2 Cam kết và ưu tiên ATNB Strong management commitment 3 Nhận thức đúng về sai sót y khoa của NVYT Awareness of staff4 Sai sót y khoa được đánh giá ở mọi khoa phòng Acknowledgement at al
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên) hiện đang công tác tại BVĐK Vạn Hạnh và có tham gia cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người bệnh
- Nhân viên (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý và kỹ thuật viên) hiện đang công tác với hợp đồng lao động có thời gian làm việc trên 3 tháng.
- Đang đi học hoặc đi công tác; hiện đang nghỉ ốm đau, thai sản
- Nhóm lãnh đạo/ quản lý: Ban Lãnh đạo bệnh viện và đại diện tổ Quản lý
Chất lượng bệnh viện, trưởng khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng.
- Nhóm nhân viên y tế: Nhân viên hiện đang công tác.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023.
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 03/2023 đến tháng 04/2023.
- Địa điểm: BVĐK Vạn Hạnh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, kết hợp điều tra định lượng và định
- Điều tra định lượng nhằm đáp ứng mục tiêu 1: Mô tả thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại BVĐK Vạn Hạnh.
- Điều tra định lượng và định tính (được tiến hành sau khi có kết quả sơ bộ của định lượng) nhằm đáp ứng mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại BVĐK Vạn Hạnh.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu cho điều tra định lượng Áp dụng công thức ước tính một tỉ lệ
- Z 2 1-α/2 : Hệ số tin cậy mức 95%, tương ứng là 1,96
- p = 0,72 theo đánh giá mức độ VHATNB tích cực của NVYT tại bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp năm 2020 (48).
- d = 0,06 (độ chính xác mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và quần thể nghiên cứu)
Dựa trên danh sách 497 NVYT hiện tại, chúng tôi chọn ra những cán bộ có tiếp xúc và cung cấp dịch vụ trực tiếp với NB Dự kiến danh sách này sẽ gồm khoảng 300 NVYT Vì thế, chúng tôi dự kiến sẽ chọn mẫu định lượng toàn bộ 300 NVYT này.
2.4.2 Cỡ mẫu cho điều tra định tính
Chọn mẫu có chủ đích gồm có 20 người bao gồm
Qua phỏng vấn sâu với đại diện Ban lãnh đạo bệnh viện, tổ Quản lý chất lượng, phòng Kế hoạch nghiệp vụ, bác sĩ trưởng khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng, nghiên cứu nắm bắt được những góc nhìn đa chiều về quá trình quản lý chất lượng bệnh viện, từ định hướng chiến lược, hoạch định chính sách đến triển khai áp dụng thực tiễn, từ đó đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp cải tiến hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
- Thảo luận nhóm 03 cuộc trên 15 nhân viên (2 cuộc với bác sĩ lâm sàng và
1 cuộc với điều dưỡng) của bệnh viện.
* Lưu ý: Số lượng mẫu trên chỉ là dự kiến, số lượng thực tế có thể thay đổi cho tới khi thông tin đạt bão hòa
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC-VN2015 đã được nhiều nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và được công nhận về khảo sát văn hóa an toàn người bệnh (61) Bộ câu hỏi khảo sát gồm 42 câu chia thành 12 lĩnh vực, sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) hoặc tần suất (không bao giờ đến luôn luôn) Mười hai khía cạnh của văn hóa ATNB bao gồm:
(A) 7 lĩnh vực về văn hóa an toàn với từng khoa: Quan điểm và hành động về
ATNB của người quản lý (4 câu hỏi); Làm việc theo ê kíp trong Khoa/phòng (4 câu hỏi); Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống (3 câu hỏi); Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi (3 câu hỏi); Cởi mở trong thông tin về sai sót (3 câu hỏi); Nhân sự (4 câu hỏi); Hành xử không buộc tội khi có sai sót (3 câu hỏi)
(B) 3 lĩnh vực về văn hóa an toàn trên toàn bệnh viện: Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh (3 câu hỏi); Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng (4 câu hỏi); Bàn giao và chuyển bệnh (4 câu hỏi).
Hai lĩnh vực chính trong ATNB về sai sót/sự cố y học gồm: Quan điểm chung về ATNB (4 câu hỏi); Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi (3 câu hỏi).
2.5.2 Cách thức thu thập dữ liệu
Thu thập cho điều tra định lượng: Số liệu dự kiến sẽ thu thập bằng hình thức tự điền thông qua phát vấn bằng google form đến đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) Quy trình được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức AHRQ cho một điều tra sử dụng web như sau (62):
Bước 1 Xin ý kiến chấp thuận của Ban Lãnh đạo bệnh viện để thống nhất thời gian và các cách thức trong quá trình thu thập dữ liệu.
Bước 2 Gửi thông báo qua email và thông báo qua hệ thống V-Office và họp giao ban bệnh viện
Bước 3 Tổ chức thu thập số liệu thông qua gửi e-mail lịch thu thập đến từng khoa và mỗi ngày triển khai thu thập tại chỉ một khoa để đảm bảo đối tượng điền đúng là NVYT và không có ai điền hộ (sử dụng password đăng nhập với từng ngày).
Bước 4 Giải đáp các thắc mắc cho các đối tượng nếu có
Bước 5 Giai đoạn làm sạch, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả.
Thu thập cho điều tra định tính: Ngay sau khi thực hiện cấu phần nghiên cứu định lượng, chúng tôi tiến hành thực hiện cấu phần nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai VHATNB tại bệnh viện.
Bước 1: Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chọn chủ đích thỏa các tiêu chí chọn mẫu đã nêu trên và xin chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu viên chính (học viên) sẽ tiến hành tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo chủ đề theo lịch trình đã hẹn tại địa điểm phù hợp Mỗi cuộc phỏng vấn sâu dự kiến sẽ kéo dài 45-60 phút còn thảo luận nhóm sẽ kéo dài từ 60-80 phút
Để thực hiện nghiên cứu định tính, chúng tôi sử dụng các bản hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ ghi chép như máy ghi âm, bút ghi chép, vở trắng Chúng tôi linh hoạt sắp xếp thời gian phỏng vấn để phù hợp với ĐTNC.
Các biến số, chỉ số nghiên cứu
2.6.1 Các biến số của điều tra định lượng
Bộ công cụ định lượng gồm 4 nhóm biến số chính là (chi tiết xem thêm trong
Nhóm biến số về các đặc điểm cá nhân của NVYT
Nhóm biến số đo lường VHATNB trên 7 lĩnh vực về văn hóa an toàn tại từng khoa/phòng
Nhóm biến số đo lường VHATNB trên 3 lĩnh vực về văn hóa an toàn trên toàn bệnh viện:
Nhóm biến số đo lường VHATNB trên 2 lĩnh vực về sai sót/ sai sót y khoa liên quan đến ATNB
Bảng 2.1 Bảng biến số định lượng
T Biến số Định nghĩa biến Phân loại
Thu thập A) Thông tin chung của ĐTNC
1 Tuổi Tính theo năm dương lịch, lấy 2020 trừ năm sinh
2 Giới tính Giới tính của đối tượng (nam/nữ) Nhị giá
Học vấn cao nhất của đối tượng tính đến hiện tại
Thời gian được công tác tại BVĐK Vạn Hạnh
5 Thời gian làm việc (giờ/tuần) Là tổng số giờ làm việc trong một tuần Liên tục
T Biến số Định nghĩa biến Phân loại
6 Tiếp xúc trực tiếp NB
Là công việc hiện tại có khám bệnh, chăm sóc, thực hiện các kỹ thuật cho NB.
Thời gian làm việc theo chuyên ngành
Là thời gian tính theo năm dương lịch của ĐTNC được phân công phục vụ theo ngành
8 Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân Liên tục
9 Chức vụ hiện tại Chức vụ hiện tại tại bệnh viện Danh định
B) Đáp ứng của nhân viên về 7 lĩnh vực ATNB trong phạm vị khoa/ phòng
Vai trò của lãnh đạo về
Là mức độ nhân viên đánh giá hoạt động của lãnh đạo trong lĩnh vực ATNB Trong nghiên cứu này, nhân viên nhận xét lãnh đạo có tán thưởng các ý kiến hay các giải pháp cải thiện ATNB của cấp dưới và lãnh đạo có bỏ qua các vấn đề ATNB hay không
Sự cải thiện liên tục về
Là mức độ người được hỏi nhận định tổ chức có cải thiện liên tục trong ATNB hay không Đặc biệt chú ý sau sai sót có những thay đổi tích cực và có hiệu quả không
Hoạt động nhóm trong khoa
Là mức độ nhân viên tự nhận xét về hoạt động nhóm trong khoa gồm nội dung hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng nhau, và làm việc nhóm
4 Giao tiếp cởi mở trong
Là nhận xét của nhân viên trong việc phát biểu thoải mái hay không lúc họ thấy sự việc
T Biến số Định nghĩa biến Phân loại
ATNB tiêu cực có thể ảnh hưởng đến NB và cảm thấy tự do để đặt câu hỏi với những người có quyền nhiều hơn.
Thông tin và phản hồi về sai sót
Là mức độ nhân viên được hỏi cảm thấy khi có sai sót xảy ra tại khoa, gồm 3 nội dung: thông báo về sai sót, thông tin phản hồi về những khắc phục, và các giải pháp phòng ngừa sai sót.
6 Phản ứng với các sai sót
Là mức độ nhân viên cảm nhận lúc phạm sai sót: sợ bị trừng phạt và ghi lí lịch
Vai trò của nhân lực trong
Nhận xét của nhân viên về nhân sự: Đủ nhân viên và thời gian làm việc của nhân viên có phù hợp để có thể chăm sóc tốt nhất cho NB.
C) Đáp ứng của NVYT về 4 lĩnh vực ATNB ở phạm vi bệnh viện
Chính sách của BV về
ATNB Đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc: ATNB có là ưu tiên hàng đầu và có môi trường thuận lợi để cải thiện ATNB
Hoạt động đánh giá môi trường làm việc của nhân viên cho thấy sự ưu tiên cao của bệnh viện ATNB trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi để cải thiện ATNB Nhân viên đánh giá tích cực sự hợp tác và phối hợp liên khoa trong chăm sóc bệnh nhân, thể hiện ý thức làm việc nhóm hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa phòng để mang lại dịch vụ chăm sóc tối ưu cho người bệnh.
3 Giao ca và chuyển bệnh
- Mức độ nhân xét của nhân viên về trao đổi thông tin ATNB trong toàn bệnh viện
T Biến số Định nghĩa biến Phân loại
- Giao ca: Những thông tin quan trọng trong chăm sóc NB thường bị mất trong quá trình bàn giao phiên trực
- Nguy cơ về ATNB khi NB không được theo dõi liên tục trong quá trình giao ca và chuyển khoa
D) Nhóm biến nhận thức chung của nhân viên về VHATNB
2.6.2 Các chủ đề nghiên cứu cho điều tra định tính
Chủ đề của nghiên cứu định tính gồm 5 nhóm chủ đề (chi tiết xem trong Bảng
Bảng 2.2 Chủ đề nghiên cứu định tính
STT Chủ đề Nội dung
Chính sách, quy định của bệnh viện trong việc đảm bảo an toàn NB
2 Nguồn nhân lực Sự đáp ứng của nguồn nhân lực trong thực hiện các hoạt động ATNB về nhận thức, kỹ năng, …
3 Cơ sở vật chất Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho triển khai các hoạt động ATNB
Sự đầu tư của bệnh viện cho việc thực hiện các hoạt động ATNB
Hệ thống các quy trình chuyên môn tại khoa, sự giám sát hỗ trợ của cấp trên và sự phối hợp giữa các khoa/ phòng/ đơn vị
Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa an toàn người bệnh
Từng câu hỏi của bộ công cụ để đo một tiêu chí về mức độ ATNB theo thang đo Likert 5 điểm Các câu được tính theo điểm từ (1) Rất kém, (2) Kém, (3) Đạt yêu cầu, (4) Tốt, (5) Rất tốt.
Những câu hỏi thuận (tích cực) rất đồng ý được tính 5 điểm và rất không đồng ý được 1 điểm
Những câu hỏi nghịch (tiêu cực), gồm 18 câu hỏi (A5, A7, A8, A10, A12, A14, A16, A17, B3, B4, C6, F2, F3, F5, F6, F7, F9, F11), được đánh ngược lại trong đó rất đồng ý được tính 1 điểm và rất không đồng ý được
Sau khi đánh điểm, các câu hỏi được phân tích theo 3 nhóm đáp ứng là Tích cực (4 -5 điểm), Tạm chấp nhận (3 điểm) và Chưa tích cực (1-2 điểm) như hướng dẫn phân tích bộ công cụ từ tổ chức AHRQ (35) Với từng lĩnh vực, chúng tôi tính trung bình % từng câu hỏi thành phần theo % của từng nhóm trong 3 nhóm: Tích cực, Tạm chấp nhận và Chưa tích cực Điểm chung về VHATNB cũng được tính trên trung bình
% của 12 khía cạnh theo 3 nhóm phân loại (Tích cực, Tạm chấp nhận và Chưa tích cực)
Các tiêu chí đánh giá được chia làm đánh giá trong phạm vi Khoa và Bệnh viện:
Tiêu chí về VHATNB trong phạm vi từng khoa, có 7 lĩnh vực được chia 3 đến
4 câu hỏi tùy theo từng nhóm phù hợp:
1 Quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý (4 câu hỏi).
2 Làm việc theo ê kíp trong Khoa/ phòng (4 câu hỏi).
3 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống (3 câu hỏi).
4 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi (3 câu hỏi).
5 Cởi mở trong thông tin về sai sót (3 câu hỏi).
7 Hành xử không buộc tội khi có sai sót (3 câu hỏi).
Tiêu chí về VHATNB tại bệnh viện, có 3 lĩnh vực được chia 3 đến 4 câu hỏi tùy theo từng nhóm phù hợp:
8 Hỗ trợ về quản lý cho an toàn NB (3 câu hỏi).
9 Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng (4 câu hỏi)
10 Bàn giao và chuyển bệnh (4 câu hỏi).
Tiêu chí về kết quả VHATNB, có 2 lĩnh vực được chia 3 đến 4 câu hởi tùy theo từng nhóm phù hợp:
11 Quan điểm tổng quát về an toàn NB (4 câu hỏi).
12.Tần suất ghi nhận sai sót/sai sót/lỗi (3 câu hỏi).
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Đối với dữ liệu định lượng : Dữ liệu sau khi được xử lý từ Google form và xuất ra file phân tích được xử lý và phân tích bằng phần mềm Stata phiên bản 14.0.
Các phân tích được thực hiện gồm:
- Mô tả tỷ lệ % theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu gồm tuổi, giới, trình độ chuyên môn.
- Mô tả tỷ lệ đáp ứng văn hóa an toàn người bệnh của NVYT theo lĩnh vực.
- Mô tả mức độ đáp ứng văn hóa an toàn người bệnh của NVYT qua điểm trung bình và độ lệch chuẩn.
- Mô tả tỷ lệ % và điểm trung bình về đáp ứng văn hóa an toàn người bệnh chung của NVYT.
Biến đầu ra thành Biến VHATNB bao gồm 12 lĩnh vực Mỗi lĩnh vực được tính dựa trên trung bình phần trăm từng câu hỏi thành phần theo ba nhóm: Tích cực, Tạm chấp nhận và Không chấp nhận.
Điểm chung về VHATNB được tính dựa trên tỷ lệ trung bình của 12 khía cạnh theo 3 nhóm tích cực, tạm chấp nhận và chưa tích cực Đối với dữ liệu định tính, nội dung phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm, sao chép thành tệp word và phân tích theo chủ đề.
Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức - Trường Đại học
Y tế công cộng Việc thu thập số liệu chỉ được tiến hành sau khi được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Y tế công cộng chấp thuận.
NVYT được mời tham gia, hỏi ý kiến đồng ý và/hoặc hỏi đồng ý cho ghi âm sau khi được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu trước khi thực hiện thu thập số liệu định lượng hoặc định tính Nếu NVYT từ chối tham gia hoặc rút lui ở bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu họ không gặp phải bất cứ khó khăn gì Các thông tin thu thập được chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật chỉ nghiên cứu viên mới được phép tiếp cận Kết quả nghiên cứu sau khi Hội đồng bảo vệ Luận văn thông qua dự kiến sẽ được phản hồi tới Ban giám đốc và các phòng ban chức năng làm công tácATNB của BVĐK Vạn Hạnh.
KẾT QUẢ DỰ KIẾN
Thông tin chung của Nhân viên y tế tham gia nghiên cứu
Bảng 3.3 Đặc điểm của Nhân viên y tế BVĐK Vạn Hạnh tham gia nghiên cứu Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần số (n00) Tỉ lệ (%)
Bác sĩ điều trị Phẫu thuật viên Điều dưỡng
Thâm niên công tác tại bệnh viện
Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm
Thâm niên công tác tại khoa, phòng
Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm
Thời gian làm việc mỗi tuần
Văn hóa an toàn người bệnh tại Khoa/phòng
Bảng 3.4 Đánh giá mức độ an toàn người bệnh tại Khoa hiện đang công tác
Mức độ Tần số (n00) Tỉ lệ (%)
Xuất sắc Rất tốt Chấp nhận được
Bảng 3.5 Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh tại Khoa/phòng
Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh
A15 Không bao giờ khoa “hy sinh” sự an toàn của người bệnh để đánh đổi làm được nhiều việc hơn
A18 Khoa có những qui trình và biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sai sót xảy ra
A10 Sai sót nghiêm trọng ở khoa không xảy ra là do may mắn
A17 Khoa có một số vấn đề không đảm bảo an toàn người bệnh
3.2.1.1 Thực trạng văn hóa an toàn NB tại Khoa/phòng
Bảng 3.6 Đánh giá về Làm việc theo ê kíp trong Khoa/ phòng
Tích cực n (%) n (%) n (%) Làm việc theo ê kíp trong Khoa/ phòng
A1 Mọi người trong khoa luôn hỗ trợ nhau
A3 Khi có nhiều việc cần phải hoàn tất trong thời gian ngắn, nhân viên trong khoa luôn làm việc theo nhóm để hoàn thành
A4 Mọi người trong khoa luôn tôn trọng lẫn nhau
Khi một đơn vị hoặc một bộ phận trong khoa trở nên bận rộn thì nhân viên trong khoa luôn hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc
Bảng 3.7 Đánh giá về Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý
Quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý
B1 Lãnh đạo khoa luôn nói lời động viên khi nhân viên tuân thủ các qui trình đảm bảo an toàn người bệnh
Lãnh đạo khoa luôn xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn người bệnh
Khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn muốn nhân viên làm việc nhanh hơn ngay cả khi không tuân thủ đủ các bước của các qui trình
B4 Lãnh đạo khoa bỏ qua các vấn đề an toàn người bệnh dù biết các lỗi cứ lập đi lập lại
Bảng 3.8 Đánh giá về Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống
Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống
A6 Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo an toàn người bệnh
Các sai sót xảy ra đã giúp khoa có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn,
A13 Sau khi thực hiện các thay đổi để cải tiến an toàn người bệnh, khoa có đánh giá hiệu quả của các can thiệp thay đổi
Bảng 3.9 Đánh giá về Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi
Tích cực n (%) n (%) n (%) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi
Nhân viên trong khoa được phản hồi về những biện pháp cải tiến đã được thực hiện dựa trên những báo cáo sự cố
C3 Nhân viên được thông tin về các sai sót xảy ra trong khoa
C5 Khoa có tổ chức thảo luận các biện pháp để phòng ngừa sai sót tái diễn
Bảng 3.10 Đánh giá về Cởi mở trong thông tin về sai sót
Tích cực n (%) n (%) n (%) Cởi mở trong thông tin về sai sót
C2 Nhân viên có thể thoải mái nói ra khi họ thấy có những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến chăm sóc người bệnh
Nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc chất vấn những quyết định hoặc hành động của lãnh đạo khoa/ lãnh đạo bệnh viện
C6 Nhân viên ngại hỏi khi thấy những việc dường như không đúng
Bảng 3.11 Đánh giá về Nhân sự của Khoa/phòng
Tích cực n (%) n (%) n (%) Nhân sự của Khoa/phòng
A2 Khoa có đủ nhân sự để làm việc
A5 Nhân viên trong khoa phải làm việc nhiều thời gian hơn qui định để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất
A7 Khoa phải sử dụng nhiều nhân viên thời vụ hơn để có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất
A14 Nhân viên khoa thường làm việc “cuống cả lên”, cố gắng làm thật nhiều và thật nhanh cho xong việc
Bảng 3.12 Đánh giá về Hành xử không buộc tội khi có sai sót của Khoa/phòng
Hành xử không buộc tội khi có sai sót của
A8 Nhân viên trong khoa cảm thấy bị thành kiến khi có sai sót
Khi sự cố xảy ra, thay vì tập trung vào vấn đề cốt lõi và phân tích nguyên nhân sâu xa, chúng ta lại thường chỉ đổ lỗi cho những cá nhân cụ thể Điều này cản trở đáng kể quá trình tìm ra giải pháp hiệu quả và ngăn chặn sự cố tái diễn trong tương lai.
A16 Nhân viên lo lắng các sai sót của họ bị ghi nhận vào hồ sơ cá nhân
Văn hóa an toàn người bệnh trên toàn bệnh viện
Bảng 3.13 Đánh giá về Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh
Chưa tích cực Tạm chấp nhận Tích cực n (%) n (%) n (%)
Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh
F1 Lãnh đạo bệnh viện tạo bầu không khí làm việc hướng đến an toàn người bệnh
Hoạt động quản lý bệnh viện cho thấy an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu của bệnh viện
Lãnh đạo bệnh viện chỉ quan tâm đến an toàn người bệnh khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra
Bảng 3.14 Đánh giá về Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng
Làm việc theo ê kíp giữa các
F4 Có sự phối hợp tốt giữa các khoa/phòng liên đới
Các khoa phối hợp tốt với nhau để đảm bảo chăm sóc người bệnh tốt nhất
F2 Các khoa/phòng trong bệnh viện không phối hợp tốt với nhau
Anh/Chị cảm thấy không thoải mái khi làm việc với các nhân viên khoa khác
Bảng 3.15 Đánh giá về Bàn giao và chuyển bệnh
Chưa tích cực Tạm chấp nhận Tích cực n (%) n (%) n (%) Bàn giao và chuyển bệnh
F3 Nhiều việc bị bỏ sót khi chuyển bệnh nhân từ khoa này sang khoa khác
Các thông tin quan trọng trong chăm sóc người bệnh thường bị bỏ sót trong quá trình giao ban ca trực
Nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình trao đổi thông tin giữa các khoa/phòng trong bệnh viện
F11 Thay đổi ca trực là một vấn đề đáng lo đối với người bệnh ở bệnh viện này
Sai sót/ sai sót y khoa liên quan đến an toàn người bệnh
Bảng 3.16 Tần suất ghi nhận sai sót/sai sót/lỗi
Tích cực n (%) n (%) n (%) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi
Khi một sai sót xảy ra nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn trước khi ảnh hưởng đến người bệnh, sai sót loại này có thường được báo cáo không?
Khi một sai sót xảy ra nhưng không có khả năng gây hại cho người bệnh, loại sai sót này có thường được báo cáo không?
Khi một sai sót xảy ra, đáng lẽ gây hại cho người bệnh nhưng (may mắn) chưa gây hại, loại sai sót này có thường được báo cáo không?
Văn hóa an toàn người bệnh tại BVĐK Vạn Hạnh
Bảng 3.17 Văn hóa an toàn người bệnh theo Nhân viên Y tế tại BVĐK Vạn Hạnh
Văn hóa an toàn người bệnh trong bệnh viện
1 Làm việc theo ê kíp trong Khoa/ phòng
2 Quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý
3 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống
4 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi
5 Cởi mở trong thông tin về sai sót
6 Nhân sự của Khoa/phòng
7 Hành xử không buộc tội khi có sai sót của
8 Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh
9 Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng
10 Bàn giao và chuyển bệnh
11 Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh
12 Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của Nhân viên y tế .50 1 Môi trường chính sách
Chính sách, quy định của BV về khám chữa bệnh tại khoa: việc triển khai, khó khăn thuận lợi khi triển khai để đảm bảo ATNB (phân tích và trích dẫn định tính).
Nguồn nhân lực: sự đáp ứng của nguồn nhân lực trong hoạt động ATNB về nhận thức, thái độ và kỹ năng có ảnh hưởng đến văn hóa ATNB (phân tích và trích dẫn định tính).
Kinh phí và tài chính: sự đầu tư của bệnh viện vào các yếu tố vô hình và hữu hình trong việc đảm bảo ATNB, các khó khăn về tài chính từ góc độ quản lý có ảnh hưởng đến văn hóa ATNB (phân tích và trích dẫn định tính).
3.6.4 Cơ sở vật chất – trang thiết bị
Cơ sở hạ tầng trang thiết bị: các khó khăn trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đảm bảo ATNB có ảnh hưởng đến văn hóa ATNB của NVYT (phân tích và trích dẫn định tính).
3.6.5 Hệ thống thông tin và giám sát về an toàn người bệnh
Hệ thống thông tin và giám sát cũng như các quy trình đảm bảo triển khai hoạt động ANTB cũng như tác động của chúng tới VHATNB của NVYT (phân tích và trích dẫn định tính).