1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tập tốt nghiệp
Tác giả Phùng Trần Hanh
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Long
Trường học Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP (5)
    • 1.1 Giới thiệu về đơn vị thực tập (5)
      • 1.1.1 Chức năng (5)
      • 1.1.2 Nhiệm vụ (5)
      • 1.1.3 Loại hình nghiên cứu (6)
      • 1.1.4 Lĩnh vực hoạt động (6)
      • 1.1.5 Hướng nghiên cứu chính (6)
    • 1.2 Sơ đồ tổ chức (7)
    • 1.3 Các phòng ban (7)
    • 1.4 Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu (8)
  • CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP (14)
    • 2.1 Tổng quan về hệ thống xử lý rác thải (14)
      • 2.1.1 Giới thiệu đề tài (14)
      • 2.1.2 Cách phân loại các loại rác thải tại Việt Nam (16)
      • 2.1.3 Các phương pháp xử lý rác thải đang được áp dụng hiện nay (20)
      • 2.1.4 Quy trình xử lý rác thải tại việt nam và trên thế giới (24)
      • 2.1.5 Tính cấp thiết của đề tài (28)
    • 2.2 Quy trình công nghệ và tinh chế rác thải thành năng lượng sạch (29)
      • 2.2.1 Quy trình công nghệ xử lý rác thải (29)
      • 2.2.2. Tinh chế rác thải thành năng lượng sạch (30)
  • CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (33)
    • 3.1 Kết luận (33)
    • 3.2 Hướng phát triển (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

chuyên môn, tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao và tư vấn chuyển giao công nghệ; công bố, quảng bá các kết quả nghiên

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Giới thiệu về đơn vị thực tập

- Phòng thí nghiệm (PTN) Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống (National key Laboratory of Digital Control and Systsinh viên Engineering, viết tắt là DCSELab) trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh

Hình 1.1 Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số & Kỹ thuật hệ thống

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì và chuyển giao các thiết bị (phần cứng và phần mềm) trong lĩnh vực điều khiển số và kỹ thuật hệ thống, các hệ thống cơ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí tự động hóa và kỹ thuật hệ thống công nghiệp Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu Dịch vụ Khoa học và Công nghệ: tư vấn, thẩm định, thi công, đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trên lĩnh vực đăng ký theo Luật định

Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước theo lĩnh vực trên

- Tổ chức triển khai các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao; hợp tác nghiên cứu, trao đổi

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 2 chuyên môn, tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao và tư vấn chuyển giao công nghệ; công bố, quảng bá các kết quả nghiên cứu và các hoạt động khác phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện, năng lực của PTNTĐ và quy định của pháp luật

Tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao Tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

Quản lý và khai thác có hiệu quả các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng thí nghiệm

- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trình độ cao Nghiên cứu triển khai ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh vực chuyên ngành

- Công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính trong công nghiệp và dụng Công nghệ đo, điều khiển tự động cho các hệ thống sản xuất công nghiệp và dụng Công nghệ chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử trong công nghiệp và dân dụng robot công nghiệp và dịch vụ thiết bị chuyên dụng, cơ điện tử y sinh, hệ vi cơ – điện tử (MEMS)

- Phát triển công nghệ mới, cải tiến công nghệ thích ứng với điều kiện Việt Nam

- Giới thiệu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ

- Cung cấp dịch vụ khoa học công nghê

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Sơ đồ tổ chức

- Nhân lực: Lực lượng nghiên cứu tại PTN báo gồm cơ hữu, các cộng tác viên, cố vấn khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học

Sơ đồ tổ chức của DCSELab:

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của DCSELab.

Các phòng ban

 Phòng Kế hoạch – Tài chính

 Phòng Khoa học Công nghệ và Dịch vụ

 Trung tâm Gia công Cơ khí Chính xác

 Phòng Nghiên cứu hợp tác

 PTN Công nghệ Năng lượng

 PTN Nghiên cứu Thiết bị và Trang bị Quân sự

 PTN Dao động và Điều khiển

 PTN Trí tuệ Nhân tạo và Đổi mới Sáng tạo

 Phòng Nghiên cứu Phát triển

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

 PTN Công nghệ Nhiệt và Lưu chất

 PTN Điện tử Viễn thông

 PTN Thiết kế Thông minh

 PTN Logistic và Tự động hóa

 PTN An toàn Đô thị và Môi trường

 PTN Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu

Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu

- Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu được phụ trách bởi

TS Lê Thanh Long Đây là nơi thực hiện các nghiên cứu tính toán về động lực học chất lưu, các vấn đề về khí động học trong kỹ thuật, mô phỏng tác động của dòng chảy và truyền nhiệt trong các quá trình Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu và các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế

Hiện nay, Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất lưu có 10 sinh viên đang nghiên cứu về các đề tài mang tính thực tiễn cao như nghiên cứu thiết kế và mô phỏng các loại tàu tự hành dưới nước, nghiên cứu thiết kế chế tạo máy làm xôi tự động, nghiên cứu thiết kế buồng khử khuẩn, v.v

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.3 Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất Lưu

Hình 1.4 Một số thành tựu nghiên cứu của PTN

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.5 Buồng khử khuẩn – một sản phẩm của PTN

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.6 Máy khắc laser phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.7 Máy in 3D phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 1.8 Máy diệt khuẩn tay tự động – một sản phẩm của PTN.

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

NỘI DUNG THỰC TẬP

Tổng quan về hệ thống xử lý rác thải

Theo thống kê của Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương), với dân số hơn 93 triệu người, hằng năm, lượng rác được thải ra tại Việt Nam là rất lớn, trung bình có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra mỗi ngày Riêng các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, mỗi ngày có từ 7.000 - 8.000 tấn rác thải Chưa kể lượng rác thải nông nghiệp từ cây trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản đều là tài nguyên Nguồn thải lớn nhưng khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; vừa lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, nhất là tại các thành phố lớn

Theo ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, tại Việt Nam hiện có khoảng 1.000 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% bãi chôn lấp là hợp vệ sinh Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hàng trăm bãi chôn lấp này là hiện hữu

Phần lớn các bãi chôn lấp hiện tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác Nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh

Hình 2.1 Rác chưa thực hiện phân loại rác trước khi đưa lên xe ép mang đi chôn lấp

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Các nhà chuyên môn cho rằng nếu đem chôn lấp hoặc đốt như cách lâu nay sẽ lãng phí từ 55%-67% các sinh khối và chất hữu cơ trong chất thải rắn Tái chế rác thải để tiết kiệm tài nguyên, sản xuất phân vi sinh và sản xuất năng lượng đang trở thành xu hướng trên thế giới Việt Nam bắt đầu quan tâm giải quyết bài toán xử lý rác, tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp gây thách thức về môi trường và nhu cầu sử dụng đất để chôn lấp ngày càng tăng ở nhiều địa phương, nhất là các đô thị lớn Một số địa phương đã đầu tư nhà máy phân loại rác để lấy, nguyên liệu tái chế, sản xuất phân vi sinh và đốt rác làm điện nhưng chưa nhiều, công suất còn thấp

- Quản lý chưa bắt kịp tốc độ xả thải

Ngoài nguyên nhân rác không được tổ chức phân loại từ đầu nguồn gây khó khăn, việc thiếu nhà máy xử lý hiện đại, công nghệ cao, năng suất cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xử lý rác theo cách chôn lấp phổ biến hiện nay Cả nước hiện có 381 lò đốt rác,

37 dây chuyền chế biến compost (phân trộn) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định việc xử lý rác thải là một trong những thách thức hiện nay, đặc biệt là rác thải sinh hoạt, bởi thực trạng xử lý chôn lấp vừa gây ô nhiễm tài nguyên nước vừa gây cạn kiệt, lãng phí tài nguyên

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Carolyn Turk, phát biểu trên báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng hiện Việt Nam đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải Khu vực nhà nước và tư nhân cần hợp tác để giải quyết vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội phức tạp này, đồng thời thúc đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của rác thải Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco Hà Nội) đã thực hiện một số dự án, trong đó có dự án "Phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội" Đại diện lãnh đạo đơn vị này cho biết sau một năm triển khai thực hiện thí điểm, chương trình đã từng bước tạo dựng được mô hình phân loại, tái chế rác thải, giảm lượng rác thải chôn lấp; bước đầu mở ra một ngành nghề kinh doanh rác tái chế của công ty Ước tính lượng rác tái chế thu được đến hết tháng 5-2021 khoảng hơn

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Hình 2.2 Rác sinh hoạt tại Hà Nội không được phân loại Để giảm áp lực cho cách xử lý chôn lấp, TP HCM đang thay dần công nghệ xử lý rác bằng cách đốt phát điện; đồng thời hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn thành

2 loại (tái chế và không tái chế) để phù hợp công nghệ đốt rác phát điện hiện nay Chính quyền thành phố cũng đặt mục tiêu cụ thể giảm tỉ lệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp còn 20% vào năm 2025

Không chỉ đốt rác mà phải tái chế rác để tạo nền kinh tế tuần hoàn cho rác thải Ông Ngô Như Hùng Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietstar - đơn vị đang vận hành nhà máy tái chế chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Tây Bắc (TP HCM), cho biết cần nhận định rác là tài nguyên và tái chế rác là cần thiết Nhiều năm nay, Vietstar đã đầu tư nhà máy tái chế rác với quy mô tiếp nhận khoảng 1.800 tấn/ngày Mỗi tháng, nhà máy sản xuất khoảng 1.000 tấn phân hữu cơ và 300 tấn nhựa PE, mang lại nguồn thu cố định

2.1.2 Cách phân loại các loại rác thải tại Việt Nam

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

- Phân loại rác thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống

Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật Rác thải hữu cơ bao gồm:

– Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối

– Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe

– Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…

Hình 2.3 Rác thải hữu cơ được thu gom + Rác thải vô cơ

Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp Rác vô cơ bao gồm:

– Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm

– Túi nilon được bỏ đi Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân hủy hết trong 400 – 600 năm

Hình 2.4 Rác thải vô cơ trên bờ biển

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm

Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…

Rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hóa học, phế liệu công nghiệp…

Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người cũng như môi trường sống xung quanh Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi… Rác thải công nghiệp được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích tăng trưởng…

Quy trình công nghệ và tinh chế rác thải thành năng lượng sạch

2.2.1 Quy trình công nghệ xử lý rác thải

Với các đất nước đang phát triền nói chung và với Việt Nam nói riêng, vấn đề về môi trường sống trước những tác động từ sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế luôn được quan tâm hàng đầu Rác thải sinh hoạt là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người tại các khu dân cư, khu trung tâm thương mại, các siêu thị, khu công sở, doanh trại, trường học… Việc phân loại rác thải tại nguồn là một việc làm tuy nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn đối với môi trường và cộng đồng Các hộ gia đình tự phân loại rác thải sinh hoạt thành các loại theo bảng tên: rác hữu cơ ( (rau, củ, quả, thức ăn thừa…), rác vô cơ (các sản phẩm từ thủy tinh, kinh loại ) và các loại các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….), sau đó có biện pháp thu gom

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 26 để riêng từng loại rác Quá trình thu gom có thể được thực hiện bằng xe ép rác 2 ngăn hoặc bằng thùng rác nhựa có bánh xe luân phiên theo ngày hoặc theo một lịch cố định Nhân viên môi trường mà cụ thể là những người làm công tác thu gom rác sẽ có nhiệm vụ phân loại một các sơ bộ rác và những vật liệu có thể tái chế Từ đó rác thải sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải chuyên chở hiện đại đến nơi xử lý rác Tiếp theo đó công nhân sẽ lấy ra những món đồ có kích thước quá lớn không phù hợp với hệ thống xử lý này

Quy trình tiền xử lý chất lượng các loại rác thải và phương pháp đốt không giống nhau Quy trình này có thể được thiết kế theo nhu cầu của khác hàng bằng cách tích hợp các công đoạn tái chế chuyện biệt hơn Ví dụ: loại bỏ chất hữu cơ, sấy bổ sung, tinh chế thêm nhiên liệu sinh học hoặc thu hồi vật liệu ở mức cao hơn bằng quá trình phân loại thông minh Thực tế hàm lượng hữu cơ ướt trong nguyên liệu thô cao có thể tách lượng hữu cơ đó ra trước khi cắt đầu quy trình sản xuất Máy cắt sơ bộ sẽ tạo ra kích thước mảnh khoảng 250mm dùng được cho các lò xích ghi Trong trường hợp này, máy cắt sơ bộ có thể là máy cắt chính Sàng trống hoặc sàng đĩa sẽ tách chất hữu cơ ướt và vật liệu không thể tái chế Cuối cùng, các mảnh có nhiệt trị cao hơn sẽ được chuyển tiếp đến dây chuyền sản xuất cắt nhỏ hơn

Sau đó hệ thống băng tải sẽ đưa các rác thải đi qua một máy nghiền rác thải nhằm giảm kích thước của rác thải Máy cắt có khung thép vững chắc Máy nghiền không chỉ mạnh mẽ mà còn thông minh máy có hệ thống chống va đập mạnh cho phép máy nghiền liên tục Đây là chức năng hoàn toàn tự động, có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng sàng vận hành của hệ thống Khi rác đã được cắt nhỏ, dây chuyền sẽ tách riêng nguyên liệu tái chế có giá trị và loại bỏ một số chất khác Kim loại có từ tính được hút khỏi rác thải đã cắt bằng nam châm, trong khi các bộ phận tách bằng dòng điện xoáy tách riêng các kim loại dẫn điện như đồng và nhôm Trong một số trường hợp cần tối đa hóa độ thuần khiết của nhiên liệu, sàng mịn sẽ lọc các nguyên liệu không cháy rất mịn như mảnh vụn thủy tinh, cát, sỏi và đất Việc này sẽ làm tăng nhiệt trị của nhiên liệu được sản xuất, đồng thời loại bỏ các thành phần có thể gây sự cố trong quá trình đốt Công đoạn xử lý cuối cùng nằm ở máy phân loại bằng khí Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng nhiên liệu Công đoạn này sẽ tác riêng các chất trơ lớn như các mẫu gạch, đá, kim loại và các vật thể hình khối nặng khác

2.2.2 Tinh chế rác thải thành năng lượng sạch

Xã hội hiện đại luôn cần năng lượng để duy trì hoạt động và phát triển Nhiên liệu từ rác thải sẽ mang đến các giải pháp mới để sản xuất điện thân thiện với môi trường , tạo lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu việc chôn lấp Hầu hết các nhà máy điện được đặt gần nơi thiêu thụ điện, cũng chính là nguồn phát sinh rác thải Điều này mang đến những cơ

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

SVTH: PHÙNG TRẦN HANH 27 hội mới về sản xuất điện Việc giảm chôn lấp bằng cách sử dụng nhiên liệu từ rác thải trong các nhà máy điện sẽ có lợi cho cả cộng đồng địa phương và nhà máy điện Việc sử dụng nhiên liệu từ rác thải trong sản xuất điện, thay vì thải bỏ chúng, cũng làm giảm tác động tiêu cực của chôn lấp, ví dụ như khí thải metan, các vấn đề vệ sinh và mùi hôi Nhiên liệu SRF/RDF được sản xuất bằng dây chuyền xử lý rác có chất lượng cao hơn đáng kể so với nguyên liệu rác thải thô Việc chuẩn bị nhiên liệu mang lại hiệu suất tốt hơn, giảm các vấn đề về đốt và tạo ít khí thải hơn Quá trình chuẩn bị nhiên liệu cũng giúp thu hồi nguyên liệu có thể tái chế, ví dụ kim loại Đốt lò ghi là phương pháp đốt rác thải lâu đời nhất Khi cần lò hơi lớn hơn, công suất điện cao hơn hoặc khả năng xử lý nhiều loại nhiên liệu hỗn hợp khác nhau thì giải pháp lò hơi CFB/BFB ( Tầng sôi tuần hoàn/ Tầng sôi sủi bọt ) sẽ hữu hiệu hơn Các công nghệ lò hơi này có hiệu suất đốt cao và mức khí thải thấp hơn Ngoài việc xây mới, có thể dễ dàng chuyển đổi các nhà máy điện hiện tại để sử dụng SRF/RDF làm nhiên liệu chính Tính linh hoạt vượt trội về nhiên liệu tích hợp trong các giải pháp cho phép đốt được nhiều loại nhiên liệu Các nhà máy điện, có thể đốt SRF cùng với nhiên liệu sinh khối, than bùn, nhiên liệu từ nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện Nhiều nhà máy ưu tiên sản xuất nhiên liệu tại chỗ và tích hợp việc sản xuất nhiên liệu vào hệ thống của họ Trong trường hợp này, độ ổn định và khả năng sẵn sàng vận hành là những yêu cầu cần thiết yếu cho dây chuyền sản xuất nhiên liệu

Yêu cầu về chất lượng và khối lượng nhiên liệu sẽ được nghiên cứu cùng với nhu cầu khách hàng Khi đã xác định được thành phần rác thải và các yêu cầu về nhiên liệu, có thể chọn ra một thiết kế phù hợp để chuẩn bị nhiên liệu Ở giai đoạn này, chất lượng và độ sẵn có của rác thải đầu vào là những yếu tố quan trọng, vì lò hơi đòi hỏi dòng nhiên liệu đủ và ổn định nên việc di chuyển nguyên liệu giữa các quy tình phụ thuộc vào công nghệ băng tải khép kín hoàn toàn, chống bụi Thiết kế mặt bằng đơn giản và nhỏ gọn với số lượng băng tải tối thiểu Toàn bộ quá tình từ lưu chứa và xử lý nhiên liệu cho tới nạp và châm nhiên liệu vào lò hơn hoàn toàn tự động Lưu lượng nhiên liệu đồng nhất và được điều chỉnh tự động để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong lò hơi Các thiết bị và quy trình phụ đáp ứng các quy định của ATEX và quốc tế hiện hành

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Bảng 2.2 Bảng thông số các thuộc tính của từng loại rác thải khi được tái chế

MSW 1 = rác thải sinh hoạt đô thị châu Á với hàm lượng hữu cơ, độ ẩm và vật liệu trơ cao

MSW 2 = rác thải sinh hoạt đô thị các nước phát triển với hàm lượng hữu cơ và chất trơ ít hơn, độ ẩm thấp hơn so với MSW1

ICW = rác thải công nghiệp và thương mại điển hình, chú yếu bao gồm vật liệu đóng gói khô

Rác thải hỗn hợp = rác thải sinh hoạt điển hình trộn lẫn IWC.Tỷ lệ thành phần có thể dao động

SRF/RDF = nhiên liệu thu hồi dạng rắn và nhiên liệu tái chế từ rác thải

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TS.LÊ THANH LONG

Ngày đăng: 22/07/2024, 19:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số & Kỹ thuật hệ  thống - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.1. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Điều khiển số & Kỹ thuật hệ thống (Trang 5)
Sơ đồ tổ chức của DCSELab: - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Sơ đồ t ổ chức của DCSELab: (Trang 7)
Hình 1.3. Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất Lưu. - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.3. Phòng Thiết kế và Mô phỏng Tính toán Động lực học Chất Lưu (Trang 9)
Hình 1.4. Một số thành tựu nghiên cứu của PTN. - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.4. Một số thành tựu nghiên cứu của PTN (Trang 9)
Hình 1.5. Buồng khử khuẩn – một sản phẩm của PTN. - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.5. Buồng khử khuẩn – một sản phẩm của PTN (Trang 10)
Hình 1.6. Máy khắc laser phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN. - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.6. Máy khắc laser phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN (Trang 11)
Hình 1.7. Máy in 3D phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN. - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.7. Máy in 3D phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu PTN (Trang 12)
Hình 1.8. Máy diệt khuẩn tay tự động – một sản phẩm của PTN. - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 1.8. Máy diệt khuẩn tay tự động – một sản phẩm của PTN (Trang 13)
Hình 2.1 Rác chưa thực hiện phân loại rác trước khi đưa lên xe ép mang đi chôn lấp - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.1 Rác chưa thực hiện phân loại rác trước khi đưa lên xe ép mang đi chôn lấp (Trang 14)
Hình 2.2 Rác sinh hoạt tại Hà Nội không được phân loại - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.2 Rác sinh hoạt tại Hà Nội không được phân loại (Trang 16)
Hình 2.4  Rác thải vô cơ trên bờ biển - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.4 Rác thải vô cơ trên bờ biển (Trang 17)
Hình 2.3 Rác thải hữu cơ được thu gom   + Rác thải vô cơ - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.3 Rác thải hữu cơ được thu gom + Rác thải vô cơ (Trang 17)
Hình 2.5 Rác thải xây dựng từ những công trình phá dỡ - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.5 Rác thải xây dựng từ những công trình phá dỡ (Trang 18)
Hình 2.6 Rác thải y tế trong các bệnh viện - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.6 Rác thải y tế trong các bệnh viện (Trang 19)
Hình 2.7 Sơ đồ các bước xử lý rác thải để đốt - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Phòng Thí Nghiệm (Ptn) Trọng Điểm Quốc Gia Điều Khiển Số Và Kỹ Thuật Hệ Thống.pdf
Hình 2.7 Sơ đồ các bước xử lý rác thải để đốt (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w