1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà thuốc dược sĩ huế

59 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà thuốc Dược sĩ Huế
Tác giả Phạm Thị Huế
Người hướng dẫn ThS. Lưu Quang Huy
Trường học Trường Đại học Đại Nam, Trung Tâm Đào Tạo Liên Tục
Chuyên ngành Dược
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 2,05 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ (5)
  • PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO (8)
    • I. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC DƯỢC SĨ HUẾ (8)
    • II. NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT TẠI NHÀ THUỐC DƯỢC SĨ HUẾ (0)
      • 2.1. Nhân sự (0)
    • III. CÁC VĂN BẢN, SỔ SÁCH, TÀI LIỆU, QUY TRÌNH THAO TÁC THỰC HIỆN TẠI NHÀ THUỐC DƯỢC SĨ HUẾ THEO CHUẨN GPP (0)
      • 3.1. Các văn bản, các tài liệu chuyên môn có tại nhà thuốc (0)
      • 3.2. Các loại sổ sách hiện có tại nhà thuốc (0)
      • 3.3. Các quy trình tháo tác chuẩn (0)
    • IV. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC (0)
      • 4.1. Nguồn thuốc (0)
      • 4.2. Kiểm soát chất lượng thuốc (28)
      • 4.3. Sổ sách, chứng từ (29)
      • 4.4. Sắp xếp, bảo quản (29)
    • V. HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC (0)
      • 5.1. Tư vấn sử dụng thuốc (32)
      • 5.2. Trường hợp bán thuốc không có đơn thuốc kèm theo (32)
      • 5.3. Trường hợp bán thuốc theo đơn (33)
    • VI. BẢO QUẢN THUỐC (36)
      • 6.1. Sắp xếp, trình bày thuốc (36)
      • 6.2. Hoạt động theo dõi chất lượng thuốc tại nhà thuốc (39)
      • 6.3. Hoạt động bảo quản thuốc tại nhà thuốc (39)
      • 6.4. Theo dõi hạn dùng của thuốc (40)
      • 6.5. Hoạt động kiểm kê tại nhà thuốc (40)
      • 6.6. Ứng dụng thông tin tại nhà thuốc (40)
    • VII. THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT (41)
      • 7.1. Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt (41)
      • 7.2. Bảo quản thuốc thuốc danh mục kiểm soát đặc biệt (42)
      • 7.3. Quản lý hồ sơ, sổ sách các thuốc thuốc danh mục kiểm soát đặc biệt (0)
    • VIII. DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI CƠ SỞ (44)
    • IX. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC DƯỢC SĨ HUẾ (49)
      • 9.1. Tư vấn cho bệnh nhân (49)
      • 9.2. Giám sát hoạt động dược lâm sàng (50)
      • 9.3. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (50)
    • X. CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC (0)
      • 10.1. Niêm yết giá thuốc (53)
      • 10.2. Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc (54)
      • 10.3. Marketing của các hãng thuốc (56)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (58)

Nội dung

Em đã được đi thực tế ở Bệnh Viện Giao Thông VậnTải , Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm An Bình , Nhà thuốc Dược Sĩ Huế.Trong đó nhà thuốc là nơi em được tiếp xúc trực tiếp với thuốc, được tiếp

NỘI DUNG BÁO CÁO

HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC DƯỢC SĨ HUẾ

HỒ SƠ PHÁP LÝ GỒM:

1 Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP

2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:

3 Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh số:

4 Giấychứng chỉ hành nghề dược số:

5 Ảnh biển hiệu Nhà Thuốc DƯỢC SĨ HUẾ:

4.2 Kiểm soát chất lượng thuốc

Dược sĩ Hường phụ trách kiểm soát 100% hàng hóa trước khi nhập vào nhà thuốc Nếu có sai phạm, lỗi nghi vấn sẽ liên lạc với nhà cung ứng và cho hàng tạm trong tủ biệt trữ, chờ giải quyết.

Hàng được đưa tới nhà thuốc phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, ghi đúng và ghi đủ tên, số lượng, số lô, hạn dùng của hàng nhập vào.

Kiểm tra bao bì thuốc phải nguyên vẹn và nhãn mác đầy đủ.

Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc.

Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan:

- Thuốc viên: kiểm tra màu sắc, độ ẩm, mốc

- Thuốc nước (nhỏ mắt, nhỏ mũi, siro, cồn,…): độ trong, không cặn lắng

- Thuốc gói, cốm: độ ẩm, khô tơi, mịn

Sau khi kiểm tra hoàn thiện, nhân viên sẽ vào sổ Nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc, song song vào phần mềm quản lý bán hàng Đối với thuốc thành phẩm dạng phối hợp có hoạt chất gây nghiện hoặc chứa hoạt chất hướng tâm thần / tiền chất dùng làm thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn, sau khi bán phải ghi chép thông tin vào số theo dõi thông tin chi tiết khách hàng Đối với thuốc kháng sinh lưu đơn thuốc hoặc lưu các thông tin về đơn thuốc vào “ Sổ theo dõi bán thuốc kháng sinh” Lưu đơn thuốc có thuốc kháng sinh 01 năm kể từ ngày kê đơn

• Sắp xếp thuốc theo từng khu vực

Hàng hóa nhập về nhà thuốc phân loại và sắp xếp theo các thứ tự sau: a) Theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc:

• Thuốc không có bao bì ngoài, thuốc nhạy cảm với ánh sáng để ở ngăn để thuốc tránh ánh sáng.

• Điều kiện bảo quản duy trì ở nhiệt độ< 30độ C và độ ẩm không vượt quá 75% Nếu trong nhà thuốc có thuốc cần yêu cầu bảo quản dưới 25độ C thì chỉnh điều hòa để nhiệt độ< 25độ C

• Thuốc bảo quản ở 8độ C – 15độ C để trong ngăn mát tủ lạnh b) Theo từng ngành riêng biệt:

• Có các khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc: Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dụng cụ y tế.

• Thuốc sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc Các nhóm thuốc kê đơn có khu vực riêng, các nhóm thuốc không kê đơn có khu vực riêng Đối với các nhóm thuốc vừa có thuốc kê đơn và không kê đơn như: thuốc dùng ngoài, thuốc tra mắt, thuốc nhỏ mũi… thì bố trí các nhóm này ở khu vực riêng và sếp riêng thuốc kê đơn và không kê đơn ở trong cùng một ngăn tủ.

* Thuốc có số đăng ký do cục quản lý dược VN cấp thường ký hiệu: VN…, VD…, VS…,V…

* Thực phẩm chức năng có số đăng ký do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp thường có ký hiệu:…./CBTC,… /CNTC Ngoài ra thường có thêm dòng chữ: Thực phẩm chức năng, Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Mỹ phẩm có số đăng ký do mỹ phẩm có ký hiệu: …/LHMP,…/QLD-MP,

Các thuốc đông y và các thuốc có thành phẩm hoạt chất, dạng bào chế, nồng độ hàm lượng nằm trong “Danh mục thuốc không kê đơn” là thuốc không kê đơn.

Còn lại là thuốc kê đơn c) Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành:

• Thuốc thu hồi, thuốc không đảm bảo hay nghi ngờ về chất lượng xếp vào khu vực “ Hàng chờ xử lý”

• Hàng chưa kiểm nhập ở khu vực chờ kiểm nhập

*Sắp xếp các nhóm hàng hóa

+ Trong từng nhóm thuốc sắp xếp theo tên thuốc, hãng sản phẩm, dạng thuốc

+ Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng…

+ Nhãn hàng (chữ, số, hình ảnh…) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng

+ Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài và bán trước, hạn dài hơn xếp vào trong và bán sau.

+ Nếu hàng có cùng hạn dùng thì hàng nhập trước xếp ra ngoài và bán trước, hàng nhập sau xếp vào trong và bán sau.

+ Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên.

+ Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền… không xếp chồng lên nhau

+ Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau: Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc một lúc.

*Nhận xét : Về việc sản phẩm được bố trí bày bán tại kệ quầy là đúng nơi quy định, những sản phẩm cần được bảo quản nơi nhiệt độ thấp cũng đúng tiêu chuẩn

• Phần mềm quản lý có phần theo dõi hàng nhập, xuất, hạn sử dụng Nên nhân viên bán hàng luôn luôn kiểm soát được vấn đề bất thường sảy ra đối với sản phẩm

• Hàng nhập về luôn được kiểm tra kỹ tới từng đơn vị nhỏ nhất từ bao bì cho đến vỉ hoặc viên bên trong.

• Loại bỏ tiêu hủy những sản phẩm đã đến kỳ phân loại và gần hết hạn sử dụng

5.1 Tư vấn sử dụng thuốc

Khi khách bước vào, nhân viên nhà thuốc luôn chào hỏi niềm nở, vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho cả hai bên.

Hỏi người mua những câu hỏi đơn giản như họ mua gì, mua cho ai… Đặc biệt, dược sĩ Hường luôn dặn nhân viên phải có sự lắng nghe, giúp đỡ và giải đáp mọi thắc mắc của người mua, không nên tỏ thái độ khó chịu, quan trọng nhất là phải giúp cho khách hàng thấy an tâm, hài lòng với nhà thuốc cũng như chất lượng sản phẩm mà khách hàng sử dụng.

5.2 Trường hợp bán thuốc không có đơn thuốc kèm theo :

Tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng. a) Trường hợp khách hàng hỏi mua một loại thuốc cụ thể:

• Thuốc được mua dùng để chữa bệnh gì, triệu chứng gì?

• Đối tượng dùng thuốc? ( giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, có đang bị mắc các bệnh mãn tính gì không? Đang dùng thuốc gì? Hiệu quả? Tác dụng không mong muốn? )

• Đã dùng thuốc này lần nào chưa? Hiệu quả?

* Xác định việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh/ triệu chứng bệnh nhân đang mắc là đúng hay là không đúng? b) Trường hợp khách hàng hỏi và tư vấn điều trị một số triệu chứng bệnh thông thường:

• Ai? (tuổi, giới tính…) mắc chứng/ bệnh gì? Biểu hiện? thời gian mắc chứng/bệnh? Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng?

• Bệnh nhân có mắc bênh mãn tính gì? Đang dùng thuốc gì?

• Bệnh nhân đã dùng những thuốc gì để điều trị bệnh/triệu chứng này? Dùng như thế nào? Hiệu quả?

* Đưa ra những lời khuyên đối với từng bệnh nhân cụ thể

• Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp thì giải thích, tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

• Trường hợp cần thiết, khuyên bệnh nhân đi khám và mua theo đơn của bác sĩ

• Trao đổi đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, từng chứng bệnh cụ thể

• Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc( nhà sản xuất, dạng bào chế, giá bán) với khách hàng để khách hàng lựa chọn.

5.3 Trường hợp bán thuốc theo đơn

* Tiếp nhận đơn thuốc và kiểm tra đơn thuốc

- Khi bệnh nhân mang đơn tới mua thuốc, nhân viên nhiệt tình chào hỏi, rồi xem đơn thuốc Đơn thuốc hợp lệ có đầy đủ họ tên bệnh nhân, tuổi, địa chỉ, có kết luận bệnh và chữ kí bác sĩ Đối với trẻ 72 tháng tuổi : ghi rõ số tháng và ghi rõ tên của bố hoặc mẹ.

