1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3 tuổi

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3 tuổi
Tác giả Ngô Thị Thu Hiền
Trường học Trường Mẫu Giáo Đại Lãnh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đại Lãnh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 27,71 KB

Nội dung

Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự h

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi1: Kính gửi: Hội đồng SKKN Huyện Đại Lộc

Hội đồng SKKN cấp cơ sở

Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến

như sau:

1 Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2: Ngô Thị Thu Hiền

2 Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Đại Lãnh

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3 – nếu có:

4 Tên sáng kiến: :“Một số biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3 tuổi ”

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4 : Giáo dục Mầm non

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5 : 1/10/2021

7 Hồ sơ đính kèm:

+ Chín (09) tập Báo cáo sáng kiến

+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có)

Trang 2

+ Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng

kiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công

tác

Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng

sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đại Lãnh, ngày 14 tháng3 năm 2022

Người nộp đơn

Ngô Thị Thu Hiền

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM CHO TRẺ 3-4 TUỔI

1 Mô tả bản chất của sáng kiến 7:

Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển “vàng” đối với cuộc đời mỗi conngười Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàndiện Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác

Trang 3

giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chútrọng Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm vàkích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ Trải nghiệm là quá trình nhận thức,khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vậtchất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý,ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng) Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sángtạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹnăng trong cuộc sống Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định

về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân Ở phươngĐông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe,tôi sẽ quên Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu” Tư tưởngnày thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm Ở phương Tây,Aristotle (384- 332TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải học trước rồi mớilàm, chúng ta học thông qua làm việc đó” Montessori khẳng định: “Trẻ tự đàoluyện mình trong mối quan hệ với môi trường” Có nghĩa là những gì mà trẻ cóđược phải “thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài”, thông qua hoạt động tương táctrực tiếp của trẻ với môi trường Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non

là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết

kế tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương táctrực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành

Trang 4

kinh nghiệm riêng cho bản thân Thông qua các hoạt động thực tiễn trẻ tự mìnhchiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành năng lực thực tiễn.

Căn cứ tình hình cụ thể trẻ tại nhóm lớp mình chủ nhiệm Đối tượng thựcnghiệm là trẻ 3 tuổi Làm thế nào thế hệ tương lai phát triển toàn diện về đức trí thể mỹ Có đủ trí lực, thể lực, một lối sống văn minh, năng động, linh hoạt, bắtnhịp kịp xã hội hiện đại là trách nhiệm của mỗi giáo viên Đổi mới và đưa ra cácbiện pháp sao cho trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, gắn liền vớicuộc sống hàng ngày từ những việc làm nhỏ nhất hình thành lên nhân cách trẻ ởtương lai

Chính vì vậy với sự nỗ lực của bản thân tôi luôn tìm tòi và sáng tạo mangđến cho các con những hoạt động trải nghiệm với những nội dung gần gũi nhưngmới mẻ, quen thuộc nhưng hấp dẫn, gắn với môi trường tự nhiên cuộc sống xã hội

sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tự do trải nghiệm Áp dụng các biện pháp từ kinhnghiệm của mình vào các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm một cáchtổng thể và triệt để Từ đó giúp trẻ kích thích sự tò mò, thích khám phá, ham hiểubiết của trẻ trong các hoạt động giáo dục Tạo cho trẻ sự chủ động, độc lập, sángtạo sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề do tìnhhuống thực tiễn đặt ra Qua đó giúp trẻ phát triển hài hòa, các mặt nhận thức, thểchất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về nhân cáchtrẻ ngay từ buổi bình minh của cuộc đời Đúng với câu nói nổi tiếng của nhà tâm

Trang 5

lý, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori: “ Thời kỳ quan trọng nhất của cuộc

đời không phải là ở tuổi học đại học, mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi sinh

ra cho tới khi sáu tuổi”

1 1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Từ những nhu cầu đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3 tuổi ” Đây

là một việc cần thiết phải thực hiện như thế nào để nâng cao chất lượng các hoạtđộng, nâng cao chất lượng của trẻ thì đó mới là mục tiêu cần hướng tới.Vì vậy tôi

đã đưa ra các giải pháp sau:

* Biện pháp 1: Lựa chọn đề tài, xác định mục tiêu, xây dựng nội

Lựa chọn đề tài hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ là một việc rấtquan trọng Bởi vì đề tài có gần gũi, hấp dẫn, phù hợp với nhận thức của trẻ thì kếtquả đạt được trên trẻ mới tốt Lựa chọn đề tài trước hết phải căn cứ vào chươngtrình GDMN, các mục tiêu cần đạt theo từng lĩnh vực của độ tuổi Căn cứ vào nhậnthức của trẻ, với trẻ 3 tuổi lên chọn những đề tài gần gũi, đơn giản, mang tính chấtvừa học vừa chơi

Ví dụ: Chơi với giấy, chơi với dây, chơi với lá cây, chơi với cát, sỏi, nước Làmcác thí nghiệm nhỏ như: Vật chìm nổi, sự kỳ diệu của nam châm Cùng cô gieo hạt,chăm sóc cây, hoa Khám phá các bộ phận trên cơ thể…

Trang 6

Ngoài ra khi lựa chọn đề tài cần căn cứ vào điều kiện thực tế tại nhóm lớp

Ví dụ: Các đồ dùng đồ chơi sẵn có, các cây hoa, cây cảnh xung quanh lớp, những

đồ dùng, vật dụng trẻ đang chú ý và tò mò muốm tìm hiểu

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng miền

Ví dụ: cùng tìm hiểu về hoa mùa xuân nhưnng miền bắc đặc trưng là hoa đào, miềnnam hoa mai, miền núi là hoa mơ, hoa mận

Căn cứ vào những yếu tố mang tích chất thời điểm

Ví dụ: Trang trí đèn đón trung thu, trang trí lớp chuẩn bị đón tết, dán dây xúc xíchtrang trí ảnh bác nhân dịp 19/5 Thời gian tổ chức các lễ hội của địa phương, cácnét văn hóa nổi bật của địa phương mình

Học qua trải nghiệm giúp trẻ lĩnh hội kiến thưc, kỹ năng và hình thànhthái độ đối với mọi người xung quanh Vì vậy, mục tiêu đặt ra cần phải phù hợpvới nội dung, với lứa tuổi và với thực tế trẻ tại nhóm lớp Ưu thế nổi trội của củahoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là năng lực của trẻ sẽ được hình thành

và phát triển thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong các tình huốngthực tế Tham gia hoạt động sẽ lĩnh hội được kiến thức, hình thành kỹ năng và thái

độ tích cực với đối tượng trải nghiệm Do vậy mục tiêu càng được xác định rõ ràng

và cụ thể thì việc tổ chức hoạt động cho trẻ càng thuận lợi

Trang 7

Ví dụ: Với đề tài: “Chìm nổi” mục tiêu cho trẻ ở lứa tuổi 3-4tuổi được xác địnhnhư sau:

* Kiến thức:

– Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của nước và một số đồ vật gẫn gũi xung quanh

– Trẻ biết một số vật cho vào nước sẽ nổi hoặc chìm trên mặt nước

* Kỹ năng:

– Trẻ quan sát và phân biệt được một số vật xung quanh

– Trẻ thực hiện được thao tác đặt nhẹ nhàng một vật trên mặt nước

– Trẻ có thể làm các vật nổi trên mặt nước di chuyển bằng các cách khác nhau

– Trẻ trả lời được câu hỏi về hiện tượng xảy ra

* Thái độ:

– Trẻ hứng thú chơi với nước, với các vật liệu thí nghiệm

– Trẻ vui vẻ, thoải mái trong suốt quá trình trải nghiệm

Như vậy với mục tiêu đặt ra ở ví dụ trên là rất phù hợp với nội dung của hoạt động

Đi sâu vào bản chất của sự vật, không ôm đồm lan man Phù hợp với nhận thức vàcủa trẻ 3 tuổi và thực tế tại nhóm lớp mình Từ đó trẻ phối hợp và sử dụng các kiến

Trang 8

thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết được các vấn đề thực tế trong các hoạt động

mà trẻ tham gia

Xác định nội dung hoạt độngcần dựa trên chủ đề, mục tiêu để xác định nộidung cho phù hợp Nội dung chính là các hoạt động cụ thể mà trẻ cần thực hiệntrong quá trình trải nghiệm Nội dung cần đảm bảo tính phong phú, đa dạng, mới

mẻ và hấp dẫn Từ đó sẽ kích thích hứng thú cho trẻ Hơn nữa khi xác định nộidung trải nghiệm cần căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, kinh nghiệm tham gia hoạtđộng của trẻ Với trẻ 3 tuổi tôi chọn những nội dung chơi và thực hiện các thínghiệm nhỏ Các nội dung quan sát hiện tượng cần sử dụng những đồ dùng trựcquan sinh động, mới mẻ, hấp dẫn Xác định nội dung hoạt động cần căn cứ vàothực tế của trẻ tại nhóm lớp Nếu trẻ còn bỡ ngỡ, chưa có kỹ năng thì lúc đầu tôiđưa một hoạt động chính đòi hỏi các kỹ năng và một số hoạt động có liên quan cótính chất nhẹ nhàng, bổ trợ không yêu cầu kỹ năng Khi trẻ đã có các kỹ năng hoạtđộng tốt tôi có thể tăng thêm một số hoạt động cho nội dung thêm phong phú.Nhưng việc tăng thêm nội dung hoạt động cần căn cứ vào mức độ nhận thức và sựhứng thú của trẻ Nên xen kẽ động tĩnh cho phù hợp Tận dụng mọi điều kiện vềkhông gian, địa điểm Hoạt động đa dạng theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân Xuyên suốt

cả hoạt động là một nội dung được tổ chức theo hướng trải nghiệm dưới nhiều hìnhthức khác nhau, nó phải mang tính logic các phần liên kết chặt chẽ Câu hỏi đặt ra

ở phần trước sẽ được trả lời ở phần sau bằng việc cùng chơi, cùng thực hiện các thí

Trang 9

nghiệm, cùng khám phá và tìm hiểu Từ đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biếtcủa trẻ.

* Biện pháp 2 Xây dựng môi trường, đồ dùng và mọi điều kiện cho trẻ hoạt động.

a Môi trường bên ngoài lớp học.

Công tác chuẩn bị quyết định 50% của sự thành công Chuẩn bị càng chu

đáo, chi tiết, lên kế hoạch càng cụ thể rõ ràng thì yếu tố thành công càng cao Môitrường là yếu tố quan trọng tạo lên thành công của hoạt động trải nghiệm Khiđược hoạt động ở môi trường bên ngoài trẻ sẽ có được sự thoải mái, trẻ được hòamình vào thiên nhiên, tạo cho trẻ tâm thế tực tin, linh hoạt trong hoạt động Vì vậyngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm và bổ sung một số loại cây cảnh, chậu hoa bênngoài hành lang lớp học, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại để trẻ trảinghiệm Tham mưu với ban giám hiệu trang bị thêm một số đồ dùng như: Bộ đồdùng chơi với cát và và nước, các loại đá, sỏi…phục vụ các hoạt động Trang trígóc chợ quê phù hợp từng chủ đề, từng thời điểm gắn liền các sự kiện Đặc biệttrong năm học vừa qua được sự đồng thuận nhất trí cao của các bậc phụ huynh nhàtrường đã xây dựng được khu vận động rộng 650m2 tu sửa khu vườn cổ tích Đây

là những địa điểm lý tưởng về không gian

bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động trải nghiệm

Trang 10

b Môi trường bên trong lớp học.

Môi trường bên trong lớp học được tôi trang trí theo chuyên đề lây trẻ làm

trung tâm, trọng tâm hướng đến nội dung các hoạt động trải nghiêm của trẻ Lớphọc được trang trí nổi bật theo từng chủ đề, theo các ngày lễ hội trong năm Cácgóc được bố trí khoa học mang tính mở có thể di chuyển dễ dàng Đặc biệt góctrưng bày sản phẩm của trẻ được trang trí đẹp mắt Các sản phẩm của trẻ được xếplên trên giá vừa cho trẻ được theo dõi quan sát vừa mang tính chất trân trọng cácsản phẩm của trẻ làm ra từ đó khích lệ trẻ cố gắng vươn lên trong học tập Đồdùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp dễ thấy, dễ lấy và dễ cất Tận dụng các nguồnphế liệu, các nguyên liệu sẵn có, quen thuộc trong tự nhiên như ; chai, lọ, lá cây…

Sử dụng các nguyên liệu mang tính mở như; bột mì, hột hạt,…Đặc biệt góc bánhàng các nguyên liệu, sản phẩm đặc trưng của địa phương như; bánh gai, bánh đậuxanh được trang trí nổi bật

c Chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động

Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ hoạt động tôi khuyến khích và tạo điều kiện chotrẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cũng như sắp xếp, bố trí trang trímôi trường diễn ra trải nghiệm Quá trình tham gia chuẩn bị đồ dùng không chỉgiúp trẻ tích lũy được kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là hình thành thái độthói quen tự phục vụ bản thân và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao Để đảm

Trang 11

bảo cho mọi trẻ được hoạt động khi chuẩn bị đồ dùng tôi luôn căn cứ vào sốlượng của trẻ, số nhóm trẻ tham gia hoạt động Cần đảm bảo đủ các phương tiệncho trẻ hoạt động theo nhóm, cá nhân Đồ dùng được bố trí trước được sắp xếp ở vịtrí thuận lợi, theo trình tự diễn ra nội dung hoạt động và dễ sử dụng.

Khi chuẩn bị đồ dùng tôi luôn ưu tiên lựa chọn các vật liệu, phế liệu để tạo chotrẻ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng thông qua quá trình xây dựng ý tưởng, thiết kế,thi công để tạo ra các sản phẩm sáng tạo có liên quan đến chủ đề trải nghiệm Bướcđầu cho trẻ làm quen với các dụng cụ như: Kính núp, ống nhòm…( Với trẻ 3tuổi).Qua đó giúp trẻ thu thập thông tin chính xác và giải quyết các vấn đề thực tếtrong quá trình trải nghiệm Tiếp đó tôi phác thảo sơ đồ bố trí môi trường trảinghiệm Với trẻ 3 tuổi khi lên sơ đồ, chia khu vực cần sử dụng các ký hiệu đơngiản để quy định các khu vực Qua đó trẻ dễ dàng nhận biết, hoạt động theo trình

tự Từ đó giúp trẻ chủ động trong quá trình hoạt động giảm mức tối thiểu sự trợgiúp trực tiếp từ phía giáo viên

d Chuẩn bị mọi điều kiện cho trẻ hoạt động.

Căn cứ vào chủ đề, nội dung và các địa điểm tổ chức cho trẻ hoạt động cầnlưu ý Nếu tổ chức cho trẻ đi dạo đi thăm ở khu vực và địa điểm nào thì tôi lên kếhoạch trước Sau khi được ban giám hiệu phê duyệt tôi đã liên hệ trực tiếp với banquản lý nơi đó để chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về không gian và thời gian các đồ

Trang 12

dùng và trang thiết bị cho trẻ tham quan trải nghiệm Với các nội dung tìm hiểukhám phá tôi cho trẻ tìm hiểu, quan sát, đi dạo đi thăm làm quen với những nộidung đó trước Qua đó trẻ được trang bị những kiến thức trước khi tiến hành vàonội dung trải nghiệm đó.

* Biện pháp 3 Tích hợp vào các hoạt động trong ngày.

a Tích hợp vào các hoạt động học.

Ngoài các hoạt động thường xuyên được thiết kế theo hướng trải nghiệm như:Khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời, hoạt động tạo hình, làm quen với toán…Còn một số hoạt động ít được tổ chức trải nghiệm như: Hoạt động âm nhạc, thơ,truyện…Với những hoạt động ít được tổ chức dưới hình thức trải nghiệm tôithường xuyên tích hợp các nội dung trải nghiệm vào các hoạt động đó cho phùhợp

Ví dụ trong hoạt động thơ, truyện tôi thường tích hợp nội dung trải nghiệm vàophần gây hứng thú Cho trẻ tham gia các vai, diễn 1 đoạn truyện, xuất hiện cácnhân vật, các tình huống trong tác phẩm Hoặc khi trẻ đã thuộc thơ, truyện nhuầnnhuyễn tôi cho trẻ đóng vai thể hiện toàn bộ nội dung tác phẩm Hình thức này sẽđược tổ chức dưới dạng đóng kịch sáng tạo, hoặc dạy truyện dưới hình thức 2 Mộthình thức trải nghiệm làm quen với nghệ thuật diễn xuất

Trang 13

Với các hoạt động khác tuy không được tổ chức dưới các hình thức trải nghiệmnhưng tôi đã lồng ghép một số nội dung và các trò chơi củng cố cũng như gâyhứng thú để ít nhiều cũng được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm Ví dụ: Cóthể cho trẻ trải nghiệm đôi chân trần khi chuyển các đồ dùng theo yêu cầu Cho trẻtìm các hộp to nhỏ và đứng vào bên trong hộp trong tiết toán to nhỏ…

b Tích hợp vào hoạt động ngoài trời.

Hoạt động ngoài trời là một hoạt động có đề tài trải nghiệm rất phong phú

Tổ chức được nhiều nội dung và rất thuận lợi về mặt không gian Song để chuẩn bịcho một số nội dung của các hoạt động thêm chu đáo thì hoạt động ngoài trời làphần chuẩn bị, là bước tạo đà cho trẻ làm quen, thu thập các thông tin các kiếnthức cho hoạt động trải nghiệm đã được lên kế hoạch

Ví dụ: Khi cho trẻ trải nghiệm khám phá về các loại hoa quen thuộc tôi đã tổ chứcmột số hoạt động ngoài trời cho trẻ đi thăm vườn hoa của trường, quan sát các câyhoa, châu hoa ngoài hành lang các lớp Khi tìm hiểu về công việc của các cô cấpdưỡng trong trường tôi cho trẻ xuống thăm quan công việc của các cô cấp dưỡng.Hoạt động ươm mầm, chăm sóc cây tôi cho trẻ quan sát các mầm cây từ lúc bắtđầu gieo hạt rồi qua các giai đoạn trở thành cây non…

VD: Khi cho trẻ trải nghiệm tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên Trước đó tôicho trẻ quan sát và trò chuyện về thời tiết nổi bật hàng ngày: Nắng, mưa, mây

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w