1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề án (12)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi của đề án (13)
  • 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án (13)
  • 5. Ý nghĩa của đề án (17)
  • 6. Kết cấu đề án (18)
  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ (19)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch (19)
      • 1.1.1. Tổng quan về du lịch (19)
      • 1.1.2. Quản lý nhà nước về du lịch (22)
    • 1.2. Nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện (25)
      • 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện (25)
      • 1.2.2. Các hình thức quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện (29)
      • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện (30)
    • 1.3. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện (31)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch tại một số địa phương20 1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (31)
    • 2.1. Khái quát thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (36)
      • 2.1.1. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 25 2.1.2. Khái quát thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (36)
      • 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện (41)
    • 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (47)
      • 2.2.1. Triển khai quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (47)
      • 2.2.2. Khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình39 2.2.3. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện (50)
      • 2.2.4. Kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (57)
    • 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (59)
      • 2.3.1. Những thành công và nguyên nhân (59)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (61)
  • PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH (64)
    • 3.1. Định hướng mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 (64)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (65)
      • 3.2.2. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình56 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (67)
      • 3.2.4. Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (69)
      • 3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá đối với du lịch (70)
      • 3.2.6. Nâng cao và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch60 3.3. Một số kiến nghị (71)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (72)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (73)
  • KẾT LUẬN (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (3)

Nội dung

Trang 1 NGUYỄN HOÀNG HIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Trang 2 NGUYỄN HOÀNG HIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA

Lý do lựa chọn đề án

Du lịch đang ngày càng trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện giữ gìn hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc Ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới và phát triển, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân

Thực hiện theo Nghị quyết 08-NQ/TW ban hành ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", nhiều địa phương trên toàn quốc đã xác định du lịch là một ngành kinh tế để phát triển Tuy nhiên, giống như các lĩnh vực khác, ngành du lịch cũng đối diện với nhiều thách thức, bao gồm sự phát triển quá nhanh, sự mất cân đối trong quá trình phát triển, mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tham gia và các vấn đề xã hội gây hại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự và các lĩnh vực phát triển khác của địa phương

Do đó, đối với một tỉnh thành, để du lịch phát triển một cách hiệu quả và bền vững, ngoài đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong hệ thống du lịch, đạt được mục tiêu kép về phát triển kinh tế - xã hội thì công tác quản lý và điều hành từ phía nhà nước là cần thiết

Trong thời gian gần đây, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế, với nhiều thành tựu đáng kể về lượng khách, doanh thu du lịch và đóng góp vào nền kinh tế của huyện, tỉnh Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển du lịch của tỉnh vẫn chưa đạt đến mức tương xứng với tiềm năng và chưa có hướng đi bền vững Đồng thời, còn tồn tại nhiều hạn chế về chính sách, nguồn lực, cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch…

Hiện nay, QLNN đối với du lịch huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình còn có một số hạn chế như: hệ thống văn bản pháp luật về du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên ít nhiều gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện; công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL và quảng bá, xúc tiến PTDL chưa hiệu quả; chưa làm tốt công tác quản lý sức chứa tại các điểm đến du lịch, cũng như chưa có các giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường trong PTDL,… Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã công bố quyết định quy hoạch huyện Mai Châu theo Nghị quyết

06 - NQ/TU về "Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình” làm đề tài đề án thạc sĩ.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

Mục tiêu của đề án là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay

Nhiệm vụ của đề án:

Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trên địa bàn địa phương cấp huyện

Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Đối tượng và phạm vi của đề án

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch

Về nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Về không gian: Nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Về thời gian: Đề án nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023 và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch huyện đến năm 2030.

Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

- Xây dựng kế hoạch thực hiện

- Đề xuất phương thức tổ chức triển khai thực hiện: Phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp); quy trình thu thập và cách phân tích số liệu

- Các điều kiện, thuận lợi, khó khăn, giải pháp để triển khai thực hiện đề án

* Phương pháp nghiên cứu đề án

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Tổng quan một số nghiên cứu quan trọng trước đây nhằm hệ thống hóa về cách tiếp cận quản lý nhà nước về du lịch Qua đó thống nhất một số khái niệm cốt lõi của đề tài Được thu thập từ các báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ các năm 2020 - 2023 của huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình cũng như các thông tin, số liệu, tài liệu sưu tầm từ tỉnh Hòa Bình; từ báo cáo nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch, các nghiên cứu, báo cáo trước đây liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch Đề án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập các ý kiến các cán bộ QLNN về du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, các doanh nghiệp du lịch, cư dân địa phương, khách du lịch đến Mai Châu về thực trạng QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, quan điểm và sự sẵn sàng tham gia PTDL của huyện, nhu cầu du lịch và thực trạng chất lượng du lịch của huyện Mai Châu Việc thu thập dữ liệu phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện theo quy trình

Bước 1: Xác định loại dữ liệu thứ cấp cần thu thập Để phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu qua báo cáo khảo sát các cán bộ quản lý trong các cơ quan QLNN về du lịch của huyện Mai Châu Bên cạnh đó, với mục đích có thêm thông tin phối hợp cùng các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được để đưa ra các nhận định về PTDL và QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, học viên đã tham khảo một số báo cáo về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Mai Châu về một số tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của huyện; quan điểm, đánh giá của cư dân địa phương và khách du lịch về PTDL và thực trạng chất lượng du lịch của huyện Mai Châu

Bước 2: Xác định nguồn dữ liệu tiềm năng

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của các cơ quan QLNN về du lịch được phân cấp theo Luật Du lịch 2017, tác giả đã tổng hợp các nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp huyện Thời gian tiến hành tổng hợp từ ngày 10/03/2024 đến ngày 10/04/2024 Liệt kê các nguồn dữ liệu tiềm năng: Có rất nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp khác nhau, bao gồm

Tác giả sử dụng kết quả khảo sát của nguồn chính phủ: Báo cáo thống kê, điều tra dân số, dữ liệu kinh tế; Nguồn học thuật: Bài báo khoa học, sách, luận văn;

Nguồn thương mại: Báo cáo thị trường, nghiên cứu của các công ty tư vấn;Trang web và cơ sở dữ liệu: Các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ngành Đánh giá độ tin cậy của nguồn dữ liệu: Không phải nguồn dữ liệu nào cũng đáng tin cậy cần đánh giá độ tin cậy của nguồn dữ liệu dựa trên các tiêu chí như: uy tín của tổ chức cung cấp dữ liệu, tính cập nhật của dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu,

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Sử dụng các kỹ thuật phù hợp để thu thập dữ liệu từ mỗi nguồn là bước có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo không mắc lỗi đối với dữ liệu từ trang web có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm, trình thu thập dữ liệu web hoặc sao chép thủ công dữ liệu,với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu có thể tải xuống dữ liệu trực tiếp từ trang web của tổ chức cung cấp dữ liệu hoặc sử dụng các công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu, Thu thập dữ liệu từ sách hoặc bài báo cũng là một cách hiệu quả để lấy thông tin cho nghiên cứu, bài tập hoặc dự án Dữ liệu này có thể bao gồm các số liệu, sự kiện, ý kiến, hoặc các thông tin khác có liên quan đến chủ đề đang nghiên cứu

Bước 4: Đánh giá dữ liệu

Kiểm tra xem dữ liệu có đầy đủ và chính xác hay không ao sánh dữ liệu từ các nguồn khác nhau để xác định xem có mâu thuẫn nào hay không Đánh giá tính phù hợp của dữ liệu với nhu cầu nghiên cứu xác định xem dữ liệu có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của bạn hay không và liệu dữ liệu có cung cấp đủ thông tin để bạn trả lời các câu hỏi nghiên cứu hay không Xác định những hạn chế tiềm ẩn của dữ liệu lược bỏ dữ liệu có thể đã lỗi thời, không đầy đủ hoặc có thiên vị

Bước 5: Phân tích dữ liệu

Sử dụng các phương pháp thống kê hoặc định tính phù hợp để phân tích dữ liệu: Phương pháp phân tích dữ liệu sẽ phụ thuộc vào loại dữ liệu thu thập và mục tiêu nghiên cứu rút ra kết luận từ dữ liệu dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, bạn có thể rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.Trình bày kết quả một cách rõ ràng và súc tích: Sử dụng biểu đồ, bảng biểu và đồ thị để minh họa kết quả

- Phương pháp phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả chung đối tượng nghiên cứu là giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn và các đặc điểm liên quan Các đại lượng thường được sử dụng để mô tả chung trong nghiên cứu bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn và các đặc điểm liên quan, từ đó đưa ra những kết luận hợp lý và có tính thuyết phục

Phân tích - Tổng hợp: Phân tích ban đầu là việc chia nhỏ toàn bộ đối tượng nghiên cứu thành các thành phần riêng biệt, các yếu tố cấu thành đơn giản hơn để tiến hành nghiên cứu, từ đó tìm hiểu mỗi thuộc tính và bản chất của từng yếu tố Điều này giúp ta nắm bắt hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, từ tổng quan phức tạp tới những phần cấu thành cụ thể Từ kết quả của nghiên cứu, việc tổng hợp lại cần thực hiện để có cái nhìn tổng thể chính xác, từ đó tìm ra những quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp này được áp dụng khắp trong đề án Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần 1 và phần 2, đặc biệt là phần 2 phân tích thực trạng và đánh giá chung quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình Từ những thông tin thu thập được tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của việc quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

Phương phân tích vấn chuyên sâu

Phân tích chuyên sâu là một kỹ thuật nghiên cứu định tính liên quan đến việc thực hiện các cuộc phân tích chuyên sâu với một số ít dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, phân tích vấn chuyên sâu là những phân tích được lặp đi lặp lại nhiều lần tác giả làm đề án nghiên cứu về các vấn đề được thu thập trên cơ sở dữ liệu đã được đánh giá nhằm tìm hiểu thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn huyện

Mục đích của phân tích là thu thập những thông tin về thực trạng, kết quả hoạt động, khó khăn của huyện trong công tác QLNN về du lịch

Nội dung: phân tích vấn chuyên sâu đối với các dữ liệu có liên quan tới vai trò của QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu

Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu đề án

Nguồn: Tổng hợp của học viên

Ý nghĩa của đề án

* Ý nghĩa khoa học về xá c đi ̣nh cơ sở lý luận: Đề tài làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình là:

- Xây dựng kế hoa ̣ch, chiến lược của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

- Công tác thực hiê ̣n kế hoa ̣ch, chiến lược, chính sách của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

- Công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về du lịch

- Công tác rà soát, đánh giá

* Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp có giá trị cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới bao gồm:

- Giải pháp hoàn thiện xây dựng kế hoa ̣ch, chiến lược, chính sách quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết

Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây

Xây dựng đề cương Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu Giải thích kết quả viết báo cáo

- Giải pháp tăng cường công tác thực hiê ̣n kế hoa ̣ch, chiến lược, chính quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

- Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

- Giải pháp hoàn thiện công tác rà soát, đánh giá la ̣i và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về du lịch.

Kết cấu đề án

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục; đề án được kết cấu gồm 03 phần như sau:

Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

Phần 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Phần 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch

1.1.1 Tổng quan về du lịch 1.1.1.1 Du lịch

Ngày nay, du lịch thực sự đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là yếu tố quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế Sự quan trọng của ngành du lịch không chỉ được chứng minh tại các quốc gia phát triển mà còn ở những quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam Vì vậy, để hiểu rõ hơn về du lịch, cần xem xét khái niệm này từ nhiều khía cạnh, đặc biệt là dựa trên quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau

Trong ba ngôn ngữ phổ biến: tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Nga, thuật ngữ

"du lịch" được sử dụng một cách sáng tạo để thể hiện được ý nghĩa, sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của mỗi quốc gia Cụ thể, trong tiếng Anh, chúng ta sử dụng từ "Tourism", trong tiếng Pháp là "Le Tourisme" Mỗi từ ngữ này mang một cách tiếp cận và ý nghĩa riêng, nhưng đều có liên quan đến sự vận động, di chuyển tới các khu vực, vùng địa lý khác nhau để khám phá và chinh phục không gian

Theo Michael Coltman, nhà kinh tế học người Mỹ nghiên cứu về mối quan hệ giữa du lịch và các bên liên quan, định hướng cho sự phát triển lâu dài đã khẳng định: “Du lịch là sự kết hợp của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.”

Tổng kết các quan điểm từ trước đến nay dựa trên góc nhìn toàn diện và phù hợp với thực tế phát triển của ngành kinh tế du lịch, tác giả Nguyễn Văn Đính và

Trần Thị Minh Hòa (2006) đã đưa ra định nghĩa sâu sắc về du lịch như sau: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp" (Nguyễn Văn Đính, 2006, trang 19)

Luật Du Lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp lần thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Quốc hội, 2017, trang 9)

Như vậy, có thể thấy rằng, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép

Một mặt mang ý nghĩa thông thường là việc đi lại, di chuyển của con người với mục đích tham quan, trải nghiệm, nghỉ ngơi,… Mặt khác, du lịch còn được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế (sản xuất và tiêu thụ), là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch Mối quan hệ này tạo nên một mô hình tương tác đa dạng, mang nét đặc trưng cho từng địa phương, qua đó tạo cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế và xã hội

1.1.1.2 Đặc trưng của hoạt động du lịch

Dựa trên nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về du lịch và ứng dụng vào thực tiễn xu thế phát triển của ngành du lịch trong nước và quốc tế, tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) đã đưa ra 3 đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch như sau:

- Du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính tổng hợp đa ngành và xã hội hóa cao Hoạt động du lịch không chỉ liên quan đến nhu cầu nghỉ ngơi mà còn đòi hỏi sự kết nối với các hoạt động kinh tế tương ứng phục vụ cho mục đích đó Bên cạnh hoạt động tham quan, giải trí, nghỉ ngơi,… khách du lịch còn có nhiều nhu cầu như: ăn, ngủ, mua sắm hàng hóa và sử dụng các dịch vụ khác Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu này, du lịch cần sự hỗ trợ, phối hợp của nhiều ngành như: sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông Sự tương tác giữa các lĩnh vực này đã kéo theo nhiều tác động kinh tế xã hội khác, đòi hỏi sự đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và lĩnh vực

Du lịch là một hoạt động mang tính xã hội, phát sinh, phát triển tình cảm đẹp giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Thông qua các hoạt động du lịch, con người không chỉ được trải nghiệm sự thay đổi về môi trường sống mà còn có được những trải nghiệm, khám phá điều mới mẻ, được giải đáp những thắc mắc và ham muốn hiểu biết Điều này giúp du khách hình thành định hướng lối sống chuẩn mực, sáng tạo, và xây dựng một kế hoạch giúp bảo vệ môi trường và duy trì các giá trị thiên nhiên

Du lịch là một hoạt động mang nội dung văn hóa, một cách mở rộng không gian văn hoá của du khách trên nhiều mặt: thiên nhiên, lịch sử, văn hóa qua các thời đại, của từng dân tộc Đặc trưng này góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của du khách Trong thời gian đi du lịch, thông qua việc tiếp xúc với dân cư địa phương, văn hóa của khách du lịch và người bản địa sẽ được trao đổi và nâng cao, giúp rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc Hoạt động du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc

Do đặc trưng này mà các hoạt động du lịch đã hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị lụi tàn như: các di sản kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống; phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các làng nghề thủ công mĩ nghệ…

1.1.1.3 Các loại hình du lịch

Các loại hình du lịch có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí đa dạng tùy thuộc vào quan điểm của các nhóm nghiên cứu Theo Nguyễn Bá Lâm (2007),

“Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển bền vững” đã áp dụng 10 tiêu chí cơ bản dưới đây để phân nhóm các loại hình du lịch:

Căn cứ vào môi trường tài nguyên: du lịch thiên nhiên; du lịch văn hóa

Căn cứ vào mục đích chuyến đi: du lịch tham quan; du lịch giải trí; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch khám phá; du lịch thể thao; du lịch lễ hội; du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu; du lịch hội nghi; du lịch chữa bệnh; du lịch thăm thân; du lịch kinh doanh

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: du lịch quốc tế; du lịch nội địa

Căn cứ vào vị trí địa lý của điểm du lịch: du lịch miền biển, du lịch miền núi; du lịch thành phố; du lịch thôn quê

Căn cứ vào phương tiện di chuyển: du lịch xe đạp; du lịch ô tô; du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy; du lịch bằng thuyền, ghe; du lịch máy bay

Căn cứ vào loại hình lưu trú: khách sạn; nhà trọ; homestay; Làng du lịch, Camping; Bungaloue

Căn cứ vào lửa tuổi du lịch: du lịch thiếu niên; du lịch thanh niên; du lịch trung niên; du lịch người cao tuổi

Căn cứ vào thời gian chuyến đi: du lịch dài ngày; du lịch ngắn ngày

Căn cứ vào hình thức tổ chức: du lịch tập thể; du lịch cá thể; du lịch gia đình

Căn cứ vào phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói; du lịch từng phần

1.1.2 Quản lý nhà nước về du lịch 1.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện được được nằm trong nội dung quản lý nhà nước về du lịch có quy định Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch Cụ thể, UBND huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch sau:

1.2.1.1 Triển khai quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

Việc tổ chức thực hiện các quy hoạch và hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch là một trong những nội dung quản lý du lịch có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch của địa phương Khi hệ thống quy hoạch, kế hoạch, văn bản pháp luật có liên quan,… được tổ chức triển khai kịp thời sẽ giúp định hướng phát triển du lịch của địa phương một cách hiệu quả, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra thuận lợi,… làm cơ sở quan trọng để các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quy hoạch phát triển du lịch của huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện; phê duyệt quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch của huyện Quản lý việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh đạt lợi nhuận cao Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng đắn có thể gây ra hiện tương lãng phí vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do không đáp ứng được nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là trong các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở kinh doanh du lịch, Chính quyền cấp huyện phải cần quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phát triển du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của tỉnh và cả nước Trên cơ sở đó, các đơn vị kinh doanh du lịch có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển chung của địa phương Để các quy hoạch, văn bản pháp luật,… đi vào cuộc sống, các cơ quan quản lý về hoạt động du lịch phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh từ việc tuyên truyền, phổ biến; giám sát thực thi cho đến xử lý nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm

Trước hết, các địa phương cấp huyện cần tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về kinh doanh du lịch để các cán bộ quản lý về kinh doanh du lịch và người lao động, dân cư trên địa bàn nắm được, giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về kinh doanh du lịch một cách nghiêm túc Bên cạnh đó, chính quyền cấp huyện phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật Đồng thời, không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, nhanh chóng xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch Để phát triển du lịch, chính quyền địa phương phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở địa phương Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh du lịch Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương cấp huyện vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi Bên cạnh đó, chính quyền cấp huyện cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả Tiếp tục thực hiện mô hình một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện

1.2.1.2 Khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn đi vào hoạt động, công việc đầu tiên là phải đăng ký kinh doanh Khi được cấp giấy phép kinh doanh rồi phải chịu sự quản lý của nhà nước, các đơn vị chuyên trách, và phải thực hiện các nghĩa vụ do nhà nước quy định

Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của huyện

Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên địa bàn huyện Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tư vấn, tham mưu cho UBND huyện để xây dựng các chương trình quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện nhằm tăng cường thu hút khách du lịch; Xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch của địa phương, doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch; Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, góp phần bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống mến khách của địa phương; Vận động, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện

Bên cạnh đó, UBND huyện hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Phát triển nguồn nhân lực du lịch Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện phục vụ phát triển du lịch

1.2.1.3 Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện cần phối hợp với các cơ quan chức năng, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện và quan tâm đến một số vấn đề như sau:

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư phát triển du lịch, xử lý kịp thời các đơn vị có vi phạm theo quy định Ban hành Quy chế quản lý các khu, điểm du lịch của huyện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường du lịch;

Triển khai có hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động dịch vụ du lịch; kiểm tra công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa tại các khu, điểm du lịch văn hóa, tâm linh và cộng đồng; tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện;

Tổ chức các lớp tập huấn về công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch của huyện; lắp đặt các cụm pano, khẩu hiệu tuyên truyền về công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch và trên các tàu phục vụ khách du lịch

1.2.1.4 Kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

Kiểm tra và thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDL của địa phương là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về du lịch Đây là một nội dung quan trọng của công tác QLNN nhằm phát huy việc chấp hành các quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động du lịch

Phát triển du lịch có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề như vi phạm quy hoạch, phá vỡ cảnh quan, ô nhiễm môi trường, thậm chí là các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, các vấn đề phá vỡ nền tảng văn hóa địa phương, sự chậm trễ và sai phạm trong quá trình đầu tư phát triển gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng

Tổ chức thường kỳ kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật về du lịch Giám sát hoạt động của mọi chủ thể tham gia hoạt động du lịch cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó; phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và những quy định của Nhà nước Kiểm tra tính hợp pháp về sự tồn tại của các điểm, khu du lịch và các điều kiện đảm bảo đón tiếp và phục vụ du khách nhằm chấn chỉnh hoạt động du lịch phát triển đúng hướng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Kiểm tra các điểm, khu du lịch đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, về nhân lực, về các điều kiện an ninh, an toàn để phục vụ nhu cầu du lịch của du khách

Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch tại một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Huyện Mộc Châu có địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, khí hậu cao nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm với hệ sinh thái đa dạng, nét đẹp văn hóa phong tục tập quán các dân tộc đa dạng, đặc sắc và nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa Do đó, Mộc Châu là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc

Tận dụng lợi thế này, những năm gần đây chính quyền huyện Mộc Châu đã và đang tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ và tích cực để PTDL Chính quyền địa phương khuyến khích bà con phát huy lợi thế từ các sườn đồi và thung lũng bằng phẳng để lập nên nhiều trang trại bò sữa, nhà vườn, cánh đồng hoa tam giác mạch, vườn chè ; xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan Để thu hút du khách, UBND huyện Mộc Châu, trực tiếp là Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Mộc Châu đã hướng dẫn bà con tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt từ những cảnh quan, phong tục, đặc sản địa phương như xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng, rượu ngô men lá; nghề dệt truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: khăn piêu, áo thổ cẩm, túi xách, rèm cửa, khăn tay

Các dự án được chính quyền quan tâm đầu tư, thực hiện bao gồm khu du lịch rừng thông Bản Áng, khu du lịch thác Dải Yếm, trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập, khu du lịch Ngũ động Bản Ôn và khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha Một trong những thành tựu nổi bật là việc hình thành tuyến du lịch liên quốc gia từ Mộc Châu đến Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và mở rộng kết nối đến các quốc gia ASEAN như Thái Lan và Myanmar…

Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu đang tập trung vào việc phát triển thị trường du lịch từ các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Mục tiêu là tăng cường thị phần du khách từ các thị trường truyền thống như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, và Đông Nam Á Đồng thời, huyện cũng đang phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn và cạnh tranh, tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, và vui chơi giải trí

Sự phát triển của du lịch Mộc Châu không chỉ nhằm mục đích tăng cường tiềm năng du lịch mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường cảnh quan và đa dạng hóa loại hình dịch vụ Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho người dân địa phương

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Hồ Ba Bể được Chính phủ quy hoạch là một trong 46 khu du lịch quốc gia Đây cũng là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn với lợi thế về tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa mang nét đặc trưng và nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như Động Puông, động Hua Mạ, động Nả Phoòng, hang Thẳm Phầy, thác Đầu Đẳng, thác Tát Mạ,

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa; hình thành các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, liên vùng, tập trung khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, leo núi mạo hiểm, bơi thuyền; du lịch kết hợp học tập tham quan các di tích lịch sử và văn hóa truyền thống , đặc biệt là phát triển du lịch Hồ Ba Bể

UBND huyện Ba Bể rất chú trọng xây dựng quy hoạch khu du lịch quốc gia Ba Bể và đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đường sá để thuận lợi cho việc đi lại, tham quan của khách du lịch Khu du lịch Hồ Ba Bể cũng đã từng bước thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch như Dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Ba Bể, Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Bể Ecologde, góp phần mang đến “bộ áo mới” cho hạ tầng du lịch địa phương

Qua đó có thể thấy kinh nghiệm thành công của huyện Ba Bể về phát triển du lịch khá toàn diện và phong phú, nhưng về mặt QLNN đối với hoạt động du lịch có các nội dung đáng chú ý sau: tăng cường hoạt động tuyên truyền và giáo dục, đặc biệt là về pháp luật du lịch, nhằm giúp cán bộ, công chức và người dân hiểu rõ hơn và tuân thủ đúng mực Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch một cách toàn diện, lâu dài và hợp lý, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và an toàn cho du khách Thiết lập văn phòng xúc tiến du lịch tại các địa điểm du lịch quan trọng và tận dụng sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là rất quan trọng để quảng bá hình ảnh du lịch của huyện

1.3.2 Bài học rút ra cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Từ kinh nghiệm QLNN về du lịch của huyện Mộc Châu (Sơn La) và huyện Ba Bể (Bắc Kạn), có thể rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình:

Một là, phải xác định rõ vai trò vô cùng quan trọng - vai trò chủ thể của người dân địa phương trong PTDL của địa phương Để cư dân địa phương có thể đảm nhiệm tốt vai trò này, cơ quan QLNN đối với PTDL của tỉnh cần triển khai thực hiện việc đào tạo, định hướng và hỗ trợ người dân làm du lịch (với các chính sách như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại, thuận tiện, hỗ trợ các hộ dân làm nhà vệ sinh đạt chuẩn và xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, duy trì công tác vệ sinh đảm bảo phục vụ du khách,…) Bên cạnh đó, để có thể thu hút người dân tham gia làm du lịch, cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo lợi ích cho người dân, giải quyết tốt mối quan hệ, đảm bảo phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên gồm nhà nước, người dân, doanh nghiệp du lịch và các đối tượng khác có liên quan

Hai là, huyện cần phải có chính sách xúc tiến đầu tư PTDL hợp lý để đảm bảo sẵn sàng các điều kiện cần thiết phục vụ cho sự phát triển của du lịch huyện

Ba là, cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành khác nhau trong

PTDL vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, cần sử dụng kết quả của nhiều ngành khác nhau làm yếu tố đầu vào cũng như điều kiện để có thể phát triển

Bốn là, phát triển du lịch địa phương cần phải gắn với những nét đặc sắc của địa phương, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, gắn với sản vật của địa phương đó

Khái quát thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

2.1.1 Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa

Bình 2.1.1.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên

Huyện Mai Châu có một số tài nguyên tự nhiên đặc trưng như:

Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê năm 2017, huyện Mai Châu có diện tích tự nhiên là 56.982,81 ha Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 50.176,01 ha; nhóm đất phi nông nghiệp 3004,01 ha; nhóm đất chưa sử dụng 3802,79 ha Đất ở Mai Châu chủ yếu là đất đỏ và đất mùn, hai nhóm đất này chiếm tỷ lệ lớn đến 92,02% diện tích tự nhiên Đất ở đây thường có cấu trúc tốt và độ phì tự nhiên tương đối cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp và sản xuất

Tài nguyên núi đá: Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng Một số xã ở vùng cao như Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo còn rải rác có vàng sa khoáng…

Tài nguyên rừng: Mai Châu sở hữu nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú Đặc trưng của khu vực này là sự hiện diện của các loại rừng tự nhiên đa dạng, bao gồm nhiều loài cây nhiệt đới Trên mảnh đất này, có sự phong phú của các loại gỗ quý như lát hoa, sến, cùng với các loại cây đặc sản như sa nhân, song Ngoài ra, còn có sự đa dạng của các loại tre, nứa, luồng, tạo nên một nguồn tài nguyên rừng đặc biệt độc đáo và có giá trị

- Tài nguyên du lịch sinh thái - cảnh quan: Đèo Thung Khe (hay còn gọi là đèo Đá Trắng), nổi bật với biệt danh là “nơi có đủ bốn mùa trong một ngày” Nơi đây được ví như ngọn đồi Bắc Âu tại Việt Nam với không gian trắng xóa bao phủ ngon đồi, núi đá với lớp sương mờ

Bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu): Bản Lác được mệnh danh là bản đẹp nhất Mai Châu, hội tụ những đặc tính dân dã, người dân nơi đây thân thiện

Ngôi làng với tuổi đời hơn 700 năm và là nơi sinh sống của 5 dân tộc Thái trắng

Trước đây người dân sống dựa vào nghề dệt thổ cẩm và trồng lúa nương, sau này nhận thấy được vẻ đẹp của bản nên đa phần đã chuyển qua làm du lịch phục vụ số lượng du khách đến đây ngày một đông Các nhà sàn ở bản được xây dựng thành các homestay vẫn giữ được nét hoang sơ truyền thống, cùng với các gian hàng thổ cẩm màu sắc và các điệu múa đặc trưng

Bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu): Bản Pom Coọng là nơi cư trú của người dân tộc Thái, với lối sống truyền thống và nền văn hóa độc đáo Du khách có cơ hội tương tác với cộng đồng địa phương, tham gia các hoạt động truyền thống như múa xòe, nhảy sạp, hay thưởng thức ẩm thực đặc sắc Bản Pom Coọng được bao quanh bởi các rừng cây xanh mát và thung lũng ruộng bậc thang, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của vùng núi Bắc Bộ

Cột cờ Mai Châu: đứng tại đây, khách du lịch sẽ được phóng tầm ngắm nhìn toàn cảnh Mai Châu ẩn dưới lớp sương trắng mờ ảo

Hang Mỏ Luông: Đây là địa điểm du lịch lý tưởng ở Mai Châu sở hữu 4 hệ thống hang động chính cùng kiến trúc độc đáo của các khối nhũ đá nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau

Thác Gò Lào (xã Phúc Sạn, Mai Châu): Nơi đây ấn tượng với hai thác nước nhỏ với độ cao khoảng 20m, là sự kết hợp của hai con suối Thung Cang và Phiêng Xa Thác sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ kết hợp với bầu không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo của núi rừng

Làng Bích Họa Hải Sơn (xã Mai Hịch, Mai Châu): Ngôi làng nổi bật với con đường bích họa có chiều dài 800m, được Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) và Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội kết hợp để vẽ nên nhiều bức bích họa đẹp, tô điểm cho ngôi làng vùng Tây Bắc

Bên cạnh đó, Mai Châu còn có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo, đáng để trải nghiệm như: nhà trưng bày hiện vật cổ vật văn hóa Thái, bản Văn, Ba Khan, bản Nhót, hang Chiều,…

2.1.1.2 Tiềm năng du lịch văn hóa

Trong những năm qua, Mai Châu vẫn luôn là địa phương thành công trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Hòa Bình Đến nay toàn huyện hiện có 49 hộ kinh doanh du lịch cộng đồng Trong đó, bản Lác 28 hộ, bản Pom Coọng 11 hộ, bản Văn 4 hộ, xã Piềng Vế 2 hộ, Nà Mèo 1 hộ, Hang Kia 1 hộ, Tân Mai 1 hộ Cũng đã có nhiều công ty ở trong và ngoài tỉnh xác định Du lịch Mai Châu là vùng du lịch trọng điểm đang xây dựng, tổ chức các tour, tuyến, đầu tư cơ sở kỹ thuật khai thác tiềm năng, lợi thế văn hóa của Mai Châu để phát triển các loại hình du lịch Du khách khi đến Mai Châu còn được sử dụng hệ thống cơ sở lưu trú từ khách sạn, nhà nghỉ đến nhà nghỉ cộng đồng (Homestay) đa dạng, phong phú, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chí theo yêu cầu quy định cũng như nhu cầu lưu trú của du khách

- Di tích lịch sử văn hóa:

Huyện Mai Châu hiện có 5 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận gồm: hang Khoài (Xăm Khòe), hang Chiều (thị trấn Mai Châu); hang Nhật, hang Láng, hang Mỏ Luông (Chiềng Châu) Trong đó có Hàng Khoài, Hang Láng là 2 trong 10 di tích khảo cổ về nền “Văn hóa Hòa Bình” tiêu biểu được xếp hạng di tích quốc gia

Mái đá Phứng Quyền (xóm Hịch 2, xã Mai Hịch) là di tích khảo cổ được điều tra phát hiện và thăm dò từ năm 1976, thu thập được 22 công cụ đá, 13 mảnh đá cuội và 88 tiêu bản xương động vật Trong 88 tiêu bản xương có 33 mẫu có thể giám định được gồm các loài khỉ, báo, lửng, cày vòi hương, nai, hoãng, hươu, bò, lợn và đặc biệt là có mảnh hàm trên có răng của gấu tre và răng voi cổ Đến tháng 3/2023, các nhà nghiên cứu đã thu được 17 mẫu than trong địa tầng đáng tin cậy, ứng với các lớp địa tầng khác nhau

Lễ hội Xên Bản, Xên Mường của dân tộc Thái: Lễ hội thường diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm ở miếu làng Mường với mục đích tạ ơn thổ địa, tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và người dân có cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc

Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

2.2.1 Triển khai quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, với địa bàn rộng, mật độ dân số thấp, địa hình chia cắt và có nhiều khu vực khá hiểm trở, nhưng với những nỗ lực vượt bậc, huyện Mai Châu đã hình thành được mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh và khai thác hiệu quả tiềm năng, mở đường đón các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Giao thông: Theo thống kê đến năm 2020, toàn huyện có 608,23 km đường bộ (trừ quốc lộ, đường tỉnh), trong đó, đường nhựa 64,69 km; bê tông xi măng 333,77 km; cấp phối 14,29 km; đường đất 195,47 km Huyện có 7 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM, gồm: Tòng Đậu, Chiềng Châu, Mai Hạ, Vạn Mai, Mai Hịch, Xăm Khòe và Pà Cò 4 xã đạt 3 chỉ tiêu, 3 xã đạt 2 chỉ tiêu, 1 xã đạt 1 chỉ tiêu

Mạng lưới trường học: Đến hết tháng 4 năm 2023, huyện Mai Châu có 13/23 trường mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia Toàn ngành có 46 đơn vị trường học (23 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 17 trường TH&THCS, 1 trường PTCS, 3 trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS), đạt tỷ lệ 52,2%

100% đơn vị, trường học đều kết nối mạng internet và khai thác triệt để hệ thống văn bản điện tử trong các hoạt động giáo dục

Mạng lưới y tế: Toàn huyện có 23 trạm Y tế xã và thị trấn, trong đó có 9 trạm y tế tại các xã đặc biệt khó khăn: Cun Pheo, Nà Mèo, Tân Mai, Tân Dân, Tân

Sơn, Hang Kia, Ba Khan, Noong Luông, Pù Bin 100% các trạm y tế xã và thị trấn trong huyện đều được xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước và nguồn dự án ADB

Mạng lưới điện: Điện lực Mai Châu được giao quản lý trên 230 km đường dây trung thế; hơn 310 km đường dây hạ thế và 119 máy biến áp Đến cuối năm 2017, mật độ phủ lưới điện quốc gia trên địa bàn huyện Mai Châu đã đạt 100% thôn, bản có điện và 99,8% hộ có điện; còn 0,2% hộ chưa có điện là những hộ mới tách khẩu và hộ ra ở riêng

Mạng lưới thông tin và viễn thông: Trên địa bàn huyện Mai Châu hiện có 02 chi nhánh Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông, Internet gồm: VNPT, Viettel Các doanh nghiệp phát triển mạng lưới viễn thông theo quy hoạch ngành gồm 75 trạm phát sóng BTS (Viettel 52 trạm, VNPT 23 trạm), sóng thông tin di động thế hệ 3G và 4G đã phủ sóng 95% địa bàn huyện

* Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch địa phương

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình - Về tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân huyện

Phòng Văn hóa và Thông tin

Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND cấp huyện

Doanh nghiệp du lịch UBND cấp xã

UBND huyện có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, cũng như các chương trình, đề án, dự án liên quan trên địa bàn huyện và các đơn vị hành chính khác Đồng thời, họ cũng phải kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch du lịch và chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin báo cáo về tình hình thực hiện này, cùng với việc báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động du lịch cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ngành liên quan

Ngoài ra, họ tổ chức hoặc phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức và cá nhân trong việc tuân thủ chính sách, pháp luật về du lịch trên địa bàn quản lý Ủy ban nhân dân xã

UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp Đồng thời, UBND xã có vai trò quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã

Phòng Văn hóa và Thông tin

Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có trách nhiệm tham mưu, hỗ trợ UBND huyện trong việc quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, báo chí, xuất bản, chuyển phát, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực này trên địa bàn huyện

Nhiệm vụ của Phòng Văn hóa là trình UBND huyện và Thông tin ban hành quyết định, dự thảo, và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cộng đồng địa phương tuân thủ chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch

Xét trên tổng thể, bộ máy quản lý nhà nước đang dần được cải thiện để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực du lịch Tuy nhiên, còn tồn tại những hạn chế về quy mô, năng lực và quyền hạn Phòng Nghiệp vụ du lịch, với đội ngũ cán bộ và công chức quá ít, chưa thể phát huy đầy đủ vai trò của quản lý nhà nước đối với du lịch Ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ chuyên viên làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu và yếu, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu

Bên cạnh đó, để quản lý, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, UBND huyện đã chủ trương thực hiện nhiều Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Dự án như: Nghị quyết 06 - NQ/TU về "Xây dựng huyện Mai Châu trở thành Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 08 ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện Mai Châu; Quyết định số 1728/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”; Quyết định 781/QĐ-UBND 2017 về quản lý hoạt động du lịch trong vùng quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu;… Các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch của Trung ương, tỉnh Hòa Bình hiện nay là cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy du lịch của huyện Mai Châu phát triển

Sau 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách tại các cơ sở kinh doanh du lịch được nâng cao Công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch được các tổ chức, đơn vị, hộ kinh doanh du lịch chấp hành theo đúng quy định Công tác quản lý quy hoạch được chú trọng, đã định hướng và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch

2.2.2 Khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa

* Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh

Đánh giá chung về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 2.3.1.1 Những thành công

Trong những năm qua, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu đã đạt được những thành công sau:

Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia được triển khai với phương pháp phù hợp, nhanh chóng và kịp thời

Huyện Mai Châu quan tâm xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các VBPL về du lịch phù hợp với đặc thù của tỉnh trên cơ sở hệ thống VBPL của các bộ, ban, ngành cấp trên; các VBPL có giá trị áp dụng ổn định, lâu dài và gắn kết được với các chính sách phát triển KT-XH của huyện

Huyện đã xác định được thị trường khách mục tiêu hợp lý, qua đó có biện pháp để thu hút hiệu quả

Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL được thực hiện tốt

Công tác quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, thể hiện ở các chính sách rất rõ ràng, đầy đủ, khá phù hợp với điều kiện của huyện

Công tác quản lý phát triển nhân lực của tỉnh được thực hiện một cách hiệu quả, từng bước tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu PTDL của huyện Chất lượng nhân lực du lịch của huyện ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu PTDL

* Nguyên nhân chủ quan Một là, hệ thống VBPL về du lịch nói chung ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với PTDL của huyện

Hai là, huyện ủy, UBND huyện cùng với các sở, ban, ngành có liên quan đã có những nỗ lực, sự chủ động, tích cực ở mức độ nhất định trong tổ chức QLNN đối với PTDL của huyện, nhờ đó mà du lịch của tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển KT-XH nói chung của huyện

Một là, vấn đề PTDL trong thời gian gần đây đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển Tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Mai Châu nói riêng cũng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong PTDL Đây chính là những yếu tố căn bản, giúp định hướng, mở đường cho tỉnh để triển khai thực hiện PTDL ở địa phương

Hai là, Mai Châu có vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đặc sắc,… là lợi thế lớn cho huyện để có thể phát triển kinh tế dựa vào PTDL Nhờ đó, trong QLNN đối với PTDL của huyện, chính quyền địa phương cũng gặp thuận lợi trong việc xác định lợi thế và có định hướng PTDL đúng đắn

Ba là, xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân cũng ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch cũng nhờ đó mà phát triển hơn Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, khó có thể tổ chức những chuyến du lịch dài ngày, người dân ở các khu đô thị lớn, thành phố lớn thường tìm đến những điểm du lịch ở khoảng cách gần, dễ đi lại Xác định được ưu thế này, chính quyền địa phương huyện Mai Châu cũng có được phương hướng PTDL phù hợp

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, phát triển du lịch huyện Mai Châu trong thời gian qua còn có những hạn chế, tồn tại như sau:

Một là, việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

PTDL quốc gia của tỉnh chưa thực sự hiệu quả do chưa hoàn thành một số chỉ tiêu theo kế hoạch đặt ra và còn vướng phải một số sai phạm trong triển khai thực hiện

Hai là, hệ thống VBPL về du lịch của tỉnh chưa thực sự hoàn chỉnh, còn thiếu hệ thống VBPL liên quan đến các vấn đề như quản lý loại hình cơ sở lưu trú homestay, farmstay; các quy định về quản lý khai thác hang động trong kinh doanh du lịch; quy tắc ứng xử trong HĐDL; quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong công tác hỗ trợ khách du lịch; các quy định liên quan đến khai thác và đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm cũng như các quy định đảm bảo vệ sinh, an toàn cho du khách và cộng đồng địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19

Ba là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch hiện nay chỉ mới chú ý đến việc khai thác để thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ, tôn tạo, trùng tu để phát triển bền vững

Bốn là, công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL của huyện chưa hiệu quả, cụ thể là chính sách thu hút đầu tư PTDL chưa đảm bảo tính hấp dẫn, công khai, minh bạch; một số dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả chưa tốt

Năm là, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch mang tính thực tiễn chưa cao, kết quả và hiệu ứng của của các lớp tập huấn, hội thảo, mang lại chưa cao, có rất ít công ty, doanh nghiệp du lịch tham dự, có kế hoạch liên kết xây dựng tour, tuyến, chương trình du lịch tại huyện

Sáu là, hoạt động quảng bá, xúc tiến PTDL còn chưa được quan tâm đúng mức; các kênh quảng bá, xúc tiến còn hạn chế; nội dung thông tin trên các kênh truyền thông còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

Định hướng mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030

3.1 Định hướng mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 Để ngành du lịch huyện Mai Châu thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, định hướng phát triển du lịch tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và lịch sử để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện về du lịch quốc tế và du lịch nội địa Đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế khác một cách bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc và lịch sử; bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo nhân dân

Ngành Du lịch huyện Mai Châu đã nhận được sự chú trọng đầu tư của tỉnh Hòa Bình, các cơ quan Trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế hội nhập và phát triển lâu dài

Tiếp tục huy động các nguồn lực trong nước và tranh thủ đầu tư nước ngoài để phát triển toàn diện ngành du lịch; chú trọng các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo Đầu tư tôn tạo, nâng cấp các khu du lịch, di tích văn hóa, lịch sử; phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh của du lịch Mai Châu

Tiếp tục huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển làm bật dậy tiềm năng du lịch Mai Châu, góp phần thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH tỉnh nhà

Tạo môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ, có cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu vui chơi giải trí đồng thời bảo đảm sự quản lý chặt chẽ thống nhất phát triển theo quy hoạch.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo thẩm quyền về phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Hệ thống VBPL về du lịch của huyện Mai Châu bao gồm hệ thống văn bản của các cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh ban hành theo thẩm quyền nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và văn bản dưới luật như quyết định, nghị định, thông tư, nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vực du lịch do các cơ quan QLNN cấp tỉnh và trung ương ban hành

Yêu cầu đối với hệ thống VBPL về du lịch cấp huyện là phải được ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Tuy nhiên, là một huyện giàu tiềm năng PTDL nhưng du lịch Mai Châu mới chỉ được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây, hệ thống VBPL về du lịch còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề trong quản lý Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý PTDL của huyện Mai Châu, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh xin đề xuất bổ sung các VBPL về du lịch của huyện Mai Châu như sau:

Một là, ban hành Quy chế quản lý homestay trên địa bàn huyện Mai Châu

Homestay là cơ sở lưu trú mang tính đặc thù của Hòa Bình Trừ một số bản làng du lịch cộng đồng phát triển và chuyên nghiệp như bản Lác, bản Pom Coọng,… sự phát triển của homestay, bên cạnh những mặt được như giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, quảng bá các giá trị văn hóa,… thì cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như tính đơn điệu, đơn lẻ, chưa có sự liên kết để tạo ra sản phẩm, dịch vụ văn hóa phục vụ khách mang tính cộng đồng, tình trạng cạnh tranh về giá diễn ra âm ỉ,… Đặc biệt, hoạt động của một số homestay thời gian qua đã đi chệch hướng những quy định, tiêu chí về loại hình du lịch này Sở VH,TT&DL tỉnh cần tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý homestay trên địa bàn tỉnh để phân rõ trách nhiệm của các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong quản lý hoạt động xây dựng và kinh doanh homestay Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh lưu trú tuân thủ các quy định của pháp luật Trong quy chế, cần cụ thể hóa các yêu cầu về thiết kế, kiến trúc mang tính đặc trưng văn hóa của từng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh (kiến trúc, vật liệu xây dựng,…); quy định rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn phục vụ trong các homestay như có yêu cầu mặc trang phục dân tộc trong thời gian phục vụ khách hay không (hay sử dụng vào thời gian cụ thể nào?), các yêu cầu về món ăn và cách thức phục vụ, các tiêu chuẩn vệ sinh trong hoạt động phục vụ của homestay,…; các quy định liên quan khác như: quản lý khai báo khách lưu trú, mức giá cho thuê homestay,…

Hai là, ban hành quy chế quản lý và khai thác hang, động trong kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu Quy chế cần quy định các hoạt động khảo sát, điều tra, thăm dò, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, khai thác hang, động của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh du lịch đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật; các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký; đảm bảo yêu cầu sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đảm bảo giữ được các yếu tố gốc cấu thành hang, động Cần chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng, khai thác hang động, cũng như quy định các hình thức xử phạm một cách rõ ràng, chi tiết Sở VH,TT&DL tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp các cơ quan có liên quan khác như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND cấp huyện tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản trên

Ba là, ban hành quy định về ứng xử trong HĐDL trên địa bàn huyện Mai

Châu Trên cơ sở Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch (Ban hành theo Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL),

UBND huyện Mai Châu cần xây dựng và ban hành quy định về ứng xử trong HĐDL nhằm cụ thể hóa các nội dung của Bộ quy tắc trên để áp dụng cho HĐDL trên địa bàn huyện Mai Châu

Bốn là, để đảm bảo PTDL có hiệu quả, UBND huyện cũng cần xem xét để bổ sung thêm Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong hỗ trợ khách du lịch Việc ban hành quy chế này nhằm quy định các nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng trong hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn huyện Đối tượng áp dụng là các sở, ban, ngành, UBND huyện, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho khách du lịch một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Nội dung hỗ trợ khách du lịch bao gồm: Cung cấp thông tin về chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương đối với khách du lịch trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin về nội quy, quy chế của khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; cung cấp thông tin giới thiệu cho khách du lịch về các điểm đến du lịch; các hoạt động văn hóa, thể thao nổi bật của địa phương; về cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, các cơ sở lưu trú, sản phẩm, dịch vụ du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan; cung cấp thông tin về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu trú; thông tin về những điểm đến, được phép đi lại, tham quan du lịch trên địa bàn huyện; hỗ trợ các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên địa bàn huyện

3.2.2 Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Một là, xây dựng ban hành chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân; ưu tiên ngân sách nhà nước hỗ trợ cho tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ người dân tham gia PTDL cộng đồng,…

Hai là, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận đến các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh để thuận lợi cho du khách đến Hòa Bình Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các bến tàu, thuyền để kết nối tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà từ Quảng Ninh lên thành phố Hòa Bình và đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

Ba là, tiếp tục ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối với khu du lịch hồ Hòa Bình theo Quy hoạch tổng thể PTDL của tỉnh Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Bốn là, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ PTDL hướng tới trình độ của khu vực Đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống viễn thông, mạng wifi miễn phí tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm có lượng khách đông; phủ sóng điện thoại tại các điểm du lịch cộng đồng vùng sâu, vùng cao để thuận lợi cho việc thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu của du khách

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDL của huyện là việc gia tăng về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách du lịch, bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, làm đẹp,… Để hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTDL của huyện, thì cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cao cấp, có chất lượng vào các khu vực trọng điểm PTDL của huyện; thu hút các doanh nghiệp lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành hoạt động trên địa bàn huyện

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và người dân tiếp cận vay vốn khởi nghiệp; hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

Ngày đăng: 14/07/2024, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch                                                  từ năm 2018 đến năm 2023 tại huyện Mai Châu - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình
Bảng 2.1 Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch từ năm 2018 đến năm 2023 tại huyện Mai Châu (Trang 40)
Bảng 2.2: Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Mai Châu thời kỳ 2020 - 2023  STT  Một số chỉ tiêu  ĐVT  2020  2021  2022  2023 - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình
Bảng 2.2 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Mai Châu thời kỳ 2020 - 2023 STT Một số chỉ tiêu ĐVT 2020 2021 2022 2023 (Trang 43)
Hình 2.2: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch huyện Mai Châu                 giai đoạn 2021 - 2023 - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình
Hình 2.2 Lao động trực tiếp trong ngành du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 45)
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch địa phương - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch địa phương (Trang 48)
Bảng 2.3: Một số khó khăn của cơ sở kinh doanh du lịch huyện Mai Châu - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình
Bảng 2.3 Một số khó khăn của cơ sở kinh doanh du lịch huyện Mai Châu (Trang 53)
Bảng 2.4: Chính quyền địa phương hỗ trợ doanh nghiệp du lịch   trong kinh doanh - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện mai châu tỉnh hòa bình
Bảng 2.4 Chính quyền địa phương hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong kinh doanh (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w