1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 762,55 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH (7)
    • 1.1. Lịch sử hình thành (7)
    • 1.2. Quá trình phát triển (7)
    • 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (9)
    • 1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty (10)
      • 1.4.1. Cơ cấu sản xuất (10)
      • 1.4.2. Bộ máy quản trị (13)
      • 1.4.3. Quản lý chất lượng (16)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG Ở SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH (18)
    • 2.1. Chất lượng sản phẩm (18)
    • 2.2. Chất lượng ở từng khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm (20)
  • CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (21)
    • 3.1. Các nhân tố bên trong (21)
      • 3.1.1. Nhân tố tài chính (21)
      • 3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (22)
      • 3.1.3. Nguyên vật liệu (22)
      • 3.1.4. Nhân tố con người (22)
      • 3.1.5. Trình độ tổ chức và quản lý (23)
    • 3.2. Các nhân tố bên ngoài (23)
      • 3.2.1. Nhân tố thị trường (23)
      • 3.2.2. Mức độ cạnh tranh (24)
      • 3.2.3. Yếu tố tự nhiên (24)
      • 3.2.4. Cơ chế chính sách quản lý (24)
      • 3.2.5. Hệ thống quản trị chất lượng (25)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (25)
    • 4.1. Những điểm đạt được và chưa được (25)
      • 4.1.1. Những điểm đạt được (25)
      • 4.1.2. Những điểm chưa được (27)
    • 4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng (27)
      • 4.2.1. Những thuận lợi (27)
      • 4.2.2. Những khó khăn (28)
  • CHƯƠNG 5: THIẾT LẬP PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (30)
    • 5.1. Kiểm tra kiểm soát chất lượng (30)
    • 5.2. Vẽ các biểu đồ (31)
      • 5.2.1. Biểu đồ Pareto (31)
      • 5.2.2. Biểu đồ nhân quả (33)
      • 5.2.3. Biểu đồ Kiểm soát (Control Chart) (35)
    • 5.3. Kiểm tra vật tư đầu vào (38)
    • 5.4. Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế (39)
    • 5.5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất (39)
      • 5.5.2. Thành lập nhóm chất lượng (42)
  • CHƯƠNG 6: CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (43)
    • 6.1. Định hướng khách hàng (43)
    • 6.2. Sự lãnh đạo (45)
    • 6.3. Tiếp cận theo quá trình (46)
    • 6.4. Quản lý theo hệ thống (47)
    • 6.5. Cải tiến liên tục (47)
  • CHƯƠNG 7: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (49)
    • 7.1. Nâng cao chất lượng NVL đầu vào (49)
    • 7.2. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị (50)
    • 7.3. Đào tạo bồi dưởng nâng cao trình đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao (51)
    • 7.4. Kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 (53)
    • 7.5. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng (53)
    • 7.6. Tăng cường công tác thị trường (54)
  • CHƯƠNG 8: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG (56)
    • 8.1. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (56)
    • 8.2. Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân (57)
    • 8.3. Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật (57)
    • 8.4. Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm (58)
    • 8.5. Các chính sách của Nhà nước (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (63)

Nội dung

Từ 4 phân xưởng ban đầu với 2 dây chuyền sản xuất xích và líp, đến naysố phân xưởng đã tăng gấp 3 lần và số thiết bị máy móc tăng gấp 14 lần với nhiều máymóc, thiết bị công nghệ hiện đại

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH

Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh Thành lập ngày 7/7/1974, với vốn điều lệ 60 tỷ VNĐ, có trụ sở tại: Số 11 – Tổ 47 (Khối 6 cũ) Thị trấn Đông Anh - Thành phố Hà Nội, có diện tích 83.299m2, là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ trực thuộc UBND thành phố Hà Nội

Ngày 17.7.1974 xí nghiệp Xích Líp Đông Anh trực thuộc Liên hiệp xe đạp, xe máy LIXEHA được thành lập theo quyết định số 222/UB của UBND Thành phố Hà Nội

Ngày 30.12.1998 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2911/QĐ-UB về việc đổi tên xí nghiệp Xích Líp thành công ty Xích Líp Đông Anh do sở công nghiệp Hà Nội trực tiếp quản lý

Theo chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Xích Líp Đông Anh trực thuộc UBND Thành Phố Hà Nội theo quyết định số 98/2005/QĐ - UB ngày 11/7/2005 Quyết định số 3267/QĐ-UB ngày 01/07/2009 của UBND Thành phố Hà Nội V/v chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích Líp Đông Anh thành Công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh, mở ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh

Sự hoạt động của công ty dựa trên:

- Giấy phép hoạt động kinh doanh số 010400247/DNNN do trọng tài kinh tế cấp ngày

- 06 tháng 10 năm 2005 - Mã số thuế: 0100100696 - Số hiệu tài khoản: 102010000064242 - Số điện thoại: 04.8832369 Fax: 84-04.8835395

Quá trình phát triển

Gần năm mươi năm hình thành và phát triển với các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu là xích líp xe đạp, xe máy; phụ tùng xe máy, ô tô Vượt qua bao khó khăn, thử thách với bốn lần đổi tên công ty, đã có lúc tưởng chừng như đang đứng trên bờ vực phá sản, nhưng với sự dẫn dắt tài tình khéo léo của các lớp cán bộ lãnh đạo công ty, Công ty đã đứng vững được và không ngừng phát triển:

Giai đoạn 1974-1984: Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp

Công ty Xích líp Xe đạp Hà Nội được thành lập từ Liên hiệp Xe đạp Xe máy (tiền thân là Lixeha), chuyên sản xuất xích líp xe đạp Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công ty trong nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1985-1997: Giai đoạn kinh tế đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước xóa bỏ bao cấp Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn của Công ty: xích và líp xe đạp không tiêu thụ được vì không đủ sức cạnh tranh về giá cả với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc Phần lớn CBNV thất nghiệp giống như rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác vào thời điểm đó, công ty đứng bên bờ vực phá sản

Giai đoạn 1998-2000: Các doanh nghiệp xe máy của nước ngoài bắt đầu lắp ráp xe máy tại Việt Nam và tìm kiếm nhà cung cấp Với sự mạnh dạn nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo và CBNV Công ty trong việc tìm hướng đi mới, chuyển đổi mặt hàng, chuyển đổi sản phẩm, Công ty đã trở thành một trong những nhà cung cấp phụ tung cho Honda Việt Nam, bắt đầu bằng việc sản xuất một số chi tiết đơn giản phục vụ cho hàn dập khung sườn xe máy.

Từ năm 2001 đến 2005, công ty bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ, tăng trưởng "nóng" Trong giai đoạn này, công ty đầu tư đáng kể vào máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất và tiếp nhận sáp nhập thêm Công ty Bi Hà Nội và Công ty phụ tùng Đông Anh Đồng thời, công ty cũng triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004 Những động thái này đã giúp công ty củng cố vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Giai đoạn 2006-2010: Doanh thu của Công ty tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao nhưng không còn nóng như thời kỳ trước Đây là thời kỳ Công ty tập trung cải tiến hệ thống quản lý cho phù hợp với quy mô sản xuất với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề,thêm vào đó là những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng phần nào ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doan của Công ty Ban lãnh đạo và toàn thể CBNVCông ty xác định đối mặt với một giai đoạn khó khăn mới

Giai đoạn 2010-nay: Thị trường xe máy có xu hướng bão hòa, sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ đến từ các doanh nghiệp cùng chủng loại sản phẩm ở trong nước mà còn đến từ các doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong khu vực Asean, đặc biệt khi thuế nhập khẩu xe máy xuống mức 0%, sức ép giảm giá của của các hãng xe lớn trong nước vì thế ngày càng mạnh mẽ Giai đoạn này Công ty huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp thiết bị máy móc, cải tiến để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành phẩm, phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp

Trong các giai đoạn trên, có thể nói, quá trình phát triển của công ty thực sự khởi sắc từ năm 1998, khi các doanh nghiệp xe máy của nước ngoài bắt đầu lắp ráp xe máy tại Việt Nam Sự trưởng thành, lớn mạnh của Công ty được minh chứng bằng những con số cụ thế sau đây: Năm 1998, Công ty bắt đầu sản xuất 8 phụ tùng cung cấp cho Honda Đến nay, Công ty sản xuất gần 500 chủng loại phụ tùng, linh kiện cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp như Honda, Yamaha, VMEP, Piaggo và mở rộng thêm các mặt hàng khác ngoài xe máy Từ chỗ chỉ sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản phục vụ cho hàn dập khung sườn xe máy, đến nay Công ty đã sản xuất thêm các linh kiện phục vụ cho lắp ráp động cơ Doanh thu của Công ty từ 20 tỷ (năm 1998) đến nay là hơn 1000 tỷ Về lao động: trước đây chỉ có 150 người đến nay đã lên tới gần1600 người Từ 4 phân xưởng ban đầu với 2 dây chuyền sản xuất xích và líp, đến nay số phân xưởng đã tăng gấp 3 lần và số thiết bị máy móc tăng gấp 14 lần với nhiều máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, tự động hóa và cho năng suất cao thay thế các máy móc lạc hậu, cũ kỹ trước đây, diện tích nhà xưởng của Công ty được mở rộng gấp 3 lần.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty Xích líp Đông Anh có chức năng " Tổ chức kinh doanh cung ứng các loại kim khí theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và theo hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ có hiệu quả các nhu cầu kinh tế an ninh, quốc phòng và các hoạt động văn hoá xã hội của nền kinh tế quốc dân, trên địa bàn Tổng công ty phân công và theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, thống nhất quản lý những công việc kỹ thuật, nghiệp vụ ngành hàng ở đơn vị theo chỉ đạo thống nhất của Tổng công ty" Công ty Xích líp Đông Anh có những nhiệm vụ mua bán bảo quản các loại thiết bị về cơ khí, tiến hành vị tiêu dùng và sản xuất thuộc địa bàn Hà Nội và trong cả nước Cụ thể là công ty có trách nhiệm xác định tổng hợp nhu cầu về thiết bị phục vụ cho nghành cơ khí trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các tỉnh khác co nhu cầu về thiết bị Công ty sản xuất Trực tiếp cung cấp thiết bị cho nhu cầu của các đơn vị kinh tế và đơn vị trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận Bên cạnh đó, công ty còn chịu trách nhiệm dự trữ vật tư đặc biệt cho Tổng công ty.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty

 Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng

- Chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động của Phân xưởng

- Thực hiện kế hoạch Công ty giao cho phân xưởng đúng tiến độ

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các tổ và các cá nhân

- Chuẩn bị các điều kiện sản xuất, phân bố năng lực thiết bị, lao động để đáp ứng yêu cầu công việc

- Kỹ thuật, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, nhà xưởng thuộc phân xưởng

- Thanh quyết toán vật tư theo định kỳ với Công ty và các đơn vị, cá nhân trong phân xưởng

- Điều chỉnh định mức lao động nội bộ cho phù hợp

- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9001:2000 vào các hoạt động của phân xưởng

Công ty hiện có 8 phân xưởng, bao gồm 6 phân xưởng sản xuất chính: rèn rập, Líp, Xích, phụ tùng 1, phụ tùng 2 và bi Hai phân xưởng còn lại là cơ điện và nhiệt luyện, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ các phân xưởng sản xuất bằng cách cung cấp khuôn cối đồ gá Toàn bộ hoạt động sản xuất tại các phân xưởng được thực hiện theo kế hoạch điều độ thống nhất của công ty.

Phân xưởng xích diện tích sử dụng 698m2, 136 máy, 86 lao động trong biên chế và 28 lao động hợp đồng ngắn hạn(chiếm 12% trong tổng số CBCNV toàn công ty), là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm xích xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp và các chi tiết HONDA

Là phân xưởng sản xuất chính trong dây chuyền sản xuất của Công ty, sản xuất khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối của sản phẩm

Tổ chức sản xuất các nguyên công từ xử lý tẩm thực, cán kéo, cán tấm tạo phôi cho sản xuất xích

Tổ chức sản xuất các nguyên công tạo chi tiết xích quay bóng trơn, tán nhiệt luyện, ram màu, kiểm tra, lắp ráp, luộc dầu, đóng gói nhập kho thành phẩm

Tổ chức tháo lắp khuôn cối, bảo dưỡng, tiểu tu thiết bị trong phân xưởng

Tổ chức quản lý thực hiện các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm của phân xưởng theo yêu cầu (có sự kiểm tra của phòng kỹ thuật sản xuất)

Tổ chức quản lý và hạch toán vật tư của phân xưởng theo quy chế khoán gọn của Công ty

Quản lý theo dõi điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất, ra các văn bản sửa chỉnh lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Phân xưởng Líp diện tích sử dụng 698m2,134 máy, 90 lao động biên chế, 25 lao động hợp đồng ngắn hạn(chiếm 12,2% CBCNV trong tổng số CBCNV toàn công ty), là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại Líp, chân chống Minsk, khoá các loại

Cũng như phân xưởng Xích và các phân xưởng khác, là phân xưởng chính trong dây chuyền sản xuất của Công ty Tổ chức sản xuất chuyên môn hoá theo dây chuyền khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối

Tổ chức quản lý sản xuất từ nguyên công tạo phôi vành lõi, nắp đáy đến nguyên công gia công cơ khí vành, lõi, nắp đáy, cá, long đen, râu tôm, nhiệt luyện đến phần lắp ráp, đóng gói líp nhập kho thành phẩm

Có bộ phận tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng sản phẩm của phân xưởng theo yêu cầu quản lý của công ty

Quản lý theo dõi điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật trong nội bọ phân xưởng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả Quyết toán toàn bộ vật tư sản phẩm của phân xưởng theo cơ chế khoán gọn của Công ty

Phân xưởng cơ điện có diện tích sử dụng 356m2, 50 lao động trong biên chế(chiếm 5,3% trong tổng số CBCNV toàn công ty), là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các chi tiết phụ tùng thay thế, phục hồi các loại khuôn cối, đồ gá, dụng cụ đo kiểm nhiện hàng gia công theo yêu cầu của khách hàng sửa chữa máy móc cho các thiết bị bộ phận sản xuất cung cấp điện cho các bộ phận

Là phân xưởng có nhiệm vụ phục vụ các phân xưởng chính của công ty về khuôn cối, đồ gá và sản xuất một số xích công nghiệp cỡ lớn và gia công các chi tiết phụ tùng thay thế cho việc sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và nhỏ Theo dõi việc sử dụng điện của các bộ phận sản xuất

Phân xưởng có quy mô 66 CBCNV, chiếm 6,96% lực lượng lao động của toàn công ty Đây là phân xưởng chuyên chế tạo các sản phẩm bi phục vụ cho nhiều lĩnh vực ngành nghề, bao gồm máy công nghiệp chịu lực, ô tô, xe máy, xe đạp.

- Phân xưởng Phụ tùng 1, Phụ tùng 2:

Tổng số CBCNV ( PX phụ tùng 1 có 123 CBCNV chiếm 13% trong tổng số CBCNV toàn công ty,PX phụ tùng 2 có 285 CBCNV chiếm 30% trong tổng số CBCNV toàn công ty).Cả 2 PX có nhiệm vụ sản xuất các trục chi tiết ô tô, xe máy…và các phụ tùng khác

Phân xưởng sản xuất chính với 63 nhân viên, chiếm 6,6% tổng số nhân viên toàn công ty Nhiệm vụ của phân xưởng là sản xuất các chi tiết trục thông qua quá trình làm nhăn bi và dập ra công.

Có nhiệm vụ chuyên Đúc, luyện các chi tiết trục, xích, líp,Bi, làm bóng các chi tiết….Phân xưởng Sản xuất trên các dây truyền chủ yếu bằng máy móc, Tổng số CBCNV 12 người, chiếm 1,2% tổng số CBCNV toàn công ty

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG Ở SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH

Chất lượng sản phẩm

Để cạnh tranh và duy trì được chất lượng với hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà phải có cơ chế quản lý thống nhất và có hiệu lực Hệ thống chất lượng là một phần trong hệ thống quản lý của tổ chức tập trung vào việc đạt được đầu ra (kết quả) thoả mãn các mục tiêu chất lượng và các nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên hữu quan

Mục tiêu chất lượng sẽ bổ sung hoặc kết hợp với các mục tiêu khác của tổ chức như mục tiêu tăng trưởng, thu nhập, lợi nhuận, môi trường, sức khoẻ và an toàn Hệ thống chất lượng là một phần của hệ thống quản lý doanh nghiệp hướng bởi việc tăng trưởng Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, xác định mục tiêu và đánh giá hiệu quả chung của tổ chức

Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng, hoạt động quản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9001:2000

Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo :

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức.

Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt được các mục tiêu của tổ chức

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người :

Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng được năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức

Nguyên tắc 4: Các tiếp cận theo quá trình :

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình

Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý :

Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Nguyên tắc 6: Cải tiên liên tục :

Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện :

Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin

Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với người cung cấp :

Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị

Trong vài năm gần đây vấn đề chất lượng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cả nước nói chúng và Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh nói riêng Để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng và sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường các Công ty phải không ngừng nâng cao về hệ thống quản lý chất lượng của mình

- Từ năm 2002, Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh áp dụng hệ thống ISO9001-2000 vào quản lý, thành lập phòng QC - ISO để kiểm soát chặt chẽ chất lượng.- Hệ thống quản lý này đã nâng cao tác phong công nghiệp, ý thức người lao động và sử dụng hệ thống thẻ màu (đỏ, xanh, trắng) để phân loại sản phẩm theo chất lượng.- Nhờ đó, sản phẩm kém chất lượng giảm, chi phí sản xuất được tối ưu hóa.

Tại các phòng ban, phân xưởng Hệ thống Tiêu chuẩn ISO cũng được áp dụng triệt để như : Các chứng từ đều có danh mục quản lý để tra cứu một cách nhanh chóng,tránh thất thoát chứng từ

Chất lượng ở từng khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm

Công ty Xích líp là một đơn vị sản xuất trong ngành cơ khí tiêu dùng, sản phẩm truyền thống cũng như sản phẩm chính của Công ty là Xích Líp, xe máy, xe đạp, phụ tùng xe máy, phụ tùng ôtô các loại; việc tổ chức sản xuất của Công ty được thực hiện theo kế hoạch sản xuất, Phòng kỹ thuật sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất của sở công nghiệp đưa xuống, từ đơn đặt hàng và căn cứ vào phân tích tình hình nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch sản xuất sẽ được giao cụ thể cho từng phân xưởng Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một qui trình công nghệ khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm được hoàn thành Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều giao đoạn mới hoàn thành Mỗi sản phẩm đều được tiến hành sản xuất qua các giai đoạn trong cùng một phân xưởng Trong từng phân xưởng sản xuất sẽ chia thành các tổ để thực hiện các công đoạn sản xuất Sản phẩm của Công ty có nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, nhưng mỗi nhóm lại có nhiều quy cách, thông số kỹ thuật khác nhau, từng nhóm sản phẩm có qui trình sản xuất riêng và tính chất phức tạp của quy trình công nghệ sản xuất thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm

Trước tiên phân xưởng cơ điện tiến hành làm khuôn cối rồi chuyển sang phân xưởng Xích Tại phân xưởng Xích tổ phôi tiến hành thực hiện cán và cát thép tạo thành ra phôi các chi tiết sau đó truyển sang tổ chi tiết tiến hành rèn rập, sang tổ nhiệt luyện để quay bóng làm sạch, xử lý bề mặt chi tiết Những chi tiết hoàn thành sẽ được truyển sang tổ lắp ráp để hoàn thành sản phẩm

