1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tăng cường quản trị tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak

74 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường quản trị tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak
Tác giả Nguyễn Thế Quang
Người hướng dẫn GS.TS Hoàng Đức Thọ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 22,26 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak, chuyên đề sẽ làm rõ những nguyên nhândẫn đến những hạn chế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

TÓT NGHIỆP Tên đề tài:

Tăng cường quản trị tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Co phần Ong mật Dak Lak

Tén sinh vién: Nguyén Thé Quang

Lớp: Quản trị Kinh doanh Thuong mại - khoá 2008Tại: Đại học Tây Nguyên

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Đức Thân

ĐẮK LĂK, NĂM 2012

Trang 2

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC LOI MỞ ĐẦU 22cc tt HH g | _ CHƯƠNG 1: NHUNG CO SỞ TANG CƯỜNG QUAN TRI TIEU THU

SAN PHAM CUA CONG TY CO PHAN ONG MAT DAK LAK 2

1.1 Lý luận chung về quản trị tiêu thụ san phẩm trong doanh nghiệp 2

1.1.1 Khái niệm và vai trò của quản trị tiêu thụ sản phâm 2

1.1.2 Nội dung quản trị tiêu thụ sản phâm trong doanh nghiệp 4

1.2 Các nhân tô ảnh hưởng và sự can thiết phải nâng cao chất lượng công tác quan tri tiêu thụ sản phẩm -¿-5-©5222<2E<EEEEEEEEEE21211211211211 1111111 8 1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chat lượng công tác quan trị tiêu thụ sản phẩm -¿- ¿SE ©E+EE2E2E1211211215171717112112111111111111.112111111 11111 8 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quan trị tiệu thụ sản phâm - ¿5£ ©E SE E12 12EE211511211211 21717111111 1111111111 111111111 T1 xe 9 1.3 Đặc điểm của Công ty Cổ phan Ong mat Dak Lak 10

1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Ong mật M08 10

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cau tô chức của công ty 13

1.3.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty Cé phần Ong mật Dak Lak 18

1.3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu 23

CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUẢN TRỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CO PHAN ONG MAT DAK LAK Ăn rệt 24 2.1 Phan tích thực trạng tiêu thụ san phẩm của Công ty Cô phần Ong mật Dak Lak ttt 2009 00/2U0VAG - 24

2.1.1 Kết qua tiêu thụ sản pham Mật ong Công ty theo cơ cấu mặt hang 24 2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Ong mật của Công ty theo khu ©0531 501177 29

2.1.3 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ 31

2.2 Thực trạng quản trị tiêu thụ sản phâm của Công ty Cổ phần Ong mật Dak dEIdið20)000/2002ccttiai 32

2.2.1 Thực trạng quản trị tiêu thụ sản phâm theo chức năng 32

2.2.2 Thực trạng quản trị tiêu thụ sản phẩm theo hoạt động tác nghiép 40

2.3 Đánh giá thực trạng quản trị tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phan Ong mat 0810062 43

2.3.1 Những kết quả đạt được - + 2-5 x+2E+£E2E2EE2EEeEEerxerkerrrres 43 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2-2 s2 s+zE£+E+E+Eezzzze 44 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIEN PHAP TANG CUONG QUAN TRI TIEU THU SAN PHAM O CÔNG TY CO PHAN ONG MAT

DAK LAK ẶĂ SH HH HH TH TH TH TH TH HH TH tr 46

3.1 Phương hướng và nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh của Công

Trang 3

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

ty Cổ phần Ong mật Dak Lak đến năm 20 5 . 2 2 2 ++s+£s+zx+zs++z 46

3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty - - +5 «+ c+++eesexss 46

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty 48 3.1.3 Kế hoạch của công ty đến năm 2015 2-2 2 +s+zxzzszse2 51 3.2 _ Biện pháp tăng cường quan trị tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Ong mật

Dak LaK 2G TH HT nh TH Tu HH HT Hi nh 52

3.2.1 Đối với quản trị tiêu thụ sản phẩm theo chức năng - 52 3.2.2 Đối với công tác quan trị tiêu thụ theo thương vụ - 56 _ 3.2.3 Phát trién va khuyén khích các thành viên trong hệ thống tiêu thụ sản

PHAM của CONG {y - - G11 HH TH HH 57

3.2.4 Quan ly và điều khiển quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty 58 3.2.5 Quản trị nguồn sản phẩm có chat lượng của Công ty 59 3.3 Kiến nghị điều kiện thực hiện 2- 2 s+cx+zxczxecrczrerrsee 59 3.3.1 Kiến nghị về đầu tư phát triển của công ty -z-s+ 59 3.3.2 Nang cao nguồn lực và trình độ cán bộ, nhân viên 60 KET LUẬN - ¿5c St SE SEEEEEEEEEE E1 1111111111111 111111111111 xcE 62

Trang 4

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề ““ Ta ăng cường quản trị tiêu thụ sản phẩm

của Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak” là két qua nghién cứu do bản thân tôi

thực hiện Chuyên dé là do tôi tự viết, không sao chép của bat cứ ai

Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực, kết quả nghiên cứu

được trình bày trong chuyên đề chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình

nghiên cứu nào khác.

Tôi xin cam đoan những gì viết trong chuyên đề là đúng sự thật Tôi sẽ

chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gi mình việt trong chuyên đề.

Buôn Ma Thuột, tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thế Quang

Trang 5

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

BANG DANH MỤC TỪ VIET TAT

U Danh mục từ viết tắc tiếng Việt

STT | TU VIET TAT VIET DAY DU

1 BQ Binh quan

2 CBCNV Cán bộ công nhân viên

3 CNKT Công nhân kỹ thuật

4 HVNCLC Hàng Việt Nam chat lượng cao

5_ |KCS Kiểm định chất lượng sản phẩm

6 LDLD Liên Doan Lao Động

7 LDPT Lao động phô thông

8 ND - CP Nghị định Chính phủ

9 NN & PINT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

10 |QĐÐĐ-—UB Quyết định Ủy Ban

11 SX TM DV San xuat thuong mai dich vu

12 TNHH Trach nhiém hiru han

13 UBND Uy ban nhân dan

Trang 6

II Danh mục từ viết tắt tiếng Anh

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

Từ viêt

T tắt Nghĩa đầy đủ Nghĩa tiếng việt

1 |AFTA | ASEAN Free Trade Area Khu vuc ae Sieh Tự do

2 |D/A Documents against acceptance | Thanh toan nho thu tra cham

3 | D/P Documents against payment | Thanh toán nhờ thu trả ngay

4 |EU European Union Lién minh Chau Au

5 | FDA Food and drug administration Co quan quản lý được phẩmvà thực phâm Mỹ

6 | FOB Free On Boar Giao hang trén boong tau

7 | HACCP Hazard Analysis and Critical | Hé thông phân tích mỗi nguy

Control Point và kiêm soát điêm tới hạn

8 |HALAL |HALAL Hop phap (tiéng A Rap)

9 |L/C Letter of Credit Thu tin dung

10 | T/T Telegraphic transfer Thanh toán chuyền tiền

Trang 7

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HINH, SO DO

Bảng 1.1: Các loại kênh phan phi c cccccccccsessessesssessessessessessessessssessesseeseeseesess 5 Bang 1.2: Số lượng va cơ cấu lao động 2009-20 1 I 2-2 5 scs+zse>sz 18 Bảng 1.3: Nguồn nguyên liệu cung cấp trên địa bàn tinh của Công ty 21 Bang 1.4: Danh sách các công ty sản xuất kinh doanh mật ong trong cả nước 22 Bang 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2009 — 2011 23 Bang 2.1: Bảng mô tả sản phẩm mật ong Dak Lak 2- 5-55 552552552 25

Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sản phâm của Công ty 2 252 ©s+cs=s+se2 27

Bang 2.3: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm 2-5 2 s+S2+E2+ESEESEESEEZEEEerkerkerree 28 Bảng 2.4: Thị trường xuất khâu của Công Ty Cô phan mat Dak Lak từ 2009-

Bang 2.5: Kế hoạch tiêu thụ và kết quả thực hiện các sản phẩm chính 32 Bang 2.6: Giá cả nội dia các sản phẩm của Công ty 2-5 5 scxcs2 35 Bang 2.7: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối - 36

Bảng 2.8: Danh sách khen thưởng khách hàng có doanh thu nội địa trên

20.000.000 VND trong năm 2010 — 20 Ï 2¿©2¿©5225++2++£++zxezxzxezxecrxee 39

Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất 2012 — 2015 -5¿5¿©5¿ 51 Biểu đồ 2.1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường 2009-201 I 29 Biểu đồ 2.2: Kết quả tiêu thu sản phẩm theo hình thức bán - 31 Biểu đồ 2.3: Giá mật ong và sáp xuất khẩu bình quân từ 2005 đến quý I/2012.33 Hình 3.1: Lôgô của Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak : 49

Sơ đồ 1.1: Mô hình hành vi lãnh đạo - 2-2 55+ x£2++£x++zxvzxezzxerxeerxee 6

Sơ đồ 1.2: Sơ dé tô chức bộ máy quan lý của công ty -c-c-cces 13

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất mật ong - +-¿©¿+s£+ s+£x+rxerEerErrerrerrxee 26

Trang 8

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Nhờ những thành tựu của khoa học cong nghệ được áp dụng vào trong san

xuất hàng hoá và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hoá sản

xuất ra ngày càng nhiêu Do đó sự cạnh tranh giữa các công yy, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt Các doanh nghiệp luôn cé gắng, nỗ lực tìm cho mình một vi thê, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, có như vậy mới tồn

tại và phát triển được Muốn làm được điều đó, quản tri tiêu thụ chính là một

công cụ hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trên thị

trường.

Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak là một Công ty chuyên sản xuất các sản

phẩm mật ong và bán ở thị trường trong nước và quôc tê Nhìn chung, thị trường

mật ong thé giới tương đối nhỏ mà số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong nước và thế giới nhiều nên khiến Công ty gap , nhiéu khó khăn Trong những

năm gần đây, Công ty gap phai hang loạt các vấn đề trong việc xuât khâu mật

ong sang các nước Yêu câu câp thiêt hiện nay là làm sao khai thác được tối đa

nhu câu của thị trường, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ

sản pham mới là mối quan tâm lớn nhất của toàn bộ công nhân viên trong công

ty.

Xuất phát từ thực tế cùng với sự tìm hiểu qua thời gian thực tập tại Công ty

Cô phần Ong mật Dak Lak em đã chọn đề tài: “Tăng cường quản trị tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phân Ong mật Dak Lak”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại

Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak, chuyên đề sẽ làm rõ những nguyên nhândẫn đến những hạn chế trong quản trị tiêu thụ sản phẩm tại công ty Từ đó đưa

ra hệ thống các giải pháp nhăm tăng cường quản trị tiêu thụ sản phâm của Công

ty Cổ phần Ong mật Dak Lak.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiêncứu là tình hình tiêu thụ sản phẩm và quan trị tiêu thụ sản

phẩm ở Công ty Cổ phân Ong mật Dak Lak.

Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak trong khoảng thời gian từ 2009 - 2012

4 Kết cau chuyên đề

Ngoài lời mở đâu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục tài

liệu tham khảo và phụ lục, chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Những co sở tăng cường quản trị tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Cổ phan Ong mật Dak Lak

Chương 2: Thực trạng quản trị tiêu thụ sản phâm ở Công ty Cổ phần Ong

mật Dak Lak

Chương 3: Phương hướng và biện pháp tăng cường quản trị tiêu thụ sảnphẩm 6 Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak

Trang 9

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHUNG CO SỞ TANG CƯỜNG QUAN TRI

TIEU THU SAN PHAM CUA CONG TY CO PHAN ONG MAT DAK LAK

1.1 LY LUAN CHUNG VE QUAN TRI TIEU THU SAN PHAM TRONG

DOANH NGHIEP

1.1.1 Khái niệm va vai trò của quản tri tiêu thu

1.1.1.1 Khái niệm quản tri tiêu thu

Trước tiên, tiêu thụ san phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất

kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tổn tại và phát triên của doanh nghiệp Tiêu

thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuât hàng hoá, là đưa sản phẩm từ

nơi sản xuat tới nơi tiêu dùng Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nồi trunggian giữa một bên là sản xuât và phân phối và một bên là tiêu dùng.

Quản trị tiêu thụ thực chất là quản trị bán hàng trong doanh nghiệp Quản

trị bán hàng, là quá trình hoạch định, tô chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soáthoạt động tiêu thụ hàng hóa (tiêu thụ sản phâm) nhăm thực hiện các mục tiêucủa doanh nghiệp

Quản trị bán hàng là một khâu, một quá trình của hoạt động kinh doanh củatất cả các doanh nghiệp Nó chính là sự tác động có mục đích của nhà quản tri

lên hàng hóa nham giúp cho hàng hóa được nhanh chong đưa đến tay người tiêu

dùng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Theo hoạt động tác nghiệp thì quản trị tiêu thụ được hiểu là các hoạt độngbao gồm ba hoạt động chủ yếu sau đây:

+ Hoạt động trước bán hàng (chuẩn bị bán hàng)

+ Hoạt động trong khi bán (triên khai bán hàng)

+ Hoạt động sau khi bán (dịch vụ sau bán)

1.1.1.2 Vai trò cua quản trị tiêu thu

e Về phương diện kinh tế

Quản trị tiêu thụ là yếu tô cốt lõi giúp doanh nghiệp đạt được những mục

tiêu đề ra Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp là một tế bao của nên kinh tế quốc dân, là yếu tố cơ bản dé tạo tích luỹ cho xã hội Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm không những

tạo thu nhập trong quá trình sản xuất, giải quyết các vấn đề công ăn việc làm cho

người lao động, nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội, mà còn tăng

lợi nhuận cho các doanh nghiệp nó đồng nghĩa với tăng tích luỹ cho cả nền kinh

tế quốc dân

e Về phương diện xã hội

Tiêu thụ sản phẩm đóng vai tro trong việc cân đối giữa cung và cầu Vì cả

nền kinh tế quốc dân là một thê thống nhất với những công bằng, những tương

quan tỉ lệ nhât định Tiêu thụ sản phẩm đã làm cho cả một nên kinh tê quôc dân

được bền vững khi có tác dụng cân đối cung cầu, khi sản phẩm sản xuất ra được

tiêu thụ có ý nghĩa là quá trình sản xuât đang diễn ra liên tục không có sự ách

tắc, tránh được sự mat cân đối Như vậy là nền kinh tế đang phát triển điêu đó

Trang 10

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

kéo theo nhiều hệ quả tích cực khác như về an ninh quốc phòng, phong tục tập

quán, văn hoá cũng thay đồi, các loại tệ nan xã hội sẽ giảm

e Về phương diện từng doanh nghiệp

Đối với bat cứ một doanh nghiệp, tiêu thụ san phẩm đóng vai trò cực kỳ

quan trọng quyết định tới sự tôn tại và phát triển Khi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuât ra được tiêu thụ điều đó có ý nghĩa là sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận Về một lượng nao đó, sự thích ứng nhu câu và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ Người tiêu dùng san sàng chi trả cho loại sản phẩm

hàng hoá mong muôn đã được chính họ lựa chọn Nhờ đó mà doanh nghiệp códoanh thu, tạo lợi nhuận dé tích luỹ tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp được tồn

tại và phát triển Sản lượng tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp thê hiện vị thế, uy tín

của doanh nghiệp đó, chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, các

hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp được hoàn thiện Nói một cách khác, tiêu

thụ sản phâm phan ánh được rõ rệt điểm mạnh điềm yêu của từng doanh nghiệp.

Quản trị tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bởi

vì các nguyên nhân sau:

+ Một là, bảo đảm quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp Nhờ quản trị

tiêu thụ sản phẩm nên đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Doanh nghiệp dùng

nó đề tiếp tục sản xuất Không có quản trị tiêu thụ thì việc tái sản xuất sẽ khôngđược thực hiện

+ Hai là, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, vị thế và an

toàn Quản trị tiêu thụ giúp doanh nghiệp có kế hoạch cũng như chiến lược trong

các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm Từ đó đảm bảo sự lợi nhuận, antoàn cũng như vị thế cạnh tranh trên thị trường

+ Ba là, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Quản trị tiêu thụ

sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp xác định được phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất và kinh doanh Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà doanh

nghiệp có thê dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội nói chung va toànkhu vực, từng mặt hàng nói riêng, nâng cao sức cạnh tranh trên thi trường

+ Bốn là, bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Tất cả các

hoạt động quản trị đều nhằm một mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận, đảm

bảo sự phát triển bền vững trong tương lai của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, công tác tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian vững chắc

giữa người sản xuât với người tiêu dùng Thông qua tiêu thụ sản phẩm ngườitiêu dùng năm bắt được các thông tin cân thiết từ thị trường, hiểu rõ được nhu

cầu từ phía khách hàng, nhu câu hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai Từ

những xu hướng đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra các đối sách thích hợp trong

sản xuất kinh doanh đáp ứng tôt nhât nhu cầu của khách hàng Cũng thông qua

hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng có thé tìm kiếm cho mình sự lựa

chọn thích hợp nhất về một loại sản phẩm Như vậy, người sản xuất và ngườitiêu dùng ngày càng hiểu rõ về nhau hơn, ngày càng có môi quan hệ chặt chẽhơn, gan kêt với nhau nhờ tiêu thụ sản phâm Tiêu thụ sản phâm giúp cho cácdoanh nghiệp xác định được phương hướng và bước đi của kê hoạch sản xuât và

Trang 11

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

kinh doanh Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp có thê dự đoán được

nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội nói chung và toàn khu vực, từng mặt hàng nói

riêng Dựa trên những kết quả dự đoán đó mà doanh nghiệp sẽ xây dựng các

chiến lược, kế hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao

cho có hiệu quả cao nhất Đôi với các hoạt động bên trong doanh nghiệp mang

tính chất nghiệp vụ thì tiêu thụ sản phẩm cũng tạo ra ý nghĩa hết sức quan trọng

1.1.2 Nội dung quản trị tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Quản trị tiêu thụ sản phẩm theo chức năng Theo cách tiếp cận nay, quản tri tiêu thụ sản phẩm gồm 4 chức năng cơ bản

là hoạch định, tô chức, lãnh đạo điêu hành và kiêm soát

e Chức năng hoạch định tiêu thụ sản pham s* Trước tiên, các nha quản trị tiêu thụ phải phối hợp với các phòng ban trong toàn bộ doanh nghiệp dé xác định mục tiêu của tiêu thụ hàng hóa Từ đó xây dựng một phương án, một chiến lược cho hoạt động tiêu thụ, xác định được các giai đoạn phải trải qua, phải tổ chức tiêu thụ như thế nào dé dat duge muc

tiêu dé ra Thông thường, mục tiêu của tiêu thụ sản pham là tăng doanh số bán

ra, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giải

phóng vốn kinh doanh, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm với

xã hội Hầu hết các mục tiêu này phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh

nghiệp là lợi nhuận, vị thé và hiệu quả Can cứ dé xây dựng chiến lược, chính

sách, kế hoạch chính là thị trường Vì vậy, trước khi đề ra bất cứ kế hoạch nao

thi nha quan trị phảicăn cứ vào tình hình thực tế và biến động của thị trường Dé

làm tốt việc này, cân thăm dò nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, năm bắt một cách chính xác và kịp thời các thông tin thị trường,

hiểu được nhu cầu của khách hàng

s* Xây dựng các chính sách tiêu thu hàng hóa:

+ Chính sách mặt hàng kinh doanh: Đối với các hoạt động tiêu thụ hàng thì

chính sách mặt hàng kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp lựa chọn được các mặt

hàng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, phù hợp với nhu câu tiêu dùng của

xã hội Từ đó, hoạt đông tiêu thụ hàng hóa được vận hành một cách có hiệu quả và đạt

được những mục tiêu dé ra Nội dung của chính sách mặt hàng kinh doanh là xây dựng

chủng loại mặt hàng tiêu thụ, lựa chọn, xác định mặt hàng kinh doanh theo chu kì sảnpham, lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo nhu cầu, lựa chọn mặt hàng kinh doanh cạnh

tranh Có 3 căn cứ dé lựa chọn chính sách mặt hàng kinh doanh chính là thái độ của

khách hàng, chất lượng của sản phẩm và chu kì sống của sản phẩm kinh doanh

+ Chính sách giá cả: giá cả là một trong những yếu tô quan trọng hàng đầu quyết

định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Giá cả quyêt định tới doanh sô

bán, tới lợi nhuận, sức tiêu thụ nên nó ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của doanh

nghiệp Giá bán phải cao hơn giá mua nguyên vật liệu cộng thêm các loại chi phi trong

quá trình lưu thông sản phẩm Nhưng mức độ cao hơn là bao nhiêu là hợp lý? Nhiều doanh nghiệp cộng vào trong giá thành một tỷ lệ phan trăm lợi nhuận mong muốn dé

có giá bán cho sản phẩm Tuy nhiên, việc áp dụng mức giá như vậy là kém linh hoạt vàthiểu nhạy bén với tình hình thị trường cạnh tranh như hiện nay Các doanh nghiệp cần

Trang 12

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

kết hợp các yếu tố chi phí của doanh nghiệp đồng thời phán đoán mức giá mà người

tiêu dùng có thê châp nhận cũng như là có thê cạnh tranh với các sản phâm cùng loại

trên thị trường.

+ Chính sách phân phối tiêu thụ sản phẩm: đây là phương tiện dé doanh nghiệp

đưa sản phẩm của mình ra thị trường Chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho sản pham nhanh chong đưa đến tay người tiêu dùng, góp phần đây nhanh chu kì sản

phẩm, giúp quá trình lưu thông được diễn ra nhanh chóng Các căn cứ dé lựa

chọn chính sách phân phối tiêu thụ sản phẩm đó là nguôn lực của doanh nghiệp

(tài chính, nhân sự), đặc tính của khách hàng (số lượng khách hàng, phân bố

khách hàng theo khu vực địa lý) và đặc tính sản phẩm, kênh phân phối của đối

thủ cạnh tranh Các loại kênh phân phối hiện nay:

Bảng 1.1: Các loại kênh phân phối

Kênh phân phối Diễn giải

Kênh ngắn Nhà sản xuất — Người tiêu dùng cuối cùng

Kênh rút gọn Nhà sản xuất — Bán lẻ - Người tiêu dùng cuối cùng

Kênh dài Nhà sản xuât - Bán buôn- Bán lẻ -Người tiêu dùng cuôi

cùng

Kênh dài đầy đủ Nhà sản xuat Người bán độc quyên Bán buôn Bán lẻ

-Người tiêu dùng cuôi cùng

Nguồn: tác giả tổng hợp

+ Chính sách về giao tiếp — khuyếch trương: đây chính là công cụ hữu hiệu

để hỗ trợ cho việc bán hàng thông qua tác động kích thích, lôi kéo khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực, lôi kéo khách hàng lần đầu thành khách

hàng truyền thống Hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào các công cụ xúc tiến

thương mại như là quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ triên lãm, tham gia

hội nghị khách hàng, quan hệ công chúng

e Tô chức tiêu sản phâm:

Đây là công việc rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp Tổ

chức tiêu thụ hàng hóa có liên quan đến các công việc như sử dụng kênh phânphối, tổ chức lao động làm việc trong các kênh phân phối ở các thị trường khácnhau, thực hiện các công đoạn của quá trình mua bán cũng như thực hiện cácdịch vụ trước và sau bán

Trang 13

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

s* Xác định rõ chức trách, nhiệm vụ và quyên hạn của nhân viên

Trong bất cứ hoạt động, dé đạt được sự thống nhất thì các nhà quản trị cần

phân quyên từ trên xuống dưới theo cấp bậc cụ thê để xác định vị trí cũng như

trách nhiệm của nhân viên trong guồng máy hoạt động của doanh nghiệp Người

điều hành cần có sự quản lý đúng chính xác, nhạy bén, người thừa hành cân

nhanh nhạy sáng tạo trong công việc bán hàng Tất cả giúp cho hoạt động tiêu thụđược diễn ra thuận lợi, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

s* Tổ chức hoạt động tiêu thụ

Sử dụng các kênh phân phối đã lựa chọn Tuyên chọn và bố trí lao động và các

phương tiện phù hợp với vị trí công việc ở các kênh phân phối

s* Triển khai hoạt động tiêu thụ

Đưa sản phẩm ra thị trường theo các phương thức và kênh tiêu thụ mà

doanh nghiệp đã lựa chọn Tổ chức thực hiện các dịch vụ trong và sau bán nhưvận chuyên, đóng gói hàng hóa, bảo hành đặc biệt là với các hàng hóa côngkênh, hàng hóa có giá trị cao, tạo sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng

e Lãnh dao trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa: lãnh đạo là một nghệ thuật

đối với các nhả quản trị Một nhà quản trị giỏi là phải có sự lãnh đạo đúng dan,kết hop hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng, giữa lợi íchcủa nhân viên cấp trên và cấp dưới, thưởng phạt phân minh, khéo léo trong ra

quyết định

Hành vi

Hậu quả lãnh đạo

+ Có trạng thái + Hoàn thành

+ Tham gia

Sơ đồ 1.1: Mô hình các hành vi lãnh đạo

Theo mô hình trên, có 04 hành vi lãnh đạo của nhà quản tri tiêu thụ Việc

Sử dụng hành vi nao phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng khách hang, từng

môi trường kinh doanh.

s* Lãnh đạo trực tiếp: là các hành vi lãnh đạo trực chế và ảnh hưởng trực

tiếp tới các nhân viên dưới quyền dé hoàn thành mục tiêu đề ra Vì vậy, các mục

Trang 14

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

tiêu được thực hiện rõ ràng, tính chuyên quyên của hành vi lãnh đạo này rất rõ

nét.

s* Lãnh đạo hỗ trợ: thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, lôi cuốn và tham

gia Các nhà lãnh đạo mong muôn sự hợp tác, sáng tạo của nhân viên, tạo sự hàilòng và hăng say tham gia của các nhân viên

s* Lãnh đạo theo định hướng thành tích: nhà lãnh đạo đặt ra mục tiêu tươngđối cao dé các nhân viên phát huy năng lực của các nhân viên dé hoàn thành các

mục tiêu đó.

s* Lãnh đạo có tham gia: cơ sở của hành vi lãnh đạo nay ở chỗ, nhà lãnh

đạo tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia vào qua trinh ra quyét dinh, ho sé

cam thay đó chính là quyết định của chính minh Vi vậy, sức ép hoàn thành các quyết định của chính mình tăng lên.

e Kiểm soát hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Đề thực hiện tốt các nhiệm vụ và các mục tiêu của hoạt động tiêu thụ sản

phẩm của doanh nghiệp thì cần kiểm soát mức độ hoàn thành mục tiêu cũng

như phát hiện các sai sót để có điều chỉnh kịp thời hoạt động tiêu thụ Nhữngbiến động của môi trường kinh doanh, sự thay đổi thái độ của nhân viên cân

được phân tích đánh giá đúng đắn đề có những tác động phù hợp Sau mỗi chu

kì kinh doanh thì các nhà lãnh đạo cần đánh giá kết quả tiêu thụ so với mục tiêu

đề ra Thông thường, người ta thường áp dụng các chỉ tiêu đánh giá:

s* Tỷ lệ phan trăm hoàn thành kế hoạch lưu chuyền

s* Lai bán hang va tỷ lệ lãi ban hàng

e Quản trị sản phẩm trước khi thực hiện thương vụ

Trước khi thực hiện thương vụ, nhà lãnh đạo cần xác định mục tiêu cho lô

hàng Các mục tiêu đó có thể là lợi nhuận, tang doanh sô bán, mở rộng thị

trường hay sức cạnh tranh trên thị trường Tiếp đó là kế hoạch nhập hàng, giao

hàng đúng thời gian địa điểm mà khách hàng yêu cầu Khi xây dựng kế hoạch

cần phân chia trách nhiệm cụ thé, chi tiết rõ ràng, phải tiến hành phân công trách

nhiệm rõ ràng cho các bộ phận thực hiện thương vụ, phải xác định phương tiện

vận chuyển, phương thức thanh toán đề vừa bán được hàng và nhanh chóng thu

được tiên Các bên cần thỏa thuận dé tiến tới ký kết hợp đồng Các khoản mục

trong hợp đồng thường là:

+ Các bên tham gia ký kết hợp đồng + Tên hàng, chủng loại, sỐ lượng, gia cả + Hình thức chi phí vận chuyên

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng

Trang 15

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

+ Nơi giải quyết tranh chấp xảy ra

e Quản trị sản phẩm trong khi thực hiện thương vụ

Sau khi ký kết hợp dong, cac bén tién hành thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Doanh nghiệp thường xuyên theo dõi san phẩm về cả số lượng, chủng loại và

chất lượng dé kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót Doanh nghiệp tiên hành giaohàng cho khách hàng, đôn đốc khách hàng đến địa điểm thỏa thuận nhận hàng.Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng dé tránh tình trạng không thu hôi

được vốn Sau khi khách hàng đã thanh toán, doanh nghiệp tiên hành quyết toán

lỗ, lãi để có kế hoạch cho thương vụ tiếp theo

e Quản trị sản pham sau khi thực hiện thương vu

Đây là giai đoạn doanh nghiệp thực hiện một số hoạt động hay dịch vụ

nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng Các hoạt động đó là bảo hành, bảo

dưỡng, sửa chữa, lap dat, van chuyển Thực hiện tôt các công việc trên thì

doanh nghiệp sẽ lay duoc long tin cua khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp.

Khách hang sẽ tiêp tục thực hiện thêm các thương vụ với doanh nghiệp Hiệnnay, các doanh nghiệp coi hoạt động nay là một trong những công cụ đê cạnhtranh trên thị trường hữu hiệu

1⁄2 CÁC NHÂN TO ANH HUONG VÀ SỰ CAN THIẾT PHAI NÂNG CAO

CHAT LƯỢNG CÔNG TÁC QUAN TRI TIỂU THU SAN PHAM

1.2.1 Cac nhan tố ảnh hướng đến chất lượng công tac quan tri tiêu thụ

sản phẩm

1.2.1.1 Các nhân tổ khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, đó là môi trường kinh doanh, là nhân tô vĩ mô mang

tính khách quan.

e Nhân tố chính trị, pháp luật: đây là nhân tô khá nhạy bén, nó đôi khi nam

ngoài, sự kiểm soát của doanh nghiệp Một chu kỳ kinh doanh hay một kế hoạch

có thé kéo dai vài năm trong khi những thay đổi của pháp luật, chính sách diễn

ra liên tục

e Nhân tố môi trường văn hóa xã hội: doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nào, dịch vụ nào cần phải căn cứ vào văn hóa của từng quôc gia từng khu vực Đây là

yếu tô không thê thiêu trong hoạch định chiến lược tiêu thụ

e Nhân tố kinh tế: tỷ giá hối đoái hay lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả tiêu thụ sản phẩm Việc tiêu thụ sản phẩm ở dau, quôc gia châu lục nào là

căn cứ cần xác định ngay từ đầu Chọn những quốc gia có nền kinh tế tăng

trưởng 6n định sẽ giảm bớt rủi ro

e Môi trường công nghệ: Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực

tiêu thụ sẽ giúp công tác quản trị tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả công

việc được nâng cao

e Nhan to thu nhap, giới tính, sở thích, thị hiểu của khách hàng: thu nhập

cao thì tiêu dùng tăng lên, các đặc điểm riêng của mỗi các nhân nêu khai thác tôt

sẽ đáp ứng cao nhất mức độ riêng biệt trong sản phẩm Tất cả quyết định rằngdoanh nghiệp bán được hàng hay không

Trang 16

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

1.2.1.2 Các nhân tố chủ quan

e Nguồn lực của doanh nghiệp: đó chính là tài chính, là nhân sự, là các

mối quan hệ tận dụng tốt các nguồn lực này doanh nghiệp sẽ chớp được các

thời cơ trên thị trường.

° Quy mô doanh nghiệp: đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, bộmáy quản lý gọn nhẹ linh hoạt, thủ tục hành chính thuận tiện sẽ giúp cho cácquyết định của nhà quan trị được thực hiện nhanh chóng, các kế hoạch thực hiện

đúng tiễn độ.

e Chất lượng sản pham dich vu: chat lượng hang hóa theo quan niệm hiện nay không nhất thiết phải tốt nhất mà phải tôi ưu, phải đáp ứng được khả năng

thanh toán của khách hàng Chất lượng sản phẩm không chỉ ở bên trong sản

phẩm mà cả những yếu tố đi kèm như dịch vụ đi kèm, bao gói, thái độ của nhân

viên bán hàng.

e Giá cả: là yếu tố cơ bản tác động tới khách hàng Khách hàng thường SO

sánh giá cả của doanh nghiệp với các sản phẩm thay thế Cho nên giá như thế

nao là hợp lý là một trong những van đề mà doanh nghiệp phải giải quyết.

e Xúc tiến thương mại: các công cụ như quảng cáo, khuyến mại, hội chợ

triển lãm giúp khăng định uy tín cũng như tên tuôi của doanh nghiệp trong

lòng khách hàng Cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực này, nó sẽ mang lại những

yếu tô phi lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ

sản phẩm

Hiện nay, vai trò quản trị tiêu thụ trong doanh nghiệp được nâng cao và có

ý nghĩa sông còn với doanh nghiệp Việc nâng cao chât lượng công tác quản trị

tiêu thụ sản phâm sẽ giúp doanh nghiệp đạt những hiệu quả:

e Nâng cao hiệu quả kinh doanh: bất cứ một hoạt động nào cũng sẽ hướng

về mục tiêu hiệu quả kinh doanh hay lợi nhuận, quản trị tiêu thụ cũng vậy Các

hoạt động của quản tri tiêu thụ nhằm giúp tiêu thụ được nhiều sản phâm, chu kì

kinh doanh rút ngăn, doanh nghiệp có lợi nhuận

e Mở rộng qui mô thị trường: công tác quản trị tiêu thụ giúp doanh nghiệp

có được thị phân lớn, có lượng khách hàng đông

e Nhăm dap ứng nhu câu tiêu dùng: đời sống nhân dân ngày càng cao, họ

ngày càng đòi hỏi về chất lượng sản phâm cũng như cách thức tiêu thụ dé hang

hóa nhanh chóng được tiêu dùng Quan tri tiêu thụ tốt sẽ đáp ứng được các yêu

cầu trên.

Nâng cao công tác quản trị tiêu thụ giúp thực hiện các mục tiêu của Công

ty là: lợi nhuận, vị thế và an toàn Tất cả các hoạt động sẽ thúc đây hoạt động

tiêu thụ của doanh nghiệp, tạo lợi nhuận, trả công người lao động, nâng cao chât

lượng cuộc sông, đóng góp vao sự phát triên của xã hội

1.3 ĐẶC DIEM CUA CÔNG TY CO PHAN ONG MẬT DAKLAK

1.3.1 Quá trình hình thành va phát trién của Công ty Cô phan Ong

Trang 17

ong quôc doanh sô một trực thuộc Ty nông nghiệp quản lý và phát triên.

Đến năm 1980, trại nuôi ong số 1 được nâng cấp lên thành Công ty nuôi

ong Dak Lak với qui mô hơn 1000 đàn ong do 24 cán bộ công nhân viên quản

ly Dén năm 1986 sát nhập vào Công ty chăn nuôi Ong tinh Dak Lak; dén năm

1990 xí nghiệp nuôi ong được tách ra hạch toán độc lập

Ngày 27 tháng 10 năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ra quyết định

số 648/ QDUB thành lập Công ty Ong mật Dak Lak, với chức nang nhiệm vu là

sản xuất Kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm ong mật; lúc bấy giờ Công ty có

khoảng 4000 đàn ong và sản lượng 16.000kg.

Thực hiện nghị định số 44/ 1998/ ND-CP ngày 29-06- 1998 của chính phủ

về cô phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước; UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định

số 3063/ QD-UB ngày 15-11-2000 “về việc chuyền Doanh pee Nha nước

Công ty Ong mat Dak Lak thành Công ty cổ phần Ong mat Dak Lak’

1.3.1.2 Sơ lược về Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak

e Tên doanh nghiệp: CONG TY CO PHAN ONG MAT DAK LAK

e Téntiéng anh: | DAK LAK HONEY BEE STOCK COMPANY

e Tên thương hiệu : DakHoney

© Loại hình: Công ty Cô phan

e Trụ sở chính đặt tai: 03 đường Dinh Tiên Hoàng, phường Tự An, TP

Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak

© Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: 74A Tân lập I, phường Hiệp Phú, Q.9, TP

HCM Điện thoại : +84 83730 8336 Fax: 848 3730 8336

° Chi nhánh tỉnh Bình Phước: Khu công nghiệp Chơn Thành, tỉnhBình Phước Điện Thoại: +84 651 3691 044 Fax : 84651 3691 044

e Thành lập: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 40.03.000012 cấp

ngày 15/1/2001 do Sở Kế hoạch va Đầu tư tỉnh Đăk Lak Cấp thay đổi lần 01

Trang 18

Đến ngày 31-12-2006, Công ty đã tiến hành Đại hội Cô đông nhiệm ky III (2006-2010) thì phan von cua Cong ty 100% la cua Cô đông ( không còn vốn

thuộc Nhà nước) và được tổ chức đánh giá Nhà nước xác định là 18.583.431.238

đồng (mười tám tỷ năm trăm tám ba triệu bố trăm ba mươi mốt ngàn hai trăm ba

mươi tam đồng)

Trong đó: - Vốn cô định: 4.367.908.520 đồng

- Vốn lưu động: 14.215.527.718 đồng Như vậy, phần vốn của Công ty Cổ phan đã nâng lên gap 11,6 lần; hiện

nay, Công ty đang trên đà phát triên và hoạt động sản xuât kinh doanh ngàycàng có hiệu quả

® Bang khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2002, 2003.

° Bằng khen của Bộ thương mại, Bộ NN&PTNT Việt Nam năm 2003,

2004.

® Chu tịch Nước tặng Huân chương Lao động hang III năm 2004

® Co thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2005

® Cờ thi đua của UBND tỉnh Dak Lắk năm 2006.

® Cup vàng thương hiệu và nhãn hiệu 2006

® Co thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2007

© Cờ thi đua của Tổng LDLD Việt Nam năm 2007.

® Cúp vàng cho sản phẩm tại hội chợ Festival Tây Nguyên.

® Cúp vàng hội nhập AFTA tại Hải Phòng

® Cúp vàng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học & Công nghệ Việt

Nam bình chọn

® Co Thi đua của Chính phủ năm 2010

® Năm 2011, Công ty đã được tặng giải thưởng: Sao vàng đất Việt,

Thương hiệu mạnh, Thương hiệu Việt (do người tiêu dùng bình chọn).

® Giải thưởng cúp vàng top ten thương hiệu Việt Nam năm 2011

Trang 19

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

Với sản phâm ong mật mang thương hiệu “DakHoney”, liên tục 3 năm qua

Công ty được trao tặng danh hiệu Hàng Việt Nam Chât Lượng Cao, thuộc nhómsản phâm đô uông không côn

Công ty đã áp dụng hệ thong quản ly chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2008 nhăm đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất

lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời chú trọng, công tác

tiệp thị, quảng bá sản phẩm, mo rộng thị trường xuat khâu tới 7 quôc gia và

vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là thị trường Mỹ Sản phẩm mật ong được xuất

khâu tới các nước Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Hàn Quôc

Gần đây, công ty Cô phan ong mật DakLak đã đạt được cúp vàng ISO 2008

của bộ Khoa Học và Công Nghệ Công ty đã thiết lap hệ thông quản lý chất lượng HACCP; xây dựng thương hiệu mật ong Đắk Lắk „DakHoney” nhằm

quảng bá sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tháng 6-2010, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học — Công nghệ) cấp chứng

nhận công nhận thương hiệu “DakHoney”, đến nay, thương hiệu này đã được tô

chức sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ, Hàn Quốc câp chứng nhận; Canada, Pháp, Đức, Ý,

Hà Lan công nhận Dé tiệp tục khăng định uy tín thương hiệu, chất lượng sản

phẩm, Công ty củng cô và van hành hệ thống ISO 9001:2008 HACCP, HALAL,truy xuất nguôn gốc của sản phẩm

Đầu Năm 2012, trong khi tất cả các Công ty mật ong trong cả nước đang

gặp khó khăn trong tinh trang hang xuat khau sang Mỹ, mat ong xuất khẩu qua

các quốc gia đều bị trả vê thì Công ty Cô phần Ong mật Dak Lak vẫn xuất khâuhơn 100 nghìn tấn mật ong qua các thị trường Đây chính là thành tích đángkhen ngợi mà không phải Công ty nào cũng làm được Tháng 3- 2012, Công tylại nhận được một tin mừng là sản pham mật ong của Công ty được gỡ ra khỏidanh sách đen cua FDA Đây là tin tot lành dự báo răng năm 2012 sẽ là năm

thành công trong tông kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Tổng Giám Đốc Lê Thanh Vân được rất nhiều bằng khen của thủ tướng

chính phủ, của chủ tịch tỉnh Đắk Lắk, được tặng huân chương lao động, danh hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều bằng khen khác Ông Lê Tan Lực, Phó Tông Giám

Đốc được Thủ tướng phủ tặng băng khen, nhiều cán bộ của công ty được Bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh ĐắkLắk tặng bằng

khen.Trưởng phòng kinh doanh Phan Ngọc Anh cũng được thủ tướng tặng băng

khen vì có thành tích xuât sắc trong năm 2011.

Trang 21

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

1.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ cua công ty và các phòng ban

e Chức năng và nhiệm vụ của công tys* Chức năng: Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuấtngành ong mật như có 1,7 triệu ha rừng tự nhiên, diện tích cây công nghiệp lâu

năm, nguôn thức ăn déi dào Những năm gần đây, nghệ nuội ong phát triên mạnh

ở Dak Lắk, khiến nơi đây trở thành tỉnh đứng đầu về xuất khẩu sản phẩm ong mật trong cả nước Công ty Cổ phần ong mật Dak Lak được ra đời nhằm thực

hiện chức năng tận dụng những điều kiện thuận lợi nói trên dé tạo công ăn việclàm cho người dân khu vực Tây nguyên; khai thác và sử dụng lợi thế sẵn có mộtcách hợp lý và có hiệu quả, làm giảm áp lực chặt phá rừng đôt ray, gop phan làmgiàu cho quê hương đất nước

s* Nhiệm vụ: thu mua nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, sản xuất ra

những sản phẩm có chất lượng cung cap cho người tiêu dùng, đây mạnh hoạtđộng xuất khâu dé tạo ra nguồn lợi nhuận

© Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

s* Hội đồng quản trị: Có toàn quyên nhân danh công ty quyết định mọi van

dé liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, ngoại trừ những vấn đề thuộc quyên kiểm soát của đại hội cô đông.

¢ Ban kiểm soát: Thay mặt cô đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, kiêm tra số kế toán, bao cáo quyết toán năm và trìnhcho đại hội cổ đông bảng tổng kết tài chính cuối năm.

s* Chủ tịch Hội đông Quản trị kiêm tổng Giám đốc: Là người thực hiện

điều hành hoạt động sản xuât kinh doanh củaCông ty, kiểm tra sô sách kế toán,

báo cáo quyết toán cuối năm trình cho Hội đồng Quản trị và đã được thông qua

Đại hội Cô đông.

s* Phó tông giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, Công ty có một phó giám

đốc do giám đốc giới thiệu dé Hội đồng Quan trị bé nhiệm

s* Phòng tô chức- hành chính, kỹ thuật:

+ Bộ phận tổ chức — hành chính:

Tổ chức công tác nhân sự hợp lý tại các phòng ban, bộ phận, đơn vị trực

thuộc, nâng cao chât lượng cán bộ, trẻ hóa và nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ cán bộ công nhân viên và người lao động trong Công ty.

- Kiện toàn bộ máy nhân sự của các đơn vi, tổ chức các hoạt động tuyêndụng, bồ trí và sử dụng lao động một cách hop lý và có hiệu quả

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo đúng pháp luật

cua nhà nước va các quy định của Công ty Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV,thường xuyên rà soát công tác thực hiện hợp đông lao động, bảo hiểm xã hội,tăng lương theo niên hạng, thi tay nghề nhằm thực hiện đầy đủ các chế độchính sách, tạo tâm lý ôn định, yên tâm công tác cho CBCNV làm việc trong

công ty.

- Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tuyển dụng, bố trí dao tạo

nguồn nhân lực, lưu chuyên cán bộ một cách hợp lý và có hiệu quả.

Trang 22

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

- Phối hợp với bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, kế toán tài vụ lập kế hoạch và

tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao tay nghề, huấn luyện kỹ thuật

nuôi ong mật.

- Xây dựng nội quy lao động cơ quan và thỏa ước lao động hàng năm, định

kỳ theo đúng điêu lệ Công ty và đúng pháp luật của Nhà nước

- Thực hiện các hoạt động hành chính pháp lý, đối nội, đối ngoại trong

Công ty

+ Bộ phận kỹ thuật:

Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi sự biến động của đản

ong trong từng giai đoạn, từng nguôn hoa; cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ

thuật tiên tiến ngành ong trong cả nước và thế giới để đưa vào ứng dụng trong

thực tê sản xuât nhăm nâng cao quy mô, hiệu quả kinh tê ngành nuôi ong mật.

- Tiến hành thống kê, kiểm kệ số lượng, chất lượng đàn ong trong Công ty

và ngoài nhân dân tại từng thời điểm Tham mưu cho Ban giám đôc vệ các van

dé về quy hoạch phát triên đàn ong từng vùng Đề ra các biện pháp phát triểnđàn ong hợp lý và giải pháp xử lý kỹ thuật đôi với đàn ong trong thời kỳ mùa

khai thác sản phâm cũng như mùa nuôi dưỡng.

- Kết hợp với các phòng ban liên quan xây dựng tốt mạng lưới nuôi ong

trong nhân dân, những cụm nuôi ong lớn với quy mô gia đình, họ hàng, làng

xóm, thôn buôn trong từng vùng, từng huyện thật khoa học; đồng thời thực

hiện tốt nghị quyết 80/ CP của chính phủ về việc ký hợp đồng mua bán các sản pham ong mật trong nhân dân phải đảm bảo sản phẩm phải đạt chất lượng xuất

khâu.

- Xây dựng bước đi, tô chức quy hoạch vùng hoa, thăm điểm và phân công

nhiệm vụ hoạt động kỹ thuật cho các thành viên trong bộ phận, tham gia tô chức

huân luyện kỹ thuật cho công nhân, nhân dân va các chi đội nuôi ong tại các địa

phương trong tỉnh

s* Phòng kế hoạch, kinh doanh tổng hợp:

Nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu chiến lược, sách lược từng giai đoạn hoạt

động sản xuât kinh doanh của Công ty và triên khai các biện pháp thực hiện

phương án sản xuât kinh doanh của Công ty đã được Dai hội Cô đông định ky

và thường niên thông qua

Phòng kế hoạch, kinh doanh tổng hợp bao gồm 03 bộ phận : + Bộ phận xuất nhập khâu

- Theo dõi năm bắt và phân tích các thông tin thị trường, hàng hóa, đối thủ

cạnh tranh và tham mưu cho Ban giám đốc ra quyết định các phương án kinhdoanh xuất khẩu kịp thời

- Tim kiếm khách hàng Chào hàng với các đối tác nước ngoài nhằm thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, xây dựng nên nhiều mối khách

hàng truyền thống tạo đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường dé tiêu thụ sản

phâm.

Trang 23

+ Bộ phận cung tiêu sản phẩm, hàng hóa nội địa:

- Có nhiệm vụ tổ chức thu mua cung ứng hàng hóa đầu vào kip thời theo

chất lượng, số lượng và giá cả theo đơn hàng do Ban giám đốc phê duyệt

- Tìm kiếm và khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước

- Cung ung vat tu, thiét bi chuyén nganh mat ong ( thùng ong, nến sáp,

đường nuôi ong ) nhằm phục vụ cho việc phát triển đàn ong và khai thác sản

phẩm của ong mật đạt năng suất va chất lượng cao

+ Bộ phận kế hoạch:

Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong

từng thời kỳ, xây dựng và tham mưu cho Ban giám đốc ký kết các hợp đồng

trong kinh doanh.

s* Phòng kê toán — tai vu:

Theo dõi, ghi chép chứng từ, thống kê số liệu và phân tích hoạt động sản

xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong từng thời kỳ, làm cơ sởtham mưu cho Ban giám đốc có kế hoạch chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh

có hiệu quả.

- Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán theo đúng quy

định của nhà nước và điêu lệ Công ty

- Phối hợp với các phòng, bộ phận liên quan dé xây dựng định mức kinh tế

kỹ thuật, lập dự toán thu chi hợp lý.

- Xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ lương và lập bảng lương hàng tháng

cho CBCNV.

- Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chỉ tiềnmặt và các hình thức thanh toán khác Thực hiện công tác thanh toán đối nội và

thanh toán quốc tế.

- Xây dựng quy trình hoạch toán thu chi nhằm kiểm tra tai chính đảm bảo

hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Riêng chỉ có Thành phó Hồ Chí Minh thực hiện chức năng kiêm nghiệm các sản

phân của Công ty và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu

Trang 24

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

+ Các chi nhánh:

- Phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác giao dịch, phân tích thị

trường, tìm kiêm khách hàng và thực hiện các thủ tục xuât nhập khâu

- Quản lý, phân lô, bảo quản hàng hóa theo dung quy trình kỹ thuật

- Trung chuyên, đóng gói và tập kết hàng hóa đúng hạn

- Phối hợp với các bộ phận thí nghiệm thực hiện kiểm nghiệm các mẫu

hàng chính xác và kip thời.

- Lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ và thực hiện công tác giao nhận.

- Thu mua và nhập kho các sản phẩm ong mật.

- Thay mặt công ty thực hiện các công tác đối ngoại, giao dịch, ký kết các

chứng từ, các văn bản trong phạm vi được ủy quyên cua Ban giám doc

Ngoài trụ sở chính, tổng kho và 2 chi nhánh, Công ty có một hệ thống các cửa hàng trưng bay san pham tai Thanh phố Buôn Ma Thuột và các đại lý trong

cả nước, nhằm tiêu thụ sỉ và lẻ các sản phẩm ong mật của công ty Đồng thời

giới thiệu, quảng bá sản phẩm của Công ty Bao gôm:

1 Cửa hàng trưng bảy và giới thiệu sản phẩm Địa chỉ: 03 Đinh TiênHoàng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Dt: 84 500 853 926 — 84 500 817990

2 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y Chau Dia chi : Tổ 26 My Da

Đông, P My An, Q Ngũ Hanh Sơn, TP.Da năng Dt: 0511.3953175 —0905.343252

3 Công ty Cp Dai Thuan Dia chi: 42 Cu Chi, Nha Trang, tinh Khanh HoaDt: 058.3838.363

4 Mai Uyên Dia chi: 111 Hải Thượng Lan Ong, Tp.Phan Thiết, tinh Binh

9 Cửa hang ong mật Lái Thiêu 131/1 Ngô Quyền, TT Lái Thiêu, tinh Bình

Duong Dt: 0650.375.089

+ Các xưởng chế biến:

Tổng kho của Công ty đặt tại khu Tiểu thủ Công nghiệp thành phố Buôn

Ma Thuột, phường Tân An, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Tại đây

Trang 25

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

là khu xưởng chế biến chính của công ty Các xưởng chế biến là bộ phận trực thuộc Công ty được đặt dưới sự quản lý trực tiệp của phòng kế hoạch, kinh doanh tông hop Xưởng chế biến có nhiệm vụ quản lý sản phâm, tiếp, nhận các

sản phẩm thô từ các đội sản xuất hay bộ phận thu mua, phân lô xuất khẩu

+ Bộ phận kiểm nghiệm: Chuyên làm nhiệm vụ kiểm nghiệm các mẫu mật

ong, phan hoa, sữa ong chúa làm cong tác KCS tại 02 xưởng chế biến Bộ

phận này chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng sản phẩm ong mật xuất

khâu của Công ty

Tóm lại, tất cả các phòng ban, các bộ phận trong Công ty là một khối gắn kết mật thiết và có quan kệ trực tiếp dây chuyền công việc với nhau; tạo nên khối thống nhất trong công việc và luôn bổ sung những, thiếu sót, những yếu kém, những tồn tại đê công việc ngày cảng hoàn thiện va tốt đẹp.

1.3.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty Cỗ phần Ong mật Dak Lak 1.3.3.1 Tình hình cơ cau lao động của công ty.

Bảng 1.2: Số lượng và cơ cấu lao động 2009-2011

Số lượng và cơ cấu lao động

Trang 26

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

Với bề dày lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã

có trên 130 cán bộ công nhân viên Bảng số liệu trên cho thấy lao động trực tiếp

chiếm tỷ trọng lớn trên 74% còn lại là lao động gián tiếp Nguồn lực chủ yếu làcông nhân kỹ thuật và trình độ đại học 24,63% Nguồn lực lao động có trình độtrên đại học có 3 người chiếm 2,24 %

Đa số các lao động có hộ khâu trong tỉnh Dak Lak, họ gắn bó với công việc

ngay từ khi bước vào công ty Hơn nữa, mức lương của những công nhân kỹ

thuật ở Công ty lại tương đối cao so với mặt bằng lương trong tỉnh nên thu hút

rất nhiều lao động muốn làm việc tại Công ty

Lao động có trình độ trong Công ty làm các công việc văn phòng, cáccông việc có tính chất quản lý Đối với đội ngũ lao động này Công ty thường rất

quan tâm tới chính sách đãi ngộ, quan tâm Thường xuyên tuyển dụng nguồn

nhân lực có trình độ Chính sách tuyển dụng rõ ràng, minh bạch đề tuyển chọn

đúng người tài gidi

Lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Sử dụng tốt và hợp lý nhân tố này là một điều không dễ dàng Công ty đang cô gang để có thé sử dụng lực lượng lao động một cách hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Do là doanh nghiệp sản xuất có nên Công ty có cơ cau laođộng trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều, họ chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, có học vấn không cao nhưng có tuổi trẻ, có khả năng tiếp thu kinh

nghiệm và học việc rất nhanh chóng

® Mật ong Dak Lak : Mật ong là một loại chất có vị ngọt được con ong

mật tạo ra từ mật hoa mà chúng thu được, chuyên đổi và kết hợp với những chât

đặc biệt tạo thành mật ong và được lưu trữ trong tổ dé làm thức ăn cho ong.Theo y học cô truyền mật ong còn được gọi là bạch hoa cao hay bạch hoa tỉnh.

Tác dụng tốt với: hệ thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày Bồi

bổ cơ thé, nâng cao khả năng miễn dịch, làm sạch và nuôi dưỡng da

® Mật ong sữa chúa: là sản phẩm được kết hợp giữa sản phẩm mật ong

nguyên chat và sữa ong chúa; sản phẩm này là một loại thực phẩm rat tốt cho cơ

thé người do trong mật ong có các loại đường don (glucose + fructose) dé dang

hap thụ vào máu giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và có tác dụng duy trìlượng đường trong máu Mật ong cung cập các vitamin (B, C) và các khoáng

chất cần thiết cho cơ thê (kèm với một sô công dụng của sữa ong chúa — xem phần sữa ong chúa).Tác dụng tot cho các bệnh vê đường tiêu hoa, đường hô hấp,

ho, viêm thanh quản, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ôn

định thần kinh Trong lĩnh vực thâm mỹ: có tác dụng làm đẹp và nuôi dưỡng da,

dùng làm mặt nạ dưỡng da hằng ngày.

Trang 27

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

e Mật ong nghệ đen: hay còn là tên gọi của vị thuốc Nga truật Trong dan

gian tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiêu tên khác nhau như

nghệ tím, ngải tím, gai xanh, nghệ dam Hiện nay, khoa học hiện đại đã có

nhiều nghiên cứu vê thành phần hóa học của nghệ đen; gồm: tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của nghệ vàng và

một số khoáng vi lượng Kết hợp khả năng cung câp dinh dưỡng, tính năng chữa

bệnh của mật ong va củ nghệ đen, sản phâm nghệ đen mật ong đã được sử dụngcho việc chữa các bệnh về dạ dày và tá tràng một cách có hiệu quả Tăng cường

tiêu hoá, điều trị các bệnh rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, ăn khó tiêu, nhất là rỗi loạn tiêu hoá sau khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, uống nhiều bia rượu.

® Mật ong nghệ vàng: trong cuộc sông, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng

để bôi lên da non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột

nghệ vàng mật ong để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh viêm túi

mật, sỏi mật Theo y học cô truyền củ nghệ vàng còn được gọi là khương hoàng,

nghệ vàng CỐ VỊ cay, dang, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan

máu, tan ứ và giảm đau Kết hợp những đặc tính hữu hiệu của nghệ và mật ong,

người ta thường phối chế nghệ với mật ong lại với nhau thành những viên nghệmật ong nhằm hỗ trợ chữa trị cho những người bị đầy hơi, khó tiêu do dùngnhiều bia rượu, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan và ung thư

e Phan hoa Dak Lak: Phan hoa thực chat la những tế bào sinh sản giống

đực của các loài hoa được ong thu lượm Phan hoa có giá trị dinh dưỡng rât cao,

thậm chí còn hơn cả những thực phẩm như trứng, sữa Phan hoa có chứa

protein, axit amin, carbonhydrate, nhiều chất khoáng như K, Ca, Na, S,

Cu,Fe vitamin: BI, B2, B3, Bó, A, D, E Phan hoa có vitamin PP là vitamin

của tuôi trẻ Theo y học cô truyền, phan hoa có vi ngọt, tính bình, tác dụng tâm

bộ cường tráng, ích khí dưỡng huyết và bồ thận Người ta thường dùng phan hoa

dé tri chứng suy nhược, thận tinh bat túc với các triệu chứng mỏi mệt rã rời, bồn

chon, bực bội, hoa mắt, chóng mặt, mat ngu, hay quen, an kém, suy giam tinhduc, dau lung moi gối, liệt đương, di tinh, xuất tinh sớm, đái đêm nhiều, muộncon, tat kinh sớm

