Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

Mục tiêu của đề án là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Đối tượng và phạm vi của đề án

Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trên địa bàn địa phương cấp huyện. Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

Bên cạnh đó, với mục đích có thêm thông tin phối hợp cùng các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được để đưa ra các nhận định về PTDL và QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, học viên đã tham khảo một số báo cáo về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Mai Châu về một số tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của huyện; quan điểm, đánh giá của cư dân địa phương và khách du lịch về PTDL và thực trạng chất lượng du lịch của huyện Mai Châu. Sử dụng các kỹ thuật phù hợp để thu thập dữ liệu từ mỗi nguồn là bước có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo không mắc lỗi đối với dữ liệu từ trang web có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm, trình thu thập dữ liệu web hoặc sao chép thủ công dữ liệu,với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu có thể tải xuống dữ liệu trực tiếp từ trang web của tổ chức cung cấp dữ liệu hoặc sử dụng các công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu, Thu thập dữ liệu từ sách hoặc bài báo cũng là một cách hiệu quả để lấy thông tin cho nghiên cứu, bài tập hoặc dự án.

Kết cấu đề án

- Giải pháp tăng cường công tác thực hiê ̣n kế hoa ̣ch, chiến lược, chính quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;. - Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch 1. Tổng quan về du lịch

Trong giáo trình Kinh tế du lịch của tác giả Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2006) cũng đã đưa ra nhận xét: “Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động bằng quyền lực của Nhà nước đối với ngành du lịch nói chung và các hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch, góp phần đẩy mạnh kinh tế mà vẫn bảo tồn được tài nguyên, duy trì và phát triển văn hóa, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch/ QLNN về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước.”. Dựa trên việc nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm phù hợp của QLNN về du lịch, có thể đưa ra những kết luận: "QLNN về du lịch là phương thức mà thông qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho các hoạt động du lịch vận động, phát triển đến mục tiêu đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế".

Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện

Để thu hút du khách, UBND huyện Mộc Châu, trực tiếp là Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Mộc Châu đã hướng dẫn bà con tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt từ những cảnh quan, phong tục, đặc sản địa phương như xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng, rượu ngô men lá; nghề dệt truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: khăn piêu, áo thổ cẩm, túi xách, rèm cửa, khăn tay. Để cư dân địa phương có thể đảm nhiệm tốt vai trò này, cơ quan QLNN đối với PTDL của tỉnh cần triển khai thực hiện việc đào tạo, định hướng và hỗ trợ người dân làm du lịch (với các chính sách như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại, thuận tiện, hỗ trợ các hộ dân làm nhà vệ sinh đạt chuẩn và xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, duy trì công tác vệ sinh đảm bảo phục vụ du khách,…).

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HềA BèNH

Khái quát thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Làng Bích Họa Hải Sơn (xã Mai Hịch, Mai Châu): Ngôi làng nổi bật với con đường bích họa có chiều dài 800m, được Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) và Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội kết hợp để vẽ nên nhiều bức bích họa đẹp, tô điểm cho ngôi làng vùng Tây Bắc. Để thúc đẩy phát triển HĐDL, chính quyền huyện Mai Châu đã triển khai thực hiện các văn bản QLNN cấp trên và xây dựng các chính sách đặc thù về HĐDL của huyện, bao gồm các chính sách liên quan đến hoạt động lưu trú, hoạt động lữ hành, hoạt động mua sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, chính sách đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.

Bảng 2.1: Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch                                                  từ năm 2018 đến năm 2023 tại huyện Mai Châu
Bảng 2.1: Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch từ năm 2018 đến năm 2023 tại huyện Mai Châu

Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố sản xuất đầu vào và các hỗ trợ khác Ngoài những ưu đãi về đất đai cho các doanh nghiệp du lịch theo quy định, các doanh nghiệp du lịch còn được hỗ trợ về mặt thông tin của các dự án cần kêu gọi đầu tư; hỗ trợ trong việc tìm hiểu, khảo sát hiện trường, xác định địa điểm dự án, hỗ trợ về mặt bằng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng các dự án trên địa bàn của địa phương; hỗ trợ về giải tỏa đền bù, xác định địa điểm và chuẩn bị mặt bằng trong thời gian nhanh nhất. - UBND huyện Mai Châu phối hợp với Công an huyện triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực du lịch; tăng cường triển khai các phương án, kế hoạch, huy động lực lượng đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; nâng cao hiệu quả công tác QLNN về an ninh trật tự trên lĩnh vực du lịch; phối hợp kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trường thuận lợi để PTDL địa phương.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch địa phương
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch địa phương

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH

Định hướng mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Trong quy chế, cần cụ thể hóa các yêu cầu về thiết kế, kiến trúc mang tính đặc trưng văn hóa của từng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh (kiến trúc, vật liệu xây dựng,…); quy định rừ cỏc yờu cầu về tiờu chuẩn phục vụ trong cỏc homestay như cú yêu cầu mặc trang phục dân tộc trong thời gian phục vụ khách hay không (hay sử dụng vào thời gian cụ thể nào?), các yêu cầu về món ăn và cách thức phục vụ, các tiêu chuẩn vệ sinh trong hoạt động phục vụ của homestay,…; các quy định liên quan khác như: quản lý khai báo khách lưu trú, mức giá cho thuê homestay,…. Năm là, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch; phát triển các chi hội, câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch thu hút các đối tượng kinh doanh du lịch hoạt động theo nhóm ngành dịch vụ, theo thị trường, theo quy mô để tăng cường liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn để hỗ trợ thúc đẩy PTDL.

Một số kiến nghị

Đề nghị Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Hòa Bình quan tâm hỗ trợ huyện xây dựng ấn phẩm, quảng bá du lịch, liên kết các doanh nghiệp du lịch xây dựng tour, tuyến đến Mai Châu; hỗ trợ huyện trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng các điểm du lịch sinh thái ở huyện. Cụ thể: Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, chủ trương phát triển du lịch cần được chú trọng thực hiện thường xuyên, liên tục, quan tâm các giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển du lịch, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; chú trọng việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, coi trọng nhân tố con người trong định hướng chiến lược nguồn nhân lực, cũng như định hướng chung về phát triển du lịch; tăng cường thực hiện các giải pháp, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư; nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện.