1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nhà Thuốc Hiển Dương.pdf

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Trần Nhật Lệ Lớp: Dược 12 – 08

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên mới ra trường có cơ hội cọ sát với thựctế, tìm hiểu thêm kiến thức chỉ được học trong sách vở Nay được áp dụng với thựctế cũng như quan sát và tìm hiểu nhiều hơn,em đã học được những kinh nghiệmquý giá mà các anh chị đi trước truyền đạt lại cho chúng em Các anh chị đã tậntình chỉ bảo, cho em cơ hội được học tập thực tế, giúp giải đáp những thắc mắc,sửa sai và bổ sung những thiếu sót của em

Em xin gửi lời cảm ơn tới Nhà Thuốc Hiển Dương và các anh chị đã tạođiều kiện giúp đỡ em có thể hoàn thành được kỳ thực tập này!

Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng thầy cô khoa dượctrường Đại học Đại Nam đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập ở Nhà thuốcHiển Dương

Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô và các anh chị trong Nhà thuốc HiểnDương, Ban giám hiệu cùng thầy cô khoa dược trường Đại học Đại Nam lời chúcsức khỏe, công tác tốt trong sự nghiệp trồng người

Trang 3

DANH MỤC KÝ HIỆU HOẶC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Hình 1 Nhà thuốc Hiển Dương

PL1 – 1 Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)PL1 – 2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Bảng 1 Các quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốcBảng 2 Bảng theo dõi độ ẩm tại nhà thuốc

Hình 3 Bảng nhập thuốc

Bảng 4 Bảng kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốcBảng 5 Bảng sao lưu thuốc có kê thuốc kháng sinh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2

1.1 Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ sở thực tập 2

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở 2

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động 3

1.4 Cơ cấu tổ chức 3

1.5 Nhân sự, cơ sở vật chất, kỹ thuật tại nhà thuốc GPP 3

1.5.1 Nhân sự 3

1.5.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật tại nhà thuốc 4

1.6 Các quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc 5

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ 7

2.1 Mô tả các công việc thực hiện, và các bước thực hiện 7

2.1.1.Mua thuốc 7

2.1.2.Kiểm nhập thuốc 7

2.1.3 Tiếp nhận đơn thuốc và kiểm tra đơn 8

2.1.5 Tư vấn và giao tiếp với khách hàng 9

2.1.6 Lựa chọn thuốc 9

2.1.7 Lấy thuốc 10

2.1.8 Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng 10

2.1.9 Lưu các thông tin và số liệu 11

2.1.10 Bán thuốc và tư vấn thuốc 11

2.2 Kết quả đạt được 17

Trang 6

2.3 So sánh giữa thực tế và lý thuyết khi đi thực tập dược tại nhà thuốc 19

Trang 7

Thuốc là sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Mộtngười dược sỹ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp thuốc và biết cách sử dụngthuốc cho bệnh nhận thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh Ngược lại, nếu người dược sỹbán thuốc không đúng cách thì bệnh nhân sẽ không khỏi bệnh Có thể nói vai tròcủa dược sỹ trong nhà thuốc là rất quan trọng, quyết định sinh mạng con người chonên người dược sỹ cần phải nắm vững những kiến thức về thuốc cho chuyên ngànhcủa mình Và chính vì thế mà những người dược sỹ luôn cần chăm chỉ học tập, rènluyện trau dồi kiến thức và phẩm chất đạo đức hành nghề Nghề dược có thể họcvài năm nhưng cũng học cả đời không hết.

Qua thời gian thực tập tại nhà thuốc với những kiến thức đã học tại trường, emđã hoàn thành tốt đợt thực tập Và qua đợt thực tập này em đã học được nhiều kinhnghiệm bổ ích về quản lý, về chuyên môn ngành dược, để sau này khi ra trường emsẽ vận dụng kiến thức đã học đưa vào thực tế Sau đây là bài báo cáo của em trongđợt thục tập vừa qua Với những kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không thểtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiếncủa các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP1.1 Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ sở thực tập

 Địa chỉ: số 166 Phố chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Hình 1 Nhà thuốc Hiển Dương

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở

Nhà thuốc Hiển Dương đã phát triển nhà thuốc của mình tại 166 Chợ KhâmThiên – Đống Đa - Hà Nội Nhà thuốc chỉ mới bắt đầu đi vào đăng kí hộ kinhdoanh năm 2022 đã phát triển nhà thuốc của mình trở thành một địa chỉ uy tín chocác bệnh nhân

Tại nhà thuốc các bệnh nhân được tư vấn trực tiếp bởi dược sĩ có chuyên môn ,luôn chú trọng tư vấn cho khách hàng với đúng 4 tiêu chí : đúng thuốc, đúng liều,đúng giá và đúng cách.

Trang 9

Nhà thuốc Hiển Dương cam kết hoàn toàn sử dụng thuốc chính hãng vừa antoàn chất lượng đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho bênh nhân.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động

Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trịbệnh

 Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầukhác.

 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP) Quản lý hoạt động của nhà thuốc theo đúng quy định.

 Phạm vi kinh doanh : bán lẻ thuốc thành phẩm (bao gồm cả thuốc dạng phốihợp có chứa dược chất gây nghiện; thuốc dạng phối hợp chứa dược chấthướng thần; thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; thuốc độc; thuốc thuộcdanh mục thuốc; dược chất bị cấm sử dụng trong một số nghành, lĩnh vực)

1.4 Cơ cấu tổ chức

 Dược sỹ phụ trách: Dược sỹ đại học : Đặng Trung Tâm

Là người phụ trách chuyên môn tại nhà thuốc có đầy đủ giấy tờ liên quan theoquy định hiện hành.

 Giâý phép kinh doanh:

 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Mã số thuế

 Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc” Chứng chỉ hành nghề dược:

 Nhân viên: 1 dược sỹ cao đẳng và 1 dược sỹ trung cấp

 Nhà thuốc nằm ở ngã tư gần trường học và chợ, đặc biệt gần cổng viện rấtthuận lợi cho bệnh nhân mua thuốc sau khi bác sỹ kê toa Tất cả các thuốc nhập đềucó hóa đơn chứng từ rõ ràng và giá bán được niêm yết công khai Giá thuốc luônđược thực hiện chính sách bình ổn giá để đảm bảo cho người bệnh.

Trang 10

1.5 Nhân sự, cơ sở vật chất, kỹ thuật tại nhà thuốc GPP

1.5.1 Nhân sự

 Đội ngũ nhân viên của nhà thuốc gồm có: Một dược sỹ đại học dược phụtrách mọi hoạt động của nhà thuốc và 2 dược sỹ: 01 trung cấp và 01 cao đẳng Nhânviên nhà thuốc luôn có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, tư vấn cho bệnh nhânmua thuốc.

 Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của dược sỹ phụ trách, tưvấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc, cách phòng ngừa bệnh, giải quyết mọithắc mắc của khách hàng về cách sử dụng thuốc, theo dõi và phản hồi tình hình sửdụng thuốc của khách hàng.

 Sắp xếp bảo quản thuốc theo yêu cầu của nhà thuốc Cuối tháng đều kiểm kê số lượng tồn kho

1.5.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật tại nhà thuốc

* Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong Nhà thuốc:

- Diện tích và bố trí: với diện tích cơ sở là 20m2.- Nhà thuốc có 05 tủ kính, trong đó có:

+ 03 tủ thuốc tân dược.

Tủ thuốc

Bàn tư vấn Tủ thuốc

Tủ thuốc

Trang 11

- Các tủ được bầy cách cửa ra vào 1m để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trựctiếp vào thuốc.

- Có đầy đủ các thiết bị như: tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ để bảo quảnthuốc.

- Nơi bán thuốc được duy trì ở nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75% và thỏa mãnđiều kiện bảo quản thuốc.

* Dụng cụ bao bì ra lẻ thuốc:

- Có bao bì ra lẻ thuốc phù hợp, dễ vệ sinh.

- Có bao bì kín khi cho thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp Có đủ túiPE, mép kín, trên có dán nhãn đề ghi thông tin theo quy định.

1.6 Các quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc

Nhà thuốc Hiển Dương đã xây dựng và áp dụng các quy trình thao tác chuẩn(SOP) như sau:

Trang 12

Bảng 1 Các quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc

1 Qui trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc SOP 01 GPP

3 Qui trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn SOP 03 GPP4 Qui trình kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc SOP 04 GPP5 Qui trình giải quyết đối vơi thuốc bị khiếu nại thu hồi SOP 05 GPP

Một số qui định khác của Nhà thuốc

Trang 13

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ2.1 Mô tả các công việc thực hiện, và các bước thực hiện

Thời gian thực tập tại nhà thuốc, em được thực hiện và quan sát thực hiện một số công việc, quy trình tiến hành như sau:

2.1.1.Mua thuốc

Lập dự trù mua hàng căn cứ vào:

o Lượng hàng tồn kho nhà thuốco Khả năng tài chính của nhà thuốc

o Cơ cấu bệnh tật Nhu cầu thị trường trong kinh doanh.

Lựa chọn nhà phân phối:

o Trực tiếp đi tìm hiểu từ các trung tâm bán buôn, các công ty có uy tíno Mua thuốc từ các nhà sản xuất, nhà cung ứng có đầy đủ tư cách phápnhân ( có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc)

o Ưu tiên lựa chọn các nhà phân phối:

 Có uy tín trên thị trường: Chính sách giá cả,chính sách phân phối,phương thức thanh toán phù hợp.

 Chất lượng dịch vụ: Thái độ dịch vụ tốt (đáp ứng đơn hàng nhanh,dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo)

a)Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì của thuốc:

 Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp Số lượng thực tế với hóa đơnnếu có chênh lệch cần liên hệ lại với nhà phân phối.

 Kiểm tra bao bì: Nguyên vẹn, sạch sẽ, không méo mó

 Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và bao bì trực tiếp

Trang 14

 Kiểm kê thuốc có được phép lưu hành: có SĐK hoặc tem nhập khẩu. Kiểm tra số lô Sx, hạn dùng,yêu cầu hạn dùng trên 12 tháng

b)Kiểm tra chất lượng thuốc cảm quan:

 Thuốc viên nén: Kiểm tra màu sắc, kiểm tra độ ẩm của viên trong lọ hay vỉbằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra độ toàn vẹn của vỉ bằng mắtthường.

 Thuốc viên nang: Kiểm tra tính toàn vẹn củaviên , của vỉ(vỉ không bị hở, bịrách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên)

 Đối với viên bao: bề mặt nhẵn, không nứt, không bong mặt, bảo quản tronglọ hoặc vỉ kín, lắc không dính Đối với viên bao đường không được chảy nước.

 Thuốc cốm: Kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu Đối với thuốc mỡ: Tuýp mỡ đồng đều, bao bì nguyên vẹn

 Đối với thuốc dán miếng hoặc băng dính: Phải đồng nhất

 Đối với thuốc đanh, thuốc trứng: Không chảy nước,bao bì trực tiếp nguyênvẹn.

 Đối với siro thuốc:thuốc phải trong,không biến chất trong quá trình bảoquản, không lắng cặn lên men, không có đường kết tinh lại.

 Đối với nước để uống đóng ống:Màu sắc đồng đều phải trong,các thông tinin trên ống phải rõ nét,đầy đủ.

 Thuốc tiêm: Kiểm tra thuốc bột pha tiêm xem có bị vón cục không, lắc nhẹ

quan sát: nếu hàng không đạt yêu cầu phải để ở “ khu vực chờ xử lý” Liên hệ

với nhà cung ứng để trả hoặc đổi lại hàng.c)Niêm yết giá:

Niêm yết giá bán lẻ đầy đủ các mặt hàng, dán giá niêm yết lên bao bì củathuốc hoặc bao bì ngoià của thuốc.

d)trưng bày thuốc:

Theo quy trình bảo quản sắp xếp hàng hóa

e) Ghi chép vào sổ sách:

Ghi “ Sổ nhập thuốc” : ghi đủ các cột, mục trong sổ

Trang 15

2.1.3 Tiếp nhận đơn thuốc và kiểm tra đơn

Kiểm tra đơn thuốc:

Theo đúng mẫu của đơn của quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú Đơnđược ghi đủ các mục trong đơn Chữ viết rõ ràng dễ đọc, chính xác.

Chú ý:

Với trẻ 72 tháng tuổi: Ghi rõ số tháng và ghi rõ tên bố hoặc mẹ Số lượngthuốc hướng tâm thần viết thêm số “ 0 “ phía trước nếu số lượng chỉ có 1 chữ số.Thuốc hướng tâm thần được liều dùng 10 ngày đối với bệnh cấp tính.

Đơn thuốc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày kê đơn

Giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trongcác trường hợp đơn thuốc khônbg hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc ghi vấn, đơnthuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

Kiểm tra tính an toàn, hiệu quả và hợp lý về sử dụng thuốc của đơn.Kiểm tra về dược lâm sàng,liều dùng, tương tác thuốc, các phản ứng có hạikhác, kê trùng thuốc…trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tênthuốc, nồng độ ,hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên mônhoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, phải thông báo lại ngay cho người kêđơn biết.

Chú ý các đối tượng như trẻ em,người già, phụ nữ có thai, người suy gan,thận.

2.1.5 Tư vấn và giao tiếp với khách hàng.

Chủ động vui vẻ, tỏ thái độ thông cảm chia sẻ.

Hỏi thêm để nắm rõ tình trạng bệnh lý, hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiệntác dụng phụ của những người bệnh nhân đã dùng

Hỏi xem có đang dùng loại thuốc nào không để tránh tương tác thuốc.

2.1.6 Lựa chọn thuốc

Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược:

Bán theo đúng biệt dược đã kê trong đơn Nếu nhà thuốc không có loạithuốc nào thì đánh dấu vào đơn để khách hàng đi mua ở nơi khác.

Trang 16

Trường hợp tại nhà thuốc không có biệt dược kê trong đơn hoặc khi kháchhàng yêu cầu được tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp với điều kiện của mình thìdược sỹ đại học giới thiệu các loại biệt dược (cùng hoạt chất, liều lượng, cùngdạng bào chế, tác dụng, chỉ định) kèm theo giá từng loại để khách hàng thamkhảo và tự chọn loại thuốc phù hợp với khả năng kinh tế của mình.

LƯU Ý:

Đối với bệnh nhân nghèo thì cần tư vấn lựa chọn thuốc có giá cả hợp lý vàđảm bảo điều trị bệnh có hiệu quả.

Không tiến hành thông tin quảng cáo thuốc tại nơi bán trái quy định.

Chỉ dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc khác có cùng hoạt chất, dạngbào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.

2.1.7 Lấy thuốc

Thuốc được xuất theo nguyên tắc Hạn dùng ngắn bán trước, hạn dài bánsau Hàng nhập trước bán trước, nhập sau bán sau Kiểm tra hạn dùng, số lượngthuốc, kiểm soát chất lượng cảm quan trước khi giao cho khách.

Lấy thuốc theo đơn đã kê Đối với các thuốc không còn bao bì ngoài thì chothuốc vào các bao bì khác:

Thuốc dùng ngoài dùng bao bì màu vàng có dòng chữ “ Không được uống”Các thuốc còn lại dùng bao bì màu trắng

Thuốc không còn bao bì trực tiếp để trong bao bì kín khí.

Các bao bì đựng thuốc phải ghi đầy đủ các thông tin trên bao bì: Tên thuốc,nồng độ , hàm lượng, liều dùng, cách dùng, hạn dùng của từng thuốc.

Nếu khách không mua hết cả vỉ thuốc thì trước khi cắt vỉ phải cho khách xemhạn dùng của thuốc Để lại phần vỉ có hạn dùng tại nhà thuốc để theo dõi,kiểmsoát hạn dùng Phần không có hạn dùng giao cho khách nhưng phải ghi rõ hạndùng, số lô SX của thuốc trên bao bì ra lẻ.

Ghi vào đơn: Tên thuốc, số lượng thuốc đã thay thế ( nếu có).Ghi rõ số lượng thuốc đã bán vào đơn.

2.1.8 Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng

Giao từng khoản cho khách hàng

Trang 17

Hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết trực tiếp trên bao bì Hướngdẫn, giải thích cho khách hàng về:

Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tương tác không mong muốn.

Liều lượng và cách dùng thuốc: uống vào thời điểm nào, các tương tác củathuốc với thức ăn đồ uống.

Các chú ý về bảo quản thuốc và thời hạn lúc mở lọ thuốc đối với thuốclỏng.

Lưu ý khách hàng gọi điện hoặc liên lạc với nhà thuốc nếu có vấn đề gìchưa hiểu hoặc có tác dụng phụ, dị ứng thuốc.

Nhắc nhở người mua thực hiện đúng theo đơn thuốc

2.1.9 Lưu các thông tin và số liệu

Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào các “sổ theo dõi xuất nhập thuốchướng tâm thần” với các thuốc hướng tâm thần.

Đối với các đơn thuốc cần phải lưu giữ các thông tin thì ghi “ sổ theo dõibệnh nhân”

2.1.10 Bán thuốc và tư vấn thuốc

 Bán và tư vấn thuốc không kê đơn

Tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng:

a) Trường hợp khách hàng hỏi mua loại thuốc cụ thể:

 Tìm hiểu:

 Thuốc được mua để chữa bệnh / triệu chứng gì?

 Đối tượng dùng thuốc? (giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, có đang bịmắc các bệnh mãn tính nào không?đang dùng thuốc gì?hiệu quả? Tác dụng khôngmong muốn? )

 Đã dùng thuốc này lần nào hay chưa? Hiệu quả?

 Xác định việc sử dụng thuốc để triều trị bệnh / triệu chứng bệnh trên có mắcđúng hay không?

b) Trường hợp khách hàng hỏi và tư vấn điều trị một số chứng bệnhthông thường:

Trang 18

Tìm hiểu:

 Ai?(Tuổi,giới )mắc chứng/bệnh gì? Biểu hiện? Thời gian mắc chứng/bệnh?Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng ?

 Bệnh nhân có đang mắc bệnh mãn tính?đang dùng thuốc gì?

 Bệnh nhân đã dùng những thuốc gì để điều trị bệnh/triệu chứng này ?dùngnhư thế nào, hiệu quả

 Đưa ra những lời khuyên đối với từng bệnh nhân cụ thể

 Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp.Giảithích, tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác đúng và phùhợp hơn Trong trường hợp cần thiết, khuyên bệnh nhân đi khám và mua theo đơncủa bác sỹ

 Trao đổi đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt,dinh dưỡng phù hợp với từngđối tượng, từng chứng/bệnh cụ thể.

 Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc (nhà sản xuất, dạng bào chế,giábán )với khách hàng để khách hàng lựa chọn

 Thuốc không có bao bì trực tiếp để trong bao bì kín khí

 Các bao bì đựng thuốc phải ghi đầy đủ các thông tin trên bao bì Tênthuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, hạn dùng của từng thuốc

Nếu khách hàng không mua hết cả vỉ thì trước khi cắt vỉ phải cho khách xemhạn dùng của thuốc, để lại vỉ còn hạn dùng tại nhà thuốc để theo dõi, kiểm soáthạn dùng Phần không có hạn dùng giao cho khách nhưng phải ghi rõ hạn dùng,số lô SX của thuốc trên bao bì ra lẻ

Trang 19

Tính tiền theo giá thuốc niêm yết (không được tính cao hơn).Nên đểngười mua nhìn rõtừng khoản thuốc đã tính Tính tổng sổ và thu tiền

 Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng  Giao từng khoản cho khách hàng

 Hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết trực tiếp trên bao bì.Hướngdẫn giải thích cho khách hàng về :

 Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng khôngmong muốn.

 Liều lượng và cách dùng thuốc: uống vào thời điểm nào, các tươngtác của thuốc với thức ăn đồ uống.

 Các chú ý về bảo quản thuốc và thời hạn từ lúc mở lọ thuốc đối vớithuốc lỏng

 Lưu ý khách hàng gọi điện hoặc liên lạc lại với nhà thuốc nếu có vấnđề gì chưa hiểu hoặc có tác dụng phụ,dị ứng thuốc

 Kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc

a Kiểm kê:

6 tháng/lần vào cuối tháng Kiểm kê số lượng của từng loại thuốc.

b Kiểm soát chất lượng thuốc:

Các thời điểm kiểm soát chất lượng thuốc

 Kiểm soát chất lượng klhi nhập thuốc về nhà thuốc Kiểm soát chất lượng trước khi giao cho khách hàng

 Kiểm kê kết hợp với kiểm soát chất lượng các sản phẩm có tại nhà thuốc 3tháng/ lần( kiểm soát định kỳ)

 Kiểm soát đột xuất đối với các loại thuốc Khi phát hiện dấu hiệu bất thườngvề chất lượng thuốc, khi có khiếu nại của bệnh nhận về chất lượng thuốc, kiểmsoát đối với thuốc có hạn dùng ngắn.

Nội dung của kiểm soát chất lượng: Kiểm tra hạn dùng

 Kiểm tra chất lượng cảm quan

Trang 20

Nếu hàng không đạt yêu cầu, phải để hàng ở khu vực hàng chờ xử lý.

Cuối tháng: Tiến hành hủy những thuốc hết hạn dùng, thuốc qua kiểm soátkhông đạt chất lượng

c ghi sổ “Nhập thuốc và sổ Kiểm kê, kiểm soát chất lượng thuốc”d Sử dụng phần mềm quản lý thuốc:

 Bảo quản, sắp xếp hàng hóa- Điều kiện bảo quản:

Chủ nhà thuốc và nhân viên phải đảm bảo điều kiện của nhà thuốc đáp ứngtheo yêu cầu của nhà sản xuất được ghi trên bao bì của sản phẩm và đúng quy chếchuyên môn, cụ thể.

- Sắp xếp hàng hóa theo khu vực:

Hàng hóa nhập về nhà thuốc phân loại và sắp xếp theo các thứ tự sau:a.Theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc:

 Thuốc không có bao bì ngoài, thuốc nhạy cảm với ánh sáng để ở ngăn đểthuốc tránh ánh sáng.

 Điều kiện bảo quản duy trì ở nhiệt độ < 300C và độ ẩm không vượt quá 75%.Nếu trong nhà thuốc có thuốc cần yêu cầu bảo quản dưới 250C thì chỉnh điều hòađể nhiệt độ < 250C

 Thuốc bảo quản ở 80C – 150C để trong ngăn mát tủ lạnh

b.Theo từng ngành riêng biệt:

 Có các khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc: Thực phẩmchức năng, mỹ phẩm, dụng cụ y tế.

 Thuốc sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc Các nhóm thuốc kêđơn có khu vực riêng, các nhóm thuốc không kê đơn có khu vực riêng Đối vớicác nhóm thuốc vừa có thuốc kê đơn và không kê đơn như: thuốc dùng ngoài,thuốc tra mắt, thuốc nhỏ mũi… thì nên bố trí các nhóm này ở khu vực riêng vàsếp riêng thuốc kê đơn và không kê đơn ở trong cùng một ngăn tủ.

 Thuốc có số đăng ký do cục quản lý dược VN cấp thường ký hiệu:VN…,VD…, VS…,V…

Trang 21

 Thực phẩm chức năng có số đăng ký do Cục an toàn vệ sinh thựcphẩm cấp thường có ký hiệu:…./CBTC,… /CNTC Ngoài ra thường có thêmdòng chữ: Thực phẩm chức năng, Sản phẩm này không phải là thuốc không có tácdụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 Mỹ phẩm có số đăng ký do mỹ phẩm có ký hiệu: MP,…/CBMP

…/LHMP,…/QLD-Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn:

Các thuốc đông y và các thuốc có thành phẩm hoạt chất, dạng bào chế, nồngđộ hàm lượng nằm trong “Danh mục thuốc không kê đơn” là thuốc không kê đơn.

Còn lại là thuốc kê đơn

c.Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành:

 Thuốc thu hồi, thuốc không đảm bảo hay nghi ngờ về chất lượng xếp vàokhu vực “ Hàng chờ xử lý”

 Hàng chưa kiểm nhập ở khu vực chờ kiểm nhập- Sắp xếp các nhóm hàng hóa:

 Trong từng nhóm thuốc sắp xếp theo tên thuốc,hãng sản phẩm, dạngthuốc

 Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặthàng…

 Nhãn hàng (chữ, số, hình ảnh…) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuậnchiều nhìn của khách hàng

 Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài và bán trước,hạn dàihơn xếp vào trong và bán sau.

 Nếu hàng có cùng hạn dùng thì hàng nhập trước xếp ra ngoài và bántrước, hàng nhập sau xếp vào trong và bán sau.

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:06

w