1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ THUỐC HỮU NGHỊ II

80 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NHÀ THUỐC HỮU NGHỊ II
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Cầm
Người hướng dẫn ThS. Ngô Ngọc Anh Thư, DS. Lê Mỹ Hồng
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Dược
Thể loại Graduation project
Năm xuất bản 2019
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 8,21 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC (8)
    • 1. TÊN VÀ ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC (8)
    • 2. NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ TỔ CHỨC (8)
      • 2.1. Nhiệm vụ (8)
      • 2.2. Quy mô tổ chức (11)
    • 3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁCH BỐ TRÍ - VẬN HÀNH CỦA NHÀ THUỐC (13)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP (14)
    • 1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC (14)
      • 1.1. Quy mô, loại hình, phạm vi kinh doanh của nhà thuốc (14)
      • 1.2. Tổ chức nhân sự (14)
      • 1.3. Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc (14)
    • 2. SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI NHÀ THUỐC (16)
      • 2.1. Sắp xếp, phân loại thuốc tại nhà thuốc (16)
      • 2.2. Cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc và bảo quản thuốc (22)
      • 2.3. Danh mục các nhóm thuốc tại nhà thuốc (29)
    • 3. VIỆC THỰC HIỆN GPP TẠI NHÀ THUỐC (51)
      • 3.1. So sánh và nhận xét những nội dung nhà thuốc đã thực hiện được so với bảng kiểm GPP của BYT (51)
      • 3.2. Các loại sổ sách, các SOP tại nhà thuốc (56)
    • 4. TÌNH HÌNH BÁN/ NHẬP THUỐC (61)
      • 4.1. Cách tổ chức nhập thuốc (61)
      • 4.2. Nhận xét chung về tình hình bán thuốc (62)
      • 5.1. Thông tin giới thiệu thuốc (66)
      • 5.2. Hướng dẫn dùng thuốc (66)
      • 5.3. Việc bán và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại nhà thuốc (77)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (77)

Nội dung

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

TÊN VÀ ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC

 Tên nhà thuốc thực tập: Nhà thuốc Hữu Nghị II

 Địa chỉ: 309 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh.

 Người quản lý chuyên môn: Dược sĩ TRẦN THỊ LAN

Hình 1: Nhà thuốc Hữu Nghị II.

NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ TỔ CHỨC

 Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hiệu quả, hợp lý, an toàn và kinh tế cho người sử dụng.

 Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo về số lượng, chất lượng và đúng quy định cho nhu cầu điều trị bệnh.

 Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầu khác.

 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

 Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên hang đầu.

 Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.

 Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp.

 Xây dựng những qui định cho nhân viên bán thuốc với đầy đủ tư cách, đạo đức và khả năng chuyên môn để phục vụ người mua thuốc với thái độ tốt nhất.

 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành bảo quản thuốc (GSP).

 Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược.

 Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán.

 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định của Bộ Y Tế.

 Quyền hạn và nghĩa vụ của người bán lẻ thuốc.

 Được bán lẻ thuốc cho người sử dụng.

 Từ chối bán thuốc khi đơn thuốc kê không đúng qui định hoặc người mua thuốc không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết.

 Người bán lẻ thuốc là dược sĩ có trình độ Đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lựợng khi có sự đồng ý của người mua.

 Thực hiện các quyền của chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong phạm vi được ủy quyền.

 Kiểm tra đơn thuốc trước khi bán.

 Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc khi bán lẻ, không đựng trong bao bì ngoài của thuốc.

 Bán đúng thuốc ghi trong đơn.

 Trường hợp thay thế thuốc thì phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc, cách sử dụng thuốc đã thay thế vào đơn và chịu trách nhiệm về việc thay thế thuốc đó.

 Chịu trách nhiệm trước chủ cơ sở bán lẻ thuốc về hành vi của mình trong phạm vi được ủy quyền.

 Quyền hạn và nghĩa vụ của người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở

 Mua thuốc từ các cơ sở bán buôn thuốc để bán lẻ.

 Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của nhà thuốc, khi vắng mặt phải có ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương dương trở lên được ban hành theo quy định.

 Trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà thuốc bao gồm việc bán các thuốc kê đơn, không kê đơn, tư vấn cho khách hàng.

 Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên về chuyên môn cũng như đạo đức hành nghê dược.

 Cộng tác với y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác.

 Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của thuốc.

 Trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở.

 Niêm yết giá bán lẻ trên sản phẩm.

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, kể cả trong trường hợp ủy quyền.

 Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc do lỗi của nhà thuốc gây ra.

Hình 2: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

 Tổng số nhân viên trong nhà thuốc là: 31 nhân viên.

 Giấy đủ điều kiện kinh doanh Dược: 1590/ĐKKDD-HCM

 Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP số: 2390/GPP

 Dược sĩ phụ trách: DS TRẦN THỊ LAN

 Chứng chỉ hành nghề Dược số: 00141/HCM-CCHND

Trình độ dược sĩ đại học Trình độ dược sĩ cao đẳng

+ Võ Nhật Trúc Mai + Lê Minh Thiên Tú

+ Lê Mỹ Hồng + Mai Thanh Thư

+ Phạm Thị Tường Khanh + Võ Thị Quỳnh Như

 Nhà thuốc Hữu Nghị II có diện tích 40m 2 , được thiết kế riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm Diện tích rộng rãi tạo điều kiện cho việc trưng bày sản phẩm đầy đủ, đa dạng các mặt hàng, tạo không gian giao tiếp thoải mái cho khách hàng.

 Nhà thuốc trang bị đầy đủ tủ, quầy thuốc với các ngăn khác nhau, có khóa chắc chắn nhằm mục đích sắp xếp thuốc theo tác dụng dược lý của từng loại để tiện trong khi bán thuốc, cũng như là bảo quản thuốc.

 Có bồn rửa tay phục vụ khách hàng.

 Có trang bị ghế cho người mua thuốc trong lúc chờ đợi Có bàn tư vấn thuốc.

 Có treo ẩm kế trong nhà thuốc.

 Máy lạnh, tủ lạnh, máy tính, máy in, mạng internet được trang bị đày đủ và hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của nhà thuốc.

 Có kéo cắt thuốc, thanh lấy thuốc, túi đóng gói, bình chữa cháy.

 Có bảng nội quy nhà thuốc và bảng giá theo quy định.

 Từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược.

 Báo cáo định kì các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm. b Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra:

Tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và được cập nhật thường xuyên.

 Sổ theo dõi lượng thuốc mua vào.

 Sổ theo dõi hàng ngày, bao gồm cả số lô, ngày hết hạn.

 Sổ theo dõi những mặc hàng nào khách hàng mua không có đơn.

 Sổ ghi chép các loại thuốc thông dụng, được khách hàng mua nhiều với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt hàng.

 Sổ theo dõi xuất nhập kho để theo dõi số lượng thuốc.

NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁCH BỐ TRÍ - VẬN HÀNH CỦA NHÀ THUỐC

 Việc sắp xếp, bố trí, trưng bày trong nhà thuốc hợp lí, ngăn nắp, rõ ràng, đảm bảo 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

 Đồng thời đảm bảo 5 chống:

+ Chống mối mọt thuốc, nấm mốc.

+ Chống quá hạn sử dụng.

+ Chống nhầm lẫn, đổ vở mất mát.

 Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc FEFO và FIFO để đảm bảo chất lượng thuốc Các thuốc có hạn ngắn xếp ngoài, thuốc dài hạn xếp trong.

 Trên các mặt hàng thuốc có ghi giá rõ ràng để khách hàng mua thuốc có thể nắm bắt được giá cả của từng loại thuốc giúp cho việc mua bán được thuận tiện.

NỘI DUNG THỰC TẬP

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

1.1 Quy mô, loại hình, phạm vi kinh doanh của nhà thuốc.

 Quy mô hoạt động: Nhà thuốc đạt chuẩn GPP

 Loại hình kinh doanh: Nhà thuốc tư nhân.

 Phạm vi kinh doanh: bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn.

 Người phụ trách/ chủ nhà thuốc: Trần Thị Lan.

+ Là một Dựợc sĩ Đại học

+ Có chứng chỉ hành nghề Dựợc.

+ Thường xuyên có mặt trong suốt quá trình hoạt động của Nhà thuốc, trực tiếp bán thuốc, tư vấn cho khách hàng.

+ Quản lí, theo dõi, kiểm tra thuốc và nhân viên Nhà thuốc.

+ Có văn bằng chuyên môn về Dược.

+ Thời gian thực hành nghề Dược phù hợp, đủ sức khỏe.

+ Thái độ hòa nhã, tận tình trao đổi mua bán, tư vấn cho khách hàng. + Chấp hành tốt các quy định tại Nhà thuốc.

1.3 Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc:

 Phân chia khu vực sắp xếp

+ Theo từng ngành hàng riêng biệt: Dược phẩm, Thực phẩm chức năng,

Mỹ phẩm, Đông Dược, Thiết bị Y Tế.

+ Theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc:

 Thuốc bảo quản ở điều kiện thường.

 Thuốc bảo quản ở điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt, cần tránh ánh sáng, hàng dễ bay hơi, có mùi, dễ phân hủy… + Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành:

 Hàng chờ xử lí: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn Hàng chờ xử lí.

 Sắp xếp và trình bày hàng hóa trên các giá, tủ:

+ Sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc nhất định, có các nguyên tắc sắp xếp sau: Theo nhóm tác dụng dược lí, Công thức hóa học, Hãng sản xuất, Dạng dùng…

+ Sắp xếp đảm bảo: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra.

 Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lộn xộn giữa các mặt hàng.

 Nhãn hàng (chữ, số, hình ảnh) trên các bao bì: Quay ra, thuận chiều nhìn của khách hàng…

+ Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO, đảm bảo chất lượng hàng.

 FEFO: Hàng có hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.

 FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước

 Khi bán lẻ: Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau.

 Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên.

 Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền để ở trong không xếp chồng lên nhau.

 Sắp xếp tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang

+ Các sổ sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn phải được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẻ theo quy định, ghi nhãn.

+ Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.

+ Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định. + Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

+ Tư trang không để trong khu vực quầy thuốc.

SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI NHÀ THUỐC

2.1 Sắp xếp, phân loại thuốc tại nhà thuốc.

 Thuốc được sắp xếp thành hai nhóm: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn Ngoài ra còn có thuốc đông y, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và dụng cụ y tế.

 Các thuốc hóa chất bông băng y cụ được sắp xếp đảm bảo yêu cầu chống mối mọt, giá tủ cách xa tường và trần nhà tránh được ẩm mốc.

 Các thuốc được sắp xếp thuận tiện cho việc kiểm tra vận chuyển, cấp phát đảm bảo an toàn tránh nhầm lẫn Đồng thời cũng được sắp xếp theo hạn dùng, thời gian sản xuất, các thuốc nhập trước xuất trước các thuốc nhập sau xuất sau (nguyên tắc FIFO, FEFO).

 Các dụng cụ, y cụ đựng trong tủ kệ, được để trên giá kệ chắc chắn và đảm bảo cách mặt đất 0,5m.

 Nhóm thuốc kê đơn và không kê đơn được sắp xếp trong các tủ kính riêng biệt, dễ quan sát Trên các tủ ghi rõ “THUỐC KÊ ĐƠN”, “THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN”.

 Nhóm thuốc Đông dược, thực phẩm chứ năng được sắp xếp riêng, ghi chú và có sự ngăn cách rõ ràng với các nhóm thuốc khác để không bị nhầm lẫn.

 Dụng cụ y tế, mỹ phẩm được để riêng một tủ

 Ngoài ra, nhóm thuốc kê đơn còn được sắp xếp phân chia theo nhóm dược lý nằm ở các ngăn tủ khác nhau và có chú thích rõ để thuận tiện cho việc lấy thuốc tránh nhầm lẫn.

 Nhãn thuốc luôn hướng ra ngoài để nhân viên dễ thấy.

A: tủ thuốc kê đơn H: thuốc dạng xịt

B: tủ thuốc không kê đơn I: bồn rửa tay.

C: dụng cụ y tế J: bàn tư vấn.

D: tủ thuốc bán lẻ K: tủ lạnh.

E: tủ dược mỹ phẩm L: tủ thuốc dự trữ.

F: tủ thực phẩm chức năng M: ngăn biệt trữ.

G: tủ thuốc đông dược N: máy lạnh.

: nhiệt kế, ẩm kế. a Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Mỗi một ngăn, hộc tủ đều ghi tên nhóm tác dụng dược lý rõ ràng:

+ Ngăn tim mạch - huyết áp + Ngăn tiêu hóa (kê đơn).

+ Ngăn thuốc hướng tâm thần + Ngăn giảm đau (kê đơn).

+ Ngăn thuốc dùng ngoài + Ngăn tiểu đường, mỡ máu.

+ Ngăn giảm đau kháng viêm + Ngăn giảm đau – hạ sốt.

+ Ngăn kháng sinh + Ngăn ngừa thai.

+ Ngăn kháng viêm + Ngăn thực phẩm chức năng.

Hình 4: Thuốc được trữ trong các ngăn riêng biệt.

Hình 5: Mỗi ngăn chứa một thuốc có tác dụng dược nhóm lý khác nhau.

Hình 6: Các ngăn được đánh số hoặc theo thứ tự chữ cái. b Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn:

 Được đặt trong tủ kính, riêng biệt, dễ quan sát.

 Có ghi chú rõ ràng: Thuốc kê đơn, Thuốc không kê đơn.

 Đồng thời sự sắp xếp kết hợp theo nhóm tác dụng dược lí.

Hình 8: Tủ thuốc kê đơn và không kê đơn c Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế :

 Có tủ kính riêng để trưng bày.

 Được sắp xếp riêng, ngăn cách với các sản phẩm thuốc chữa bệnh.

 Bố trí các loại theo chức năng, theo công dụng và sự thông dụng tùy theo nhu cầu của khách hàng, có ghi chú rõ ràng từng loại.

Hình 9: Tủ dược mỹ phẩm

Hình 10: Tủ dựng dụng cụ y tế.

Hình 11: Tủ thuốc đông dược

2.2 Cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc và bảo quản thuốc. a Theo dõi chất lượng thuốc

 Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc phải được kiểm soát 100%, để loại trừ nhập hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 Thuốc lưu tại nhà thuốc: Định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 lần/quý Tránh để có hàng bị biến đổi chất lượng, hết hạn sử dụng.

 Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ của thuốc:

+ Hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp theo đúng các quy chế, quy định hiện hành.

+ Kiểm tra cảm quan chất lượng thuốc.

 Dược sĩ phụ trách nhà thuốc chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc khi nhập vào, nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra bao bì: Phải còn nguyên vẹn, không móp méo, rách, bẩn. + Kiểm tra hạn sử dụng, số kiểm soát, ngày sản xuất.

+ Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và các bao bì bên trong, bao bì trực tiếp.

+ Kiểm tra chất lượng cảm quan và ghi sổ theo dõi So sánh với các mô tả về cảm quan của nhà sản xuất (nếu có).

+ Nhãn: Đủ, đúng quy chế Hình ảnh, chữ/số in trên nhãn rõ ràng, không mờ, nhòe, tránh hàng giả, hàng nhái.

 Chú ý: Nếu thuốc không đạt yêu cầu:

+ Phải để ở khu vực riêng, gắn nhãn hàng chờ xử lý.

+ Khẩn trương báo cho Dược sĩ phụ trách nhà thuốc và bộ phận nhập hàng để kịp thời trả hoặc đổi cho nhà cung cấp. b Theo dõi số lượng thuốc.

 Việc chia thuốc ra các tủ ở từng khu vực khác nhau giúp người dược sĩ bán ễ dàng lấy thuốc, kiểm tra số lượng cũng như chất lượng của thuốc.

 Sử dụng hợp lý và hiệu quả phần mềm quản lý thuốc.

 Nhân viên phụ trách tiến hành nhập thông tin thuốc, thông báo thuốc hết hạn dùng hoặc gần hết hạn để kịp thời kiểm tra, tiến hành nhập hàng và thu hồi những thuốc quá hạn sử dụng.

 Nhân viên nhà thuốc thường xuyên kiểm tra số lượng thuốc trên phần mềm và so sánh với thực tế để theo dõi số lượng thuốc. c Bảo quản thuốc

 Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc.

 Kiểm tra về các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn.

 Các tủ thuốc được vệ sinh thường xuyên, thuốc được sắp xếp đảm bảo theo nguyên tắc FIFO và nguyên tắc FEFO.

 Nhà thuốc được trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị nhằm phục vụ cho việc đảm bảo việc bảo quản, kiểm soát chất lượng của thuốc như: máy lạnh, tủ lạnh, nhiệt ẩm kế…

 Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý, để dễ dàng trong việc bảo quản.

 Bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.

 Nhiệt độ thường bảo quản trong nhà thuốc không quá 30°C và độ ẩm không được quá 75%.

 Các thuốc kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng, có ghi chú rõ: Thuốc kê đơn hoặc sắp xếp trong cùng một khu vực cũng nên sắp xếp riêng tránh gây nhầm lẫn.

 Các thuốc tránh ánh sáng được xếp vào trong và ở khu vực kín đáo không có ánh sáng chiếu vào.

 Dụng cụ thủy tinh được để trong hộc có giấy lót ở giữa 2 lớp, và được di chuyển nhẹ nhàng để tránh nứt vỡ.

Yêu cầu bảo quản Cách thức sắp xếp

Nhiệt độ 2-15°C Ngăn mát tủ lạnh

Tránh ánh sáng Để trong chỗ tối

Dễ bay hơi, dễ mối mọt, dễ phân hủy Để nơi thoáng mát

Dễ cháy, có mùi Để tách riêng, tránh xa nguồn nhiệt, nguồn điện và các mặt hàng khác.

Các thuốc khác không có yêu cầu đặc biệt

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trên giá, kệ, tủ; không để trên mặt đất không để giáp tường, tránh mưa hắt, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Hình 12 Cơ sở vật chất với nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh. d FIFO (First in, first out): nhập trước, xuất trước.

FEFO (First expired, first out): hết hạn trước, xuất trước.

 Đảm bảo hoạt động của nhà thuốc theo nguyên tắc: nhập trước, xuất trước.

 Theo phương pháp này, các lô hàng đầu tiên của hàng hóa nhập vào nhà kho là hàng hóa đầu tiên được xuất ra khỏi kho – từ đó bán trực tiếp đến khách hàng.

 Nhập trước, xuất trước là một chiến lược tuyệt vời nếu sản phẩm có hạn sử dụng ngắn Thuốc là hàng hóa đặc biệt, với loại hàng hóa này, phải xuất kho cho các mặt hàng được nhập kho trước Nếu không bán các thuốc nhập trước này trước khi bán những thuốc mới hơn thuốc hết hạn, bị hư do quá trình bảo quản.

 Đồng thời cũng cần quan sát, kiểm tra thuốc tại nhà thuốc và ưu tiên thực hiện nguyên tắc: Hết hạn trước, xuất trước.

 Công việc này luôn được thực hiện thường xuyên, ghi chép vào sổ Bố trí các thuốc cận hạn dùng dễ lấy, xuất trước. e Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc.

Cửa hàng thuốc là một loại hình kinh doanh dược phẩm rất đặc thù và cần phải thực sự cẩn trọng trong mọi khâu từ quản lí thuốc đến việc xuất khám, kê đơn, cấp thuốc lại cho khách hàng…tất cả các khâu đều không được sai sót Tuy nhiên, với hàng ngàn loại thuốc khác nhau, làm sao để biết trong kho còn loại nào hết loại nào, hạn sử dụng mỗi loại như thế nào Rất khó để quản lí chặt chắc các vấn đề này nếu không có phần mềm quản lí cửa hàng thuốc.

 Chức năng của phần mềm quản lý thuốc:

 Quản lý thuốc theo danh mục.

 Quản lý chặt số lô sản xuất và hạn dùng thuốc: thể hiện hạn sử dụng của thuốc khi xuất bán thuốc, đưa ra các báo cáo về thời hạn sử dụng thuốc.

 Quản lý chi tiết khách hàng, nhà cung cấp, công ty dược phẩm.

 Quản lý tình hình thuốc nhập về: theo nhà cung cấp, theo lô, ngày nhập, hạn sử dụng…

 Quản lý hóa đơn bán sỉ, bán lẻ theo giá vốn…

 Theo dõi chi tiết tình hình thuốc: xuất, nhập, tồn, hạn sử dụng…

 Quản lý thu chi kế toán.

 Quản lý thông tin khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên…

 Báo cáo theo: ngày/tháng/năm, kho hàng, chi nhánh, số lô sản xuất, hạn dùng, nhà sản xuất, nhóm vạch, tên thuốc, nơi đặt thuốc, tồn kho tối thiểu, định lượng, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên.

Hình 13: Giao diện phần mềm quản lý thuốc.

 Vai trò phần mềm quản lý Nhà thuốc

VIỆC THỰC HIỆN GPP TẠI NHÀ THUỐC

3.1 So sánh và nhận xét những nội dung nhà thuốc đã thực hiện được so với bảng kiểm GPP của BYT:

Hình 16: Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc tiêu chuẩn GPP.

 Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải đảm bảo thực hiện 4 nguyên tắc sau:

 Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết.

 Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.

 Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.

 Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.

Bảng so sánh việc thực hiện GPP của nhà thuốc với nội dung GPP của Bộ Y Tế

Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn GPP của Bộ Y Tế Nhà thuốc đạt chuẩn GPP

- Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải có Chứng chỉ hành nghề dược.

- Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực phải thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động.

- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có bằng cấp chuyên môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao.

+ Có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.

+ Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.

- Người phụ trách chuyên môn có chứng chỉ hành nghề dược và là Dược sĩ đại học.

- Nguồn nhân lực thích hợp.

- Nhân viên nhà thuốc có văn bằng chuyên môn về dược và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp, có đủ sức khỏe và không bị mắc bệnh truyền nhiễm, không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dược.

Xây dựng và thiết kế

- Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.

- Xây dựng chắc chắn, có trần

- Địa điểm cố định, riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.

- Xây dựng chắc chắn có chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. trần và tường, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng.

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m 2 , phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.

- Phải bố trí thêm diện tích cho các hoạt động khác như:

+ Phòng pha chế theo đơn (nếu có)

+ Nơi rửa tay cho người bán lẻ thuốc và người mua thuốc.

+ Kho bảo quản thuốc riêng nếu cần.

+ Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi.

- Trường hợp kinh doanh thêm

- Diện tích nhà thuốc 40m2, nơi bán thuốc phù hợp với quy mô kinh doanh, có khu vực trưng bày bảo quản thuốc, có khu vực để nhân viên giao tiếp và trao đổi thông tin về việc sử dụng với khách hàng.

- Có nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, khu vực dành cho việc tư vấn khách hàng và có ghế ngồi chờ cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi.

- Có khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc.

Thiết bị bảo quản thuốc

- Đủ thiết bị bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.

+ Phải có nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc.

+ Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.

- Điều kiện bảo quản tại nhà thuốc đáp ứng được yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn, hoặc ở điều kiện bảo quản thường: nhiệt độ

- Nhà thuốc có đủ các thiết bị bảo quản thuốc, tránh được những ảnh hưởng bất lợi đối với thuốc.

+ Có tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ.

+ Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.

- Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ

Ngày đăng: 28/03/2023, 07:08

w