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất xích Phân xưởng xích

Nguồn: phòng kĩ thuật sản xuất

Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất líp Phân xưởng líp

Nguồn: Phòng kĩ thuật sản xuất

Tạo phôi, cán thép, cắt sắt Đột dập Nhiệt luyện, quay bóng Lắp ráp Xích thành phẩm

Tạo phôi, cán thép, cắt sắt Đột dập Nhiệt luyện, quay bóng Lắp ráp Líp thành phẩm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Các nhân tố bên trong

Nhân tố bên trong bao gồm những nhân tố về con người, máy móc thiết bị, kho tàng, nguồn tài chính của doanh nghiệp, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế quản lý hoạt động của Công ty những nhân tố này có ảnh hưởng quyết định đến chất lưộng sản phẩm của doanh nghiệp, chỉ cần một yếu tố không đạt như nguồn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng hay đội ngũ lao động chưa có tay nghề cao đều có thể làm giảm nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm sẻ không đạt đựơc theo đúng tiêu chuẩn đề ra Chúng ta di nghiên cứu kỹ hơn tùng nhân tố:

3.1.1 Nhân tố tài chính Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu chất lượng nói riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng tài chính nhất định Có thể nói rằng tài chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khả năng tài chính càng mạnh thì chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ càng có điều kiện được cải thiện và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong điều kiện tiêu dùng ngày nay sự tiến bộ của khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ cao, thêm vào đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mỏng, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ, thì nhân tố tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng Nhân tố tài chính là tiền đề cần thiết cho mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào

3.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mức chuyên môn hoá và hợp tác lao động, liên quan đến việc cắt giảm chi phí và m ức độ sai hỏng Có thể nói rằng cơ sở vật chất chính là sương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm Cơ sở vật chất bao gồm: + Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ + Nhà xưởng + Bản quyền công nghệ, bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích.

Doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật với công nghệ hiện đại, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường

Việc quản lý vật tư hiệu quả đảm bảo sự trơn tru của hoạt động sản xuất, góp phần giảm chi phí Nguồn vật tư đa dạng cùng với sự dao động liên tục của giá cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ vật tư nhằm tránh được những chi phí phát sinh không cần thiết và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm Nếu như trang thiết bị là xương sống, cốt lõi của hoạt động chuyển hoá nâng cao chất lượng thì con người là lắp đặt vận hành hoạt động đó Thực tiễn đã cho thấy,con người là yếu tố chìa khoá của mọi hoạt động, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ máy móc thiết bị công nghệ cao đến đâu cũng không thể thay thế con người Yếu tố con người, vai trò nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực, thông qua nguồn lực này mà phát huy khả năng của các nguồn lực khác

3.1.5 Trình độ tổ chức và quản lý

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và trình độ tổ chức quản lý của các cấp quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và tổ chức việc thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, con người, kỹ thuật công nghệ thiết bị dù có trình độ cao đến đâu nhưng nếu không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng,ăn khớp giữa các khâu, các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được.

Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài, gồm những ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh, tác động đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Nhu cầu thị trường cao hơn nguồn cung phản ánh chất lượng sản phẩm tốt Cạnh tranh gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng vượt trội để thu hút khách hàng.

Thị trường với vai trò là toàn bộ trung tâm quá trình tái sản xuất Thị trường là điều kiện, là môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như chất lượng hàng hoá Thị trường là nơi kiểm nghiệm tính phù hợp của sản phẩm đối với tiêu dùng xã hội Thông qua thị trường (khách hàng), doanh nghiệp có thể biết đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình là cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không (tuỳ thuộc vào việc khách hàng có mua hàng của mình không) Mặt khác, thông qua thị trường, doanh nghiệp còn biết được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh là cao hay thấp từ đó có tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Như vậy, có thể nói rằng thị trường là một nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Thông qua doanh thu bán hàng, bán được hàng doanh nghiệp mới có được vốn để đầu tư vào các trang thiết bị, đầu tư cho cải tiến và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát minh sáng chế, đầu tư cho các chi phí chất lượng (chi phí sai hỏng, chi phí phòng ngừa, chi phí thẩm định), nhằm đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn

Để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt phải đối mặt với sự cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế Sự cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm và giảm chi phí Khi cạnh tranh càng gay gắt, chất lượng sản phẩm và dịch vụ càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng.

Do vậy, một doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình thì trước hết phải làm tốt chất lượng

Các điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm Đây là những yếu tố khách quan không tránh khỏi, do vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố này, tận dụng những thuận lợi đó để sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất

3.2.4 Cơ chế chính sách quản lý Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ Có cơ chế chính sách quản lý hợp lý sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Cơ chế chính sách quản lý là môi trường, là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ.

3.2.5 Hệ thống quản trị chất lượng

Hệ thống quản trị chất lượng là khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có được một hệ thống quản trị chất lượng tốt chính là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Các chuyên gia quản lý chất lượng đều đồng tình cho rằng thực tế có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra Vì vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đố là chất lượng của quản trị Quản trị chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản xuất, cần cải tiến nhằm làm cho sản phẩm phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng cao của người tiêu dùng.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Những điểm đạt được và chưa được

Qua phân tích thực trạng CLSP và công tác QLCL ta thấy có một số ưu điểm CLSP của công ty luôn được bảo đảm và không ngừng nâng cao Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến công ty đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, mức độ an toàn trong sử dụng cao, thoả mãn được các yêu cầu của bạn hàng.

Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ của sản phẩm đã đăng ký với Tổng cục TC-ĐL- CHIẾN LƯỢC phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của ngành Khi đánh giá công tác QLCL của công ty ta thấy công ty đã quản lý chất lượng khá tốt trong khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, khâu sản xuất và sau bán hàng, mặc dù trong mọi khâu còn những tồn tại nhỏ Các phòng ban, các bộ phận sản xuất được thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng công việc mà mình phụ trách Đặc biệt trong khâu sản xuất, công nhân sản xuất ở từng khâu tự kiểm tra chất lượng bán thành phẩm dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ kỹ thuật mà công ty đã đặt ra Mặt khác, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng thành phẩm rất kỹ Vì vậy, các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng

 Công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng

Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã được đại tu, tăng cường nhập khẩu của các nước Đức, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Đài Loan như: Máy dập cơ khí khác nhau như phụ tùng xe máy, ô tô; Máy tiện CNC, máy phay CNC có khả năng gia công các chi tiết cơ khí có độ chính xác cao Máy mài vạn năng, máy cắt dây CNC, máy xung tia lửa điện đảm bảo việc gia công các khuôn cối phức tạp, chính xác đạt chất lượng tốt; Máy dập ngang, máy đúc nhôm ngang, máy TARO tự động lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam (từ năm 2003), có công suất gấp 7 lần đến 10 lần so với máy chuyên dụng bình thường

Bảng 4.1 Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu

STT Danh mục tài sản Số lượng( cái) Năm

Sử dụng Nước sản xuất

Máy doa 03 Đến nay Nhật Bản

Máy mài mẫu 01 Đến nay Nhật Bản

Máy mài phẳng 08 Đến nay Đài Loan

Máy mài vô tâm 15 Đến nay Đài Loan

Máy tiện 300 Đến nay Đài Loan,

Máy tiện có bàn gá phụ NC 25 Đến nay Đài loan

3 Máy uốn (CNC) 6 Đến nay Đài loan

4 Máy hàn 25 Đến nay Nhật Bản , Đài Loan

5 Máy hàn TIG 6 Đến nay Đài Loan

6 Máy rèn nóng 3 Đến nay Đài Loan

7 Máy cắt vật liệu 1 Đến nay Nhật Bản

Nguồn: Phòng kĩ thuật sản xuất

Bảng 4.2 Chất lượng máy móc thiết bị theo giá trị(20016-2018)

STT Năm Nguyên giá( G) Hao mòn Giá trị còn lại(SV)

Nguồn: Phòng kĩ thuật sản xuất

Bên cạnh những thành tích đạt được, CLSP cũng như công tác QLCL của công ty còn nhiều hạn chế Sản phẩm của công ty đạt chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ thiết kế nhưng có một hạn chế tính kinh tế của sản phẩm chưa cao Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất là còn có sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt chất lượng trong các khâu của quy trình sản xuất Giá bán sản phẩm cao sẽ thoả mãn ít hơn nhu cầu tiêu dùng (nhu cầu kinh tế), người tiêu dùng muốn tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng Công tác QLCL của công ty mới chỉ bó hẹp ở chức năng kiểm tra chất lượng, các chức năng khác: hoạch định chất lượng,tiêu chuẩn thực hiện điều chỉnh- cải tiến chất lượng chưa được thực hiện đầy đủ Công tác QLCL do phòng KCS phụ trách thuộc trách nhiệm của phòng KCS, QLCL chưa phải là trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên trong công ty Phòng KCS là bộ phận nằm ngoài dây truyền sản xuất do vậy không phát hiện được nguyên nhân sai hỏng của sản phẩm từ đó tìm ra biện pháp khắc phục giảm tỷ lệ phế phẩm,đảm bảo và không ngưng nâng cao CLSP Trong khâu cung ứng nguyên vật liệu, công ty chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống QLCL của nhà cung ứng, nguyên vật liệu được kiểm tra trước khi mua nhưng vẫn không tránh khỏi còn có những nguyên vật liệu không đạt được tiêu chuẩn Trong bộ phận sản xuất, các sản phẩm hỏng không được thống kế đầy đủ vì vậy khó có thể kiểm soát được tình hình chất lượng sản phẩm,không thấy được nguyên nhân gây sai hỏng phổ biến để tìm cách khắc phục Các xí nghiệp sản xuất chỉ thống kê nguyên vật liệu hao hụt.

Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng

Công ty hoạt động trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, địa lý thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh Công ty sở hữu bề dày truyền thống trong lĩnh vực chế tạo máy, cùng dây chuyền thiết bị tiên tiến để sản xuất máy móc công nghệ hiện đại và máy chuyên dụng phục vụ sản xuất máy công cụ.

Có một đội ngũ cán bộ lành nghề, khả năng làm việc tốt, tâm huyết với nghề, đã gắn bó với công ty nhiều năm Có hệ thống khép kín từ khâu tạo phôi thép đến khâu gia công lắp ráp Hơn nữa công ty là cơ sở được Đảng và Nhà nước quan tâm ,có chủ trương đầu tư lớn nhờ đó có tiềm năng lớn về vốn, quan hệ rộng với các công ty trong và ngoài nước, nên có nhiều phương án sản xuất kinh doanh và hướng đầu tư

Hệ thống sản xuất kinh doanh tuy có nhiều cố găng nhưng khả năng phân tích thị trường còn chưa tốt, chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến không chủ động xây dựng chiến lược sản phẩm công ty cho từng giai đoạn Đội ngũ công nhân của công ty có tay nghề cao song độ tuổi bình quân cao, nên khả năng thích nghi với công nghệ mới còn hạn chế - Lực lượng kỹ thuật của công ty có tay nghề gia công nhưng lại tỏ ra hạn chế trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm mới đặc biệt là dây truyền thiết bị công nghệ Lực lượng điều hành sản xuất cần khắc phục những yếu điểm về công tác xây dựng kế hoạch Sẽ đặc biệt khó khăn cho trung tâm điều hành sản xuất các công nghệ với khối lượng lớn, nhiều khâu có sự tham gia của nhiều đơn vị trong và ngoài công ty - Chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp là do công ty chế tạo là mang tính đơn chiếc dẫn tới chi phí cho thiết kế, chế tạo tính cho một đơn vị sản phẩm là lớn Chi phí năng lượng, nhân công cao cho nhiều sản phẩm phải sửa chữa làm lại nhiều lần sẽ giảm sức cạnh tranh trên thị trường - Vốn kinh doanh còn thiếu do đặc điểm chung của ngành sản xuất công nghiệp là chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, do đó ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty - Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chưa ổn định đôi khi chất lượng còn chưa cao Trong suốt quá trình tồn tại của mình công ty gặp không ít những thuận lợi cũng như khó khăn Nhưng với sự lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty nên Cơ Khí Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ luôn giữ vững được vai trò là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam Công ty đã cung cấp được phần lớn thiết bị và phụ tùng thay thế cho các ngành kinh tế và từng bước tiến tới xuất khẩu Trong mấy năm gần đây công ty đã nghiên cứu triển khai gia công công nghệ cao ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM nâng cấp máy công cụ có khả năng thích hợp với hệ thống điều khiển CNK,PLC Đặc biệt công ty đã được tổ chức AIA và Quacert cấp chứng chỉ ISO 9002.

Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, chi phí sản xuất ngày càng giảm, điều kiện lao động được cải thiện Do đó công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

THIẾT LẬP PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Kiểm tra kiểm soát chất lượng

Để đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, Công ty tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng Kiểm soát chất lượng là biện pháp mang đặc tính tác nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện, đánh giá những khuyết tật của sản phẩm, những biến thiên của quá trình vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Công ty đã tổng hợp dữ liệu về mức độ hoàn thành chất lượng sản phẩm theo từng năm để xác định các vấn đề cần giải quyết và cải thiện chất lượng Với sự trợ giúp của biểu đồ Pareto, công ty đã phân loại và xử lý các sản phẩm không đạt yêu cầu theo thứ tự từ nhiều đến ít.

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty do phong KCS đảm trách.

Thực tế cho thấy, hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ ở tất cả các khâu, các quá trình sản xuất thì sẽ ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những sai sót để từ đó có những biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Do vậy, Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng trên cơ sở sử dụng những phương pháp kiểm tra thích hợp Trước mắt Công ty cần phải thực hiện các chế độ kiểm tra sau:

- Công ty tự kiểm tra chính sản phẩm của mình

- Tổ chức sản xuất và quản đốc phân xưởng phải kiểm tra và chấp hành tiêu chuẩn quy trình định mức

- Cán bộ chuyên trách kiểm tra phải nghiêm khắc xử lý đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng Đặc biẹt phải chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng NVL đầu vào.

Vẽ các biểu đồ

Biểu đồ pareto là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước.

Bảng 5.3 Thống kê các sản phẩm trục dập ngang không đạt chất lượng

Lỗi SP không đạt chất lượng Tỉ lệ Tích lũy

Cách vẽ biểu đồ Pareto:

Bước 1: Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu.

Bước 2: Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.

Bước 3: Tính tỷ lệ % của từng dạng sat sót.

Bước 4: Xác định tỷ lệ % sai số tích lũy.

Bước 5: Biểu diễn đồ thị dạng cột theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng loại sai sót Các loại sai sót được sắp xếp theo thứ tự tỷ lệ giảm dần, loại sai sót có tỷ lệ cao nhất sẽ được biểu diễn đầu tiên.

Bước 6: Vẽ đường tích lũy theo số % tích lũy đã tính.

Bước 7: Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót lên đồ thị

Biểu đồ pareto các sản phẩm lỗi

- Từ biểu đồ ta nhận thấy sản phẩm có lỗi cong vênh chiếm tỷ lệ cao và ảnh hưởng đến sản phẩm lớn nhất

- Để cải thiện chất lượng cho sản phẩm trục dập ngang chúng ta cần phải tập trung xử lý vấn đề sản phẩm bị cong vênh trước

Hình 1 Biểu đồ phân tích nguyên nhân gây ra sai hỏng

Bảng 5.4 Các nhân tố chính, phụ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Nhân tố chính Nhân tố phụ Nguyên nhân

1.1.1 Công nhân không được chỉ đạo.

1.1.2 Trách nhiệm giám sát không rõ ràng.

1.2.2 Ý thức chấp hành chưa cao

2.1.1 Bề mặt khuôn không được nhẵn do sử dụng lâu 2.1.2 Nứt do va đập

2.2 Cân không chính xác 2.2.1 Do sử dụng nhiều lần và lâu ngày

3.1 Độ ẩm 3.1.1 Thiếu thiết bị kiểm tra 3.2 Nhiệt độ

3.1.2 Thiếu thiết bị kiểm tra và chuyên môn chưa đúng

4.1 Trình tự gia công 4.1.1 Thứ tự gia công chưa hợp lí

4.2 Phương pháp ra khuôn không tốt

4.2.1 Trước khi làm khuôn không được bôi sáp chống dính

4.2.2 Thao tác của công nhân không cẩn thận -

5.2.3 Biểu đồ Kiểm soát (Control Chart) Để chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, công ty đã quyết định dùng biểu đồ biểu kiểm soát ( ̅ – R) để theo dõi tình trạng diễn biến về kích thước (giá trị độ dài - cm) của sản phẩm trục dập ngang Trong 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày tại các thời điểm khác nhau người ta tiến hành lấy mẫu, mỗi mẫu gồm 5 kết quả đo như bảng dữ liệu dưới đây:

Bảng 5.5 Bảng kết quả đo các mẫu được lấy trong 5 ngày

Thứ tự các phép đo trong mẫu (ngày) Tổng T/B Độ rộng

Biểu đồ kiểm soát được sử dụng nhằm phân biệt những biến động do các nguyên nhân đặc biệt được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra với những biến ngẫu nhiên vồn có của quá trình.

Sau đây là các bước chi tiết để vẽ biểu đồ kiểm soát

Bước 1: Tính giá trị trung bình và độ phân tán của từng nhóm mẫu

Bước 2: Tính giá trị đường tâm

- Biều đồ kiểm soát giá trị trung bình

X´ i =∑ i=1 n X´ i n 03.8 10 0.38 - Biểu đồ kiểm soát độ phân tán:

Bước 3: Tính giới hạn trên và giới hạn dưới

- Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình

UCL = 𝑋 ̅ ̅+ 𝐴2 ∗ 𝑅̅= 30.38+ 0.577 ∗ 27 = 45.96 LCL = 𝑋 ̅ ̅ − 𝐴2 ∗ 𝑅̅ = 30.38 − 0.577 ∗ 37 = 14.8 - Biểu đồ kiểm soát độ phân tán

37Bảng 5.4 Các giá trị hằng số

Bước 4: Vẽ biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình và độ phân tán

Biểu đồ kiểm soát giá trị trung bình X

Xi CL X-bar UCL X LCL X

Chỉ tiêu X có mức chỉ tiêu tuyệt đối là 30.38 và mức dung sai mà kỹ thuật cho phép biến động từ 14.8 đến 45.96 Qua xem xét trên thực tế với 10 lần thử kết quả tương ứng với chỉ tiêu cho phép Trường hợp này tuy không cần điều chỉnh giá trị chỉ tiêu nhưng cần xét thêm về tình trạng biến động

Biểu đồ kiểm soát phân tán R

Chỉ tiêu R có mức chỉ tiêu tuyệt đối là 27 và mức dung sai mà kỹ thuật cho phép biến động từ 0 đến 57.1 Qua xem xét trên thực tế với 10 lần thử kết quả tương ứng với chỉ tiêu cho phép Trường hợp này tuy không cần điều chỉnh giá trị chỉ tiêu nhưng cần xét thêm về tình trạng biến động Trong trương hợp khác nếu chỉ tiêu khac xa với thực tế ta có thể phải điều chỉnh lại mức chỉ tiêu kĩ thuật cho sát với tình hình thực tế Qua việc kiểm tra thì chất lượng sẽ được đảm bảo và có độ tin cậy với người tiêu dùng.

