TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘIKHOA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Tên tiểu luận: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của các phẩm chất đạo đức C
Trang 1TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tên tiểu luận: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của các
phẩm chất đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính qua nhận định: “ một dân tộc biết Cần, Kiệm, biết Liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Nhung
Họ và tên : Vũ Thị Hằng
Mã SV : 2722226485 Lớp : TM27.03
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn cô Nguyễn Thị Mỹ Nhung Cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt kỳ học vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này của em
Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ môn rất thú vị và bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học của em về môn học còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi sai sót Kính mong cô xem xét góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Contents
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính 3
1.1 Định nghĩa: Cần, Kiệm, Liêm, Chính 3
PHẦN KẾT LUẬN 3
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về yêu dân và vì dân Với nhân dân, Người ân cần, gần gũi, tôn trọng, khiêm nhường, yêu quý, lắng nghe Người đau nỗi đau của nhân dân, buồn vì nỗi buồn của nhân dân, chia vui cùng niềm vui của nhân dân nhưng bao giờ cũng ý thức chịu khổ trước dân, hưởng vui sướng sau dân.Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng cho đến khi trước lúc đi xa, mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng Đảng về đạo đức Trong bản di chúc thiêng liêng người căn dặn: “ Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấp nhuần đạo đức cách mạng thật sự Cần, Kiệm, Liêm, Chính, ”
Việc nghiên cứu nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính của tư tưởng Hồ Chí Minh trong hiện nay hết sức cần thiết, vì thế chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc về
tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là tư tưởng của Người về Cần, Kiệm, Liêm, Chính
để phát triển bản thân, nâng cao phẩm chất và nhân phẩm của con người
Đây là lý do em viết tiểu luận chủ đề 3: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của các phẩm chất đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính qua nhận định: “Một dân tộc biết Cần, Kiệm, biết Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ”
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính
1.1 Định nghĩa: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
- Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm Cần còn có nghĩa là làm việc một cách thông minh, khoa học, có kế hoạch Theo Bác con người có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được cũng như câu tục ngữ “nước chảy mãi đá cũng mòn Kiến tha lâu cũng đầy tổ” Bác lưu ý kẻ địch của chữ cần là lười biếng và Bác cho rằng nếu một người, một địa phương hay một ngành nào đó mà lười biếng thì khác nào chuyến xe đang chạy mà có một bánh trật khỏi đường ray, họ sẽ làm chậm trễ chuyến xe Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào với Tổ quốc
- Kiệm là tiết kiệm ( công sức, thời gian, tiền của, ) của nước, của dân, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa
xỉ, hoang phí Bác giải thích tiết kiệm không phải là bủn xỉn, việc đáng tiêu không tiêu mới là bủn xỉn
- Liêm nghĩa là trong sạch, luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công của chung, không tham ( vật chất, sung sướng, ) cũng như câu “ kẻ tham lam là có tội với nước với dân” “ Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” Vì vậy mà quang minh chính đại Bác đã nhắc lại ý kiến của bậc hiền triết ngày trước: Mạnh Tử cho rằng “ ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy” Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người nhất là lãnh bộ, lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ nghiêm Bác cũng chỉ rõ trái với chữ Liêm chính là tham ô, ăn cắp của công làm của tư,
- Chính là không tà nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn Bác viết: “ Một người phải Cần, Kiệm nhưng phải Chính mới là người hoàn toàn.” Trên Trái Đất có hàng tỉ người
Trang 6sống số người ấy có thể chia thành hai hạng: người thiện và ác Trong xã hội, tuy
có trăm công ngàn việc cũng phải chia thành hai việc: việc chính và tà
1.2 Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Các đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau là cốt lõi đạo đức cách mạng:
-Cần và Kiệm: cần mà không kiệm như gió vào nhà trống, như nước đổ vào thùng không đáy,làm chừng nào xào từng ấy rốt cuộc cũng về không Kiệm mà cần thì không tăng thêm, không thể phát triển được Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, những gì cần tiêu không tiêu mới là bủn xỉn
-Kiệm, Liêm: chữ kiệm phải đi đôi với chữ liêm cũng như chữ liêm phải đi đôi với chữ cần Có kiệm thì mới có liêm được
-Cần, Kiệm, Liêm: là gốc rễ chính cũng như một cái cây không chỉ cần có gốc rễ
mà phải có cành, lá, hoa thì mới hoàn chỉnh được
-Cần, Kiệm, Liêm, Chính: là tứ đức là của con người, là những đức tính không thể thiếu của con người thiếu một đức tính cũng không thành người cũng như “ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc” nếu thiếu một mùa cũng không thành trời, thiếu một phương cũng không thành đất Nó còn là thước đo sự giàu sang cả về chất, về tinh thần, về sự văn minh và tiến bộ của toàn dân tộc nó còn là một nền tảng của đời sống mới Người khẳng định: : “Một dân tộc biết Cần, Kiệm, biết Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ”
2.Ý nghĩa của Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong xã hội hiện nay
2.1.Vai trò của Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong xã hội ngày nay
Trang 7Cần, Kiệm, Liêm, Chính chính là những phẩm chất cần phải có của mỗi con người, giống như quy luật tất yếu của tự nhiên Mỗi người đặc biết là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, cộng đồng cần phải luôn phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện thực hành theo tứ đức: cần, kiệm, liêm, chính Ta thấy, Cần, kiệm, liêm, chính thời nào cũng vậy, đó là sự chăm chỉ, khoa học, có tính toán cẩn thận để sao cho tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian mà năng suất lao động, hiệu quả cao Đi ngược lại là lãng phí vật tư, thời gian, tiền bạc của nhân dân, của đất nước mà công việc không hoàn thành, làm nghèo đất nước, kìm hãm sự phát triển của xã hội và gây bất bình trong nhân dân Còn về liêm, chính, Bác dạy rằng, cán
bộ đương nhiên là có quyền, nếu có quyền mà lợi dụng để tham ô, đục khoét thì làm sao mà lãnh đạo cơ quan, làm sao mà nói để dân tin được Cán bộ thời nào cũng thế, nếu không giữ được mình trong sạch, sa vào hưởng thụ, tham lam là có tội với nước, với dân Vì thế, với người cán bộ của Đảng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ, trước hết là nghĩa vụ của mỗi công dân; không chỉ tạo nên giá trị chân chính cho mỗi người mà còn hun đúc nên giá trị cao quý cho cả một dân tộc, một quốc gia
Cần, Kiệm, Liêm, Chính có vai trò, ý nghĩa cần thiết và đặc biệt quan trọng trong
xã hội ngày nay cả về vật chất và tinh thần
-Đối với cá nhân: - Về vật chất nếu thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính ta sẽ làm việc một cách hiệu quả, tiết kiệm, năng suất cao hơn, giúp chúng ta ngày một hoàn thiện và phát triển hơn Thí dụ bản thân em nếu em biết tiết kiệm không tiêu xài những thứ vô ích thay vào đó em sẽ học hỏi chăm chỉ có kế hoạch, phát triển bản thân hơn thì con người e sẽ càng ngày càng tốt hơn giỏi hơn và sẽ giúp phát triển đất nước
Trang 8- Về tinh thần nếu chúng ta được sống trong một xã hội văn minh, học hỏi được những thứ tốt đẹp sẽ không còn xảy ra những người không có quyền bị vùi dập, kìm hãm tài năng
-Đối với xã hội: - Về vật chất sẽ giúp xã hội hoàn thiện hơn, tiến xa hơn, phát triển hơn, tiết kiệm sức người sức của, hiệu quả cao
- Về tinh thần: xã hội sẽ công bằng hơn, không còn những người cậy quyền thế chèn ép nhân dân, tham ô, đục khoét của dân Nhân dân sẽ được sống trong cuộc sống ấm no, hạnh phúc Những người có tài năng sẽ được đưa lên để phát triển cống hiến cho xã hội đưa đất nước đi lên
2.2.Biện pháp thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những biện pháp thiết thực rèn luyện “cần, kiệm, liêm, chính” là mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn và thấm nhuần đạo đức cách mạng Học tập, tu dưỡng phải theo phương châm: Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, phải hết sức tránh Người khẳng định: “Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hành 4 chữ… đó là: Cần, kiệm, liêm, chính” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây cũng là biện pháp quan trọng hàng đầu, nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong công tác xây dựng Đảng Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải giữ gìn và không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể; luôn có ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng, phải thật sự là công bộc của dân; luôn chăm lo học tập nâng cao trình độ lý luận; gắn nghiên cứu
lý luận với thực tế công việc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, trong công việc và sinh hoạt hằng ngày Trong công việc, người cán bộ, đảng viên
Trang 9phải nêu gương; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể, biết tự chỉ trích để tiến bộ
Thứ hai, nâng cao dân trí, phát huy quyền làm chủ, tăng cường dân chủ và mối liên
hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến nhận thức và thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” của đội ngũ cán bộ, đảng viên Theo Người, nhân dân nếu hiểu biết, họ sẽ có khả năng thực hành với tư cách của người làm chủ; nếu
họ nắm vững được pháp luật, nắm vững quyền làm chủ của mình, sẽ tạo ra môi trường để mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính”, gắn với quá trình công tác trên từng cương vị, chức trách nhiệm vụ Do vậy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên Cần có cơ chế tạo động lực, phương thức, điều kiện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trau dồi, thực hành
tư cách người cách mạng, đồng thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái
Thứ ba, vận dụng, phát huy vài trò của nhân dân, tạo cơ chế pháp lý công khai, minh bạch và hiệu quả để nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công vụ Dựa vào nhân dân để phát hiện, sửa chữa, chấn chỉnh cán bộ, đảng viên, kiên quyết đưa khỏi Đảng, miễn nhiệm, bài trừ, thau thế các cán bộ, công chức suy thoái, bất liêm, bất chính, tư lợi cá nhân, tham ô, tham nhũng, làm mất uy tín của Nhà nước và của Đảng Bên cạnh đó, không phải chỉ có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên mà toàn thể nhân dân cả nước cũng đều nên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nếu mỗi người dân đều là công dân tốt thì đất nước ta sẽ thực sự vững mạnh
Trang 102.3.Đối với sinh viên
Đầu tiên, mỗi sinh viên phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh Điều này không chỉ dừng ở việc chỉ đọc lí thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực tế chứng minh Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội… Như thế thì sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào, và chắc chắn phong trào
sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn Đồng thời, mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất, nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người theo đúng nghĩa Nhưng đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi con người Do vậy, Người cho rằng đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính,sống trong sạch, có chí tiến thủ
và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, phê phán những thói hư, tật xấu, thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình… để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ cùng phát triển
Là sinh viên chúng ta phải thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, liêm, chính”
Từ ngàn đời xa xưa dân tộc ta đã có những truyền thống tốt đẹp những truyền thống ấy vẫn còn lưu giữ và phát huy trong quá trình dựng nước và giữ nước Ta có thể nói đức tính cần cù, chịu khó là trong những nét đạo đức truyền thống nổi bật
Trang 11của dân tộc Việt Nam Cần là sinh viên của một trường đại học thì nhiệm vụ của một người sinh viên là tích cực học tập nâng cao trình độ bản thân để sau này ra trường trang bị được những kiến thức phục vụ cho bản thân và xã hội Không phải học để đối phó, học để lấy điểm mà cái chủ yếu là lấy kiến thức cho mình, không được nhìn bài, không hiểu thì phải hỏi không giỏi thì phải học Sinh viên là thế hệ trẻ, thế hẹ của đất nước câng phải cần cù, như Bác đã nói: “ cần cù bù thông minh” nếu không cần cù thì là một con người lười nhác, không làm được việc gì
Cùng với đức tính cần cù thì kiệm cũng là một đức tính tốt đẹp của đân tộc Việt Nam ta Kiệm khi mà đang ngồi trên ghế nhà trường chưa có công việc, kéo theo
là bản thân chưa kiếm được tiền, vật chất, cuộc sống còn phụ thuộc gia đình, theo
em cần phải tiết kiệm, giành thời gian rãnh rỗi đẻ làm những việc có ích hơn như: làm tình nguyện, thể dục thể thao, tìm kiếm thông tin để tăng hiểu biết hơn do ảnh hưởng của thời đại mới và môi trường sống mới sự xa hoa đã xuất hiện trong không ít người trong đó cũng không thể ngoại trừ học sinh, sinh viên tiêu tiền vào những thú vui ăn chơi, xa hoa, đua đòi những thú vui vô bổ
Về việc thực hiện chữ Liêm ngay từ bậc tiểu học, trung học chúng ta đã học được tính liêm khiết qua những câu chuyện đời thường như nhặt được của rơi trả người đánh mất , học sinh, sinh viên chúng ta cần phải rèn luyện đức tính này để sau này phục vụ cho đất nước cũng như bản thân: khi mà trong môi trường học đường hiên nay phục vụ cho việc đào tạo con người mới, con người của xã hội hiện đại vật chất quyết định đến tính cách mỗi con người Liêm chính, hay liêm khiết đã được bác nhắc đến đặc biệt với những cán bộ đảng viên thì đức tính liêm thể hiện được một đất nước giàu mạnh Là sinh viên thì chúng ta không nên nịnh hót ưa nịnh cũng như quá tự kiêu dẫn đến mọi người xem thường đó là việc chúng ta không nên làm, việc cần làm là sống một cách giản dị nhưng không thể thiếu những thứ quan trọng khác