1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cho Trẻ 5-6 Tuổi Học Tốt Môn Tạo Hình Tại Nhà.doc

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5-6TUỔI

HỌC TỐT MÔN TẠO HÌNH TẠI NHÀ

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáoCấp học: Mầm non

Tên Tác giả: Hà Thị Nhàn

Đơn vị công tác: Trường MN Khánh Thượng BChức Vụ: Giáo Viên

Trang 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Trang 3

VI Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 4

2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

IV Các biện pháp thực hiện

1 Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụvề lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

2 Xây dựng cơ hội cho trẻ được trải nghiệm hoạt động tạohình:

3 Cung cấp biêu tượng ban đầu cho trẻ 13

4 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh: 14

5 Kiến tập các tiết chuyên đề lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

áp dụng cho tiết dạy hàng ngày.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là niềm hạnh phúc của

mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước Trẻ em hôm nay là nhữngcông dân của thế giới mai sau Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm củatoàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình Vì vậy nên từ thủa lọt

Trang 4

lòng chúng ta chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo đặc biệt là giáo dục thể chấtcho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình là một trong nhữnghoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nó giúp trẻ tìm hiểu thêm vàkhám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xungquan, với mỗi trẻ em nói chung trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảmvới thế giới xung quanh Với trẻ mầm non thế giới xung quanh luôn đem lại baođiều mới lại, hấp dẫn Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻdễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sốngđộng.Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh ngay từ tuổiấu thơ Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổimẫu giáo để ươm những tài năng nghệ thuật trong tương lai.

Trước hết hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát triển toàn diện và tìmhiểu các đối tượng được miêu tả, để có được sự hiểu biết và hình dung về cácđối tượng xung quanh trẻ Hoạt động tạo hình là một phương tiện phát triểnthẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập,trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán Thông qua hoạt động này giúp trẻ pháttriển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xungquanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng vàham muốn tạo ra cái đẹp Trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó còn đơn giảnnhư ngôi nhà, cái cây, bông hoa, mưa, vẽ về biển nhưng mang lại cho trẻ nhữngcảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thànhở trẻ những kỹ năng như: tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, sö dụng màusắc những kỹ năng rất cần thiết.

Qua việc tổ chức hoạt động tạo hình trẻ có được cái nhìn bao quát về thếgiới xung quanh, có được quan niệm đúng đắn và những nhận xét về cái hay, cáiđẹp trong cuộc sống, hướng trẻ đến với cái “Chân - Thiện - Mĩ”

Là giáo viên mầm non, lại là giáo viên dạy ở trường mầm non miền núi vấnđề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thẩm mỹ

cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường ra sao? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Mộtsố biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình tại nhà ”để đưa vào nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

- Nắm vững thêm về phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ- Tìm ra những biện pháp hay nhất

- Góp phần cùng đồng nghiệp nâng cao chất lượng nhà trường

3 Đối tượng nghiên cứu

- Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình ở

Trang 5

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

Trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi A3, với tổng số trẻ 20 trẻ

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp dùng lời nói- Phương pháp quan sát- Phương pháp thực hành

- Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Phương pháp động viên,khuyến khích

6 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:

- Đề tài được nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5tuổi A3 do tôi chủ nhiệm.- Tháng 9 xây dựng đề cương nghiên cứu

- Tháng 10-2021 đến tháng 3 năm 2022 tiến hành nghiên cứu đề tài- Tháng 4 viết đề tài sáng kiến

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1.Cơ sở lí luận

Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếuthẩm mĩ, cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏithông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mớibộc lộ và phát triển Nhất là đối với trẻ nhỏ Việc học của trẻ không chỉ đơnthuần là đưa đứa trẻ vào khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông quachơi, “Trẻ chơi mà học, học mà chơi”.

Vì thế việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay còn nhỏ là vô cùng quan trọng trongsự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻsau này Nâng cao chất lượng nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng là việclàm cần thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên Trong chươngtrình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hẫm dẫn đối với trẻ mầm non,giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng vàphong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo Hoạt động tạo hình giúp trẻ khảnăng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay,hoàn thiện một số kỹ năng: vẽ, nặn, xé dán Thông qua hoạt động tạo hình màtrẻ được thử sức mình trong viêc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duycủa trẻ.

Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thứccủa bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ phát triển toàn diện

2 Khảo sát thực trạng

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường

Trang 6

Trường tôi là một trường nằm trên địa bàn thuộc 7 xã miền núi có điều kiện kinhtế đặc biệt khó khăn Trường có 2 điểm trường với tổng số 291 học sinh gồm 12nhóm, lớp trong đó nhà trẻ có 3 nhóm lớp với 63 học sinh, mẫu giáo gồm 9nhóm lớp với 228 học sinh

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 38 đồng chí Cán bộ quản lý: 3, Giáo viên: 27, Nhân viên: 8

Năm học 2021 -2022 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6Tuổi A3tuổi tại khu Lẻ của trường, với 20 cháu, trong đó 11 cháu nữ, 9 cháu nam, với độtuổi đồng đều , 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về pháttriển thẩm mỹ Để giải quyết được điều trăn trở đó tôi đã tiến hành khảo sát thựctrạng của lớp và nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn sau:

2.2 Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyênmôn, luôn động viên giáo viên tìm tòi sáng tạo hơn cho các hoạt động trên lớp,sẵn sàng khắc phục những khó khăn.

- Được cấp tài liệu hướng dẫn trẻ các chuyên đề, các môn học.

- Các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vậnđộng vào các hoạt động.

- Trẻ cùng độ tuổi nên việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng chotrẻ có nhiều thuận lợi.

- Bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp, có trình độ chuyên môn đạtchuẩn, nắm chắc phương pháp yêu cầu của độ tuổi.

Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tổchức các hoạt động lớp học rộng rãi thoáng tạo các góc mở.

Trang 7

Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi ở các lớp đápứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của giáo viên Giáo viên được quán triệt, tiếpthu, bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyênvật liệu sẳn có ở địa phương và đã thể hiện đồng bộ về chương trình đổi mới chotừng độ tuổi.

* Về phía trẻ:

Nhận thức của trẻ khi học online chưa đều chưa tương tác tốt với cô giáo Nhiềucháu còn nhút nhát dẫn đến chưa tích cực và chủ động trong học tập Các kĩnăng vẽ, nặn, xé dán vẫn còn yếu Các bậc phụ huynh mải làm ăn kinh tế ít quantâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ chưa tốt Hàng ngày trả bài tập cho cô qua zalo trên nhóm lớp còn ít

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Trước khi thực hiện đề tài đầu năm học 2021 - 2022 tôi đã tiến hành khảo sátchất lượng trên trẻ ở lớp A3 do tôi phụ trách với 20 trẻ/lớp, để nắm bắt được kỹtạo hình của trẻ để từ đó có biện pháp hướng dẫn trẻ.

Bảng số liệu trước khi thực hiện3 Các Biện pháp thực hiện:

Dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, đặc điểm tâm lý nhận thức lứa tuổi, dựavào những thuận lợi và khó khăn khi chăm sóc và giáo dục trẻ mà tôi đã chọn đề

tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi họctốt môn tạo hình ở trường mầm non”

Biện pháp 1 Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vềlĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ khi học tại nhà.

Biện pháp 2 Xây dựng cơ hội cho trẻ được trải nghiệm hoạt động tạo hìnhtại nhà:

Biện pháp 3 Cung cấp biêu tượng ban đầu cho trẻ khi thực hành tại nhà.

Biện pháp 4 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:

Biện pháp 5 .Tham dự các tiết dạy mẫu lĩnh vực phát triển thẩm mỹ áp

dụng cho tiết quay video gửi bài cho trẻ.4 Biện pháp từng phần:

4.1 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên mônnghiệp vụ về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ khi học tại nhà

Đất nước muốn phát triển thì cần phát triển giáo dục Chất lượng giáo dụcphụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên, người thầy cần giỏi về chuyênmôn, đồng thời phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình,

thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn” Bác Hồ đã từng nói “Nếu hôm nay ta ngừngtiến bộ tức là ngày mai ta thoái bộ” Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và

Trang 8

chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúpgiáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiếnthức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức cáchoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Ngay từ đầu năm, tôi xây dựng kế hoạch bồidưỡng thường xuyên cho bản thân với 120 tiết trình lên BGH phê duyệt Phốihợp với tổ chuyên môn đặc biệt là khối năm tuổi xây dựng mục tiêu chươngtrình giáo dục kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo chủ đề sự kiện, phân phốicác chỉ số đều giữa các tháng với mục tiêu là lấy trẻ làm trung tâm Sau đó đisâu nghiên cứu bài dạy sao cho bài dạy đạt kết quả cao nhất được lắng nghechia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn thắc mắc trong quá trình giáodục… Những kiến thức đó thực sự bổ ích đối với tôi.

Sẵn sàng tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên do phòng giáo dục và nhàtrường tổ chức Tích cực tham gia các buổi dạy các tiết mẫu trên online, thamgia dự giờ các tiết mẫu trên video bạn bè, đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.qua dự giờ trên online cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinhnghiệm về chuyên môn cho mình Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi mớiphương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã mạnh dạnxây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy giáo viên giỏi cấp trường có Bangiám hiệu và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các hoạt động , tôi được nghe đồngnghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm Từ đó rút ra được những kinh nghiệmcho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấytrẻ làm trung tâm vào hoat động tạo hình Mỗi ngày, tôi đều tập luyện cho mìnhmột phong cách tự tin khi đứng quay video bằng cách: Tự quay một mình trướcgương hoặc quay lại video, sau đó xem lại video chỗ nào chưa được thì tôi điềuchỉnh lại, nói sao cho cuốn hút trẻ Với phương pháp tự mình dạy mình cũng rấthiệu quả giúp tôi làm chủ được ngôn ngữ, điều chỉnh được giọng nói và tácphong của mình, biết cân đối thời gian giữa các nội dung sao cho hợp lý nhất Ngoài ra tôi còn tích cực tìm tòi, học các video khác của các đồng nghiệptrong tổ 5 tuổi, các trường khác về cách bố trí không gian góc tạo hình sao chophù hợp với nhóm lớp của mình Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tínhyên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào, như góc xây dựng, góc phân vai, đểkhông làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động vì vậy tôi đã tạora khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng trong góc chơiđồng thời có lối đi lại thuận tiện để mở rộng các mối quan hệ trong khi chơi,trong lớp tôi đã sử dụng các giá, kệ nhỏ, có chiều cao vừa phải để tạo ranh giớigiữa góc tạo hình với các góc chơi khác, đồng thời giúp trẻ nhận dạng đượcphạm vi góc chơi Sau mỗi chủ đề mỗi tuần tôi tổ chức cho trẻ cùng tham giavào việc bố trí, sắp xếp lại vị trí góc chơi, đồ dùng, đồ chơi trong góc để tạo cảm

Trang 9

giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ Sẵn sàng mọi tâm thế để trẻ đếntrường khi hết dịch covit

Theo tôi việc học không bao giờ là đủ, là kết thúc trong khi kho tàng kiếnthức vô tận Là một giáo viên mầm non - Người đặt viên gạch đầu tiên cho quátrình giáo dục một con người Bản thân tôi không ngừng học tập nâng cao nănglực chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm để đạt kết quả tốt trong việc tổchức hoạt động giáo dục cho trẻ đặc biệt là hoạt động tạo hình.

4.2 Biện pháp 2: Xây dựng cơ hội cho trẻ được trải nghiệm hoạt động tạohình tại nhà

Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu nâng cao năng lực chuyênmôn, kĩ năng sư phạm thì việc xây dựng kế hoạch và xây dựng môi trường giáodục là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên, nhưng xây dựng như thế nàođể đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ?

Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiệnnhững việc cần làm của người giáo viên Việc lập kế hoạch giáo dục giúp chotôi thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp tôi dự kiến trước nộidung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.

Căn cứ và nhiệm vụ năm học, bám sát vào kế hoạch hoạt động của nhàtrường tôi xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện lớp tôi: Xây dựngmục tiêu năm học, ngân hàng nội dung, kế hoạch tháng, kế hoach hoạt động mộtngày của trẻ Chủ động lên lịch giữa 2 cô cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụchăm sóc giáo dục Đảm bảo mục tiêu của môn học Từ đơn giản đến phức tạp.Đảm bảo tính logic Phù hợp năng lực theo độ tuổi của lớp mình, nhu cầu, mongmuốn của trẻ ở lớp Đồng thời tiếp cận các xu hướng tạo hình hiện đại đa dạngvề các thể loại, các phong cách của thế giới Việc lựa chọn đề tài phù hợp theotừng chủ đề sự kiện nổi bật trong tháng và vừa sức của trẻ là việc làm hết sứcquan trọng Vì vậy, ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp cùng giáo viên cùng lớpquan sát khảo sát, đánh giá để đáp ứng: Khả năng của trẻ như thế nào? Mụctiêu, lượng hóa được, có thể quan sát, đánh giá được vào cuối bài học Trẻ cầnvà muốm biết cái gì? Từ đó tôi đã xây dựng được kế hoạch cho năm học Cónhư vậy mới hấp dẫn, lôi cuốn và phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ Xâydựng kế hoạch thực hiện hoạt động tạo hình trên bài học.

Việc lựa chọn đề tài như vậy đã phần nào giúp trẻ hứng thú và tham giatích cực vào mỗi tiết học.

Ảnh1: Trẻ hứng thú trong tiết học tạo hình tại nhà

* Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động tạo hình

Bên cạnh việc chuẩn bị kế hoạch giáo dục thì Các bước tiến hành tổ chứcquay bài gửi lên nhóm lớp rất cần, giáo viên có tư duy đổi mới, linh hoạt trongtừng hoạt động Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên

Trang 10

cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng quay bài dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnhgây sự chú ý của trẻ vào hoạt động Đặc biệt, người giáo viên cũng phải có khảnăng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắtchước là chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hìnhmẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao Trong một tiết hoạt động tạo hình tạinhà tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các bài hát hay những bài thơ, câu đốhoặc trò chơi cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhànghơn.

Qua đó giúp trẻ có cơ hội bộc lộ các ý tưởng và cảm xúc của bản thân vềthế giới mà trẻ nhìn thấy, trẻ tự tin khi nói ý tưởng, mong muốm được thửnghiệm Giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để cảm nhận, dự đoán, kíchthích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của bản thân, trẻ tự quyếtđịnh trẻ muốm gì? Và thực hiện chúng như thế nào?

Ví dụ: Con có cảm xúc gì khi nhìn thấy bức tranh này? Theo con bứctranh này cô đã sử dụng nguyên liệu gì? Con có ý tưởng gì cho bức tranh củamình? Trẻ thực hiện và hoàn thành bài tập

Ảnh 2: Bài học sinh gửi trên nhóm lớp

Giáo viên luôn tôn trọng, lắng nghe và chấp nhận ý tưởng của trẻ, cáchsáng tạo để tạo ra sản phẩm của mình Chủ yếu khích lệ để trẻ tiếp tục sáng tạovà đưa ra ý tưởng mới.

* Hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài giờ học tạo hình tôi cho trẻ hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơilàm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, xếp sỏi, vỏ xò , rồi tạo nên những convật dễ thương mà trẻ thích Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn sinh môi trường Nhữngsản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá câyrụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thíchtừ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó phụ huynh bồi dưỡngnhững trẻ có năng khiếu tạo hình.

Trong hoạt động tạo hình qua mỗi chủ đề sự kiện trí tưởng tượng của trẻtăng lên, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệthuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo.

* Sưu tầm các nguyên vật liệu để dạy trẻ hoạt động tạo hình và làm

đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú

Khi thực hiện hoạt động tạo hình tại nhà thì nguyên vật liệu không thểthiếu được Vậy để hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả, việc sưutầm và sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng.

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w