Kiểm tra vật tư đầu vào

Phòng KCS có trách nhiệm đảm bảo các vật tư, sản phẩm đầu vào đều được kiểm tra thực nghiệm, đánh dấu, nhận biết và kết luận trước khi nhập kho.

Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho Thủ kho thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện những tác động xấu của môi trường đến chất lượng sản phẩm.

Những vật tư có yêu cầu sản xuất gấp được giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước thì sau phòng KCS vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra lô vật tư sản phẩm đó Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp thì phải thu hồi ngay số vật tư đã phát và các sản phẩm được chế tạo từ số vật tư đó.

Những nguyên vật liệu, vật tư mua trực tiếp của nhà sản xuất có đầy đủ chứng chỉ về chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc nhà cung ứng thực hiện và bảo hành sản phẩm đó thì được miễn kiểm tra thử nghiệm đầu vào trừ trường hợp nghi vấn.

Phương châm của công ty là để có chất lượng sản phẩm tốt phải làm đùng và làm tốt ngay từ đầu.

Công tác thu mua và quản lý trong khâu thiết kế

Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo nhiệm vụ của nhà nước giao, khâu thiết kế của công ty còn chưa đạt yêu cầu như mong muốn

Việc kiểm soát thiết kế chủ yếu là từ cấp trên và các chuyên gia và các đối tác đảm nhiệm Công ty đang khắc phục để hoàn thiện hệ thống quản lý của mình theo tiêu chuẩnISO 9001:2000

Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát chất lượng (KCS) mà còn là trách nhiệm của từng công nhân vận hành Dưới sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của bộ phận KCS, mỗi cá nhân trong dây chuyền sản xuất đều phải chủ động tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng ở từng công đoạn Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt kỹ thuật.

+ Qua một thời gian áp dụng hệ thông quản lý chất lượng ISO 9000, tháng 01/

2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 đây là hướng đi đúng trong quá trình hội nhập và nó thể hiện sự nỗ lực lớn của công ty, khi đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu vì mục tiêu chất lượng, công ty đã ban hành và áp dụng các chương trình sau:

 Quy trình xem xét hợp đồng: QT03

 Quy trình mua hàng: QT06

 Quy trình kiểm soát tài liệu: QT 05.1; QT05.2.

 Quy trình kiểm tra thử nghiệm: QT10.3; QT 10.4; QT10.5.

 Quy trình kiểm soát thiết bị đo lường thử nghiệm: QT1154

 Quy trình trạng thái kiểm tra thử nghiệm: QT 12

 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp: QT13

 Quy trình xếp rỡ lưu kho, bảo quản và giao hàng

Hiện nay toàn công ty đang thực hiện mục tiêu chất lượng cho giai đoạn sắp tới, các mục tiêu cụ thể như sau:

+ Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản trị theo ISO 9002 với phương châm khoa học - kỹ thuật.

+ Tiếp tục xem xét và hoàn thiện hệ thống văn bản hiện có và bổ sung thêm những chế độ cần thiết đặc biệt là quá trình có nhiều đơn vị tham gia.

+ Xem xét tính hiệu lực của hệ thống thông qua các kỳ đánh giá nội bộ Qua việc xem xét những lỗi ban quản lý chất lượng đã gửi biên bản kiểm tra tới từng phòng ban, xin ý kiến khắc phục và sau đó tổng hợp lại để tìm lại những biện pháp hĩu hiệu nhất khắc phục những vị phạm đã xẩy ra.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ISO để nhắc nhở và nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên khi thực hiện công việc.

- Để giảm tỉ lệ sai hỏng công ty đã thực hiện những biện pháp sau:

+ Phát động phong trào quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng.

+ Hướng dẫn phương pháp quản trị chất lượng, nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm quản trị chất lượng

+ Tiếp tục thực hiên kiểm tra thống kê vào quản trị chất lượng

+ Lập hồ sơ theo giõi hàng hỏng, trong đó xác định số lượng tỷ lệ hàng hỏng, các nguyên nhân và biện pháp khắc phục phòng tránh.

+ Mở chuyên mục ISO 9002 trên bản tin CKH để tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hệ thống quản trị chất lượng của công ty.

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức khối kỹ thuật đảm bảo tập trung liên tục, hiệu quả, năng lực chuyên môn Thiết lập hệ thống tài liệu kỹ thuật của công ty trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ, thiết bị, kiểm tra thử nghiệm.

- Tại các phân xưởng công ty đã tổ chức chương trình 5S, bao gồm các nội dung sau:

+ Sắp xếp và quy hoạch, nâng cao hệ thống thiết bị.

+ Sửa chữa làm sạch nền tường, thông thoáng ở các phân xưởng.

+ Sắp xếp nơi làm việc, nơi để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu…

+ Thực hiện việc lau chùi thiết bị mỗi ngày, mỗi ca 30 phút.

+ Thường xuyên kiểm tra tổng kêt và lập kế hoach với mỗi đơn vị.

Với phương pháp 5S giúp sản phẩm luôn được kiểm tra nghiêm ngạt, sạch sẽ.

Trong lối quản trị này, sự vận hành của một tổ chức dựa trên việc các nhân viên tuân theo các bộ tiêu chuẩn (bao gồm cả quy tắc, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,…) trong các không gian quy ước Nhân viên làm đúng tất cả những tiêu chuẩn được đặt ra cho mình trong một không gian của mình, và 5S cung cấp tiêu chuẩn xác định mối quan hệ của anh ta với không gian đó, thông qua các quy tắc như sau:

Sắp xếp mọi thứ trong không gian, chỉ giữ những vật dụng cần thiết cho công việc.

Theo đó, cần một thao tác liệt kê, phân loại và lên danh sách các trang thiết bị và đồ vật cần thiết Những gì nằm ngoài danh sách đó cần được dọn khỏi khu vực làm việc.

Khâu này đảm bảo mọi vật dụng được xác định và mỗi loại vật dụng đều có một vị trí xác định trong không gian làm việc Cần thiết lập một logic giữa các vật dụng tương ứng với vai trò của chúng trong công việc, tiện cho các nhân viên sử dụng chúng.

Giữ không gian làm việc sạch sẽ không những đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tạo động lực cho mọi nhân viên Để duy trì môi trường này, cần phải phân công lịch quét dọn chỗ làm cụ thể cho từng người, đảm bảo không gian làm việc luôn gọn gàng, tạo cảm giác thoải mái và chuyên nghiệp.

Săn sóc là duy trì ổn định và chuẩn hóa 3S đầu (Seri, Seiton, Seiso) Để duy trì 3S, cần quy định rõ phạm vi trách nhiệm của từng cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại mỗi vị trí S4 rèn giũa ý thức tuân thủ của nhân viên, thúc đẩy việc duy trì và cải tiến 3S Việc thực hiện săn sóc 3S và S4 giúp duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ và an toàn tại nơi làm việc, tạo ra môi trường làm việc thoải mái và năng suất cao hơn.

Tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân, tăng năng suất chung của công ty.

5.5.2.Thành lập nhóm chất lượng Để tìm ra được nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giảm tỉ lệ khuyết tật của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất Công ty tổ chức nhóm chất lượng từ 4-7 nhân viên cùng làm việc với nhau để giải quyết những vấn đề chung có liên quan đến công việc.

Nhóm chất lượng này cần phải được đào tạo về cách sử dụng các kĩ thuật và công cụ quản lí chất lượng như: biểu đồ Pareto, biểu đồ xương cá, chu trình PDCA, lưu đồ, phương pháp tấn công não… Việc đào tạo ban đầu có thể do người trong công ty am hiểu về lĩnh vực này hoặc mời chuyên gia hướng dẫn.

Đặt ra các mục tiêu vận hành rõ ràng, cụ thể, cập nhật kiến thức về quản trị chất lượng liên tục Giao việc phù hợp với năng lực từng cá nhân, đúng thời điểm và nhiệm vụ Hướng dẫn các nhóm đảm bảo thực hiện đúng vai trò của nhóm chất lượng.

CẢI TIẾN QUÁ TRÌNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Định hướng khách hàng

Nội dung: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không những đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng

Phân tích: Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thoả mãn khách hàng Nó cũng đòi hỏi ý thức cải tiến, đổi mới công nghệ, khả năng thích ứng nhanh và đáp ứng nhanh chóng mau lẹ các yêu cầu của thị trường; giảm sai lỗi khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng

Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hành chính công phải lấy khách hàng làm định hướng Doanh nghiệp cần sản xuất và bán những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần, tương tự như cơ quan nhà nước phải phục vụ người dân, đáp ứng nhu cầu của họ.

Các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển đều với mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc phục vụ thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng Điều đó có nghĩa là khách hàng chính là người mang lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, có khách hàng nghĩa là có doanh số, lợi nhuận và vì thế công ty mới có thể tồn tại và phát triển được

Khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức Họ là động lực thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp Trong quá khứ, mô hình sản xuất tập trung vào phát triển sản phẩm rồi tìm cách bán chúng cho khách hàng đã gặp phải nhiều khó khăn như tồn kho lớn, khiếu nại khách hàng tăng cao và mất khách hàng nhiều hơn.

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 là một sự thay đổi có tính bước ngoặt khi khái niệm “sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra” đã được chuyển sang “sản phẩm là cái mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng” Điều đó cho thầy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng Định hướng khách hàng sẽ giúp cho công ty xác định rõ khách hàng hiện tại và tương lai của mình là những ai, họ ở đâu và họ muốn gì Hoạt động kinh doanh của công ty khi đó được nhìn bằng con mắt của chính khách hàng Những nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được thỏa mãn từ những sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã, đang cung cấp cho khách hàng và khi đó công ty sẽ luôn luôn tìm mọi cách để cải tiến các sản phẩm dịch vụ đó Có thể nói, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu của tất cả các công ty trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, sự thỏa mãn dường như mới chỉ là bước đầu tiên.

Bởi vì, giả sử rằng một công ty bán một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì công ty nào đó khác cũng có thể bán sản phẩm tương tự và cũng thỏa mãn được khách hàng Và như vậy, ít nhất sẽ có một lượng khách hàng nhất định dịch chuyển sang công ty khác Điều mà các công ty cần quan tâm hơn nữa là phải chiếm được tâm trí và trái tim của khách hàng Hay nói cách khác là công ty phải đáp ứng và cố gắng vượt sự mong đợi của khách hàng Công ty có thể thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng như:

Các hoạt động nghiên cứu thị trường

Các hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng như: Hội nghị khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng, hội thảo, hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

Các hoạt động xúc tiến bán hàng, giải quyết các ý kiến, thắc mắc của khách hàng.

Ngoài ra, các công ty cần phải theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc công ty có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó như một

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng là quá trình đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều phòng ban trong công ty Do đó, cần truyền đạt hiệu quả nhu cầu của khách hàng trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi người hiểu rõ và thực hiện đầy đủ Định hướng khách hàng cũng bao gồm việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hiệu quả với khách hàng, không chỉ như một nguyên tắc đơn thuần mà đã trở thành một phần của hệ thống quản lý doanh nghiệp Mô hình Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là mô hình định hướng trong doanh nghiệp, được coi như một chiến lược kinh doanh chứ không chỉ là dịch vụ khách hàng Thực hiện định hướng khách hàng giống như việc một chiếc xe đạp có khung là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, bánh trước là hệ thống CRM và bánh sau là hệ thống ERP.

Sự lãnh đạo

Nội dung: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong viêc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

Phân tích: Hoạt động chất lượng sẽ không thể đạt được kết quả nếu không có sự cam kết triệt để của lãnh đạo cấp cao Lãnh đạo tổ chức phải có tầm nhìn xa, xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng Để củng cố những mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của tổ chức Lãnh đạo phải chỉ đạo và xây dựng các chiến lược, hệ thống và các biện pháp huy động sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao năng lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể được

Qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động như lập kế hoạch, xem xét đánh giá hoạt động của tổ chức, ghi nhận những kết quả hoạt động của nhân viên, lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ tổ chức Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng,mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng,điều khiển chất lượng,đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng Như vậy, để quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả thì vai trò của sự lãnh đạo là rất quan trọng

Người lãnh đạo xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng dựa trên tầm nhìn xa của lãnh đạo Để củng cố mục tiêu này cần sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là thành viên tích cực nhất của doanh nghiệp.

Lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các chiến lược,hệ thống và các biện pháp huy động sức sáng tạo của nhân viên để nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đạt kết quả tốt nhất có thể đạt được.

Tiếp cận theo quá trình

Nội dung: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình

Phân tích: Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được tiến hành theo một trình tự hợp lí để tạo ra các kết quả/sản phẩm có giá trị cho tổ chức Nói một cách khác, quá trình là dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm hữu ích dành cho khách hàng bên ngoài hay khách hàng nội bộ Để hoạt động hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lí nhiều quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ tạo thành đầu vào của quá trình tiếp theo Việc xác định một cách có hệ thống và quản lí các quá trình được triển khai trong tổ chức và đặc biệt quản lí sự tương tác giữa các quá trình đó được gọi là cách “tiếp cận theo quá trình”

Quản lý chất lượng phải được xem xét như một quá trình, kết quả của quản lý sẽ đạt được tốt khi các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình Quá trình là một dãy các sự kiện nhờ đó biến đổi đầu vào thành đầu ra Để quá trình đạt được hiệu quả thì giá trị của đầu ra phải lớn hơn đầu vào, có nghĩa là quá trình gia tăng giá trị

Trong một tổ chức, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước đó, và toàn bộ quá trình trong tổ chức tạo thành hệ thống mạng lưới của quá trình Quản lý hoạt động của một tổ chức thực chất là quản lý các quá trình và các mối quan hệ giữa chúng.

Quản lý tốt mạng lưới quá trình này cùng với sự đảm bảo đầu vào nhận được từ bên cung cấp, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để thoả mãn nhu cầu khách hàng Cách tiếp cận định hướng tới khách hàng theo quá trình giúp cho việc kiểm soát chất lượng hệ thống được chặt chẽ hơn, đảm bảo tất cả các quá trình đều được giám sát và chịu sự kiểm tra của hệ thống Điều này hướng đến việc nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Quản lý theo hệ thống

Nội dung: Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp

Phân tích: Tổ chức không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hoà các yếu tố này Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để phục vụ mục tiêu chung của tổ chức Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Cải tiến liên tục

Với mục tiêu đạt được khả năng cạnh tranh và chất lượng vượt trội, các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến Cải tiến liên tục là kim chỉ nam đồng thời cũng là phương pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, thích ứng với những thay đổi của thị trường và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Phân tích: Chất lượng định hướng bởi khách hàng, mà nhu cầu mong muốn của khách hàng là luôn luôn biến đổi theo xu hướng muốn thoả mãn ngày càng cao các yêu cầu của mình, bởi vậy chất lượng cũng luôn cần có sự đổi mới Muốn có sự đổi mới và nâng cao chất lượng thì phải thực hiện cải tiến liên tục, không ngừng

Cải tiến là mục tiêu tối thượng và cũng là phương pháp thiết yếu của mọi tổ chức Để có thể cạnh tranh ở mức độ cao nhất, các tổ chức phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động để đáp ứng nhu cầu不断变化的 thị trường và vượt qua mọi thách thức.

Sự cải tiến đó có thể là từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt Cải tiến đó có thể là cải tiến phương pháp quản lý, cải tiến, đổi mới các quá trình, các thiết bị, công nghệ, nguồn lực, kể cả cách sắp xếp bố trí lại cơ cấu tổ chức quản lý Tuy nhiên trong cải tiến cần phải tính kỹ và mang tính chắc chắn, bám chắc vào mục tiêu của tổ chức.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Nâng cao chất lượng NVL đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng cấu thành nên sản phẩm, do vậy chất lượng NVL quyết định đến chất lượng sản phẩm Là Công ty sản xuất đa dạng và nhiều loại sản phẩm nên NVl dùng vào sản xuất cũng bao gồm nhiều chũng loại, quy cách khác nhau.

Hiện tại công tác mua sắm và đảm bảo NVL đầu vào phục vụ quá trình sản xuất chưa được tốt ví như Công ty chưa thực sự đi tìm nhà cung ứng tốt nhất cho mình, nhiều khi còn phụ thuộc vào địa điểm cung cấp NVL do Tổng công ty chỉ đạo, chưa đi tìm các nguồn nguyên liệu có thể thay thế với giá thành rẻ hơn nhưng vẩn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, Công tác thu mua bảo quản NVL còn chưa tốt, kho chứa NVL chưa đảm bảo các điều kiện tót nhất để bảo quản NVL, lượng NVL xuất và nhập kho chưa được theo dõi chặt chẻ nhiều khi gây lãng phí, thất thoát ra ngoài tất cả những điều đó đã làm cho sản phẩm chưa đạt được tỷ lệ thành phẩm cao nhất, chưa có chất lượng tốt nhất và gía thành lại cao do phải tiêu hao nhiều nguyên liệu mà thực tế không phải vậy, chỉ la do công tác quản lý sử dụng NVL chưa tốt mà thôi Do vậy, để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao Công ty cần có những biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng NVL đầu vào như sau:

- Trước tiên đội ngũ cán bộ phải dựa trên cơ sở thống kê để xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp với điều kiện, phù hợp với từng loại máy móc Từ đó để tính chính xác chi phí nguyên vật liệu chính là cơ sở để tính giá thành sản phẩm sao cho đưa ra được các biện pháp hạ giá thành và xác định gía bán phù hợp

- Tìm và lựa chọn nhà cung ứng ổn định, lâu dài, chất lượng tốt, giá cả hợp lý Đối vớiNVL nhập ngoại, Công ty cần tìm nhà cung ứng đáng tin cậy, xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định Hạn chế việc thay đổi nhà cung ứng để tránh tình trạng mua phải hàng hoá, nguyên liệu trôi nối trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất sứ, chất lượng kém ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư thích đáng cho công tác bảo quản bao gồm kho tàng và các công cụ bảo quản vật liệu Công tác này phải được quan tâm thường xuyên, hệ thống kho tàng phải được thoáng mát, nhìn chung công tác quản lý vật liệu cần phải tiến hành các hoạt động mua, vận chuyển, bảo quản, giao nhận cấp phát kiểm tra.

- Giao cho bộ phận nghiên cứu thị trường tìm hiểu, so sánh và tạo ra nguồn cung ứng thường xuyên lâu dài và ổn định về giá cả phải hợp lý Thực hiện tốt kiểm tra nguyên vật liệu khi mua, khi xuất kho để đi vào sản xuất, kiểm tra phải chú ý về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu của cán bộ kỹ thuật nhằm đề xuất phương án tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm đề xuất phương án tiết kiệm NVL, sử dụng VNL có thông số kỷ thuật khác nhau một cách linh hoạt để giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Hiệu quả đạt được trong giải pháp này là doanh nghiệp sẽ bảo đảm được chất lượng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ cả về chất lượng lẫn số lượng,nguồn cung cấp ổn định giá cả hợp lý, công tác bảo quản được quan tâm, chất lượng nguyên vật liệu được bảo đảm việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên không gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh Tóm lại doanh nghiệp sẽ chủ động được trong sản xuất, sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chât lượng sản phẩm, nó phản ánh năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật và mức độ hiện đại của Công ty Đó là điều kiện cần thiết đểnâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Tuy đã có những công nghệ, quy trình hiên đại phuc vụ cho quá trình sản xuất như công nghệ khuôn cáp tươi của Đức hay các băng chuyền hiện đại nhưng hiện nay Công ty có khoảng 600 máy móc thiết bị đa phần đều đã cũ kỹ, lac hậu Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: làm giảm lượng thành phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra không đạt được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp như mong muốn, gây chậm chễ trong viêc chế tạo sản phẩm Do vậy,

51 Để nâng cao chất lượng sảnphẩm đắp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì Công ty phải ưu tiên cải tiến thêm nữa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trước hết Công ty nên đầu tư vào một số khâu sau:

- Đầu tư dây truyền thiết bị công nghệ đúc gang chất lượng cao và hiện đại hoá dây truyền thiết bị công nghệ đúc thép Nhờ thực hiện những việc trên công ty đã thu được những thành quả sau:

+ Dây truyền đúc gang hiện đại có thể đúc được các gang cần, gang dẻo với tỷ lệ phế phẩm dưới 5%

+ Dây truyền đúc thép được hiện đại hoá,đảm bảo được các phôi lớn, đúc mác phục vụ cho cơ khí nặng như phôi bánh răng xi măng lò quay, phôi các loại giảm tốc lớn, các loại bơm nước…

+ Công ty có khả năng cung cấp phôi gang, phôi thép đảm bảo chất lượng - Đầu tư xây dựng xưởng cơ khí chính xác với trung tâm gia công và máy công cụ công nghệ đảm bảo gia công chính xác trục chính, hộp số, băng trượt trong máy công cụ và các thiết bị cơ khí khác.

- Đầu tư nâng cao khả năng ứng dụng tự động trong thiết kế, chế tạo và quản lý chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư máy móc thiết bị cho xưởng cơ khí lớn.

Trang bị thêm các máy tính, máy vẽ , Các phần mềm phục vụ cho tính toán thiết kế sản phẩm và lập quy trình công nghệ chế tạo máy.

Đào tạo bồi dưởng nâng cao trình đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao

Con người luôn là trung tâm, là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ và năng lực của con người trong trong việc quản lý chất lượng sẽ quyết định đến việc hình thành chất lượng sản phẩm tốt hay xấu Tuy nhiên trong quá trình sản xuất chất lượng có được đảm bảo hay không lại phụ thuộc vào ý thức,trách nhiệm của người sản xuất Do vậy, doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa hoc công nghệ, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao và luôn phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hiện trạng của Công ty, trình độ cán bộ công nhân viên tương đối ổn định với tay nghề tốt Tuy nhiên, tồn tại một hạn chế là đội ngũ lao động này có độ tuổi trung bình cao, cụ thể là 38,04 tuổi.

Lượng công nhân có tay nghề cao trong Công ty không nhiều nên sản phẩm được tạo ra bởi đội ngũ lao động tại công ty chưa thực sự tốt, Do đó yêu cầu cấp thiết hiện nay là:

- Công ty phải trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học kỷ thuật, cụ thể là:

- Tổ chức đào tạo ngắn hạn với nội dung chương trình và thời gian phù hợp cho đội ngũ công nhân viên hiệ có Đây là biện pháp nhằm hoàn thiện và cung cấp những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, về kỹ năng và tác phong công nghiệp cho người lao động

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên, giúp họ có hướng phấn đấu, nâng cao và hoàn thiện tay nghề của mình Từ đó giúp được Công ty biết được tay nghề, chuyên môn của từng lao động để có hướng đào tạo thích hợp Tuyên truyền và giáo dục ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc để công nhân có tinh thần tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.

- Cần tạo động lực tốt cho người lao động trong công ty bằng cách đưa ra những chính sách về tiền lương và tiền thưởng hợp lý, từ đó công nhân mới có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao.

Về công tác tuyển dụng, Công ty cần phối hợp với các trường kỹ thuật đẻ tuyển dụng những sinh viên ưu tú, nhằm trẻ hoá đội ngủ lao động Biện pháp này phải đi đôi với việc đưa ra mức lương thoả đáng cho cán bộ trẻ, mới ra trường để họ yên tâm làm việc, hăng hái phát huy sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của Công ty Mặt khác phải nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng học sinh vào trường trung học công nghệ chế tạo máy để đảm bảo đầu ra là những công nhân có trình độ tay nghề cao, có ý thức trách nhiệm trong công việc

Kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002

Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt dịch vụ Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm và nổ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cấp lãnh đạo toàn Công ty

Việc đạt chứng nhận ISO9002 đã nâng cao uy tín, thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và ký kết hợp đồng Để ký được hợp đồng dài hạn, chất lượng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu khách hàng về độ ổn định, giá cả phù hợp và hoàn thành đúng hạn Công ty cần tăng cường nỗ lực trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM TQM là phương pháp kiểm soát, phòng ngừa sai sót ngay từ đầu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm vượt trội.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty do phong KCS đảm trách Thực tế cho thấy, hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ ở tất cả các khâu, các quá trình sản xuất thì sẽ ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những sai sót để từ đó có những biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Do vậy, Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng trên cơ sở sử dụng những phương pháp kiểm tra thích hợp Trước mắt Công ty cần phải thực hiện các chế đọ kiểm tra sau:

- Công ty tự kiểm tra chính sản phẩm của mình.

- Tổ chức sản xuất và quản đốc phân xưởng phải kiểm tra và chấp hành tiêu chuẩn quy trình định mức.

- Cán bộ chuyên trách kiểm tra phải nghiêm khắc xử lý đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng Đặc biẹt phải chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng NVL đầu vào Để làm được điều này phòng KCS phải thực hiện những biện pháp sau:

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chuẩ về chất lưọng sản phẩm, công việc này giúp cho người sản xuất biết được cônh việc phải tiến hành.

- Thực hiện kiểm tra chất lượng ở tất cả các khâu, các sản phẩm xuất xưởng

Khi phát hiện phế phẩm trong một khâu nào đó cần kiên quyết từ chối thu nhận,tìm nguyên nhân và các biện pháp sữa chữa Đặc biệt phải sử dụng các biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp gây ra sai sót này nhằm làm tăng ý thức trách nhiệm của nhân viên đối với công tác chất lượng.

Tăng cường công tác thị trường

Tuy đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhưng Công ty còn nhiều hạn chế trong khả năng phân tích thị trường dẫn tới không chủ động trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm, do đó không chủ động được về mặt thị trường dẫn đến tiến độ thực hiện các hợp đồng nhiều khi cũng bị ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm còn mắc những sai sót hay chưa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng Để khắc phục điều này Công ty cơ khí Hà Nội cần tiến hành những việc sau:

- Tăng cường chính sách marketing nhằm thu thập đầy đủ chính xác những nhu cầu cần thiết về sản phẩm ở ngoài thị trường, để thực hiện được điều này công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường công tác quảng cáo sản phẩm, giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh thông tin đại chúng như: báo đài, tivi, tham gia hội trợ, hội nghị khách hàng… Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường, đánh giá về khách hàng như: nhu cầu thanh toán, đòi hỏi về chất lượng, giá cả và số lượng Công ty cũng cần phân đoạn thị trường và dự báo nhu cầu trong những năm tiếp theo

Để đảm bảo hiệu quả khi sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp cần tổ chức bán thử nghiệm sản phẩm để thu thập thông tin về sản phẩm Điều kiện tiên quyết là hoàn thiện bộ phận tiếp thị Hoàn thiện bộ phận tiếp thị giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, mở rộng thị trường, nghiên cứu và dự báo thị trường Vì vậy, cần xây dựng bộ phận tiếp thị trở nên chuyên nghiệp, tinh gọn và có hiệu quả cao.

Công ty cần giao cho bộ phận tiếp thị toàn bộ chức năng thương mại bao gồm các công việc như: điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, thực hiện ký kết hợp đồng, tổ chức quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thị trường để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ marketing Đây là điều cần thiết vì trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thị trường tại Công ty còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thị trường Công ty có thể cử cán bộ đi học thêm để nâng cao trình độ hoặc mời chuyên gia về thị trường đến giảng dạy tại Công ty.

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

“Sản phẩm hàng hoá là kết quả của sự tác động của con người vào đối tượng lao động thông qua các công cụ lao động” Việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ trực tiếp tạo điều kiện cho quá trình sản xuất có được các sản phẩm có chất lượng cao, hiện đại phù hợp với xu thế tiêu dùng Đây là một hướng đi hiệu quả nhất và cũng tạo được chỗ đứng vững nhất trong cuộc chiến cạnh tranh Để có thể ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả nhất, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo những cách sau:

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần tập trung huy động vốn tự có hoặc vốn vay để từng bước mua sắm và đổi mới cơ sở vật chất bao gồm : hệ thống dây chuyền sản xuất công nghệ, hệ thống đo lường và kiểm tra chất lượng

Khi áp dụng cách này, doanh nghiệp cần phải xem xét cẩn thận khi chọn mua các loại máy móc công nghệ để tránh mua phải những máy móc cũ, tiêu tốn nhiều nhiên - nguyên liệu Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý mối quan hệ về vốn - công nghệ – tiêu thụ

Trong điều kiện hạn chế về vốn, doanh nghiệp nên tập trung vào cải tiến chất lượng thông qua các biện pháp động viên và khuyến khích người lao động Những biện pháp này bao gồm cả vật chất và tinh thần, nhằm tạo động lực cho nhân viên không ngừng tìm tòi, học hỏi và phát huy nội lực Từ đó, họ có thể đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý kỹ thuật các máy móc thiết bị Những nỗ lực này giúp doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả và lâu dài hơn, góp phần tiết kiệm chi phí.

Thứ ba: Doanh nghiệp cần có chính sách, quy chế tuyển chọn, bồi dưỡng trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài Đảm bảo điều kiện cho cán bộ khoa học chuyên tâm vào việc nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin khoa học để đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin

57 phục vụ cho sản xuất, tạo sự gắn kết giữa khoa học và đào tạo với quá trình sản xuất kinh doanh.

Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân

Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất Lao động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công tác chất lượng Lao động được phân công cụ thể, có trách nhiệm và năng lực thì chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngược lại

Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, cải tiến công nghệ sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, giúp họ hiểu được vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào, ban lãnh đạo cần đề ra những tiêu chuẩn cụ thể Các công nhân phải thoả mãn được những yêu cầu của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo được sức khoẻ Để không ngừng nâng cao về tri thức,trình độ nghề nghiệp doanh nghiệp nên tuyển chọn những cán bộ quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề theo một phạm vi thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến công tác, sản xuất Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người giỏi nhất làm gương sáng trong lao động và học tập từ đó phát động phong trào thi đua sản xuất trong toàn doanh nghiệp Nếu thực hiện tốt điều này không những chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn tạo ra năng suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mở rộng thị trường.

Nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật

Đội ngũ cán bộ quản lý là bộ phận cấp cao trong doanh nghiệp Vì vậy, họ phải là những người đi đầu trong các hoạt động, các phong trào hướng dẫn người lao động hiểu rõ từng việc làm cụ thể Ban giám đốc phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó đề ra đường lối chiến lược, từng bước dìu dắt doanh nghiệp vươn lên

Bộ máy quản lý hiệu quả gồm những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm với doanh nghiệp Họ phải huy động được năng lực của công nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp tác khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ kỹ năng, quản lý và sản xuất Cán bộ quản lý cần nắm rõ nhu cầu của công nhân, đáp ứng đầy đủ và áp dụng chế độ thưởng phạt nghiêm minh Họ truyền đạt tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm đến mọi thành viên, tạo sự đồng thuận và chung tay thực hiện.

Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm

Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũng khó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của người tiêu dùng Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đi sâu giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để phân khúc thị trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tận tình, chu đáo hơn

Hơn nữa, các doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing đảm nhiệm vai trò nghiên cứu về khách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh để cung cấp các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối Công việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm Đây là một trong những phòng ban tuy chỉ mới được coi trọng trong những năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả to lớn qua việc giải quyết tốt vấn đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Các chính sách của Nhà nước

Nhà nước cần có các chương trình đào tạo và giáo dục cung cấp kiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm Nhà nước nên có nhiều văn bản chỉ thị về phương hướng biện pháp, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm Nhà nước có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, các hội chợ, triển lãm các mặt hàng có chất lượng cao và trao giải thưởng cho các mặt hàng đạt chất lượng cao nhất, mẫu mã đẹp nhất Nhà nước cũng có những chính sách cấm nhập lậu và có các biện pháp cứng rắn đối với những cơ sở sản xuất hàng giả Nhờ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 Kĩ năng và kiến thức học được thông qua bài tập lớn

Khi cơ chế thị trường ngày càng mở rộng thì tất yếu sự cạnh tranh ngày càng cao.

Từ đó khiến các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận cuộc cạnh tranh đó Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn thay đổi không ngừng, tăng sức mạnh cạnh tranh cho mình trên thị trường bằng những biện pháp chiến lược và mục tiêu sản xuất kinh doanh đúng đắn và hiệu quả Trong đó việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản và là cũng là yêu cầu then chốt Đây là chiến lược hàng đầu trong mọi chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Bởi chất lượng sản phẩm khẳng định uy tín năng lực của nhà sản xuất trên mặt trận cung ứng sản phẩm, nó còn là niềm tự hào của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Với những thách thức đó, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được sự cần thiết của việc đảm bào và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Với đặc thù chuyên ngành đang học yêu cầu độ chính xác và hoàn thiện sản phẩm cực kì nghiêm ngặt Học phần Quản lý chất lượng sản phẩm đã cung cấp cho chúng em những kiến thức vô cùng hữu ích và cần thiết về các tiêu chuẩn, vai trò và phương thức về quản lý chất lượng sản phẩm Đây là một yêu cầu bắt buộc nhưng cũng là một điểm mạnh cho chúng em khi tốt nghiệp ra trường với những kiến thức về quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có ưu thế cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành cơ khí đang rất phát triển và năng động Cũng qua quá trình làm bài tập lớn, chúng em còn trau dồi thêm được kĩ năng soạn thảo văn bản, kĩ năng tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, tranh luận và phản bác ý kiến là hành trang cần thiết để chúng em hoàn thành các học phần sau cũng như trong quá trình làm việc sau này

 Chuẩn đầu ra của học phần đã đạt được

- Hiểu rõ hơn về các dạng biểu đồ như biểu đồ pareto, biểu đồ xương cá để áp dụng phục vụ giải các bài toán về chất lượng sản phẩm

- Qua quá trình làm bài tập giúp chúng ta tiếp thu rõ hơn về nội dung bài học ở môn quản lý chất lượng sản phẩn, bên cạnh đó chũng ta cũng nắm rõ và vận dụng được các bài học trong môn học ra thực tế

- Biết cách vẽ biều đồ tính toán số liệu, bảng thông kê, chọn lọc các con số và tìm hiểu nội dung phù hợp.

- Qua bài báo cáo giúp ta năm rõ được quy trình, các bước hoàn chỉnh để làm một bản báo cáo phục vụ cho các môn học sau

Những chuẩn đầu ra đã đạt:

+ Đạt được CĐR L.4.1 + Đạt được CĐR L.4.2

 Những khó khăn, thuận lợi gặp phải khi thực hiện bài tập lớn

Trong việc tìm kiếm đề tài thảo luộn để thực hiện bài tập lớn cần tìm hiểu kỹ để phù hợp với môn học quản lý chất lượng sản phẩm đưa ra

 Thuận lợi Trong việc tra cứu tài liệu liên quan đến đề tài thực hiện trở lên dễ dàng

Quá trình thực hiện đề tài được thảo luận kỹ lưỡng, xây dựng ý tưởng và phương thức thực hiện theo hướng logic Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn và định hướng đề tài thảo luận, góp phần quan trọng vào kết quả tốt đẹp của bài tập lớn Ngoài ra, sinh viên còn vận dụng các kiến thức đã học trong môn Quản lý chất lượng sản phẩm vào quá trình xây dựng đề tài, góp phần nâng cao chất lượng bài tập.

Kiến thức và kỹ năng học được thông qua bài tiểu luận : - Qua quá trình làm bài tập giúp chúng ta tiếp thu rõ hơn về nội dung bài học ở môn Quản lý chất lượng sản phẩn, bên cạnh đó chũng ta cũng nắm rõ và vận dụng được các bài học trong môn học ra thực tế bằng việc nghiên cứu các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh

- Hiểu rõ hơn về các dạng biểu đồ như biểu đồ kiểm soát pareto, biểu đồ xương cá để áp dụng phục vụ giải các bài toán về chất lượng sản phẩm

- Có cái nhìn tổng quan về các sản phẩm của Công ty cổ phần Xích líp Đông Anh

- Qua bài báo cáo giúp ta năm rõ được quy trình, các bước hoàn chỉnh để làm một bản báo cáo phục vụ cho các môn học sau

- Biết cách vẽ biều đồ tính toán số liệu, bảng thông kê Rút ra được những bài học kinh nghiệm để hoàn thành và nâng cao quản lí chất lượng Hiểu rõ được bảng chuẩn quản lí chất lượng và các giai đoạn Nắm được các phương thức quản lý chất lượng cũng như quy trình thực hiện.

Ngày đăng: 16/07/2024, 20:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Xuân Chung, Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm, NXB Thống kê, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm
Nhà XB: NXB Thốngkê
[2]. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự, Giáo trình quản trị chất lượng, NXB Đại học KTQD, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị chất lượng
Nhà XB: NXB Đạihọc KTQD
[3]. Phan Công Nghĩa, Giáo trình thống kê chất lượng, NXB Đại học KTQD, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê chất lượng
Nhà XB: NXB Đại học KTQD
[4]. Nguyễn Quang Toản, ISO 9000 & TQM, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISO 9000 & TQM
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
[5]. Bùi Nguyên Hùng, Phòng ngừa khuyết tật trong sản xuất bằng các công cụ thống kê, NXB Thống kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa khuyết tật trong sản xuất bằng các công cụthống kê
Nhà XB: NXB Thống kê
[6]. Greg Brue, Six sigma for managers, 2002. [7]. Dale H. Besterfield, Quality Control, Prentice Hall International Editions, USA, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Six sigma for managers", 2002. [7]. Dale H. Besterfield, "QualityControl
[7]. Tiêu chuẩn ISO 9000:2000, ISO 9001:2015, ISO 9004:2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất xích Phân xưởng xích - quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh
Sơ đồ 2 Quy trình công nghệ sản xuất xích Phân xưởng xích (Trang 20)
Bảng 4.1 Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu - quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh
Bảng 4.1 Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu (Trang 26)
Bảng 5.3 Thống kê các sản phẩm trục dập ngang không đạt chất lượng - quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh
Bảng 5.3 Thống kê các sản phẩm trục dập ngang không đạt chất lượng (Trang 31)
Hình 1. Biểu đồ phân tích nguyên nhân gây ra sai hỏng - quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh
Hình 1. Biểu đồ phân tích nguyên nhân gây ra sai hỏng (Trang 33)
Bảng 5.4 Các nhân tố chính, phụ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh
Bảng 5.4 Các nhân tố chính, phụ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (Trang 34)
Bảng 5.5 Bảng kết quả đo các mẫu được lấy trong 5 ngày - quản lý chất lượng sản phẩm đề tài một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xích líp đông anh
Bảng 5.5 Bảng kết quả đo các mẫu được lấy trong 5 ngày (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w