CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Dạy học là một quá trình d¬ưới sự hoạt động tổ chức, điều khiển của ng-ười giáo viên, còn ngư¬ời học tự giác tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của mình. Tại đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục,vừa mang tính giáo dưỡng cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên và trân trọng nó. Đặc thù của bộ môn Lịch sử là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử. Dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Để người học có thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định. Khi học Lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt đ¬ược kết quả cao. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây đ¬ược hứng thú học tập ở các em. 2. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, bộ môn Lịch sử vẫn chưa được chú ý đúng mức trong trường học, chất lượng bộ môn chưa cao. Giờ dạy lịch sử vẫn còn rất nặng nề, khô khan, nhiều sự kiện. Tình trạng học sinh nhớ sai, nhớ nhầm kiến thức Lịch sử, là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay. Giáo viên chư¬a thực sự tâm huyết với bộ môn, quá trình giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, sử dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học truyền thống, tạo cho học sinh sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức.
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1 Cơ sở lý luận
Dạy học là một quá trình dưới sự hoạt động tổ chức, điều khiển của người giáo viên, còn người học tự giác tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của mình
Tại đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục,vừa mang tính giáo dưỡng cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên và trân trọng nó
Đặc thù của bộ môn Lịch sử là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch
sử Dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại Để người học có thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định Khi học Lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em
2 Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay, bộ môn Lịch sử vẫn chưa được chú ý đúng mức trong trường học, chất lượng bộ môn chưa cao Giờ dạy lịch sử vẫn còn rất nặng nề, khô khan, nhiều
sự kiện Tình trạng học sinh nhớ sai, nhớ nhầm kiến thức Lịch sử, là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay
Giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, quá trình giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, sử dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học truyền thống, tạo cho học sinh sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức
Trang 2Hiện nay, phần lớn học sinh nghiêng về các môn học tự nhiên, xa rời các môn xã hội Không ít học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn Lịch
sử, do đó môn Lịch sử bị học sinh xem là môn phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần đầu tư phí công vô ích Bộ môn Lịch sử đang phải đối mặt với tình trạng học sinh chán sử, ghét sử, sợ sử và không muốn học Lịch sử
3 Lý do tạo ra sáng kiến.
Làm sao để biến giờ học Lịch sử khô khan thành một giờ học hấp dẫn, cuốn hút, khiến học sinh yêu thích môn học này là trăn trở có lẽ không chỉ của giáo viên dạy môn Lịch sử mà còn là sự trăn trở của cả ngành Giáo dục
Việc gây hứng thú học tập cho học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử nói riêng không phải lúc nào cũng được chú ý thường xuyên Đây cũng không phải là vấn đề mới nhưng để thực hiện tốt không phải là dễ Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử? Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn được học sinh coi trọng như các môn học khác chính là sự trăn trở có lẽ không chỉ của giáo viên dạy môn Lịch sử mà còn là sự trăn trở của cả ngành Giáo dục
Giáo viên hãy biến giờ học Lịch sử thành một quá trình khám phá, giải mã, suy ngẫm về quá khứ thông qua các nguồn sử liệu, từ đó hình thành nên nhân cách, phẩm chất, năng lực người học Cần tạo sự hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức nâng cao chất lượng học tập của bộ môn, giúp các em có cái nhìn khác đối với bộ môn đồng thời giúp các em yêu thích hơn bộ môn Lịch sử, làm cho tiết học Lịch sử trở lên sinh
động Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đề xuất sáng kiến: “Biện pháp tạo hứng
thú học tập bộ môn Lịch sử ở trường TH&THCS Phú Vinh” để chia sẻ cùng các
đồng nghiệp
CHƯƠNG II
Trang 3MÔ TẢ NÔI DUNG SÁNG KIẾN
1 Phương pháp nghiên cứu tạo ra sáng kiến
1.1 Điều tra, thăm dò:
Khi bắt đầu tiến hành áp dụng, tôi tiến hành điều tra học sinh qua hệ thống các câu hỏi liên quan đến sở thích của các em đối với môn học cụ thể:
Phiếu lấy ý kiến của học sinh
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em?
1 Em rất thích học Lịch sử
2 Em thích học Lịch sử
3 Em không thích học Lịch sử
Kết quả thu được như sau:
Câu 1: 3 /50 học sinh = 6 %
Câu 2: 10/50 học sinh = 20%
Câu 3: 37 học sinh = 74 %
Qua kết quả thu được từ phiếu trắc nghiệm chúng ta có thể kết luận: Đa số học sinh không thích học Lịch sử
1.2 Tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên lớp
1.3 Khảo sát chất lượng, so sánh đối chiếu kết quả để rút ra kết luận cho tính hiệu quả của đề tài khi thực hiện
2 Giải pháp thực hiện sáng kiến
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó Hứng thú học tập là không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của học sinh Hay nói cách khác đó là khả năng ham học hỏi, tìm tòi, yêu thích bộ môn
Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy của mình, tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi dạy học lịch sử Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn
Trang 4Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh Trong quá trình giảng dạy, tùy vào đối tượng học sinh, tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau để thu được kết quả tốt nhất
2.1 Biện pháp thứ nhất: Giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết học:
a) Sự chuẩn bị của học sinh: Việc chuẩn bị bài là quan trọng và cần thiết, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cũ, nắm được các ý chính của bài mới trước khi học do đó khi lên lớp các em sẽ chủ động tiếp thu kiến thức và tham gia vào bài học tích cực, tự giác như mình cùng trao đổi với thầy cô chứ không thụ động ngồi tiếp thu kiến thức một chiều nên dể nắm được kiến thức cơ bản của bài học, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung hơn và thích thú học bộ môn lịch sử hơn… Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động: Ôn lại và học kiến thức đã học, làm bài tập, trả lời các câu hỏi cuối bài….đọc trước bài mới, thực hiện các nhiệm
vụ do giáo viên giao: sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, tìm kiếm thông tin
b) Sự chuẩn bị của giáo viên: Để có một tiết dạy thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó cần thiết phải có sự chuẩn bị rất kĩ của giáo viên Giáo viên phải xác định đúng mục tiêu bài học, phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng về kiến thức, về kĩ năng và về tư tưởng tình cảm, những định hướng năng lực, phẩm chất cần phát triển của bộ môn và đối tượng học sinh Xác định được các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với nội dung bài sao cho việc truyền thụ kiến thức đến học sinh dể dàng nhất, cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: hỏi- đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức trò chơi… nhằm phát huy tính chủ động, tự giác học tập của học sinh để giờ học thật sự sinh động, hấp dẫn, vui vẻ, thỏa mái, lôi cuốn học sinh tích cực học tập Giáo viên xác định được các tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ,…rồi tiến hành thiết kế bài dạy Lưu ý Sau mỗi tiết học giáo viên cần dành thời gian củng cố bài cho học sinh và hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện cho tiết học sau
Trang 52.2 Biện pháp thứ hai: Sử dụng tư liệu lịch sử (Tư liệu về các nhân vật lịch sử; tư liệu về các địa danh lịch sử).
Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay rất ít đề cập đến các nhân vật lịch sử, địa danh Lịch sử có liên quan đến các sự kiện hoặc có đề cập đến nhưng rất sơ sài ( chỉ vai dòng về năm sinh, năm mất, quê quán, địa điểm xảy ra, nơi xảy ra…) do đó đa
số học sinh ít biết đến các anh hùng dân tộc, các di tích lịch sử, hay do các di tích không còn nuyên vẹn vì thế giáo viên cần yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu về các nhân vật lịch sử hoặc giáo viên cung cấp thêm thông tin để các em hiểu được các nhân vật đó xuất thân như thế nào? Có tài năng gì? Có những cống hiến gì cho đất nước; những di tích Lịch sử trước đây và bây giờ thay đổi như thế nào… điều
đó sẽ khắc sâu trong tâm trí các em sự ngưỡng mộ, lòng kính phục, biết ơn các nhân vật lịch sử tiêu biểu, biết nơi diễn ra các sự kiện Qua đó giáo dục tình cảm, đạo đức cho các em, làm cho giờ học sống động hơn, gây được cảm xúc cho học sinh, học sinh hứng thú học tập hơn, tự hào được là con cháu của một dân tộc anh hùng và cố gắng kế thừa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của đất nước Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng nhiều loại tư liệu lịch sử để dạy học như: các Văn kiện, các Hiệp ước, Tuyên ngôn, tài liệu trích trong các tác phẩm của C.Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Hồ Chí Minh, hay các cuốn tài liệu Lịch sử Việt Nam… để làm phong phú các sự kiện lịch sử đang học; để phân tích, chứng minh cho học sinh hiểu một sự kiện lịch sử, một quá trình lịch sử… Tuy nhiên cần trích dẫn, sử dụng cho phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài; tránh quá tải, ôm đồm; Cần động viên, khích lệ học sinh tích cực trong việc sưu tầm và sử dụng tư liệu để gây hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập
2.3 Biện pháp thứ ba: Sử dụng đồ dùng trực quan:
Khác với các bộ môn khoa học tự nhiên, có thể tính toán bằng các số thực, làm các thí nghiệm trực tiếp… môn khoa học lịch sử tìm hiểu những gì đã xảy ra
Trang 6trong quá khứ nên học sinh không thể trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử đó đã diễn ra hay đang diễn ra Vì vậy sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học lịch sử sẽ góp phần tạo nên biểu tượng lịch sử cho học sinh, giúp giờ học sinh động hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh (học sinh rất thích được quan sát các đồ dùng trực quan, có em không chỉ quan sát mà còn xin cô cho em sờ các hiện vật phục chế trong bộ đồ dùng phục chế- lịch sử lớp 6) Qua các đồ dùng trực quan học sinh dể hình dung ra cái “Ngày xưa xa”, “Ngày xưa gần” như thế nào? Tránh “hiện đại hóa” lịch sử Có nhiều loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử như:
+ Đồ dùng trực quan tạo hình: tranh ảnh, phim nhựa, đĩa CD, video, đồ dùng phục chế… giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, óc tưởng tượng, có xúc cảm mạnh mẽ đối với nội dung đang học
+ Đồ dùng trực quan quy ước: lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu Trong đó, lược đồ giúp học sinh xác định địa điểm các sự kiện trong thời gian không gian nhất định, giúp các em hiểu rõ các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Niên biểu hệ thống lại các sự kiện quan trọng theo trình tự thời gian; Sơ đồ, đồ thị hệ thống lại kiến thức cơ bản, nêu mối quan hệ giữa các sự kiện…
Trang 7Như vậy, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng trực quan hiện có trong sách giáo khoa, trong thư viện của nhà trường hoặc các loại đồ dùng do giáo viên và học sinh tự làm, tự sưu tầm được, kết hợp với lời giảng sinh động của giáo viên để giờ học hấp dẫn hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn đồng thời rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh, giúp học sinh nâng cao trình độ tư duy, khả năng thực hành, tránh “dạy chay”, “học vẹt”, biết sự kiện mà không hiểu lịch sử
2.4 Biện pháp thứ tư: Tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử:
Dạy học liên môn có vai trò quan trọng trong dạy học, kiến thức các môn học bổ sung cho nhau, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học Sử dụng kiến thức liên môn vào trong giờ học lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực có liên quan đến bài học, học sinh phải tích cực sưu tầm các nguồn tài liệu có liên quan đến kiến thức lịch sử
để bổ sung thêm nguồn kiến thức liên môn, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
Vận dụng phương pháp tích hợp các kiến thức liên môn trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THCS giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các sự kiện đang học Giáo viên có thể vận dụng kiến thức của nhiều môn như: Văn học, Địa lý, Mĩ thuật, Âm nhạc …Để giúp học sinh hiểu sâu hơn các sự kiện đang học, qua đó giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh hứng thú hơn, học tập tích cực hơn như:
2.5 Biện pháp thứ năm: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử:
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp nét vẽ, màu sắc, hình ảnh, chữ viết Bản
đồ tư duy là “sơ đồ mở” nên mỗi người có thể vẽ một kiểu khác nhau, có thể sử dụng hình ảnh, màu sắc, từ ngữ khác nhau, có thể thêm hoặc bớt các nhánh theo cách riêng của mỗi người nên việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ
Trang 8phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách khoa học
Giáo viên có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học bài mở đầu (giới thiệu cả chương trình lịch sử sẽ học); có thể vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiến thức mới (từng bài, từng mục); dùng trong tiết ôn tập (Hệ thống kiến thức cả chương); Hoặc có thể sử dụng bản đồ tư duy để củng cố, hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra kiến thức cũ… Có thể vẽ bản đồ tư duy trong vở, trên bảng phụ, trên giấy khổ lớn,…Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng từ khóa và ý chính; viết cụm từ ngắn gọn, dùng màu sắc, hình ảnh, số, mũi tên… để thể hiện, hướng dẫn để các em
vẽ ra các nhánh cấp1, cấp 2, cấp 3… Không nên ghi dài dòng, không để mất quá nhiều thời gian vào việc vẽ bản đồ tư duy
2.6 Biện pháp thứ sáu : Kể chuyện lịch sử:
Lịch sử có rất nhiều các sự kiện, các sự kiện thường gắn liền với các nhân vật lịch sử tiêu biểu Kết hợp phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học giúp học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử đã và đang học trong chương trình sách giáo khoa lịch sử, các em hình dung được chân dung, tính cách của các nhân vật lịch sử, những con người rất đời thường, gần gũi, bình dị mà có những hành động, suy nghĩ, việc làm, phẩm chất cao cả, phi thường, về nguồn gốc của các sự kiện… Qua các câu chuyện lịch sử, với lời kể hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên, với những chi
Trang 9tiết li kì, hấp dẫn học sinh rất dể hiểu, dể nhớ kiến thức lịch sử, sẽ tạo nên một bức tranh giàu màu sắc, kích thích sự say mê, thích thú của học sinh trong học tập lịch
sử, qua đó giáo dục lòng yêu nước, ý thức cống hiến, tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo…Giáo viên có thể chọn lựa các mẫu chuyện phù hợp với nội dung và thời lượng của bài học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể chuyện nếu các em biết…
2.7 Biện pháp thứ bảy : Tổ chức trò chơi trong giờ học
Học sinh THCS ở độ tuổi thiếu niên (khoản từ 11 đến 15 tuổi), các em rất hiếu động, thích thú khi được vui chơi Nếu giáo viên biết cách kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ học thì có thể biến giờ học Lịch sử thành một “sân chơi lịch sử” với phương châm “ Học mà chơi ,chơi mà học ”, làm được điều này sẽ tạo ra một không khí thoải mái cho học sinh và nhất là tránh sự nhàm chán, khô khan, giúp các em yêu lịch sử hơn, hứng thú học tập hơn, các em hào hứng khi được tham gia các trò chơi tri thức, và sẽ huy động được tất cả học sinh tham gia Giáo viên có thể sử dụng các dạng trò chơi: Trò chơi trả lời nhanh; trò chơi theo dòng lịch sử; Đóng vai các nhân vật lịch sử; sắp xếp các dữ kiện theo đúng trình tự, trò chơi ghép nối, trò chơi giải ô chữ, trò chơi nhận biết lịch sử qua tranh ảnh, trò chơi tiếp sức về nguồn, trò chơi ngôi sao may mắn, rung chuông vàng…
Với việc tổ chức các trò chơi như trên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập, góp phần rèn luyện các kĩ năng cho học sinh Sau mỗi lần tổ chức trò chơi, giáo viên để các em tự nhận xét, đánh giá và động viên, khích lệ các em bằng những tràng pháo tay, bằng những lời tuyên dương hoặc bằng hiện vật có giá trị tinh thần… Tuy nhiên cần chú ý đến mục tiêu, thời gian, nội dung, không sa đà, mất quá nhiều thời gian…
Trang 102.8 Biện pháp thứ tám: Sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
Công nghệ thông tin là các phương pháp, phương tiện, công cụ kĩ thuật hiện đại như máy vi tính, máy chiếu, viễn thông, mạng Internet, các phần mềm như powerpoint, Violet,… hỗ trợ việc dạy và học của giáo viên và học sinh
Qua mạng Internet giúp học sinh, giáo viên thu thập thêm nhiều thông tin liên quan đến bài học một cách nhanh chóng; Máy vi tính, các phần mềm hổ trợ dạy học giúp giáo viên soạn giảng các bài giảng trình chiếu rõ ràng hơn, có thể đưa vào bài giảng tranh ảnh minh họa sinh động, sơ đồ, lược đồ, video, âm thanh…sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài học tích cực hơn Sử dụng máy vi tính, máy chiếu trong dạy học lịch sử giúp học sinh phát huy được các kĩ năng về nghe, nhìn, đọc, viết, nói… học sinh chủ động học tập hơn, hứng thú học tập hơn