Giáo dục thể chất là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ được vận động, tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được phát triển hài hòa,
Trang 1PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ
và sự tiến bộ của các cháu
Bác Hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây,
hồn nhiên như tờ giấy trắng Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là chóng nhớ mau quên vì vậy với trẻ mầm non “Học mà chơi - chơi mà học” là cách thức giáo dục rất hiệu quả để có thể phát triển toàn diện các mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm
Để có thể giúp trẻ phát triển được 5 mục tiêu trên thì trước hết trẻ phải có thể lực tốt, vì vậy ở trường mầm non giúp trẻ phát triển thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh, vận động thô cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng
Giáo dục thể chất là một trong những mặt của giáo dục toàn diện ở trẻ Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng giáo dục thể chất chiếm vị trí hàng đầu, bởi nó tạo tiền đề phát triển toàn diện nhân cách con người Giáo dục thể chất là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ được vận động, tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được phát triển hài hòa, cân đối, để có thể tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội Trong quá trình giáo dục thể chất, các bài tập thể dục sáng, các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động là một trong các hình thức cơ bản để giúp trẻ rèn luyện thân thể và phát triển các tố chất thể lực: nhanh - mạnh - bền - khéo Giúp cho trẻ có sức khỏe dẻo dai, có các thao tác vận động chính xác, phát triển trí thông minh, giáo dục ý thức có tổ chức kỷ luật, cảm giác tốt về nhịp điệu, về định hướng không gian và cùng một số khả năng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nắm vững những thao tác lao động, trẻ khỏe mạnh, từ đó dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ được giao phó
Năm học 2019-2020 tiếp tục đi sâu thực hiện “Phát triển vận động cho trẻ” Hiểu sâu sắc được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực trong
Trang 2hoạt động thể chất có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tố chất thể lực cho trẻ, phát triển các quá trình tâm, sinh lý của trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ Mẫu Giáo Lớn 5-6 tuổi ”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện như phát triển kỹ năng, rèn luyện thể lực từ đó phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất, phát triển các quá trình tâm, sinh lý của trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ
Việc nghiên cứu đề tài giúp cho giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động
để phát triển thể chất cho trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Mầm Non Thái Hòa, lứa tuổi 5- 6 tuổi lớp
A1 trường mầm non nơi tôi đang công tác
4 Giới hạn, phạm vi nghên cứu:
- Nội dung đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể
chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi”
- Số trẻ: 28 trẻ
- Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020 và những năm học tiếp theo
Năm học này do thời gian nghỉ dịch kéo dài nên việc học bị gián đoạn và
có chút thay đổi về thời gian
Tuy nhiên được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các con được học trên zoom, và trên nhóm lớp Nên các con vẫn tiếp thu được bài học đầy đủ
5 Phương pháp nghiên cứu
Tôi quan sát trẻ trong hoạt động thể chất với phương pháp:
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp đánh giá
Trang 3PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Cơ sở lý luận:
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, lĩnh vực thể chất là lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non Phát triển thể chất được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng là chất lượng phát triển của cơ thể hay nói cách khác là mức độ phát triển của các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ linh hoạt, khả năng thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân Theo nghĩa hẹp tức là trong hạm vi giáo dục mầm non thì phát triển thể chất là phát triển vận động nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày Vậy không có nghĩa gì lại đi ngược lại điều đó, nên nâng cao hiệu quả giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất là hết sức cần thiết
2.Cơ sở thực tiễn :
Trường mầm non tôi đang làm là một trường nằm giữa trung tâm của địa bàn xã trong và ngoài xã tin tưởng và yêu mến gửi con vào trường Giáo viên thì có nhiều cơ hội mới tiếp cận nhiều với công nghệ, ứng dụng mới trong quá trình công tác tạo nên sự vui vẻ, nhiệt tình, hăng say, năng động trong quá trình dạy qua đó sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp thu của trẻ được cân đối hài hoà, trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, giáo viên yên tâm công tác đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy Xong nhà trường rất cần sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, ngành, các lãnh đạo địa phương… để nhà trường phấn đấu
là trường đạt chuẩn
Trường Mầm non hiện nay có thể nói là một ngôi trường xanh – sạch – đẹp, có sân tập thể dục rộng rãi đảm bảo cho tất cả các lớp trong các khối có thế tham gia hoạt động thể dục buổi sáng chung cho cả trường Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ mà hoạt động thể dục sáng đóng vai trò quan trọng
- Hiện nay nhà trường có tổng số lớp: 16 nhóm lớp được chia làm 2 khu
- Lớp A1 tổng số trẻ: 28 cháu
Và tôi rất vinh dự được phụ trách các bé 5 tuổi lớp A1 khu trung tâm, được gần ban giám hiệu nên việc tham gia học tập học hỏi kinh nghiệm cũng thuận lợi hơn rất nhiều
Nhận đựơc sự ưu đãi đó của cấp trên bản thân tôi và các đồng nghiệp đã luôn sáng tạo và vận dụng đúng phương pháp và đạt được nhiều thành tích trong đợt thao giảng do nhà trường phát động với lĩnh vực phát triển thể chất Do vậy
Trang 4lần nữa tôi nhận thấy vai trò to lớn của thể chất đối với trẻ em mầm non là quan trọng và cần thiết và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài về lĩnh vực phát triển thể chất là sáng kiến của tôi áp dụng trong năm học 2019-2020
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất
- Được tiếp thu các chuyên đề
- 100 % trẻ bình thường,không có trẻ khuyết tật
- Một số phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con em mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng
- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, làm đồ dùng
đồ chơi chơi phục vụ cho các góc
- Học sinh cùng độ tuổi
2 Khó khăn:
- Là trường có diện tích chật hẹp, chưa có phòng đa năng, phòng thể chất nên khi tổ chức các hoạt động thể chất còn gặp nhiều khó khăn
- Giờ giáo dục thể chất chưa phát huy được hết các tố chất vận động
- Giáo viên còn chưa phát huy được tính độc lập, tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ, chưa kịp thời động viên khích lệ trẻ trong quá trình chơi
- Học sinh cùng độ tuổi nhưng một số trẻ quá hiếu động
- Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, hay cho con nghỉ học tự do ảnh hưởng tới các hoạt động của trẻ
III NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Phát triển thể chất là một lĩnh vực chủ đạo của trẻ trong suốt tuổi mẫu giáo, một hoạt động đặc biệt phản ánh hiện thực xung quanh trẻ, phản ánh những hiểu biết của mình và đặt mối quan hệ với các bạn Hoạt động thể chất là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ
Bảng khảo sát đầu năm
1 Kỹ năng vận động tinh 14/28 50% 14/28 50%
2 Kỹ năng vận động thô 14/28 50% 14/28 50%
Trang 5Để giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát triển thể chất, tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
1 Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục thể chất tốt cho trẻ:
- Điều kiện vật chất: Để giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất đạt kết quả thì việc đầu tiện tôi phải làm là lựa chọn một vị trí phù hợp với đặc trưng môn học Khu vực chơi của trẻ cần được đảm bảo an toàn: Phòng tập rộng, thoáng, nhiều đồ chơi, đồ dùng đầy đủ phải cân đối, hài hòa và đẹp mắt thuận tiện cho việc luyện tập của trẻ
+ Địa điểm: Đối với tôi địa điểm cho trẻ hoạt động rất quan trọng Tôi cho trẻ tập ở địa điểm khác nhau như tập tại lớp hoặc xuống sân trường, phù hợp với từng bài tập để gây hứng thú cho trẻ
Ví dụ với các tiết học bật, bò, trườn, trèo tôi cho trẻ học ở trên lớp
Hình ảnh trẻ học thể dục trong lớp học
Với các tiết học chạy, ném đòi hỏi môi trường rộng tôi cho trẻ học dưới sân trường
Hình ảnh: Trẻ học dưới sân trường
+ Trang phục: Vì có liên quan đến hoạt động vận động nên tôi và học sinh
đã chọn trang phục gọn gàng, thuận tiện, không gây cản trở cho cử động Trang phục của trẻ phải phù hợp theo mùa Để làm mẫu được chính xác và giúp trẻ tri giác các động tác mẫu được tốt hơn tôi luôn chọn trang phục phù hợp với từng hoạt động thể chất để dạy trẻ
2 Biện pháp 2: Sáng tạo đồ dùng dụng cụ cho trẻ tập các vận động
cơ bản
Trường tôi với mô hình là trường có diện tích chật hẹp, mặc dù nhà trường
đã sắm đầy đủ các đồ dùng dụng cụ theo quy định của Bộ Giáo Dục phục vụ cho các tiết học nhưng những đồ dùng đó chưa kích thích được sự hứng thú và nâng cao khả năng của trẻ
- Dụng cụ: đối với tôi có vai trò rất lớn, nó có tác dụng gây hứng thú vận động cho trẻ Nó phát huy được tối đa khả năng làm việc của cơ thể, làm cho bài tập, trò chơi trở nên hấp dẫn không đơn điệu, không làm cho trẻ chán, mệt mỏi Giúp cho việc hình thành tư thế đúng cho trẻ, thực hiện động tác chính xác hơn chui qua vòng Dụng cụ được sử dụng vào việc hình thành, củng cố và phát triển tất cả thói quen vận động cơ bản: Bò, đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo Quá trình chuyển các kỹ năng vận động thành kỹ xảo diễn ra nhanh chóng hơn, nếu ta sử dụng những dụng cụ thích hợp vào quá trình trẻ tập luyện Đi trên ghế băng: các
Trang 6yếu tố thể lực như nhanh - mạnh - khéo - bền được phát triển thông qua việc sử dụng thiết bị, dụng cụ Ném trúng đích phát triển tố chất khéo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay Việc sử dụng dụng cụ có ảnh hưởng rất lớn đến các nhóm
cơ bắp, đặc biệt là các nhóm cơ tay và chân Hơn nữa, động tác thực hiện với dụng cụ lặp lại nhiều lần sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ bắp, thực hiện đúng được yêu cầu kỹ thuật của động tác Ngoài ra, nó còn mở rộng tầm hiểu biết và nhận thức của trẻ Đồng thời, kích thước, hình dáng hài hoà, màu sắc tươi sáng của thiết bị dụng cụ và sắp xếp chúng gọn gàng ngăn nắp đã ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục ý thức đối với lao động, tính cẩn thận, kỹ năng giữ gìn vệ sinh cho trẻ Chính vì vậy tôi luôn luôn tìm và làm những đồ dùng và đồ chơi mới, phù hợp, vừa đủ để cho trẻ hoạt động Ngoài một số đồ dùng theo quy định có sẵn của nhà trường tôi sáng tạo thêm một số loại đồ dùng các vật liệu phế thải trong cuộc sống Song các đồ dùng sáng tạo ấy phải đảm bảo độ chuẩn về kích thước
và an toàn tuyệt đối cho trẻ
*Với vận động bò như “Bò chui qua cổng, bò trong đường hẹp, hay bò theo đường zích zắc” tôi trang trí những bông hoa vào chiếc cổng để thêm bắt mắt
Ví dụ: Cô phải chọn lựa những dụng cụ thích hợp để phát triển các kỹ năng vận động và tố chất thể lực tương ứng Dùng bóng để hình thành và phát triển vận động ném, dùng vòng để giáo dục tố chất khéo
+ Yêu cầu về vệ sinh an toàn: Dụng cụ phải được làm từ các chất liệu không gây độc hại, dị ứng cho trẻ và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn Các dụng
cụ phải sạch sẽ, được làm từ các chất liệu có thể lau, rửa thường xuyên Nơi tập phải được vệ sinh sạch sẽ Phòng tập phải thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông
+ Yêu cầu thẩm mỹ: Màu sắc của dụng cụ phải sáng sủa, phòng tập phải cân đối và đẹp mắt Cần bảo quản, duy trì bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thường xuyên để luôn có được gam màu cơ bản, giúp trẻ dễ xác định đồng thời phát triển khả năng phân biệt màu sắc
Để nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi cần các trang thiết
bị cần thiết để trẻ tập và chơi trong các buổi thể dục
Ví dụ: Cổng chui cao 50cm - 60cm, ghế băng thể dục, túi cát, bóng cao su
to – nhỏ, vòng thể dục đường kính 40 cm, gậy thể dục dài 30 - 40cm
Các loại trang thiết bị này có tác dụng rất lớn trong việc hoàn chỉnh các hoạt động tự nhiên, tiếp thu dần các kinh nghiệm vận động và tăng cường lòng dũng cảm cho trẻ Song việc thiết kế, trang bị, bố trí phòng tập cần hài hoà, đẹp mắt thuận tiện cho việc luyện tập của trẻ Số lượng dụng cụ phải đủ cho số lượng trẻ tập luyện
Trang 7Chính vì vậy tôi luôn luôn nghiên cứu sáng tạo ra những đồ dùng và đồ chơi mới, dụng cụ tập dễ làm, phù hợp, vừa đủ để cho trẻ hoạt động
Bên cạnh những dụng cụ nhà trường phát thì tôi luôn tìm tòi và đã sáng tạo, tận dụng những đồ dùng thể dục cũ để biến đổi trang trí thêm thành những dụng
cụ mới gây thích thú cho trẻ
Ví dụ: Từ một cái vòng cũ, cái gậy cũ tôi đã trang trí để trở thành 1 dụng cụ tập mới và có thể tận dụng để cho trẻ tập bài thể dục sáng, tập bài tập phát triển chung hay chơi trò chơi vận động trong chủ đề Giao thông
Hình ảnh:Vòng và gậy trang trí tạo ra những dụng cụ thể dục mới
Hay từ những hộp sữa đã dùng tôi đã trang trí lại và tạo thành đồ dùng cho trẻ trong các hoạt động “Vận động cơ bản và Trò chơi vận động” Trẻ cũng rất hứng thú
Hình ảnh:Hộp sữa đã được trang trí
Ngoài ra, từ những đồ dùng đồ chơi hàng ngày của trẻ như bóng, ống hút tôi đã tạo ta nhiều đồ dùng học tập cho trẻ
Ví dụ: Quả trùy
- Chuẩn bị nguyên liệu: Quả bóng, ống hút
- Cách làm: Lấy 2 quả bóng gắn vào 2 đầu của ống hút loại to
- Sử dụng: Giáo viên cho trẻ tập quả trùy vào các bài thể dục sáng, các bài tập phát triển chung
Hình ảnh:Dụng cụ quả trùy cho trẻ tập thể dục
Ví dụ: Hoa thể dục
- Chuẩn bị nguyên liệu: Quả bóng, ống hút, sỏi, thìa múc sữa, que nhựa, súng bắn keo
- Cách làm: Lấy 1 quả bóng cắt tạo thành 2 bông hoa, dùng súng bắn keo gắn ống hút vào phía dưới của nửa quả bóng để tạo thành bông boa, lấy sỏi để trong thìa sữa và dùng súng gắn thìa sữa vào bên trong bông hoa làm nhuỵ
- Sử dụng: Giáo viên cho trẻ tập với hoa vào các bài thể dục sáng, các bài tập phát triển chung trong chủ đề thực vật Khi tập lắc bông hoa sẽ tạo ra tiếng kêu làm trẻ rất thích thú
Hình ảnh: Hoa thể dục
Trang 8Ví dụ: Từ những thìa sữa, hộp sữa fisty, ống hút sỏi tôi cũng dùng súng gắn chúng lại và cũng tạo ra những dụng cụ thể dục rất đẹp mắt và cuốn hút trẻ
Dép để trẻ chơi trò chơi “Chung sức”, cũng được làm từ các miếng xốp màu
Ngoài ra tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm ngoài thiên nhiên để cho trẻ chơi các trò chơi
3 Biện pháp 3: Giáo viên lựa chọn các vận động cơ bản và trò chơi phù hợp với thể lực của trẻ và chủ đề học tập.
Việc giáo viên lựa chọn các vận động cơ bản, các trò chơi vận động phù hợp với thể lực và chủ đề học tập của trẻ là rất cần thiết Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định là lựa chọn các bài tập, trò chơi phải đi từ dễ đến khó Các bài tập phải đảm bào các trẻ đều thực hiện được, những trẻ đã làm tốt tôi nâng cao lên Các vận động, trò chơi vận động cũng cần phải phù hợp với chủ đề
Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc luyện tập cho trẻ Xây dựng kế hoạch phiên chế các vận động cơ bản, các trò chơi vận động
có tầm quan trọng đặc biệt Một kế hoạch hợp lý, khoa học sẽ gúp phần không nhỏ vào sự thành công của công việc Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống các vận động cơ bản và các trò chơi và phiên chế vào các chủ đề một cách phù hợp và đảm bảo yêu cầu vừa sức đối với trẻ Các vận động cơ bản
và trò chơi vận động được nâng dần yêu cầu từ dễ đến khó
Xây dựng hệ thống các vận động cơ bản, Trò chơi vận động
động
1
T9 Bé vui
đến trường
(3 tuần )
-Bắt và ném bóng người đối diện khoảng cách 4m
- Đi ,đập bóng xuống sàn và bắt bóng nẩy
- Ném trúng đích đứng
- Nhảy tiếp sưc
- Kéo co
- Tìm bạn
2
T10 bản
thân(5 tuần )
- Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc cách nhau 1,5 m
- Bật xa tối thiểu 50cm
- Ném trúng Đích Thẳng đứng (cao 1,5m,xa 2m)
- Đi theo đương hẹp
- Ném xa bằng 1 tay
-Tung Bóng
- Chuyền bóng
- Nu na nu nống
- Thi ném túi cát
- Dung dăng dung
dẻ
3 T11 Gia đình - Đi lùi ,đi bước chéo sang ngang -Tung và bắt bóng
Trang 9của tôi
(4 tuần )
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- Nhảy qua vật cản ,bò bằng bàn tay cẳng chân
Nhảy xuống từ độ cao 40cm
- Nhảy tiếp sức
- Tung bóng
- Ai bước dài hơn
4
T12 Động
vật sống
khắp nơi
(4 tuần)
- Bò chui qua ống ,bật xa 45cm
- Ném trúng đích thẳng đứng (cao 1,5m,xa 2m)
- Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây
- Trèo lên xuống thang cao 1,5m
-Mèo bắt chuột -Thả đỉa ba ba
- Dung dăng dung
dẻ
- Chạy tiếp sức
5
T1 Thế giới
thực vật
(5 tuần)
-Trèo lên xuống ghế ,bật liên tục vào
5 vòng -Chạy liên tục 150m -Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách tối thiểu 4m
-Ném xa bằng 2 tay -Bật xa ,ném xa,chạy nhanh
-Ai ném Xa nhất
- Chuyền bóng qua đầu qua chân
- Ai bước dài hơn
- Nhảy lò cò
6
T4 các mùa
trong năm(4
tuần)
-Lăn bóng 4m bằng 2 tay và đi theo bóng
-Ném xa trúng đích nằm ngang –nhảy
lò cò Bật liên tục 4-5 chướng ngại vật cao 15-20 cm
- Ai chạy nhanh nhất
-Thỏ đi chơi trời nắng
-Ném bóng vào rổ
7
T5 Quê
hương yêu
quý( 4 tuần)
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách 4m
- Bật qua vật cản 15-20cm -Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m
- Chạy liên tục 150m
- Hãy về đúng môi trường hoạt động
- Tung Bóng
- Cáo và thỏ
- Kéo co
8
T6 Các
phương tiện
giao thông
(4 tuần)
- Bò thấp chui qua ống Nhảy lò cò ít nhất được 5 bước
- Bật qua 3-4 vòng và lăn bóng 4m
- Bật liên tục về phía trước và nhảy qua vật cản
- Thi xem ai chạy nhanh
- Ném bóng vào rổ Dung dăng dung
dẻ
9 T7 bé chuẩn
bị vào lớp
1(3 tuần )
-Bật liên tục về phía trước ,ném trúng đích nằm ngang
Thi chạy nhanh
- Ném xa bằng 2 tay ôn bật cách và
- Đi đập và bắt bóng nẩy
Trang 10khép chân vào 7 ô
Ví dụ: Trong chủ điểm giao thông tôi đã dạy trẻ vận động cơ bản: “Tung bắt bóng với người đối diện” và trò chơi vận động: Bánh xe quay
4 Biện pháp 4: Phát triển kỹ năng chơi cho trẻ thông qua các trò chơi vận động giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất.
- Làm mẫu giải thích: đối với những trò chơi mới hoặc những trò chơi mà lâu trẻ không được chơi cô vừa giải thích cách chơi, vừa làm mẫu để trẻ nắm được cách chơi và luật chơi
- Kiểm tra: Với những trò chơi trẻ đã chơi, có thể kiểm tra mức độ ghi nhớ nội dung trò chơi và cách chơi, luật chơi Ngoài ra có thể cho một nhóm trẻ thực hiện lại cách chơi
- Theo dõi và sửa sai: Trong quá trình trẻ chơi, cô giáo phải thường xuyên theo dõi và kịp thời sửa sai cho những trẻ chơi chưa đúng Trẻ nắm được nội dung và cách chơi cô thay đổi hình thức thi đua toàn thể – lần lượt – phân nhóm – cá nhân để trẻ tự khẳng định vai trò của mình vào trò chơi vận động
Ví dụ: Với trò chơi vận động “Quả bóng nảy” trẻ đã được chơi vài lần, tôi chỉ cần đưa ra quả bóng và hỏi trẻ nhớ đến trò chơi gì đã chơi Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi dưới sự gợi ý của cô
- Cô không nên áp đặt trẻ vào đóng vai chính từ đầu đến cuối buổi chơi Đổi vai chơi, đồng thời khi phân vai cũng tạo bất ngờ, không có sự định trước
- Với từng trò chơi khác nhau cô giáo hướng dẫn kỹ năng chơi, làm mẫu, cho trẻ chơi thử sau đó là cả lớp chơi Cô giáo luôn nhấn mạnh luật chơi để trẻ ghi nhớ
Có thể thấy rằng trẻ phát huy được tính tích cực tối đa khi tham gia vào các trò chơi vận động đấy
5 Biện pháp 5: Sưu tầm, sáng tạo các trò chơi vận động
Tôi luôn tìm tòi các trò chơi vận động sao các trò chơi đó phù hợp với độ tuổi, phù hợp với chủ đề đang thực hiện ở lớp như tôi đã trình bày ở biện pháp 3 Đặc biệt tôi còn tìm tòi các trò chơi mới, các trò chơi sáng tạo để lôi cuốn trẻ Bên cạnh đó tôi không quên đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động để dạy trẻ chơi như: đi cà kheo, đập niêu Dưới đây là một số trò chơi do tôi sáng tạo cải biến
5.1 Các trò chơi sáng tạo cải biến
a Trò chơi: Kéo mo cau
- Mục đích yêu cầu;
+ Trẻ biết phối hợp với bạn để tham gia trò chơi: “Kéo mo cau”