- Hỏi thêm để nắm rõ tình trạng bênh lý, hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiện tác dụng phụ của những thuốc bệnh nhân đã dùng.

- Hỏi xem “ có đang dùng loại thuốc nào không để tránh tương tác thuốc”

Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược:

+ Bán theo đúng tên thuốc đã kê trong đơn Nếu nhà thuốc không có loại thuốc nào thì đánh dấu vào đơn để khách hàng đi mua ở nơi khác.

+ Trường hợp tại nhà thuốc không có biệt dược kê trong đơn hoặc khi khách hàng yêu cầu được tư vấn để lựa chọn thuốc phù hợp với điệu kiện của mình thì Dược sĩ đại học giới thiệu các loại biệt dược( cùng hoạt chất, liều lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định) kèm theo giá từng loại để khách hàng tham khảo, lựa chọn, loại thuốc phù hợp với khả năng của mình.

HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC

5.1 Tư vấn sử dụng thuốc

Khi khách bước vào, nhân viên nhà thuốc luôn chào hỏi niềm nở, vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho cả hai bên.

Hỏi người mua những câu hỏi đơn giản như họ mua gì, mua cho ai… Đặc biệt, dược sĩ Hường luôn dặn nhân viên phải có sự lắng nghe, giúp đỡ và giải đáp mọi thắc mắc của người mua, không nên tỏ thái độ khó chịu, quan trọng nhất là phải giúp cho khách hàng thấy an tâm, hài lòng với nhà thuốc cũng như chất lượng sản phẩm mà khách hàng sử dụng.

5.2 Trường hợp bán thuốc không có đơn thuốc kèm theo :

Tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng. a) Trường hợp khách hàng hỏi mua một loại thuốc cụ thể:

• Thuốc được mua dùng để chữa bệnh gì, triệu chứng gì?

• Đối tượng dùng thuốc? ( giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, có đang bị mắc các bệnh mãn tính gì không? Đang dùng thuốc gì? Hiệu quả? Tác dụng không mong muốn? )

• Đã dùng thuốc này lần nào chưa? Hiệu quả?

* Xác định việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh/ triệu chứng bệnh nhân đang mắc là đúng hay là không đúng? b) Trường hợp khách hàng hỏi và tư vấn điều trị một số triệu chứng bệnh thông thường:

• Ai? (tuổi, giới tính…) mắc chứng/ bệnh gì? Biểu hiện? thời gian mắc chứng/bệnh? Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng?

• Bệnh nhân có mắc bênh mãn tính gì? Đang dùng thuốc gì?

• Bệnh nhân đã dùng những thuốc gì để điều trị bệnh/triệu chứng này? Dùng như thế nào? Hiệu quả?

* Đưa ra những lời khuyên đối với từng bệnh nhân cụ thể

• Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp thì giải thích, tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

• Trường hợp cần thiết, khuyên bệnh nhân đi khám và mua theo đơn của bác sĩ

• Trao đổi đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, từng chứng bệnh cụ thể

• Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc( nhà sản xuất, dạng bào chế, giá bán) với khách hàng để khách hàng lựa chọn.

5.3 Trường hợp bán thuốc theo đơn

* Tiếp nhận đơn thuốc và kiểm tra đơn thuốc

- Khi bệnh nhân mang đơn tới mua thuốc, nhân viên nhiệt tình chào hỏi, rồi xem đơn thuốc Đơn thuốc hợp lệ có đầy đủ họ tên bệnh nhân, tuổi, địa chỉ, có kết luận bệnh và chữ kí bác sĩ Đối với trẻ 72 tháng tuổi : ghi rõ số tháng và ghi rõ tên của bố hoặc mẹ.

- Hỏi thêm để nắm rõ tình trạng bênh lý, hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiện tác dụng phụ của những thuốc bệnh nhân đã dùng.

- Hỏi xem “ có đang dùng loại thuốc nào không để tránh tương tác thuốc”

Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược:

+ Bán theo đúng tên thuốc đã kê trong đơn Nếu nhà thuốc không có loại thuốc nào thì đánh dấu vào đơn để khách hàng đi mua ở nơi khác.

+ Trường hợp tại nhà thuốc không có biệt dược kê trong đơn hoặc khi khách hàng yêu cầu được tư vấn để lựa chọn thuốc phù hợp với điệu kiện của mình thì Dược sĩ đại học giới thiệu các loại biệt dược( cùng hoạt chất, liều lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định) kèm theo giá từng loại để khách hàng tham khảo, lựa chọn, loại thuốc phù hợp với khả năng của mình.

+Đối với bệnh nhân nghèo, thì cần tư vấn lựa chọn thuốc có giả cả hợp lý, và đảm bảo điều trị có hiệu quả Không được tiến hành thông tin quảng cáo thuốc tại nơi bán trái với quy định.

+Chỉ Dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.

+Thuốc được xuất theo nguyên tắc: Hạn dùng ngắn hạn bán trước, dài hạn bán sau Hàng nhập trước bán trước, nhập sau bán sau Kiểm tra hạn dùng, số lượng thuốc, kiểm soát chất lượng cảm quan trước khi giao cho khách. +Lấy thuốc theo đơn đã kê: Đối với các thuốc không còn bao bì ngoài thì cho thuốc vào các bao bì khác nhau:

• Thuốc dùng ngoài dùng bao bì màu vàng có dòng chữ “ không được uống”.

• Thuốc phối hợp có hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần dùng bao bì màu hồng.

• Các thuốc còn lại dùng bao bì màu trắng

• Thuốc không có bao bì trực tiếp để trong túi kín khí

• Các bao bì phải ghi đầy đủ thông tin trên bao bì: Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, hạn sử dụng của từng thuốc.

• Nếu khách hàng không mua hết cả vỉ thuốc thì trước khi cắt phải cho khách xem hạn dùng của thuốc Để lại phần vỉ có hạn dùng tại nhà thuốc để theo dõi, kiểm soát hạn dùng Phần không có hạn dùng giao cho khách phải ghi rõ hạn dùng, lô sản xuất trên bao bì

• Ghi vào đơn: Tên thuốc, số lượng thuốc đã thay thế(nếu có)

• Ghi rõ số lượng thuốc đã bán vào đơn.

Tính tiền theo giá thuốc niêm yết (không được tính cao hơn) Nên để nguời mua nhìn rõ ràng từng khoản thuốc đã tính Tính tổng số và thu tiền.

*Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng

+ Giao từng khoản cho khách hàng hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết trực tiếp trên bao bì Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng:

• Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn

• Liều lượng và cách dùng thuốc: uống vào thời điểm nào để hấp thụ thuốc tốt nhất, các tương tác của thuốc với thức ăn đồ uống.

• Hướng dẫn bệnh nhân về bảo quản thuốc và thời hạn từ lúc mở lọ thuốc đối với thuốc lỏng.

• Trong quá trình dùng thuốc nếu bệnh nhân có vấn đề gì chưa hiểu hoặc có tác dụng phụ, dị ứng với thuốc thì khách hàng gọi điện cho nhà thuốc hoặc

35 qua trực tiếp nhà thuốc để có hướng giải quyết, nhắc nhở khách hàng dùng đúng đơn thuốc.

* Ghi chép sổ sách Đối với thuốc thành phẩm dạng phối hợp có hoạt chất gây nghiện hoặc chứa hoạt chất hướng tâm thần/ tiền chất dùng làm thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn, sau khi bán phải ghi chép thông tin vào số theo dõi thông tin chi tiết khách hàng Đối với thuốc kháng sinh lưu đơn thuốc hoặc lưu các thông tin về đơn thuốc vào “ Sổ theo dõi bán thuốc kháng sinh” Lưu đơn thuốc có thuốc kháng sinh 01 năm kể từ ngày kê đơn

• Nhìn chung đánh giá quy trình đón tiếp khách, từ vấn, hỏi han khách hàng nhằm bám sát nhất yêu cầu của khách căn cứ trên đơn thuốc hoặc bệnh lý khách hàng miêu tả hoặc thăm khám của Nhân viên bán hàng.

• Với khách hàng mua thuốc theo đơn Tư vấn đến khách hàng sản phẩm tốt nhất có giá trị tương ứng với yêu cầu của khách.

• Với khách hàng mua lẻ nhân viên đã xác định đối tượng mua hàng là ai và nhu cầu là gì, hướng dẫn sử dụng cũng nhắc nhử những lưu ý nếu thuốc có tác dụng phụ, đa ra lời khuyên cụ thể với từng bệnh nhân.

• Bán thuốc cho khách theo đúng giá đã niêm yết, xuất hàng qua phần mềm và ghi sổ theo dõi.

BẢO QUẢN THUỐC

6.1 Sắp xếp, trình bày thuốc a Phân chia khu vực sắp xếp

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẮP XẾP BÊN TRONG NHÀ THUỐC

+ Trong từng nhóm thuốc sắp xếp theo tên thuốc, hãng sản phẩm, dạng thuốc + Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng… + Nhãn hàng (chữ, số, hình ảnh…) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng

+ Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài và bán trước, hạn dài hơn xếp vào trong và bán sau.

+ Nếu hàng có cùng hạn dùng thì hàng nhập trước xếp ra ngoài và bán trước, hàng nhập sau xếp vào trong và bán sau.

+ Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên.

+ Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền… không xếp chồng lên nhau

+ Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau: Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc một lúc.

6.2 Hoạt động theo dõi chất lượng thuốc tại nhà thuốc

-Khi nhập hàng nhân viên nhà thuốc phải tuân thủ theo SOP chuẩn nhập hàng và kiểm tra chất lượng bằng cảm quan cho từng loại thuốc,chỉ có thuốc đảm bảo chất lượng mới được phép nhập vào nhà thuốc.

* Kiểm tra bao bì: phải còn nguyên vẹn, không bị móp méo, rách bẩn

* Kiểm tra hạn sử dụng, số kiểm soát, ngày sản xuất

* Kiểm tra sự đồng nhất giữa bao bì ngoài, các bao bì bên trong, bao bì trực tiếp.

* Nhãn đủ đúng quy chế, hình ảnh chữ trên hộp thuốc rõ ràng

* kiểm tra chất lượng thuốc trước khi giao hàng cho khách

*kiểm soát đột xuất đối với các loại thuốc: khi phát hiện dấu hiệu bất thường về chất lượng thuốc, khi có khiếu nại của bệnh nhân

* Đối với những loại vỏ không có têm niêm phong thì kiểm tra vỉ trong xem có móp, hay vỉ thuốc có biến màu không.

- Các thuốc tồn kho tại nhà thuốc: cứ 3 tháng nhà thuốc kiểm kê một lần, sắp xếp lại thuốc và lau chùi, kiểm tra hạn dùng, chất lượng thuốc ,cái nào hạn ngắn 1 năm đổ lại nhân viên dán nhãn trên têm thuốc để chú ý bán hàng, thuốc nào mà hết hạn hoặc vỉ thuốc biến màu thì nhân viên nhà thuốc để vào ngăn chờ xử lý, sau đó ghi đầy đủ số lượng,chất lượng, hạn dùng…vào biên bản kiểm kê.

- Cuối tháng: tiến hành hủy những thuốc hết hạn dùng, thuốc qua kiểm soát không đạt chất lượng

6.3 Hoạt động bảo quản thuốc tại nhà thuốc

- Thuốc được trưng bày trong các tủ kính kín, thường xuyên được vệ sinh

- Nhà thuốc trang bị máy lạnh để đảm bảo nhiệt độ và ẩm kế - nhiệt kế nhằm theo dõi điều kiện bảo quản thuốc tại nhà thuốc

- Điều kiện bảo quản: nhiệt độ < 30độ C, độ ẩm < 75 %.

* Thường xuyên làm công tác vệ sinh, tuyệt đối không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đối với những thuốc bảo quản tránh ánh sáng.

* Có ngăn để riêng những thuốc cần chờ xử lý.

6.4 Theo dõi hạn dùng của thuốc

- Khi nhập hàng nhân viên phải kiểm tra hạn dùng ít nhất là 12 tháng , và ghi vào sổ nhập hàng, vào phần mềm máy tính, nếu hạn dùng ít hơn một năm thì nhân viên nhà thuốc báo cho chủ nhà thuốc để có cách xử lý và quyết định có cho nhập hay không cho nhập.

6.5 Hoạt động kiểm kê tại nhà thuốc

- Cứ 3 tháng một lần nhân viên nhà thuốc tiến hành kiểm kê, sắp xếp,lau chùi lại thuốc Ghi chép lại đầy đủ thông tin, số lượng ,hạn dùng, chất lượng thuốc vào biên bản kiểm kê.Biên bản kiểm kê được lưu vào hồ sơ của nhà thuốc

- Sau khi kiểm kê xong nhân viên nhà thuốc đối chiếu trên phần mềm xem lượng hàng có bị thiếu hoặc thừa không ?

- Kiểm kê sẽ tiến hành đột xuất khi sở y tế báo cáo có lô hàng bị thu hồi, tiến hành kiểm kê xem nhà thuốc mình có lô hàng đó không?nếu có thì phải để thuốc vào khu chờ xử lý, rồi báo cho chủ nhà thuốc để giải quyết, hoặc khi khách hàng phản ánh thuốc có chất lượng kém, chảy nước …thì phải tiến hành kiểm kê ngay

6.6 Ứng dụng thông tin tại nhà thuốc

Nhà thuốc đã sử dụng phần mềm trong quản lý thuốc nhằm:

• Quản lý các công nợ từ nhà cung cấp thuốc.

• Quản lý theo nhóm thuốc, nước sản xuất, hoạt chất, nhà cung cấp, hạn sử dụng, theo số lô, số đăng kí……

• Hệ thống báo cáo nhập xuất thuốc, các khoản công nợ, doanh thu theo ngày, tháng, năm.

• Quản lý các chỉ số theo dõi như: sổ theo nhiệt độ, độ ẩm, sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc, sổ theo dõi bệnh nhân…

• Quản lý người dùng, phân quyền chức năng.

THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

7.1 Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Theo thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật dược và nghị định số 54/2017 NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm

2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

Thuốc kiểm soát đặt chia làm 2 nhóm

- Nhóm 1: thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc trong đó chất gây nghiện có{codein, tramadol} Tiền chất dùng làm thuốc methyephedil.

Những thuốc có hoạt chất này khi nhập hàng phải có hóa đơn đỏ phải vào sổ xuất nhập tồn ,hàng tồn.

- Nhóm 2: thuốc thuốc danh mục cấm sử dụng trong một số ngánh, lĩnh vực có những hoạt chất (salbutamol, colchicin, cloramphenicol, metronidazol, tinidazol, nhóm Q nolon.

Thì phải có hóa đơn hợp lệ hoặc là hóa đơn đỏ hoặc là hóa đơn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thi phải ghi (địa chỉ, số diện thoại, và chữ kí,trên phiếu phải ghi hóa đơn bán hàng,xuất kho, giao hàng)

- Phải có đơn thuốc, đơn của bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

- Khi bán hàng xong phải vào sổ theo dõi chi tiết khách hàng đối với thuốc nhóm 1

- Đối với nhóm 2 thì khi bán xong phải đánh phiếu xuất vào phần mềm

* Trưng bày và bảo quản:

- Trưng bày ở khu vực riêng biệt

- 1 tủ riêng để tất cả các thuốc dạng phối phối hợp có chứa dược chất gây nghiện ,dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc

- 1 tủ riêng để tất cả các thuốc thuộc danh mục cấm sử dụng trong một số nghành và lĩnh vực

- Bảo quản nhiệt độ giới 25 độ c và độ ẩm dưới 75%

- Thuốc sắp hết hạn cho vào ngăn chờ xử lý,sau đó gửi văn bản đến sở y tế.trong vào 30 ngày sở y tế trả lời bằng văn bản sau đó cơ sở thực hiện hủy thuôc theo qui định và báo sở y tế về việc hủy thuốc (10 ngày sau khi hủy thuốc).

* Một số thuốc Nhà thuốc có bán như:

7.2 Bảo quản thuốc thuốc danh mục kiểm soát đặc biệt

- Trưng bày ở khu vực riêng biệt

- 1 tủ riêng để tất cả các thuốc dạng phối phối hợp có chứa dược chất gây nghiện ,dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc

- 1 tủ riêng để tất cả các thuốc thuộc danh mục cấm sử dụng trong một số nghành và lĩnh vực

- Bảo quản nhiệt độ giới 25 độ c và độ ẩm dưới 75%

7.3 Quản lý hồ sơ, sổ sách các thuốc thuộc danh mục kiểm soát đặc biệt Đối với thuốc thành phẩm dạng phối hợp có hoạt chất gây nghiện hoặc chứa hoạt chất hướng tâm thần/ tiền chất dùng làm thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn, sau khi bán phải ghi chép thông tin vào số theo dõi thông tin chi tiết khách hàng Đối với thuốc kháng sinh lưu đơn thuốc hoặc lưu các thông tin về đơn thuốc vào “ Sổ theo dõi bán thuốc kháng sinh” Lưu đơn thuốc có thuốc kháng sinh 01 năm kể từ ngày kê đơn.

THUỐC THUỘC DANH MỤC CẤM SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ NGÀNH LĨNH VỰC

STT Dược chất Biệt dược Đơn vị Số đăng kí

3 Colchicin Colchicin 1mg Viên VD-27365-17

Levofloxacin stada 500mg Viên VD-24565-16

5 Metronidazol Neo-Tergynan Viên đạn VN-18967-15

Ventolin nebules 2.5mg Ống VN-20765-17 Ventolin Nebules 5mg ống VN-13707-11

THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA CHẤT GÂY NGHIỆN, DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN VÀ TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC

STT Dược chất Biệt dược Đơn vị SĐK

DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI CƠ SỞ

STT Tên thuốc,nồng độ, hàm lượng Đơn vị Nơi sản xuất

THUỐC GIẢM ĐAU,HẠ SỐT

1 Efferalgan 80mg Gói bột sủi Pháp

2 Efferalgan 150mg Gói bột sủi Pháp

3 Efferalgan 250mg Gói bột sủi Pháp

4 Efferalgan 500mg Viên, uống Pháp

6 Panadol extra Viên nén GSK

8 Pamin Viên nén Hà Tây

10 Paracetamol Viên nén Thanh Hoá

3 Canxi Sandos Viên sủi Sandos

4 Homtamin ginseng Viên nang Hàn Quốc

6 Franvit C 500mg Viên nén Eloge

8 Magne B6 Corbiere Viên nén Sanofi

1 Levocetirizine 5mg Viên nén Ấn độ

3 Loratadin 10mg Viên nén Stada

1 Cảm xuyên hương Viên nang Yên Bái

2 Decolgen Viên nén United International

3 Hapacol Flu Viên nén Dược Hậu Giang

4 Pamin Viên nén Thanh Hoá

5 Panadol Cảm cúm Viên nén GSK

7 Trà gừng TPC Gói bột Traphaco

8 Bổ phế Nam Hà Chai Nam Hà

10 Ho PH Lọ Phúc Hưng

11 Bảo Thanh Lọ Hoa Linh

12 Ho Nam Dược Lọ Ích Nhân

13 Bạch Ngân PV Lọ Phúc Vinh

5 Phosphalugel Gói hỗn dịch Sanofi

6 Trimaforte Gói bột Hàn Quốc

8 Đại tràng Nhất Nhất Viên nén Nhất Nhất

10 Tràng Vị Khang Viên hoàn Đông á

12 Bisacodyl Viên nén Hậu Giang

3 Acetylsctein 200mg Viên nang Stada

5 Mitux 200mg Gói bột Dược Hậu Giang

2 Neurocard Viên bao nang Úc

3 Hoạt huyết CM3 Viên nang Phúc Vinh

1 Silymax F Viên bao đường Hưng Việt

3 Tonka Viên nang Nhất Nhất

5 Tiêu độc TW3 Chai CTCPDP TW3

6 Altamin Viên nang Bình Định

1 Lopatat Viên nang Bình Dương

2 Sáng mắt Viên hoàn Traphaco

THUỐC RỐI LOẠN NỘT TIẾT

1 Phụ huyết khang Viên nang Việt Đức

2 Điều kinh bổ huyết Viên hoàn Traphaco

THUỐC NHỎ MẮT, NHỎ MŨI

1 Natri clorid 0,9% 10ml Lọ Hải Phòng

2 Natri clorid 0.9% 10ml Lọ Traphaco

1 Cao sao vàng Cao xoa TW3

2 Cao Bạch Hổ Cao xoa Bảo Linh

3 Dầu gió Thiên Thảo Tinh dầu Trường Sơn

4 Dầu Trường Sơn Tinh dầu Trường Sơn

5 Dầu Phật Linh Tinh dầu Trường Sơn

8 Kim Long Viên hoàn Bảo Long

9 Long huyết Viên nang Phúc Hưng

10 Xương khớp Nhất Nhất Viên nén Nhất Nhất

11 Natri clorid 0,9% 500ml Chai Hải Phòng

12 Cồn 90 500ml Chai Hóa dược

13 Cồn 90 70ml Lọ Hóa dược

14 Cồn 70 500ml Chai Hóa dược

15 Cồn 70 70ml Lọ Hóa dược

16 Oxy già 3% Lọ Hóa dược

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC DƯỢC SĨ HUẾ

Công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc tập chung chủ yếu về vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh , các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận Do vậy Dược sĩ lâm sàng rất quan trọng đối với nhà thuốc

• Tư vấn tạo niềm tin và sự yên tâm hơn cho khách hàng khi mua thuốc tại nhà thuốc.

• Dược sĩ lâm sàng phải kiểm tra và xem chuẩn đoán của bệnh nhân , xem đơn thuốc của bệnh nhân , đồng thời tiếp xúc với bệnh nhân để biết được tình trạng bệnh , thân nhiệt của bệnh nhân ra sao ? Tiền sử dùng thuốc , ADR

Nếu có vấn đề Dược sĩ lâm sàng có thể trao đổi với bác sĩ về đáp ứng điều trị của thuốc Sau đó phải ghi, lưu lại đơn của bệnh nhân Dược sĩ lâm sàng sẽ hướng dẫn bệnh nhận tốt hơn về kiến thức chuyên môn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

9.2 Giám sát hoạt động dược lâm sàng.

Dược sĩ lâm sàng luôn theo dõi phản ứng có hại của thuốc để kịp thời xử lý cho bệnh nhân và có biện pháp khắc phục tốt nhất

Công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc còn giải quyết vấn đề liên quan tới thuốc thu hồi và khiếu nại thuốc Ví dụ như thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc hết hạn không đạt chất lượng , thuốc không niêm yết giá , nhầm lẫn giá Người phụ trách chuyên môn sẽ phải cập nhật thường xuyên để thông báo cho nhân viên , những thuốc bị đình chỉ, thu hồi thì phải báo cáo với y tế quận và tổng hợp lại số lượng để thông báo nhà cung cấp.

9.3 Giám sát phản ứng có hại của thuốc

Một số ví dụ điển hình

Nguyễn Thị Lan, 20 tuổi mua 01 vỉ Panadol extra, sau khi uống 01 viên, bệnh nhân có biểu hiện ngứa và nổi mề đay.

Cách xử lý của Dược sỹ đại học: Hướng dẫn bệnh nhân ngừng uống panadol và cho bệnh nhân uống 01 viên Telfast 180, 02 viên boganic Sau khi uống bệnh nhân đã hết ngứa và hết nổi mề đay

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh

Tuổi: 29 Giới tính: Nữ Địa chỉ: 35 Đổng Quốc Bình, Ngô Quyền,Hải Phòng Nghề nghiệp: kinh doanh tự do

Chuẩn đoán :viêm abidan mãn tính Đơn thuốc điều trị

Sáng 1 viên ,trưa 1 viên, tối 1 viên sau ăn

Sáng 1 viên sau ăn no

Sáng 1 viên trước ăn 1 tiếng

Sốt 38.5 độ trở nên uống 1 viên cách 4 giờ uống lại

Sau khi bán đơn thuốc dược sĩ đã dặn bệnh nhân là không nên uống nước lạnh và ăn đồ tanh như tôm,cua ,cá Vệ sinh răng miệng sạch sẽ,sau khi uống thuốc được 2 ngày bệnh nhân đã hết sốt và đỡ đau họng , ăn uống dễ dàng hơn nhưng bệnh nhân kêu mệt mỏi Dược sĩ khuyên bệnh nhân vẫn tiếp tục uống thuốc cho đủ ngày mệt là do kết hợp 2 kháng sinh ,đến hết ngày thứ 3 sẽ hết loại thuốc thứ 3 thì sẽ đỡ mệt hơn và bán cho bệnh nhân 1 vỉ homtamin về uống thêm cho đỡ mệt và khuyên bệnh nhân nếu mệt mỏi kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ.

Họ và tên: Hồ Thị Linh

Tuổi: 59 Giới tính: nữ Địa chỉ:25 Lạch Tray,Ngô Quyền,Hải Phòng

Chuẩn đoán : Tiểu đường –cao huyết áp-rối loại lippid máu Đơn thuốc điều trị:

Dược sĩ dặn bệnh nhân nên ăn ít tinh bột ,ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ ngọt Sau khi uống thuốc 15 ngày bệnh nhân có phù ở dưới bàn chân, dược sĩ hỏi trước đây bác có bị phù khi uống thuốc này không thì bệnh nhân bảo các tháng trước vẫn uống thuốc tiểu đường và mỡ máu thì không ảnh hưởng gì tháng này uống thêm thuốc huyết áp thì mới thấy phù, dược sĩ khuyên bệnh nhân nên dừng thuốc huyết áp và đi khám lại để bác sĩ đổi thuốc huyết áp cho phù hợp với bệnh nhân.

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan

Quê quán : 34 Ngô Gia Tự,Hải An, Hải Phòng

Chuẩn đoán : mụn trứng cá Đơn thuốc điều trị

Sáng 1 viên, trưa 1 viên trong bữa ăn

Sáng 1 viên, trưa 1 viên sau ăn

Sáng 1 viên, tối 1 viên trước ăn

4, Sữa rửa mặt cetaphil 500ml 1 chai

Ngày rửa mặt 2 lần sáng và tối

Ngày bôi 2 lần sáng và tối

Dược sĩ dặn bệnh nhân nên uông nhiều nước và hạn chế đi ra nắng, khi dùng thuốc này thì muốn có con nên dừng thuốc sau 6 tháng

Sau khi uống thuốc được 5 ngày bệnh nhân có triệu chứng khô môi ,khô da ,dược sĩ tư vấn nên uống nhiều nước và uống thêm nước cam, và bán thêm cho bệnh nhân 1 lọ xịt khoáng vichy , ngày xịt nên mặt 3-4 lần để cung cấp

CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Thảo

Tuổi: 35 Giới tính: nữ Địa chỉ: số nhà 41 ngõ 173 Miếu Hai Xã,Lê Chân,Hải Phòng

Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng

Chuẩn đoán: viêm đường tiết niệu Đơn thuốc điều trị

Sáng 1 viên , trưa 1 viên sau ăn

Sáng 1 viên ,trưa 1 viên sau ăn

Sáng 1 viên sau ăn no

Sáng 2 viên, trưa 2 viên sau ăn

Dặn bệnh nhân uống thêm nước râu ngô, rau má

Sau khi uống thuốc bệnh nhân có nổi mày đay và ngứa khắp người ,dược sĩ khuyên bệnh nhân nên dừng thuốc và cho bệnh nhân uống 1 viên loratadin 10mg Khuyên bệnh nhân nên đi khám lại báo cho bác sĩ triệu chứng khi uống thuốc.

X VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC

- Niêm yết giá bán lẻ đầy đủ các mặt hàng, dán nhãn niêm yết lên bao bì của thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc ( Không dán đè lên thông tin hộp ).

- Nhà thuốc niêm yết giá bằng tay ,theo đơn vị đồng/viên hoặc đồng /gói -Thực hiện đúng và đủ các bước khi bán hàng cho khách

Ngoài ra, tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu, mục đích sử dụng của khách để đưa ra sản phẩm phù hợp với người dùng.

Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, nghề nghiệp:công nhân

Người bệnh có xem quảng cáo trên TV và biết đến sản phẩm Cốt Thoái Vương với triệu chứng thỉnh thoảng vẫn hay bị đau khớp,khó đi lại, công việc làm công nhân nặng nhọc

Nhân viên nhà thuốc nhận thấy trường hợp của anh sử dụng sản phẩm này là phù hợp Khi đưa hàng và báo giá là 160.000 đồng/hộp thì anh muốn tìm loại nào mức giá thấp hơn do còn trang trải nhiều việc.

Vì vậy,nhà thuốc đã đưa cho anh sản phẩm khớp Tâm Bìnhvới mức giá 95.000 đồng/hộp với các thành phần và công dụng tươngtự Anh đã đồng ý lấy sản phẩm này và vẫn duy trì mua tiếp.

Không bán thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi và người già 80 tuổi, tránh trường hợp thất lạc và thông tin sai về thuốc và cách sử dụng.

Một bé trai 10 tuổi, tới nhà thuốc hỏi mua thuốc cho em gái 5 tuổi ở nhà đang bị ho sốt viêm họng Khi hỏi tới người lớn trong gia đình thì bé có trả lời bố mẹ chưa về.Tuy vậy, nhà thuốc vẫn không bán thuốc cho bé trai này, nhưng hướng dẫn bé cùng liên lạc với nhân viên của trạm y tế phường hỗ trợ Không ngờ trường hợp em gái 5tuổi ở nhà là bị sốt co giật viêm phổi nặng phảiđi cấp cứu

10.2.Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc

Dược sỹ phụ trách chuyên môn thường xuyên đào tạo lại các quy trình thao tác chuẩn cho tất cả nhân viên mới và cũ của nhà thuốc

• Nhà thuốc thường xuyên cập nhật luật dược , thông tư, hướng dẫn , văn bản pháp luật mới để tập huấn cho nhân viên về quy chế chuyên môn , nghiệp vụ về dược và các quy định pháp luật có liên quan.

• Tất cả nhân viên nhà thuốc thường xuyên tham gia hội thảo khoa học của các hãng thuốc để cập nhật kiến thức tốt nhất

• Nhà thuốc có hệ thống vi tính kết nối internet để nhân viên nhà thuốc cập nhật thông tin trên mạng , phục vụ công tác chuyên môn Ngoài ra các nhân viên có thể tham gia các hội, nhóm nhà thuốc thông qua mạng xã hội để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm

Tiến hành đào tạo o Đối với nhân viên mới

• Dược sỹ phụ trách chuyên môn tự đào tạo và đào tạo nhân viên mới.

• Nhân viên mới phải nắm rõ quy định và quy chế chuyên môn.

• Các nhân viên phải học cách giao tiếp, tư vấn cho bệnh nhân.

• Phải nắm vững các điều kiện để bảo quản thuốc. o Đối với nhân viên cũ

• Thường xuyên đào tạo lại cho nhân viên cũ.

• Tham gia chương trình đào tạo mới và đào tại lại các quy trình cũ.

• Tham gia các buổi đào tạo do cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp tổ chức.

• Ghi chép, lưu giữ hồ sơ đào tạo. o Lập và ghi chép, lưu giữ hồ sơ đào tạo: Ghi rõ ngày đào tạo, nội dung đào tạo, người đào tạo Đánh giá kết quả về nhận thức của người được đào tạo

10.3 Marketing của các hãng thuốc

- Các hoạt động marketing của công ty dược tại nhà thuốc dán poster quảng cáo và phổ biến các tài liệu quảng cáo phải có giấy phép quảng cáo của bộ y tế, sở y tế.

- Nhà thuốc có rất nhiều nhân viên marketing đến chào hàng , họ là những trình dược viên của công ty có nhiều năm kinh nghiệm và giới thiệu sản phẩm qua nhiều cách như : tờ rơi, áp phích, hoặc giấy mời hội thảo …

- Công ty dược tổ chức các buổi hội thảo mời các nhà thuốc đi dự hội thảo nhằm tăng tính gắn kết giữa 2 bên và giới thiệu về công ty và các loại thuốc của công ty,

- Hàng ngày trình dược viên đến cửa hàng trao đổi với chị về sản phẩm của công ty, sắp đến tết nguyên đán em thấy các công ty thường giới thiệu lấy hàng sẽ được tặng bia, cocacola…

- Các công ty dược tặng lịch để bàn, lịch treo tường, cốc cho nhà thuốc trên các đồ dùng đó có ghi sản phẩm của công ty họ

- Các công ty dược còn để lại tờ rơi các sản phẩm công ty họ để trên mặt bàn,nếu bệnh nhân nào có nhu cầu tham khảo thì nhân viên nhà thuốc phát cho bệnh nhân.

- Về giá cả : Nhà sản xuất luôn có đối thủ cạnh tranh nên họ cũng luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng mà lại có giá phù hợp với khách hàng

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w