® Sữa ong chúa nguyên chất: là một loại dịch thê đặc biệt, được tiết ra từ

tuyến họng của con ong được dùng dé nuôi âu trùng và suốt cuộc đời ong chúa,

Y học cô truyền còn gọi sữa ong chúa là phong nhũ tinh Là một loại thực phẩm chứa nhiều vi dưỡng chất cần thiết cho cơ thê, dùng thường xuyên giúp cơ thể

bổ sung các vitamin thiết yếu Thúc đây quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ

thé; tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản; ;chống lão hoá, nâng cao năng lực

tư duy và khả năng ghi nhớ, chống ung thư và phòng * xạ; nâng cao sức đề kháng

và miễn dịch của cơ thé; kháng khuan và chống viém

Trang 28

không thu mua trực tiép từ các hộ nuôi ong, chỉ thu mua mật ong từ những nhà

buôn truyền thong, da ky hop dong lâu dài với Công ty Việc thu mua từ các nha

bán buôn ở các khu vực tuy có hạn chế là gia mua mật ong cao hơn do chênhlệch giá nhưng với một thị trường cung câp mật ong rộng lớn trong cả nước thì

Công ty không thê đủ nhân lực đê thực hiện toàn bộ các công việc trên Nó sẽ

làm mât thời gian và ảnh hưởng tới các công tác khác của Công ty

Ngoài ra, nguồn mật ong của công ty còn khoảng gần 130.000 đàn tập

trung ở các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đông, Bình Phước Thường thìnguôn mật ở các tỉnh khác sau khi mua được tập kêt vê các chi nhánh gân nhâtsau đó mới chuyên tới nhà máy chính thức

Trang 29

1 | Công ty Cổ phần Ong mật Ban Mê Thuột Dak Lak

2 | Công ty Cô Phan Ong mật TP Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh

3 | Công ty Cô phần Dâu Tam Tơ Quảng Ngãi Quảng Ngãi

4 | Công ty TNHH An Thịnh Gia Lai

5 | Công ty TNHH Huy Hoàng TP Hồ Chí Minh

6 | Công ty TNHH ANTI(Viethoney) Đồng Nai

7 | Công ty Ong Trung Ương Hà Nội

8 | Công ty TNHH Công Nghiệp Chao Chin Dong Nai

9 | Công ty TNHH TM Ong Vang Đồng Nai

10 | Công ty TNHH TM Duc Huy TP Hồ Chí Minh

11 | Công ty TNHH SX TMDV Ong Mật Hoang Đức Minh Bình Dương

12 | Công ty TNHH Mật Ong Kon Tum Kon Tum

13 | Công ty TNHH Pham Thanh Dak Lak

14 | Công ty Cô phan Ong mật Đồng Nai Đồng Nai

15 | Công ty TNHH Ong mật Thanh Thao Bình Dương

16 | Công ty Cô phan Ong mật Việt Y TP Hồ Chí Minh

17 | Công ty Cô phần SX TMDV Xuân Nguyên Hà Nội

18 | Xưởng Chế Biến Sản Phẩm Ong TP Hồ Chí Minh

19 | Công ty TNHH Quang Long Thịnh Tây Ninh

20 | Công ty TNHH Thực Phẩm Y.D TP Hồ Chí Minh

21 | Công ty TNHH SX TMDV Hoàng Công Tân TP Hồ Chí Minh

22 | Công ty RNHH SX Thảo Nguyên TP Hồ Chí Minh

23 | Công ty TNHH Ong mật Phương Nam TP Hồ Chí Minh

24 | Công ty Cổ phần Ong mật Việt Nam TP Hồ Chí Minh

25_| Công ty TNHH SX TM Ong vàng Nông Lam TP Hồ Chí Minh

26 | Công ty TNHH Huy Khang Việt Nam Bình Dương

Nguồn: www.vietask.com

Trang 30

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

Tuy dẫn đầu về kim ngạch xuất khâu mật ong trong cả nước nhưng Công ty

luôn quan tâm tới chính sách giá và các sản pham của các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, Các công ty sản xuât và bán mật ong trong nước hiện nay tương đối

nhiều, tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương va Dong Nai

_ 13.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu chủyêu

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và tập thể

cán bộ, công nhân viên đã tăng cường đoàn kết, nỗ lực phân dau,; tranh thủ sựquan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của câp ủy, chính quyên địa phương, phôi hợp hoạtđộng tôt với đội tác, bạn hàng; xử lý tình uông linh hoạt hiệu quả, định hình kê

hoạch phát triển lâu dài, vững chắc đồng thời phát huy có hiệu quả tiềm năng,

thé mạnh của Công ty Thể hiện trên một số nội dung chủ yêu như sau:

Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2009 —

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak

Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp về kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy rằng -năm 2010 là năm mà Công ty đạt được thành công vượt trội Nguyên nhân

là điều kiện tự nhiên năm 2010 quá thuận lợi, nguôn hoa đồi dào khiến cho dan

ong phát triển nhanh về số lượng, tạo ra nguôn mật lớn Bên cạnh đó giá mật

ong năm nay lại cao, thị trường ôn định đã mang lại tổng doanh thu tăng 2,12

lần so với năm 2009 đạt 420,50 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cũng tăng 1,53 lần

đạt 26,03 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước gan 6 ty đồng; thu nhập bình quân

của cán bộ công nhân viên đạt 6,5 triệu đồng/ tháng Đến năm 2011, tình hình

đàn 6n định lại, doanh thu đạt 300 ty dong, | loi nhuan 15,16 ty déng, nộp ngân

sách đạt 3,05 tỷ dong, thu nhập của cán bộ van đạt 6,5 triệu đồng Như vậy, hoạt

động của Công ty góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuât khẩu của tỉnh và

đem lại hiệu quả kinh tê xã hội ngày càng to lớn, sản xuât ong mật tạo thêmcông ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Trang 31

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN TRI TIỂU THU SAN

PHAM O CONG TY CO PHAN ONG MAT DAK LAK

2.1 PHAN TÍCH THUC TRANG TIEU THU SAN PHAM CUA CONG TY CO PHAN ONG MAT DAK LAK TỪ 2009 — 2012

2.1.1 Kết qua tiêu thụ sản phẩm Mật ong của Công ty theo cơ cấu mặt

hàng

2.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm Mật ong Dak Lak và quy trình sản xuất, chế

biến sản phẩm của Công ty

e Vài nét về sản phẩm Mật ong Dak Lak

Mật ong DakLak chính là sản phẩm chủ yếu nhất của nguyên liệu mật ong Mật ong là một loại chất có vị ngọt được con ong mật tạo ra từ mật hoa mà

chúng thu được, chuyển đổi và kêt hợp với những chất đặc biệt tạo thành mậtong và được lưu trữ trong tổ dé làm thức ăn cho ong Mật ong là thực phẩm tựnhiên, quá trình sản xuất không dùng bất cứ một hóa chất nào tác động

s* Công dụng: dùng nguyên chất hoặc trộn với phan hoa, sữa chúa, pha chế

với nước cam, nước chanh, sinh tô rât ngon và bô dưỡng Sử dụng trong nậu

ăn hoặc dùng với bánh mì và các loại bánh lạc thay cho nguồn đường truyền

thống Dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học, Phòng trị bệnh viêm họng Mật

ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm dau, giúp vêt thương mau lành, giảm ho,ngăn ngừa bệnh viêm họng, tăng sự hâp thụ canxi, tăng cường hoạt động của

gan, giảm mệt mỏi suy nhược cơ thê Ngoài ra còn có tác dụng tây trang hoặc

dưỡng da

s* Cách dùng

+ Dùng làm thực phẩm và chữa bệnh:

- Ding uống liền hoặc trộn với phấn hoa, sữa song chua: pha 1-2 thia mat

ong trộn với 1-2 thìa phấn hoa pha chung với nước âm uống vào mỗi budi sáng.

- Dùng trong chê biên thực phẩm hoặc pha chế với các loại nước ép trái cây

thay cho nguồn đường truyền thông

- Trộn 2-3 thìa mật ong với nước chanh hoặc cam vắt pha trong cốc nước

nguội uống vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp an thần và cho giấc ngủ ngon.

+ Dùng làm nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh: trộn mật ong với bột

nghệ tỷ lệ 50:50 hoặc chế thành viên nghệ mật ong để dùng có tác dụng rất tốtvới bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, các bệnh đường tiêu hoá

+Dùng dé dưỡng da:

- Trước tiên rữa mặt băng nước ấm cho lỗ chân lông nở ra, sau đó dùng mặt

nạ mật ong dap trén da 10-15 phut, rữa lại bằng nước lạnh cho sạch mặt nạ, mỗi

tuần 2-3 lân giúp cho làn da trở nên mịn mang khong nhan

- Tron déu 2 muỗng cà phê mật ong và 2 muỗng cà phê sữa tươi hoặc dầu

ăn Thoa hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng trong 10 phút Rửa sạch vớinước am giúp dưỡng da

Bảo quản: dé nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời

Trang 32

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp Bảng 2.1: bảng mô ta sản phẩm mật ong Dak Lak

STT | ĐẶC ĐIÊM MÔ TẢ

1 | Tên sản phẩm Mật ong Dak Lak

2 | Nguyên liệu chính | Mật ong

\ Ả - Mật ong đóng trong thùng loại 200 lit/1 thùng

3| Thành pham - Mật ong đóng trong chai thủy tinh và chai nhựa

- hàm lượng nước 18%-20%

; - 70%-75% hydrat carbon (duong glucoza, duong

4 Thanh phan cua hoa qua, saccaroza)

mat ong - Vitamin :B1, B2, B6, E, K, C, A, axit folic, men

tiéu hoa

- Mật ong chứa đựng hon 300 vi chat

- Kích thích sự trao đôi chat, ăn ngon miệng

, , 4» | - Tang cường ham lượng axit hữu cơ va cai thiện

Tác dụng cuamat | , 3 „ ` on ee

5 on tiêu hóa, tăng cường kha năng miễn dich © ;

š - Ngoài ra mật ong còn có tác dụng chữa rât nhiêu

bệnh và thâm mỹ

- Lọ thủy tinh có nap đậy sat

¬ - Lọ nhựa có nap đậy nhựa ; ;

6 Mà liệu sử dụng - Thùng phi chuyên đựng thực phâm băng nhựa

a0 gol - Tuyệt đôi không được bảo quan mat ong băng vật

liệu kim loại.

z | Cáchthứcphân | Vận chuyên băng ôtô, tàu thủy

phối vận chuyền

- Nên đô đầy mật ong vào các vật chứa, đóng kín

CÀ gen nặp ; ; „

8 pen Kien - Bao quan noi khô ráo, tránh âm thap, tránh tiép

k xúc với không khí và ánh sáng mặt trời trực tiêp.

- Nhiệt độ không quá 30°c

9 | Thời hạn sử dụng | 12 tháng

ca - | Nghị quyết sé 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

10 | Yêu câu ghi nhãn | _ Yêu cầu có in ngày sản xuất, hạn sử dung

ll Các yêu cầu cần Yêu câu của Bộ Y Tê, yêu cầu của khách hàng

tuân thủ

12 | Mục dich sử dụng Dùng làm thực phâm, thuốc hoặc chế biến thực

phẩm Nguồn: phòng kinh doanh Công ty Cổ phan Ong mật Dak Lak

Trang 33

« Quy trình sản xuất chế biến Mật ong:

Đàn ong vào mùa

khai thác (trại ong)

Tra lại cho

người nuôi ong

Giữ lại kho để xử

lý “Khõng dat Kiểm tra lại

Sơ đồ 2.1: Quy trình san xuât mật ong

Lấy mẫu ghép lô

Kiểm nghiệm tại

Đức Đạt

Trang 34

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Khi vào mùa khai thác mật ong, tại các trại mật ong sẽ được xử lý thô sau

đó vận chuyển về kho của Công ty Tại đây mật sẽ được tập kết, phân lô và lấy

mẫu kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm của Công ty Đối với các mau không đạt

thì lô mật đó sẽ được trả cho người nuôi ong, còn nếu đạt sẽ được phân lô một

lần nữa (một lô trên 20 tấn) và được kiếm nghiệm tại Đức Sau quá trình kiểm

nghiệm này nếu mật không đạt chất lượng sẽ được giữ lại kho, tách lô ghép và

tiễn hành kiểm nghiệm lại Nêu quá trình kiểm tra lại nay không dat chat lượng

nữa thì mật đó sẽ được giữ lại kho chờ xử lý Quá trình kiểm tra đạt chất lượng

thi mật sẽ được đưa vào san xuất: lang, loc, dong nhất Công ty sẽ tién hành

gửi mẫu đạt chất lượng cho khách hàng và tiên hành giao dịch Lượng mật đạt

chất lượng tại Đức cũng được đưa vào quy trình sản xuất như trên

Các công nghệ sản xuất mật ong của Công ty Cô phần Ong mật Dak Lak hầu hết nhập khâu trong nước Vì mật ong là sản phẩm có đặc thù sản xuất riêng

nên rất khó trong công tác tìm kiếm các máy móc hay công nghệ sản xuất từ

nước ngoài Các máy hiện có tại Công ty như máy lọc mật ong, máy phá kết

tinh mật ong được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kì Các máy này có hàm lượng công

nghệ cao, gop phan vao tang nang suất cũng như chat lượng các sản phâm mật

ong Các máy móc như máy sây chân không mật ong, máy say thap mat ong

được mua trong nước Nó là các phát minh sáng chê của các nha khoa hoc trong

nước Bên cạnh đó, qua quá trình sản xuât, các cán bộ quản lý xưởng cũng như

các công nhân luôn chu động sáng tạo trong việc sử dụng các máy móc gitip

tăng hiệu quả công việc.

Do đặc thù mật ong là sản phâm dé con người ăn, uống, dùng làm thực

phẩm, làm thuốc nên công tác vệ sinh luôn được chú trọng trong tât cả các quá

trình sản xuất Từ khâu hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong cho các hộ nuôi ong cho

đến nhập nguyên liệu đầu vào và sản xuat, công tác kiêm tra giảm sát luôn được

chú trọng nhằm tạo ra sản phẩm mật ong đạt chất lượng, tiêu chuẩn tốt nhất Nhà

kho cũng như các vị trí làm việc trong nhà máy, trong kho luôn được giũ vệ sinh

sạch sẽ

2.1.1.2 Kế quả tiêu thụ chung cua Công ty

Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty

STT | Chỉ tiêu | DVT | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Quý 1/2012

Trang 35

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhìn kết quả tiêu thụ sản pham của Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak chothấy so với năm 2009 thi năm 2010 doanh thu tăng lên 222 ,26% trong khi khối

lượng tiêu thụ tăng 1,73 lần Nguyên nhân đã được giải thích rất nhiều ở kết quả

sản xuất kinh doanh của Công ty Năm 2011, tinh hình kinh doanh đi vào ôn

định, so với năm 2010 thì khối lượng tiêu thụ giảm 3.509,79 tấn, doanh thu tiêu

thụ cũng giảm đi 123,72 tỷ đồng, Qua 03 tháng đầu năm 2012, mặc dù thị

trường mật ong trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng với sự cô

găng, đoàn kết cũng như sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc thì khối lượng tiêu thụ

cũng đạt được kế hoạch cùng kỳ năm 2011

2.1.1.3 Két quả tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phân Ong mật Dak Lak

Trước tiên, nhìn vào bảng số liệu cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của Công ty ta

thấy rằng, trong các sản phẩm thì mật ong Dak Lak là sản phẩm mang lại doanh

Trang 36

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thu lớn nhất cho Công ty Doanh thu của mật ong Dak Lak chiếm đến 94, 79% năm 2009, chiếm 95,57% năm 2010, 91,84% năm 2011 và chiếm 92,26% đầu

quý 1/2012 Tiếp đó, sáp cũng chiếm một ty lệ doanh thu dang ké la 4, 31% nam

2009, 4,11% nam 2010, 6,15% nam 2011 va dau nam 2012 thi sap chiém 7,1%.

Bởi vì Mật ong Dak Lak va sáp là 02 san phẩm chủ đạo mà Công ty xuất khẩu

cho nên nó chiếm doanh thu cao như vậy Các sản phẩm như mật ong sữa chúa,

sữa ong chúa, mật ong nghệ đen và mật ong nghệ vàng thì được bán trong nước

chứ không xuât khâu Các sản phâm khác của công ty đó chính là các công cụ,vật tư phục vụ nuôi ong, các dụng cụ lao động, phi chứa mà công ty sản xuâtkinh doanh cũng mang lại doanh thu đáng kê

Nhìn vào bảng cơ cấu sản phẩm ta cũng thấy rằng, doanh thu năm 2010 tăng đột biến Doanh thu sản phẩm mật ong Dak Lak tăng 2,24 lần, sáp tăng

2,11 lần so với năm 2009, các sản phẩm khác như mật ong sữa chúa và nghệ đen

đều tăng đáng kể Đến năm 2011, doanh thu lại ổn định nên nếu so với năm

2010 thì thấp hơn nhưng phân tích tính toán thì so với những năm trước đó, tốc

độ tăng trưởng doanh thu vân tăng Doanh thu các sản phâm quý I/ 2012 đạt

được kế hoạch 3 tháng đầu năm và vẫn 6n định so với cùng kỳ năm trước

2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ong mật của Công ty theo khu

Qua biểu đồ chúng ta dễ dàng nhận thấy, thị trường xuất khẩu chính là khu

vực thị trường trọng diém mang lại doanh thu do doanh nghiệp Doanh thu xuất khâu chiếm 95,07% năm 2009, chiếm 94,83% năm 2010 và năm 2011 chiếm

97,2% Doanh thu nội dia chiếm tỷ lệ thấp so với doanh thu xuất khẩu.

Trang 37

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.1.2.1 Thị trường xuất khẩu

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu của Công Ty Cổ phan

Ong mat Dak Lak từ 2009 — Quý 1/2012

Đơn vị tính: USD

Năm 2009 năm 2010 Nam 2011 Qui 1/2012

Mat ong „ Mật ong „ Mật ong „ Mật ong „

10143822] 265437 | 20627450} 624252 | 12881076} 852607.8 |2651222 | 208800

147300 mạ 80925 m4

58536

Thị trường xuất khâu của Công ty từ năm 2009 đến nay là Mỹ, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Indonesia Các năm trước còn có các khách hàng từ Đức, Hà Lan,Canada, Trung Quốc, các nước thuộc khối thị trường chung EU Năm 2011 là

năm mà không chỉ mật ong Dak Lak mà toàn bộ mật ong Việt Nam gặp phải vấn

đề về chất lượng, hàng xuât khẩu qua các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và một số

lô hàng xuất sang Mỹ bị trả về do nhiễm hàm lượng Cardbenazim cao

Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về lượng nhập khâu mật ong của Công ty so với các thị trường khác Một chuyên gia trong ngành ong mật của Mỹ khăng

định răng so với mật ong của các nước khác ở châu A, mật ong của Việt Nam

được thị trường Mỹ rât ưa chuộng do có màu sắc và mùi vị gân giông với loại

mật Yucatan của Mêhicô đang được tiêu thụ mạnh ở châu Au Việt Nam đã trở

thành nhà xuất khẩu mật ong lớn thứ ba vào thị trường này sau Trung Quốc và

Canada Trong đó Công ty ong mật Đăk Lăk góp phần không nhỏ vào sự thành

công của ngành ong mật nước ta trên thị Mỹ

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị nhập khẩu mật ong của Công ty với số

lượng đáng kế trong các năm 2009, 2010 Tuy nhiên, đến năm 2011 hai quốc gia

này ngừng nhập khẩu mật ong của Công ty Nguyên nhân là do mật ong của

Công ty chịu ảnh hưởng của toàn bộ ngành ong Việt Nam Nguyên nhân là donăm 2010 lượng mật ong nhập khâu quá lớn, giá lại cao, lượng mật ong cả nướcnhập vào các thị trường bị các cơ quan kiêm nghiệm tại một sô quôc gia cho

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN