1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 5 tuổi

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2018 - 2019
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,98 MB

Nội dung

Bác Hồ nói “ Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀIMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”.

Đúng như vậy, trẻ em là độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội Vì thế hiện nay chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi mới ra đời là việclàm vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ con người mới Đặc biệt chúng ta cần phải chú trọng trong việc dạy học cho trẻ ngay từkhi trẻ học ở bậc học mầm non

Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc

và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi Mục tiêu của giáo dục mầm non làn giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những

yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ Bác Hồ nói “ Không có giáo dục thì không nói

gì đến kinh tế văn hóa” Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục

tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ đượchọc được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận.Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thểchất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội Ở trường mầm non việcgiáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc

nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết, bởi vì khi trẻ có đủ sức khỏe thì trẻ mới có thể

học tập tốt Trẻ thơ lứa tuổi mầm non rất cần có một sức khỏe và trí tuệ Các conrất hứng thú khi tham gia các hoạt động phát triển thể chất, chính vì thế Giáo Dụcthể chất đóng vai trò rất lớn góp phần hình thành và phát triển thể chất cho trẻ Mỗi

Trang 2

một hoạt động trẻ được trải nghiệm đã rèn cho trẻ tư duy, thể lực để trẻ có thể bắtđầu bước vào một thế giới diệu kì.

Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong giáo dục thể chấtthì thể dục là phương tiện hết sức quan trọng để phát triển thể lực con người, và nó phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ Cũng với tinh thần đó, ở Việt Nam, Bác Hồ đã

nói:) “Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi phải có sức khoẻ, mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao.” (1960) Kêu gọi mọi người tập thể dục, Bác nói: “Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con người phải khoẻ mạnh ” Đất

nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng

cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”

vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ củamỗi người đối với xã hội, đối với cộng đồng Nghị quyết TW4 về những vấn đề

cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Hơn thế nữa, giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển đầy đủ và hoàn thiện các hệ

cơ quan trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoàn thiện nhận thức cùngnhân cách của bé trong tương lai Do vậy giúp trẻ phát triển thể chất là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non Đối với sự phát triểntoàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầuphát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên cómục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi Các hoạt động giáo dục thể chấtđược tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏigiáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng

độ tuổi nhất định Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc,điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáoviên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động của mình Bêncạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làmcho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nângcao thể chất cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian

là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện củatrẻ Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn làtiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triểntoàn diện Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi

cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộmáy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mấtcân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên nhữngthiếu sót trong sự phát triển cơ thể mà không thể khắc phục được Nhận thức đượcđiều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới

Trang 3

công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là giáo dục thể chất một trongnhững nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triểntrí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức Giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạtđộng vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động Sự tổnghợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sựphát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ nên ở trường mầm nonthường sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục

Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo,nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vậnđộng và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định Ngoài ra giáo viên cầnchú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ,giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt quakhó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình

Trên thực tế hiện nay lớp 4 tuổi B4 tại trường mầm non xã Thái Hòa, tôithấy việc phát triển thể chất của trẻ còn nhiều hạn chế Việc cho trẻ hoạt độngphát triển vận động còn khô khan, cứng nhắc, trẻ dễ chán khó thu hút trẻ Giáo viênchưa tích cực, linh hoạt sáng tạo mà vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc,

gò bó, hình thức tổ chức chưa sáng tạo, chưa gây hứng thú cho trẻ tham gia vào cáchoạt động và vì ở lứa tuổi này trẻ học mà chơi- chơi mà học… Vì vậy việc pháttriển thể chất cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non Người ta

thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh” Đúng vậy,

cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu củatoàn xã hội

Là một giáo viên mầm non và nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm nonnông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dụcthể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao? Và làm như thế nào để thu hút sự chú ýtập trung của trẻ trong việc giáo dục thể chất? Xuất phát từ những vấn đề trên , đểnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong mầm non nói chung và trong

trường mầm non Thái Hòa nói riêng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một

số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường Mầm non Thái Hòa”.

II Mục đích nghiên cứu.

Mục đích tôi nghiên cứu là “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” Nhằm giúp trẻ có ý thức tự giác, tư duy, suy nghĩ

độc lập, sáng tạo và hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹnăng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ

Trang 4

- Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các tròchơi vận động,nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và chất lượng giáo dụccủa trường Mầm non Thái Hòa nói riêng.

III Đối tượng nghiên cứu.

Biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi

nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ

IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm.

26 trẻ lớp 4 Tuổi B4 trường Mầm non Thái Hòa

V Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành nhiệm vụ và đề tài đặt ra Tôi sử dụng một số phương pháp nghiêncứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp trực quan, hành động

- Phương pháp hướng dẫn, giải thích, phân tích

- Phương pháp tạo tình huống

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp phân tích tổng hợp

VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.

- Phạm vi: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi lớp B4 trường tôi đang công tác theo hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, lớp

và mở rộng ra toàn khối

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2018 – 03/2019 trong năm học 2018 – 2019

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thểtrẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triểnđều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện Trongquá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả vềmặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ

Theo Quyết định 55 của bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo củaNhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là:

" Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCNViệt Nam:

- Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối

Trang 5

- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi(Bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, hồn nhiên

- Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh

- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơđẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận… Cần thiết để vào trường phổ thông,thích đi học"

- Theo Jean Piaget: Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức

của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ

và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống vàcác vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi Hoạt động cùng nhau, hoạtđộng hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tácdụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách

*Giáo dục thế chất là: Một quá trình sư phạm nhằm truyền thụ và lĩnh hội

những tri thức văn hóa thể chất của thế hệ trước cho thế hệ sau giải quyết cácnhiệm vụ giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục mà đặctrung của nó thế hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hìnhthể và chức năng sinh học của cơ thể người; hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảovận động và phát triển các tốchất thế lực của cơ thể người

* Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là: Quá trình tác động nhiều mặt vào cơ

thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ pháttriển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo sẽ chuẩn bị thể chất cho trẻ, nghiã là đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số phát triển thể chất và các kĩ năng thực hiện bàitập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi Các chỉ số thực hiện các bài tập thể chấttrong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ như khoảng cách, số lần, thời gian, độxa

* Đặc điểm của giáo dục thể chất là: Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ

thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non Vai trò vận động đối

với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”,“ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động” Ngày nay khoa học đã chứng minh

được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năngthần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bịhạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh

Có thể nói vận động giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triểncủa cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau Vì vậy

Trang 6

khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cho trẻ giáo viêncần dựa trên những cơ sở sau:

+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây đượchứng thú cho trẻ

+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thíchđược nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quantrong cơ thể

+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đếnviệc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động

+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáodục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹnhàng chính xác

+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phongphú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thểdục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động

Hay nói một cách khác trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thểlực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4 –

5 tuổi nói riêng Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực màcòn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động Vì vậy mỗi giáo viên cần quantâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàndiện

* Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non:

Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng từ 100g – 150g, đến 6 tuổi cân năng trungbình từ 18 kg – 20kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìntrẻ có vẻ gầy ốm Chiều cao mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, đến 6 tuổi trẻ cao từ105cm –115 cm

Tròn 6 tuổi, não của trẻ đạt khoảng 1300g như người lớn, sự biệt hóa và tăngtrưởng não bộ đả hoàn thành

Hệ tiêu hóa trẻ đã hoàn thiện Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm, trẻ cũng bắt đầu thay răng

Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn… Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn

II CƠ SỞ THỰC TIỄN.

Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề đượcquan tâm hàng đầu trong xã hội Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo,đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực,động của học sinh trong hoạt động học tập, mà phương pháp dạy học là cách thức

Trang 7

hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt động học tập, nhằm giúp học sinhchủ động đạt các mục tiêu dạy học.

Từ ngày 15/2/2017 đến nay, các trường mầm non thực hiện Chương trìnhGDMN theo Thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sungmột số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Mục tiêu củachương trình GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm

mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớpmột Mục tiêu GDMN được thực hiện thông qua các hoạt động (HĐ) giao lưu cảmxúc, HĐ với đồ vật, HĐ chơi, HĐ học, HĐ lao động, HĐ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, chương trình GDMN sau khi được sửađổi, bổ sung một số nội dung là chương trình có tính khoa học và tiến bộ nhất từtrước đến nay Trong đógiáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diệncủa Đảng và nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục thể chấtđược hiểu là: “ Quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoànthiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ củacon người”

Giáo dục thể chất giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đặcbiệt chú trọng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Tuy nhiên trong quátrình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khỏe của trẻ còn nhiều điềuđáng lo ngại Còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, các bệnh vềđường ruột, các điều kiện về đảm bảo chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếuthốn Cơ sở vật chất ở trường và gia đình còn hạn hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môitrường cho trẻ sinh hoạt học tập Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ ở nước ta cầnđược tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm của toàn xã hộitạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất

Năm học 2018 - 2019, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi

được phân công phụ trách lớp Trẻ 4 - 5 tuổi lớp B4 Qua việc tổ chức cho trẻ

tham gia vào các hoạt động, tôi thấy kỹ năng vận động của trẻ trong lớp tôi cònhạn chế, các cháu tham gia vận động còn nhút nhát, chưa hứng thú, đặc biệt ở lứatuổi này nhu cầu vận động như: Tung ,ném, bắt bóng, chạy, nhảy…là rất thiết yếu

Vì nếu không được đáp ứng đầy đủ thì trẻ khó có thể phát triển bình thường

Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi rất quan tâm đến vấn đề

giáo dục thể chất cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” để áp dụng và đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non Thái Hòa III THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.

1 Đặc điểm chung.

Trang 8

- Năm học 2018 - 2019, ban giám hiệu phân công tôi phụ trách lớp trẻ 4 - 5

tuổi Tổng sĩ số của lớp tôi là 26 trẻ, gồm có 10 trẻ nam và 16 trẻ nữ Trong đó có 2cháu suy dinh dưỡng về cân nặng, 1 cháu suy dinh dưỡng về chiều cao, 5 trẻthường xuyên ăn kém, ngủ kém, hơn 8 trẻ không hứng thú trong các giờ vận động(thể dục sáng, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động, thì cònnhút nhát sợ sệt khi thực hiện) Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sócgiáo dục trẻ, tôi nhận thấy ở lớp tôi có những thuận lợi và những khó khăn sau:

- Phòng học khang trang sân chơi rộng rãi thoải mái cho trẻ

- Xây dựng môi tường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ cũng tạo mọi điềukiện thuận lợi để thực hiện tốt việc phát triển vận động cho trẻ

- Phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối kết hợp với giáoviên

- Số lượng trẻ trong lớp vừa đủ để tôi dễ dàng tổ chức các hoạt động giáo dụcphát triển thể chất có hiệu quả

- Bản thân có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm vững vàng, nhiệt tìnhtrong công việc đồng thời tôi cũng được dự giờ các tiết hoạt động thể chất cácđồng nghiệp trong trường nên đã giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm trong việc tổchức hoạt động của mình

- Trẻ đồng đều về lứa tuổi

2 Khó khăn:

- Tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thứccho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưabiết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi

- Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài soạnmẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc

-Cơ sở vật chất của nhà trường có nhiều hạng mục đã xuống cấp, cần phảiđược bổ sung sửa chữa kịp thời

- Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồchơi phát triển trí tuệ

- Nhận thức của phụ huynh học sinh chưa đồng đều, một số phụ huynh chorằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi

-Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không giống nhaunên cũng gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ

Trang 9

- Đa số trẻ là con nông thôn, kinh tế thấp không có điều kiện quan tâm đếncon cái, trẻ không được va chạm nhiều nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trongcác hoạt động Và cũng ít gia đình quan tâm đến lĩnh vực phát tiển thể chất của trẻ.

- Tôi chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo, từ ngữ chưa chínhxác, khẩu lệnh, hiệu lệnh chưa rõ ràng không lôi cuốn trẻ tập trung vào hoạt động,khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học Cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệuquả cao

2 Khảo sát về mức độ trẻ:

- Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức những hoạt động cho trẻ phát triểnthể chất, và nhận thấy kỹ năng cũng như khả năng hứng thú tiếp nhận tiết học giáodục thể chất của trẻ chưa thực sự được tốt lắm

- Khi chưa thực hiện đề tài, kết quả trên trẻ thông qua từng tiết dạy được tôitổng hợp trong bảng sau

Vận động thô 18/26 = 69,2%

Vận động tinh 16/26= 61,5%

- Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các mặt phát triển của trẻ còn thấp, trẻ chưahứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận động còn kém,trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn

- Từ thực tế khảo sát tôi thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về phương pháp dạy học để thu hút sự tập chung, sự sáng tạo của trẻ trong giờ học,giúp trẻ nâng cao chất lượng thể chất cho trẻ, giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin nói lênnhững điều mình nghĩ, mình biết và giúp trẻ tích cực hơn khi tham gia các hoạtđộng Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng một số biệnpháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi B4 mà tôi đang chủnhiệm

IV CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm,

và mạnh rạn đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho

Trang 10

trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói chung và trẻ 4 -5 tuổi trường mầm non Thái Hòa nóiriêng.

4.1 Biện pháp 1: Tổ chức giờ thể dục sáng cho trẻ.

Qua tìm hiểu thực tiễn tôi nhận thấy rằng việc tập thể dục buổi sáng rất có lợicho sức khỏe của con người đặc biệt là cho các bé ở trường mầm non Hầu hếtcác bé khi đến trường mầm non mà đang còn trong cơn buồn ngủ, đầu óc chưa tỉnhtáo Tạm biệt ba mẹ, được các cô đón vào lớp, bé sẽ theo các bạn xuống sân trườngxếp hàng tập thể dục Những động tác vận động và vui nhộn sẽ khiến cơ thể sẽ giảiphóng endorphins và hormone khác có tác dụng tăng cường sức lực cho cơ thể, tạo

ra nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động cho một ngày dài Khi tập các vận độngkết hợp với âm nhạc bé sẽ hết buồn ngủ, tinh thần tỉnh táo, bắt đầu một ngày vớinhiều năng lượng tích cực hơn Tập thể dục làm tăng dòng chảy của máu giàu oxyđến não Khiến cho trí não bé thông suốt, học hỏi nhanh hơn Các bé nhạy bén hơnvới các con số, học nhanh, ghi nhớ nhanh và lâu hơn Khi chơi các trò chơi phản

xạ, sự phản ứng và tương tác của các bé cũng chuyển biến linh hoạt

Đặc biệt việc vận động buổi sáng chính là thúc đẩy quá trình trao đổi chấttrong cơ thể Bắt đầu ngày mới bằng các bài tập thể dục khiến các bé ăn ngonmiệng hơn và tiêu hóa tốt hơn Đối với các bé biếng ăn thì vận động chính làphương thức hiệu quả nhất để kích thích cảm giác ngon miệng Với các bé đangthừa cân thì vận động giúp bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giảm thiểu sự tích

mỡ, tăng cường sự linh hoạt Tập thể dục buổi sáng thường xuyên giúp ổn định quátrình trao đổi chất mỗi ngày, giúp bé ăn ngon hơn và ngủ sâu hơn Những giấc ngủtrưa sẽ khiến cơ thể bé được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng nhanh chóng Các

bé sẽ không bị tình trạng trằn trọc khó ngủ, hoặc bị giật mình, tỉnh dậy giữa chừng.Nếu như điều kiện thời tiết thuận lợi, các bé sẽ được xuống sân mỗi ngày vừa

để hít thở không khí trong lành, vừa được vận động sau một giấc ngủ dài Nếu điềukiện thời tiết không thuận lợi, các cô sẽ tổ chức cho các bé hoạt động trong phòngthể chất Các cô luôn cố gắng duy trì hoạt động này thường xuyên và đều đặn đểcác bé bắt đầu một ngày học với sự hứng khởi nhất Để thu hút sự chú ý và gâyhứng thú cho trẻ thì âm nhạc là sự hỗ trợ đắc lực nhất cho các bài tập thể dục buổisáng Chỉ cần nghe tiếng nhạc vui nhộn là các bé đã muốn nhún nhảy, chuyểnđộng Những bé còn đang ngái ngủ cũng không thể ngồi yên một chỗ nữa, phải bậtdậy tham gia cùng các bạn khác Hoạt động này không chỉ là sự hứng thú với các

bé mà còn là hoạt động quan trọng với các cô Các cô cũng cần khởi động ngàymới với năng lượng tích cực nhất có thể Việc luyện tập thường xuyên như vậy, cơthể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triểnnhững kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng

Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờđón trẻ Thời gian tập khoảng 18 – 20 phút Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng,quả bông, cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ

Trang 11

tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cộtsống của trẻ

Khi vận động tập thể dục trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay

cử động thoải mái, không cúi đầu Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi

bộ, chạy và làm các cử động khác Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tínhchất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ Những bài tập khó, có khốilượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối vớitay, chân thì nên từ 4 - 6 lần Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một

số quy định Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em Bài tậpphải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tưthế đúng, hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ…

Trẻ tập thể dục sáng cùng dụng cụ bằng quả bông

4.2 Biện pháp 2: Giáo dục thể chất thông qua các hoạt động thể dục.

Một giờ học thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáodục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Bởi trong giờ thể dục

là thời điểm tốt nhất mà giáo viên cung cấp, rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩxảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát triểncác tố chất vận động cho trẻ Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước hết tôi xác

Trang 12

định đúng mục tiêu của bài dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm của giờ thể dục

và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học Sau đó tôi hướng dẫn trẻ giờ họcthể dục gồm 3 phần (Khởi động, trọng động, hồi tỉnh), giữa các phần có sự chuyểntiếp tự nhiên, liên tục

Trang 13

2 lần

Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Ném xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết

cách đưa tay để ném xa, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động táctay nhiều hơn

Hoặc bài tập vận động cơ bản là “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” thì khichọn động tác cho bài tập phát triển chung, tôi đã chọn động tác chân (động tácnhấn mạnh) các động tác còn lại

Trang 14

Khi tập bài tập phát triển chung tôi cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậythể dục… nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏicho trẻ Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặttheo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ Khi chia dụng cụ cho trẻ, tôi phảilựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh,gọn

* Vận động cơ bản: (Đội hình 2 hàng ngang) Tùy theo vận động mới hoặc

cũ để hướng đẫn trẻ tập Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ Tôi đãhướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cảlớp tập Tôi đã áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vàobài tập và khả năng của trẻ

Ví dụ: Trong chủ đề : “ Phương tiên giao thông”

Tôi dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” Tôi cóthể gợi ý cho trẻ bằng câu đố hoặc bài hát:

Đố các con cô có biển báo gì đây ?

Khi gặp biển báo này những người đi bộ, chạy bộ như thế nào ?

Hôm nay cô sẽ cho các con tập vận động đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát+ Cô làm mẫu lần 1 Cô làm chậm rải, không giải thích động tác

+ Cô làm mẫu lần 2 có giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên, hai chânđứng rộng bằng vai đầu đội túi cát) khi có hiệu lệnh của cô 1 chân bước lên ghế thểdục sau đó bước tiếp chân kia, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng về phía trước

Cứ như thế đi nhẹ nhàng trên ghế băng sao cho túi cát không bị rơi xuống

Trang 15

Cô giáo làm mẫu vận động cơ bản đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát

+ Cho cả lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai)

+ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai)

Phương pháp thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội: Thi đua cá nhân: Tôi chọn các cháu có sức, mức độ thực hiện động tác gầnngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ

Thi đua đồng đội: Tôi luôn phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương đốivừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

w