1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận dẫn luận ngôn ngữ học đề tài hệ thống âm vị trong tiếng việt và tiếng pháp

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống âm vị trong tiếng Việt và tiếng Pháp
Tác giả Lê Ngọc Linh, Bùi Thị Tú Quỳnh, Hoàng Quỳnh Chi, Nguyễn Trần Hồng Ân, Trần Quốc Đoàn
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Âm thanh của con người thì vô hạn, nhưng quy lại cũng chỉcó mấy chục đơn vị trong một ngôn ngữ như a,b,t,k…., và chỉ bằng số lượngđó,người sử dụng có thể sắp xếp theo nhiều trật tự khác

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG ÂM VỊ TRONG TIẾNG

VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

Lớp tín chỉ: NGO203.2

Họ và tên: Mã sinh viên:

Bùi Thị Tú Quỳnh 2214730056

Hoàng Quỳnh Chi 2214730015

Nguyễn Trần Hồng Ân 2214730013

Trần Quốc Đoàn 2214730023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

Chương 1 Cơ sở lý thuyết 4

1.1 Khái niệm âm vị 4

1.2 Phân biệt âm tố và âm vị Biến thể của âm vị 4

1.3 Các hệ thống âm vị 5

Chương 2 Mô tả hệ thống âm vị trong Tiếng Việt và Tiếng Pháp 7

2.1 Hệ thống âm vị Tiếng Việt 7

2.1.1 Một vài nét đặc trưng của Tiếng Việt 7

2.1.2 Hệ thống âm đầu 7

2.1.3 Hệ thống âm đệm 8

2.1.4 Hệ thống âm chính 9

2.1.5 Hệ thống âm cuối 10

2.2 Hệ thống âm vị Tiếng Pháp 11

2.2.1 Một vài nét về âm vị học Tiếng Pháp 11

2.2.2 Hệ thống phụ âm Tiếng Pháp 12

2.2.3 Hệ thống nguyên âm Tiếng Pháp 14

Chương 3 So sánh giữa âm vị Tiếng Việt và âm vị Tiếng Pháp 18

KẾT LUẬN 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người muốn biểu đạt ý tưởng, suy nghĩ của mình cần có ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ Trong hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ là một phương tiện không thể thiếu Mặt biểu đạt của ngôn ngữ không phải âm thanh đơn thuần mà là âm thanh đã được tổ chức dùng để biểu đạt Âm

vị là phân đoạn nhỏ nhất của âm thanh dùng để cấu tạo nên sự phân biệt giữa các cách phát âm Âm thanh của con người thì vô hạn, nhưng quy lại cũng chỉ

có mấy chục đơn vị trong một ngôn ngữ như ( a,b,t,k….), và chỉ bằng số lượng đó,người sử dụng có thể sắp xếp theo nhiều trật tự khác nhau biểu đạt những ý nghĩa để có thể giao tiếp với người khác, tạo nên nhiều ngôn ngữ riêng cho từng quốc gia Đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của các âm

vị và điểm khác nhau giữa các âm vị trong ngôn ngữ giữa các quốc gia, cụ thể là tiếng việt và tiếng pháp

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các âm vị như ( a,b,t,k )

- Phạm vi nghiên cứu : trong tiếng Việt và tiếng Pháp

3 Cấu trúc bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận được bố cục thành 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết

- Chương 2: Mô tả hệ thống âm vị trong tiếng Việt và tiếng Pháp

- Chương 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa âm vị tiếng Việt và tiếng Pháp

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1 :Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm âm vị

Nói đến âm vị là ta đang bàn đến câu chuyện hết sức phức tạp Khái niệm

âm vị (phoneme) là vấn đề trung tâm của các lý thuyết âm vị học được các nhà ngữ học xác lập bằng nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau Người đầu tiên đưa ra cách xác lập âm vị, đặt nền móng cho sự ra đời của bộ môn âm vị học sau này là Baudouin de Courtenay Theo ông, có thể gọi âm vị là những yếu

tố sống động của ngôn ngữ, được thể hiện ra trên phương diện phát âm vốn là đơn giản nhất, không thể chia cắt được nữa về mặt ngôn ngữ Đó là những đơn

vị âm - tâm lý khác với âm tố chỉ đơn giản là những đơn vị âm thanh không phụ thuộc vào ý thức ngôn ngữ Theo Baudouin de Courtenay, âm vị là những đơn

vị ngữ âm nhỏ nhất của một hệ thống ngôn ngữ nhất định mà người bản ngữ có thể phân định và nhận diện được

 Tóm lại ta có khái niệm rút ngắn như sau:

Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ m vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời

1.2 Phân biệt âm tố và âm vị Biến thể của âm vị

Âm tố là đơn vị âm thanh ngắn nhất của lời nói, không thể chia cắt được nữa về thời gian, phẩm chất của nó được tai ta tri giác một cách ổn định, một đại lượng tách biệt Theo cách hiểu thông thường của các nhà ngữ học, âm tố là

sự kiện vật chất (cấu âm - âm học) có thể được phân định rạch ròi bằng vào sự phân tích thuần túy về mặt cấu âm hoặc âm học trong dòng ngữ lưu Vậy, âm tố

là một chiết đoạn âm thanh, một âm đoạn có thể được ghi lại bằng một chữ cái của mẫu tự ngữ âm học quốc tế, còn gọi là ký hiệu API (API = Alphabet Phonétique Internationale)

Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể m vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị

Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị

Trang 5

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, , s, ş, c, , , l, k, χ, ŋ, , h, /ʐ ʈ ɲ ɣ ʔ

 Hệ thống âm đệm

Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết

 Hệ thống âm chính

Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:

/i, e, ε, , ˇ, a, , ă, u, o, , ˇ, εˇ, ie, ɤ ɤ ɯ ɔ ɔ ɯɤ, uo/

Table 1 Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt

 Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó

có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/

Table 2 Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

 Hệ thống thanh điệu

Trang 6

Tiếng Việt có 6 thanh điệu.

Trang 7

Chương 2 : Mô tả hệ thống âm vị trong Tiếng Việt và

Tiếng Pháp

2.1 Hệ thống âm vị Tiếng Việt

Bao gồm 23 phụ âm, 16 nguyên âm và 2 bán nguyên âm :

- Hệ thống âm đầu

- Hệ thống âm đệm

- Hệ thống âm chính

- Hệ thống âm cuối

- Hệ thống thanh điệu

2.1.1 Một vài nét đặc trưng của Tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập có 6 thanh điệu Vì vậy, khác với âm tiết các ngôn ngữ châu u, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt Tuyệt đại đa số các

âm tiết đều có ý nghĩa, có nghĩa là gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ Vì vậy chúng ta có thể nói, trong tiếng Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu

2.1.2 Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, , s, ş, c, , ʐ ʈ , l, k, χ, ŋ, , h, / , có 6 phụ âm cuối /m, n, ŋ, p, t, k/ và 2 bán nguyên

âm /-w, -j/.

 Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu

- Trừ âm vị / /, phần lớn các phụ âm còn lại đều có 1 cách thể hiệnଌ

- Một số trường hợp đáng lưu ý:

- /z/ được viết bằng “d” hoặc “gi” VD: da thịt, gia đình

- /k/ được viết bằng “k” khi đi trước các nguyên âm /i.e.ie/ VD: kì, kèn, kế…

- / / được ghi bằng “gh” khi đứng trước /i,e,ie/ VD: ghi, ghế, ɣ

- /η/ được viết bằng “ngh” khi đi trước /i,e, ,ie/ VD: nghi, nghẹn, ɛ

Trang 8

 Vai trò của âm đầu

- Nhận diện âm tiết

VD: VN (Việt Nam)

- Trong thơ: sự đồng nhất âm đầu góp phần tạo nên một hòa âm nhất định VD: “Da trời ai nhuộm mà lam

Tình ta ai nhuộm, ai làm cho phai”

2.1.3 Hệ thống âm đệm

 Khái niệm

- Là yếu tố tròn môi trong những âm tiết như “tuấn”, “ngoan”

- Cấu tạo gần giống nguyên âm làm âm chính /u/ nhưng khác ở vị trí và chức năng

- Nằm ở đường sườn cong đi lên giúp tu chỉnh, hoàn thiện, trầm hóa âm sắc âm tiết

 Độ mở

- Phụ thuộc vào độ mở của nguyên âm và âm chính đi sau

- Nếu là nguyên âm rộng như /a, ă, /: âm đệm được mở rộng: hoa, hòe, xoăn, ɛ

- Nếu là nguyên âm hẹp /i,e, /: âm đệm được thu lại (hủy, huê, tuân)ɤ

 Sự thể hiện bằng chữ viết

- Ghi bằng chữ o khi đi trước các nguyên âm rộng /a,ă, / (hoa hoằn, hoa hòe)ɛ

- Ghi bằng chữ “u” khi đi trước các nguyên âm còn lại (huy, huệ, tuần, thuở)

- Khi đi sau phụ âm /k/ (với các viết là q, âm đệm bao giờ cũng được viết bằng chữ “u” (qua, que, quặn, quy, quê)

 Quy luật phân bố

- Âm đệm “zero” có thể tồn tại cùng tất cả các âm đầu, không ngoại lệ

- Âm đệm /u/ không được phân bố trong trường hợp sau:

- Nếu âm tiết có phụ âm đầu là âm môi

- Nếu âm tiết có nguyên âm là âm tròn môi Ngoài ra, âm đệm /u/ còn không được phân bố với “g”(trừ góa) và “ư”, “ươ”

2.1.4 Hệ thống âm chính

 Danh sách các nguyên âm chính

- Nguyên âm: 16 nguyên âm chính (3 nguyên âm đôi, 13 nguyên âm đơn trong

đó có 9 nguyên âm đơn dài và 4 nguyên âm đơn ngắn)

Trang 9

Table 3 Bảng các nguyên âm chính

Table 4 Bảng mô tả các nguyên âm đơn Tiếng Việt

 Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm chính:

- Có 10 nguyên âm chỉ có 1 cách biểu hiện

- 5 nguyên âm có nhiều cách biểu hiện

- Nguyên âm chỉ có 1 cách biểu hiện: /e, , , ˇ, α, , ,ɛ ɤ ɤ պ ɛଌˇ/

- Nguyên âm có nhiều cách biểu hiện: /l, , ă, uo, ie, ଌ պɤ/

Trang 10

 Sự thể hiện và quy luật biến dạng của các âm chính trước âm cuối

- Ở những âm tiết có âm cuối zero, nguyên âm làm âm chính bao giờ cũng ở thế dài

- Khi đi trước /η,k/ các nguyên âm hàng trước, hàng sau tròn môi và nguyên

âm hàng sau không tròn môi / / đều bị ngắn lại (trừ 2 trường hợp ngoại lệ)պ

- Các nguyên âm đôi không bao giờ cũng ở thế dài vì khi cấu âm chúng đòi hỏi

có thời gian nhất định đủ được lướt từ âm nọ đến âm kia các nguyên âm này đều bắt nguồn từ 1 yếu tố có độ mở hẹp trượt xuống một yếu tố cùng hàng có

độ mở lớn hơn Khi âm cuối là zero, hiện tượng trượt càng đi xa hơn và các yếu tố thứ 2 của cả 3 nguyên âm đôi đều có xu hướng tiến gần đến (A)

 Quy luật phân bố các âm chính

 Quy luật phân bố âm chính sau âm đầu và âm đệm

- Đứng ở vị trí thứ 3 trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết, mang âm sắc chủ yếu của âm tiết

- Trong những âm tiết có âm đệm zero, nguyên âm đều có thể đi sau tất cả các phụ âm đầu, trừ 2 trường hợp:

- Nguyên âm đôi /uo/ không đi sau phụ âm /f/

- Nguyên âm đôi /ie/ không xuất hiện sau / /ɤ

- Khi đi sau âm đệm:

 Sau /w/ không xuất hiện các nguyên âm hàng tròn môi /u, o, , ˇ,uo/ vàଌ ଌ các nguyên âm hàng sau tròn môi / ,պ պɤ/

 Các nguyên âm hàng trước /i,e, ,ie/ khi đã kết hợp với âm đệm /w/ thì sẽɛ không bao giờ kết hợp với các phụ âm cuối là âm môi /m,p/

 Quy luật phân bố âm chính trong các vần thơ

- Hai nguyên âm - âm chính ở hai âm tiết hiệp vần với nhau thường đồng nhất, cùng hàng hoặc cùng độ mở /2/, /2/, /1/

2.1.5 Hệ thống âm cuối

Định nghĩa âm cuối

- Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết

Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào khác ở phần sau của nó

- Ví dụ: Trong “cúi” thì “i” là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm

gì cho âm tiết lại Trái lại, trong “quý” do “y” không phải là âm cuối vì có thể thêm vào sau nó một âm cuối như “t” trong “quýt”, “nh” trong “quýnh”, v.v

Danh sách các âm cuối

Trang 11

Table 6: Bảng các âm cuối

Sự thể hiện quy luật biến dạng của âm cuối

- Tất cả các phụ âm cuối là những phụ âm đóng Vì vậy, Tiếng Việt không có hiện tượng nối âm

- Trong số các phụ âm cuối thì /η,k/ có sự biến dạng đặc biệt

- Đi sau các nguyên âm hàng trước, chúng bị kéo về phía trước và trở thành /η,c/

- Đi sau các nguyên âm tròn môi, chúng bị tròn môi theo

- Các bán nguyên âm /u,i/ có biến dạng ít nhiều khi đi sau các âm dài

- Nguyên âm trước có độ mở hẹp thì bán nguyên âm cuối có độ mở hẹp VD: gửi, túi, níu, cứu

- Nguyên âm trước có độ mở rộng thì âm cuối được mở rộng hơn

VD: Hai, báo

2.2 Hệ thống âm vị Tiếng Pháp

Hệ thống âm vị tiếng Pháp có 17 phụ âm, 16 nguyên âm và 3 bán nguyên âm /

j, , w /.ɥ

2.2.1 Một vài nét về âm vị học Tiếng Pháp

- Âm vị học tiếng Pháp là ngành nghiên cứu hệ thống ngữ âm của tiếng Pháp Các đặc trưng âm vị đáng chú ý của tiếng Pháp bao gồm âm r lưỡi gà, các nguyên âm mũi và ba quá trình ảnh hưởng đến âm cuối của một từ:

- Liaison (nối âm): một ví dụ cụ thể của hiện tượng sandhi; theo đó phụ âm cuối của một từ bị lược bỏ khi phát âm, trừ khi sau nó là một từ bắt đầu bằng nguyên âm;

- Elision (nuốt âm): hiện tượng âm /ə/ (schwa) trong một từ bị lược bỏ khi phát

âm (chẳng hạn như khi âm cuối đứng ngay trước một nguyên âm đầu);

Trang 12

- Enchaînement (tái tạo âm tiết): hiện tượng phụ âm cuối và phụ âm đầu liền kề

bị xê dịch qua ranh giới âm tiết, và các âm tiết bị xê dịch vượt ranh giới từ

2.2.2 Hệ thống phụ âm Tiếng Pháp

Table 7: Bảng phụ âm Tiếng Pháp

- /n, t, d/ là những âm răng-chân răng đầu lưỡi [ , , ],còn /s, z/ là những âmn t d chân răng đầu lưỡi răng hóa [ , ] (thường gọi là 'âm răng'), phát âm bằng cáchs z đặt phiến lưỡi tiệm cận phía sau các răng cửa trên, rồi đặt đầu lưỡi nằm ở ngay sau các răng cửa dưới

- Khi thực hiện phát âm, luôn phải buông phụ âm ở cuối một từ Nhìn chung, /b,

d, / hữu âm xuyên suốt và /p, t, k/ không được bật hơiɡ

- /l/ thường được thực hiện thành âm chân răng chóp lưỡi , nhưng đôi khi thànhl

âm răng-chân răng đầu lưỡi Khi đứng trước /f, /, nó đôi khi thành âm quặtl ʒ lưỡi [l]

- Theo phát âm hiện nay, / / đang dần hòa lẫn với /nj/.ɲ

- Âm mũi - ngạc mềm /ŋ/ là âm vị ngoại lai, chỉ xuất hiện ở các từ mượn Những người không quen âm này thường phát âm thành [ŋ ] hoặc đổi nóɡ thành âm / /.ɲ

- Các âm tiếp cận /j, , w/ tương ứng với các nguyên âm hẹp /i, y, u/ Chỉ có vàiɥ cặp tối thiểu (chẳng hạn như loua /lu.a/ 'anh/cô ấy đã thuê' và loi /lwa/ 'luật pháp') song tồn tại rất nhiều biến dạng tự do

- Vài phương ngữ Pháp sở hữu âm ngạc bên / / (tiếng Pháp: l mouillé,ʎ 'moistened l'), nhưng ở tiếng chuẩn hiện đại, nó đã bị hòa lẫn với âm /j/, Fagyal, Kibbee & Jenkins

- Âm R Pháp có nhiều kiểu thực hiện: m xát lưỡi nhỏ hữu thanh [ ], cũng cóʁ

Trang 13

cộng thêm với kiểu không kêu [χ] ở các vị trí trước hoặc sau một âm tắc vô thanh hoặc ở cuối câu

- Âm ngạc mềm /k/ và / / có thể vòm hóa thành [kɡ ʲ⁓c] và [ɡʲ⁓ɟ] trước /i, e, /, và đôi khi trước /a/ /k/ cuối từ cũng có thể bị vòm hóa thành [k ].Vòm hóa

ngạc mềm thường được gắn với tầng lớp lao động, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra nó đã lan lên nhiều nhân khẩu của các thành phố lớn

-Ví dụ như bảng sau:

*Phụ âm kép kéo dài

-Mặc dù các chữ cái có phụ âm kép xuất hiện dưới dạng chính tả của nhiều từ tiếng Pháp, phụ âm kéo dài tương đối hiếm trong cách phát âm của những từ như vậy Có thể xác định các trường hợp sau:

-Cách phát âm kéo dài [ʁʁ] được tìm thấy ở dạng tương lai và có điều kiện của động từ courir ('chạy' ở dạng nguyên mẫu) và mourir ('chết' ở dạng nguyên mẫu) Ví dụ, dạng điều kiện il mourrait [il.mu ʁ ʁɛ] ((nếu thì) 'anh ấy sẽ chết'), tương phản với dạng không hoàn thành il mourait [il.mu.ʁɛ] ('anh ấy đang chết' tiếp diễn trong quá khứ nhưng chưa hoàn thành) Nói cách khác, hầu hết cách nói hiện đại đã tối giản [ʁʁ] thành [ ], chẳng hạn trong từ "ilʁ pourrait" ('anh ấy có thể') Các động từ khác có ⟨rr⟩ kép trong dạng tương lai

và dạng điều kiện được phát âm là [ ]: ʁ il pourra ('anh ấy sẽ có thể'), il verra

('anh ấy sẽ thấy')

-Khi tiền tố in- kết hợp với một gốc bắt đầu bằng , từ đó sẽ đôi khi được phátn

âm kép [nn] và tương tự đối với các biến thể của các tiền tố im- il- ir-:, ,

inné [i(n).ne] ('bẩm sinh')

immortel [i(m).mɔʁ ɛt l] ('bất tử')

Trang 14

illisible [i(l).li.zibl] ('khó đọc')

irresponsable [i( ).ʁ ʁɛ ɔs.p sabl] ('vô trách nhiệm')

- Các trường hợp âm kép khác có thể được tìm thấy trong các từ như

syllabe ('âm tiết'), grammaire ('ngữ pháp') và illusion ('ảo giác') Cách phát âm của những từ như vậy, trong nhiều trường hợp, cách phát âm chính tả khác nhau tùy theo người nói và tạo ra các hiệu ứng phong cách khác nhau Đặc biệt, sự kép âm của các phụ âm khác các âm nước và mũi [/m n l /] "thườngʁ được coi là bị ảnh hưởng hoặc thông thái rởm" Ví dụ về cách phát âm được đánh dấu theo phong cách bao gồm addition [ad.di.sj ] ('bổ sung') vàɔ

intelligence [ t l.li.ɛ ɛ ʒɑs] ('thông minh')

- Hiện tượng kép âm của ⟨m⟩ và ⟨n⟩ là đặc trưng của phương ngữ vùng Languedoc, trái ngược với các giọng miền Nam khác

- Một vài trường hợp kép âm không tương ứng với các chữ cái trong chính tả.Ví dụ, việc xóa các schwa trong từ (xem bên dưới), có thể làm phát sinh chuỗi các phụ âm giống hệt nhau: là-dedans [lad.d ] ('bên trong'), ɑ l'honnêteté

[l n t.te] (' trung thực ') Dạng nuốt âm của đại từ tân ngữ ɔ ɛ l' ('anh ấy/cô

ấy/nó') cũng là [ll] khi nó xuất hiện sau khác để tránh hiểu nhầm:l

-Il l'a mangé [il.lam e] ('Anh ấy đã ăn nó')ɑ ʒ

-Il a mangé [il.am e] ('Anh ấy đã ăn')ɑ ʒ

2.2.3 Hệ thống nguyên âm Tiếng Pháp

-Tiếng Pháp tiêu chuẩn tương phản tối đa 12 nguyên âm miệng và tối đa 4 nguyên âm mũi Schwa (ở giữa sơ đồ bên cạnh) không nhất thiết phải là một

âm đặc biệt Mặc dù nó thường kết hợp với một trong các nguyên âm tròn nửa trước, nhưng cách cấu tạo của nó gợi ý rằng nó là một âm vị riêng biệt (xem phần phụ Schwa bên dưới)

-Các bảng dưới đây liệt kê các nguyên âm trong tiếng Pháp Paris đương đại Các phương ngữ khác có thể có nhiều nguyên âm hơn

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN