Hà Văn Sự, là người đã tận tâm hướngdẫn tơi hồn thành cơng trình.Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Quản lý dự án ĐTXD, UBND huyệnHưng Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trì
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của vốn đầu tư công
1.1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư công
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007):“đầu tư công là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.”
Theo Quốc hội (2019) đã định nghĩa trong Luật đầu tư công:“ Vốn đầu tư công là nguồn vốn dùng phục vụ cho những dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế
- xã hội Các nguồn vốn cho vốn đầu tư công như: Vốn từ ngân sách nhà nước; Vốn từ những nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị doanh nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.”
Từ định nghĩa đã được thống nhất trong Luật Đầu tư công, tác giả đề án rút ra định nghĩa vốn đầu tư công đó là: Vốn đầu tư công là khoản vốn bỏ ra nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, được cơ quan quản lý đầu tư sử dụng để thực hiện dự án đầu tư nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, hạ tầng công cộng của đất nước Vốn đầu tư công bao gồm tất cả các khoản vốn bỏ ra để xây dựng hoàn thiện dự án như: Vốn cho việc khảo sát, thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các vốn khác trong tổng dự toán.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư công
Vốn đầu tư công có những đặc điểm cụ thể như sau:
- Nguồn đầu tư: Vốn đầu tư công có nguồn gốc từ nguồn vốn từ NSNN và chủ yếu được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
- Dự án đầu tư: Sản phẩm đầu tư công có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục công trình, công trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết… của nơi ĐTXD công trình.
- Chủ thể thực hiện: Đầu tư công có điểm khác cơ bản với đầu tư bằng vốn không phải của nhà nước là cơ chế quản lý Do chủ sở hữu dự án đầu tư công là nhà nước, chủ đầu tư chỉ là người sử dụng vốn nên cần có cơ chế quản lý chặt chẽ đi liền với việc kiểm tra, giám sát giám sát để hạn chế tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Còn đầu tư không phải của nhà nước, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn đích thực nên cơ chế quản lý đơn giản, gọn nhẹ hơn.
- Mục tiêu đầu tư: Vốn đầu tư công được sử dụng bằng vốn nhà nước và được tiến hành theo kế hoạch nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KTXH trong từng thời kỳ.
1.1.1.3 Phân loại vốn đầu tư công
Có nhiều cách phân loại vốn đầu tư công Phù hợp với đề tài là cách phân loại theo nguồn vốn và đơn vị quản lý Theo đó vốn đầu tư công gồm:
- Vốn đầu tư công do Trung ương quản lý (từ nguồn NSTW): “ Đó là phần vốn được giao cho các Bộ, ngành ở Trung ương để thực hiện các hoạt động đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng theo ngành, lĩnh vực Đối tượng đầu tư là những dự án, công trình lớn, có tác động lớn tới hạ tầng của vùng và cả nước hoặc các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, yêu cầu quản lý phức tạp ”
- Vốn đầu tư công do địa phương quản lý (NSĐP): “ Là vốn đầu tư xây dựng dùng để đầu tư cho các dự án DDTC thuộc quyền quản lí của địa phương Nguồn vốn đầu tư công này không chỉ là vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương mà còn bao gồm cả vốn đầu tư xây dựng do Trung ương hỗ trợ cho địa phương thông qua các nguồn hỗ trợ cân đối, hỗ trợ đầu tư công có mục tiêu… ”
Ngoài ra còn phân loại theo nội dung vốn đầu tư công:
- Vốn đầu tư công do Trung ương hỗ trợ cân đối cho địa phương: là phần vốn hỗ trợ cho những địa phương có nguồn thu ngân sách thấp, ngân sách địa phương không thể tự cân đối để thực hiện được các mục tiêu ĐTXD của chính quyền, do vậy ngân sách Trung ương cấp hỗ trợ vốn đầu tư công để thực hiện nhiệm vụ đầu tư của địa phương.
- Vốn đầu tư công do Trung ương cấp hỗ trợ đầu tư có mục tiêu: là vốn thực hiện các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ có phạm vi theo vùng, theo ngành hoặc toàn quốc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của chính sách đầu tư công trong từng thời kì.
1.1.2 Bản chất của quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
1.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
Theo Ngô Thắng Lợi (2013):“Quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý là cơ quan tài chính công vào việc huy động, phân phối và sử dụng vốn đầu tư công để đạt được hiệu quả đầu tư một cách cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định.” Đối với vốn ĐTC để quản lý việc sử dụng hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp Một cơ chế quản lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung, trình tự công việc cần làm; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó Vì vậy, để làm rõ khái niệm QLNN đối với sử dụng vốn ĐTC tại địa phương cần xem xét các khía cạnh có liên quan, bao gồm mục tiêu quản lý, chủ thể, đối tượng quản lý, các nguyên tắc quản lý và vai trò của công tác QLNN đối với sử dụng vốn ĐTC.
Trên cơ sở quan điểm trên, tác giả đề án rút ra khái niệm: QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công tên địa bàn huyện là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý là chính quyền huyện vào đối tượng quản lý là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các dự án đầu tư công trên địa bàn nhằm sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả trong điều kiện xác định
1.1.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện hướng đến những mục tiêu cụ thể:
YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.2.1 Yêu cầu quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện được thực hiện theo những yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư - xây dựng và dự toán được duyệt:
Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng dự án đầu tư công Các dự án đầu tư công không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng
Thứ hai, các khoản vốn đầu tư công sử dụng phải đúng mục đích, đúng kế hoạch:
Nguồn vốn đầu tư công đối với các công trình, dự án đầu tư công được xác định theo kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển KT-
XH của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch xây dựng cơ bản của từng bộ, ngành, địa phương, từng đơn vị cơ sở và khả năng nguồn vốn của NSNN Vì vậy cấp phát vốn đầu tư công phải đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN và đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của từng địa phương khác nhau.
Thứ ba, phân bổ sử dụng vốn đầu tư công phải theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi tổng mức đầu tư được duyệt:
Một trong những yêu cầu quan trọng trong QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công là quản lý theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Vì vậy quản lý và cấp phát vốn đầu tư công phải dựa vào dự toán được duyệt và chỉ trong phạm vi dự toán được duyệt
Thứ tư, QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công phải đảm bảo tính hiệu quả:
Hiện nay, vốn đầu tư công cho không chỉ tạo lập, bổ sung cho các công trình cơ sở hạ tầng công cộng mà còn là tạo thêm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng các dự án đầu tư công đòi hỏi phải tính đến khả năng khai thác các giá trị kinh tế lâu dài.
1.2.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
1.2.2.1 Xây dựng kế hoạch và lập dự toán sử dụng vốn đầu tư công
* Căn cứ xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện:
Việc xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện phải căn cứ vào: Các chủ trương, chính sác về đầu tư công của Trung ương và địa phương trong năm; Khả năng cân đối nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu vốn đầu tư công trên địa bàn huyện; Khả năng này được dự báo trên cơ sở cơ cấu vốn đầu tư công từ cáo và mức tăng trưởng của các nguồn vốn huy động được
Bên cạnh đó, lập kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện còn cần căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định và quy chế quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công, phù hợp với kế hoạch tài chính của thời kỳ ổn định NSNN và khả năng NSNN hàng năm.
* Quy trình lập kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện huyện:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công hàng năm:
Trên cơ sở nguồn thu để cấp phát chi đầu tư công cùng với số liệu thu, chi ngân sách năm trước, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn, Phòng TC-KH phối hợp với các phòng ban chức năng tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn của các dự án đang và sẽ thực hiện trên địa bàn (Do Ban quản lý dự án đầu tưu xây dựng huyện quản lý) để tham mưu, trình UBND huyện xem xét, thông qua thường trực HĐND huyện trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét Trên cơ sở đề xuất kế hoạch, vốn đầu tư công sẽ được Sở Tài chính và Sở kế hoạch đầu tư xem xét, Sau khi HĐND tỉnh quyết định kế hoạch dự toán ngân sách toàn tỉnh trong đó có nội dung giao về kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công của các huyện, UBND tỉnh sẽ giao kế hoạch dự toán sử dụng vốn đầu tư năm sau xuống UBND huyện, trong đó có nội dung kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện căn cứ vào đó để thực hiện phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công.
Bước 2: Phân bổ, giao kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư đối với từng dự án:
Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện về giao chỉ tiêu kế hoạch, UBND huyện quyết định giao kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý của ban quản lý ĐTXD huyện và dự toán NSNN hàng năm đồng thời thực hiện đúng theo quy định Luật NSNN và các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư công.
Bước 3: Điều chỉnh kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư:
Trong năm kế hoạch, trong quá trình thực hiện kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư, phòng TC-KH phối hợp với KBNN huyện thực hiện rà soát tiến độ, tình hình giải ngân các dự án đầu tư, tổng hợp báo cáo UBND huyện ,thông qua HĐND huyện điều chỉnh kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư cho các dự án đã được bố trí vốn đầu năm nhưng không đủ điều kiện và khả năng thanh toán vốn hoặc bố trí thừa vốn sang cho dự án có khả năng thanh toán hoặc thiếu vốn so với phát sinh
1.2.2.2 Chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công
Chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện là việc căn cứ theo kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công được xây dựng và phân bổ, tiến hành giải ngân, thanh toán đối với các dự án theo từng hạng mục, tiến độ đảm bảo quy định.
Việc chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Căn cứ dự toán sử dụng vốn đầu tư và phân bổ vốn được giao, BQLDA ĐTXD lập hồ sơ, chứng từ giải ngân vốn gửi Kho bạc Nhà nước
Bước 2: Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát thanh toán.
Mọi khoản giải ngân, thanh toán vốn đầu tư công trên địa bàn huyện được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Có trong kế hoạch, dự toán được giao; Đúng theo chế độ, tiêu chuẩn, kế hoạch do cấp thẩm quyền quy định; Được giám đốc BQLDA ĐTXD huyện hoặc người được ủy quyền quyết định vốn.
Trong quá trình thực hiện giải ngân, cấp phát vốn đầu tư công, nếu có sự thay đổi về nhiệm vụ vốn thì BQLDA ĐTXD huyện phải báo cáo ngay UBND huyện để có sự chỉ đạo điều chỉnh.
KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.3.1 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Huyện Thái Thụy được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực QLNN trên tất cả các lĩnh vực. Qua tiếp cận triển khai cơ chế QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công của chính quyền huyện Thái Thụy như sau có những nét nổi trội cụ thể:
Thứ nhất, về xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công: Điểm nổi trội của UBND huyện Thái Thụy là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng, lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư Việc lập kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công của huyện Thái Thụy bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn cụ thể, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thứ hai, về chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công:
UBND huyện đã ban hành được các quy định về công tác thực hiện phân bổ, thanh toán vốn đầu tư công Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp Việc thực thi tốt các cơ chế chính sách vốn đầu tư công đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động này phát triển đúng hướng, đồng thời góp phần vào việc phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện
Thứ ba, về quyết toán sử dụng vốn đầu tư công:
Chính quyền huyện Thái Thụy đã tăng cường tập huấn về chế độ chính sách liên quan đến quản lý, thanh quyết toán sủ dụng vốn đầu tư để nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư Thực hiện nghiêm túc các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã ban hành (mới nhất là Thông tư số 19/2021/TT-BTC) quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban ngành như: Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Kinh tế- Hạ tầng được quy định ngày càng phù hợp hơn Hoạt động của các cơ quan kiểm tra từ trung ương, tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy và các ban ngành chuyên môn ngày càng được tăng cường về số lượng cuộc thanh tra,quy trình, phương pháp thanh tra, chất lượng thanh tra ngày càng được coi trọng góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, tiêu cực.
1.3.2 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn của huyện Lý Nhân, tình Hà Nam
Thứ nhất, về xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công:
Vào tháng 9 hằng năm, Phòng Kế hoạch- Tài chính phối hợp với Phòng Kinh tế- Hạ tầng tham mưu cho UBND Lý Nhân hoàn thiện các số liệu dự toán về vốn đầu tư công trên địa bàn năm kế hoạch Phòng Kế hoạch- Tài chính nhu cầu vốn đầu tư và tính toán định mức vốn đầu tư nhằm tổng hợp dự toán sử dụng vốn đầu tư công tỉnh để trình HĐND huyện, đồng thời báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng liên quan xem xét làm cơ sở thảo luận dự toán
Thứ hai, về chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công:
UBND huyện Lý Nhân đã quan tâm, tiếp tục hoàn hiện phương pháp cấp phát kế hoạch Vốn đầu tư công với các chương trình, dự án đầu tư và công trình mà nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp Việc cấp phát kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh tập trung giao đối với ngành kế hoạch thực hiện, thông qua hệ thống KBNN kiểm soát, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với việc tập trung, quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn, cấp phát và nhận vốn của các chủ dự án đầu tư, thời gian cấp phát vốn căn cứ vào tiến độ và kết quả của những chương trình, dự án, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn đảm bảo tính liên tục của quá trình xây dựng của những chương trình và dự án đầu tư công.
Thứ ba, về quyết toán sử dụng vốn đầu tư công:
Phòng Kế hoạch- Tài chính tổng hợp và lập quyết toán vốn đầu tư công gửi UBND huyện xem xét trước khi trình ra HĐND cùng cấp thảo luận và phê duyệt tại kì họp Thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành bao gồm: thời gian lập báo cáo quyết toán tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng; thời gian kiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực, thời gian kiểm tra, thẩm tra và phê duyệt quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công:Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của UBND Lý Nhân theo hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, hàng năm, theo nhiệm kỳ của UBND, kết hợp kiểm tra, giám sát định kỳ với kiểm tra, giám sát đột xuất đối với một số dự án đầu tư quan trọng của huyện Kiểm tra, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công trình trong những trường hợp cụ thể, nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao đối với ngành, đơn vị trong quá trình thực thi quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công
1.3.3 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn rút ra cho huyện Hưng Hà
Từ kinh nghiệm QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có thể rút ra một số bài học thực tiễn như sau:
Thứ nhất, về xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công:
Việc xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công của chính quyền huyện Hưng Hà phải được các cơ quan chuyên môn tham mưu đối với UBND huyện bám sát kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương theo từng giai đoạn cụ thể, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thảnh phóp UBND huyện cần chỉ đạo sát sao các cơ quan chuyên môn trong xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công dựa trên các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và nhu cầu thực tế sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở thời điểm hiện tại Không xây dựng dự toánbố trí vốn cho các dự án đầu tư công chưa hoàn chỉnh thủ tục, chưa đảm bảo hồ sơ theo quy định của Nhà nước.
Thứ hai, về chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công: Đối với quản lý vốn đầu tư công, quy trình quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư phải tuân thủ theo quy định của nhà nước về quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư xây dựng Về thủ tục cấp vốn đầu tư công các dự án và thanh quyết toán phải đảm bảo đúng quy trình, đúng kế hoạch, đúng mục đích nhằm góp phần hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng
Thứ ba, về quyết toán sử dụng vốn đầu tư công :
Công tác quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công của chính quyền huyện Hưng Hà phải đảm bảo đúng theo quy định của Luật Ngân sách, việc triển khai khâu quyết toán cốn đầu tư công ngày càng đơn giản, hạn chế những sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện Đối với các dự án có nhiều gói thầu, quyết toán được thực hiện cho từng gói thầu hoặc hạng mục khi hoàn thành thi công Quyết toán chi phí được thực hiện dựa trên hợp đồng đã ký kết, dự toán đã được duyệt, tuân thủ chuẩn mực, định mức, đơn giá và các quy định tài chính-kế toán và quy định của nhà nước liên quan đến các hạng mục trong quá trình đầu tư, nhằm đưa dự án vào khai thác và sử dụng.
Thứ tư, về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công:
Nhằm làm tốt công tác kiểm soát, HĐND huyện Hưng Hà phải có những nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm soát việc quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công Trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn các cơ quan có chức năng thanh tra,kiểm tra phải thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo định kỳ, đột xuất Các dự án đầu tư từ vốn đầu tư công phải được kiểm tra, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định Trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn không đúng mục đích,không tuân thủ luật pháp, gây lãng phí hoặc thất thoát tiền vốn của nhà nước, cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
KHÁI QUÁT NHU CẦU VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ
2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Hưng Hà
Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình được thành lập từ 1969 trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Duyên Hà - Hưng Nhân và 5 xã của huyện Tiên Hưng cũ Huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách Thành phố Thái Bình khoảng 27 km Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o30'37' đến 20o40'37' vĩ độ Bắc và từ 106o06'00' đến 106o19'22' kinh độ Đông Phía Bắc tiếp giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp huyện Vũ Thư, phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng
Huyện Hưng Hà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, và có sự ảnh hưởng của biển, được bồi đắp bởi 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà, vì thế đã tạo lên những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1 km), cao trình biến thiên từ 1 - 2m so với mặt nước biển
2.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội a) Về kinh tế:
Huyện Hưng Hà với lợi thể về đất đai và thổ nhưỡng là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do biến động kinh tế thế giới và đại dịch covid-19 nhưng trong giai đoạn 2019– 2023, huyện Hưng Hà vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng bình quân là 6,91%/năm, tính riêng năm 2023 tăng 8,66% GRDP bình quân đầu người đạt 86,581 triệu đồng năm 2023, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu NSNN năm 2023 đạt 5.965,285 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2019-2023 tăng 5,80% Thu NSNN đạt và tăng cao qua các năm là điều kiện thuận lợi để tỉnh chủ động nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Hưng Hà giai đoạn
GRDP giá hiện hành Tỷ đồng 33.21
3 Tăng trưởng kinh tế GRDP % 5,54 5.7- 5,37 6,72 8,66 Đầu tư thực hiện trên địa bàn Tỷ đồng 10.07
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hưng Hà
Giai đoạn 2019-2023 thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng khá cao với mức tăng bình quân là 5,80%/năm Lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất tập trung với phương châm “phát triển nông, thủy sản hàng hóa hiệu quả, bền vững, đây là ngành kinh tế trọng điểm của huyện Hung Hà.
Về công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bình quân giai đoạn 2019 - 2023 tăng 9,25%/năm Các ngành công nghiệp trọng điểm của huyện như chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, … tiếp tục được đẩy mạnh Các biện pháp xúc tiến đầu tư được chính quyền quan tâm nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước b) Về xã hội:
Huyện Hưng Hà có 35 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, huyện Hưng Hà hiện nay có 2 thị trấn: Hưng Hà (huyện lị), Hưng Nhân và 33 xã: Bắc Sơn, Canh Tân, Chí Hòa, Chi Lăng, Cộng Hòa, Dân Chủ, Điệp Nông, Đoan Hùng, Độc Lập, Đông Đô, Duyên Hải, Hòa Bình, Hòa Tiến, Hồng An, Hồng Lĩnh, Hồng Minh, Hùng Dũng, Kim Chung, Liên Hiệp, Minh Hòa, Minh Khai, Minh Tân, Phúc Khánh, Tân Hòa, Tân Lễ, Tân Tiến, Tây Đô, Thái Hưng, Thái Phương, Thống Nhất, Tiến Đức, Văn Cẩm, Văn Lang Dân số toàn huyện năm 2023 là 305.000 người.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, toànhuyện Hưng Hà có 7 tôn giáo khác nhau với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người Lĩnh vực văn hóa, thông tin có chuyển biến và tiếp tục phát triển đa dạng hơn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, bộ máy ngành y tế và hệ thống bệnh viện tuyến huyện đã được kiện toàn một bước, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư mạnh
2.1.2 Khái quát về nhu cầu sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà
Giai đoạn 2019-2023, cụ thể số lượng và cơ cấu dự án cần sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023
STT Nội dung ĐVT Năm
Tổng số dự án Dự án 38 41 35 47 463
I Phân loại theo mục đích đầu tư
1 Xây dựng CSHT giao thông Dự án 15 17 13 21 19
2 Xây dựng CSHT kinh tế, thủy lợi Dự án 13 15 12 15 16
3 Xây dựng CSHT y tế, giáo dục Dự án 4 4 3 4 3
4 Xây dựng CSHT xã hội công cộng Dự án 4 3 4 5 5
5 Nhóm dự án khác Dự án 2 1 3 2 3
II Phân loại theo tiến độ đầu tư
1 Số dự án đang thi công Dự án 15 16 18 17 13
2 Dự án chuẩn bị đầu tư Dự án 13 14 9 16 20
3 Số quy hoạch đầu tư Dự án 0 0 0 0 2
4 Số dự án hoàn thành Dự án 10 11 8 14 11
Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Hưng Hà
Qua bảng 2.2, có thể thấy số lượng dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng
Hà, giai đoạn 2019-2023 có sự biến động tăng giảm không đều, năm 2019 trên địa bàn có 38 dự án, năm 2020 tăng lên với tổng số 41 dự án nhưng đến năm 2021 do tác động của đại dịch covid-19 nên tổng số dự án được Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Hưng Hà quản lý giảm xuống chỉ còn 35 dự án, đến năm 2022 tình hình KT-
XH địa phương phục hồi, tổng số dự án của Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Hưng
Hà đã tăng trưởng lên 47 dự án và đến năm 2023 là 46 dự án.
Có thể thấy, các dự án sửu dụng vôn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà giai đoạn 2019-2023 chủ yếu thuộc 5 nhóm đầu tư chính để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của huyện Hưng Hà Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là dự án thuộc
2 nhóm dự án xây dựng CSHT giao thông và nhóm dự án xây dựng CSHT kinh tế,thủy lợi với hơn 76% trong tổng số dự án năm 2023.
Về phân loại dự án theo tiến độ đầu tư, có thể thấy chủ yếu là dự án đang thi công và dự án chuẩn bị đầu tư, số dự án hoàn thành chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp, năm
2023 số dự án hoàn thành chỉ chiếm 23,9% tổng số dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà Chính vì chủ yếu là dự án đang thi công và dự án chuẩn bị đầu tư nên yêu cầu về các khoản vốn đầu tư cho dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023 là rất lớn.
2.1.3 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà
* Về cơ cấu mục đính sử dụng vốn đầu tư công
Trong giai đoạn 2019-2023, vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được sử dụng theo các mục đích cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2019-2023 Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung cơ cấu Năm
Bồi thường và tái định cư 21.041 22.610 19.345 21.892 23.584 Đấu thầu xây dựng 23.434 23.532 23.546 24.148 25.130
Nguồn: Báo cáo của Phòng TC-KH huyện Hưng Hà
Qua bảng 2.3, có thể thấy vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà giai đoạn 2019-2023 có sự tăng giảm không ổn định, năm 2019 tổng vốn đầu tư công là 374.450 triệu đồng, năm 2020 tăng lên 382.041 triệu đồng, sang năm 2021 do ảnh hưởng của dịch covid 19 nên cắt giảm còn 351.005 triệu đồng, đến năm 2022 tăng lên 415.819 triệu đồng, năm 2023 tiếp tục tăng lên 437.431 triệu đồng (gấp 1.06% so với năm 2022) điều này cho thấy khối lượng sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn càng ngày càng lớn và đòi hỏi phải có giải pháp quản lý tốt hơn để đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời đạt hiệu quả đầu tư. Đồng thời trong cơ cấu vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỷ lệ vốn xây lắp chiếm lẻ lệ lớn nhất trong tổng vốn, năm 2023 vốn xây lắp là 367.544 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 84% tổng vốn) Các loại vốn như: Vốn bồi thường và tái định cư, vốn đấu thầu xây dựng, vốn thiết bị, vốn quản lý dự án…chỉ chiếm 26% trong tổng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án hàng năm.
* Nguồn phân bổ vốn đầu tư công
Vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được phân bổ từ nhiều nguồn ngân sách khác nhau theo phân cấp, trong đó gồm có: Ngân sách Trung ương, ngân sách đầu tư của tỉnh Thái Bình, ngân sách từ nguồn thu được phân cấp của huyện Hưng Hà và một số nguồn vốn đầu tư huy động được do các doanh nghiệp và người dân đóng góp Cụ thể nguồn phân bổ vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà giai đoạn 2019-2023 như sau:
Bảng 2.4: Thực trạng nguồn phân bổ vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023 Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Trung ương 162.456 43,39 168.753 44,17 140.236 39,95 180.381 43,38 192.414 43,99 Ngân sách tỉnh 125.435 33,50 127.454 33,36 120.621 34,36 131.772 31,69 135.100 30,88 Ngân sách huyện 75.532 20,17 76.081 19,91 70.245 20,01 89.026 21,41 90.671 20,73 Nguồn huy động khác 11.027 2,94 9.753 2,55 19.907 5,67 14.641 3,52 19.249 4,40
Nguồn: Báo cáo của Phòng TC-KH huyện Hưng Hà
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ
2.2.1 Phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch và lập dự toán sử dụng vốn đầu tư công
Theo quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Nghị định số 10/2022/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, căn cứ vào vốn đăng ký đã xác định và ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Hưng Hà tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các Dự án, lập văn bản dự toán đầu tư nguồn ngân sách gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch và Phòng Kinh tế -
Hạ Tầng huyện vào cuối tháng 7 hằng năm, kế hoạch dự toán này bao gồm danh mục các Dự án đầu tư, có phân ra các lĩnh vực như Dự án khoa học công nghệ, dự án giáo dục đào tạo, y tế, môi trường… dự án kết thúc, dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới và dự toán vốn đầu tư công cho từng dự án.
Dự toán sử dụng vốn đầu tư công được lập trong quy trình lập ngân sách của Huyện Hàng năm, Sở Tài chính tỉnh Thái Bình chủ trì phối hợp với các huyện, thị xã, các đơn vị dự toán ngân sách tiến hành lập dự toán thu chi ngân cách cho từng cấp và lập dự toán ngân sách cho toàn tỉnh bảo vệ kế hoạch ngân sách của tỉnh với
Bộ Tài chính Sau khi kỳ họp Quốc hội cuối năm quyết định ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương Số liệu kế hoạch và dự toán do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thông báo cho tỉnh chính là nhiệm vụ tài chính - ngân sách của địa phương trong năm kế tiếp
Kết quả lập kế hoạch dự toán vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023 được tác giả thống kê cụ thể trong bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Kết quả lập kế hoạch dự toán vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn Năm dự toán phân bổ
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Tổng 378.500 100 390.600 100 355.330 100 420.100 100 440.500 100
Số dự án đang thi công 134.350 35,50 146.700 37,56 112.300 31,60 187.205 44,56 123.400 28,01
Dự án chuẩn bị đầu tư 123.500 32.63 134.000 34,31 105.450 29,68 112.000 26,66 190.100 43,16
Số quy hoạch đầu tư 0 - 0 - 0 - 0 - 12.342 2,80
Số dự án hoàn thành 120.650 31,88 109.900 28,14 137.580 38,72 120.894 28,78 114.657 26,03
Nguồn: Báo cáo của Phòng TC-KH huyện Hưng Hà
Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.5 cho thấy số liệu vốn kế hoạch phân bổ cấp phát cho các nhóm dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà không đều mà phụ thuộc vào sô dự án, mức đầu tư của từng nhóm dự án khác nhau Sau khi Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Hưng Hà tổng hợp kế hoạch vốn và tính toán sự phân bổ vốn theo từng nhóm dự án, Phòng Kế hoạch –Tài chính huyện Hưng Hà sẽ tiếp nhận thẩm định và trình UBND xem xét trước khi trình xin ý kiến phê duyệt của Sở Tài chính tỉnh Thái Bình Kết quả thẩm định kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà giai đoạn 2019-2023 như sau:
Bảng 2.6 Kết quả thẩm định kế hoạch dự toán vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023 Đơn vị: Triệu đồng
KH vốn trình 378.500 390.600 355.330 420.100 440.500 Kết quả thẩm định 374.450 382.041 351.005 415.819 437.431
Nguồn: Báo cáo của Phòng TC-KH huyện Hưng Hà
Qua tỷ lệ thẩm định cắt giảm kế hoạch dự toán vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023 tại bảng 2.6, tác giả biểu diễn trực quan thông qua hình 2.2 như sau:
Hình 2.2 Biểu đồ tỷ lệ cắt giảm kế hoạch dự toán vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2023
Trong quá trình thẩm định kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng
Hà, kết quả cho thấy kế hoạch vốn đã tuân thủ theo quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch vùng, ngành, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, đúng thời gian quy định và giảm các thủ tục Sở Tài chính tỉnh Thái Bình thẩm định rà soát mức độ ưu tiên dự án và các định mức theo quy định và đã cắt giảm một số khoản vốn không hợp lý, trong đó: năm 2019 tỷ lệ cắt giảm là 1,07% trong tổng kế hoạch vốn, năm 2020 cắt giảm 2.19%, năm 2021 cắt giảm 1,12%, năm 2022 cắt giảm 1,01% và năm 2023 cắt giảm 0,69% trong tổng kế hoạch vốn được đề xuất trước khi trả kế quả về UBND huyện Hưng Hà.
Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch và lập dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà với 100 đối tượng, thu về 90 phiếu hợp lệ được tổng hợp trong bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch và lập dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà
Stt Nội dung đánh giá Mẫu
Phương án đánh giá (%) Điểm
Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồngý
1 Kế hoạch, dự toán sử dụng vốn ĐTC trên địa bàn huyện Hưng
Hà được lập dựa trên căn cứ thực tiễn về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển hạ tầng của đia phương
2 Kế hoạch, dự toán sử dụng vốn ĐTC trên địa bàn huyện Hưng
Hà được xây dựng bám sát thực tiễn và đúng quy trình, quy định
3 Việc thẩm định Kế hoạch, dự toán sử dụng vốn ĐTC trên địa bàn huyện Hưng Hà dựa trên mức độ ưu tiên của từng dự án và cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Stt Nội dung đánh giá Mẫu
Phương án đánh giá (%) Điểm
Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồngý
4 Các thông tin điều chỉnh kế hoạch, dự toán sử dụng vốn ĐTC trên địa bàn huyện Hưng
Hà được thông báo cho cán bộ, ban ngành liên quan kịp thời và có chỉ đạo cụ thể
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý các bộ phận phối hợp quản lý về thực trạng lập và thẩm định kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà với điểm trung bình chỉ 3,1 - 4,1 điểm Các nội dung: “Kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà được lập dựa trên căn cứ thực tiễn về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển hạ tầng của đia phương” và “Việc thẩm định Kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà dựa trên mức độ ưu tiên của từng dự án, công khai minh bạch và cắt giảm những khoản chi không cần thiết ” chỉ được đánh giá với 3,1 điểm.
Chỉ có nội dung về “Các thông tin điều chỉnh kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công được thông báo cho cán bộ, ban ngành liên quan kịp thời và có chỉ đạo cụ thể” là đạt 4,1 điểm.
Qua kết quả đánh giá của của đối tượng điều tra, có thể thấy công tác xây dựng kế hoạch và lập dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà vẫn còn chưa hiệu quả và tồn tại một số hạn chế trong việc nghiên cứu thực tiễn, căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, gắn với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương, đồng thời phải có sự tính toán nguồn vốn đầu tư dựa trên mức độ ưu tiên cụ thể của từng dự án Chính vì vậy, để công tác xây dựng kế hoạch và lập dự toán sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả thì lãnh đạo, cán bộ trong bộ máy quản lý của huyện Hưng Hà phải càng chú trọng nghiên cứu hoàn thiện các nội dung, quy trình còn yếu kém nêu trên.
2.2.2 Phân tích thực trạng chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công
Trên cơ sở dự toán sử dụng vốn đầu tư được lập và được Sở Tài chính tỉnh Thái Bình thẩm định phên duyệt, hàng năm thường vào cuối tháng 11, UBND huyện Hưng Hà tiến hành phân bổ kế hoạch dự toán vốn đầu tư côngcho các Dự án vào cuối tháng 12 và ra văn bản thông báo vốn đầu tư nguồn ngân sách vào đầu năm Kế hoạch cho các đơn vị quản lý dự án để thực hiện.
Bảng 2.8: Thực trạng chấp hành phân bổ dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo nhóm dự án giai đoạn 2019-2023 ĐVT: Triệu đồng
Xây dựng CSHT giao thông 110.983 114.041 102.845 118.686 121.120
Xây dựng CSHT kinh tế, thủy lợi 120.454 125.200 111.934 129.594 135.239
Xây dựng CSHT y tế, giáo dục 59.430 61.433 52.717 83.242 84.705
Xây dựng CSHT công cộng 41.406 44.543 37.175 56.209 58.212
Nguồn: Báo cáo của Phòng TC-KH huyện Hưng Hà, 2019-2023
ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2019-2023, huyện Hưng Hà đã đạt được nhiều thành tựu trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn, trong đó đã đạt được mục tiêu quản lý nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, công tác xây dựng kế hoạch và dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà đã tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật, thể hiện tính logic, chặt chẽ, và khoa học với đầy đủ các thông tin, bảng biểu cần thiết về kế hoạch vốn, địa điểm và thời gian triển khai dự án, tổng mức đầu tư,… dựa trên số liệu thực tế về hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn, nguồn ngân sách thực có, cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bên cạnh đó, chính quyền rất rõ ràng trong phân cấp sử dụng và quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công, phối hợp với ban ngành ngành liên quan Điều này đảm bảo việc lập kế hoạch cho nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn phù hợp, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn này Đặc biệt, chất lượng dự toán vốn được cải thiện rõ rệt, cơ cấu vốn đầu tư công dần được dịch chuyển theo hướng phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển của huyện, cũng như định hướng đầu tư trong giai đoạn 2019-2023
Thứ hai, công tác chaps hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà đã tập trung ưu tiên phân bổ, thanh toán vào các công trình trọng điểm, đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội của huyện, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, đầu tư, cũng như phù hợp với định hướng phát triển huyện Trong những năm gần đây, huyện đã chủ động và linh hoạt hơn trong việc phân bổ và thanh toán vốn cho các dự án đầu tư công, hạn chế nợ đọng, tiến tới kiểm soát tốt hơn nguồn vốn này Điều này góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, từ đó nâng cao được năng lực QLNN về vốn đầu tư công,.
Thứ ba, Công tác quyết toán sử dụng vốn đầu tư công tại huyện Hưng Hà với báo cáo được các chủ đầu tư lập đã phản ánh tương đối đầy đủ các nội dung, đảm bảo mức độ cân đối và khớp với các số liệu như số liệu chi ngân sách của Kho bạc, số liệu trên báo cáo của đơn vị theo từng giai đoạn Công tác nghiệm thu và thanh quyết toán cho các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện đang từng bước được rút ngắn thời gian và các thủ tục hành chính, tiến tới nộp hồ sơ, giấy tờ thủ tục qua mạng, tạo thuận lợi cho cả các chủ đầu tư và cơ quan QLNN trong việc rà soát, đánh giá, và duyệt chi
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại, hiệu quả. Hiện nay, huyện đã áp dụng khoa học công nghệ thông qua máy tính, phần mềm trong hoạt động thanh kiểm tra các dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tư công Nhờ thế, các dự án được theo dõi chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch vốn đến các giai đoạn triển khai, nghiệm thu và bàn giao đi vào sử dụng, kịp thời phát hiện những sai phạm về quy trình, thủ tục, tiến độ, và sử dụng nguồn vốn
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên đại bàn huyện Hưng Hà cũng còn những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà chưa đảm bảo tiến độ theo đúng cam kết, chưa theo sát tiến độ đầu tư của các dự án đã được phê duyệt Việc thẩm định Kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà dựa trên mức độ ưu tiên của từng dự án, công khai minh bạch và cắt giảm những khoản chi không cần thiết còn được các đối tượng khảo sát đánh giá rất thấp vói điểm trung bình chỉ 3.1 điểm.
Khả năng dự báo nguồn vốn cho cả đời dự án và cân đối vốn cho từng năm thực hiện vẫn còn yếu kém, dẫn đến tình trạng xây dựng kế hoạch vốn chưa chính xác, ảnh hưởng đến công tác phân bổ vốn sau này, có thể gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư công Khả năng dự báo nguồn vốn cho cả đời dự án chưa được thực hiện tốt nên việc xây dựng kế hoạch vốn vẫn còn mang tính ngắn hạn, bắt buộc huyện phải thường xuyên điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công Vì thế, các chủ đầu tư khó có thể chủ động nguồn vốn ngay từ đầu, tình trạng chờ kế hoạch vốn bổ sung vẫn diễn ra làm chậm tiến độ thi công của một số dự án
Thứ hai, công tác chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà mặc dù đã tập trung ưu tiên vào các công trình trọng điểm nhưng vẫn vướng mắc ở khâu thanh toán chậm, giao vốn chậm, giao nhiêu lần Điều này khiến các dự án phải kéo dài thời gian thực hiện Thủ tục thanh toán vốn đầu tư công vẫn khá phức tạp làm xảy ra tình trạng chưa thanh toán kịp thời, đúng tiến độ dự án, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho các chủ đầu tư Hiện nay, huyện đang gặp phải tình trạng thanh toán vốn chậm vào đầu năm, dồn dập vào cuối năm và chuyển nguồn vốn từ năm trước sang năm sau Nhìn chung, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn huyện đang diễn ra chậm, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc phân bổ, thanh toán vốn đầu tư công đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả, phòng chống thất thoát, lãng phí trên địa bàn huyện còn rất hạn chế, nội dung này chỉ được các đối tượng khảo sát đánh giá với điểm trung bình chỉ 3,3 điểm.
Thứ ba, thủ tục quyết toán sử dụng vốn đầu tư công tại huyện Hưng Hà vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa kịp thời và dứt điểm nên vẫn có dự án mặc dù hoàn thành đã lâu nhưng chưa được lập hồ sơ nghiệm thu và thanh quyết toán để duyệt chi Việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công đúng với dự toán được duyệt, kết quả công trình được nghiệm thu còn rất hạn chế, được các đối tượng khảo sát đánh giá thấp với 3,1 điểm Điều này khiến cho hiệu quả sử dụng vốn giảm sút Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư và nhà thầu còn chây ỳ không hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán, không chủ động và nhanh chóng giải quyết các kiến nghị liên quan đến nguồn vốn, tài sản, và công nợ sau khi quyết toán dự án.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục, tỷ lệ số dự án được thanh kiểm tra, giám sát vẫn còn ít Con số thống kê về số vốn thất thoát chưa phản ánh đúng thực trạng này tại các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện trong thời gian qua Nguồn nhân lực thực hiện công tác này tuy đã được cải thiện về cả chất và lượng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế khiến cho thời gian công bố kết luận thanh tra, số lượng đoàn thanh kiểm tra mới chỉ đạt mức đánh giá trung bình Tính răn đe và ngăn chặn hiệu quả các vi phạm trong kiểm tra, đánh giá và xử lý vi phạm lại được các đối tượng khảo sát đánh giá thấp với chỉ 3,4 điểm. Đây cũng là hạn chế lớn nhất trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà khi công tác này được tổ chức khá thường xuyên nhưng mức độ xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe.
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế a) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, bộ máy QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện
Hưng Hà vẫn còn rập khuôn theo quy định nên chưa thật sự sát cũng như đáp ứng tình hình thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư cũng như những thay đổi về chính trị xã hội trên địa bàn.
Thứ hai, Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng thiếu trầm trọng Đội ngũ cán bộ tham gia QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công có chất lượng tuy tương đối nhưng lại thiếu nhân lực; sự phối hợp giữa các cơ quan tháo gỡ khó khăn trong quản lý, thực hiện chương trình vốn chưa chặt chẽ. b) Nguyên nhân khách quan
Thứ ba,huyện Hưng Hà là một huyện nông nghiệp đang phát triển mạnh nhưng có xuất phát điểm thấp, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư công rất hạn chế, mặc dù được huyện và trung ương hỗ trợ nhưng kết quả đầu tư cũng như cơ chế quản lý và hiệu quả sử dụng vốn vẫn rất thấp.
Thứ tư, nhu cầu xây dựng các dự án đầu tư công của chính quyền huyện là rất lớn và phân tán trong khi nguồn vốn ngân sách (bao gồm ngân sách Trung ương cấp và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp nên lựa chọn các dự án để đầu tư xây dựng, mức độ ưu tiên…là rất khó Thêm vào đó do tính chất đặc thù của các công trình đầu rư công nên công tác xây dựng kế hoạch vốn dự toán ngân sách, tổ chức thực hiện đầu tư, nghiệm thu công trình để quyết toán vốn…rất khó khăn
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.1.1 Bối cảnh thực hiện đầu tư công và sử dụng vốn đầu tư công của huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo
* Về bối cảnh thực hiện đầu tư công của huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo
Việc thực hiện đầu tư công của huyện Hưng Hà những năm tiếp theo sẽ gắn với bối cảnh huyện Hưng Hà huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà đến năm
2025, tầm đến năm 2030 được đề ra tại báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Hưng Hà nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Trong đó việc thực hiện đầu tư công của huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo gắn kết chặt chẽ với bối cảnh phát triển cơ sở hạ tầng Kinh tế-
Xã hội với tầm nhìn dài hạn, có tính chiến lược, phù hợp với quy hoạch và chiến lược về phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Bình và quy hoạch huyện ThanhTrì đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, bền vững, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh cả về trước mắt và lâu dài
Việc thực hiện đầu tư công của huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ cần đẩy nhanh, đẩy mạnh khi huyện Hưng Hà phấn đấu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tiến lên đô thị loại IV, cho nên chính quyền cần chú trọng chất lượng công tác quy hoạch đầu tư, đảm bảo tính tổng thể, phổ quát khi lập quy hoạch Quy hoạch phải được triển khai thực hiện triệt để, đồng bộ, theo lộ trình rõ ràng, thiết lập thứ tự ưu tiên khi thực hiện và phải được xem xét điều chỉnh kịp thời để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương từng thời kỳ Tập trung đầu tư các công trình, dự án hạ tầng trọng yếu mang tính đột phá, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, thúc đẩy liên kết và hợp tác chặt chẽ trong vùng, giúp khai thác và hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế của địa phương, đồng thời có thể phát huy hiệu quả ngay, nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của huyện, tạo ra sức bật đột phá của nền kinh tế, đặc biệt là tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư.
* Về bối cảnh sử dụng vốn đầu tư công của huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo
Trên cơ sở bối cảnh thực hiện đầu tư công của huyện Hưng Hà đã phân tích ở trên, việc sử dụng vốn đầu tư công của huyện Hưng Hà cũng tương ứng trong bối cảnh chính quyền huyện Hưng Hà tích cực huy động nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ từ tỉnh Thái Bình đồng thời thực hiện tái cơ cấu đầu tư công theo Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ Tường Chính Phủ Trong bối cảnh đó, việc sử dụng vôn đầu tư công của huyện Hưng Hà phải đi kèm với cơ chế quản lý và phân cấp quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cho phù hợp.
Với khối lượng dự án đầu tư công và nguồn vốn đầu tư công đang được tăng cường trong bối cảnh huyện Hưng Hà đang tích cực đầu tư xây dựng các công trình, dự án hạ tầng trọng yếu đòi hỏi chính quyền phải trang bị công cụ, ứng dụng CNTT hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính ngân sách, khai thác hiệu quả sử dụng các nguồn vôn đầu tư công công trên địa bàn; siết chặt quản lý ngân sách, đầu tư công, tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo
3.1.2.1 Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo
QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo hướng đến những mục tiêu như sau:
Một là: Xây dựng bộ máy QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công địa bàn huyện Hưng Hà hợp lý và chặt chẽ với 100% cán bộ, công chức được sắp xếp vị trí đúng chuyên môn và có trình độ từ đại học trở lên.
Hai là: Kế hoạch và dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà được xây dựng chi tiết cho từng nhóm đầu tư và từng dự án đầu tư, được thẩm định chặt chẽ với sai số không quá 0,5% mỗi năm.
Ba là, việc chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà được thực hiện đúng quy định và theo tứ tự ưu tiên cho các dự án quan trọng và cấp thiết, việc tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư công đạt 100% dự toán đã xây dựng.
Bốn là, việc quyết toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà được thực hiện đúng quy trình theo quy định cả với quyết toán dự án hoàn thành và quyết toán niên độ, 100% dự án được thẩm định quyết toán theo quy định.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà được thực hiện thường xuyên với 100% dự án được kiểm tra, kiểm toán vốn đầu tư công sử dụng mỗi năm.
3.1.2.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà đến năm 2025 và những năm tiếp theo
Thứ nhất, QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà thực hiện nguyên tắc thắt chặt, tập trung cho các chương trình quốc gia về y tế, giáo dục, xã hội và phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản vốn này, cắt giảm các khoản vốn chưa thật cấp bách, kém hiệu quả
Thứ hai, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của Cơ quan tài chính và
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hưng Hà trong lĩnh vực QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công, tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Ban quản lý dự án trong việc tổng hợp dự toán, quản lý việc thanh toán và tạm ứng vốn, giám sát sử dụng vốn trong tất cả hoạt động của các dự án đầu tư công do đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
Thứ ba, chuẩn hóa các bước trong quy trình QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch Đổi mới quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát vốn chính quyển huyện Hưng Hà theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản vốn của ngân sách huyện, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính quyền huyện.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch dự toán sử dụng vốn đầu tư công
Trên cơ sở các hạn chế thông qua phân tích đánh giá công tác lập kế hoạch dự toán sử dụng vốn đầu tư công của huyện Hưng Hà giai đoạn 2019-2023, tác giả đề xuất giải pháp khắc phục tương ứng như sau:
Thứ nhất, tăng cường sắp xếp nhân lực lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành tài chính công, quản lý kinh tế và tài chính kế toan Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KTXH cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước; đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý…
Thứ hai, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH theo quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ được phê duyệt Quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở đối với kế hoạch đầu tư công cho phát triển CSHTGT trung hạn Trên cơ sở kế hoạch đầu tư lập danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai các dự án chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm.
Thứ ba UBND huyện Hưng Hà cần giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng và các đơn vị có liên quan, dự báo nhu cầu về vốn đầu tư cho các thời kỳ cụ thể, tham mưu UBND huyện ban hành Quy trình lập, và thực hiện kế hoạch đối với các dự án sử dụng Vốn đầu tư công, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng kế hoạch vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Phòng Tài chính - Kế hoạch phải chủ động đối với công tác phân bổ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch, cần có các văn bản yêu cầu các Chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ thi công thực tế của công trình và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công của đơn vị mình một cách hợp lý, đảm bảo kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công sau khi được giao đáp ứng được nhu cầu vốn thanh toán cho công trình, khắc phục tình trạng phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần trong năm gây khó khăn cho chủ đầu tư, hoặc không giải ngân hết theo niên hạn.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công cần có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược hướng đến sự phát triển chung của huyện trong giai đoạn mới, phù hợp với điều kiện của huyện, khả năng cân đối ngân sách, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả sử dụng Vốn đầu tư công Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng để xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn, vì nguồn vốn và năng lực có hạn nên cần tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm mang lại hiệu quả cao, tránh xây dựng dàn trải dẫn đến tình trạng dở dang, gây lãng phí nguồn lực
3.2.2 Hoàn thiện công tác phân bổ, chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công
UBND huyện Hưng Hà cần thực hiện xây dựng và hoàn hiện cơ chế phân bổ, chấp hành dự toán sử dụng vốn đầu tư công thống nhất giữa các phòng, ban, ngành của huyện Chú trọng nghiên cứu làm rõ mục đích và tính chất của những chương trình dự án đầu tư nhằm quản lý tập trung và thu gọn các dự án đầu tư có cùng tính chất vào một đầu mối nhằm quản lý chặt chẽ vốn đầu tư công Riêng đối với vốn đầu tư công của nhà nước cần quản lý chặt chẽ tiến trình đầu tư Thực hiện cơ chế đầu tư theo đúng tiến trình của chương trình, dự án đã được phê duyệt Chỉ được tiến hành đầu tư đối với những chương trình, dự án có tính chất khả thi và quyết định cho phép đầu tư Tuyệt đối không cấp vốn đầu tư đối với nhưng chương trình, dự án mà ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của huyện.
Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát vốn, tránh tình trạng nhà nước có vốn, chủ đầu tư và nhà thầu cần vốn mà công tác thanh toán, giải ngân chậm trễ, ách tắc Thiết lập đường dây nóng để xử lý kịp thời vướng mắc trong quá trình quản lý, thanh toán vốn Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm minh các trường hợp đơn vị chủ đầu tư và cán bộ thanh toán vốn có thái độ sách nhiễu, cửa quyền, chậm trễ giải ngân làm ảnh hưởng tiến độ dự án. Đối với công tác thanh toán tạm ứng, cần hoàn thiện kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư để kịp thời phát hiện các sai sót và trao đổi với chủ đầu tư để có biện pháp điều chỉnh kịp thời:
+ Chủ đầu tư chỉ duyệt tạm ứng cho nhà thầu trong một số trường hợp cần thiết và phải quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng Để đảm bảo hiệu quả việc tạm ứng vốn, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cần phải xác định được tỷ lệ tạm ứng vốn phù hợp với từng hạng mục công việc, từng hợp đồng để tránh việc nhà thầu chiếm dụng vốn của dự án Đồng thời, cần quan tâm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn tạm ứng, tránh việc nhà thầu sử dụng vốn tạm ứng sai mục đích
+ Về cấp phát tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng, mức tạm ứng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng tùy theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng, sau khi chi trả đền bù cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ,làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời gian chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng Đối với công tác thanh toán khối lượng hoàn thành: Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá trị hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng Khi có khối lượng hoàn thành phải tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ thanh toán kịp thời gửi kho bạc nhà nước để làm thủ tục thanh toán, tránh dồn hồ sơ đến cuối năm gây áp lực thanh toán cho kho bạc nhà nước.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư theo kế hoạch năm, tránh tình trạng nhiều dự án mặc dù đã đủ điều kiện nhưng không có vốn để triển khai, ảnh hưởng tiến độ thi công, hay nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không hoàn tất thủ tục để thanh toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán
Kho bạc nhà nước huyện phối hợp với chủ đầu tư nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác lập hồ sơ thanh toán, hoàn trả tạm ứng, thực hiện nghiêm túc chế độ thanh toán vốn tạm ứng theo đúng quy định Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm của người thanh toán, người đề nghị thanh toán và có chế tài xử phạt nghiêm minh các trường hợp gian lận Cụ thể, người đề nghị thanh toán cố tình khai tăng giá trị nếu bị phát hiện gian lận thì ngoài việc cắt giảm phần tăng không đúng còn bị phạt theo tỷ lệ nhất định so với số tiền khai tăng
Cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình quản lý và thanh toán vốn đầu tư công: nghiên cứu, xây dựng phần mềm thanh toán giải ngân vốn, tiến hành điện tử hóa các giao dịch thanh toán giúp các chủ đầu tư đăng nhập và thực hiện thanh toán được thuận tiện, dễ dàng, giảm thiểu áp lực công việc cho các bên, giảm các chi phí và thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thanh toán.
3.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán sử dụng vốn đầu tư công Để nâng cao hiệu quyết toán sử dụng vốn đầu tư công, chình quyền huyệnHưng Hà cần có giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện như sau:
Một là, tăng cường tập huấn về chế độ chính sách liên quan đến quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư để nâng cao năng lực và trách nhiệm của Phòng Tài chính- Kế hoạch hành phố Hưng Hà Thực hiện nghiêm túc các thông tư hướng dẫn của bộ Tài chính đã ban hành quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.3.1 Tổ chức phân cấp, phân quyền Để thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề xuất ở trên, chính quyền huyện Hưng Hà phải tổ chức hợp lý trong việc phân cấp, phân công trách nhiệm thẩm quyền trong việc thực hiện QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công, cụ thể:
- UBND huyện Hưng Hà đảm nhận vai trò chủ thể quản lý cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, cơ quan liên quan, đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các chủ thể trong công tác phân bổ, thanh toán vốn đầu tư công.
- Phòng Tài chính- Kế hoạch cần phát huy vai trò chủ trì trong cấp phát và quyết toán vốn đầu tư và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về quản lý và phân bổ vốn đầu tư công theo quy định của Bộ Tài chính.
- Ban Quản lý ĐTXD huyện Hưng Hà nên xem xét việc đầu tư xây dựng phần mềm theo dõi quyết toán vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ của quá trình kiểm tra,quyết toán dự án và bảo đảm được nguyên tắc tiết kiệm, minh bạch, hiệu quả cho ngân sách Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến đối với công tác kiểm toán, quyết toán, cho phép gửi và nhận tài liệu trực tuyến, giúp giảm tải công việc cho các bên, tiết kiệm thời gian, vốn đi lại cũng như vốn hành chính
- Phòng Kinh tế- Hạ tầng cần phát huy chức năng tham mưu cho UBND, phối hợp trong cung cấp thông tin về quy hoạch dự án, về xây dựng kế hoạch đầu tư, sử dụng nguồn vốn hợp lý cho các dự án đầu tư công trên địa bàn.
Các chủ thể liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác quản lý, thanh toán, giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh đó, cần thường xuyên trao đổi để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình phối hợp thực hiện thanh toán, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư Chính quyền huyện Hưng Hà cần xây dựng cơ chế phối hợp trên cơ sở quy định cụ thể phạm vi quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tập thể tham gia của bộ máy QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công vào quá trình quy hoạch, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, dự toán công trình, quyết toán dự án đầu tư; quy định rõ trình tự, nội dung, thời gian hoàn thành đối với từng loại công việc trong tất cả các giai đoạn đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, giám sát và kiểm tra phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công.
3.3.2 Tổ chức phân bổ nguồn lực Để thực hiện QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công, chính quyền huyện Hưng Hà phải kiện toàn và phân bổ hợp lý nguồn lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực và nguồn lực cơ sở vật chất và nguồn vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, cụ thể:
Thứ nhất, cần phải củng cố và kiện toàn các bộ phận chức năng liên quan đến việc phân bổ và quản lý vốn các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chiến lược đầu tư, tạm ứng, thanh toán, vốn đầu tư công, quyết toán công trình và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý vốn các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà cần bảo đảm nâng cao năng lực hoạch định kế hoạch sử dụng vốn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát thực hiện, thanh tra, kiểm tra các dự án thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Hưng Hà
Thứ hai, tăng cường đào tạo, phát triển nhân lực QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KTXH cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước
Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực công nghệ phục vụ cho QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Hưng Hà Cơ quan Tài chính Hưng
Hà cần đầu tư công nghệ tự động, giám sát kỹ thuật số để kiểm tra cơ cấu vốn trên thiết bị công nghệ và giám sát chi phí, chất lượng, tiến độ dự án đầu tư công một cách khoa học, nhanh chóng và chuẩn xác nhất, tiết kiệm thời gian và nhân lực.
3.3.3 Tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo Để thực hiện QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả chính quyền huyện Hưng Hà phải tăng cương tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện, trong đó:
- Tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức đa dạng như hội nghi, văn bản thông báo, trang thông tin điện tử… để các cơ quan, ban ngành trong bộ máy nhận thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa và trách nhiệm trong phối hợp quản lý sử dụng vốn đầu tư công Trách nhiệm này không phải riêng của một ngành, một cấp nào mà cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan tổ chức trong bộ máy
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật về vốn đầu tư công để các đơn vị, bộ phận trong bộ máy QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công nắm được để chấp hành thực hiện nghiêm túc Đồng thời, tuyên truyền phổ biến kế hoạch, dự toán sử dụng vốn đầu tư công mỗi năm một cách kịp thời và rõ ràng đến các cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn toàn huyện.
- Tổ chức chỉ đạo đổi mới việc bố trí, sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của cán bộ QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công đồng bộ trong phạm vi địa bàn huyện Hưng Hà.
- Tổ chức chỉ đạo bảo đảm chất lượng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
- HĐND tỉnh cần tăng cường giám sát hoạt động QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công tại các địa phương trong tỉnh, thống nhất phân cấp quản lý một cách linh hoạt trong phạm vi pháp luật và các quy định của Đảng và Nhà nước về QLNN đối với sử dụng vốn đầu tư công.