1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng: Xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóa công sở tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VE XÂY DỰNG VA (15)
  • KILUONE (50)
  • PHỤ LỤC (103)
    • rs 2 Nghiêm túc (108)
    • CHUONG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích (114)
      • 8. Cấm việc sử dụng việc dạy học làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung (115)
    • CHUONG II: QUY ĐỊNH VE TRANG PHỤC, LE PHUC Diéu 5: Trang phuc (115)
    • CHUONG III: QUY ĐỊNH VE UNG XU, GIAO TIẾP Điều 7: Giao tiếp ứng xử với nhiệm vụ công tac (116)
      • 4. Xây dung môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, hoa đồng, không phân biệt (116)
    • CHUONG IV: QUY ĐỊNH VE BÀI TRÍ CÔNG SỞ (117)
      • 2. Phòng làm việc dam bảo cơ sở vật chất phục vụ công việc: bàn chế, máy móc, (118)
    • CHƯƠNG V: TO CHỨC THỰC HIỆN Điều 18: Trách nhiệm thực hiện (118)

Nội dung

Tuy nhiên do mới được nâng cấp lên thànhTrường Đại học từ Khoa trực thuộc, cơ cau tổ chức chưa hoàn thiện, đội ngũ cán bộgiảng viên có sự chênh lệch về kinh nghiệm cũng như nhận thức nên

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VE XÂY DỰNG VA

TỎ CHỨC THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ

Nên bỏ đoạn này > Văn hóa công sở là một khái niệm còn khá mới mẻ ở nước ta Là một phần của văn hóa, cũng như văn hóa, Văn hóa công sở có nhiều khái niệm cách hiểu khác nhau, mỗi khái niệm được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu.

1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng và tổ chức thực hiện Văn hóa công sở 1.1.1 Tổng quan về văn hóa công sé

Văn hóa là một khái niệm thường xuyên được sử dụng và rất phổ biến trong đời sống xã hội nói chung Tuy nhiên cách hiểu về văn hóa thì có rất nhiều, và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ Hiện nay thống kê được trên thé giới có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa Ở mỗi nền văn hóa khác nhau, định nghĩa về văn hóa cũng có sự khác biệt

Một số định nghĩa về văn hóa có thể ké ra:

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa được hiểu: “Vì lẽ sinh tôn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phat minh đó tức là văn hóa ” [10, 431] Với định nghĩa này thì toàn bộ những gì con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người đều được gọi là văn hóa

PGS.TSKH Tran Ngọc Thêm, trong cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” có viết: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình ” [16, 19] Theo định nghĩa này văn hóa sinh ra trong quá trình hoạt động của con người.

Từ những định nghĩa trên, có thê nói rằng văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá tri vật chat và tinh thân do con người sáng tạo ra trong các môi quan hệ giữa con

11 người với môi trường tự nhiên, giữa con người với môi trường xã hội Văn hóa gắn bó mật thiết với con người, thấm sau vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người.`

Công sở là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay Tuy nhiên thuật ngữ này đang được định nghĩa theo nhiều cách hiểu khác nhau và chưa hoàn toàn thống nhất.

Theo nghĩa rộng “công sở” là những tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước dé tiến hành những công việc chuyên ngành “Tat cả các cơ quan công ích được nhà nước công nhận thành lập, chịu sự điều chỉnh của Luật hành chính và các luật khác déu duoc gọi là công sở ”[18, 119]

Theo nghĩa hẹp, công sở là các cơ quan hành chính nhà nước, là các cơ quan trong bộ máy nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước thông qua hoạt động chấp hành và điều hành thực hiện quản lý hành chính trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Một cách phô biến nhất thì công sở thường được hiểu là trụ sở làm việc, là nơi diễn ra các hoạt động hành chính - văn phòng của các cơ quan, đơn vị Theo nghĩa này thì công sở phải gắn với một cơ quan hay pháp nhân nhất định, có cơ sở vật chất, và là nơi diễn ra các hoạt động của cán bộ nhân viên làm việc trong cơ quan đó.

Theo các khái niệm trên thì công sở được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa thứ nhất xem công sở là một tô chức thuộc khu vực công, nghĩa thứ hai xem công sở là trụ sở làm việc của cơ quan khu vực công Theo tác giả nên hiểu khái niệm công sở là một tổ chức thuộc khu vực công Điều này cũng thống nhất với khái niệm công sở được đưa ra trong cuốn sách Một số thuật ngữ hành chính” Céng sở là những cơ quan nhà nước hoạt động nhân danh pháp nhân công pháp để thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân ” [19, 21]

Trên thực tế có nhiều loại công sở: công sở các các cơ quan hành chính nhà nước, công sở của các doanh nghiệp nhà nước, công sở của các tô chức xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp Trong luận văn này tôi chỉ đề cập đến công sở ở các đơn vi hành chính sự nghiệp.

1.1.1.3 Khái niệm Văn hóa công sở

Văn hóa công sở cũng giống như bắt cứ loại hình văn hóa nào khác, là một loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ của mình với người khác Loại văn hóa này bao gồm cả những quy định chính thức ghi thành văn bản pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, don vị đã được thống nhất ban hành và còn có những quy định bất thành văn được đúc kết băng kinh nghiệm trong cuộc sống.

Nếu dựa theo ý văn hóa theo nghĩa thông thường là những sáng tạo tác động đến đời sống tinh thần, ý thức, tư tưởng của con người thì Văn hóa công sở chính là nét đẹp trong cách ứng xử, phong cách làm việc, tư tưởng, phong cách làm việc của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên do mỗi công sở có những đặc thù riêng nên những quy chuẩn có thể khác nhau nhưng đều cần dựa trên một chuẩn mực xác định Đề làm được điều này trước tiên phải xác định được thế nào là Văn hóa công sở Hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau về Văn hóa công sở.

KILUONE

Với bộ phận giảng dạy thì trình độ và bằng cấp chuyên môn nhìn chung đã

— đáp ứng được yêu cầu giảng dạy nhưng khối gián tiếp thì chưa đáp ứng theo yêu cầu công việc Việc phân công công việc cho nhân sự tại Trường còn chưa phù hợp với băng cấp chuyên môn Ở phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác phát triển, nhân sự có chuyên môn thông tin thư viện lại đảm nhiệm vi trí chuyên viên quan lý khoa học, nhân sự có chuyên môn kế toán lại đảm nhiệm vị trí chuyên viên hợp tác phát triên Tương tự như vậy, nhân sự có chuyên môn kỹ sư tin học lại đảm nhiệm vị trí

46 chuyên viên dao tao ở Phòng dao tạo, chuyên viên có chuyên môn Quan tri kinh doanh lại đảm nhiệm vi trí chuyên viên chế độ chính sách, nhân sự có chuyên môn Ngoại ngữ đảm nhận vị trí chuyên viên Đảng vụ ở Phòng Tổ chức cán bộ.

Việc chuyên môn của nhân sự không phù hợp với vi trí việc làm có tac động rõ rệt đến hiệu quả công việc Như chuyên viên nhân sự ở phòng tổ chức cán bộ, do không có chuyên môn về nhân sự nên các hợp đồng kí kết với người lao động thường xuyên có sai sót về chế độ, chính sách, đã xảy ra một vai trường hợp cán bộ khiếu kiện vì quyền lợi không đúng so với Luật lao động và các văn bản liên quan. Ở phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác phát triển, việc chuyên viên có chuyên môn thư viện làm công tác quản lý khoa học cũng khiến nhiều cán bộ bức xúc Với đặc thù ngành nghề, công tác quản lý khoa học của Trường Đại học Y Dược là công việc tương đối phức tạp, nhân sự không có chuyên môn về y dược sẽ rất khó khăn khi tìm hiểu và quản lý các mảng về khoa học do đặc tính chuyên môn Vì vậy nhân sự này hầu như không nắm bắt được công việc, ảnh hưởng đến kết quả phối hợp với các phòng ban liên quan Việc này đã xảy ra trong một thời gian, nhân sự nảy cũng đã nhận được sự hướng dẫn kèm cặp thêm của những chuyên viên thâm niên có chuyên môn y dược.

Do những ngày đầu mới thành lập, nhân sự còn thiếu nên một số nhân sự vừa thực hiện công tác giảng dạy, vừa làm công tác gián tiếp tại các phòng ban Mặc dù thời gian gần đây nhân sự đã được bé sung nhưng đa số những cán bộ này vẫn phải thực hiện công tác kiêm nhiệm Khi vấn đề này được đưa lên lên chất vấn tại các cuộc họp giao thì bộ phận Tổ chức cán bộ có lý giải nhân sự mới tuyến hau hết là trẻ, chưa có kinh nghiệm nên vẫn cần những nhân sự kiêm nhiệm lâu năm đảm nhiệm công việc và hướng dẫn cho nhân sự mới Tuy nhiên việc này chưa được công bố mốc thời gian kết thúc. b Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế Đối với một đơn vị sự nghiệp công lập, việc xây dựng quy chế tổ chức va hoạt động thường được bắt đầu ngay từ khi thành lập, sau đó là xây dựng quy chế làm việc và hệ thống các Quy ché, nội quy, quy tắc, quy định (gọi là quy chuẩn)

Quy chế đầu tiên được Hội đồng lâm thời Trường Đại học Y Dược ban hành là Quy chế tạm thời tô chức và hoạt động của Trường Đại học Y Dược theo Nghị quyết số 268/NQ-HĐTLT ngày 14 tháng 4 năm 2021, sáu tháng sau khi Trường chính thức được thành lập Quy chế tạm thời Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y Dược được ban hành là sự đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình hoàn thiện từ Khoa lên Trường.

Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện công việc theo từng lĩnh vực hoạt động; căn cứ chức năng nhiệm vụ của các đơn vi, Ban giám hiệu giao cho Trưởng các đơn vị là đầu mối xây dựng các Quy chế, quy định, nội quy, quy tắc phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình Ví dụ, Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm xây dựng và đề xuất ban hành ““Quy chế làm việc”; phòng Hành chính tổng hợp có trách nhiệm xây dựng ““Quy chế công tác văn thư, lưu trữ”ˆ, Phòng Kế hoạch tài chính có trách nhiệm xây dựng ““Quy chế chi tiêu nội bộ”? và “Quy chế Quan lý và sử dụng tài sản céng’’ Việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn của Trường Đại học Y Dược được thực hiện theo quy trình gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Hiệu trưởng giao cho Lãnh đạo các đơn vị quán triệt mục đích, yêu cầu, tô chức biên soạn dự thảo quy chế/quy định/nội quy

Bước 2: Thành lập Hội đồng phê duyệt quy chế/quy trình/nội quy

Bước 3: Lấy ý kiến đóng góp của cấp Uy, Công đoàn don vi dé hoàn chỉnh dự thảo trước khi lay kiến đóng góp của CBGV trong đơn vị;

Bước 4: Tổ chức cho CBGV trong đơn vị đóng góp ý kiến, hoàn chỉnh, bé sung dự thảo;

Bước 5: Gửi dự thảo cho Hội đồng va các đơn vị liên quan dé xin ý kiến Bước 6: Hội đồng tổ chức họp xem xét dự thảo và các ý kiến đóng góp, đơn vị chủ trì xây dựng hoàn chỉnh dự thảo theo biên bản họp và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Bước 7: Phổ biến và tổ chức thực hiện.

Mặc dù Hiệu trưởng đã giao cho Trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức xây dựng và đề xuất ban hành các Quy chế/quy định/nội quy phù hợp với chức

48 năng nhiệm vụ của đơn vị dé đáp ứng yêu cầu công việc, tuy nhiên do Trường mới thành lập nên việc xây dựng các quy chuẩn vẫn đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy còn chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu về công việc khi CBGV trong quá trình giải quyết công việc cần có hệ thống các văn bản hướng dẫn Cho đến nay, Trường mới chỉ xây dựng được một số quy chuân mang tính cấp bách và còn thiếu nhiều quy chuẩn cần xây dựng và ban hành sớm. Ở trường đại học thì nhân sự làm công tác giảng dạy là yếu tốt cốt lõi và quan trọng nhất đối với cơ quan Nhận thức được điều này, Trường Đại học Y Dược đã han hành nhiều văn bản quy định rõ ràng về công việc, trách nhiệm của những người làm công tác giảng dạy:

- Quyết định 1668/QD- DHYD ngày 28 thang 6 năm 2022 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Y Dược quy định tạm thời về chế độ làm việc với giảng viên, trợ giảng tại Trường Đại học Y Dược Quyết định này thay thế cho Quyết định số 324/QĐ-KYD ngày 17 tháng 5 năm 2019 của chủ nhiệm Khoa

- Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên, nghiên cứu viên tại khoa Y

Dược Như vậy có thể thấy dù nâng cấp lên Trường từ tháng 10 năm 2020 nhưng Trường Đại học Y Dược vẫn sử dụng Quy định của Khoa Y Dược về chế độ làm việc đối với giảng viên Hơn 1 năm rưỡi sau khi Trường chính thức thành lập, quy định mới về chế độ làm việc đối với giảng viên mới được ban hành, tuy nhiên vẫn chỉ là quy định tạm thời Theo trả lời của Phòng Tổ chức cán bộ, có sự chậm ché ban hành quy định mới như vậy là do Trường Đại học Y Dược là cơ sở đào tạo đặc thù, cơ quan chủ quản là Đại học Quốc gia cần thời gian xem xét tham khảo cơ chế đang áp dụng cho các Trường đại học dao tạo cùng ngành nghề dé cho phép Trường ban hành.

- Quy định vé hoat động thỉnh giảng của Trường Dai hoc Y Dược: được ban hành theo Quyết định số 638/QD-DHYD ngày 18 tháng 6 năm 2021 Quy định này nêu rõ Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng, hạn mức giảng dạy dành cho giảng viên thỉnh giảng cũng như trách nhiệm, quyền lợi của giảng viên thỉnh giảng Phụ lục kèm theo quy định gốm các mẫu biểu bắt buộc phải

49 có dé đạt tiêu chuẩn và được công nhận là giảng viên thỉnh giảng của Trường Đại học Y Dược: Đơn đề nghị tham gia thỉnh giảng, To trình về việc mời giảng viên thỉnh giảng, Lý lịch khoa học, Hợp đồng thỉnh giảng, Biên bản nghiệm thu và thanh lý, Bảng xác nhận giờ giảng đại học/ sau đại học.

Trước đây, Trường Đại học Y Dược chưa có văn bản quy định cụ thé về thỉnh giảng và giảng viên thỉnh giảng, dẫn đến tình trạng các bộ môn mời quá nhiều giảng viên thỉnh giảng, gây phát sinh nhiều chi phí dành cho thỉnh giảng cũng như không đảm bảo số lượng giờ giảng cho giảng viên cơ hữu Việc quy định về giảng viên thỉnh giảng được đưa vào áp dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân bồ thời gian giảng dạy cho từng giảng viên cơ hữu cũng như thuận lợi trong công tác kiểm tra

- Quy định về ứng xử: Quyết định số 1301 ngày 09 tháng 12 năm 2021 ban hành quy tắc văn hóa ứng xử của viên chức, người lao động, học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Y Dược Khi còn là Khoa trực thuộc, những nội dung này chưa được ban hành, do vậy đây có thể coi là một bước tiến trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản của Trường Đại học học Y Dược đồng thời là tiền đề để xây dựng Quy chế Văn hóa công sở cho Trường Quy định gồm 4 chương, nêu rõ quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động và người học.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN