Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2021NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA THỰC HÀNH TIẾNG P
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hoạt động ngoại khóa
1.1.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa
Tác giả Bùi Thị Thu Huế (2013) định nghĩa khái niệm này như sau:
Có thể khái quát hóa khái niệm về hoạt động ngoại khóa (HĐNK) là những hoạt động của học sinh, sinh viên nằm ngoài giờ lên lớp, không nằm trong chương trình chính khóa HĐNK được tổ chức dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh, sinh viên HĐNK do nhà trường tổ chức và quản lý là những hoạt động bổ ích, có tác dụng bổ sung và hỗ trợ chương trình chính khóa, giúp nâng cao chất lượng đào tạo và tạo môi trường học tập có áp dụng thực tiễn cho học sinh, sinh viên
Pierard (2012) cho rằng HĐNK mang tính liên kết chặt chẽ với việc giảng dạy, vì được tổ chức với sự quản lí của nhà trường Đó là tập hợp các hoạt động khác nhau (thể thao, nghệ thuật, xã hội, văn hóa, ) và có tác động có lợi đến học sinh, các hoạt động ngoại khóa là một phần quan trọng của đời sống học đường
Nhìn chung, HĐNK được định nghĩa như một hình thức học tập, song lại có một vài đặc điểm riêng biệt khác Hoạt động giáo dục này mang tính tự nguyện, đa phần dựa trên nhu cầu nguyện vọng của người tham gia, được tổ chức thông qua các hoạt động vui chơi giải trí nhưng lại có kế hoạch, mục đích rất rõ ràng Đây là một mô hình vừa học vừa chơi, có sự phối hợp tổ chức tham gia của nhà trường, thầy cô, học sinh và phụ huynh nhằm tạo nên một môi trường học tập mới mẻ, hứng thú cho đối tượng tham gia
1.1.2 Hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng
Qua quá trình tìm hiểu, ngoại khóa là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia Ở đây, có thể là một buổi thảo luận (theo chủ đề), là một trò chơi ngoại khóa mô phỏng các tình huống giao tiếp, là tổ chức sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ (thể thao, ngoại ngữ, thơ, văn, ) hay là các buổi tham quan hay các tổ chức (từ thiện, trại hè xanh )
Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng” để chỉ các hoạt động ngoại khóa nói chung có lồng ghép thực hành ngoại ngữ nhằm mục đích mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng Thông qua các hoạt động này, người học có cơ hội tiếp xúc nhiều, rèn luyện và nâng cao năng lực ngôn ngữ, vận dụng nó một cách linh hoạt
1.1.3 Phân loại các hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng
Với mục đích cải thiện khả năng ngoại ngữ cho người học thông qua một môi trường năng động và tích cực, hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng khá phong phú và đa dạng về cách thức tổ chức Có thể căn cứ vào các tiêu chí không gian, thời gian và mục đích của người tham gia để phân loại các hoạt động này
• HĐNK THT trong nhà Đặc trưng: là hoạt động tiến hành ở trong lớp, là hình thức tiếp xúc trực tiếp với giáo dục thông qua môi trường lớp học
Hình thức: thuyết trình, làm bài tập nhóm, viết báo tường,
• HĐNK THT ngoài trời Đặc trưng: là hoạt động tiến hành ở bên ngoài lớp học, là hình thức tiếp xúc nhiều
Hình thức: dã ngoại, thăm bảo tàng, di tích lịch sử, văn nghệ,
• HĐNK THT định kì Đặc trưng: là hình thức hoạt động được tiến hành đều đặn, lặp lại trong các học kì
Hình thức: sinh hoạt lớp, thuyết trình, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm học tập, văn nghệ chào mừng,
• HĐNK THT không định kì Đặc trưng: là hình thức hoạt động được tiến hành tùy thuộc vào từng năm học và không mang tính đều đặn
Hình thức: giao lưu với người nước ngoài,
• HĐNK THT theo từng kĩ năng (Nghe / Nói / Đọc / Viết) Đặc trưng: là hình thức hoạt động được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện một kĩ năng ngoại ngữ nhất định
Hình thức: nghe nhạc, xem phim, đọc báo,
• HĐNK THT phối hợp Nghe-Nói-Đọc-Viết Đặc trưng: là hình thức hoạt động được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện nhiều kĩ năng ngoại ngữ Nghe-Nói-Đọc-Viết
Hình thức: tranh luận, thuyết trình, giao lưu,
Vai trò của các hoạt động ngoại khóa đối với dạy học ngoại ngữ
1.2.1 Hoạt động ngoại khoá đối với nâng cao kiến thức văn hóa-xã hội
Tác giả Philippin (2013) đã nhấn mạnh HĐNK mang lại cho người học những kiến thức bổ ích:
Người dạy tạo hứng thú cho người học về các loại hình nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử và các yếu tố tự nhiên khác nhau xung quanh Những điều đó cho phép mọi người khám phá các lĩnh vực nghệ thuật, lịch sử và tự nhiên Ở đây, tư duy sáng tạo của các kỹ năng mềm được đặc biệt đề cao (tr 20)
1.2.2 Hoạt động ngoại khóa đối với phát triển các kỹ năng mềm
Bùi Thị Thu Huế (2013) đã làm nổi bật tác động của HĐNK đối với nâng cao các kỹ năng mềm cho người học như sau:
Các hoạt động ngoại khóa còn giúp sinh viên tự tin, rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tạo mối quan hệ,… Qua đó sinh viên sẽ trưởng thành hơn, biết vận dụng các kỹ năng trong học tập, cuộc sống và công việc tương lai (tr 226)
Debarbieux (2012) cho rằng HĐNK tạo ra môi trường phát triển kỹ năng sống:
Một môi trường học tích cực có thể tạo ra một quy trình tốt thông qua dạy các kỹ năng xã hội, hợp tác nhóm và giáo viên, thúc đẩy sự cân bằng cảm xúc; tất cả những điều này tạo nên kinh nghiệm xã hội hóa cần thiết cho một xã hội hài hòa
Philippin (2013, tr 18) đánh giá sự cộng tác và giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm là hai trong số những kỹ năng mềm mà một môi trường ngoại khóa mang lại Đó là việc phát triển tinh thần hợp tác và việc xây dựng các kỹ năng cần thiết để thực hiện làm việc theo nhóm và thực hiện các dự án tập thể, đồng thời khả năng giao tiếp tập trung vào việc huy động thông tin và tài nguyên để thể hiện bản thân bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau
1.2.3 Hoạt động ngoại khóa đối với môi trường học tập
Môi trường học tập của HĐNK đều ít nhiều tác động tới sự hứng thú, quan tâm của những người tham gia
Morissette (2002) (trích dẫn bởi Philippin, 2013, tr 11) đánh giá môi trường “là một yếu tố chính trong việc học sinh có học hay không, chọn học hay không”
Nghiên cứu của Philippin (2013, tr 9-11) mô tả đặc điểm môi trường học tập thông qua hoạt động ngoại khóa như sau:
- Sự an toàn về mặt cảm xúc
Trong quá trình xây dựng kiến thức, học sinh khám phá theo cách riêng và rõ ràng, nhận thức những nguy cơ, mắc sai lầm và thử lại Kinh nghiệm học tập không thể hình thành trong một môi trường đầy đe dọa và căng thẳng, mọi sự tiếp thu phải diễn ra trong môi trường thoải mái, tự do và ổn định Điều này cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của yếu tố an toàn cảm xúc trong việc lĩnh hội tri thức
Sự tin tưởng tạo ra cảm giác an toàn Nhờ vào tự tin học sinh có được sự tự tin trong học tập, đối mặt với những thách thức tác động nhận thức, những rủi ro và sự mất ổn định Môi trường của HĐNK tạo cho người học cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe
Là quyền tự chủ về trí tuệ, là cảm giác người dạy coi trọng và khuyến khích người học Môi trường giáo dục thông qua HĐNK khuyến khích người học phát triển, trình bày được lập luận cá nhân Vì thế, người dạy phải kích thích và khuyến khích người học tự khám phá và kiểm tra, thử nghiệm, xác minh
Khi người học gặp phải các nhiệm vụ phức tạp, làm việc hợp tác thông qua HĐNK cho phép họ chia sẻ kiến thức với người khác để cùng giải quyết vấn đề Vì vậy, người học không đơn độc trong quá trình học tập của mình
Trong môi trường học tập, giao tiếp cho phép thể hiện bản thân của người học, về quá trình học tập của cá nhân hoặc tập thể Bên cạnh việc xây dựng kiến thức, học sinh được bày tỏ và lắng nghe, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ
Sự đổi mới giúp người học có thể thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp, khám phá các mối liên kết, những điều khác nhau để tạo nên các hướng đi khác nhau Điều này gắn liền với xem trọng công việc nhóm và khám phá, đồng thời khuyến khích sự khoan dung, tính linh hoạt và sự giàu có về trí tuệ, tình cảm
Từ đây, có thể xem chất lượng của môi trường học tập thông qua HĐNK đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến chất lượng học tập Một môi trường học tập tốt kích thích sự hứng thú của người học, khuyến khích họ về mặt tinh thần, bộc lộ khả năng và thế mạnh để hoàn thiện bản thân
1.2.4 Mối liên hệ giữa hoạt động ngoại khóa và các hoạt động dạy học chính khóa
Bùi Thị Thu Huế (2013) đã nói đến mối quan hệ tác động của HĐNK đến các hoạt động dạy học chính khóa:
Hoạt động ngoại khóa thực chất là sự tiếp nối hoạt động chính khóa trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân Trong hai hoạt động thì hoạt động chính khóa là tiền đề cơ sở, là nền tảng; hoạt động ngoại khóa là đòn bẩy, là điều kiện Nếu biết vận dụng, phối hợp đồng bộ, sáng tạo các hoạt động thì sẽ giúp cho nâng cao chất lượng đào tạo Đại học (tr 225)
Vai trò tác động bổ trợ lẫn nhau được đánh giá xuyên suốt giữa các hoạt động chính khóa và ngoại khóa Do vậy, có thể xem yếu tố gắn liền với chương trình học chính khóa như là một trong các mục tiêu quan trọng nhất đặt ra khi xây dựng, tổ chức một hoạt động ngoại khóa.
Phương pháp dạy học ngoại ngữ tích cực
1.3.1 Định nghĩa phương pháp dạy học tích cực
Seara (2001) cho rằng phương pháp tích cực được sử dụng phổ biến trong việc thống nhất giữa sự thay đổi một vài phương pháp và kỹ thuật truyền thống cùng việc duy trì các nguyên tắc chính của phương pháp trực tiếp
Thông qua bài tập, hoạt động ngoài giờ trên lớp, cách tiếp cận thông qua phương pháp tích cực rèn luyện sự chủ động cho đối tượng tham gia, thay đổi quan điểm nhìn nhận về môi trường học truyền thống Đó không còn là cách học truyền thống phụ thuộc vào giáo viên, vào lý thuyết, kiến thức do giáo viên truyền thụ
1.3.2.1 Đặc điểm của tiếp cận giao tiếp
Theo Puren (1988), học một ngôn ngữ là “học cách cư xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp mà ở đó người học sẽ có cơ hội tìm thấy chính mình bằng cách sử dụng những kí hiệu của ngôn ngữ đích” (tr 372)
Tagliante (2006) nhấn mạnh rằng phương pháp giao tiếp bắt đầu từ những năm 80, phương pháp này lấy người học làm trung tâm Người học sẽ ở tâm thể chủ động, quá trình học tập diễn ra bên trong mỗi cá nhân Do đó, giáo viên và phương tiện dạy học sẽ đóng vai trò phụ, bổ trợ cho người học Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn người học lĩnh hội những kiến thức và các kỹ năng giao tiếp
Germain (1993, nhận thấy “một giao tiếp hiệu quả bao gồm sự thích ứng của các hình thức ngôn ngữ với hoàn cảnh giao tiếp (cương vị của người đối thoại, tuổi, cấp bậc xã hội, bối cảnh thực tế, ) và mục tiêu giao tiếp (hoặc chức năng ngôn ngữ: yêu cầu xác định một đối tượng, xin phép, ra lệnh, ” (tr 203)
Các quan điểm về tiếp cận giao tiếp cho rằng việc học tập không được xem là thụ động, tiếp nhận các kích thích bên ngoài mà là một hoạt động diễn ra bên trong cá nhân và bị ảnh hưởng bởi cá nhân đó Đồng thời, cách tiếp cận giao tiếp, ít nhất là để hiểu, các hình thức ngôn ngữ khác nhau nhằm truyền tải cùng một thông điệp Chúng ta tính đến cấp độ diễn ngôn và phân biệt giữa sự gắn kết về mặt hình thức (các mối quan hệ tồn tại giữa hai lời nói) và sự liên kết về mặt ý nghĩa (mối quan hệ được thiết lập giữa lời nói và tình huống ngoài ngôn ngữ) Chúng ta ưu tiên sử dụng ngoại ngữ trong lớp, nhưng có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ và bản dịch Sai sót được xem là không thể tránh khỏi (Seara, 2001)
Giao tiếp ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong phát triển năng lực và nâng cao hiệu quả của việc học ngoại ngữ Van Ek (1986) (trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng Trung,
2019, tr 406-407) nhấn mạnh rằng giáo dục cần chú trọng đến năng lực giao tiếp của người học, trong đó bao gồm các kỹ năng như:
- Năng lực ngôn ngữ (linguistic competence), bao gồm kiến thức về từ vựng, có khả năng sử dụng các cấu trúc để thực hiện các phát ngôn có nghĩa;
- Năng lực ngôn ngữ học xã hội (socio-linguistic competence), bao gồm khả năng sử dụng và lý giải các hình thức ngôn ngữ trong các ngôn cảnh thích hợp;
- Năng lực diễn ngôn (discourse competence), bao gồm năng lực nắm bắt và thực hiện các phát ngôn một cách mạch lạc khi giao tiếp;
- Năng lực đưa ra chiến lược (strategic competence), bao gồm năng lực sử dụng các chiến lược giao tiếp bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ nhằm bù đắp sự thiếu hụt trong mã giao tiếp;
- Năng lực văn hóa-xã hội (socio-cultural competence), là mức độ hiểu biết bối cảnh văn hóa-xã hội trong đó ngôn ngữ được sử dụng;
- Năng lực xã hội, bao gồm ý muốn và sự tự tin trong tương tác với những người khác cũng như năng lực nhập thân và năng lực xử lý các tình huống xã hội
Mỗi loại năng lực đều cần thiết đối với việc học ngoại ngữ và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Nguyễn Hoàng Trung (2019) cho rằng “các năng lực trên là quan trọng để cấu thành năng lực giao tiếp của người học Khi một trong những năng lực này kém, giao tiếp của người học sẽ bị ảnh hưởng.” (tr 407)
Theo trang mạng của Lycée d'Adultes de la ville de Paris và Doc.school giao tiếp ngôn ngữ thường nhật ở các kỹ năng đều được thực hiện theo các loại diễn ngôn thông thường sau:
Thông báo là loại hình giúp người nói/người viết truyền đạt những thông tin, những kiến thức một cách khách quan đến người đọc/người nghe (bảng thông tin, bài báo, ) Thường được sử dụng trong loại hình phỏng vấn và thảo luận
Trần thuật là kể một câu chuyện hoặc các sự kiện mà các nhân vật trải qua vào những thời điểm cụ thể (phóng sự, kể về một câu chuyện, một kỷ niệm,…)
Theo quan điểm của người kể chuyện, người nghe và người đọc có thể biết mọi thứ về các nhân vật, suy nghĩ của họ, những gì họ cảm nhận Người kể/người viết có thể ở bên ngoài câu chuyện và kể các sự kiện như một nhân chứng, anh ta có thể đưa ra quan điểm và kể cảm xúc của một nhân vật một cách cụ thể
Thường được sử dụng trong loại hình đối thoại, hội thoại và phỏng vấn
Các hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga
Trong những năm vừa qua, SV tiếng Pháp đã có cơ hội tham gia vào nhiều HĐNK ở Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế như Chào Tân sinh viên, Ngày Chủ nhật xanh, Văn nghệ chào xuân, Hội trại 26-3, Liên quan đến HĐNK THT, có thể kể đến một vài hoạt động nổi bật gắn liền với học tập tiếng Pháp như hoạt động “Chào Tân sinh viên, Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập tiếng Pháp”, hoạt động “Chào mừng Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20-3”, ngày hội ẩm thực “Gỏts et saveurs” và cuộc thi “Vive la France”
1.4.1 Hoạt động “Chào Tân sinh viên, Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập tiếng Pháp”
Mục đích: gặp gỡ SV theo học tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế nhân dịp đầu năm học, đặc biệt để làm quen và tạo cơ hội cho SV năm 1 mới vào có thể làm quen và thích nghi với môi trường Đại học
Nội dung: bao gồm các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm học tập của các SV xuất sắc, cựu SV và các thầy cô; vinh danh các thủ khoa đầu vào của ngành Sư phạm và Du lịch; chia sẻ, cung cấp cho SV năm 1 những thông tin hữu ích về các ứng dụng, các trang mạng xã hội để học tiếng Pháp; giới thiệu cho SV các học phần trong chương trình đạo tạo các năm theo hệ tín chỉ; giải đáp những thắc mắc của SV; tổ chức giao lưu âm nhạc, trò chơi cho SV
1.4.2 Hoạt động “Chào mừng Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20-3”
Mục đích: cung cấp cho SV các kiến thức văn hóa về ngày Quốc tế Pháp ngữ 20- 3; tạo sân chơi để SV làm quen và trao đổi, tham gia văn nghệ và các hoạt động văn hóa khác liên quan đến tiếng Pháp
Nội dung: giao lưu với SV từ các trường Đại học ở Huế có sử dụng tiếng Pháp như Đại học Luật, Đại học Y Dược Huế và trường THPT chuyên Quốc học Huế; tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn hóa về nước Pháp, cuộc thi làm báo tường và tổ chức ca hát, văn nghệ tiếng Pháp
1.4.3 Ngày hội ẩm thực “Gỏts et saveurs”
Mục đích: thể hiện tài năng nấu nướng và ẩm thực của SV các khóa, là dịp để SV năm cuối bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đối với GV trước khi ra trường
Nội dung: tổ chức dưới dạng cuộc thi nấu ăn giữa SV các khóa, sau đó thuyết trình các món ăn bằng tiếng Pháp, giao lưu ẩm thực thông qua trưng bày và mời SV thưởng thức các món ăn chính, món khai vị, tráng miệng kiểu Pháp
1.4.4 Cuộc thi “Vive la France”
Mục đích: tạo ra sân chơi bổ ích cho SV tiếng Pháp nhân dịp ngày Quốc khánh Pháp 14-7 và đưa ra các giải thưởng hấp dẫn thu hút sự tương tác của SV, khuyến khích sự tham gia và chia sẻ
Nội dung: cuộc thi diễn ra dưới hình thức bài viết tiếng Pháp thông qua mạng xã hội Facebook với các nội dung như đăng ảnh chụp một địa điểm, công trình của Pháp tại Huế; chọn một câu trích dẫn, châm ngôn hoặc bài hát tiếng Pháp mà SV yêu thích và trình bày ý nghĩa của nó; giới thiệu một quyển sách, bộ phim Pháp làm SV ấn tượng nhất và trình bày lý do; giới thiệu một ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về nước Pháp (thành phố, công trình kiến trúc, món ăn,… của nước Pháp)
Theo đánh giá chung, các HĐNK thực hành tiếng ở Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga đều có tính thường niên, điển hình như hoạt động Chào Tân sinh viên, Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập tiếng Pháp, Chào mừng Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20-3, Ngày hội ẩm thực “Gỏts et saveurs” Các hoạt động này được xem là truyền thống của Khoa và cĩ sự tham gia của nhiều của SV tiếng Pháp Trong năm học 2020-2021, Liên chi Đoàn Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga của Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế đã đề xuất và tổ chức cuộc thi “Vive la France” để hướng đến chào mừng ngày Quốc khánh Pháp 14-7 Song, cuộc thi chỉ mới thu hút được rất ít sự tham gia đến từ SV vì tình hình dịch bệnh Covid và việc tổ chức trực tuyến thông qua mạng xã hội Facebook Tuy nhiên, chất lượng bài đến từ thí sinh khá tốt và các bài đều nhận được những phản hồi tích cực từ GV lẫn
Có thể nói do đại dịch Covid nên vấn đề tổ chức các HĐNK và HĐNK thực hành tiếng còn gặp rất nhiều khó khăn Việc tổ chức một HĐNK dựa trên môn hình đội, nhóm, câu lạc bộ hay dưới sự quản lí của cơ quan, đoàn thể nhà trường để học tập và trao đổi tiếng Pháp còn gặp nhiều hạn chế Tùy thuộc từng tính chất, nhu cầu và đối tượng mà từng HĐNK sẽ được lên kế hoạch tổ chức nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất đã đề ra Một HĐNK được tổ chức thành công phải có tính sáng tạo, vui nhộn để lôi cuốn nhiều đối tượng tham gia, phục vụ cho mục đích học tập chính khóa nhưng cũng cần có sự sáng tạo, thú vị về mặt nội dung Các HĐNK được xem xét đến với những hình thức thu hút những người trẻ tuổi tham gia, chẳng hạn như thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc câu lạc bộ
Qua cơ sở lí luận trên, có thể nhận thức được vai trò của các HĐNK cũng như phương pháp tổ chức các HĐNK mang lại nhiều lợi ích cho việc học, đặc biệt đối với học tập và thực hành ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục
Một HĐNK được coi là tạo cơ hội rèn luyện thực hành tiếng khi người tham gia hoạt động đó bị thu hút và hứng thú tham gia, thể hiện khả năng của mình đối với các nội dung liên quan Thông thường, việc tạo nên sự hứng thú dựa trên các mối quan tâm của người học là những yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội ví dụ như các trò chơi đóng vai, diễn kịch, làm văn, thơ, ca hát, giao lưu Việc đưa vào thêm nhiều hình thức hoạt động ngoài giờ, bổ trợ cho việc học chính khóa là đáng để xem xét đề xuất, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung và kỹ năng, kinh nghiệm nói riêng, được thực hiện dựa trên việc nắm bắt nhu cầu, mong muốn của người học Từ đây, đặt ra vấn đề cần có phương pháp tổ chức HĐNK thực hành tiếng lý thú và bổ ích hơn cho sinh viên Tiếng Pháp, Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng được tổ chức dành cho sinh viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là nhu cầu tham gia các các hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng Pháp của sinh viên tiếng Pháp, Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Ngoài ra, nhằm mục đích đưa ra những đề xuất, kiến nghị có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế tổ chức hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng ở Khoa, chúng tôi cũng nghiên cứu tình hình tổ chức loại hoạt động này ở Khoa.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm 1,2,3,4 (K14-K17), Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế Nhóm tham gia khảo sát gồm sinh viên các năm ngành tiếng Pháp (Ngôn ngữ và Sư phạm) của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế, được chia thành 2 nhóm khách thể: nhóm sinh viên năm 1,2; nhóm sinh viên năm 3,4 chuyên ngành tiếng Pháp du lịch và sư phạm tiếng Pháp.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát ý kiến của đại diện giảng viên, các cán bộ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên ở Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế.
Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm thu thập thông tin thông qua các loại sách báo, tài liệu, báo cáo liên quan đến đề tài Từ đó có thể chọn lọc những khái niệm cơ bản trong việc xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu và lựa chọn đúng đắn những phương pháp phù hợp với đề tài.
Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích và xử lý thông tin, tư liệu bằng cách tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, tư liệu đã có để từ đó tìm ra những phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài.
2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này được thực hiện nhằm điều tra thực tế, thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng nói riêng của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Dựa trên cơ sở lý luận về môi trường giáo dục qua hoạt động ngoại khóa đối với dạy và học ngoại ngữ, chúng tôi đã tiến hành soạn thảo bảng câu hỏi gồm 17 câu hỏi dành cho SV năm 1,2 và bảng câu hỏi gồm 18 câu hỏi dành cho sinh viên năm 3,4 (chuyên ngành sư phạm và ngành ngôn ngữ-du lịch) nhằm điều tra nhận thức, nhu cầu, tình hình tổ chức hoạt động ngoại khoá ở Khoa.
Sau đó, chúng tôi đã phát ra 199 phiếu điều tra cho toàn bộ sinh viên năm 1,2,3,4 (K14-K17) của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, trong đó gồm 95 phiếu dành cho sinh viên năm 1,2 và 104 phiếu dành cho SV năm 3,4 Chúng tôi thu được 147 phiếu trả lời (74 phiếu của sinh viên năm 1,2 và 73 phiếu của sinh viên năm 3,4) Tỷ lệ số phiếu thu được là 73,87% (trong đó có 77,89% sinh viên năm 1,2 và 70,19% sinh viên năm 3,4).
Cụ thể nội dung bảng hỏi được thiết kế trên google form gồm có 5 phần:
Phần 1 : Thông tin cá nhân
Phần 2: Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động thực hành tiếng nói riêng đối với phát triển các kỹ năng mềm và việc học tiếng Pháp
Phần 3: Nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng Pháp của sinh viên
Phần 4: Đánh giá tình hình hiện nay của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga
Phần 5: Kiến nghị và Đề xuất
2.4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập được toàn bộ số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó Mục đích là để xử lý thông tin, phân tích ý nghĩa của số liệu, xác định độ tin cậy của số liệu đã thu thập được và hoàn thiện bài báo cáo Đầu tiên, chúng tôi chọn lọc số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa chúng với nhau, so sánh, đối chiếu, chọn lọc những tài liệu, số liệu quan trọng, thiết thực, có độ tin cậy cao Sau đó, sắp xếp số liệu, quy thành các nhóm tài liệu, số liệu có quan hệ mật thiết với nhau để sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề theo một khung logic nhất định
Tiếp theo, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng phần mềm Microsoft Office Excel để xử lý số liệu và thể hiện kết quả thông qua các biểu đồ, bảng biểu.
Kết quả nghiên cứu sẽ được phân tích ở chương sau và là cơ sở cho các kiến nghị và đề xuất cho việc tổ chức các loại hình hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng phù hợp với điều kiện của Khoa, nhu cầu của sinh viên tiếng Pháp, có tính khả thi, có khả năng đem lại hiệu quả học tập tích cực cho sinh viên tiếng Pháp.
2.4.4 Phương pháp thăm dò ý kiến chuyên gia
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người có am hiểu về đối tượng nghiên cứu, có trực tiếp phụ trách việc học tập và rèn luyện của sinh viên như cán bộ Đoàn - Hội và các giáo viên cố vấn học tập các năm ở Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Dựa vào các câu trả lời, chúng tôi tiếp cận được với những thông tin, đề xuất liên quan đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóa thực hành tiếng cho sinh viên tiếng Pháp
Về bộ câu hỏi phỏng vấn, chúng tôi cũng khảo sát giáo viên cố vấn của sinh viên các năm và các cán bộ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên ở Khoa để tìm hiểu những vấn đề như thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên hiện nay, thông tin về sự cần thiết của hoạt động ngoại khóa đối với thực hành và nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên, thông tin về những khó khăn và thuận lợi trong tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa, thông tin liên quan các đề xuất về hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu
Trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ giáo viên, cán bộ Đoàn - Hội và sinh viên Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga trong việc hỗ trợ, tham gia trả lời bảng hỏi Sự tham gia tích cực của khách thể đã góp phần cung cấp nguồn dữ liệu để chúng tôi có thể hoàn thành nghiên cứu.
Khó khăn lớn nhất của đề tài là vấn đề tình hình dịch bệnh Covid gây ra những trở ngại lớn trong việc thu thập thông tin và tiếp cận trực tiếp với khách thể nghiên cứu sinh viên, giảng viên và cán bộ Đoàn - Hội Đồng thời, những biến chuyển phức tạp của đại dịch này cũng ít nhiều tạo nên những trở ngại lớn đối việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh viên chưa có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động này.
Bên cạnh đó, trong thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi chưa thể nghiên cứu một cách đầy đủ nhất và nắm bắt được toàn bộ những nhận thức, nhu cầu của sinh viên về vấn đề này Trong tương lai, chúng tôi mong có cơ hội tiếp cận nhiều hơn về số lượng tài liệu liên quan đến đề tài và khai thác sâu hơn đối tượng nghiên cứu để có thể thảo luận cũng như giải thích những câu hỏi nghiên cứu một cách kỹ càng hơn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả điều tra sinh viên
3.1.1 Nhận thức của SV về sự cần thiết của HĐNK và HĐNK THT
3.1.1.1 Nhận thức về HĐNK đối với việc phát triển các kỹ năng mềm
- Nhận thức của SV năm 1 và năm 2
Bảng 1 Sự cần thiết của HĐNK đối với các kỹ năng mềm của SV năm 1 và năm 2
HĐNK đối với việc phát triển các kỹ năng mềm
Kỹ năng trình bày trước đám đông 58,11% 39,19% 2,70% 0,00%
Kỹ năng xử lí, giải quyết các tình huống 47,30% 45,95% 6,76% 0,00%
Khả năng đồng cảm 20,27% 56,76% 17,57% 5,41% Ý thức trách nhiệm 51,35% 47,30% 1,35% 0,00%
Khả năng tìm hiểu, khám phá 36,49% 59,46% 2,70% 1,35%
Qua bảng 1, hầu hết SV năm 1,2 đều thấy HĐNK ít nhiều cần thiết với phát triển kỹ năng mềm, toàn bộ SV đều thấy được tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm, kỹ năng trỡnh bày trước đỏm đụng, kỹ năng giao tiếp và tổ chức Trong đú, trờn ẵ SV thấy rất cần thiết với kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng giao tiếp và ý thức trách nhiệm Tuy nhiên, một số SV (khoảng 5%) cho rằng không cần thiết có khả năng đồng cảm và một phần nhỏ (hơn 1%) không cần thiết có khả năng tìm hiểu, khám phá và lãnh đạo
- Nhận thức của SV năm 3 và năm 4
Bảng 2 Sự cần thiết của HĐNK đối với các kỹ năng mềm của SV năm 3 và năm 4
HĐNK đối với việc phát triển các kỹ năng mềm
Rất cần thiết Cần thiết Hơi cần thiết
Kỹ năng trình bày trước đám đông 54,79% 45,21% 0,00% 0,00%
Kỹ năng xử lí, giải quyết các tình huống 43,84% 54,79% 1,37% 0,00%
Khả năng đồng cảm 13,70% 54,79% 31,51% 0,00% Ý thức trách nhiệm 39,73% 57,53% 2,74% 0,00%
Khả năng tìm hiểu, khám phá 28,77% 64,38% 6,85% 0,00%
Dựa vào bảng 2, SV năm 3,4 nhận thấy rất cần thiết và cần thiết có kỹ năng trình bày trước đỏm đụng thụng qua HĐNK Hơn ẵ SV rất quan tõm đến kỹ năng giao tiếp
100% sinh viên ít nhiều cần các kỹ năng được đưa ra như kỹ hợp tác, kỹ năng xử lí, giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp, khả năng đồng cảm, ý thức trách nhiệm, khả năng tìm hiểu, khám phá và kỹ năng tổ chức, ngoại trừ kỹ năng lãnh đạo được một số ít SV xem là không cần thiết
Nhìn chung, SV các năm quan tâm đến những kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý, giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp, ý thức trách nhiệm và kỹ năng tổ chức Trong số cỏc kỹ năng gắn với HĐNK, hơn ẵ SV rất cần kỹ năng giao tiếp và trình bày trước đám đông HĐNK là cần thiết cho các kỹ năng, tuy vậy một số sinh viên chưa chú trọng vào kỹ năng lãnh đạo SV năm 1,2 ít cần khả năng đồng cảm hơn so với SV năm 3,4 Bảng 1 và bảng 2 cho thấy hầu hết SV quan tâm đến những kỹ năng tương tác, trau dồi ngoại ngữ hơn kỹ năng cá nhân Đánh giá chung, số SV năm 3,4 thấy được sự cần thiết có các kỹ năng mềm cao hơn số SV năm 1,2
3.1.1.2 Nhận thức của SV về HĐNK đối với phát triển kỹ năng văn hóa-xã hội
- Nhận thức của SV năm 1 và năm 2
Biểu đồ 1 Sự cần thiết của HĐNK đối với phát triển kiến thức văn hóa-xã hội của SV năm 1 và năm 2
Dựa vào biểu đồ 1, hầu hết SV năm 1,2 đều ít nhiều quan tâm đến kiến thức văn hóa-xã hội thông qua các HĐNK Có hơn 85 % SV rất cần và cần những kiến thức này, chỉ gần 1% SV cho rằng điều này không cần thiết Biểu đồ cho thấy rõ sự chú trọng của phần lớn SV vào việc phát triển kiến thức văn hóa-xã hội
.- Nhận thức của SV năm 3 và năm 4
Biểu đồ 2 Sự cần thiết của HĐNK đối với phát triển kiến thức văn hóa-xã hội của SV năm 3 và năm 4
Toàn bộ SV năm 3, 4 đều ít nhiều thấy tầm quan trọng của HĐNK gắn liền với việc phát triển kiến thức văn hóa-xã hội Dễ thấy, trong biểu đồ 2 có gần 95% SV cho rằng sự phát triển này là rất cần thiết và cần thiết Nhận thức tích cực này xuất phát từ việc SV năm 3,4 qua quá trình tham gia HĐNK ở các năm trước đó đều thấy được lợi ích của các hoạt động này mang đến trong việc nâng cao kiến thức văn hóa
Từ biểu đồ 1 và biểu đồ 2, hầu hết SV các năm đều nhận thấy sự cần thiết của HĐNK đối với sự phát triển kiến thức văn hóa-xã hội, trong đó 30% SV cho rằng rất cần thiết Ngoại trừ một phần nhỏ SV năm 1,2 cho rằng không cần thiết, các SV còn lại đều ít nhiều quan tâm đến phát triển kiến thức văn hóa-xã hội Đa phần SV năm 3,4 nhận thức cao hơn SV năm 1,2 với sự phát triển này nhờ vào lợi ích mà họ nhìn thấy được từ các hoạt động này
3.1.1.3 Nhận thức của SV về HĐNK THT đối với việc học tiếng Pháp
3.1.1.3.1 HĐNK THT đối với việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ
- Nhận thức của SV năm 1 và năm 2
Bảng 3 Sự phát triển các kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ thông qua các HĐNK THT của
Những thuận lợi đối với việc học ngoại ngữ
Nâng cao kiến thức từ vựng 47,3% 51,4% 1,4% 0,0% Nâng cao kiến thức ngữ pháp thực hành 44,6% 50,0% 5,4% 0,0% Nâng cao kiến thức văn hóa-xã hội 31,1% 59,5% 9,5% 0,0%
Phát triển kỹ năng nghe 59,5% 37,8% 2,7% 0,0%
Phát triển kỹ năng nói 64,9% 32,4% 2,7% 0,0%
Phát triển kỹ năng đọc 47,3% 44,6% 8,1% 0,0%
Phát triển kỹ năng viết 47,3% 39,2% 10,8% 2,7% Qua bảng 3, hầu hết SV năm 1,2 nhận thức được HĐNK THT cần thiết cho các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ Hơn 90% SV ít nhiều thấy sự quan trọng của các khả năng với kỹ năng nghe và kỹ năng nói Ngoài ra, SV nhận thấy sự nâng cao kiến thức từ vựng, kiến thức ngữ pháp thực hành, kiến thức văn hóa- xã hội, các kỹ năng đọc Một phần nhỏ (khoảng 2%) SV chưa thấy sự bổ trợ của HĐNK đối với kỹ năng viết Nhìn chung, SV năm 1,2 có nhận thức gần như tương đồng giữa các lợi ích này
- Đối với SV năm 3 và năm 4
Bảng 4 Sự phát triển kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ thông qua các HĐNK THT của SV năm 3 và năm 4
Những thuận lợi đối với việc học ngoại ngữ
Nâng cao kiến thức từ vựng 31,5% 63,0% 5,5% 0,0% Nâng cao kiến thức ngữ pháp thực hành 28,8% 58,9% 11,0% 1,4% Nâng cao kiến thức văn hóa-xã hội 38,4% 58,9% 2,7% 0,0%
Phát triển kỹ năng nghe 53,4% 46,6% 0,0% 0,0%
Phát triển kỹ năng nói 58,9% 41,1% 0,0% 0,0%
Phát triển kỹ năng đọc 23,3% 63,0% 9,6% 4,1%
Phát triển kỹ năng viết 19,2% 63,0% 12,3% 5,5% Trong số các khả năng đưa ra, toàn thể SV năm 3,4 ít nhiều thấy được khả năng nâng cao kiến thức từ vựng, kiến thức ngữ pháp thực hành, kiến thức văn hóa-xã hội, phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói Đặc biệt, SV nhận thấy sự cần thiết trở lên của cỏc HĐNK THT đối với phỏt triển kỹ năng nghe và kỹ năng núi, trong đú cú hơn ẵ SV cho là rất cần thiết Kết quả cũng cho biết SV năm 3,4 ít thấy được sự phát triển kỹ năng đọc và kỹ năng viết thông qua HĐNK THT hơn so với SV năm 1,2 Một số SV năm 3,4 cho rằng hai kỹ năng đó không cần thiết khi tham gia các hoạt động này
Liên quan đến phát triển kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ thông qua HĐNK THT, có thể thấy SV các năm đều chú trọng đến nâng cao kiến thức từ vựng, kiến thức văn hóa-xã hội, phát triển kỹ năng nghe và nói Khác với nhận thức về sự quan trọng của kỹ năng đọc của SV năm 1 và năm 2, một số SV năm 3 và năm 4 cho rằng kỹ năng này không cần thiết Nhìn chung, HĐNK THT cho phép SV năm 3,4 cải thiện giao tiếp và rèn luyện kỹ năng nghe-nói nhiều hơn đọc-viết và giúp họ giao tiếp ngoại ngữ dễ dàng hơn
3.1.1.3.2 HĐNK THT đối với môi trường học tiếng Pháp
- Nhận thức của SV năm 1 và năm 2
Biểu đồ 3 Lợi ích của HĐNK THT với môi trường học tiếng Pháp của SV năm 1 và năm 2
Theo biểu đồ 3, hầu hết SV năm 1,2 (trên 70%) nhận thấy các HĐNK THT tạo môi trường học tập thoải mái, thân thiện, thúc đẩy các mối quan hệ với bạn bè, phát triển sự tự tin, năng động của sinh viên, mang lại hứng thú học tập và tạo nhiều cơ hội trao đổi giao tiếp, làm quen với bạn bè quốc tế Chỉ một số ít SV (khoảng 1%) cho rằng họ có thể trau dồi vốn ngoại ngữ thông qua HĐNK THT SV năm 1,2 thấy các HĐNK THT cho phép họ dễ dàng giao tiếp, thúc đẩy động cơ học tập hơn là nâng cao vốn ngoại ngữ
- Nhận thức của SV năm 3 và năm 4
Giống với nhận thức của SV năm 1 và năm 2, đa phần SV năm 3,4 đều thấy những lợi ích như môi trường học tập thoải mái, thân thiện, thúc đẩy các mối quan hệ với bạn bè, phát triển sự tự tin, năng động của sinh viên, mang lại hứng thú học tập và tạo nhiều cơ hội trao đổi giao tiếp, làm quen với bạn bè quốc tế Quan sát biểu đồ 4, SV năm 3,4 chưa thấy được khả năng trau dồi vốn ngoại ngữ thông qua HĐNK THT Đánh giá chung, SV các năm đều nhận thức được những lợi ích đối với môi trường học tiếng Pháp thông qua HĐNK THT Trong số đó, SV cho rằng HĐNK THT giúp họ nhiều nhất trong việc phát triển sự tự tin, năng động Phần đông SV đều chưa thấy khả năng trau dồi vốn ngoại ngữ từ các HĐNK THT Môi trường học ngoại ngữ mà
SV mong muốn từ các hoạt động này thường gắn liền với những mục đích giao tiếp, tạo ra các mối quan hệ và hướng tới không gian học thú vị, năng động hơn
3.1.2 Nhu cầu của SV về HĐNK thực hành tiếng Pháp
3.1.2.1 Mức độ mong muốn đối với HĐNK THT nói chung
- Đối với SV năm 1 và năm 2
Biểu đồ 5 Mong muốn việc tổ chức các HĐNK THT của SV năm 1 và năm 2
Hầu hết SV năm 1,2 ít nhiều mong muốn việc tổ chức HĐNK THT, trong đó có hơn 70% SV muốn và hoàn toàn muốn Ngoại trừ một số ít SV không và hoàn toàn không mong muốn, SV năm 1,2 nhìn chung nhận thức được nhu cầu của mình đối với các hoạt động này
- Đối với SV năm 3 và năm 4
Biểu đồ 6 Mong muốn việc tổ chức các HĐNK THT của SV năm 3 và năm 4
Biểu đồ 6 cho thấy 100% SV năm 3,4 đều ít nhiều mong muốn tổ việc tổ chức các HĐNK THT Đặc biệt hơn, có đến hơn 80% SV muốn và hoàn toàn muốn đề xuất tổ chức này So sánh với kết quả từ biểu đồ 5, dễ thấy được SV năm 3,4 quan tâm và có nhiều nhận thức tích cực hơn về HĐNK THT so với SV năm 1,2
Kết quả điều tra giảng viên, đại diện lãnh đạo khoa và đoàn thể
3.2.1 Đánh giá của giảng viên về các kỹ năng của SV
3.2.1.1 Đánh giá về kỹ năng mềm của SV
Theo kết quả phỏng vấn, 6 GV và CB Đoàn đều nhận định rằng có một số SV có được kỹ năng mềm, còn lại đa số chưa có được kỹ năng này Đánh giá về kỹ năng mềm của SV, GV 1 nhận xét: “Kỹ năng mềm của sinh viên tiếng Pháp ở mức trung bình Nếu đánh giá dựa trên thang điểm, kỹ năng mềm của sinh viên cao nhất là 7/10” Nhìn chung, nhiều GV (khoảng 5/6 GV) cho rằng đa số SV còn thiếu các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông
Nói về vai trò của các kỹ năng mềm, CB Đoàn 2 nhận thấy: “Tầm quan trọng của kỹ năng mềm là rất lớn, không chỉ cần thiết đối với việc học ở trường mà còn ảnh hưởng đến khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp” Tất cả GV và CB Đoàn đều cho rằng những kỹ năng đó cần thiết trong cuộc sống và trong việc học ngoại ngữ Đối với các SV có được kỹ năng mềm tốt, GV, CB Đoàn đánh giá đó đều là những SV tham gia tích cực vào hoạt động ngoại khóa ở Khoa, ở Trường, đặc biệt là những SV chủ chốt trong lớp như Lớp trưởng, Bí thư Nhìn chung, kỹ năng mềm của SV là chưa đồng đều, SV năm 3,4 có kỹ năng mềm tốt hơn SV năm 1,2
3.2.1.2 Đánh giá về kỹ năng ngôn ngữ của SV
Liên quan đến các học phần THT, theo chương trình đào tạo tại Khoa Tiếng Pháp
- Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế, cả SV Ngôn ngữ Pháp và Sư phạm tiếng Pháp đều có 5 kì học với các kỹ năng tiếng Nghe-Nói-Đọc-Viết kéo dài từ học kỳ 1 của năm 1 cho đến học kỳ 1 của năm 3 trước khi bước vào chuyên ngành học Sau đó, SV Sư phạm tiếng Pháp có thêm 2 tín chỉ với môn học thực hành tiếng nâng cao Trong quá trình giảng dạy về kiến thức chuyên ngành, GV vẫn duy trì việc lồng ghép kiến thức về thực hành tiếng để nâng cao khả năng tiếng Pháp cho SV Để nói về kỹ năng thực hành tiến của SV, GV 3 đánh giá: “Kỹ năng tiếng Pháp đa số còn yếu Sinh viên cần nỗ lực và rèn luyện nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của chương trình” Theo quan sát của các GV, những SV có kỹ năng thực hành tiếng tốt đều là SV vào học theo khối D3 (đầu vào tiếng Pháp) và một số lượng SV vào học theo khối D1 (đầu vào tiếng Anh) với những nỗ lực, phấn đấu trong quá trình học và phát triển trình độ tiếng Pháp Bên cạnh đó, nhiều GV thấy rằng SV tiếng Pháp, Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế còn rụt rè, ngại giao tiếp và chưa phản xạ nhạy bén trong các tiết thực hành tiếng
3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với các HĐNK THT
Trong năm học 2020-2021, do tình hình dịch bệnh Covid gây ra nhiều khó khăn trong việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục nên các HĐNK được tổ chức chưa nhiều và chưa đều Có thể kể đến một số HĐNK THT tiêu biểu ở Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga trong năm học như chào Tân sinh viên, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập tiếng Pháp, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chào mừng Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20-3, ngày hội ẩm thực “Gỏts et saveurs” Về nội dung, hình thức tổ chức các HĐNK THT, đánh giá của 4/6 GV, CB Đoàn cho rằng các HĐNK tương đối phù hợp với
SV và diễn ra thường niên ở Khoa như diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập, chào mừng ngày Quốc tế Pháp ngữ 20-3
Theo đánh giá của 5/6 tham gia phỏng vấn, HĐNK THT chưa đa dạng, hấp dẫn và còn ít về số lượng Bàn về chất lượng, GV 2 chia sẻ: “Nội dung của các HĐNK chưa thật sự gắn liền với mục đích phát triển ngoại ngữ tiếng Pháp và chưa bổ trợ nhiều về mặt kiến thức cho SV” Một vài GV khác cho rằng việc tổ chức các HĐNK ở Khoa còn mang tính chất thụ động Vì thế, SV đa phần chỉ tham gia các hoạt động ở các cấp Trường hay cấp Đại học Huế và chưa có nhiều dịp tham gia vào hoạt động do Khoa tổ chức
3.2.2.2 Về các hoạt động thu hút SV
Theo quan sát của GV và CB Đoàn, phần lớn hoạt động thu hút sự tham gia của
SV Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế là những hoạt động mang tính bắt buộc Đánh giá chung, GV 4 cho rằng: “Sinh viên tham gia các HĐNK đa số vì các tác động từ bên ngoài như việc điều động theo chỉ tiêu được yêu cầu hoặc vì xếp loại, đánh giá vào điểm rèn luyện cuối học kì” Việc tham gia HĐNK để nâng cao kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành tiếng của SV còn mang tính thụ động
Song bên cạnh những hoạt động bắt buộc, GV và CB Đoàn cho rằng các HĐNK khác chưa thu hút nhiều sự tham gia của SV Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế SV còn thờ ơ, chưa hứng thú trong việc tham gia các HĐNK nói chung và HĐNK THT nói riêng Trong các HĐNK được tổ chức, số lượng SV tham gia còn hạn chế và nhìn chung mang tính chất tham dự nhiều hơn tham gia
3.2.2.3 Về hiệu quả hoạt động
Nhìn chung, GV đánh giá rằng các HĐNK THT chưa mang lại hiệu quả cho toàn bộ sinh viên HĐNK chỉ mang lại hiệu quả đối với những bạn tổ chức và tích cực tham gia Theo đánh giá của GV 1: “Các hoạt động ngoại ngoại được tổ chức có tính phù hợp, mang tính thường niên nhưng chưa thu hút được hầu hết sinh viên tham gia Đa số những bạn tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng thực hành tiếng đều là những sinh viên xuất phát điểm học giỏi và năng động”
Bên cạnh đó, GV cũng cho rằng các HĐNK chưa nhắm nhiều đến cải thiện các kỹ năng liên quan đến THT nhưng phần nào thay đổi thái độ, suy nghĩ của SV SV có nhiều hiểu biết hơn về kiến thức văn hóa Pháp, ví dụ như các ngày lễ lớn của nước Pháp hay các công trình kiến trúc nổi tiếng, các món ăn hay các bài hát nổi tiếng của đất nước này
3.2.3 Kiến nghị về việc tổ chức
Theo kết quả phỏng vấn, có 5 /6 GV, CB Đoàn cho rằng nên tổ chức HĐNK theo mô hình CLB phối hợp đồng thời các kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết nhằm nâng cao các kỹ năng về tiếng Pháp cho SV Đối với nhu cầu của SV năm 3 và năm 4 về việc thành lập các CLB phù hợp với chuyên ngành, GV đề xuất việc tổ chức các buổi giao lưu, thuyết trình về các chủ đề (sư phạm hoặc du lịch) và không cần thiết phải chia ra từng chuyên ngành riêng rẽ, trong đó sẽ cho cả 2 nhóm SV cùng tham gia và trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm Xuyên suốt các CLB, GV và CB Đoàn cho rằng người tổ chức cần biết cách phối hợp các buổi sinh hoạt theo chuyên đề như giải trí, du lịch hay chia sẻ kinh nghiệm từ các cựu SV tiếng Pháp trước những kỳ kiến tập, thực tập của SV năm 3, 4 Nhìn chung, mức độ thường xuyên của việc gặp gỡ thông qua mô hình câu lạc bộ là 2 tuần/ lần theo góp ý từ hầu hết GV Trên hết, HĐNK THT cần đáp ứng được nhu cầu tổ chức đan xen các hoạt động như ca hát, điện ảnh, trò chơi, phù hợp với nhu cầu, mong muốn vừa học vừa chơi của SV để thu hút sự tham gia của đối tượng này.
Thảo luận
Từ kết quả khảo sát từ SV các năm và phỏng vấn thu thập ý kiến với GV, CB Đoàn ở Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, chúng tôi đã tổng hợp, so sánh và có những thảo luận dựa trên nội dung các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Về nhận thức đối với vai trò của HĐNK và HĐNK THT Đối chiếu kết quả từ phỏng vấn các GV, CB Đoàn và khảo sát từ SV tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế có thể thấy được sự tương đồng trong nhận thức về tầm quan trọng của HĐNK cũng như HĐNK THT Cả GV, CB Đoàn và SV các năm đều cho rằng HĐNK cần thiết đối với việc phát triển các kỹ năng mềm, từ đó nâng cao khả năng ngoại ngữ của SV Nhìn chung, hầu hết
SV đều mong muốn tham gia vào các HĐNK thực hành tiếng Pháp SV năm 3,4 có nhận thức tốt hơn SV năm 1,2 về vai trò của ngoại khóa đối với phát triển các kỹ năng
HĐNK THT cho phép SV phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng văn hóa-xã hội và kỹ năng ngôn ngữ Qua đó, SV có thể trình bày trước đám đông, làm việc nhóm, tổ chức các hoạt động, xử lý, giải quyết các tình huống, mở rộng kiến thức và giao tiếp với người khác Thông qua các hoạt động này, SV ngoại ngữ phát triển các kỹ năng gắn liền với việc học các kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp, kiến thức văn hóa-xã hội HĐNK còn tạo ra môi trường bổ ích để SV thoải mái học tập và thúc đẩy các mối quan hệ bạn bè, thầy cô
- Về nhu cầu đối với HĐNK THT của SV
Từ những lợi ích sư phạm của HĐNK và HĐNK THT, nghiên cứu của chúng tôi động này
Các HĐNK THT phù hợp cho việc học ngoại ngữ được SV tiếng Pháp ưa thích là các loại hình âm nhạc, văn nghệ, giao lưu, trao đổi với bạn bè quốc tế Pháp ngữ hay tham quan, dã ngoại Hầu hết các GV, CB Đoàn đều đánh giá cao tác động tích cực từ những loại hình HĐNK này dành cho SV Bên cạnh những loại hình HĐNK THT để phát triển các kỹ năng ngoại ngữ dành cho SV các năm, đa phần SV năm 3,4 còn có nhu cầu đối với việc tổ chức các HĐNK THT bổ trợ cho chuyên ngành sư phạm và du lịch SV cho rằng ngoài các kiến thức nền tảng của chương trình học chính khóa, họ mong muốn tham gia vào các HĐNK để học hỏi, nâng cao các kỹ năng cần thiết của ngành học và định hướng cho nghề nghiệp tương lai
• Địa điểm tổ chức HĐNK THT
Theo hầu hết SV, các HĐNK THT nên được tổ chức ở ngoài môi trường lớp học Đa phần SV ưa thích các địa điểm ngoài trời, ở trong khuôn viên trường hay tại các danh lam thắng cảnh du lịch GV cũng đánh giá rằng môi trường HĐNK ngoài lớp học sẽ cho phép SV tiếp cận gần hơn với xã hội và có những trải nghiệm thực tế hơn Đặc biệt, ở Huế có nhiều danh lanh thắng cảnh được người Pháp xây dựng như cầu Tràng Tiền, trường Quốc Học, nhà trưng bày Điềm Phùng Thị Đây là những môi trường tốt cho phép sinh viên thăm thú và tìm hiểu những nét đặc trưng trong kiến trúc Pháp còn tồn tại ở Việt Nam Từ những kiến thức này sẽ giúp họ tiếp cận gần hơn với văn hóa Pháp và tiếng Pháp, từ đó ít nhiều thúc đẩy động cơ học tiếng Pháp của SV
• Nội dung của các HĐNK THT Đa phần SV các năm đều nhận thấy sự cần thiết phù hợp giữa nội dung HĐNK THT với nội dung của chương trình học chính khóa Một HĐNK THT cần có sự thú vị và mới lạ của nội dung để kích thích sự tham gia đồng thời đem lại hiệu quả việc học Phỏng vấn từ GV, CB Đoàn cũng cho thấy rõ sự cần thiết phải bổ trợ lẫn nhau về mặt nội dung này do trình độ tiếng của SV nhìn chung còn yếu và cần phải được bổ trợ nhiều hơn thông qua học tập lẫn hoạt động
• Mức độ tổ chức của các HĐNK THT Đối với các mức độ tổ chức HĐNK THT và hoạt động dành cho SV chuyên ngành (Sư phạm hoặc Du lịch), phần lớn SV năm 1 và năm 2 mong muốn các hoạt động được tổ chức với tần suất 1 lần/học kỳ hoặc 1 lần/năm học Tuy nhiên, nhiều SV năm 3 và năm 4 đều cho rằng các loại hình HĐNK được đề xuất nên được tổ chức 1 lần/ học kỳ
Mức độ tổ chức 1 lần/ học kỳ cũng được nhiều GV tán thành GV đánh giá rằng mức độ đó sẽ tạo được sự cân bằng giữa học tập và hoạt động, giúp sinh viên nâng cao kiến thức đồng thời cải thiện được những kỹ năng cá nhân
• Nhu cầu thành lập CLB gắn với các HĐNK THT
Dựa trên kết quả chung, các GV lẫn SV đều mong muốn thành lập CLB học tiếng Pháp phối hợp xen kẽ các kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết để nâng cao sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, củng cố các kỹ năng mềm, từ đó phát triển kỹ năng ngoại ngữ của SV Đối với đề xuất về tổ chức các CLB tiếng Pháp theo chuyên ngành học dành cho
SV năm 3, năm 4 như CLB Hướng dẫn du lịch hay câu lạc bộ Nghiệp vụ sư phạm, chúng tôi nhận được những phản hồi khác nhau Phần lớn SV năm 3 và năm 4 cho rằng việc tổ chức như vậy là cần thiết trở lên đối với việc học tập tiếng Pháp và chuyên ngành học của họ Trong khi đó, GV cho rằng việc tổ chức theo chuyên ngành có thể gặp nhiều khó khăn vì tình hình dịch bệnh còn nhiều phức tạp và việc thiếu nhân lực trẻ phù hợp với chuyên môn để đứng ra tổ chức nên việc tổ chức nhiều CLB cùng lúc Do đó, GV góp ý rằng việc tổ chức các HĐNK THT và thành lập các CLB nên theo định hướng đa dạng hóa các chủ đề và phối hợp linh hoạt các kỹ năng, xen kẽ đó là các buổi sinh hoạt chuyên đề như giải đáp thắc mắc cho SV trước các đợt kiến tập - thực tập, trao đổi kinh nghiệm học tập và việc làm với những cựu SV đã tốt nghiệp để cung cấp thêm những kiến thức cần thiết
- Về đánh giá tình hình tổ chức HĐNK dành cho SV tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga
Khảo sát từ SV và phỏng vấn từ GV, CB Đoàn đã cho thấy rõ những đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức các HĐNK THT
Về thuận lợi, SV tiếng Pháp nhận thức rõ ý nghĩa của các HĐNK nói chung và
SV có sức trẻ và khá hào hứng trong việc tham gia các hoạt động văn hóa như ca hát, nhảy múa, nấu ăn, tình nguyện, v.v Tuy nhiên, những khó khăn về tình hình dịch bệnh Covid trong những năm gần đây đã làm gián đoạn công tác tổ chức và việc tham gia vào các HĐNK tại Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế Việc học trực tuyến và đảm bảo giãn cách tốt đặt ra nhiều khó khăn đối với các HĐNK nói chung và HĐNK THT nói riêng Bên cạnh đó, nội dung của các HĐNK được tổ chức chưa thật sự gắn liền với nâng cao kỹ năng học tiếng Pháp GV và SV đều cho rằng các HĐNK THT ở Khoa còn hạn chế về số lượng và chưa hấp dẫn đối với SV dẫn đến việc tham gia còn thụ động và mang tính chất tham dự nhiều hơn tham gia Các HĐNK nhìn chung chưa tác động nhiều đến quá trình tương tác, trao đổi, phát triển kỹ năng của SV tiếng Pháp
Dựa vào kết quả khảo sát SV các năm và phỏng vấn điều tra GV cũng như CB Đoàn - Hội, chúng tôi có thêm nhiều thông tin thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đây là cơ sở để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nhằm đáp ứng được mục tiêu xác định được mức độ và những đặc điểm nhu cầu tham gia HĐNK THT Pháp của sinh viên tiếng Pháp Thông qua kết quả đó, chúng tôi thấy nhận thức, mong muốn của SV và GV, CB Đoàn về nhu cầu tổ chức HĐNK THT, về việc thành lập các mô hình CLB phục vụ cho việc học tiếng Pháp Kết quả của khảo sát và phỏng vấn là cơ sở xác thực cho việc đưa ra những đề xuất, kiến nghị của SV, GV và CB Đoàn - Hội về việc tổ chức các HĐNK THT.