Đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đang là những phương diện thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục hiện nay. Trong giáo dục, kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của quá trình dạy học đặc biệt với chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Bộ công cụ kiểm tra đánh giá chính xác khoa học sẽ là thước đo đạt được của mục tiêu dạy học, tính hiệu quả của phương pháp dạy học và nó là căn cứ điều chỉnh quá trình dạy học, làm đòn bẩy thúc đẩy sự tích cực của người học từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá
Trang 1Đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đang là những phương diện thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục hiện nay
Trong giáo dục, kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của quá trình dạy học đặc biệt với chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bộ công cụ kiểm tra đánh giá chính xác khoa học sẽ
là thước đo đạt được của mục tiêu dạy học, tính hiệu quả của phương pháp dạy học và nó là căn cứ điều chỉnh quá trình dạy học, làm đòn bẩy thúc đẩy sự tích cực của người học từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Do đó đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá
Theo quan điểm chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là đánh giá theo sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập nhằm đạt tới mục tiêu, yêu cầu cần đạt nào đó Qua
đó, giáo viên biết được học sinh đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn từ đó có thể điều chỉnh hoạt động dạy, học sinh điều chỉnh hoạt động học cho phù hợp
Với định hướng đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất năng lực có nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết hợp với các công cụ đánh giá tương ứng như: câu hỏi, đề kiểm tra, bài tập, sản phẩm học tập, dự án học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric)… Những năm gần đây, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) được khuyến khích sử dụng trong nhà trường như một công cụ đánh giá công bằng, khoa học và đáng tin cậy Phiếu đánh giá theo tiêu chí được sử dụng linh hoạt trong các giờ học để đánh giá quá trình học tập của học sinh: nhóm, cặp, thảo luận, dựa án Song, việc vận dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) để xây dựng bộ công cụ đánh giá hiện nay diễn ra chưa thật đồng bộ và hiệu quả vì đây
Trang 2là công cụ đánh giá mới, để xây dựng được các tiêu chí đánh giá cần nhiều thời gian
II THỰC TRẠNG
Hiện nay, KTĐG mang tính áp đặt và không khuyến khích tính sáng tạo cả học sinh, nhiều giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá về kiến thức, khả năng học sinh ghi nhớ nội dung bài và thái độ hợp tác của học sinh trong giờ học
mà chưa chú ý đến việc đánh giá kĩ năng, năng lực, giáo viên ít tạo cơ hội cho học sinh đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá kết quả học tập của mình điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn
Giáo viên đang chỉ chú trọng đánh giá cuối cùng mà không thúc đẩy quá trình phát triển của học sinh Ở góc độ nào đó do áp lực kiểm tra đánh giá mà học sinh không tìm thấy sự hứng thú trong việc học, không thấy được động cơ tích cực của kiểm tra đánh giá là chứng tỏ năng lực và cải tiến việc học của mình Ngoài ra, bộ môn Lịch sử thường bị xem nhẹ, chất lượng bộ môn chưa cao, nhiều giáo viên ít chú trọng vào cải tiến chất lượng giáo dục mà chỉ tập trung vào cải tiến điểm số Hơn nữa các phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm cải tiến chất lượng học tập như dự án, giải quyết vấn đề, các bài trình diễn, quan sát, hợp tác không được giáo viên sử dụng
Có nhiều phương pháp, hình thức, công cụ được sử dụng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học sinh Trong đó có phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric) là công cụ đánh giá mới, rất hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của chương trình GDPT mới 2018: Chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá nănglực của người học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiến đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá
đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng đánh giá - tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau)
Trang 3Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubic) là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của học sinh
Rubric giúp giáo viên định hướng được lượng kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh để xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả Nhờ mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, học sinh theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học nhóm học tập Căn
cứ vào các tiêu chí được mô tả học sinh có thể giúp cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức kĩ năng của mình Đối với Gv Rubic được sử dụng làm công cụ để xác lập mục tiêu, cụ thể hóa các tiêu chí dạy học, hỗ trợ GV thực hiện tốt việc KTĐG Rubic thúc đẩy quá trình phát triển năng lực toàn diện ở học sinh, nhờ nó mà khoảng cách giữa
GV và HS, giữa việc dạy và việc học được thu hẹp Xuất phát từ những lý do
trên, tôi lựa chọn giải pháp: “ Sử dụng phiếu đánh giá tiêu chí (Rubic) trong dạy học Lịch sử nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tại trường TH&THCS Phú Vinh” với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp để góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn nhất là chất lượng KTĐG
III NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP
Rubric là một cách đánh giá, là một công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn giáo dục và thực tiễn trên thế giới hiện nay Được dùng
để đánh giá các sản phẩm, quá trình hoạt động của HS cũng như đánh giá thái độ
và hành vi về những phẩm chất cụ thể
Các Rubric dùng trong dạy học được thiết kế cho các mục đích đánh giá khác nhau, song đều dựa trên cùng một nguyên tắc chung là so sánh, đối chiếu, kiểm chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng trước khi thực hiện hoạt động và thường được phát triển dưới dạng ma trận
1.Về ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí ( Rubic)
1.1 Ưu điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí
Phiếu đánh giá theo tiêu chí dễ dàng sử dụng
Trang 4Được xây dựng sát với mỗi học sinh (mỗi học sinh khác nhau có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá khác nhau để đánh giá chuẩn những học sinh đó)
Đánh giá tỉ mỉ, toàn diện học sinh: Phiếu đánh giá gồm nhiều tiêu chí, có thể đánh giá được nhiều mặt của vấn đề
Có nhiều sự lựa chọn hơn cho giáo viên
1.2 Nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí
Mất thời gian do phải xây dựng nhiều tiêu chí
Phải luyện tập cho học sinh quen với cách sử dụng, xây dựng tiêu chí
2 Về phân loại:
Trong thực tiễn dạy học, cùng với các công cụ khác vẫn thường được dùng
để đánh giá kết quả học tập, Rubric được thiết kế theo nhiều mẫu, dạng khác nhau tùy theo mục đích đánh giá Tính ưu việt của Rubric nằm ở chỗ nó cho phép cùng một lúc có thể vừa cho điểm vừa xếp hạng kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của người học
Căn cứ vào chức năng và mục đích đánh giá, có thể chia Rubric thành 2 loại:
2.1 Rubric định tính/tổng hợp
Rubric định tính (hay còn gọi là Rubric tổng hợp) được sử dụng để đánh giá một cách tổng thể toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể Rubric định tính cung cấp mô tả tổng hợp ứng với mỗi mức trên thang đánh giá, cung cấp một điểm số dựa vào ấn tượng tổng thể về sự thực hiện của học sinh ở nhiệm vụ Được dùng khi: Muốn một phản ánh nhanh về thành tích hay một hướng đơn là đủ để xác định chất lượng
Ví dụ bảng Rubic định tính/ tổng hợp
5 Thể hiện được sự hiểu biết hoàn toàn về vấn đề, đáp ứng được
tất cả các yêu cậu của nhiệm vụ được giao
4 Thể hiện được sự hiểu biết đáng kể về vấn đề, đáp ứng được tất
cả các yêu cậu của nhiệm vụ được giao
3 Thể hiện được sự hiểu biết phần nào về vấn đề, đáp ứng được
Trang 5tất cả các yêu cậu của nhiệm vụ được giao
2 Thể hiện được sự hiểu biết rất ít về vấn đề, đáp ứng được tất cả
các yêu cậu của nhiệm vụ được giao
1 Thể hiện không hiểu vấn đề
0 Không thực hiện nhiệm vụ
2.2 Rubric định lượng/phân tích
Rubric định lượng (hay còn gọi là Rubric phân tích) được sử dụng để đánh giá cho điểm từng công đoạn hoặc kết quả trung gian trong quá trình người học thực hiện nhiệm vụ Rubric định lượng cung cấp các mô tả chi tiết của mỗi tiêu chí ở mỗi mức trên thang đánh giá Một rubric kiếu phân tích trình bày một
mô tả của mỗi cấp độ thành tích cho mỗi tiêu chí, và cung cấp một điểm số riêng cho mỗi tiêu chí Các điểm đánh giá thành phần sẽ được cộng lại thành điểm tổng kết cuối cùng
Rubric phân tích đòi hỏi phải có sự mô tả chi tiết (đặc tả) các chỉ số tương ứng với tiêu chí, mức/cấp độ và điểm số Được dùng khi: Muốn biết sự mạnh, yếu của học sinh; muốn phản hồi chi tiết về sự thực hiện nhiệm vụ của học sinh
Ví dụ bảng Rubic định lượng/ phân tích
Tiêu chí 1 Mô tả tiêu chí
1 ở mức 1
Mô tả tiêu chí
1 ở mức 2
Mô tả tiêu chí
1 ở mức 3 Tiêu chí 2 Mô tả tiêu chí
2 ở mức 1
Mô tả tiêu chí
2 ở mức 2
Mô tả tiêu chí
2 ở mức 3 Tiêu chí 3 Mô tả tiêu chí
3 ở mức 1
Mô tả tiêu chí
3 ở mức 2
Mô tả tiêu chí
3 ở mức 3 Tiêu chí n Mô tả tiêu chí
n ở mức 1
Mô tả tiêu chí
n ở mức 2
Mô tả tiêu chí
n ở mức 3
3 Thời điểm sử dụng Rubic
Việc sử dụng rubric để đánh giá và phản hồi kết quả thường được thực hiện sau khi HS thực hiện xong các bài tập/nhiệm vụ được giao Hệ thống các bài tập này rất đa dạng, phong phú: chúng có thể là các bài tập/nhiệm vụ có giới
Trang 6hạn đòi hỏi vận dung tri thức, kĩ năng trong một phạm vi hẹp và cần ít thời gian
để thực hiện Hoặc chúng cũng có thể là các bài tập/nhiệm vụ mở rộng có cấu trúc phức tạp đòi hỏi phải vận dụng nhiều tri thức, kĩ năng khác nhau và mất nhiều thời gian để hoàn thành như: dự án học tập, đề tài NCKH, nhiệm vụ làm thí nghiệm…
Khi tiến hành sử dụng rubric cần lưu ý:
GV cần đưa ra các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá cho HS ngay khi giao bài tập/nhiệm vụ để học sinh hình dung rõ công việc cần phải làm, những
gì được mong chờ và làm như thế nào để giải quyết nhiệm vụ
4 Các bước xây dựng phiếu đánh giá tiêu chí Rubic
Giáo viên có thể xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí dựa vào các bước sau:
Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng của kiến thức ở nội dung bài
học
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ
công việc
Bước 3: Xác định các tiêu chí cùng HS:
- Liệt kê các tiêu chí và thảo luận để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết
- Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí
- Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí Các mức độ phân bậc này cần
mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng
- Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất
- Lập bảng Rubric
Bước 4 Áp dụng thử HS thử nghiệm Rubric đối với các bài làm mẫu do
GV cung cấp Phần thực hành này có thể gây sự tự tin ở HS bằng cách chỉ cho
HS cách GV sử dụng Rubric để đánh giá bài làm của các em thế nào Đồng thời
nó cũng thúc đẩy sự thống nhất giữa HS và GV về độ tin cậy của Rubric;
Bước 5: Điều chỉnh Rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từ
việc áp dụng thử
Trang 7Bước 6: Sử dụng Rubric cho hoạt động dánh giá và tự đánh giá hoặc đánh
giá đồng đẳng đối với HS và GV
5 Nguyên tắc thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubic
Phiếu đánh giá theo tiêu chí được xây dựng dựa vào các nguyên tắc sau:
- Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại
- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau
- Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu
- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc
GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá Thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí
6 Cách xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí trong kiểm tra đánh giá
Căn cứ vào các yếu tố cấu thành rubric, việc xây dựng rubric bao gồm hai nội dung là xây dựng tiêu chí đánh giá và xây dựng các mức độ đạt được của các tiêu chí đó
6.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá
Giáo viên phân tích yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, môn học và xác định các kiến thức, kĩ năng mong đợi ở HS và thể hiện những kiến thức, kĩ năng mong đợi này vào các nhiệm vụ/bài tập đánh giá mà GV xây dựng
Xác định rõ các nhiệm vụ/bài tập đánh giá đã xây dựng là đánh giá hoạt động, sản phẩm hay đánh giá cả quá trình hoạt động và sản phẩm
Phân tích, cụ thể hóa các sản phẩm hay các hoạt động đó thành những yếu
tố, đặc điểm hay hành vi sao cho thể hiện được đặc trưng của sản phẩm hay quá trình đó Đó là những yếu tố, những đặc điểm quan trọng, cần thiết quyết định
sự thành công trong việc thực hiện hoạt động/sản phẩm Đồng thời căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, môn học để từ đó xác định tiêu chí đánh giá
Sau khi thực hiện việc này ta sẽ có một danh sách các tiêu chí ban đầu
Trang 8Chỉnh sửa, hoàn thiện các tiêu chí Công việc này bao gồm:
+ Xác định số lượng các tiêu chí đánh giá cho mỗi hoạt động/sản phẩm Mỗi hoạt động/sản phẩm có thể có nhiều yếu tố, đặc điểm để chọn làm tiêu chí Tuy nhiên số lượng các tiêu chí dùng để đánh giá cho một hoạt động/sản phẩm nào đó không nên quá nhiều Bởi trong một thời gian nhất định, nếu có quá nhiều tiêu chí đánh giá sẽ khiến cho GV ít khi có đủ thời gian quan sát và đánh giá, khiến cho việc đánh giá thường bị nhiễu Do đó, để sử dụng tốt nhất và có thể quản lí một cách hiệu quả, cần xác định giới hạn số lượng tiêu chí cần thiết nhất để đánh giá Thông thường, mỗi hoạt động/sản phẩm có khoảng 3 đến 8 tiêu chí đánh giá là phù hợp
+ Các tiêu chí đánh giá cần được diễn đạt sao cho có thể quan sát được sản phẩm hoặc hành vi của HS trong quá trình họ thực hiện các nhiệm vụ Các tiêu chí cần được xác định sao cho đủ khái quát để tập trung vào những đặc điểm nổi bật của các hoạt động/sản phẩm, nhưng cũng cần biểu đạt cụ thể để dễ hiểu và quan sát được dễ dàng, tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ làm che lấp những dấu hiệu đặc trưng của tiêu chí, làm giảm sự chính xác và hiệu quả của đánh giá
6.2 Xây dựng các mức độ thể hiện các tiêu chí đã xác định
Xác định số lượng về mức độ thể hiện của các tiêu chí Sở dĩ cần thực hiện việc này là vì rubric thường sử dụng thang mô tả để diễn đạt mức độ thực hiện công việc của HS GV nên sử dụng 3 đến 5 mức độ miêu tả
Đưa ra mô tả về các tiêu chí đánh giá ở mức độ cao nhất, thực hiện tốt nhất
Đưa ra các mô tả về các tiêu chí ở các mức độ còn lại
Hoàn thiện bản rubric: bản rubric cần được thử nghiệm nhằm phát hiện ra những điểm cần chỉnh sửa trước khi đem sử dụng chính thức
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc thiết kế thang đo cho rubric là sử dụng từ ngữ mô tả các mức độ thực hiện tiêu chí Cần phải sử dụng các từ ngữ diễn đạt sao cho thể hiện được các mức độ thực hiện khác nhau của
HS Có thể sử dụng nhiều nhóm từ ngữ để miêu tả các mức độ từ cao đến thấp
Trang 9hoặc ngược lại như: thực hiện tốt, tương đối tốt, chưa tốt, kém hay những từ mô
tả khác như luôn luôn, phần lớn, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ và nhiều nhóm từ ngữ khác, v.v…
Ví dụ khi dạy bài Các nước Đông Nam Á- Lịch sử 9 Ở phần II tìm hiểu
về Sự ra đời của tổ chức ASEAN, sau khi phát phiếu học tập cho học sinh làm việc nhóm, giáo viên đưa ra phiếu tiêu chí cần đánh giá kết quả để học sinh các nhóm có căn cứ để trao đổi, sưu tầm thông tin, xây dựng ý tưởng và trình bày sản phẩm làm việc của nhóm Khi các nhóm báo cáo, sẽ sử dụng phiếu đánh giá
để chấm điểm cho chéo nhau
? Hoàn thành phiếu học tập về Sự ra đời của tổ chức ASEAN
Hoàn cảnh ra đời
Thời gian ra đời, thành viên
Mục tiêu hoạt động
Nguyên tắc hoạt động
Sự phát triển
Phiếu đánh giá tiêu chí cho nội dung hoạt động nhóm này như sau:
1 Nội
dung
- Trình bày đúng
và đầy đủ nội dung thông tin
- Trình bày đúng
và thiếu 1, 2 nội dung thông tin
- Trình bày đúng
và thiếu 3 nội dung thông tin trở lên
(5,0 điểm) (4,0 điểm) (3,0 điểm)
2 Hình
thức
Trình bày sạch, đẹp, đúng chính tả
Trình bày sạch, đẹp, nhưng có từ
2 đến 3 lỗi chính
tả
Chữ viết chưa đẹp, có từ trên 3 lỗi chính tả trở lên, tẩy xóa
(2,0 điểm) (1,0 điểm) (0,5 điểm)
3 Thời
gian
Hoàn thành sớm trước thời gian quy định
Hoàn thành đúng thời gian quy đinh
Hoàn thành chậm hơn so với thời gian quy định
Trang 10(1,0 điểm) ( 0,5 điểm) (0,25 điểm)
4 Báo
cáo sản
phẩm
Báo cáo rõ ràng, ngắn gọn, tự tin, hấp dẫn
Báo cáo ngắn gọn, còn lúng túng
Báo cáo nhiều chỗ chưa rõ ràng, dài dòng, chưa tự tin, ấp úng
(2,0 điểm) ( 1,0 điểm) (0,5 điểm)
Hay khi kiểm đánh giá thường xuyên bằng hình thức viết với thời gian làm bài 10-15 phút, sau khi học sinh làm bài song, GV đưa ra phiếu tiêu chí cần đạt về kết quả bài làm của học sinh và yêu cầu học sinh tự đánh giá chéo, lẫn nhau và báo cáo kết quả cuối cùng cho GV:
Phiếu đánh giá tiêu chí kết quả bài kiểm tra như sau:
Giỏi
9 -10 điểm
Bài làm đảm bảo đúng, đủ nội dung yêu cầu, chữ viết đẹp, trình bày khoa học, sạch đẹp
Khá
6,5 đến 8
điểm
Trình bày đúng nội dung yêu cầu nhưng chưa đủ thiếu 1 đến 2
ý, chữ dễ đọc, không sai chính tả
Trung bình
5 đến 6 điểm
Trình bày đúng nội dung nhưng thiếu 3 đến 4 nội dung thông tin, còn tẩy xóa trong bài, sai chính tả 2 đến 3 lỗi
Yếu
Dưới 5 điểm
Chưa đảm bảo đủ nội dung yêu cầu đề, chữ viết ẩu, sai chính tả, còn gạch xóa
IV HIỆU QUẢ
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi đã mời đồng nghiệp trong
tổ dự giờ và cùng tham gia sử dụng, xây dựng phiếu đánh giá tiêu chí Rubic trong KTĐG và lấy phiếu khảo sát đối với 8 giáo viên của tổ về nhận thức khi sử dụng Rubic để KTĐG, kết quả thu được như sau: