Quan điểm và phương hướng về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang .... 56 Trang 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG BQL Ban Quản lý C
Trang 1TRẦN ANH ĐỨC
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Hà Nội, 2024
Trang 2TRẦN ANH ĐỨC
“QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan toàn bộ đề án này là do chính tôi thực hiện nghiên cứu
Những số liệu và nhận xét đảm bảo độ tin cậy, khách quan và tính khoa học đối với
đề án thạc sĩ Đồng thời, những phân tích và đánh giá được sử dụng trong đề án này không hề sao chép và chưa từng được công bố trên bất kỳ tài liệu nào “
TÁC GIẢ ĐỀ ÁN
Trần Anh Đức
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại trường Đại học Thương mại, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, tác giả đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao trình độ năng lực của bản thân để vận dụng vào công việc hiện tại
Đề án này là kết quả trong quá trình công tác và học tập, nghiên cứu trong những năm học vừa qua
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Thị Quỳnh Trang với tư cách là người hướng dẫn đề án đã tận tình giúp đỡ và có ý kiến đóng góp sâu sắc, giá trị với đề án này
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Thương mại đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Na Hang, Lãnh đạo Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đã tạo điều kiện cho tác giả tiếp cận nguồn thông tin để phục vụ cho nghiên cứu đề án “
Tác giả gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề án này./
Tuyên Quang, ngày 23 tháng 4 năm 2024
Tác giả
Trần Anh Đức
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề án 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 4
2.1 Mục tiêu đề án 4
2.2 Nhiệm vụ của đề án 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 5
4.1 Quy trình thực hiện đề án 5
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện đề án 5
4.2 Phương pháp thực hiện 5
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 8
6 Kết cấu của đề án 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 10
VỀ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 10
1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch 10
1.1.1 Khái quát quản lý nhà nước về du lịch 10
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương cấp huyện 13
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 16
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch 19
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại một số tỉnh, địa phương trong nước 19
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang trong tình hình hiện nay21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 24
Trang 6TẠI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG 24
2.1 Khái quát tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, Tuyên Quang 24
2.1.1 Khái quát về tình hình quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 24
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 29
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2023 32
2.2.1 Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch của quốc gia 32
2.2.2 Xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về du lịch của địa phương cấp huyện 34
2.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 36
2.2.4 Thực hiện và quảng bá, hợp tác, xúc tiến phát triển du lịch 39
2.2.5 Quản lý nhà nước trong việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch) 40
2.2.6 Quản lý nhà nước trong việc quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và phát triển du lịch 42
2.2.7 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt dộng du lịch 43
2.2.8 Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch 45
2.3 Đánh giá chung về quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 47
2.3.1 Những thành tựu đạt được 47
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 53
NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG 53
Trang 73.1 Quan điểm và phương hướng về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch tại địa
bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 53
3.1.1 Quan điểm quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 53
3.1.2 Phương hướng quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 53
3.2 Nhiệm vụ và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 54
3.2.1 Nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 54
3.2.2 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 55
3.3 Giải pháp, kiến nghị và đề xuất công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 56
3.3.1 Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 56
3.3.2 Một số kiến nghị và đề xuất 62
3.4 Điều kiện để thực hiện đề án 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1 Khoảng điểm và ý nghĩa thang đo 8 Biểu đồ 01 Số lượt khách du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2023 26 Biểu đồ 02 Thực trạng cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2023 27 Biểu đồ 03 Thực trạng doanh thu từ du lịch tại huyện Na Hang giai đoạn 2021 – 2023 28 Biểu đồ 04 Thực trạng xử lý vi phạm của khách du lịch tại huyện Na Hang giai đoạn 2021 – 2023 30 Biểu đồ 05 Thống kê công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tại huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2023 32 Biểu đồ 06: Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch của quốc gia tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 34 Biểu đồ 07: Kết quả khảo sát về công tác xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về du lịch của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 35
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang 37
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu du lịch tỉnh Tuyên Quang 37 Biểu đồ 08: Kết quả khảo sát công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 38 Biểu đồ 09 Kết quả khảo sát về công tác thực hiện và quảng bá, hợp tác, xúc tiến phát triển du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 40 Biểu đồ 10 Kết quả khảo sát về công tác quản lý nhà nước trong việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 41 Biểu đồ 11 Kết quả khảo sát về công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và phát triển du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 43 Biểu đồ 12 Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch tại tỉnh Tuyên Quang 45 Biểu đồ 13 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 47
Trang 10TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, du lịch không chỉ là ngành kinh tế mà còn là cơ hội phát triển vùng miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng Trong nền kinh tế Việt Nam, du lịch đã và đang được coi là một trong những ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Với mục tiêu đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch Tuyên Quang, đề án “Quản
lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” tập trung nghiên
cứu, phân tích 3 nội dung chính bao gồm:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch địa
phương cấp tỉnh
Cơ sở lý luận, khái quát về quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch cấp tỉnh, các khái niệm liên quan đến du lịch, đặc điểm và vai trò của QLNN về du lịch Phân tích các nội dung liên quan đến QLNN về du lịch tại địa phương cấp tỉnh Các yếu
tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch và các kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương có sự tương đồng với tỉnh Tuyên Quang để rút ra kinh nghiệm QLNN về du lịch cho tỉnh nhà
- Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang
Thực trạng trong công tác QLNN về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang: Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch (PTDL) còn bất cập, chồng chéo có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên du lịch (TNDL) Ban hành và phổ biến văn bản pháp luật (VBPL), triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch (HĐDL) chưa có chiều sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu PTDL trong bối cảnh hội nhập Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch chưa hợp lý gây ách tắc trong công việc Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (NNL) cho HĐDL chưa được công bố hợp lý và sử dụng những hình thức hiện đại nên việc tìm kiếm gặp khó khăn, dẫn tới tỷ lệ số người tham gia còn hạn chế so với tổng số nhân lực ngành du lịch Tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch mới bước đầu tổ chức triển khai nên hiệu quả còn hạn chế Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong HĐDL mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng còn bất cập, hiệu quả mang lại không cao
Từ những bất cập trên, có thể nhận thấy nguyên nhân của tình trạng trên là do:
Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nói chung và PTDL nói riêng chưa đồng bộ, thiếu nhất quán; Một số cấp ủy đảng và
Trang 11chính quyền trong tỉnh và các huyện, xã chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác QLNN về du lịch trên địa bàn Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về PTDL vào điều kiện cụ thể ở địa phương cũng như trong việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch của huyện còn chưa cao Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL cho HĐDL còn thiếu hệ thống, chưa có sự đầu tư Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong PTDL
và xây dựng hệ thống thông tin về du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp (DN), cơ sở kinh doanh du lịch (KDDL), dịch vụ du lịch chưa được xác định rõ ràng
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cải thiện QLNN về du lịch tại huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang: PTDL với tốc độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao PTDL có trọng tâm trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên; giữ vững quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường PTDL trên cơ sở toàn diện về du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy PTDL quốc tế là hướng chiến lược phát triển lâu dài
Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, đề án đã nêu ra những bất cập, khó khăn của thực trạng QLNN
về du lịch và những thách thức trong quản lý và PTDL tại địa phương Đặc biệt, đề
án đã chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế và tồn tại của các chính sách, biện pháp đã triển khai từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và PTDL tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Việc thực hiện những giải pháp này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp quản lý, sự đồng thuận
và ủng hộ từ cộng đồng địa phương, cũng như sự quyết tâm nỗ lực của các bên liên quan Đề án có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan QLNN tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch PTDL huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tốc độ phát triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam Du lịch phát triển tạo cơ hội, điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, vì vậy du lịch có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta Bản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt KT-XH của đất nước, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế
du lịch phát triển ổn định, bền vững và những hạn chế, tiêu cực thì cần phải có sự QLNN Sự QLNN đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế những mặt trái Thực chất quá trình QLNN là việc tác động đến du lịch nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước Đồng thời, chỉ có sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với phát triển du lịch (PTDL) mới giúp việc khai thác các thế mạnh của từng địa phương đạt kết quả và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong xu thế PTDL toàn cầu hiện nay (Võ Thị Thu Ngọc, 2017) PTDL đang là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có tiềm năng du lịch Đối với Việt Nam, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát huy được lợi thế của quốc gia
Sau 3 năm dịch bệnh COVID – 19, giai đoạn từ 2020 – 2022, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau bốn lần bùng phát của đại dịch Covid-19 Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022, hầu hết các
DN trong cả nước (94%) đã báo cáo ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Dịch COVID-19 đã kéo theo lệnh cấm và hạn chế đi lại tại tất cả các điểm du lịch Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thông chịu ảnh hưởng nặng nề vì lệnh đóng cửa trên toàn quốc Ngành hàng không cũng bị ảnh hưởng khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và từ Việt Nam đi đều bị hủy Lượng khách quốc tế giảm mạnh khi chỉ đón tiếp các chuyên gia và lao động quay trở lại Việt Nam, không đón tiếp khách nước ngoài Từ đầu năm 2023, những dự báo tích cực về cuộc chuyển mình
Trang 13của du lịch hậu COVID - 19 đã làm nóng thị trường du lịch trong nước Có thể nói rằng, trong tình hình phục hồi kinh tế hiện nay, lượng khách du lịch tăng lên vô cùng nhanh chóng, trong năm 2023, ngành du lịch đã tiếp đón gần 11,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 79% so với năm 2022 và đã phục hồi 76% so với mức trước đây năm 2021 và trước thời điểm bùng phát dịch COVID – 19 năm 2019
Theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ đã nêu: “Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, TNTN; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; Đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam” Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã định hướng PTDL Việt Nam trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của Đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao”; Đồng thời Nghị quyết cũng
định hướng môi trường thể chế, chính sách hỗ trợ du lịch cộng đồng thông qua việc:
“Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi
từ du lịch; Có chính sách hỗ trợ PTDL cộng đồng; Nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch”
Tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2021 - 2023, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ của các Sở, ban, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn của DN du lịch, ngành du lịch Tuyên Quang đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của tỉnh, trong đó có việc đẩy mạnh PTDL như: Chú trọng hơn tới công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, các sự kiện về chính trị, văn hóa, xã hội tỉnh, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch, liên kết PTDL với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước Sản phẩm du lịch Tuyên Quang cũng
đa dạng hơn, chủ yếu phát triển các loại hình du lịch văn hóa như: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa; Du lịch lễ hội dân gian truyền thống; Du lịch lễ hội Trung thu lớn nhất cả nước; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch văn hóa tâm linh gắn với tour ATK sinh thái Na Hang và Thiện viện Phật pháp Tại Nghị quyết số
29-NQ/TU ngày 16/6/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “PTDL trở
Trang 14thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với mục tiêu đến năm 2025 xây dựng Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu cấp quốc gia, tiến tới thương hiệu quốc tế; xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tâm linh tạo thành điếm nhấn thu hút khách du lịch Tiếp tục xác định, du lịch là một trong ba khâu đột phá
để đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong các tỉnh miền núi phía Bắc”
Bên cạnh những tiềm năng và thành tựu đã đạt được, du lịch Tuyên Quang vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế Theo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII năm 2023 cũng đã nhận định rõ về du lịch ở Tuyên
Quang: “Du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng thu hút khách lưu trú dài ngày vẫn còn thấp; Chưa tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo bản sắc và có sức hấp dẫn nhằm cạnh tranh tạo được sự bức phá để phát triển” Trên cơ sở phương châm như vậy song hành vẫn còn nhiều hạn chế về công
tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực (NNL) cho HĐDL; Tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch và QLNN trong quá trình giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và PTDL Thêm vào đó, trong giai đoạn từ năm 2021-2023, việc quản lý HĐDL của các cơ quan nhà nước tại tỉnh Tuyên Quang mặc dù đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu mà ngành du lịch tỉnh nhà đạt được nhưng cũng đang dần bộc lộ nhiều thiếu sót cần phải bổ sung và hoàn thiện như bộ máy quản lý ngành du lịch còn chưa thật sự khoa học và chuyên nghiệp; Chủ trương chính sách của tỉnh về du lịch chưa thực sự kịp thời và có tầm định hướng tốt, tính bao quát chưa cao; Đội ngũ nhân lực ngành du lịch còn mỏng và một bộ phận lao động ngành du lịch của tỉnh chưa được đào tạo bài bản
Xuất phát từ các vấn đề nên trên cho thấy, QLNN về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cần phải được chú trọng và hoàn thiện hơn nữa Do đó, đề
án: “Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong QLNN về lĩnh vực du lịch, đưa ngành du lịch của tỉnh Tuyên Quang nói chung và khu du lịch Na Hang nói riêng trở thành một trong những ngành có thế mạnh của tỉnh, tạo việc làm và phát triển kinh tế của tỉnh
Trang 152 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác QLNN về
du lịch trên địa huyện Na Hang, tỉnh Tuyên trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu đối tượng là nội dung QLNN về du lịch tại huyện
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề án tập trung làm rõ những lý luận và thực tiễn liên quan
đến nội dung QLNN về du lịch cấp huyện, cấp tỉnh Trong đó chú trọng việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách PTDL của quốc gia tại địa phương; Xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về QLNN về du lịch; Công tác tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; Thực hiện và quảng
bá, hợp tác, xúc tiến PTDL; Việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL; Quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và PTDL; Đào tạo, bồi dưỡng NNL cho HĐDL; Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật (VPPL) về du lịch
- Phạm vi về không gian: Đề án tiến hành nghiên cứu HĐDL nói chung trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là tại khu du lịch huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Trang 16- Phạm vi về thời gian: Tác giả tiến hành thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
liên quan đến QLNN về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang trong khoảng thời gian từ năm
2021 - 2023 Đối với số liệu sơ cấp, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra các đối tượng trong năm 2023 Các giải pháp đề xuất hoàn thiện QLNN về du lịch tại tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án
4.1 Quy trình thực hiện đề án
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện đề án
Từ quy trình thực hiện đề án như trên, tác giả xây dựng chi tiết kế hoạch
thực hiện đề án (Phụ lục 1.1)
4.2 Phương pháp thực hiện
4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Đề án thu thập các văn bản quyết định, quy hoạch, chính sách được ban hành,
số liệu thống kê về thực trạng QLNN về du lịch từ 2 nguồn:
- Nguồn bên ngoài: Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách, báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác, bằng phương pháp thống kê, tác giả đã tiến hành tổng hợp các dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh để xử lý dữ liệu Từ đó, đưa ra các phân tích, nhận định làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp về công tác QLNN của tỉnh Tuyên Quang
- Nguồn bên trong: Thông tin về du lịch, hoạt động KDDL trên các nguồn thông tin chính thống của cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh; Những quyết định, chương trình, kế hoạch,… về công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với ngành du lịch; Kết quả nghiên cứu từ những công trình khoa học có liên quan
Phân tích dữ liệu và đề xuất giải pháp , kiến nghị
Hoàn thiện
và bảo vệ
đề án
Trang 174.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Để có thêm thông tin sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng QLNN của CQĐP tỉnh Tuyên Quang cũng như phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN của huyện
Na Hang, đề án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát đối với các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh, huyện Phương pháp điều tra xã hội học được tác giả đánh giá qua các tiêu chí:
Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách PTDL của quốc gia tại địa phương; Xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về QLNN
về du lịch; Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; Thực hiện và quảng bá, hợp tác, xúc tiến PTDL; Công tác QLNN trong việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL; Quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và PTDL; Đào tạo, bồi dưỡng NNL cho HĐDL; Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý VPPL về du lịch
Mục đích điều tra xã hội học là để có thêm thông tin nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá về thực trạng QLNN về du lịch của huyện Na Hang cũng như phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới QLNN về du lịch của huyện Na Hang Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mẫu khảo sát
Để có thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng QLNN về du lịch tại huyện Na Hang thông qua các nhóm tiêu chí đánh giá, cũng như phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới QLNN về du lịch của địa phương, tác giả tiến hành khảo sát tại 05
cơ quan QLNN và có liên quan đến hoạt động QLNN về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang Chi tiết thông tin mô tả về các đối tượng được khảo sát được miêu tả trong Phụ lục 1.2
Về cỡ mẫu khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát 122 cán bộ, nhân viên đang làm việc trong các cơ quan QLNN về du lịch và liên quan đến HĐDL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Tác giả tiến hành khảo sát đảm bảo tính khách quan và làm căn cứ tổng hợp số liệu phục vụ cho đề án
Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, căn cứ vào phạm vi
Trang 18trách nhiệm của các cơ quan QLNN về du lịch được phân cấp theo Luật Du lịch (2017), tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát để xin ý kiến các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan QLNN về du lịch tỉnh Tuyên Quang Các câu hỏi trong bảng khảo sát được xây dựng dựa vào các nghiên cứu lý thuyết trước đó và đã được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Tuyên Quang; Mặt khác, căn cứ trên cơ sở lý thuyết kết hợp kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu QLNN về du lịch của Ngô Thi Thu Sang (2021), Trịnh Thái Bình (2014), Khoa Anh Việt (2023), Mai Thị Phương Thanh (2020)
Mẫu phiếu khảo sát cho các cán bộ, nhân viên làm việc trong cơ quan QLNN
về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1.3
Bước 3: Tiến hành khảo sát
Tác giả tiến hành gửi các phiếu khảo sát qua email hoặc gặp trực tiếp các đối tượng khảo sát sau khi đã liên lạc trực tiếp qua điện thoại và được sự đồng ý của đối tượng khảo sát Phiếu khảo sát được phát cho từng đối tượng được khảo sát Đối tượng được khảo sát tự điền vào phiếu khảo sát Từ số liệu đó tác giả tổng hợp và đưa ra nhận xét về từng số liệu cụ thể Danh sách các đối tượng phát phiếu khảo sát được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 1.4
Bước 4 Thu thập và xử lý số liệu
- Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát cho các đối tượng được khảo sát, trao đổi và giải đáp các thắc mắc của các đối tượng về các tiêu chí trong phiếu khảo sát Đảm bảo các tiêu chí đều được các đối tượng đánh giá khách quan, chính xác và đẩy đủ
- Sau khi thu thập các dữ liệu tác giả thực hiện sắp xếp, phân loại theo thời gian, nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề án
- Đề án sử dụng thang do Likert 5 mức độ cho phần phiếu khảo sát Trong đó, người được khảo sát sẽ đánh giá theo thang điểm như sau:
1 – Kém; 2 – Yếu; 3 - Trung bình; 4 – Khá; 5 – Tốt
Sau khi thu thập phiếu điều tra, khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ liệu và tính toán điểm trung bình của các tiêu chí Ý nghĩa của các mức điểm trung bình như sau:
Trang 19Bảng 1 Khoảng điểm và ý nghĩa thang đo
- Bên cạnh đó, đề án còn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống lý thuyết về
du lịch, vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với du lịch nói chung, đặc biệt đối với HĐDL của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nói riêng Để từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố
Bước 5: Trình bày kết quả
Bằng sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu cho phép tác giả có được những thông tin đầy đủ, đa chiều, khách quan về thực trạng QLNN của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang theo khung nghiên cứu đã được xác lập và là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch Số liệu,
dữ liệu thu thập đảm bảo tính khoa học cao, phù hợp với nội dung nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án
- Về ý nghĩa khoa học: Góp phần hệ thống hoá một cách tổng thể những cơ sở
lý luận có liên quan đến QLNN về du lịch bao gồm 08 nội dung: Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách PTDL của quốc gia tại địa phương; Xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về QLNN về du lịch; Tổ chức
bộ máy QLNN về du lịch; Thực hiện và quảng bá, hợp tác, xúc tiến PTDL; Công tác QLNN trong việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL; Quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và PTDL; Đào tạo, bồi dưỡng NNL cho HĐDL;
Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý VPPL về du lịch
- Về ý nghĩa thực tiễn: Đề án phân tích và đánh giá thực trạng HĐDL, thực trạng QLNN về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang qua 08 nội dung Đề án
Trang 20có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh Tuyên Quang và cho các cá nhân, tổ chức khác quan tâm đến ngành du lịch tỉnh
Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch
tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Trang 21CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch
1.1.1 Khái quát quản lý nhà nước về du lịch
1.1.1.1 Khái niệm
a Khái niệm về quản lý nhà nước
Với tư cách là chủ thể, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội và ngành du lịch cũng nằm trong số đó Việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khung pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước Hiện nay, trong Hiến pháp (2013) không có định nghĩa cụ thể cho QLNN, tuy nhiên có thể tham khảo các nội dung sau để hiểu hơn về khái niệm QLNN:
Theo Từ điển Luật học (2019) giải thích về QLNN như sau:
“QLNN là hoạt động thực thi quyền lực của Nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành theo một thực thể thống nhất Chấp hành điều hành quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước”
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007): “QLNN là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan
hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ
xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”
Từ những quan điểm ở trên thì QLNN có thể được hiểu theo nội dung như sau:
- QLNN là hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực thi quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu đã đề ra
- QLNN là một hoạt động mang tính quyền lực, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
Trang 22- QLNN là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước, do tất cả các
cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội, và hành vi hoạt động của công dân
b Khái niệm về quản lý nhà nước về du lịch
So với khái niệm du lịch, khái niệm QLNN về du lịch xét về quan điểm của tác giả có phần hạn chế hơn, Luật Du lịch (2017) cũng không giải thích nội hàm của khái niệm này, có thể tham khảo một số nhận xét như sau:
Theo Mai Văn Nhơn (2001): “QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức, có định hướng và bằng pháp quyền của Nhà nước lên các HĐDL, sản phẩm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả nhất các tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và nhân văn, lợi thế địa lý và khí hậu, các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, để đạt được mục tiêu PTDL nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá, bảo vệ tốt môi trường, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế”
Theo Nguyễn Thị Huy Hoàng (2016): “QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức của Nhà nước thông qua công cụ và phương thức mang bản chất quyền lực Nhà nước để điều chỉnh và định hướng cho HĐDL nhằm đạt được những mục tiêu định trước của Nhà nước”
Kế thừa những quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm QLNN về du lịch như sau: “QLNN về du lịch là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với các HĐDL nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và HĐDL, đảm bảo PTDL mà vẫn bảo tồn được tài nguyên, duy trì và phát triển văn hoá, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân KDDL, khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia PTDL”
1.1.1.2 Đặc điểm, các chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu liên quan đến đặc điểm, vai trò và chủ thể QLNN
về du lịch cấp tỉnh có nhiều các vấn đề xoay quanh dựa trên cơ sở cụ thể như sau:
a Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch
Một là, Nhà nước tổ chức và quản lý du lịch trong nền kinh tế thị trường
Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động
Trang 23và nhạy cảm Vì vậy, QLNN về du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước vừa là quản lý, vừa là tổ chức HĐDL Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,…và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý du lịch
Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch PTDL là cơ sở, công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý du lịch
HĐDL diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, hình thức tổ chức
và quy mô hoạt động Dù phức tạp thế nào thì sự quản lý của Nhà nước cũng phải đảm bảo cho HĐDL có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng
rõ rệt Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch
Ba là, QLNN về du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước thông suốt, có
hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự QLNN về du lịch phải tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi HĐDL phát triển
Để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương
Bốn là, QLNN về du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự
gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật,… trong nền kinh tế thị trường với tư cách
là công cụ quản lý
Tóm lại, QLNN về du lịch với những quan hệ rất đa dạng và năng động đòi hỏi một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp
để điều chỉnh quá trình PTDL
b Các chủ thể quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh
Chủ thể QLNN của địa phương cấp tỉnh là các cơ quan nhà nước hoặc được nhà nước trao quyền, ủy quyền để quản lý Cơ quan QLNN của địa phương cấp tỉnh về du lịch nói chung là UBND tỉnh, với sự tham mưu của Sở VHTT&DL, cùng các sở ban ngành có liên quan như Sở Tài nguyên môi trường (TNMT), Sở Công an, Sở Y tế, Sở VHTT&DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp
Trang 24UBND tỉnh thực hiện QLNN về PTDL; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ các sở, ban, ngành, địa phương trong PTDL; chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai PTDL; Tham mưu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về các kết quả PTDL
Như vậy, UBND tỉnh là cơ quan QLNN về du lịch cấp cao nhất của địa phương Chủ thể quản lý ở cấp này được hiểu là CQĐP cấp tỉnh, quản lý thông qua các cơ quan chức năng liên quan đến HĐDL (CQĐP cấp tỉnh gồm Hội đồng nahan dân (HĐND) và UBNN tỉnh trong đó đề án đề cập tới việc UBND tỉnh phân công, giao nhiệm vụ cho Sở VHTT&DL và các Sở, ban, ngành có liên quan)
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương cấp huyện
Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu để tự nó phát triển, để thị trường tự phát phát triển, buông lỏng quản lý của Nhà nước, không có
sự thống nhất các yếu tố liên ngành, liên vùng, HĐDL sẽ bị chệch hướng, thị trường
bị lũng đoạn, TNDL bị khai thác kiệt quệ QLNN về du lịch cấp tỉnh có các nội dung chủ yếu như sau:
1.1.2.1 Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch của quốc gia
PTDL của một quốc gia, trong đó bao gồm cả PTDL của địa phương, trước hết phải phù hợp với đường lối phát triển KT-XH của quốc gia đó và được cụ thể hóa bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia Quy hoạch PTDL thực hiện chiến lược PTDL, làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà PTDL có thể mang lại cho cộng đồng Trước đây, quy hoạch PTDL của một địa phương bao gồm quy hoạch PTDL tổng thể của địa phương và quy hoạch PTDL cụ thể cho từng khu du lịch Do vậy, ở thời điểm này, trong QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh không còn nội dung xây dựng quy hoạch du lịch mà chỉ là tổ chức thực hiện các nội dung về PTDL theo quy hoạch tỉnh và thực hiện tiếp các quy hoạch du lịch đã được xây dựng và ban hành từ trước đó
Trang 251.1.2.2 Xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về du lịch của địa phương cấp huyện
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước nói chung và các sở ban ngành liên quan phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh Việc ban hành các VBQPPL phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ
sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển
1.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Hiện nay, theo quy định của Luật Du lịch (2017) thì HĐDL chịu sự quản lý thống nhất của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Chính phủ thống nhất QLNN về du lịch toàn quốc
Về QLNN của một địa phương cấp tỉnh thì UBND tỉnh là trung tâm điều phối
sự phối hợp giữa Sở VHTT&DL với các sở, ban, ngành có liên quan khác trong PTDL; Gắn kết giữa các DNDL trên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới Một mặt, CQĐP cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế Mặt khác, CQĐP cần chủ động làm đầu mối thông qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công bố các địa chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và DN có uy tín đang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các DN có những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết
1.1.2.4 Thực hiện và quảng bá, hợp tác, xúc tiến phát triển du lịch
Theo Luật Du lịch (2017): “Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch” Hoạt động xúc tiến du lịch giúp cho người dân
hiểu được về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào các HĐDL, thấy
rõ được tầm quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Xúc tiến phát triển thị trường du lịch của địa phương có thể thông qua các hội thảo, hội chợ du lịch; Giao lưu văn hóa; Các video, phim; Pano, áp phích; Địa phương cũng cần đầu tư kinh
Trang 26phí hợp lý cho các chiến dịch quảng bá du lịch Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến phát triển thị trường du lịch là một điều kiện tất yếu để PTDL của địa phương Việc tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các DNDL và cơ quan QLNN cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi cho các DN trong hoạt động xúc tiến phát triển thị trường du lịch ở địa phương
1.1.2.5 Quản lý nhà nước trong việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch)
Theo Luật Du lịch (2017), để được công nhận là “khu du lịch” và “điểm du lịch”, các điểm đến phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như có TNDL với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa và có ranh giới xác định; Phải có kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch Theo đó, Sở VHTT&DL, BQL các khu du lịch tỉnh
có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trình cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, xếp hạng các khu du tích, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Hơn nữa, các điều kiện, tiêu chuẩn này được Nhà nước ban hành và thống nhất trên phạm vi của cả nước và là thước đo để xem xét, cấp giấy phép, giấy chứng nhận về HĐDL Ngoài ra còn có các ngành, nghề KDDL khác như: Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh lưu trú và các dịch vụ KDDL khác
1.1.2.6 Quản lý nhà nước trong việc quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên trong khai thác và phát triển du lịch
Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn TNDL tự nhiên đặt ra yêu cầu điều tra, phân tích, đánh giá được đầy đủ, đúng mức tiềm năng, hiện trạng của tài nguyên Xác định các giải pháp, kế hoạch sử dụng với phân kỳ hợp lý, tiết kiệm, cân đối giữa việc sử dụng hiện tại và gìn giữ cho tương lai Theo Luật Du lịch (2017), UBND cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Sở VHTT&DL điều tra, đánh giá, phân loại TNDL để làm căn cứ lập quy hoạch
về du lịch; Quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị TNDL; Phối hợp với các cơ quan QLNN về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác TNDL cho các mục tiêu kinh tế khác; Bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu tối đa sự
ô nhiễm các nguồn TNTN như đất, nước, không khí và các TNTN khác
Trang 271.1.2.7 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Để HĐDL của một quốc gia, một vùng, một địa phương, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng NNL cho HĐDL cần được quan tâm thực hiện thường xuyên Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để PTDL cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng NNL, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KT-
XH của địa phương Mặt khác, cơ quan QLNN địa phương cần nghiên cứu, tổ chức đào tạo bồi dưỡng NNL du lịch dưới các hình thức: tổ chức lớp học; tổ chức hội thảo tọa đàm nghề nghiệp; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm, nội dung đào tạo cần phù hợp với từng đối tượng Trong đó, chú trọng các nội dung: nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý; nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, xử
lý tình huống, Địa phương cũng cần có hỗ trợ cần thiết về kinh phí trong điều kiện
có thể để thu hút người học, góp phần phát triển NNL du lịch cho địa phương
1.1.2.8 Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý VPPL trong PTDL của địa phương là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về du lịch Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan QLNN cấp địa phương cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh
lữ hành, đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi VPPL về PTDL trên địa bàn
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch
1.1.3.1 Yếu tố khách quan
TNDL ở địa phương
Theo Luật Du lịch (2017) quy định: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch TNDL bao gồm TNDL tự nhiên
và TNDL văn hóa.”
Trang 28- Tác động tích cực: TNDL là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của HĐDL Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác
có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp PTDL đến hiệu quả KT-XH và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng
- Tác động tiêu cực: Nếu TNDL của địa phương không được bảo vệ và tôn tạo thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến PTDL tại địa phương Giảm lượng khách du lịch và xóa bỏ điểm du lịch đối với du khách Nguyên nhân do chính quyền địa phương cấp huyện chưa có cơ chế bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên tự nhiên của địa phương
Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tác động tích cực: Trình độ phát triển KT-XH của một địa phương có tác động rất lớn đến khả năng và xu hướng PTDL của địa phương đó KT-XH của địa phương phát triển ở trình độ nào thì ngành du lịch sẽ có được cơ sở, tiền đề, nền tảng (bao gồm cả nền tảng về hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nền tảng
về văn hóa, trình độ tổ chức xã hội, trình độ dân trí) và môi trường, điều kiện cho sự phát triển của mình ở mức độ đó Trình độ phát triển KT-XH của một địa phương cũng liên quan đến thu nhập và trình độ dân trí, giá cả dịch vụ du lịch (Trương Trí Thông và Nguyễn Trọng Nhân, 2019) và mức độ đầu tư cho du lịch (Lê Thị Tố Quyên và cộng sự, 2018), từ đó tác động đến PTDL ở địa phương đó thông qua khả năng chi tiêu và ý thức của khách du lịch, khả năng, năng lực tham gia vào HĐDL của người dân địa phương và ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (Dương Hoàng Hương, 2017)
- Tác động tiêu cực: lạm phát; chi phí cơ hội; phụ thuộc quá mức vào du lịch;
rò rỉ về kinh tế; cạnh tranh với các ngành kinh tế khác về đất đai, điện, nước Nguyên nhân có thể do người dân địa phương quá phụ thuộc vào nguồn thu của dịch vụ du lịch dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch
Khoa học công nghệ trong du lịch
- Tác động tích cực: Công nghệ lữ hành hay công nghệ du lịch là một ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông hoặc CNTT trong lĩnh vực
Trang 29lữ hành, du lịch và khách sạn Phương thức du lịch bước đầu được kết nối với hệ thống đặt chỗ trên ứng dụng của DN hàng không Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều đó được sử dụng thông dụng hơn, nhiều hơn trong du lịch đặc biệt trong việc đặt chỗ ở trong dịch vụ khách sạn
- Tác động tiêu cực: Việc phát triển KHCN trong du lịch sẽ làm mất việc làm của một số thành phần trước kia đã quen với quy trình trước đây, yêu cầu các chủ thể phải thích nghi với KHCN đang thay đổi từng ngày Nguyên nhân do công nghệ càng phát triển, sức lao động của con người càng giảm đi làm thuyên giảm các nhu cầu công việc phổ thông trước đây
1.1.3.2 Yếu tố chủ quan
- Cơ chế, chính sách quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về du lịch
Cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh thực hiện quản lý theo phân cấp, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự giám sát của nhân dân và kiểm nghiệm của thị trường Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở tỉnh thực hiện quản lý du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như quy hoạch, chính sách, kế hoạch PTDL, các quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp CQĐP cấp tỉnh căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức thực hiện pháp luật và chủ trương, chính sách của Trung ương trên địa bàn tỉnh Đồng thời, xây dựng và thực thi các chính PTDL của tỉnh nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho HĐDL Do đó, CQĐP cấp tỉnh cần có các chính sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương
để góp phần nâng cao hiệu quả của QLNN về du lịch của địa phương
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của địa phương cấp huyện
CSHT, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDL cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới PTDL của một địa phương cấp huyện, từ đó tác động tới công tác QLNN về du lịch của địa phương cấp tỉnh CSHT bao gồm: mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc và các công trình cung cấp điện, nước CSHT nói chung có vai trò quan trọng đối với việc đẩy mạnh PTDL Như vậy, CSHT là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó
có QLNN về du lịch của địa phương cấp tỉnh
Trang 301.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch
Từ thực tế công tác QLNN về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang,
với sự học hỏi và giao lưu kinh nghiệm từ 02 huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang và huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, vừa có sự tương đồng về vị trí địa lý giáp danh với tỉnh Tuyên Quang vừa có sự tương đồng về TNTN và chính sách PTDL vùng Đông Bắc Bộ Kinh nghiệm quản lý du lịch của 02 huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang và huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ s bài học trong việc định hình chiến lược PTDL của huyện Na Hang trong thời gian tới
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại một số tỉnh, địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nằm ở vùng đầu phía Bắc, giáp với Tuyên Quang và Cao Bằng Nơi đây có tổng diện tích hơn 1.000 km2 Là một huyện vùng núi, Đồng Văn sở hữu địa hình vô cùng hiểm trở với nhiều núi non trùng điệp có độ cao dao động từ 800m-1200m so với mực nước biển Đặc biệt, nơi đây cũng là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao nhất nhì cả nước Khu du lịch Đồng Văn sở hữu một vẻ đẹp rất riêng, rất ấn tượng khó nơi nào sánh được
Giai đoạn 2016 - 2022, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch
nội địa đến với tỉnh Hà Giang, thu nhập du lịch của huyện Đồng Văn vẫn duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ 6%/năm Năm 2016 đạt 50 tỷ VND, năm 2022 đạt 90 tỷ đồng
Để có được thành quả đáng khích lệ đó, QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
(i) Về tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban hành các văn bản, chính sách, công khai quy hoạch, kế hoạch PTDL trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Để PTDL, công tác quy hoạch phải đi trước một bước Xác định được điều đó, trong những năm qua, Đồng Văn đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách, pháp luật
về quy hoạch, nhằm đảm bảo du lịch phát triển bền vững (PTBV) Quá trình triển khai thực hiện, huyện đã sớm tham mưu và đề xuất để xin Chính phủ cho phép điều chỉnh
Trang 31Quy hoạch tổng thể PTDL Đồng Văn giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030
(ii) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể PTDL, UBND tỉnh thực hiện đầu tư CSHT du lịch giai đoạn 2016 - 2022 đã có 15 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vào các khu du lịch trọng điểm tại Đồng Văn với tổng mức đầu tư được duyệt tổng cộng 121.723 tỷ đồng Tổng vốn đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch giai đoạn 2016 - 2022 là 68 tỷ đồng, giai đoạn này nguồn vốn chủ yếu giải ngân cho
việc giải phóng mặt bằng và một số dự án bắt đầu khởi công xây dựng
(iii) Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia
Công tác tổ chức thực hiện liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch
có sự chuyển biến tích cực Đã ký kết các chương trình hợp tác PTDL với các tỉnh, thành phố trong nước và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Có thể thấy rằng thực trạng QLNN về du lịch của huyện Đồng Văn có sự tương đồng với một số huyện Trung du và miền núi Bắc bộ trên các mặt về du lịch, quá trình phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, có sự liên quan tác động lẫn nhau Một phần là vì huyện Đồng Văn nằm ở vùng Tây Bắc nên quá trình tiếp cận và PTDL trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và tiếp thu Thực trạng PTDL tại huyện Đồng Văn cho thấy rõ tiềm năng du lịch tại huyện vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều các danh lam thắng cảnh và các HĐDL tạo nên các chiều hướng phát triển riêng biệt Từ sự đầu tư về du lịch của huyện Na Hang hoàn toàn
có khả năng học hỏi, tiếp nhận kinh nghiệm PTDL của huyện Đồng Văn
1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời với nguồn TNDL phong phú, hấp dẫn, nhiều tiềm năng để xây dựng, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch như du lịch lịch sử - tâm linh, du lịch văn hóa - sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, chăm sóc sức khỏe
Du lịch Phú Thọ cùng với du lịch cả nước được Đảng, Nhà nước và các cấp Chính quyền hết sức quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
Trang 32Tỉnh Phú Thọ cũng đã ban hành Kế hoạch số 2681/KH-UBND ngày 18/7/2023 để triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX với 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp chính để triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh
Song song với tăng cường các hoạt động du lịch, huyện Thanh Ba tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới, bảo đảm môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, năm 2023,
du lịch huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã có bước phát triển khá, đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Doanh thu du lịch dịch vụ năm 2023 ước đạt 65 tỷ đồng, đạt 108,5% kế hoạch, tăng 27% so với năm 2022; Khách lưu trú: 6.000 lượt khách, đạt 103,5% kế hoạch, tăng 13,3% so với năm 2022
Bên cạnh những thành công trong công tác QLNN về du lịch của huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập về công tác quy hoạch du lịch chưa dài hạn, hoàn thiện cơ sở vật chất, chính sách, cơ chế QLNN còn hạn chế Đây cũng là bài học cho huyện Na Hang nói chung và công tác QLNN về du lịch tỉnh Tuyên Quang nói riêng
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang trong tình hình hiện nay
Từ kinh nghiệm QLNN về du lịch của 02 huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang và huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có thể rút ra bài học cho huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang về tận dụng tiềm năng du lịch của địa phương đưa du lịch huyện Na Hang trở thành điểm đến hấp dẫn, mới mẻ, thu hút khách du lịch Những bài học kinh nghiệm của 02 huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang và huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong QLNN về du lịch có những thành công nhưng còn một số mặt hạn chế làm bài học cho huyện Na Hang như sau:
Một là, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách PTDL của quốc gia
Việc tổ chức thực hiện tổng thể chiến lược, quy hoạch và chính sách PTDL của quốc gia phải đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển Để PTDL, chính quyền cấp tỉnh cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác
Trang 33xây dựng quy hoạch dài hạn Công tác này thực hiện tốt sẽ làm gia tăng những lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, DN và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch
có thể gây ra
Hai là, xây dựng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện VBPL về
QLNN về du lịch của địa phương
Cần thường xuyên điều chỉnh và cập nhật VBPL về quản lý du lịch theo các biến động của thị trường và yêu cầu của cộng đồng Việc này đảm bảo rằng các quy định luôn phản ánh đúng nhu cầu và thực tế của ngành du lịch Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện VBPL về quản lý du lịch của địa phương đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cộng đồng địa phương
Ba là, cải thiện tổ chức bộ máy QLNN về du lịch
Cần có những quy định đồng bộ, phân cấp rõ ràng về tổ chức bộ máy QLNN
về du lịch từ trung ương đến địa phương nhằm cải thiện bộ máy một cách tối ưu cho
DN và người dân thuận lợi về thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch cần linh hoạt và có khả năng phối hợp với các bên liên quan
để đảm bảo sự PTBV của ngành du lịch trong địa phương
Bốn là, thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác, xúc tiến PTDL
Là một trong những kinh nghiệm quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến du lịch là nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm
du lịch của địa phương đến với du khách và tiềm kiếm thị trường tiềm năng, từ đó thu hút du khách đến tham quan nhiều hơn Xúc tiến các loại hình du lịch tự túc, du lịch quốc tế để nâng cao chất lượng du lịch của địa phương
Năm là, thực hiện QLNN trong việc công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động
Đầu tiên, cần xác định rõ các tiêu chí và tiêu chuẩn để công nhận một khu du lịch hoặc điểm du lịch Tiếp theo, cần thu thập thông tin và tiến hành đánh giá các khu, điểm du lịch dựa trên các tiêu chí và tiêu chuẩn đã định rõ Quá trình công nhận và cấp phép HĐDL cần phải có sự tham gia và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương Sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng sẽ giúp tạo ra sự đồng thuận và sự chấp nhận từ phía cộng đồng
Sáu là, tăng cường QLNN trong việc quản lý, giữ gìn môi trường tự nhiên
Trang 34trong khai thác và PTDL
Cần phải có một quy hoạch bền vững cho việc khai thác và PTDL, với sự tập trung vào bảo vệ môi trường tự nhiên và di sản thiên nhiên của địa phương Quy hoạch này cần xác định các khu vực cần bảo tồn, các HĐDL phù hợp với môi trường,
và các biện pháp bảo vệ môi trường cần thực hiện Thiết lập các quy định, chính sách
và quy trình để kiểm soát hoạt động khai thác du lịch và đảm bảo rằng chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Bảy là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL cho HĐDL
QLNN về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang nên coi trọng công tác đào tạo và phát triển NNL cho du lịch và phải thể hiện tính toàn diện, từ CBQL đến nhân viên phục
vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu PTDL ngày càng cao
Tám là, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại về VPPL trong lĩnh vực du lịch
Cần thiết lập kế hoạch kiểm tra và thanh tra dựa trên định kỳ và ưu tiên về mức độ vi phạm của hành vi Trong quá trình kiểm tra và thanh tra, cần xác định và ghi nhận các VPPL liên quan đến HĐDL Sau đó, cần tiến hành các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc áp dụng biện pháp kỷ luật, xử phạt hoặc khắc phục hậu quả
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TẠI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1 Khái quát tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
du lịch tại huyện Na Hang, Tuyên Quang
2.1.1 Khái quát về tình hình quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.1.1.1 Khái quát về tiềm năng du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
- Vị trí địa lý: Huyện Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang với diện tích tự nhiên 86.353,73 ha, bằng 14,7% diện tích toàn tỉnh Tuyên Quang Phía Đông tiếp giáp với các huyện Pác Nặm, huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn); phía Tây tiếp giáp với huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam tiếp giáp với huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang); phía Bắc tiếp giáp với các huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) và huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng); có 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã, 01 thị trấn, 114 thôn, với hơn 44.214 nhân khẩu, có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Tày chiếm 52,39%, Dao 27,03%, Mông 8,04%, còn lại các dân tộc khác
- Địa hình: Phần lớn lãnh thổ là núi cao, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200-600 mét; độ dốc trung bình khoảng 200-250 và khí hậu có hai mùa mưa - nắng rõ rệt, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 28oC, mùa Đông là 16oC
- Khí hậu: Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ Nhiệt độ trung bình năm 230C Lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm Độ ẩm không khí trung bình 85%
- TNDL tự nhiên bao gồm: núi Pác Tạ; thác Pác Ban (thác Mơ), hang Phia Muồn (đã được khai quật nghiên cứu xác định là người tiền sử sinh sống cách nay trên 8.000 năm), động Nà Chao, hang Thẳm Pioóng Sau khi công trình thủy điện Tuyên Quang đi vào hoạt động, tạo cho Na Hang một vùng hồ nước rộng lớn trên 8.000 ha (bao gồm cả diện tích quản lý của huyện Lâm Bình), đã tạo ra sự kết nối các tuyến đường thủy từ Na Hang với các xã của huyện, nối liền với khu danh thắng
Trang 36Quốc gia đặc biệt Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn; huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình là nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn với tính
đa dạng sinh học cao, có nhiều loại động thực vật quý hiếm, và là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, tiêu biểu như Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn Đặc trưng khí hậu vùng là quanh năm mát mẻ, với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và cảnh quan hùng vĩ như bức tranh thủy mặc giữa đại ngàn Rừng tự nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào đang sinh sống nơi đây đang được bảo tồn tốt cùng với giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên Nơi đây có thể xây dựng và khai thác dòng sản phẩm
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vãn cảnh lòng hồ gắn với tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị thiên nhiên, văn hóa dân tộc bản địa Đây là TNDL có giá trị lớn cần được khai thác và phát huy thành sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật của Tuyên Quang
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm:
Tài nguyên văn hóa vật thể:
Tại huyện Na Hang có 15 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, trong đó: Có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 08 di tích xếp hạng cấp quốc gia
và 06 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Văn hóa vật thể được quan tâm bảo tồn, trùng
tu, tôn tạo, khôi phục để đáp ứng phần nào việc thăm quan, thưởng ngoạn các thắng cảnh và du lịch tâm linh của du khách khi đến với Na Hang như đền Pác Tạ, Pác Vãng có từ thế kỷ thứ XIII Một số điểm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia: Cơ quan Ấn loát đặc biệt Trung ương, Cơ sở sản xuất Diêm tiêu xã Năng Khả, Đền Pác
Tạ, thị trấn Na Hang; điểm du lịch tâm linh hang Phia Muồn, xã Sơn Phú và một số
di tích cấp tỉnh như chùa Đon Thài, địa điểm thành lập Châu Xuân Trường, xã Côn Lôn; hang động Nà Chao, xã Năng Khả duy trì hoạt động văn nghệ tại chợ đêm gắn với tuyến đường đi bộ tại thị trấn Na Hang Đây chính là tiềm năng to lớn để huyện Na Hang PTDL với các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng để mời gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu và dừng chân khám phá khi đến với Na Hang Hiện nay, huyện Na Hang đang tập trung chỉ đạo xây dựng Làng văn hóa du lịch thông minh thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái; Làng văn hóa du lịch thôn Nà Khá, xã Năng Khả gắn kết với khu du lịch sinh thái Tát Kẻ - Phiêng Bung, tạo thành tổ hợp du lịch
Trang 37• Tài nguyên văn hóa phi vật thể:
Huyện Na Hang có 20 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn huyện, gồm các dân tộc: Tày (06 di sản); các ngành Dao Đỏ, Dao Tiền (04 di sản: Cưới, tang, món ăn truyền thống, nghề làm trang phục truyền thống), dân tộc Mông (4 di sản: Cưới, tang, nghề rèn, cách làm và thổi khèn), dân tộc Sắn Chỉ (03 di sản: Cưới, hát sình ca, món ăn truyền thống), dân tộc Nùng (03 di sản: Cưới, hát sli, món ăn truyền thống) Huyện đã có 02 nghệ nhân đã được Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa phi vật thể hiện đang nắm giữ (nghệ nhân tập quán văn hóa xã hội và nghệ nhân văn hóa dân gian)
2.1.1.2 Kết quả hoạt động phát triển du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
a Về số lượt khách du lịch
Để thu hút khách du lịch đến với huyện Na Hang, UBND tỉnh Tuyên Quang cùng với Sở VHTT&DL đã xây dựng và tổ chức nhiều chương trình, sản phẩm du lịch đặc sắc Thông tin số lượt khách đến du lịch huyện Na Hang giai đoạn 2021 -
2023 được thể hiện tại Phụ lục 2.1 và biểu đồ 01 như sau:
Biểu đồ 01 Số lượt khách du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2021 – 2023
Tổng lượt khách du lịch năm 2023 đạt 2.041.790 lượt khách, đạt 144% kế hoạch, tăng 72,8% so với cùng kỳ; doanh thu đạt trên 225 tỷ đồng, bằng 135,7% kế hoạch, tăng 181,1% so với cùng kỳ Hoạt động KDDL có sự phát triển, doanh thu từ khách du lịch hơn 225 tỷ đồng, đạt 135,7% kế hoạch, tăng 181,1% so với cùng kỳ
Trang 38Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã phải ban hành chỉ thị “cách ly toàn xã hội”, một số tỉnh thành xuất hiện các ca bệnh đã phải
“phong toả” để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân Lượng khách quốc tế vì thế
mà giảm rất mạnh Năm 2022, có 287.600 lượt khách quốc tế đến với Tuyên Quang, tăng nhẹ 1,36% so với năm 2021 Nhưng năm 2023, khi dịch bệnh đã thuyên giảm và các đường bay thương mại quốc tế mở cửa, lượt khách quốc tế đã đạt 311.100 lượt, là những người nước ngoài hiện đang sinh sống và định cư tại Việt Nam, đến với Tuyên Quang
b Về số lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành
Tính đến năm 2023, toàn huyện có 03 khách sạn, 24 cơ sở lưu trú (có 288 phòng, với 557 gường); trên 20 nhà hàng, 63 tàu thuyền du lịch; bước đầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng (homestay) gồm 18 hộ gia đình triển khai thực hiện thí điểm tại thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái; thôn Nà Khá, xã Năng Khả; thôn Nà Né,
xã Thanh Tương và tại thị trấn Na Hang Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú của huyện còn thiếu hụt, đặc biệt là các cơ sở lưu trú chất lượng cao phục vụ nhu cầu khách quốc tế và khách nội địa cao cấp (hiện trên địa bàn huyện chưa có cơ sở lưu trú đạt chất lượng 3 sao trở lên)
Thực trạng cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành tại huyện Na Hang giai đoạn 2021 – 2023 được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 2.2 và biểu đồ 02 như sau:
Biểu đồ 02 Thực trạng cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành tại huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang và tính toán của tác giả)
Trang 39Về số lượng nhà hàng tại huyện Na Hang, đủ điều kiện đáp ứng về vệ sinh an toàn thực phẩm, về quy mô và khả năng đáp ứng nhu cầu khách du lịch, tính đến
2023, tỉnh Tuyên Quang có 25 nhà hàng, trong đó có 05 nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc khoảng 1.000 lượt thực khách; 12 nhà hàng trung bình có khả năng phục vụ cùng lúc khoảng 400 - 600 lượt thực khách
Về số lượng công ty lữ hành, huyện Na Hang hiện đã cấp phép kinh doanh cho
11 công ty trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, hiện đang hoạt động đưa, đón phục vụ khách du lịch đến với huyện Na Hang Các công ty này đã, đang và sẽ triển khai các gói sản phẩm dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch nổi tiếng của huyện, góp phần đưa hình ảnh và nét văn hoá đặc sắc của huyện Na Hang đến với người dân trong nước cũng như quốc tế
c Về doanh thu từ du lịch
Cùng với sự biến động về số lượt khách du lịch đến với tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2023, doanh thu từ du lịch cũng có sự tăng trưởng tương ứng Cụ thể tại Phụ lục 2.3 và biểu đồ 03 như sau:
Biểu đồ 03 Thực trạng doanh thu từ du lịch tại huyện Na Hang giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang và tính toán của tác giả)
Trong tổng doanh thu về các dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành và tiêu dùng khác thì dịch vụ ăn uống là loại hình dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho huyện
Trang 40Na Hang Tỷ trọng doanh thu dịch vụ ăn uống luôn chiếm trên 60% Ngược lại, dịch
vụ lữ hành chiếm chưa đến 1% tỷ trọng tổng doanh thu, bởi số lượng công ty lữ hành huyện còn đang rất hạn chế, loại hình dịch vụ này đang bước đầu được khai thác tại đây Tuy nhiên, nhìn vào tốc độ tăng trưởng từ năm 2021 - 2023, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của doanh thu dịch vụ ăn uống mặc dù có gia tăng nhưng mức tăng không cao Bên cạnh đó, mức tăng của doanh thu dịch vụ lữ hành lại có bước đột phá Dù mới bắt đầu xuất hiện và phát triển, nhưng các công ty dịch vụ lữ hành đã cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn
Mặc dù vậy, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 khiến lượng khách du lịch đến với Tuyên Quang sụt giảm rất mạnh, doanh thu từ du lịch cũng vì thế mà giảm sút Tất cả các dịch vụ đều giảm trong năm 2021 Tuy vậy, nửa cuối năm 2022, khi các hoạt động dần được diễn ra bình thường trở lại và lượng khách
du lịch cũng đã có dấu hiệu phục hồi thì doanh thu từ du lịch vẫn đạt trên 1 tỷ đồng
Và trong đó, dịch vụ ăn uống vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng doanh thu dịch
vụ lữ hành vẫn còn khá khiêm tốn
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.1.2.1 Yếu tố khách quan
Hệ thống chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương
Các VBPL về du lịch được ban hành khá đầy đủ, quy định cụ thể và chi tiết các vấn đề liên quan đến du lịch và PTDL, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các đối tượng tham gia ngành du lịch thực hiện hoạt động của mình Khách du lịch nắm rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi đến các điểm, các khu du lịch Các đơn vị KDDL được hỗ trợ về pháp lý để triển khai cung cấp dịch vụ nhằm thu lợi nhuận phục vụ nhu cầu của bản thân và góp phần phát triển KT-XH của địa phương Hệ thống chính sách, pháp luật của CQĐP được ban hành kịp thời và được phổ biến rộng rãi đến người dân và DN, giúp cho các đối tượng này thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về du lịch, tránh xảy ra sai phạm không đáng có
Năng lực và ý thức của chủ thể tham gia hoạt động du lịch
Các chủ thể tham gia HĐDL tại huyện Na Hang bao gồm các DN ngành du