĩa văn hóa nhan dé: Văn hóa - tổng luận phê pháncác quan niệm và định nghĩa (Culture: a critical review of concepts and

definitions), trong đó đã dan ra va phân tích 164 định nghĩa về văn hoá Trong lan

xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa văn hoá đã tăng lên đến trên200 Còn hiện nay thì số lượng định nghĩa về văn hóa khó mà biết chính xác được:

có người bảo là 400, có người nói là 500, lại có người quả quyét rang ching lén

đến con số nghin ”[26] Thực trạng này cho thấy văn hóa là một van dé đa diện va

ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.

Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hopcủa mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinhra nhăm thích ứng với nhu cau đời sông và doi hỏi cua sự sinh tổn”[9]), hoặc định

14

Trang 18

nghĩa nêu đặc trưng (vi dụ như định nghĩa văn hóa của Từ điển tiếng Việt: “Van

hóa là tổng thé nói chung những giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạora trong quá trình lịch sử; những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầuđời sống tinh than; tri thức, kiến thức khoa học; trình độ cao trong sinh hoạt xã hội,biểu hiện của văn mỉnh ”[30, tr.1396]; hoặc định nghĩa văn hóa của Tổng Giám

đốc UNESCO, ông Federico Mayor Zaragoza trong bài phát biểu tại lễ phát độngThập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1988 - 1997) của UNESCO ở Paris năm 1998:

“Văn hóa đã phản ánh cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ratrong hiện tại, qua hàng bao thé kỷ nó đã cau thành nên hệ thong các giá trị, truyénthống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắcriêng cua mình”[19, tr.26]; hoặc định nghĩa văn hóa của PGS.TS Vũ Thị Phụng:

“* Jăn ” là tốt, đẹp “Hóa” là tạo dựng, hướng tới, duy trì và chuyến biến Từ đó có

thể hiểu “Văn hóa ” là tạo dựng, duy trì và phát triển những giá trị tốt đẹp”[11]).

Trên cơ sở tìm hiểu một số định nghĩa văn hóa có thể rút ra một số kết luậnsau: (i) Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, các định nghĩa này tiếp cận dưới nhiều

góc độ khác nhau và hầu hết chúng không thống nhất với nhau Điều đó cho thấy

văn hóa là một phạm trù có tính chất bao trùm và đa diện; (ii) Tuy có nhiều địnhnghĩa khác nhau, nhưng chúng ta vẫn có thé nhận diện được văn hóa thông qua sựđồng thuận chung về bản chất của văn hóa là tính người và tính xã hội, văn hóa làsự thé hiện trình độ phát triển của xã hội hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹcua con người.

Trong luận văn này, chúng tôi hiểu khái niệm văn hóa theo định nghĩa củaGS.TSKH Trần Ngọc Thêm vì sự ngắn gọn nhưng hàm chứa nội hàm phong phúđối với khái niệm văn hóa Theo đó, “Van hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị(vật chất và tinh than, tĩnh và động, vật thé và phi vật thể ) do con người sáng taora và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường

tự nhiên và xã hội của mình”[26] Như vậy, hai thành tố quan trọng nhất câu thànhvăn hóa là các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần Những giá trị này do con

người tạo ra chứ không phải có sẵn trong tự nhiên và nó hướng con người đến cácgiá trị chân, thiện, mỹ.

15

Trang 19

Thứ hai, về khái niệm công sở Qua tìm hiểu cho thấy công sở là một kháiniệm được sử dụng khá phổ biến Tuy vậy, nội hàm của khái niệm này chưa đượcxác định một cách rõ ràng và thống nhất Trên cơ sở tìm hiểu các định nghĩa phổbiến về công sở cho thấy có ba khuynh hướng định nghĩa chính sau đây đối với kháiniệm nêu trên: (1) Cho rằng công sở là khái niệm dùng dé chỉ trụ sở của cơ quan, xínghiệp nhà nước [30, tr.264], công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có

tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộckhuôn viên trụ sở làm việc [16, D.70], hoặc cho rằng công sở là khái niệm tươngđương với khái niệm văn phòng, hoặc cho rang công sở là nơi làm việc chung, chủ

yêu dành cho đội ngũ nhân sự có chất xám [11]; (ii) Cho rằng công sở thực chat làmột loại tổ chức và do đó có đặc trưng của một tô chức [10, tr.08], thường là tôchức có tư cách pháp nhân, cụ thể hơn là các pháp nhân công pháp (cơ quan nhanước); (iii) Cho rằng công sở là khái nệm đề chỉ bộ phận hợp thành của bộ máy nhànước được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng quản lýnhà nước hoặc dịch vụ công, đồng thời công sở cũng là khái niệm chỉ trụ sở làm

việc của cơ quan, tổ chức của nha nước [3, tr.182-183] Đây là sự tong hợp của

khuynh hướng (i) và khuynh hướng (11).

Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa đã có đối với khái niệm công sở, đồngthời phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn, chúng tôi cho rằng có théhiểu công sở là khái niệm có tính chất tương đối, dùng dé chi chung về: (i) Các cơ

quan trong khu vực công, có hoặc không có tư cách pháp nhân, nói cách khác

chúng là bộ phận cầu tạo nên hệ thống chính trị ở Việt Nam (Đảng cộng sản ViệtNam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tô chức chính trị - xãhội theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013); Gi) Trụ sở làm việc của cơ quan của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội, đơn vi sự nghiệp

công lập Trong luận văn này, tùy vào ngữ cảnh, khái niệm công sở có thể đượchiểu theo nghĩa (i), cũng có thé được hiểu theo nghĩa (ii) hoặc tổng hợp cả hai

cách hiéu như đã nêu trên.

16

Trang 20

Thứ ba, đối với khái niệm VHCS VHCS là thuật ngữ chuyên ngành và xuấthiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Tuy vậy, hiện vẫn chưa có địnhnghĩa chính thức hoặc mang tính thống nhất cao đối với thuật ngữ này PGS.TS

Trịnh Đức Thảo cho rằng: “Van hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

là tổng hợp các quy phạm pháp luật về trang phục, giao tiếp và ứng xử của

CB,CC, viên chức khi thi hành nhiệm vụ và bài trí văn hóa công sở tại cơ quanhành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm bảo

đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà

nước; đồng thời, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CB,CC, viên chức

trong hoạt động công vụ hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CB,CC, viên chức

có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” [24, tr.07].Trong khi đó PGS.TS Vũ Thi Phung có định nghĩa tương đối khác biệt với định

nghĩa nêu trên khi cho rang: “VHCS là tổng hoà những giá trị hữu hình và vô

hình, bao gom trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản li, môi trường

-cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếpứng xử của cán bộ công chức nhằm xây đựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt

động dung pháp luật và hiệu qua cao” [21] Như vậy, trong định nghĩa của mình,

PGS.TS Vũ Thị Phụng đã gián tiếp khăng định VHCS không chỉ bó hẹp trongphạm vi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, hay thậm chí rộng hơnlà các cơ quan nhà nước, nhưng thay vào đó VHCS tồn tại trong các hoạt động củacác chủ thể thực thi công vụ, mà tiêu biểu là CB,CC.

Như vậy, trên cơ sở những cách hiểu nêu trên về VHCS, trong luận văn này

chúng tôi hiểu: VHCS là thuật ngữ được sử dụng dé chỉ toàn bộ các giá trị vật chấtvà tỉnh thân hình thành, tôn tại và phát triển trong quá trình hình thành và pháttriển của các cơ quan trong hệ thong chính trị Việt Nam Qua đó hướng các thành

viên trong mỗi cơ quan, cũng như các chủ thể khác trong xã hội đến các giá trị

chân, thiện, mỹ, góp phan tạo lập, duy trì và củng cô một xã hội hài hoà về lợi íchvà day tính nhân văn trong thái độ, hành vi giữa những chủ thể đại diện cho quyénlực công với các chủ thể khác trong xã hội.

17

Trang 21

1.1.2 Đặc điểm và cấu trúc của văn hóa công sở

Thứ nhất, về đặc điển của VHCS Đặc điểm là nét riêng biệt [30, tr.369],vậy đặc điểm của VHCS là những nét riêng biệt của VHCS, qua đó giúp nhận diệnVHCS Trên cơ sở cách hiểu đối với thuật ngữ VHCS đã nêu tại mục 1.1.1 có théthấy VHCS có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, chủ thé tạo ra các giá tri VHCS và thực hiện VHCS là những chủ théđặc biệt trong xã hội Khái niệm công sở như đã đề cập, được dùng dé chỉ về các cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tô chức chính trị - xã hội Dođó, chủ thé thực hiện VHCS chính là các CB,CC, viên chức và những người làmviệc theo chế độ hợp đồng trong các cơ quan nêu trên Trừ viên chức là nhữngngười làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, mà việc thực hiện nhiệm vụ

không mang yếu tố công vụ, tức là mang yếu t6 quyền lực công và dé thực thi

quyền lực công, thì CB,CC theo quy định của Luật CB,CC 2008 là chủ thể thựchiện hoạt động công vụ, tức là chủ thể đại diện cho quyền lực công và thực thiquyền lực công Do đó, họ có sự khác biệt với các chủ thé còn lại trong xã hội Vì

họ có quyền thực thi công vụ, nói cách khác họ đại diện cho quyền lực công, vì vậy

trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong xã hội họ có quyền yêu cầu và các chủ

thé khác có nghĩa vụ phải thực thi, tức là một mối quan hệ bat bình dang Rõ ràng

đây là điểm đặc thù của VHCS, giúp phân biệt VHCS với các loại hình văn hóa

khác và dự báo những khó khăn trong quá trình thực hiện VHCS khi mối quan hệ

giữa những chủ thể có trách nhiệm thực hiện VHCS với “khách hàng” của mìnhthường là mối quan hệ không bình đăng, mang tính quyền lực - phục tùng.

Hai là, ngoài việc thé hiện ban sắc văn hóa dân tộc, VHCS còn thé hiện tônchỉ và bản chất của hệ thống chính tri Việt Nam VHCS được thực hiện bởi các cơquan trong hệ thống chính trị Việt Nam, do đó nội dung của VHCS phản ánh tôn chỉvà bản chất của hệ thống chính trị Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm

ba thành tố sau: (i) Dang Cộng sản Việt Nam; (ii) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; (iii) Các tô chức chính trị - xã hội Theo quy định tại khoản 1 Điều

4 Hiến pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xãhội Trong lời nói đâu, Điêu lệ Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục đích của

18

Trang 22

Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng,

văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và

cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Hiến pháp 2013 tại khoản 1 Điều 2 quy định Nhanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp 2013

quy định các cơ quan nhà nước, CB,CC, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy

phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám

sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham những, lãng phí và mọi biểuhiện quan liêu, hách dịch, cửa quyên.

Ba là, bên cạnh những yếu tố mang tính bản sắc của mỗi cơ quan, VHCS cótính thống nhất tương đối cao Thống nhất trong trường hợp này được hiểu là làmcho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau hoặc có sự phù họp, nhất trí với nhau,

không mâu thuẫn nhau [30, tr.1027] Các cơ quan nhà nước không phải là các cơ

quan phân tán, rời rạc, thay vào đó chúng hợp thành với nhau dé tạo nên một bộmáy thông nhất, có mối quan hệ thứ bậc chặt chẽ Tương tự như vậy, các cơ quan

của Đảng và các tô chức chính trị - xã hội cũng hợp thành những bộ máy thống nhất

hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc Các quy định về VHCS được ban hành bởi các

cơ quan hoặc người có thâm quyền và thường áp dụng chung cho tất cả các cơ quan

trong hệ thống.

Thứ hai, về cấu trúc của VHCS Câu trúc tức là toàn bộ nói chung nhữngquan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thé [30, tr.161] Như vậy,

cấu trúc của VHCS là toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành

phần tạo nên VHCS Tìm hiểu cau trúc của VHCS tức là xác định được các thành tốvà mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành nên VHCS Đề có thé xác định đượccấu trúc của VHCS trước hết cần phải xác định được cau trúc của văn hóa nóichung và văn hóa tô chức nói riêng.

Qua tìm hiểu cho thấy, hiện có ít nhất ba nhóm quan điểm chính về vấn đề

nêu trên, gồm: (¡) Cho rằng cấu trúc của văn hóa gồm hai tầng bậc, giống như mộttảng băng, có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa ở chiều sâu Trong đó, bề mặt

của văn hóa là những thành tố vật chất dé quan sát và dé thay đối Bé sâu của văn

19

Trang 23

hóa là những yếu tố thuộc tinh thần như các giá trị, niềm tin và các ý nghĩa của conngười mà chúng ta khó quan sát hoặc khó thay đổi [12, tr.07-08]; (ii) Cho rằng cautrúc của văn hóa gồm ba tang bậc: (1) Các yếu tố hữu hình - có thé quan sát được;(2) Các giá trị được thể hiện - bao gồm niềm tin, thái độ, cách ứng xử; (3) Các giá

trị cơ bản - bao gồm các yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh, thực tế của tô

chức, hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức [12, tr.08]; (iii) Cho

rang cấu trúc của văn hóa gồm hai thành phan, gồm các yếu tố vật chất va yếu tốtỉnh thần [27].

Có thé thấy ba nhóm quan điểm nêu trên về cơ ban không có nhiều điểmkhác biệt Nhóm quan điểm thứ nhất và nhóm quan diém thứ ba về cơ bản là giống

nhau và chỉ khác ở cách diễn đạt Nhóm quan diém thứ hai khác với hai nhóm quanđiểm còn lại ở chỗ ngoài đề cập đến thành tố giá trị “vật chất” và thành tố giá trị

“tinh thần” còn đề cập đến một thành tố thứ ba, đó là những giá tri ở bề sâu, được

nhận diện thông qua sự linh cảm Về thành tố này chúng ta có thể cảm nhận được,nhưng rất khó xác định.

Riêng về cấu trúc của VHCS, PGS.TS Vũ Thị Phụng cho rằng VHCS có ba

thành tổ (nội dung) cơ bản sau: “(i) Văn hóa nhận thức: Cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp và các thành viên nghĩ, hiểu, định vị về mình như thế nào trong mối tương

quan với cộng đồng, với xã hội; (ii) Văn hóa tổ chức: Cách thức và trình độ của bộ

máy lãnh đạo, quản lý trong việc tổ chức, điều hành của cơ quan, tô chức; (iii) Vănhóa ứng xử: Thái độ và hành vi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cácthành viên trong việc ung xử với môi trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xãhội” [14] Như vậy, PGS.TS Vũ Thị Phụng không tiếp cận cấu trúc của VHCS theocách phân biệt giữa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, thay vào đó là cách tiếpcận dưới góc độ nội dung Với cách tiếp cận độc đáo này, PGS.TS Vũ Thị Phụng đãgóp phần làm sáng tỏ hơn nữa cấu trúc VHCS.

Trên cơ sở của những cách tiếp cận nêu trên đối với cấu trúc của văn hóa nói

chung, văn hóa tổ chức và VHCS nói riêng, trong luận văn này chúng tôi hiểu

VHCS được cau thành nên bởi hai nhóm thành tố cơ bản có mối liên hệ hữu cơ với20

Trang 24

nhau, gồm: (i) Nhóm thành t6 vật chật hoặc các giá trị vật chat, có đặc tính là dễ

quan sát và dé thay đối, chăng hạn như: Biéu tượng; khâu hiệu; bảng hiệu, sơ đồ chỉdan; kiến trúc, cảnh quan; trang thiết bị, phương tiện, trang phục của CB,CC, viênchức ; va (ii) Nhóm thành tế tinh thần hoặc các giá trị tinh than, có đặc tính là khó

quan sát và khó thay đôi, chăng hạn như: Sứ mệnh, tầm nhìn; phương châm, quy

trình, thủ tục làm việc; các nghỉ lễ, nghi thức; những giá trị cốt lõi; phong cách lãnh

đạo, quản lý; tinh thần, thái độ làm việc của CB,CC, viên chức; chuẩn mực giao

tiếp, ứng xử của CB,CC, viên chức; chuẩn mực về đạo đức, lối sống của CB,CC,viên chức; Trong hai thành tố nêu trên, thành t6 vật chất là phần hình thức bênngoài, như phan nổi của tang băng, là sự biểu hiện ra bên ngoài của thành tố tinhthần Thành tổ tinh than là phần bên trong, như phan chìm của tang băng, chỉ phốithành tố vật chat.

1.1.3 Vai trò của văn hóa công sở

Vai trò của VHCS tức là tác dụng, chức năng của VHCS đối với xã hội nóichung, các cơ quan thực hiện VHCS nói riêng N ếu các chuẩn mực VHCS được quyđịnh hợp lý, đồng thời việc thực hiện được tiễn hành một cách nghiêm túc và mangtính thực chất thì VHCS có thê có những tác dụng sau đây:

Thứ nhất, đỗi với các cơ quan trong hệ thống chính trị, VHCS góp phan bao

đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nay Dong thời, góp phần xâydựng phong cách ứng xử chuân mực của CB,CC, viên chức trong hoạt động côngvụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CB,CC, viên chức có phẩm chất đạo đức

tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao VHCS có thé góp phân bảo đảm hiệu

lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị vì VHCS cungcấp một cơ chế hữu hiệu trong việc hình thành các giá trị, chuẩn mực trong thực thicông vụ của CB,CC, qua đó góp phan tạo động lực làm việc, cũng như cung cấp các

chỉ dẫn hữu ích cho CB,CC trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ Năng lực thực thi

công vụ của CB,CC được cấu thành từ ba thành tố sau: Trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ; kỹ năng thực thi công vụ và thái độ trong việc thực thi công vụ Có thêthấy, VHCS tác động trực tiếp đến thành tố thứ ba trong năng lực thực thi công vụcủa CB,CC.

21

Trang 25

Thứ hai, đối với xã hội, VHCS góp phần đảm bảo cho xã hội có nền chínhtrị 6n định, xã hội phát triển hài hòa và day tính nhân văn Vì việc thực hiện tốtVHCS giúp đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thốngchính trị, đặc biệt là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Các cơquan nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cơ bản và tối cần thiết chosự ton tại và phát triển của xã hội, chăng hạn đó là dịch vụ quốc phòng (đảm bảo

hòa bình cho quốc gia), dịch vụ an ninh (đảm bảo quyền con người, quyền công dân

được bảo vệ và khả thi trong thực tiễn), giải quyết các tranh chấp và xung đột, duytrì và thúc đây tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, cung cấphạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường Khi các dịch vụ công nêu trên được cung cấp đầy đủ và có chất lượng rõ ràng sẽ

đảm bảo cho xã hội phát triển ồn định và hài hòa do các mâu thuẫn trong xã hội đã

được giải quyết hoặc không có cơ hội phát sinh để dẫn đến tranh chấp và xung đột.Do đó, nếu VHCS được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc đảmbảo sự 6n định và phát triển hài hòa của xã hội nói chung, sự tồn tại của chế độchính trị hiện hành nói riêng.

1.2 Khái quát về Quy chế văn hóa công sở

1.2.1 Khái niệm Quy chế văn hóa công sở

Dé hiểu rõ thuật ngữ Quy chế VHCS trước hết cần làm rõ khái niệm quy chế.Theo từ điển tiếng Việt, quy chế được hiểu là “tổng thể nói chung những điều quyđịnh thành chế độ để mọi người thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó”

[30 tr.1028] Từ điển Luật học cũng định nghĩa khái niệm quy chế, tuy nhiên định

nghĩa của từ điển Luật học cụ thể hơn so với định nghĩa vừa nêu của từ điển tiếng

Việt Theo đó, quy chế được hiểu là “một văn bản hoặc toàn thé các văn bản cóchứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyên ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành

đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.Cu thé hơn, quy chế thường được ban hành dé quy định những van dé về tổ chức,

hoạt động của một cơ quan, tổ chức, cộng đồng; về thủ tục, trình tự tiễn hành một

hoạt động nghiệp vụ cụ thể, địa vị pháp lý, trách nhiệm, thẩm quyên, phương thức22

Trang 26

tham gia hoạt động chung của một loại đối tượng nhất định” [3, tr.642] Cũng cócách hiểu tương đồng với Từ điển Luật học, nhưng ngắn gọn và thể hiện tínhchuyên biệt hơn, Khoản 8 Điều 4 Quy định số 66-QD/TW của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 06/02/2017 quy định về théloại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng (sau đây gọi tắt là Quy

định số 66-QD/TW) quy định “Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, tráchnhiệm, quyên hạn, chế độ và lê lối làm việc của cấp uy, tổ chức, cơ quan đảng”.

Với ba định nghĩa nêu trên đối với khái niệm quy chế có thể thấy có ítnhất hai cách tiếp cận đối với khái niệm này, và hai cách tiếp cận này không loạitrừ nhau, thay vào đó chúng bổ sung cho nhau dé làm rõ nội hàm của khái niệm.

Cụ thé:

Thứ nhất, tiếp cận dưới góc độ nội dung, quy chế được hiểu là tổng thé các

quy phạm (có thé là quy phạm pháp luật, cũng có thé là quy phạm xã hội) dé điềuchỉnh hành vi của các thành viên trong một hoặc một số tô chức nào đó đối với mộthoặc một số hoạt động nhất định Quy phạm được hiểu là điều quy định chặt chẽ

phải tuân theo [30, tr.1028], đây là cách hiểu khái quát nhất đối với khái niệm quy

phạm Do đó, dé làm rõ cách tiếp cận nêu trên đối với khái niệm quy chế, cần thiết

phải tiếp tục làm rõ thuật ngữ quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội.

Thứ hai, tiếp cận dưới góc độ hình thức, quy chế được hiểu là một hoặc mộtsố văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tô chức,cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lực bắt

buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tô chức thuộc phạm vi điều chỉnh

của quy chế Trong trường hợp này, quy chế được hiểu là văn bản quy phạm phápluật hoặc là văn bản quy phạm nội bộ Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu làvăn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thâm quyền, hìnhthức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2015 Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thâmquyên, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật [18, D.2] Văn bản

quy phạm nội bộ được hiểu là văn bản có chứa quy phạm xã hội, do cơ quan, tô23

Trang 27

chức, cá nhân có thâm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lựcbắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tô chức thuộc phạm vi điềuchỉnh của văn bản.

Như vậy, tong hợp hai cách hiểu nêu trên đối với khái niệm quy chế và phùhợp với phạm vi nghiên cứu, trong luận văn này chúng tôi hiểu: Quy chế VHCS là

văn bản chứa các quy phạm nội bộ của một cơ quan, tô chức dé điều chỉnh các vanđề thuộc cầu trúc của VHCS (các thành tổ thuộc giá trị vật chất và các thành to

thuộc giá trị tinh than) do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên ban hành theothủ tục, trình tự nhất định, có giá trị áp dụng đối với các thành viên cơ quan, tổchức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

1.2.2 Vai trò của Quy chế văn hóa công sở

Vai trò của Quy chế VHCS, tức là tác dụng, chức năng trong sự hoạt động của

Quy chế VHCS đối với sự hình thành, tồn tại và hoàn thiện của VHCS Từ lý luận vàthực tiễn cho thay Quy chế VHCS có thé có những vai trò sau đây đối với VHCS:

Thứ nhất, Quy chế VHCS chính là hình thức biểu hiện sự tồn tại của VHCS

trong thực tiễn Điều này có nghĩa rằng trong mối quan hệ với Quy chế VHCS thì

VHCS đóng vai trò là nội dung, Quy chế VHCS đóng vai trò là hình thức VHCStuy là nội dung, nhưng chỉ là những quan điểm, quan niệm, tư tưởng hoặc là nhữnggiá trị thuộc về mặt tinh than Do đó, dé sự tồn tại của VHCS trong thực tiễn cuộcsông trở nên day đủ và thống nhất thì cần thiết phải biéu đạt nó dưới dang của Quychế VHCS Với tư cách là văn bản chứa đựng các quy phạm mang chuân hóa và

thống nhất các thành tổ của VHCS, Quy chế VHCS có vai trò cụ thé hóa, hữu hình

hóa một cách đầy đủ và thống nhất của VHCS.

Thứ hai, Quy ché VHCS là cơ chế không thé thiếu dé đảm bảo cho VHCSđược thê hiện và thực thi trong thực tiễn Cơ chế tức là cách thức theo đó một quátrình được thực hiện [30, tr.269] Điều này có nghĩa rằng Quy chế VHCS tạo ra

cách thức dé theo đó VHCS được thực hiện trong thực tiễn Quy chế VHCS như đãđề cập là văn bản chứa đựng các quy phạm Mà nội hàm của quy phạm như đã đề

cập là sự mô hình hóa cách thức xử sự của các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh củaquy chế Theo đó, khi chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện được xác định bởi tình

24

Trang 28

huống giả định của quy phạm, thì chủ thê phải xử sự theo những yêu cầu được nêu

ra trong bộ phận quy định của quy phạm, tức là: (1) Không được thực hiện một hoặc

một số hành vi nào đó; (ii) Buộc phải thực hiện một hoặc một số hành vi nào đó;

(iii) Được tự do ý chí trong việc quyết định thực hiện hoặc không thực hiện một

hoặc một số hành vi nào đó; (iv) Thực hiện một trong hoặc cả ba yêu cầu nêu trêntheo một trình tự, thủ tục nào đó Nếu chủ thể không thực thi, tức là làm trái những

yêu cầu nêu trên, chủ thé có thé bi phạt bởi những hình thức được nêu ra trong bộ

phận chế tài của quy phạm Như vậy, trong trường hợp này, việc thực hiện VHCSkhông chỉ trên phương diện tự nguyện và chủ động của chủ thể, mà thay vào đó nóđã trở thành yêu cầu bắt buộc.

Thứ ba, Quy ché VHCS tạo ra sự rõ ràng và thong nhất đối với các yêu cầu

của VHCS, qua đó hỗ trợ cho quá trình thực hiện VHCS trở nên dễ dàng và minhbạch hơn Điều này có nghĩa rang Quy chế VHCS minh thị hóa các yêu cầu về

VHCS thông qua các quy định chặt chẽ và rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp cho các chủ thécó trách nhiệm thực hiện VHCS dễ dàng hơn trong việc biết và hiểu quyền và nghĩavụ của mình khi thực hiện VHCS Vấn đề này có vẻ bình thường, nhưng xét dướigóc độ logic là rất quan trọng vì nó liên quan đến vấn đề truyền thông, nếu hoạt

động truyền thông không tốt sẽ dẫn đến những nhận thức lệch lạc, không đầy đủ của

các chủ thé, một khi nhận thức thiếu chính xác và không đầy đủ sẽ dẫn đến nhữnghành động sai lầm Hành động sai lầm không chỉ làm vô hiệu hóa ý chí của nhàquản lý mà còn có thể hủy hoại các mục tiêu quản lý Do đó, tuy đơn giản, nhưng sự

rõ ràng và thống nhất trong nội dung của Quy chế VHCS là phương tiện hỗ trợ hữu

hiệu cho quá trình thực thi VHCS.

1.2.3 Cấu trúc của Quy chế văn hóa công sở

Cấu trúc của Quy chế VHCS được hiểu là toàn bộ thành phần nội dung chínhtạo nên Quy chế VHCS Xuất phát từ khái niệm về Quy chế VHCS ở trên, chúng tôi

cho rằng cấu trúc của Quy chế VHCS bao gồm những nhóm nội dung cơ bản sau đây:Thứ nhất, nhóm quy định chung Đây là nhóm tập hợp những quy định có

tính chất chung, mang tính định hướng và tác động đến tất cả những thành tố còn lạitrong Quy chế Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn cho thấy nhóm này thường bao

25

Trang 29

gồm những quy định sau: (i) Quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng,tức là xác định những vấn đề sẽ được quy định trong Quy chế và những chủ thể có

trách nhiệm phải tuân thủ những quy định trong Quy chế; (ii) Quy định về nguyên

tắc thực hiện VHCS Tức là xác định những nguyên tắc phải được tuân thủ trongquá thực hiện VHCS; (iii) Quy định về mục đích của việc thực hiện VHCS; (v)Quy định về các hành vi bị cấm trong khi thực hiện VHCS Ngoài bốn quy địnhchính nêu trên, trong nhóm quy định chung còn có thể có thêm một số quy địnhkhác, chăng hạn như quy định về giải thích những khái niệm đa nghĩa được sử dụngtrong Quy chế.

Thứ hai, nhóm quy định về giá trị vật chất (biểu hiện trực quan) cua VHCS.Đây là những quy định phản ánh các giá trị vật chất trong nội dung của VHCS, do

đó cũng có vai trò rất quan trọng và không thê thiếu trong nội dung của Quy chế

VHCS Cụ thể chúng gồm các nội dung sau: (i) Quy định về treo Quốc huy, Quốckỳ, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; (ii) Quy định về biển tên cơ quan; (iii) Quyđịnh về niêm yết thông tin cơ quan; (iv) Quy định về phòng làm việc; (v) Quy định

về khu vực dé phương tiện giao thông, (vi) Quy định về trang phục

Thứ ba, nhóm quy định về giá trị tinh than (biéu hiện phi trực quan) cua

VHCS Day là nhóm quy định rat quan trong va mang tính cốt lõi đối với Quy chế

VHCS Bởi lẽ những quy định này chuyền tai các giá trị về tinh thần, tức là thànhtố chủ đạo trong cầu trúc của VHCS Cu thé gồm các quy định sau: (i) Sứ mệnh,tầm nhìn, giá trị cốt lõi; (ii) Quy định về tinh than và thái độ làm việc; (iii) Quyđịnh về giao tiếp, ứng xử khi thi hành nhiệm vụ, công vu; (iv) Quy định về giaotiếp, ứng xử với nhân dân; (v) Quy định về giao tiếp, ứng xử với cấp trên; (vi) Quyđịnh về giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp; (vii) Quy định về giao tiếp và ứngxử với cấp dưới; (viii) Quy định về giao tiếp qua điện thoại và thư điện tử côngvụ; (ix) Quy tắc khi tham dự các cuộc họp, hội nghị; (x) Quy định về đạo đức, lối

sông của CB,CC, viên chức.

Thứ tư, nhóm quy định về các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện

Quy chế và xử lý hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện Quy chế Đây là nhómquy định đóng vai trò là cơ chế đảm bảo cho các quy định thuộc ba nhóm nêu trên

26

Trang 30

được thực hiện trong thực tế Cụ thé: chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiệnQuy chế thì tùy vào từng cơ quan, tổ chức mà có các chủ thể khác nhau mà cónhững trách nhiệm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thựchiện Quy chế VHCS.

1.3 Khái quát về xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở

1.3.1 Mục đích và yêu cầu của việc xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế văn

thực chất việc xây dựng và phát triển VHCS của một cơ quan, tô chức Động thái

biéu đạt VHCS dưới dạng một quy phạm nội bộ đã phan nào khang định nhận thứcvà quyết tâm của người đứng đầu các cơ quan, tô chức trong việc xây dựng nền vănhóa của cơ quan, tô chức mình — Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc

xây dựng VHCS thành công Sự quyết tâm của lãnh đạo, thê hiện qua việc hữu hình

hóa VHCS thành quy chế và tổ chức thực hiện nó một cách bài bản sẽ lan tỏa và tácđộng mạnh tới nhận thức và hành vi của các cán bộ, công chức, viên chức trongtoàn cơ quan, tô chức đó Nhờ vậy, các giá trị văn hóa công sở dần được hình thànhvà trở thành bộ gene di truyền của cơ quan, tô chức đó.

Thứ hai, việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế về VHCS tạo điều kiệncho việc triển khai xây dựng VHCS của cơ quan, tô chức khoa học và hiệu quả hơn.Quy chế được xây dựng chính là những căn cứ, cơ sở quan trọng trong việc thựchiện các giá trị tốt đẹp trong VHCS của một cơ quan, tô chức Mọi nhận thức vàhành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong mọi tình huống đều có căn cứ thamchiếu, nhờ vậy, việc hình thành hoặc phát triển các giá tri cốt lõi của cơ quan, tổ

chức được dễ dàng hơn và sớm hình thành những thói quen tốt Bên cạnh đó, quychế được xây dựng cũng là thang đo rõ ràng cho những hành vi của cán bộ, công

chức, viên chức, nhờ vậy, việc kiểm tra, đánh giá sẽ trở nên khách quan hơn đối vớiquá trình tô chức thực hiện.

27

Trang 31

Đề đạt được các mục đích kê trên, xây dựng và tô chức thực hiện Quy chếVHCS của các cơ quan, tô chức cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Xây dựng Quy chế VHCS cần thống nhất với các quy phạm nội bộ khác cóliên quan đã được ban hành trước đây của cơ quan, tô chức Nếu xảy ra tình trạngmâu thuẫn, việc tổ chức thực hiện Quy chế sẽ gap nhiều khó khăn, ảnh hưởng đếnhiệu quả của việc xây dựng và thực hiện Quy chế;

* Quá trình tổ chức thực hiện VHCS cần phải đảm bảo tính liên tục, tránh

hình thức và khoa trương giai đoạn đầu và ít quan tâm vào giai đoạn sau Việc xâydựng và phát triển VHCS của một cơ quan, tô chức là một việc làm thường xuyên,liên tục Vì VHCS, cùng với một số yếu tố khác, là những yếu tố nội sinh của cơquan, tổ chức và tồn tại song song với quá trình hình thành và phát triển của cơ

quan, tổ chức.

* Xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế VHCS của cơ quan, tổ chức cần

phải tuân thủ các quy định pháp lý liên quan và phù hợp với thực tiễn của cơ quan,

tổ chức đó Đây cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả việc xây dựngvà thực hiện VHCS của một cơ quan, tô chức.

1.3.2 Quy trình xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở

Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế VHCS có thể hiểu lànhững việc phải tiến hành theo thứ tự trước sau để hoàn thành việc xây dựng và tổchức thực hiện Quy chế VHCS Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế VHCS là

hai công việc có mối quan hệ logic với nhau, nhưng chúng có sự độc lập tương đối

nhất định Do đó, ở đây dé thuận lợi cho việc làm rõ nội dung của vấn đề nghiên

cứu, chúng tôi tách riêng quy trình xây dựng Quy chế VHCS và quy trình tổ chứcthực hiện Quy chế VHCS Cụ thể:

Thứ nhất, quy trình xây dựng Quy chế VHCS Đề xác định đúng quy trìnhxây dựng hoặc cũng có thé gọi là quy trình ban hành Quy chế VHCS cần thiết phải

có sự phân biệt giữa Quy chế VHCS là văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế

VHCS là văn bản quy phạm nội bộ Tuy nhiên, phù hợp với phạm vi nghiên cứu của

luận văn, trong mục này chúng tôi chỉ đề cập đến quy trình ban hành Quy chếVHCS với tư cách là văn bản quy phạm nội bộ Thực tiễn hiện nay cho thay không

28

Trang 32

có quy trình thống nhất cho việc ban hành Quy chế VHCS với tư cách là văn bảnquy phạm nội bộ, bởi nó tùy thuộc vào quy chế làm việc của mỗi cơ quan, tổ chức

trong hệ thống chính trị Tuy vậy, từ góc độ lý luận, cũng như từ thực tiễn tìm hiểu

quy trình ban hành văn bản của một số cơ quan Đảng cho thấy thông thường mộtvăn bản quy phạm nội bộ có thê được ban hành theo trình tự sau:

Bước 1: Lãnh đạo cơ quan có văn bản chỉ đạo về xây dựng Quy chế VHCS

và giao nhiệm vụ cho đơn vị xây dựng Dự thảo Quy chế VHCS Thông thường

trong bước này lãnh đạo cơ quan, tổ chức sẽ ban hành Quyết định về việc xây dựngQuy chế VHCS và giao cho bộ phận Văn phòng của cơ quan, tô chức có tráchnhiệm chủ trì và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựngDự thảo Quy chế VHCS.

Bước 2: Thu thập và xử lý những thông tin cần thiết cho việc xây dựng Dựthảo Quy chế Thông thường trong bước này bộ phận văn phòng sẽ thực hiện việcthu thập mang tính tham khảo đối với nội dung của các Quy chế VHCS hiện hànhcủa các cơ quan, tô chức, đơn vị trong hệ thong chính tri Trên cơ so đó, bộ phận

văn phòng xác định những thông tin có thể sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng

Dự thảo Quy chế.

Bước 3: Xây dựng đề cương và viết Dự thảo Quy chế VHCS Trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan; trên cơ sở các quy định của pháp luậthiện hành, cũng như quy định có liên quan của các cơ quan cấp trên và các thông tinhữu ích đã tham khảo được, bộ phận văn phòng tiễn hành xây dựng Dự thảo Quy

chế VHCS Nội dung Dự thảo xác định rõ căn cứ ban hành Quy chế VHCS, cũng

như số lượng và nội dung của từng chương, mục, điều, khoản, điểm Cần lưu ý làđối với các cơ quan nhà nước thì hình thức trình bày của Dự thảo Quy chế cần tuânthủ các quy định về hình thức được quy định bởi các co quan nhà nước có thâmquyền Còn đối với các cơ quan Đảng thì cần tuân thủ các quy định được ban hành

bởi các cơ quan có thâm quyền của Đảng.

Bước 4: Lay ý kién đóng góp nội dung Dự thảo Quy chế VHCS Trong bướcnày văn phòng thường gửi Dự thảo Quy chế VHCS đến lãnh đạo cơ quan và cácphòng ban trực thuộc cơ quan để xin ý kiến góp ý để đảm bảo rằng Dự thảo Quy

29

Trang 33

chế được xây dựng phù hợp và nhận được sự đồng thuận từ lãnh đạo cho đến thành

viên khác trong cơ quan.

Bước 5: Hoàn thiện Dự thảo Quy chế VHCS, trình ký và ban hành Trên cơsở những ý kiến góp ý đã nhận được, bộ phận văn phòng tiến hành chỉnh sửa nộidung và hình thức của Dự thảo Quy chế cho phù hợp Sau đó trình cấp có thâmquyền ký và ban hành Quy chế VHCS.

Thứ hai, quy trình tổ chức thực hiện Quy chế VHCS Hiện không có quy

trình thống nhất và rõ ràng cho vấn dé vừa nêu Tuy nhiên, từ góc độ lý luận và từthực tiễn quan sát cho thấy thông thường việc thực hiện các văn bản quy phạm nóichung, Quy chế VHCS nói riêng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lập kê hoạch tô chức thực hiện Quy chế VHCS

Bước 2: Phố biến và tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích những nội dung có

trong Quy chế VHCS đến những chủ thé có trách nhiệm thực hiện, tức là những chủthê thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Quy chế; Ký các bản cam kết thựchiện (nếu cần)

Bước 3: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc tuân thủ các

quy định của Quy chế VHCS.

Bước 4: Báo cáo, khen thưởng và xử lý theo thâm quyền hoặc kiến nghị

người có thẩm quyền khen thưởng va xử lý các hành vi phát hiện trong quá trìnhthực hiện các quy định của văn bản quy phạm Chủ thể thực hiện các bước nêu trênthông thường được xác định rõ trong Quy chế VHCS hoặc tùy thuộc vào chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể theo quy định của pháp luật hoặc của quy chếtổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức Thông thường đó là văn phòng hoặcphòng tổ chức sẽ có các nhiệm vụ nêu trên (trừ việc xử lý các hành vi sai phạm).

1.3.3 Trách nhiệm của Văn phòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chếvăn hóa công sở

Từ góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy việc xây dựng và tổ chức thực hiệnQuy chế VHCS trong mỗi cơ quan, tô chức chủ yếu thuộc về “văn phòng” của cơ

quan, tổ chức đó Văn phòng có thé được hiểu là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ

quan, đơn vi; là nơi thu thập, xử lý thông tin hỗ trợ hoạt động quản lý; là nơi thực

30

Trang 34

hiện công tác hậu cần nhăm bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ

quan, don vi Với vi trí nay, văn phòng được xem là đầu mối thông tin liên lạc và làbộ phận quan trọng trong hoạt động của cơ quan, là bộ phận gần gũi, có quan hệmật thiết với lãnh đạo, quản lý cơ quan Văn phòng là bộ phận trung gian thực hiệnviệc kết nối các mỗi quan hệ trong quản lý điều hành co quan theo yêu cầu của thủ

trưởng cơ quan Đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên và phức tạp Văn

phòng cũng là bộ phận thực hiện hoạt động mang tính thường xuyên và liên tụctrong tô chức Bởi vì, khác với bộ phận khác, văn phòng không chi đảm nhận việcthu thập, xử lý, quản lý và cung cấp các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật choquá trình quản lý, do đó hoạt động của văn phòng găn liền liên tục với các hoạtđộng quản lý của tô chức.

Văn phòng là một bộ phận không thê thiếu trong quá trình quản lý, điều hành

của một tổ chức Vai trò của văn phòng được thé hiện ở những khía cạnh sau: (i)Văn phòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý, điều hành tổ chức Là nơi tiếpnhận tat cả các mỗi quan hệ liên quan đến tổ chức, nhất là các quan hệ đối ngoại Là

bộ máy làm việc của các nhà lãnh đạo, trung tâm kết nối các hoạt động quản lý điều

hành của nhà lãnh đạo Văn phòng là cầu nối giữa các chủ thể quản lý với các đối

tượng quan lý cả trong và ngoài tổ chức; (ii) Văn phòng là bộ máy giúp việc được ví

như là “bộ nhớ, bộ lọc” [25, tr.20] của nhà lãnh đạo Những van dé thông tin đượcthu thập, sàng lọc, nghiên cứu, đề xuất chuyền đến thủ trưởng cơ quan và ngược lại;(1ñ) Văn phòng bao dam cho hoạt động của toan cơ quan tuân thủ pháp luật, quy

chế hoạt động, giữ vững kỷ luật Cung cấp các thông tin kịp thời cho hoạt động

quản lý thông qua hoạt động tiếp nhận, thu thập, xử lý, phân loại, dự báo các thôngtin cho lãnh đạo dé đề ra các quyết định chính xác và hiệu quả.

Xuất phát từ vị trí và vai trò là trung tâm thực hiện quá trình quản lý, điềuhành tô chức, cũng như là bộ phận bảo đảm cho hoạt động của toàn cơ quan, tổ

chức tuân thủ pháp luật, quy chế hoạt động, giữ vững kỷ luật, văn phòng của cơ

quan, tô chức được xác định là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưucho người có thâm quyên trong việc xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế VHCScho cơ quan, tô chức của mình.

31

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của Luận văn đã dé cập và làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng và tôchức thực hiện Quy chế VHCS Cụ thẻ, đối với những vấn đề chung về VHCS, mục1.1 đã phân tích và làm rõ nội hàm của khái nệm VHCS; trình bày va phân tích các

đặc điểm của VHCS; xác định và phân tích rõ cấu trúc của VHCS; xác định và phân

tích các vai trò của VHCS Đối với các van dé chung về Quy chế VHCS, mục 1.2

đã phân tích và làm rõ nội hàm của khái niệm Quy chế VHCS; trình bày và phân

tích vai trò của Quy chế VHCS; xác định và phân tích cấu trúc của Quy chế VHCS;xác định và phân tích vai trò của chủ thé chịu trách nhiệm trong việc tham mưu xâydựng và tô chức thực hiện Quy chế VHCS; xác định và phân tích các bước trongquy trình xây dựng và tô chức thực hiện Quy chế VHCS Như vậy, những nội dungđã được trình bày và phân tích trong Chương 1 chính là khung lý thuyết co bản cho

việc trién khai những nội dung tiếp theo của Luận văn tại Chương 2 và Chương 3.

32

Trang 36

Chương 2 XÂY DỰNG QUY CHÉ VĂN HÓA CÔNG SỞTẠI THÀNH ỦY THỦ DẦU MỘT

2.1 Khái quát về Thành ủy Thủ Dầu Một và Văn phòng Thành ủy Thủ Dầu Một2.1.1 Thành ủy Thủ Dau Một

2.1.1.1 Khái quát chung về Thành pho Thủ Dau Một

Thủ Dau Một là đô thị loại I [28, D.1], là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục,chính trị của tỉnh Bình Dương và một trong những trung tâm kinh tế của vùng ĐôngNam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố được thành lập

ngày 02/5/2012 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện

tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã TDM.

Thành phố TDM năm ở phía tây nam tỉnh Bình Dương và có vị trí địa lý:Phía đông giáp thị xã Tân Uyên; phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía namgiáp thành phố Thuận An; phía bắc giáp thị xã Bến Cát Thành phố có diện tích tựnhiên 118,67 km? va 325.551 người [15] có đăng ký cư trú (thống kê ngày

01/04/2019), dân số quy đổi bao gồm cả người không đăng ký cư trú khi nâng cấp

lên đô thị loại I năm 2017 là 502.976 người [1] Thành phố có 14 phường trựcthuộc, gồm: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú,Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình

Hiệp [6, D.4] Trong đó, phường Phú Cường là phường trung tâm, nơi đặt trụ sở

UBND thành phố Phường Hòa Phú là phường trung tâm của khu đô thị Thành phốmới Bình Dương, nơi đặt trung tâm hành chính tỉnh.

Thành phố TDM cùng với thành phố Dĩ An và Thuận An là những đô thịnăm ở phía Nam của tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Tổng thu ngân sáchnhà nước của thành phố năm 2019 đạt 5.600 tỷ đồng [29, tr.04], là một trong nhữngthành phố trực thuộc tỉnh có mức thu ngân sách hàng năm trong top đầu cả nước.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2019 đạt trên 158.000 tỷ đồng

[29, tr.01], thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trên dia bàn thành phó Về côngnghiệp, Thành phố TDM hiện có Ø7 khu công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp

33

Trang 37

năm 2019 gần 36.000 tỷ đồng [29, tr.01], các khu công nghiệp này tập trung chủyêu ở phía Bắc của thành phố và nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đôthị Bình Dương gồm: VSIP II, Sóng Thần 3, Phú Tân, Kim Huy, Đại Đăng, ĐồngAn 2, Mapletree Bình Dương.

2.1.1.2 Khát quát về Thành ủy Thủ Dau Mộta Chức năng, nhiệm vụ, quyén hạn

Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì Thành ủy TDM là cấp ủyThành phố TDM, do Đại hội đại biểu đảng bộ Thành phố TDM bầu Hội nghịThành ủy TDM bau Ban Thường vu cấp ủy Thành phố và bau Bi thư, Phó Bi thưThành ủy Thường trực cấp ủy Thành phố TDM gồm Bi thư và Phó Bi thư Thànhủy Thành ủy TDM hiện có 01 Bí thư và 02 Phó Bí thư, gồm [22]: (¡) Bí thư: ÔngNguyễn Văn Đông; (ii) Phó Bi thư Thường trực kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dânthành phố: Bà Võ Thị Bạch Yến; (iii) Phó Bi thư kiêm Chủ tịch Uy ban nhân dân

thành phố: Bà Nguyễn Thu Cúc Trụ sở Thành ủy TDM hiện đóng tại Số 99, đường

Bạch Đằng, phường Phú Cường, thành phố TDM, tỉnh Bình Dương.

Theo quy định tại Điều 2 Quy định số 202-QD/TW của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 02/8/2019 quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ,

thường trực cấp ủy cấp huyện (sau đây gọi tắt là Quy định số 202-QD/TW) thì cấp

ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện (cấp huyện bao gồm huyện, quận,thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) có chức năng sau: (i) Cấp ủy cấp huyện là cơ quanlãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện; có chức năng lãnh đạo thựchiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyđịnh, quyết định, kết luận của cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đềxuất, kiến nghị với cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của

cấp ủy cấp tỉnh đối với địa phương: (ii) Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện là cơ quan

lãnh đạo giữa hai kỳ họp của cấp ủy cấp huyện; có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo,

kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đại hội dang bộ; nghị quyết, chỉ thị,

quy định, quyết định, kết luận của cấp ủy cấp mình và cấp trên; quyết định chủ34

Trang 38

trương về công tác tổ chức, cán bộ theo thâm quyên; quyết định triệu tập và chuanbị nội dung các kỳ họp của cấp ủy; đề xuất, kiến nghị với cấp ủy cấp mình và cấptỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với địa phương; phốihợp với các cơ quan, tô chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đượcgiao; (iii) Thường trực cấp ủy cấp huyện (gồm bi thư và các phó bí thư) chi đạo,

kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế

của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên; giải quyết công việc hăng

ngày của đảng bộ theo quy chế làm việc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập

các kỳ họp của ban thường vụ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy cấp huyện, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện,thường trực cấp ủy cấp huyện được quy định cụ thé tại các Điều 4, 5 và 6 của Quyđịnh số 202-QD/TW Do đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Cấp ủy Thành ủy TDM, BanThường vụ Thành ủy TDM và Thường trực Thành ủy TDM thực hiện theo quy địnhcủa Quyết định số 202-QD/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam Ngoài ra, trước đó vào ngày 14/9/2017 Thành ủy TDM đã ban hành Văn bản số

03-QC/TU về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trựcThành ủy TDM khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (bồ sung, sửa đổi) để hướng dẫn cáchthức làm việc của Thành ủy trên cơ sở Điều lệ Đảng và các quy định của các cơ quantrung ương và tỉnh ủy Bình Dương.

b Bộ máy tham mưu, giúp việc

Thành ủy TDM có bộ máy giúp việc gồm: (i) Ban Tổ chức Thanh ủy; (ii)

Ban Dân vận Thành ủy; (iii) Ban Tuyên giáo Thanh ủy; (iv) Uy ban Kiểm tra Thành

ủy; (v) Văn phòng Thành ủy [23].

2.1.2 Văn phòng Thành ủy Thú Dau Một

Vào ngày 22/02/2013 Chánh Văn phòng Thành ủy TDM (sau đây gọi tắt là

Văn phòng Thành ủy) đã ban hành Văn bản số 02-QC/VP ban hành Quy chế làm

việc của Văn phòng Thanh ủy (sửa đổi, bổ sung) Quy chế đã xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ của Văn phòng Thành ủy, cũng như tô chức bộ máy, phân công

nhiệm vụ và quan hệ công tác của Văn phòng Thành ủy.

35

Trang 39

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Thứ nhất, về chức năng của Văn phòng Thành ủy:

Một là, Văn phòng Thành ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban Đảng, cóchức năng tham mưu giúp việc Thành ủy mà trực tiếp là Ban Thường vụ, Thườngtrực Thành ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Thành ủy, phối hợp, điềuhòa hoạt động của các ban Đảng phục vụ cho hoạt động chung của cấp ủy; tham

mưu về tô chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nha

nước trong toàn thành phó; tông hợp thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Thành ủy.

Hai là, phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày và các hội nghị của BanChấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực cấp ủy; nhân sao, phát hành và lưu trữtài liệu của Đảng bộ; quản lý ngân sách, tài sản, tài chính của Đảng; phục vụ các

hoạt động lễ tân của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy.

Thứ hai, về nhiệm vụ của Văn phòng Thành ủy:

Mot là, giúp Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thanh ủy:(i) Xây dựng và tô chức thực hiện chương trình công tác; (ii) Xây dựng quy chế làm

việc và tổ chức làm việc theo quy chế; (iii) Tổ chức quá trình chuẩn bị và ban hành

các văn bản do Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành quyết nghị Tổ chức

thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của

cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp trên; (iv) Tổ chức phục vu các kỳ họp, ghi biên ban,lập hồ sơ hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy.

Hai là, làm công tác thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo cấp ủy.

Ba là, xử lý đơn thư giúp Thường trực Thành ủy.

Bốn là, tổ chức công tác cơ yếu, công tác bảo mật, quản lý dữ liệu Thanh ủy;tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Đảng phục vụ sựlãnh đạo của Thành ủy.

Năm là, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ quan Đảng

và đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định hiện hành.

Sáu là, bảo đảm cac điều kiện vật chất phục vụ sự lãnh đạo của Thành ủy.

Bảy là, quản lý tài chính, tài sản của Đảng hiệu quả, đúng pháp luật.

Tám là, tô chức bảo vệ an toàn trụ sở Thành ủy.36

Trang 40

Chín là, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ văn phòng cho Văn phòng cấp ủycơ sở và tô chức đón tiếp, phục vụ các đoàn khách đến làm việc với Thành ủy.

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức

Thứ nhất, về tô chức bộ máy của Văn phòng Thành ủy, gồm: (i) 01 ChánhVăn phòng Thành ủy; (ii) 01 Phó Chánh Văn phòng phụ trách nghiên cứu tông hợp;(iii) 01 Phó Chánh Văn phòng phụ trách hành chính, quản trị; (iv) Tổ chuyên viên

nghiên cứu tổng hợp; (v) Bộ phận hành chính - quản tri.

Thứ hai, về phân công nhiệm vụ CB,CC:

Một là, Lãnh dao Văn phòng: (i) Chánh Văn phòng là người điều hành chunghoạt động của Văn phòng Thành ủy, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ban Thườngvụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy về toàn bộ hoạt động của cơ quan Vănphòng: (ii) Phó Chánh Văn phòng phụ trách công tác nghiên cứu tổng hợp chỉ dao

thực hiện nhiệm vụ của Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp và có trách nhiệm

tham mưu, giúp việc đồng chí Chánh Văn phòng các nhiệm vụ theo Quy chế làmviệc của Văn phòng Thanh ủy; (iii) Phó Chánh Văn phòng phụ trách công tác hànhchính, quản tri chi đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận hành chính - quản tri vàcông tác nội chính, văn thư, lưu trữ, công nghệ thông tin, lái xe, bảo vệ, tạp vụ và cótrách nhiệm giúp đồng chí Chánh Văn phòng các nhiệm vụ theo Quy chế làm việc

của Văn phòng Thành ủy.

Hai là, Tô chuyên viên nghiên cứu tổng hợp và Bộ phận hành chính - quảntrị: () Tổ chuyên viên nghiên cứu tổng hợp có chức năng tham mưu, nghiên cứugiúp lãnh đạo Văn phòng Thành ủy xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện chương

trình làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy; theo

dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chi thị, nghị quyết, quyết định của Đảng về cáclĩnh vực xây dựng Đảng, Mặt trận và đoàn thể, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốcphòng, an ninh của Thành phố; tô chức công tác thông tin tổng hợp phục vụ lãnh

đạo Tổ chuyên viên nghiên cứu tong hợp thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế làmviệc của Văn phòng Thành ủy Nhân sự của Tổ hiện có 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và

01 chuyên viên; (1) Bộ phận hành chính - quản trị có nhiệm vụ: Tổ chức đón tiếpdân, cán bộ, đảng viên và khách đến Văn phòng; thực hiện kịp thời các chế độ chính

37

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN